1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÌM KHO BÁU CỦA QUÂN MÔNG CỔ Ở ĐÁY BIỂN VỊNH HẠ LONG

Chủ đề trong 'Quảng Ninh' bởi ha_long_yeu_dau, 06/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ha_long_yeu_dau

    ha_long_yeu_dau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    TÌM KHO BÁU CỦA QUÂN MÔNG CỔ Ở ĐÁY BIỂN VỊNH HẠ LONG

    PHẦN MỘT : CÂU CHUYỆN BẮT ĐẦU CHO MỘT DỰ ÁN DÒ TÌM

    Tôi hỏi :

    -Sẽ có bao nhiêu phần trăm thành công trong công việc khám phá ra kho tàng quân lương, khí giới của quân Nguyên ở đáy vịnh Hạ Long ?

    Người đàn ông trả lời :

    -Có thể từ 10% đến 30%.

    -Những gì có thể xẩy ra nếu như người ta tìm thấy chúng ?

    Có thể điều này sẽ chứng minh được sự đồng cảm của hiện tại về quá khứ, chứng minh được chiến thuật, chiến lược của kế hoạch xâm lược của Hốt Tất Liệt, Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Trương Vanê Hổ và kế hoạch ứng phó của triều đại nhà Trần mà điển hình là vua Trần Nhân Tông, danh tướng Trần Hưng Đạo và Trần Khánh Dư.

    Và điều này cũng xác định lại những biến cố đã ghi trong lịch sử Việt Nam lẫn Trung Quốc là có thực hay không ? Qua đó, lịch sử sẽ được chứng minh rõ ràng .

    Ngoài ra là yếu tố để các nhà nghiên cứu sử có cơ hội nhìn các vấn đề thuộc về quá khứ một cách chính xác hơn.

    -Ai sẽ có lợi trong sáng kiến của các ông ?

    Đây là một chuyến du lịch dã ngoại trên vịnh Hạ Long của 10 thành viên trong một tháng mà mỗi ngày họ phải chi phí bằng số tiền mà họ phải trả cho một khách sạn trung bình ở Hà Nội. Dĩ nhiên, người được hưởng lợi nhất trong việc khám phá này là người Việt Nam, vì trong kho tàng văn hóa lịch sử, trong các viện bảo tàng sẽ có thêm một số cổ vật để trưng bày và trao đổi.

    Và cũng có thể từ đó đẽ giúp thêm cho nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu có bằng chứng để làm phong phú hơn cho các công trình của họ.

    -Còn các anh thì sao ?

    Chúng tôi sẽ là những người hưởng lợi cao nhất về mặt tinh thần vì chúng tôi nghĩ và làm được những điều mình tiên đoán như một họa sĩ sau bao nhiêu trầm tư suy nghĩ trau dồi kỹ năng để tạo ra một tác phẩm để lại cho đời, hay đôi khi chỉ để lại cho chỉ anh ta.

    -Câu chuyện đó bắt đầu từ đâu ?

    -Vâng, bắt đầu từ một trang trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT), một tác phẩm lịch sử vĩ đại của Việt Nam, bộ sử đó đang nằm ở trong thư viện Hội Á Châu ở Paris, trong các thư viện của các trường Đại Học ở nước ta và ngay ở một cửa hàng sách trung bình ở trong thành phố này.

    ĐVSKTT tr.60 chép :

    Ngày 30-12-1287, thái tử Nguyên A Thai cùng Ô Mã Nhi họp 30 vạn quân đánh Vạn Kiếp rồi thuận dòng xuôi về đông. Người các hướng Ba Điểm, Bàng Hà đều đầu hàng chúng.

    Khi ấy, thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Hưng Đạo Vương giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Khánh Dư đánh thất lợi, thượng hoàng được tin, sai trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh. Khánh Dư nói :

    -"Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn".

    Trung sứ theo lời xin đó.

