1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về VSAT

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi remix, 01/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. remix

    remix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về VSAT

    Nghe nói VN đã triển khai dự án về VSAT và tới năm 2005 sẽ thuê phóng vệ tinh.Có ai biết gì về VSAT thì chỉ bảo cho tôi với
  2. remix

    remix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi! Các bác trả lời em đi chứ. Các bác nói gì đi chứ. Các bác cứ im lặng thế này. Em sợ lắm!
    Thôi được, từ ngày mai em sẽ post lên cho các bác một số khái niệm cơ bản về satellite và những gì có liên quan(chẳng hạn như là VSAT).Như thế chúng ta dễ trao đổi với nhau hơn có phải không nhì?
  3. remix

    remix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Tin tức: Một sinh viên Mỹ tiết lộ bí mật về truyền hình vệ tinh
    Igor Serebryany, sống tại thành phố Los Angeles, vừa bị buộc tội là đã đưa lên Internet hàng trăm tài liệu mật của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh DirecTV. Theo đạo luật tình báo kinh tế, sinh viên 19 tuổi này có thể phải nộp phạt 250.000 USD và ngồi tù 10 năm.
    Tài liệu miêu tả chi tiết về Period 4 - loại card chống ăn cắp tín hiệu mới nhất mà hacker chưa thể bẻ khoá được. DirecTV đã bỏ ra hơn 25 triệu USD để phát triển loại card này. Nó trông giống chiếc thẻ tín dụng, được gắn vào hộp thu tín hiệu vệ tinh, kiểm soát các kênh mà 11 triệu khách hàng của công ty được phép xem với phí 2.400 USD/năm. Mỹ hiện có 18 triệu thuê bao truyền hình vệ tinh và gần 69 triệu thuê bao TV cáp.
    Vì thế, thông tin mà Serebryany cung cấp có thể được nhiều người sử dụng để bẻ khoá Period 4, cho phép xem các kênh phim truyện và thể thao mà không phải đóng tiền. Các thẻ cũ hoặc giả hiện được nhiều thuê bao mua đi bán lại một cách bất hợp pháp. DirecTV thỉnh thoảng phải gửi một loại tín hiệu điện tử đặc biệt để phá huỷ chúng.
    Nhân viên của Cục điều tra liên bang cho rằng Serebryany tiết lộ không phải vì tiền mà vì "muốn giúp cộng đồng hacker". Tuy nhiên, DirecTV sẽ kiện bất kỳ ai tiếp tục phân phát tài liệu qua các website. "Chúng tôi hy vọng tin này sẽ khiến những người có tài liệu trong tay xoá chúng ngay lập tức", Marc J. Zwillinger, luật sư của công ty, phát biểu.
    Uỷ viên công tố ở Los Angeles cho biết Serebryany đã sao các file chứa thông tin về Period 4 khi làm việc bán thời gian ở Công ty Uniscribe hồi năm ngoái. Hãng này được giao nhiệm vụ sao hồ sơ phục vụ việc tố tụng liên quan đến DirecTV. Cậu sinh viên trường Đại học Chicago đã gửi hơn 800 MB tài liệu lên ít nhất 3 website kể từ tháng 10/2002
  4. quanghuyhn

    quanghuyhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    cac loai cay cung co nhung cam xuc nhu cac dong vat song .do la ket qua nghien cuu cua cac nha dien tu sinh hoc .ho cho gan cac thiet bi do tan so va buoc song thiet bi do dien tich vao cac la cay ho thay ket qua la khi con nguoi bieu lo cam xuc voi cay thay doi thi dien tich cay cung thay doi theo !
  5. epymol

    epymol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2002
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Nhiều khu công nghệ phần mềm muốn lắp đặt trạm VSAT
    Ý tưởng xin phép được lắp đặt, khai thác trạm vệ tinh cỡ nhỏ (VSAT) kết nối Internet giống như 2 trung tâm công nghệ phần mềm TP HCM và Đà Nẵng đang đến với một số nhà quản lý khu công nghiệp phần mềm trên cả nước. Theo tính toán thì sử dụng trạm VSAT có thể giúp họ tiết kiệm tiền, tránh được tình trạng nghẽn mạch như hiện nay.
    Một trong những người tỏ ra hứng thú với việc lắp ráp VSAT là ông Nguyễn Bảo Lâm, Giám đốc quản trị công nghệ thông tin của khu công nghiệp phần mềm E-Town. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Trung tâm Công nghệ phần mềm TP HCM và Trung tâm công nghệ phần mềm Đà Nẵng được thí điểm, ông Lâm cũng bắt đầu nghĩ đến phương án sử dụng loại trạm này. Ông cho biết, hiện nay, E-Town đang thuê một đường truyền Internet tốc độ 2Mbps của Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Vietel). Nhược điểm cố hữu của đường truyền vật lý này là vào giờ cao điểm tốc độ thường rất chậm. "Mặc dù chưa dùng thử bao giờ, nhưng nghe nói VSAT sẽ khắc phục được điểm yếu đó. Nó có thể giúp người sử dụng mở rộng băng tần với tốc độ tối đa theo ý muốn" - ông Lâm nói. Vì vậy, dù chi phí thiết bị lắp đặt ban đầu có tốn kém nhưng nếu như được các cơ quan chức năng chấp thuận, E-Town sẽ lắp ngay trạm VSAT với hy vọng tốc độ đường truyền Internet nhanh, thu hút ngày càng nhiều khách hàng vào khu công nghệ rộng tới 30.000 m2 này.
    Theo một quan chức của Bộ Bưu chính Viễn thông, việc lắp đặt trạm VSAT nếu được mở rộng mà không có một cơ quan kiểm soát sẽ rất nguy hại, vì đây là lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến vấn đề an ninh thông tin quốc gia. Tất cả các nước phát triển VSAT thì việc lắp đặt, sử dụng vẫn phải chịu sự kiểm soát của một cơ quan chức năng. Vì vậy, không thể có chuyện tất cả các công ty phần mềm đều có thể sử dụng tùy tiện VSAT.
    Tuy nhiên, đại diện Bộ Công An trong các phiên họp của Chính phủ luôn khẳng định khả năng kiểm soát và đảm bảo an ninh thông tin nếu Chính phủ cho phép triển khai loại hình kết nối này.
    Tại Hà Nội, ông Nguyễn Đình Vinh, Giám đốc Trung tâm công nghiệp phần mềm Hà Nội cũng cho VnExpress hay, Trung tâm này đang thuê một kênh kết nối Internet dung lượng 2Mbps của Công ty Điện toán truyền số liệu VDC, nhưng đường truyền này thỉnh thoảng gặp trục trặc. "Hãy thử làm một phép so sánh: thuê kênh của VSAT mất chưa đầy 10.000 USD/tháng mà chất lượng tốt hay thuê một kênh truyền Internet hết trên 30.000 USD mà đường truyền chậm, ta sẽ chọn hình thức nào" - ông Vinh nói. Ông này cũng cho biết đang tìm hiểu biểu giá, chi phí và hình thức xin phép lắp trạm vệ tinh loại này.
    VSAT là một dạng trạm thông tin mặt đất cỡ nhỏ với ăng ten có đường kính thường là 1,8-3 m, dùng các công nghệ tiên tiến trong thông tin vệ tinh cho phép người sử dụng có thể liên lạc với nhau qua vệ tinh. Hiện nay loại công nghệ này đang được sử dụng rộng rãi tại các nước trên thế giới như các nước châu Mỹ, Ấn Độ. Ưu điểm của trạm VSAT là người sử dụng có thể một lúc thực hiện nhiều dịch vụ như kết nối mạng điện thoại cố định, di động, truyền số liệu, Internet, truyền hình hội nghị tốc độ thấp, đào tạo giáo dục từ xa... Nhược điểm lớn nhất là nó có thể dễ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết.
    Ông Trương Đình Anh, Giám đốc FPT Internet - một trong 3 nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) cho biết: "Tháng 4/2002, sau khi được cấp giấy phép IXP, chúng tôi đã đề xuất với Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính Viễn thông) về việc được kết nối Internet qua vệ tinh nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành dịch vụ Internet, nhưng đã không được Tổng cục Bưu điện chấp thuận."
    Nghị định 55/NĐCP của Chính phủ đã quy định rất rõ chức năng đảm bảo an ninh thông tin của các IXP, song trên thực tế họ vẫn chưa được Bộ Bưu chính Viễn thông "tín nhiệm".
    Các chuyên gia trong lĩnh vực truyền dữ liệu vệ tinh cho biết, trong vài năm gần đây, công nghệ này đã có những tiến bộ vượt bậc. Tính ổn định của đường truyền được cải thiện đáng kể và trở thành một lựa chọn dự phòng cho các kết nối cáp quang biển. Tuy thua các kết nối cáp quang về khả năng mở rộng dung lượng và độ trễ kết nối (latency) ở các cự ly gần, song khi ứng dụng cho việc truy xuất Internet từ Châu Á sang Bắc Mỹ thì lại khá lý tưởng, vì ở cự ly này mức chênh lệch về độ trễ kết nối trở nên không quá lớn. Bên cạnh đó, phương thức kết nối qua vệ tinh còn cho phép thiết lập kênh truyền bất đối xứng - nhận nhiều hơn gửi - một đặc điểm của kết nối Internet (thường tỷ lệ gửi/nhận là 1/4). Trong khi các nhà cung cấp dịch vụ Internet qua cáp quang biển chỉ chấp nhận phương thức truyền đối xứng 1/1.
    Theo ông Nguyễn Hữu Hiền, Giám đốc Trung tâm phần mềm TP HCM (SSP) thì kể từ khi đưa vào hoạt động (7/2002) đến nay, chỉ với mức phí 7.000 USD hàng tháng trả cho đối tác nước ngoài, trạm VSAT của SSP hoạt động rất hiệu quả. Theo ông, Chính phủ cho hoạt động thí điểm đến cuối năm 2003, sau đó Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công an sẽ tổng kết đánh giá chất lượng. Nhưng SSP cho rằng chưa cần đợi đến lúc đó vì thời điểm này nó đã chạy quá tốt rồi.
    "Nếu như đúng là chất lượng và giá rẻ như vậy thì có lẽ nhiều công ty phần mềm cũng sẽ muốn xin phép Chính phủ được ứng dụng" - ông Chu Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm phần mềm Quang Trung nói.
    Trong buổi chiều nay, một vị lãnh đạo phụ trách bán hàng của Công ty VTI cho phóng viên VnExpress hay, ngay sau khi Chính phủ cho phép SSP và Trung tâm công nghệ phần mềm Đà Nẵng được sử dụng VSAT không qua kiểm soát của bưu điện, công ty này đã quyết định đi tìm kiếm đối tác có thể cung cấp giá thuê kênh VSAT 7.000 USD để có thể cung ứng cho thị trường trong nước tốt hơn. Nhưng cho đến giờ công ty vẫn chưa tìm thấy. Vì theo ông này, hiện không có nhà cung cấp dịch vụ nào lại đưa ra một cái giá thấp như thế. Vì vậy, VTI sẵn sàng mua lại dịch vụ của SSP để có thể cung cấp cho các khách hàng trong nước mức phí rẻ trời cho.
  6. Saddam_vn

    Saddam_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Ý bạn muốn hỏi về dự án phóng vệ tinh Vinasat của VN hay là các trạm thu phát vệ tinh cỡ nhỏ (VSAT).
     
  7. remix

    remix Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    0
    Chào Sam!
    Thì ra cậu cũng có chút hiểu biêt về VSAT nhưng mà vẫn còn nông lắm. Các trạm VSAT mặt đất được triển khai ở nước ta từ rất lâu rồi, trong các lĩnh vực truyền hình, bưu điện, hàng không...
    Còn dự án phóng vệ tinh tôi chỉ nghe tin phong phanh chứ thực ra tôi thấy không khả thi lắm. Ta thử tính toán xem nhé: dung lượng băng thông cần dùng cho nhu cầu cả đất nước hình chữ S này thì chắc là không quá 20M, chỉ chiếm 1 phần quá bé. Vậy tốt nhất bây giổtng điều kiện ngân sách và công nghệ còn hạn chế thì không nên....
  8. Saddam_vn

    Saddam_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    epymol ơi, tôi thấy ban có được nhiều thông tin đấy nhưng các thông tin của bạn chưa chính xác lắm.
    Tôi đã từng nói chuyện với Anh Trương Đình Anh và các anh Phụ trách Kỹ thuật của Công ty truyền thông FPT. Họ cũng đã có thời gian thuê kênh Internet qua vệ tinh và đưa ra một số số liệu như sau :
    Thơi gian trễ kết nối là từ 400ms đến 500ms
    Bit lỗi : BER là E-3

    Và hiện nay họ không sử dụng nữa.
    Đối với kênh thoại thi BER = E-3 là thiết bị đã cảnh báo
    Đối với kênh Data thì BER phải >E-6 đến E-9
    Tôi cũng đã tìm hiểu thêm về giá thuê đường truyền dẫn Quốc Tế của VTI : với kênh 2MB đi các nước châu á là 10.000$, đi Mỹ là 12.000$ (phương thức truyền dẫn bằng cáp quang)
    Với giá như vậy và chất lượng vượt trội của truyền dẫn quang thi tôi thấy thuê của VTI cung tốt. Vì giá trị đầu tư một trạm VSAT như của Softech Đà Nẵng cũng phải trên 100.000$, tiền trả cho nhà cung cấp dịch vu và nhà khai thác vệ tinh. ?????

Chia sẻ trang này