1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về trang phục cổ truyền Việt nam (sưu tầm)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi falling-rain, 18/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Johnny_Walker

    Johnny_Walker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa đọc cuốn sách gì gì của nhà xuất bản Thuận Hoá, quên mất rôi chỉ nhớ lõm bõm, sách cũng mất tiêu đâu rồi ý,
    Đại khái la từ thời chúa Nguyễn Phúc gì gì ấy, để phân biệt phong tục Nam Bắc, nhằm đề cao vương quốc của mình, Chúa đã ra lệnh cho mấy ông quan sáng tác ra áo dài (hình như cũng dựa trên cơ sở của bộ xường xám ) và nón Huế, để phân biệt với miền Bắc là phụ nữ mặc váy và đội nón quai thao
    Nhớ mỗi câu ca dao :
    Tháng 8 có chiếu vua ra
    Cấm quần không đáy người tâ hãi hùng
    Còn 2 người có ảnh hưởng lớn tới áo dài hiện đại thì hình như là Lamuya Cát Tường từ thập niên 30 ở miền bắc của thế kỷ trước và Trần Lệ Xuân vào thập niên 50 ở miền nam
    Bác nào có điều kiện thì tra cứu lại hộ tôi với
    w
  2. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Năm 1936, áo dài Le Mur (do nhóm hoạ sĩ Cát Tường-Lê Phổ khởi xướng ở Hà Nội năm 1935), ra đời với nhiều kiểu vai phồng, tay măng-sét, tay thun, áo cổ tròn khoét sâu xuống ngực...Sau đó thời Pháp thuộc, chiếc áo dài được may ôm sát thân hình, tà ngắn hơn. Cuối thập niên 50 đầu 60, miền Nam rộ lên chiếc áo dài cổ tuyền khoét sâu, mà dân chúng vẫn gọi nôm na là áo dài Trần Lệ Xuân, vì Trần Lệ Xuân là người khởi xướng mặc kiểu áo dài này. Thực ra chiếc áo dài kiểu "Trần Lệ Xuân" đã có từ thời áo dài Le Mur. Thập kỷ 70, áo dài lặp lại các kiểu Châu Âu mạnh mẽ. Thân áo xẻ giữa, thân ngắn, hay còn gọi là áo dài hippy. Rồi sau đó áo dài không có gì thêm mà chỉ lặp lại theo tính chu kỳ thời gian
    FR
  3. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Năm 1936, áo dài Le Mur (do nhóm hoạ sĩ Cát Tường-Lê Phổ khởi xướng ở Hà Nội năm 1935), ra đời với nhiều kiểu vai phồng, tay măng-sét, tay thun, áo cổ tròn khoét sâu xuống ngực...Sau đó thời Pháp thuộc, chiếc áo dài được may ôm sát thân hình, tà ngắn hơn. Cuối thập niên 50 đầu 60, miền Nam rộ lên chiếc áo dài cổ tuyền khoét sâu, mà dân chúng vẫn gọi nôm na là áo dài Trần Lệ Xuân, vì Trần Lệ Xuân là người khởi xướng mặc kiểu áo dài này. Thực ra chiếc áo dài kiểu "Trần Lệ Xuân" đã có từ thời áo dài Le Mur. Thập kỷ 70, áo dài lặp lại các kiểu Châu Âu mạnh mẽ. Thân áo xẻ giữa, thân ngắn, hay còn gọi là áo dài hippy. Rồi sau đó áo dài không có gì thêm mà chỉ lặp lại theo tính chu kỳ thời gian
    FR
  4. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Diễu lệnh cấm quần không đáy
    Phan VZn ái quê ở làng Đồng Tỉnh, huyện VZn Giang, tỉnh Bắc Ninh, sinh nZm 1850, mất nZm 1898. ông đỗ phó bảng khoa Canh Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 33 (1880), tính tình phóng khoáng, hay thơ làm biên tập trong tờ Đồng vZn nhật báo.
    Lúc Phan VZn ái còn đi học, một hôm đang ngồi đàm luận thơ phú với các bạn, thì người ta cho biết mới có lệnh nhắc lại dụ cấm "quần không đáy" của Minh Mệnh.
    Số là thời Minh Mệnh, đã có lệnh bắt phụ nữ miền Bắc đang quen mặc váy phải mặc quần. Nhiều buổi chợ thường có quan quân canh gác, ai mặc quần thì được cho vào chợ, ai mặc váy thì phải đuổi về. Vì thế nhân dân phản ứng, mới có câu ca dao:
    Tháng tám có chiếu vua ra,
    Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
    Không đi thì chợ không đông,
    Đi thì phải mượn quần chồng sao đang.
    Bữa ấy các bạn học được tin lại cấm mặc váy thì đều cười, bảo Phan VZn ái thử "phú đắc" câu ca dao trên xem sao.
    ái vui miệng đọc ngay hai câu thơ rằng:
    Vắng thiếp bõ phen cho cháo ế
    Thương chàng chịu tiếng nấu canh suông.
    Nhà thơ dùng toàn chữ và điển trong ca dao, tục ngữ. Câu thơ thứ nhất là lấy ở câu ca dao nói về việc bán hàng ngày mưa:
    Ngán thay buổi chợ ngày mưa,
    Cho cháo tôi ế, cho dưa tôi nồng,
    Câu thơ thứ 2 lấy ở câu tục ngữ:
    Nấu canh suông, ở truồng mà nấu.
    Cả hai câu có nghĩa là: Nếu buổi chợ vắng thiếp (vì mặc váy nên không được vào) thì hàng ở chợ sẽ bị ế. Nhưng nếu mượn quần của chàng để đi chợ, thì chàng lạ phải ở truồng (hai vợ chồng nghèo)
    Thật là mỉa mai sâu sắc. Các bạn học vốn đã phục tài "phú đắc" của ái, nghe hai câu thơ lại càng thêm phần kính nể.