    Khánh Dư liệu biết quân giặc đã qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, Khánh Dư đánh bại chúng, bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều .....

    Trong khi đó Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Chb. VIII,4 trang 532 chép :

    "Khánh Dư đoán chắc thuyền của giặc đã đi qua rồi, thì thuyền tải lương tất đi theo sau, liền thu thập tàn quân, sẵn sàng chờ đợi. Một lát sau, quả nhiên thuyền tải lương của Văn Hổ đến, Khánh Dư đón đánh, quân Nguyên bị thua to. Khi đi đến biển Lục thủy, thuyền của quân Nguyên bị mắc cạn, sa lầy, không chở đi được, lương thực chìm cả xuống biển. Khánh Dư bắt được khí giới, quân nhu rất nhiều. Văn Hổ chỉ thoát được một mình, vội vàng chạy về Quỳnh Châu....."

    Trong Nguyên Sử q 209 An Nam Truyện trang 9b- 10a chép : " Thuyền lương của Trương Văn Hổ tháng 12 năm ngoái đến Đồn Sơn gặp 30 chiếc thuyền của Giao Chỉ. Văn Hổ đánh , số giết được tương đương nhau. Đến biển LụcThủy thuyền giăc thêm nhiều , liệu không thể địch nổi mà thuyền lại nặng không thể đi được nên đổ thóc xuống biển rôi đi Quỳnh Châu "

