1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu về vũ khí hạt nhân

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi MitDac24581, 17/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MitDac24581

    MitDac24581 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2004
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về vũ khí hạt nhân

    Xin các bác giúp tôi tìm hiểu về bom A, bom H, bơmntrron, bom bẩn, bom hấp dẫn, bom sạch. Vô cùng cảm tạ
  2. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5
    với vũ khĩ phân hạch và tổng hợp bác chỉ cần hiẻu E=M.C2
    thế là đủ
  3. dhlv

    dhlv Guest

    Thấy cái này trong Wikipedia dù chưa đủ những thứ bạn liệt kê ra
    Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Bom_nguy%C3%AAn_t%E1%BB%AD
  4. con_ech_gia

    con_ech_gia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    65
    Chàng trai này chắc đang muốn trở thành bách khoa toàn thư về bom đây.
    Tôi không thích bom, riêng bom nổ chậm loại 45 kg thì cực thích. Spam tý!
  5. dtlongvn

    dtlongvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2006
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu này trên mạng nhiều mà. Bạn vào google tim đi
  6. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Các loại bom hạt nhân:
    Trước hết, không có cái gọi là "bom nguyên tử" hay vũ khí nguyên tử, vì đó là cách hiểu sai về vũ khí hạt nhân. Giờ ta đi vào chủ đề chính:
    1. Bom A: còn gọi là bom phân hạch, hoạt động dựa vào năng lượng cực lớn giải phóng ra khi phân hạch các hạt nhân (nuclear fission) U235 hoặc Pu239. Có thể nói đơn giản như sau: giả sử hạt nhân trước phân hạch có khồi lượng là m thì nó sau phân hạch sẽ trở thành ít nhất 2 mảnh con có khối lượng tổng cộng là m1+m2=m3. Vấn đề là ở chỗ m ban đầu <m3. vậy một phần khối lượng đi đâu? Nó "chi phí" cho vấn đề liên kết hai mảnh con đó ở trong mảnh ban đầu, Như vậy sau khi phân hạch thì phần "hụt khối" đó sẽ giải phóng thành năng lượng (NL) theo Delta E = delta mxc2. Mỗi hạt nhân phân hạc xong lại giải phóng ra một số nơtron và nổtn này làm các hạt nhan khác phân hạch tiếp nếu đủ điều kiện. Đó gọi là phản ứng dây chuyền. Một hạt nhân chỉ giải phóng ra một lượng delta E nhưng có hàng tỷ hạt nhân thì năng lượng ra rất lớn, trong một khoang tgian ngắn. "Tác giả" của nó có thể kể đến Robert oppenheimer người Mỹ.
    2. Bom H: gọi là bom hydro, bom khinh khí (Heli). Ngược với bom A, bom này hoạt động theo nguyên lý tổng hợp hạt nhân (nuclear fusion). Khi 2 hạt nhân Heli( hay Hydro) tổng hợp lại vói nhau, nó cũng giải phóng NL do độ hụt khối lượng lại được giải phóng thành NL. NL ra này cao hơn nhiều so với phân hạch. Tuy nhiên để có sự tổng hợp hạt nhân thì nhiệt độ ban đầu phai lớn, vì vậy để " mồi" cho bom H thì phải dùng "ngòi" là một bom A để tạo nhiệt độ lớn đủ cho phản ứng tổng hợp xảy ra. Người chịu trách nhiệm viết "lịch sử kỹ thuật của bom H là Hans Bethe người Đức - một trong những người đã giải thích được nguyên lý hoạt động của Mặt trời là dựa trên phản ứng tổng hợp hạt nhân.Còn "tác giả" của nó có thể kể đến Edward Teller người Hungary!
    3. Bom nơtron: là loại bom A hoặc H khối lượng nhỏ. Như đã biết phản ứng phân hạch hay tổng hợp sinh ra năng lượng lớn, nhưng kèm thoe là rất nhiều nơtron. Vậy khi cho nó nổ trên tầm cao thì cái mà đến đích chủ yếu là nơtron. Nơtron có sức sát thương gê gớm vì nó đi xuyên được qua các lớp rất dày (do không có điện tích như electron hoặc proton). Bom này à ý tưởng của một nhà vật lý Mỹ Sam Cohen, và nó đã từng định sử dụng trong chiến trang VN, nhưng bị QH Mỹ phản đối nên thôi.!!!
    4. bom bẩn: tôi chỉ bàn về bom bẩn liên quan đến hạt nhân, còn về bom bẩn sinh hoá thì bỏ qua. Thực ra nó là bom A khi nổ phát tán ra các mảnh Uran nghèo. Vì nó có tỷ khối cao nên độ đâm xuyên lớn qua được các vỏ thép xe tăng hoạc khí tài khác, nên làm môi trường ô nhiễm phóng xạ nặng nề (làm bẩn về phóng xạ).
    Các "tác giả" mà tôi kể trên chỉ là điển hình chứ không phải họ là duy nhất. Thành quả chủ yếu không thể dựa vào cá nhân nào mà là thuộc về rất rất nhiều người, và là chỉ nói về phía Mỹ, chứ còn LX thì có các tác giả khác độc lập với Mỹ. Bom A LX: Igor Kurchatov, Bom H LX: sakharov.Còn rất nhiều ngườ khác. Bạn quan tam về lịch sử vũ khí hạt nhân có thể tham khảo cuốn:"Brighter than a thousand suns. Personal histories of atomic scientists" của Robert Junk. Bản dịch tiếng Việt là "Chuyện kể về các nhà bác học nguyên tử". Tôi muốn viêt thêm nhiều về chi tiết vật lý hạt nhân nhưng đó là chuyên môn sâu, có lẽ không cần thiết mà chỉ làm rối thêm.
  7. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Có lẽ bạn nhầm khái niệm bom bẩn.
  8. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    có thể tôi nhầm lẫn về khái niệm về bom bẩn thật, cảm ơn bạn.
    Có lẽ bạn nhầm khái niệm bom bẩn.
    [/quote]

Chia sẻ trang này