    FR
  5. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0
    Diễu lệnh cấm quần không đáy
    Phan V?Zn ái quê ở làng Đồng Tỉnh, huyện V?Zn Giang, tỉnh Bắc Ninh, sinh n?Zm 1850, mất n?Zm 1898. ông đỗ phó bảng khoa Canh Thìn, niên hiệu Tự Đức thứ 33 (1880), tính tình phóng khoáng, hay thơ làm biên tập trong tờ Đồng v?Zn nhật báo.
    Lúc Phan V?Zn ái còn đi học, một hôm đang ngồi đàm luận thơ phú với các bạn, thì người ta cho biết mới có lệnh nhắc lại dụ cấm "quần không đáy" của Minh Mệnh.
    Số là thời Minh Mệnh, đã có lệnh bắt phụ nữ miền Bắc đang quen mặc váy phải mặc quần. Nhiều buổi chợ thường có quan quân canh gác, ai mặc quần thì được cho vào chợ, ai mặc váy thì phải đuổi về. Vì thế nhân dân phản ứng, mới có câu ca dao:
    Tháng tám có chiếu vua ra,
    Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
    Không đi thì chợ không đông,
    Đi thì phải mượn quần chồng sao đang.
    Bữa ấy các bạn học được tin lại cấm mặc váy thì đều cười, bảo Phan V?Zn ái thử "phú đắc" câu ca dao trên xem sao.
    ái vui miệng đọc ngay hai câu thơ rằng:
    Vắng thiếp bõ phen cho cháo ế
    Thương chàng chịu tiếng nấu canh suông.
    Nhà thơ dùng toàn chữ và điển trong ca dao, tục ngữ. Câu thơ thứ nhất là lấy ở câu ca dao nói về việc bán hàng ngày mưa:
    Ngán thay buổi chợ ngày mưa,
    Cho cháo tôi ế, cho dưa tôi nồng,
    Câu thơ thứ 2 lấy ở câu tục ngữ:
    Nấu canh suông, ở truồng mà nấu.
    Cả hai câu có nghĩa là: Nếu buổi chợ vắng thiếp (vì mặc váy nên không được vào) thì hàng ở chợ sẽ bị ế. Nhưng nếu mượn quần của chàng để đi chợ, thì chàng lạ phải ở truồng (hai vợ chồng nghèo)
    Thật là mỉa mai sâu sắc. Các bạn học vốn đã phục tài "phú đắc" của ái, nghe hai câu thơ lại càng thêm phần kính nể.
    FR
  6. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0

    Thổ cẩm người H'mông
    Người H'mông có nhiều chi: H'mông Đơ (trắng) H'mông Lềnh (vàng) H'mông Sy (Đỏ) H'mông Súa (Hoa) H'mông Đu (Đen).
    Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Aỏo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp, và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Tất cả các chi trong dân tộc H'mông đều có kỹ thuật thêu khá tinh vi và có truyền thống giỏi trong trang trí bằng hình chắp vải mầu, vẽ sáp ong trên vải để lấy họa tiết mầu trắng trên nền mầu chàm. Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh trắng, hoặc vải đỏ, có định hình sẵn là các bộ phận của áo, váy. Sau khi hoàn thiện đồ án trang trí từng bộ phận riêng lẻ, người ta mới may ráp, hoàn chỉnh váy, áo... Đó là cách làm riêng của người H'mông, khác các dân tộc anh em đã thể hiện trang trí ngay trên thành phẩm của mình. Trong sưu tập này giới thiệu các đồ án trang trí trên các bộ phận hợp thành của y phục H'mông các chi.
    Những ô trang trí những đường diềm hình chữ thập, chữ đinh, chữ công được chuyển biến một cách hết sức phong phú, đa dạng, tài tình, kết hợp với các ô hình quả trám, hoặc tam giác có các đường viền hình gẫy khúc trong các thể bố cục khác nhau lúc thẳng đứng, lúc nằm ngang tạo cho đồ án trang trí hoa văn của người H'mông có vẻ linh hoạt, không những thể hiện trên thân váy vẽ bằng sáp ong, mà cả trên thể loại khác, cho thấy trang trí hoa văn H'mông có một phong cách riêng biệt đặc sắc, không hề lẫn lộn với các trang trí của dân tộc khác.
    Ngoại các họa tiết có cấu tạo bằng đường thẳng, đoạn thẳng. Người H'mông còn thành thục trong việc bố cục đồ án văn hình tròn, đường cong, hình xoáy trôn ốc, hay các biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc được bố trí đối xứng qua gương tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S là những loại họa tiết có đường cong, đường xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp nhàng, uyển chuyển tạo cho bố cục hài hòa, không đơn điệu - chỉ thấy xuất hiện trong trang trí y phục của người H'mông. Những họa tiết này biểu hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian, trong vũ trụ quan cổ đại của nhiều cư dân, là vốn văn hóa chung của nhiều dân tộc, nhưng được thể hiện đậm đà trong trang trí H'mông.
    Chắp vải mầu của người H'mông rất dầy, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thành các đường viền lé mầu bao quanh các hình, các đường nét, chứng tỏ một kỹ thuật thành thạo, có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc anh em.
    Mầu sắc ưa dùng trong thêu và chắp vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh lá cây, lam. Ngay trên các đồ án hoa văn vẻ sáp ong nhuộm mầu chàm người ta cũng ưa ghép thêm hình vải mầu đỏ-trắng, xanh-trắng, rực sáng tươi vui. Đó cũng là điều khác biệt.
    Kỹ thuật thêu của người H'mông có hai cách thêu lát và thêu chéo mũi. Hai cách thêu này làm cho việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khoáng, không bị gò bó trong kỹ thuật thêu luồn sợi, mầu, dựa theo thớ vải ngang, dọc mà các dân tộc khác thường làm.
    Ngoài họa tiết hình hoa tám cạnh, biểu thị sự chuyển động của mặt trời, trang trí H'mông không nhằm diễn đạt một nội dung nào, nhưng mang được sắc thái rất riêng biệt có bản sắc thẩm mỹ của dân tộc rất rõ nét.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    FR
  7. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0

    Thổ cẩm người H'mông
    Người H'mông có nhiều chi: H'mông Đơ (trắng) H'mông Lềnh (vàng) H'mông Sy (Đỏ) H'mông Súa (Hoa) H'mông Đu (Đen).
    Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần mông bó chặt, phần thân váy xòe rộng. Aỏo có cổ lật ra phía sau gáy. Thắt lưng buông hai dải dài phía sau. Tấm vải che đằng trước váy. Vuông vải che ở phía mông. Khăn quấn đầu. Xà cạp, và tấm áo khoác ngoài không có tay, có cổ lật ra phía sau gáy. Tất cả các chi trong dân tộc H'mông đều có kỹ thuật thêu khá tinh vi và có truyền thống giỏi trong trang trí bằng hình chắp vải mầu, vẽ sáp ong trên vải để lấy họa tiết mầu trắng trên nền mầu chàm. Hầu hết các họa tiết được thêu, vẽ, chắp vải trên nền vải lanh trắng, hoặc vải đỏ, có định hình sẵn là các bộ phận của áo, váy. Sau khi hoàn thiện đồ án trang trí từng bộ phận riêng lẻ, người ta mới may ráp, hoàn chỉnh váy, áo... Đó là cách làm riêng của người H'mông, khác các dân tộc anh em đã thể hiện trang trí ngay trên thành phẩm của mình. Trong sưu tập này giới thiệu các đồ án trang trí trên các bộ phận hợp thành của y phục H'mông các chi.
    Những ô trang trí những đường diềm hình chữ thập, chữ đinh, chữ công được chuyển biến một cách hết sức phong phú, đa dạng, tài tình, kết hợp với các ô hình quả trám, hoặc tam giác có các đường viền hình gẫy khúc trong các thể bố cục khác nhau lúc thẳng đứng, lúc nằm ngang tạo cho đồ án trang trí hoa văn của người H'mông có vẻ linh hoạt, không những thể hiện trên thân váy vẽ bằng sáp ong, mà cả trên thể loại khác, cho thấy trang trí hoa văn H'mông có một phong cách riêng biệt đặc sắc, không hề lẫn lộn với các trang trí của dân tộc khác.
    Ngoại các họa tiết có cấu tạo bằng đường thẳng, đoạn thẳng. Người H'mông còn thành thục trong việc bố cục đồ án văn hình tròn, đường cong, hình xoáy trôn ốc, hay các biến thể của nó là hai hình xoáy trôn ốc được bố trí đối xứng qua gương tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ S là những loại họa tiết có đường cong, đường xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp nhàng, uyển chuyển tạo cho bố cục hài hòa, không đơn điệu - chỉ thấy xuất hiện trong trang trí y phục của người H'mông. Những họa tiết này biểu hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian, trong vũ trụ quan cổ đại của nhiều cư dân, là vốn văn hóa chung của nhiều dân tộc, nhưng được thể hiện đậm đà trong trang trí H'mông.
    Chắp vải mầu của người H'mông rất dầy, nhiều lớp đè lên nhau, tạo thành các đường viền lé mầu bao quanh các hình, các đường nét, chứng tỏ một kỹ thuật thành thạo, có truyền thống riêng khác hẳn các dân tộc anh em.
    Mầu sắc ưa dùng trong thêu và chắp vải là đỏ tươi, đỏ thắm, nâu, vàng, trắng, xanh lá cây, lam. Ngay trên các đồ án hoa văn vẻ sáp ong nhuộm mầu chàm người ta cũng ưa ghép thêm hình vải mầu đỏ-trắng, xanh-trắng, rực sáng tươi vui. Đó cũng là điều khác biệt.
    Kỹ thuật thêu của người H'mông có hai cách thêu lát và thêu chéo mũi. Hai cách thêu này làm cho việc tạo nét mềm mại chủ động, phóng khoáng, không bị gò bó trong kỹ thuật thêu luồn sợi, mầu, dựa theo thớ vải ngang, dọc mà các dân tộc khác thường làm.
    Ngoài họa tiết hình hoa tám cạnh, biểu thị sự chuyển động của mặt trời, trang trí H'mông không nhằm diễn đạt một nội dung nào, nhưng mang được sắc thái rất riêng biệt có bản sắc thẩm mỹ của dân tộc rất rõ nét.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    FR
  8. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0

    TRANG PHỤC CƯỚI
    Nhân dân ta mỗi khi nói tới ngày cưới vẫn thường cho rằng "Trăm năm mới có một lần" có lẽ do đó mà từ trước đến ngày nay, những bộ trang phục trong ngày cưới bao giờ cũng mới, đẹp hơn trang phục ngày thường. Thời xưa, bộ trang phục mà các cô dâu mặc trong ngày cưới cũng chính là trang phục của các cô mặc trong những ngày hội cổ truyền của dân tộc.
    Thời xa xưa, trong ngày cưới của dân tộc Việt, các cô dâu miền Bắc thường mặc bộ áo mớ ba, ngoài cùng là chiếc áo the thâm, bên trong ẩn hiện hai chiếc áo màu hồng và màu xanh hoặc màu vàng với màu hồ thủy. Rồi đến áo cánh trắng, cuối cùng là chiếc yếm hoa đào có dải bằng lụa bạch. Thắt lưng gồm hai chiếc bằng lụa màu hoa đào, hoa lý, ngoài cùng là thắt lưng sồi xe hay vải sa màu đen, cả ba thắt lưng đều có tua ở hai đầu.
    Vấn khăn, đầu khăn gài chiếc đanh ghim, có đính con **** vàng chạm bạc, để tóc đuôi gà. Lúc đưa dâu, đi đường đội nón thúng quai thao (chủ yếu là để che mặt cho đỡ thẹn với mọi người). Chân đi dép cong.
    Đồ trang sức có khuyên đeo tai bằng vàng hoặc bằng bạc, cạnh sườn đeo bộ xà tích, con dao, ống vôi... bằng bạc chạm trổ tinh vi.
    Cô dâu miền Trung cũng mặc áo mớ ba, trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng điều, áo giữa bằng the hay vân thưa màu xanh chàm, áo ngoài cùng bằng the hay vân thưa màu đen. Có người chỉ mặc ***g hai áo, trong cũng là màu đỏ hoặc hồng điều, ngoài là vân thưa màu xanh chàm để tạo nên hiệu quả một màu tím đặc biệt nền nã. Mặc quần trắng, đi hài thêu. Tóc chải lật, búi sau gáy. Cổ đeo kiềng hoặc quấn chuỗi hột vàng cao lên quanh cổ. Cổ tay đeo vòng vàng, xuyến vàng...
    Cô dâu miền Nam mặc áo dài gấm, quần lĩnh đen, đi hài thêu. Tóc chải lật, búi lại và cuốn ba vòng phía sau đầu, gài lược "bánh lái" bằng đồi mồi hoặc bằng vàng, bạc. Có người cài trâm vàng, đầu trâm có đính lò xo nhỏ nối tiếp với một con **** bằng vàng hay bạc tạo nên một độ rung, tăng thêm nhiều phần sinh động và thẩm mỹ. Đeo dây chuyền nách (xà nách) bằng vàng, đeo nhiều chuỗi hột vàng ở cổ...
    Chú rể ba miền đều thường mặc áo thụng bằng gấm hay the màu lam, quần trắng ống sớ, búi tóc, chít khăn nhiễu màu lam. Chân đi văn hài thêu đẹp.
    Những năm 1920 - 1930, ở thành thị miền Bắc, cô dâu mặc áo dài cài vạt. Ngoài là chiếc áo the thâm, bên trong, áo màu hồng hay xanh... hoặc ngoài là chiếc áo dài sa tanh đen, bên trong, áo dài lụa trắng Cổ Đô. Mặc quần lĩnh hay sa tanh đen. Chân đi văn hài thêu hạt cườm hay đôi guốc cong. Vấn khăn nhung đen, đeo hoa tai bèo, cổ đeo nhiều vòng chuỗi hột bằng vàng.
    Chú rể mặc áo dài the thâm, trên nền áo dài trắng bên trong. Quần trắng ống sớ, đi giày Gia Định. Đội khăn xếp. Khi lễ tơ hồng, lễ nhà thờ thì khoác áo thụng lam.
    Đến giai đoạn sau, các cô dâu con nhà giàu mặc áo thụng bằng gấm màu đỏ hoặc màu vàng... có họa tiết rồng phượng, cánh tay áo dài và rộng. Mặc quần trắng, đi giày vân hài bằng nhung màu đỏ hoặc màu vàng hay lam có thêu rồng, phượng bằng hạt cườm hay chỉ kim tuyến lóng lánh. Đầu đội khăn vành dây bằng nhiễu, màu lam hay vàng quấn nhiều vòng quanh đầu. Trang phục như trên thường được gọi là kiểu hoàng hậu, từ miền Trung phổ biến ra miền Bắc.
    Có cô dâu mặc áo dài bằng dải mình khô hoa ướt hoặc gấm hoa, sa tanh, hay nhung đỏ... mặc quần lụa trắng. Vấn khăn vành dây, cổ đeo kiềng hay dây chuyền. Tay đeo xuyến, vòng.
    Ơở thành thị về sau này còn tiếp thu một số hình thức trang điểm của châu Âu: Cô dâu trang điểm son phấn, cài thêm bông hoa hồng trắng bằng voan ở ngực trái, tay ôm bó hoa lay ơn trắng, tượng trưng cho sự trong trắng, đồng thời làm đẹp cho bộ trang phục ngày cưới. Mặt khác cũng để đôi tay đỡ ngượng nghịu.
    Chú rể mặc com-lê, thắt cra-vát hay cài nơ ở cổ đi giày da.
    Ơở ngoại thành, cô dâu mặc theo lối cổ truyền áo dài cài cúc, quần lĩnh đen. Chú rể: áo the, quần trắng, đội khăn xếp.
    Trong kháng chiến chống Pháp, ở vùng tự do, đám cưới được tổ chức giản dị theo đời sống mới, phù hợp với hoàn cảnh từng nơi. Trang phục lễ cưới cũng vì vậy mà không có gì khác biệt với trang phục ngày thường, mà chỉ là quần áo mới may.
    Từ năm 1954, nhiều nghi thức, trang phục lễ cưới được lược bỏ, xuất phát từ trình độ giác ngộ của miền Bắc mới được giải phóng, và vì cuộc chiến đấu gian khổ chống đế quốc Mỹ cũng không cho phép bày biện nhiều. Với tinh thần vừa chiến đấu vừa xây dựng, với ý thức của những con người tràn đầy niềm lạc quan, dù trong bom đạn, lễ cưới vẫn được quan tâm tổ chức đàng hoàng.
    Ơở thành thị, cô dâu mặc áo dài màu trắng hoặc các màu sáng, nhạt, mặc quần trắng, đi giày cao gót, tay ôm hoa lay-ơn. Tóc phi-dê, hoặc chải bồng, cặp tóc. Trang điểm má hồng, môi son. Chú rể mặc com-lê, thắt cra-vát, đi giày.
    Những người là cán bộ, hay ở nông thôn: cô dâu thường mặc áo sơ-mi trắng hoặc áo cánh trắng hay áo bà ba, quần đen, đi dép mới. Chú rể mặc áo sơ-mi mới, quần Âu, đi giày, xăng-đan hoặc dép nhựa. Bộ đội, vẫn có thể mặc bộ quân phục, cán bộ thì mặc quần áo đại cán mới, tóc chải gọn gàng.
    Ơở miền Nam, vùng ta kiểm soát, tình hình diễn ra cũng như ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
    Từ sau năm 1975, đất nước đã thống nhất, mối giao lưu văn hóa mở rộng, và đặc biệt là những năm 1980 - 1981, do ảnh hưởng của các mốt trang phục Âu Mỹ, một số cô dâu ở thành thị miền Nam và miền Bắc mặc áo liền váy màu trắng hoặc màu vàng, màu xanh nhạt, gấp nếp ở tay, ở ngực, váy xòe rộng, dài quá gót chân, có những chiếc váy từ thắt lưng đến gấu chia làm nhiều đoạn với những khoanh đăng ten, gọi là váy ba tầng hay năm tầng, hoặc váy dài, gấp nhiều đường chiết ở ngực, thắt lưng... Đi giày cao gót trắng. Tay đeo găng mỏng. Cổ đeo chuỗi hạt kim cương hoặc giả kim cương hay xa-phia lóng lánh. Tóc phi-dê, người nào tóc dài thì làm phi-dê giả, tóc uốn thành chín búp dài gọi là búp Ăng-lê rủ xuống quanh đầu. Mái tóc phía trước cài vòng hoa trắng bằng vải, hoặc chải tóc bồng cao, cài những vòng hạt có tua rủ xuống hai bên thái dương và ở giữa trán, chùm thêm một khăn voan trắng trên đầu. Lúc đưa dâu, có cô dâu kéo khăn ấy che mặt. Mặt trang điểm phấn son đậm nét. Nhiều người kẻ mắt đậm, mi mắt trên bôi xanh, cặp hàng lông mi giả dài và cong. Tay ôm bó hoa lay-ơn trắng, thêm một dây hoa hồng trắng dài gần đến chân. Tất cả những cái đó làm cho cô dâu khác biệt và nổi bật lên giữa các cô phù dâu. Chú rể mặc com lê, màu be, hay kẻ ca-rô hoặc màu đậm, thắt cra-vát điểm hoa nhiều màu. Đi giày da đen. Đặc biệt là có cài một bông hoa hồng trắng ở túi áo ngực cho khác với những người phù rể.
    Ơở nông thôn, trang phục cô dâu, chú rể chỉ là quần áo mặc ngày thường nhưng mới và đẹp.
    Về trang phục của những người phù rể đều mặc tương tự như quần áo chú rể. Phù dâu thời xưa mặc tương tự như cô dâu, gần đây đám cưới ở thành thị, phù dâu cũng chỉ mặc áo dài các màu, quần trắng, trang điểm đẹp.
    Với quan điểm thẩm mỹ đương thời, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, để thêm phần duyên dáng, tươi đẹp và để có sự khác biệt với các cô phù dâu, cô dâu có thể cài bên mái tóc một dải hoa trắng. Ngoài ra nên đeo những đồ trang sức như: dây chuyền, chuỗi hạt... trang nhã. Chỉ nên trang điểm nhẹ, tránh tình trạng hóa trang biến thành một người khác không ai nhận ra được.
    Chú rể nên mặc com-lê bằng vải trơn màu sáng, đeo cra-vát, cài một bông hoa trắng trên ngực. Hoặc đơn giản hơn, có thể mặc sơ-mi dài tay và thắt cra-vát, nếu trời nóng nực.
    Những người đi dự đám cưới nên ăn mặc đẹp, gọn gàng, sạch sẽ, tránh sự lố lăng, kệch cỡm.
    Trong dân tộc Việt nước ta, trang phục lễ cưới của cô dâu cũng chính là trang phục ngày hội, ngày lễ. Toàn bộ trang phục của cô dâu, chú rể, của những người đi dự lễ cưới... nếu ăn nhập vào thiên nhiên, kiến trúc Việt Nam, thật là đẹp.
    Ngày nay, dù đất nước đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, các nhà máy mọc lên, giao thông mở rộng, thành thị nông thôn giao lưu..., cuộc sống có nhiều thay đổi, tâm hồn con người Việt Nam, tính cách con người Việt Nam thể hiện trên nhiều mặt, trong đó có phần trang phục không thể tách rời môi trường, cảnh trí, thiên nhiên Việt Nam. Trang phục lễ cưới, dù ở nông thôn hay thành thị, dù có sự biến đổi tất yếu, vẫn cần góp phần tạo nên một bức tranh đời sống văn hóa thật độc đáo của con người Việt Nam. Cần nối tiếp và phát huy cái đẹp từ ngàn xưa để lại, mỗi lần trong đời người nhớ tới hình ảnh ấy củng cố thêm cho mình lòng yêu quê hương, đất nước, lòng quyết tâm bảo vệ hạnh phúc gia đình và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
    Đến những năm 1981 - 1982 nhờ có sự hướng dẫn chọn lọc, trang phục cô dâu đã quay về chiếc áo dài cổ truyền dân tộc với mấy kiểu sau đây:
    Kiểu áo dài "hoàng hậu", cổ đứng cao, tay thụng, dài vừa tầm, may sát thân, màu đỏ hay nhiều màu sắc khác. Đội khăn vành dày màu vàng bằng vải kim tuyến. Ngực cài bông hoa hồng trắng. Mặc quần trắng, đi giày cao gót. Tô điểm nhẹ trên khuôn mặt.
    Kiểu áo dài bình thường màu trắng, hoặc các màu sáng, điểm hoa nhẹ, may sát thân, tay hơi loe, vai rác lăng, vạt dài ngay ống chân. Mặc quần trắng, đi giày trắng cao gót. Mái tóc để tự nhiên, cài thêm bông hoa trắng nhỏ, tay ôm hoa lay ơn trắng.
    Những bộ trang phục cưới thanh nhã còn giữ được những nét cổ truyền của dân tộc như trên làm tôn vẻ đẹp cho các cô dâu, đã được nhiều người ưa thích.
    Trang phục lễ cưới ở đồng bào người Việt cho đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn. Những nét tiến bộ trên cơ sở truyền thống dân tộc được nhân dân phát huy làm phong phú thêm cho trang phục ngày cưới. Những mốt "hiện đại" theo sự biến động của trào lưu trang phục nước ngoài xa lạ với thẩm mỹ của nhân dân, không phù hợp với tầm vóc cơ thể của con người phụ nữ Việt Nam đã dần bị loại trừ: như thứ váy năm, bảy tầng, kiểu tóc và những hình thức "trang điểm" diêm dúa, lạc lõng, lai căng, đua đòi, thiếu sự hài hòa thẩm mỹ, nó không làm đẹp mà đi ngược lại điều mong muốn của các cô dâu và mọi người.
    Chúng ta đều biết, có những tộc người ở nước ta hay ở một số nước trên thế giới (dù đã có nền công nghiệp hiện đại) ngày nay vẫn duy trì một phong tục tốt: Cô dâu trong ngày cưới mặc bộ trang phục cổ truyền đẹp nhất của dân tộc mình.
    (sưu tầm)
    FR
  9. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0

    TRANG PHỤC CƯỚI
    Nhân dân ta mỗi khi nói tới ngày cưới vẫn thường cho rằng "Trăm năm mới có một lần" có lẽ do đó mà từ trước đến ngày nay, những bộ trang phục trong ngày cưới bao giờ cũng mới, đẹp hơn trang phục ngày thường. Thời xưa, bộ trang phục mà các cô dâu mặc trong ngày cưới cũng chính là trang phục của các cô mặc trong những ngày hội cổ truyền của dân tộc.
    Thời xa xưa, trong ngày cưới của dân tộc Việt, các cô dâu miền Bắc thường mặc bộ áo mớ ba, ngoài cùng là chiếc áo the thâm, bên trong ẩn hiện hai chiếc áo màu hồng và màu xanh hoặc màu vàng với màu hồ thủy. Rồi đến áo cánh trắng, cuối cùng là chiếc yếm hoa đào có dải bằng lụa bạch. Thắt lưng gồm hai chiếc bằng lụa màu hoa đào, hoa lý, ngoài cùng là thắt lưng sồi xe hay vải sa màu đen, cả ba thắt lưng đều có tua ở hai đầu.
    Vấn khăn, đầu khăn gài chiếc đanh ghim, có đính con **** vàng chạm bạc, để tóc đuôi gà. Lúc đưa dâu, đi đường đội nón thúng quai thao (chủ yếu là để che mặt cho đỡ thẹn với mọi người). Chân đi dép cong.
    Đồ trang sức có khuyên đeo tai bằng vàng hoặc bằng bạc, cạnh sườn đeo bộ xà tích, con dao, ống vôi... bằng bạc chạm trổ tinh vi.
    Cô dâu miền Trung cũng mặc áo mớ ba, trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng điều, áo giữa bằng the hay vân thưa màu xanh chàm, áo ngoài cùng bằng the hay vân thưa màu đen. Có người chỉ mặc ***g hai áo, trong cũng là màu đỏ hoặc hồng điều, ngoài là vân thưa màu xanh chàm để tạo nên hiệu quả một màu tím đặc biệt nền nã. Mặc quần trắng, đi hài thêu. Tóc chải lật, búi sau gáy. Cổ đeo kiềng hoặc quấn chuỗi hột vàng cao lên quanh cổ. Cổ tay đeo vòng vàng, xuyến vàng...
    Cô dâu miền Nam mặc áo dài gấm, quần lĩnh đen, đi hài thêu. Tóc chải lật, búi lại và cuốn ba vòng phía sau đầu, gài lược "bánh lái" bằng đồi mồi hoặc bằng vàng, bạc. Có người cài trâm vàng, đầu trâm có đính lò xo nhỏ nối tiếp với một con **** bằng vàng hay bạc tạo nên một độ rung, tăng thêm nhiều phần sinh động và thẩm mỹ. Đeo dây chuyền nách (xà nách) bằng vàng, đeo nhiều chuỗi hột vàng ở cổ...
    Chú rể ba miền đều thường mặc áo thụng bằng gấm hay the màu lam, quần trắng ống sớ, búi tóc, chít khăn nhiễu màu lam. Chân đi văn hài thêu đẹp.
    Những năm 1920 - 1930, ở thành thị miền Bắc, cô dâu mặc áo dài cài vạt. Ngoài là chiếc áo the thâm, bên trong, áo màu hồng hay xanh... hoặc ngoài là chiếc áo dài sa tanh đen, bên trong, áo dài lụa trắng Cổ Đô. Mặc quần lĩnh hay sa tanh đen. Chân đi văn hài thêu hạt cườm hay đôi guốc cong. Vấn khăn nhung đen, đeo hoa tai bèo, cổ đeo nhiều vòng chuỗi hột bằng vàng.
    Chú rể mặc áo dài the thâm, trên nền áo dài trắng bên trong. Quần trắng ống sớ, đi giày Gia Định. Đội khăn xếp. Khi lễ tơ hồng, lễ nhà thờ thì khoác áo thụng lam.
    Đến giai đoạn sau, các cô dâu con nhà giàu mặc áo thụng bằng gấm màu đỏ hoặc màu vàng... có họa tiết rồng phượng, cánh tay áo dài và rộng. Mặc quần trắng, đi giày vân hài bằng nhung màu đỏ hoặc màu vàng hay lam có thêu rồng, phượng bằng hạt cườm hay chỉ kim tuyến lóng lánh. Đầu đội khăn vành dây bằng nhiễu, màu lam hay vàng quấn nhiều vòng quanh đầu. Trang phục như trên thường được gọi là kiểu hoàng hậu, từ miền Trung phổ biến ra miền Bắc.
    Có cô dâu mặc áo dài bằng dải mình khô hoa ướt hoặc gấm hoa, sa tanh, hay nhung đỏ... mặc quần lụa trắng. Vấn khăn vành dây, cổ đeo kiềng hay dây chuyền. Tay đeo xuyến, vòng.
    Ơở thành thị về sau này còn tiếp thu một số hình thức trang điểm của châu Âu: Cô dâu trang điểm son phấn, cài thêm bông hoa hồng trắng bằng voan ở ngực trái, tay ôm bó hoa lay ơn trắng, tượng trưng cho sự trong trắng, đồng thời làm đẹp cho bộ trang phục ngày cưới. Mặt khác cũng để đôi tay đỡ ngượng nghịu.
    Chú rể mặc com-lê, thắt cra-vát hay cài nơ ở cổ đi giày da.
    Ơở ngoại thành, cô dâu mặc theo lối cổ truyền áo dài cài cúc, quần lĩnh đen. Chú rể: áo the, quần trắng, đội khăn xếp.
    Trong kháng chiến chống Pháp, ở vùng tự do, đám cưới được tổ chức giản dị theo đời sống mới, phù hợp với hoàn cảnh từng nơi. Trang phục lễ cưới cũng vì vậy mà không có gì khác biệt với trang phục ngày thường, mà chỉ là quần áo mới may.
    Từ năm 1954, nhiều nghi thức, trang phục lễ cưới được lược bỏ, xuất phát từ trình độ giác ngộ của miền Bắc mới được giải phóng, và vì cuộc chiến đấu gian khổ chống đế quốc Mỹ cũng không cho phép bày biện nhiều. Với tinh thần vừa chiến đấu vừa xây dựng, với ý thức của những con người tràn đầy niềm lạc quan, dù trong bom đạn, lễ cưới vẫn được quan tâm tổ chức đàng hoàng.
    Ơở thành thị, cô dâu mặc áo dài màu trắng hoặc các màu sáng, nhạt, mặc quần trắng, đi giày cao gót, tay ôm hoa lay-ơn. Tóc phi-dê, hoặc chải bồng, cặp tóc. Trang điểm má hồng, môi son. Chú rể mặc com-lê, thắt cra-vát, đi giày.
    Những người là cán bộ, hay ở nông thôn: cô dâu thường mặc áo sơ-mi trắng hoặc áo cánh trắng hay áo bà ba, quần đen, đi dép mới. Chú rể mặc áo sơ-mi mới, quần Âu, đi giày, xăng-đan hoặc dép nhựa. Bộ đội, vẫn có thể mặc bộ quân phục, cán bộ thì mặc quần áo đại cán mới, tóc chải gọn gàng.
    Ơở miền Nam, vùng ta kiểm soát, tình hình diễn ra cũng như ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
    Từ sau năm 1975, đất nước đã thống nhất, mối giao lưu văn hóa mở rộng, và đặc biệt là những năm 1980 - 1981, do ảnh hưởng của các mốt trang phục Âu Mỹ, một số cô dâu ở thành thị miền Nam và miền Bắc mặc áo liền váy màu trắng hoặc màu vàng, màu xanh nhạt, gấp nếp ở tay, ở ngực, váy xòe rộng, dài quá gót chân, có những chiếc váy từ thắt lưng đến gấu chia làm nhiều đoạn với những khoanh đăng ten, gọi là váy ba tầng hay năm tầng, hoặc váy dài, gấp nhiều đường chiết ở ngực, thắt lưng... Đi giày cao gót trắng. Tay đeo găng mỏng. Cổ đeo chuỗi hạt kim cương hoặc giả kim cương hay xa-phia lóng lánh. Tóc phi-dê, người nào tóc dài thì làm phi-dê giả, tóc uốn thành chín búp dài gọi là búp Ăng-lê rủ xuống quanh đầu. Mái tóc phía trước cài vòng hoa trắng bằng vải, hoặc chải tóc bồng cao, cài những vòng hạt có tua rủ xuống hai bên thái dương và ở giữa trán, chùm thêm một khăn voan trắng trên đầu. Lúc đưa dâu, có cô dâu kéo khăn ấy che mặt. Mặt trang điểm phấn son đậm nét. Nhiều người kẻ mắt đậm, mi mắt trên bôi xanh, cặp hàng lông mi giả dài và cong. Tay ôm bó hoa lay-ơn trắng, thêm một dây hoa hồng trắng dài gần đến chân. Tất cả những cái đó làm cho cô dâu khác biệt và nổi bật lên giữa các cô phù dâu. Chú rể mặc com lê, màu be, hay kẻ ca-rô hoặc màu đậm, thắt cra-vát điểm hoa nhiều màu. Đi giày da đen. Đặc biệt là có cài một bông hoa hồng trắng ở túi áo ngực cho khác với những người phù rể.
    Ơở nông thôn, trang phục cô dâu, chú rể chỉ là quần áo mặc ngày thường nhưng mới và đẹp.
    Về trang phục của những người phù rể đều mặc tương tự như quần áo chú rể. Phù dâu thời xưa mặc tương tự như cô dâu, gần đây đám cưới ở thành thị, phù dâu cũng chỉ mặc áo dài các màu, quần trắng, trang điểm đẹp.
    Với quan điểm thẩm mỹ đương thời, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, để thêm phần duyên dáng, tươi đẹp và để có sự khác biệt với các cô phù dâu, cô dâu có thể cài bên mái tóc một dải hoa trắng. Ngoài ra nên đeo những đồ trang sức như: dây chuyền, chuỗi hạt... trang nhã. Chỉ nên trang điểm nhẹ, tránh tình trạng hóa trang biến thành một người khác không ai nhận ra được.
    Chú rể nên mặc com-lê bằng vải trơn màu sáng, đeo cra-vát, cài một bông hoa trắng trên ngực. Hoặc đơn giản hơn, có thể mặc sơ-mi dài tay và thắt cra-vát, nếu trời nóng nực.
    Những người đi dự đám cưới nên ăn mặc đẹp, gọn gàng, sạch sẽ, tránh sự lố lăng, kệch cỡm.
    Trong dân tộc Việt nước ta, trang phục lễ cưới của cô dâu cũng chính là trang phục ngày hội, ngày lễ. Toàn bộ trang phục của cô dâu, chú rể, của những người đi dự lễ cưới... nếu ăn nhập vào thiên nhiên, kiến trúc Việt Nam, thật là đẹp.
    Ngày nay, dù đất nước đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, các nhà máy mọc lên, giao thông mở rộng, thành thị nông thôn giao lưu..., cuộc sống có nhiều thay đổi, tâm hồn con người Việt Nam, tính cách con người Việt Nam thể hiện trên nhiều mặt, trong đó có phần trang phục không thể tách rời môi trường, cảnh trí, thiên nhiên Việt Nam. Trang phục lễ cưới, dù ở nông thôn hay thành thị, dù có sự biến đổi tất yếu, vẫn cần góp phần tạo nên một bức tranh đời sống văn hóa thật độc đáo của con người Việt Nam. Cần nối tiếp và phát huy cái đẹp từ ngàn xưa để lại, mỗi lần trong đời người nhớ tới hình ảnh ấy củng cố thêm cho mình lòng yêu quê hương, đất nước, lòng quyết tâm bảo vệ hạnh phúc gia đình và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
    Đến những năm 1981 - 1982 nhờ có sự hướng dẫn chọn lọc, trang phục cô dâu đã quay về chiếc áo dài cổ truyền dân tộc với mấy kiểu sau đây:
    Kiểu áo dài "hoàng hậu", cổ đứng cao, tay thụng, dài vừa tầm, may sát thân, màu đỏ hay nhiều màu sắc khác. Đội khăn vành dày màu vàng bằng vải kim tuyến. Ngực cài bông hoa hồng trắng. Mặc quần trắng, đi giày cao gót. Tô điểm nhẹ trên khuôn mặt.
    Kiểu áo dài bình thường màu trắng, hoặc các màu sáng, điểm hoa nhẹ, may sát thân, tay hơi loe, vai rác lăng, vạt dài ngay ống chân. Mặc quần trắng, đi giày trắng cao gót. Mái tóc để tự nhiên, cài thêm bông hoa trắng nhỏ, tay ôm hoa lay ơn trắng.
    Những bộ trang phục cưới thanh nhã còn giữ được những nét cổ truyền của dân tộc như trên làm tôn vẻ đẹp cho các cô dâu, đã được nhiều người ưa thích.
    Trang phục lễ cưới ở đồng bào người Việt cho đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn. Những nét tiến bộ trên cơ sở truyền thống dân tộc được nhân dân phát huy làm phong phú thêm cho trang phục ngày cưới. Những mốt "hiện đại" theo sự biến động của trào lưu trang phục nước ngoài xa lạ với thẩm mỹ của nhân dân, không phù hợp với tầm vóc cơ thể của con người phụ nữ Việt Nam đã dần bị loại trừ: như thứ váy năm, bảy tầng, kiểu tóc và những hình thức "trang điểm" diêm dúa, lạc lõng, lai căng, đua đòi, thiếu sự hài hòa thẩm mỹ, nó không làm đẹp mà đi ngược lại điều mong muốn của các cô dâu và mọi người.
    Chúng ta đều biết, có những tộc người ở nước ta hay ở một số nước trên thế giới (dù đã có nền công nghiệp hiện đại) ngày nay vẫn duy trì một phong tục tốt: Cô dâu trong ngày cưới mặc bộ trang phục cổ truyền đẹp nhất của dân tộc mình.
    (sưu tầm)
    FR
  10. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    FR chăm chỉ quá nhỉ.
    Tôi chỉ muốn hỏi thêm về các từ bạn dùng (hay là tác giả dùng), rất nhiều từ tôi không hiểu, như mũ chữ đinh, mũ toàn hoa, mũ tam sơnm, bình đính.... thì nó như thế nào?
    Trong đoạn trên bạn viết thời Trần Vương hầu tóc dài đội mũ triều thiên.
    Theo tôi hiểu thì mũ Triều Thiên, Bình Thiên, Xung thiên chỉ dành cho vua mà thôi, vương hầu không biết có được đội không?
    Nếu vào các chùa, đền, có thể thấy các pho tượng Đức ông đội mũ - giống như các diễn viên chèo tuồng, đó là mũ gì? Hình như là Xung thiên??
    Trong chùa thường còn có pho tượng Ngọc Hoàng hoặc thập điện Diêm Vương đội một loại mũ, bên trên là một miếng hình vuông phẳng, theo tôi biết thì đó là mũ Bình thiên.
    Mũ Bình thiên của VN hơi khác Trung Hoa một chút. Tấm "bình thiên bên trên" của TQ hình chữ nhật dài, với 12 dải ngọc đằng trước và đằng sau. Tuy nhiên Bình thiên của VN (theo như các bức tượng) thì lại hình vuông, không có dải hoặc có dải ở bốn góc.
    Bối tử (hay bố tử?) là tấm thêu hình vuông trước ngực các áo của các quan. Hoàng thân thì thêu hình mãng, giao (gần giống rồng), quan văn thì hình chim (phượng, hạc), quan võ hình thú (kỳ lân), quan hoạn thì hình hoa.
    -----------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

Chia sẻ trang này