    (Hồ Đắc Duy)
    còn tiếp.
  2. ha_long_yeu_dau

    ha_long_yeu_dau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Trong sách CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC NGUYÊN MÔNG THẾ KỶ XIII của Hà văn Tấn & Phạm thị Tâm, tr.267
    Sau khi tách khỏi đoàn quân Thoát Hoan ở Lai Tân ngày 28-10 Âm lịch (4-12-1287), Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đi Khâm châu. Từ đây, đoàn thuyền của chúng xuất phát, Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đem 1 vạn 8 nghìn quân, bọn Ô Vỵ, Trương Ngọc, Lưu Khuê đem vài vạn quân. Trương văn Hổ đi với thuyền lương.....
    ......Ô Mã Nhi sau khi qua được cửa An bang, đã theo sông Bạch Đằng tiến về phía Vạn Kiếp. Hắn tưởng rằng quân ta không thể ngăn trở đoàn thuyền lương đi sau được nữa nên cứ tiến thẳng, không chú ý đến Trương văn Hổ....
    .....Khánh Dư đã củng cố lực lượng đón địch. Quả nhiên, mọi việc xẩy ra đúng như dự đoán của người tướng mưu trí đó. Tháng 12 âm lịch (5-1 _ 2-2-1288), đoàn thuyền lương nặng nề của Trương văn Hổ không có lực lượng chiến đâu mạnh mẽ yểm hộ, đã chậm chạp tiến vào Hạ long, lọt vào trận địa của Nhân Huệ Vương. Thủy quân ta đã tập kích thuyền giặc ở Vân đồn (Vân hải). Trương văn Hổ cố gắng tiến về phía đất liền nhưng đến biển Lục thủy (cửa Lục, Hòn gai) thì thuyền quân ta đổ ra đánh càng đông. Trương văn Hổ đại bại, đổ cả thóc xuống biển, trốn chạy về Quỳnh châu (Hải nam). Thyền lương của Phi Củng Thìn thì tháng 11 âm lịch (6-12-1287) _ 4-1-1288) mới đến Huệ châu (huyện Huệ dương, Quảng đông)., gặp gió bão trôi giạt đến Quỳnh châu. Thuyền lương của Từ Khánh thì trôi giạt đến tận Chiêm Thành rồi cũng về Quỳnh châu.. Quân ta chiến thắng, "bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất đông".
    Còn Trần Trọng Kim,trong Việt Nam Sử Lược trang 151 ông viết " Ô Mã Nhi đem thuyền đi đến ải Vân Dồn ( Vân Hải , Quảng Yên ) gặp quân của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chặn đường không cho đi , Ô Mã Nhi thúc quân đánh rát một trận , quân Khánh Dư thua bỏ chạy cả. Quân Nguyên kéo thẳng ra bể đi đón thuyền lương.... Được mấy hôm Ô Mã Nhi ra bể gặp thuyền lương của Trương Văn Hổ , lại đem quân trở vào đi trước dẹp đường, Trương văn Hổ đem thuyền lương theo vào sau... Trương Văn Hổ tải các thuyền lương vào cửa bể Lục Thủy Dương( phía đông nam huyện Hoành Bồ tức là vịnh cửa Lục bây giờ ) Khánh Dư đổ quân ra đánh , Văn Hổ địch không nổi , bao nhiêu thuyền lương bị quân Khánh Dư phá cướp mất cà , và bắt được khí giới rất nhiều ... "
    Trong Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn , Nhà Xuất bản Văn Hửu Á Châu SG 1958 quyến II, trang 216 lại viết " Trương Văn Hổ cho thuyền lương từ từ tiến vào của Lục (Lục thủy dương là cửa biển gần Hòn Gai , tỉnh Quảng Yên ) Tại đây thuyền lương mắc cạn . Quân ta phục sẳn ùa ra đánh ,thuyền của địch bị đắm gần hết ... "
    Trong một cuốn sách thường được bán trong khi di du lịch Hạ Long - Cát Bà ?Quảng Ninh là "Hạ Long Đá và Nước? của Nguyễn Ngọc , Nhà xuất bản Thế Giới ?Hà Nội 1999 trang 66 viết " Đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ ... qua khỏi đảo Ba Mùn vì sóng gió lớn chúngbuột phải chọn con đường vào cửa Đối , rồi men theo luồn nước hẹp gọi là sông Mang và sông Cái giữa hai đảo Cái Bàn và Vân Hải ......rồi tưng bước dụ chúng vào vịnh cửa Lục ... Khánh Dư một mặt thắt chặt miệng túi của Lục lại , một mặt cho quân từ sông Bạch Đằng bốn mặt đổ ra tập kích..."
    Có thể tóm tắt theo ĐVSKTT
    Thủy quân Nguyên đánh vào Vân Đồn, Khánh Dư liệu biết quân giặc đã qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, Khánh Dư đánh bại chúng,
    Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
    Khi đi đến biển Lục thủy, thuyền của quân Nguyên bị mắc cạn, sa lầy, không chở đi được, lương thực chìm cả xuống biển. Khánh Dư bắt được khí giới, quân nhu rất nhiều.
    Hà văn Tấn & Phạm thị Tâm, tr.267
    thuyền lương chậm chạp tiến vào Hạ long,. Thủy quân ta đã tập kích thuyền giặc ở Vân đồn (Vân hải). Trương văn Hổ cố gắng tiến về phía đất liền nhưng đến biển Lục thủy (cửa Lục, Hòn gai) thì thuyền quân ta đổ ra đánh càng đông.
    Trần Trọng Kim,trong Việt Nam Sử Lược trang 151
    Ô Mã Nhi đem thuyền đi đến ải Vân Dồn ( Vân Hải , Quảng Yên ) gặp quân của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chặn đường không cho đi , Ô Mã Nhi thúc quân đánh rát một trận , quân Khánh Dư thua bỏ chạy cả. Quân Nguyên kéo thẳng ra bể đi đón thuyền lương.... Trương Văn Hổ tải các thuyền lương vào cửa bể Lục Thủy Dương( phía đông nam huyện Hoành Bồ tức là vịnh cửa Lục bây giờ ) Khánh Dư đổ quân ra đánh ,
    Việt Sử Tân Biên thuyền lương từ từ tiến vào của Lục (Lục thủy dương là cửa biển gần Hòn Gai , tỉnh Quảng Yên ) Tại đây thuyền lương mắc cạn . Quân ta phục sẳn ùa ra đánh
    "Hạ Long Đá và Nước? qua khỏi đảo Ba Mùn vào cửa Đối qua giữa hai đảo Cái Bàn và Vân Hải vào vịnh cửa Lục ... thắt chặt miệng túi của Lục lại , quân ta từ sông Bạch Đằng bốn mặt đổ ra tập kích..."
    Vậy đâu là hải trình thật của thuyền lương do Giao chỉ Hải Thuyền Vạn Hộ Trương Văn Hồ chỉ huy và tọa độ của trận dánh tiêu diệt chúng của danh tướngTrần Khánh Dư ? Giải được câu hỏi này đồng nghĩa với chúng ta sẽ tìm ra....!!
    (Hồ Đắc Duy)
  3. ha_long_yeu_dau

    ha_long_yeu_dau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Trước hết cần phải xác định một số địa danh củ và đánh dấu nó trên bản dồ hiện tại
    Theo thứ tự các sách đã dẩn thì gồm có Vân Đồn , biển Lục Thủy, Vân Đồn (Vân hải )Cửa Lục ?Hòn Gai , đến ải Vân Dồn ( Vân Hải , Quảng Yên ) cửa bể Lục Thủy Dương( phía đông nam huyện Hoành Bồ tức là vịnh cửa Lục bây giờ ) đảo Ba Mùn , cửa Đối , đảo Cái Bàn và Vân Hải , Bạch Đằng . Thật sự ra chúng ta chỉ tìm hiểu một số địa danh là Vân Dồn , của Lục , biển Lục thủy ,đảo Ba mùn , cửa Đối , Cái Bàn , Vần Hải và Bạch Đằng , mũi Ngọc là có thể hình dung khu vực của trận hải chiến này
    Biển Lục Thủy theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Chb. VIII,4 trang 533 Biển Lục Thủy ở phía đông nam huyện Hoành Bồ cách huyện 17 dăm ( hiện tại là vùng phìa tây nam Đảo Cát Bà ( Phù Long ) và thị trấn Cát Hải )
    Goi là Lục Thủy vì nước biển có màu xanh lục (màu vert) giống như có biển gọi là Biển Đen , Hồng Hải... Màu sắc đặt biệt nước biển trong vịnh Ha Long, Vịnh Bái Tử Long , vịnh Vân Đồn , Lan Hạ , Cát Bà đều có màu xanh lục vi do kết cấu của các đảo dá vôi và phiến thạch hình thành cho nên người Trung Hoa goi vùng biển này là Lục Thủy Dương
    Vân Đồn : Tháng năm Kỷ Tỵ (1149) dưới thời vua Lý Anh Tông cho lập phố xá ở Vân Đồn, bấy giờ các nước Qua Oa ( Java) Tiêm La ( Thái Lan) có nhiều thuyền buôn đóng ở Hải Đông (Hoành bồ Cẫm Phả). nên vua cho lập khu riêng biệt trên cù lao để cho họ ở , gọi là Vân Đồn trang
    Vân Đồn thuộc Hải đông
    Ở Vân Đồn cũng ghi dấu những sự kiện lich sử như năm 1413 Đặng Dung ra Vân Đổn đễ chiêu mộ người và lương thực đánh quân Minh , năm 1418 quân Minh cho lập sở để coi gửi việc mò tìm ngọc trai , năm 1469 Vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đổ thì gọiï là châu Vân Đồn , năm 1743 Thời Trịnh Doanh ,Nguyễn Hửu Cầu lập căn cứ tại Vân Đồn đánh nhau với chúa Trịnh , ... đến thời Tự Đức gọi là tổng Vân Hải huyện Nghiêu phong , Tỉnh Quảng Yên nay là huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
    Thương cảng cổ Vân Đồn có thể được tập trung ờ đảo Cái Bàn và Quan Lạn , dân trên đảo đa số là người Việt Nam , thương nhân Trung quốc và và một số người gốc Thái Lan , Nam dương , Mã lai..
    Hiện tại quần đảo Vân Đồn nằm cách Hạ Long 50Km về phía đông nam , gồm có trên 600 đảo lớn nhỏ , ở đây có những hòn đảo lớn như đảo Ba mùn , đảo Cái Bàn ( Trà Bản) , đảo Phượng Hoàng , Ngọc Vừng , đảo Vạn Cảnh , đảo Quan Lạn (Cảnh Cước) đảo Cao Lô , Cô Tô.... nhỏ như đảo Thượng Mai , Hạ mai , Nấc Đất , đảo Vân Đồn ,
    Cửa Lụchiện nay là cửa khẩu ra vào vịnh Cửa Lục nằm giửa Bải Cháy và núi Bài Thơ , vịnh này có 6 nhánh sông đổ vào , và các con sông này không có nhánh nào ăn thông với sông Bạch Đằng
    Mũi Ngọc mũi dất ở địa đầu Trà cổ ? Mông Cái
    Vịnh Hạ Long : Nằm ở đông bắc Việt Nam , là một phần của vịnh Bắc Bộ , bao gồm vùng biển của thành phố Hải Phòng , thị xã Cẫm Phả và một phần của huyện đảo Vân đồn , phìa tây nam giáp đảo Cát Bà , bờ biển dài 120 Km , được giới hạn từ 106 độ 58 phút đến 107 độ 22 phút kinh đôngvà 20 độ 45 phút đến 20 độ 50 phút vĩ bắc , tổng diện tích 1553 Km vuông , gồm 1969 hòn đảo
    Đảo của Vinh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch , tập trung ở hai vùng chính là vùng phìa đông nam thuộc vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam thuộc vinh Hạ Longcó tuổi kiến tạo địa chất từ 250 triệu đến 280 triệu năm
    Toàn thể vùng đảo đều mang đặt tính của một miển núi đá vôi cổ ( tuồi cabon-Pecmi ) nguyên phát tiến triễn trên đất liền , rồi sau bị nước biển dâng lên làm chìm ngập , người ta có thể nhận thấy điều đó rất rõ qua các bồn nước bao bọc chung quanh là các vách núi đá vôi, các hang động rất phát triễn nằm ở độ cao , các hang luồng ,sau vài trăm triệu măm mực nước biển rút xuống làm nhô lên các đảo hiện nay , phần khác bờ biển ở đó cũng hạ thấp và chìm ngập trong thời gian địa chất gần đây
    Đáy của các vụng và eo biển không nơi nào sâu quá 20 m , chủ yếu là cát và đất sét , kể cả bùn và xác thực vật (Thiên Nhiên VN ? Lê Bá Thảo NXB Khoa Học Kỷ Thuật )
    Quỳnh Châu, một trong bốn châu của đảo Hải Nam ?Trung Quốc
    KẾ HOẶCH TẤN CÔNG ĐẠI VIỆT CỦA HỐT TẤT LIỆT
    Ngày 13 tháng 2 năm 1287 Hốt Tất Liệt cho thành lâp " Chinh Giao Chỉ Hành Thượng Thư Tỉnh " đó là bộ chỉ huy tối cao điều khiễn việc xâm lược Đại Việt , bổ nhiệm tướng tá ,sắp đặc quân số , chuẩn bị lương thực khí giới và giao cho con trai là Thái Tử Thoát Hoan làm tổng chỉ huy , kế hoặch tấn công vào Đại Việt chia làm ba hướng
    Hướng tứ Vân Nam ?Lào Cai ? Yên bái- Việt Trì do A Ruc chỉ huy
    Hướng Tư Minh-Lộc Bình Lạng Sơn ? Vạn kiếp do chính Thoát Hoan ? Trịnh Bằng Phi chỉ huy
    Hướng Khâm châu ? Mông Cái - Mũi Ngọc ? