1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm IC MC14499

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi lamvn, 03/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamvn

    lamvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    1
    Tìm IC MC14499

    Chào các bạn thân mến !
    Mình cần tìm 1 IC giải mã thúc 4 led 7 đoạn giao tiếp nối tiếp. Giống như con MC14499 của Motorola (theo ví dụ trong cuốn Họ Vi Điều Khiển 8051 của thầy Tống Văn On vậy). Bạn nào biết IC tương đương của các hãng khác hoặc nơi nào bán IC MC14499 ở Việt Nam thì xin mách cho mình biết với. Xin vô cùng cảm tạ.
  2. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    MC14499 trong sách của Tống Văn On (hay của Mc Kenzie) mình nghĩ là có bán ở Nhật tảo, thử đến cửa hàng Ngọc xem thử. Nếu không có thì chắc ít người sử dụng vì cách hiển thị Led 7 đoạn không phụ thuộc vào IC.
    Có 1 cách mình hay dùng, cơ chế của MC14499 cũng như vậy là thế này:
    - Các Led 7 đoạn (giả sử bạn sử dụng 4 Led 7 đoạn trở lên) nối chung các chân a, b,c,d,e,f,g với nhau ( bạn cho như thế là nối tiếp phải không?).
    -Mỗi chân chung của mỗi Led 7 đoạn (Anode chung hoặc Cathode chung), ví dụ chân CA, nối với VCC thông qua 1 transistor , có vai trò đóng ngắt.
    - 7 chân a,b,c,d,e,f,g ở trên nối tiếp 7x 220 Ohm và đưa vào cổng của mcu.
    Giả sử bạn có 4 con số BCD cần phản hiển thị trên 4 led, tại thời điểm đầu tiển bạn kích dẫn con transistor của Led thứ nhất và đưa ký tự đầu tiên ra, sau đó mở transistor thứ 2 và đưa mã bcd thứ hai ra...
    Nguyên lý là tại mỗi thời điểm chỉ có 1 con led sáng. Do khoảng thời gian hiển thị chỉ tính bằng ms đến vài chục ms nên mắt người không nhận thấy nên lúc nào cũng thấy như cả 4 led cùng sáng.
    Xin lỗi chứ mỗi lần mình đọc sách của Tống Văn On, mình cứ ngả mũ chào hoài.
    Được opentdoors sửa chữa / chuyển vào 13:38 ngày 03/04/2004
  3. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể dùng 1 con 2051 để làm chức năng này, sử dụng 74LS47 có chức năng chuyển từ mã hexa ra BCD
    Được opentdoors sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 03/04/2004
  4. lamvn

    lamvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    1
    Opentdoors Thân mến ơi !
    Cám ơn bạn đã chỉ dẫn nhé, mình đã xem xét lại các chân dư của 8951, nhưng chỉ còn có 5 chân nên không thể dùng theo cách của bạn. Con MC14499 không tìm thấy ở Nhật Tảo. Giao tiếp nối tiếp như MC14499 là chỉ cần 3 đường trong đó có 1 đường dữ liệu, 1 đường clock và thêm 1 đường nữa hình như là cho phép, còn điều khiển 4 led đều do MC14499 làm dựa vào dữ liệu nối tiếp nhận được từ 8951. Hình như là vậy, mình cũng chưa đọc kỹ nữa.
  5. lamvn

    lamvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    1
    À sao mình tối dạ quá nhỉ, nếu như không tìm thấy MC14499 thì theo cách của opentdoors chỉ cần thêm vào 1 IC 4017 nữa là có thể điều khiển được tối đa đến 10 LEd 7 đoạn, chịu khó thêm một linh kiện nhưng già thành vẫn rẻ hơn dùng MC14499. Lấy 4 chân ra của 8951 để gửi các mã BCD cho 74ls47, còn một chân thì làm clock cho 4017... Nhưng lại không biết phải làm sao để giải quyết vấn đề đồng bộ giữa các chân out của 4017 và dữ liệu BCD cho các led, vì thiếu mất một chân reset 4017, nếu như tại một thời điểm nào đó mà không biết ngõ ra nào của 4017 đang ở cao để gửi đúng mã BCD cho LED thì thật tai hại. Không biết bạn nào đã giải quyết vấn đề này rồi xin chỉ cho mình biết với.
  6. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Mình không nhớ rõ 4017 là đếm hay giải mã, nhưng mình xử lý theo thuật toán như thế này:
    - Khởi tạo 1 bộ đệm cho hiển thị (giả sử trong RAM nội) 10 byte ( có thể 5 byte nhưng phải dịch phải 4 lần) được trỏ bởi R0.
    - Tạo 1 biến đếm (đếm 5 hoặc 10), giả sử R1=0 (có thể không cần do R0 cũng đếm).
    -Mỗi 1 byte hoặc (1 nibble) tương ứng với 1 Led 7 đoạn.
    - Cứ mỗi thời điểm R1 inc hoặc dec thì tương ứng byte hoặc nibble trong @R0 xuất ra Led, tương ững với 1 clock cho 4017.
    - Căn cứ vào giá trị hiện thời của R1 (hoặc R0) thì ta biết được LED kế tiếp hoặc vừa rồi đã hiển thị hay chưa.
    Bạn xem thử thuật toán mình đưa ra có phù hợp hay không?
  7. lamvn

    lamvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    1
    Opentdoors Thân mến ơi !
    Cám ơn bạn đã cho mình một giải pháp tốt nhé. 4017 là IC đếm thập phân ra thập phân, cứ cấp 1 xung clock ở ngõ vào thì ngõ ra dịch chuyển đi một số. IC có thêm một chân cho phép và một chân reset để reset ngõ ra về trạng thái ban đầu (hay về 0 gì đó để mình xem kỹ lại xem), nếu không reset bằng 8951 thì thông qua việc cấp nguồn ta có thể reset 4017, nhưng trong quá trình hoạt động lâu dài trên mạng phải luôn giám sát và theo dõi các xung cấp vào chân clock, tránh tình trạng các xung nhiễu không mong muốn hoặc các chương tình khác viết lên chân này. Một lần nữa mình cảm ơn bạn về sự nhiệt tình. Xin chúc bạn một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc nhé.

Chia sẻ trang này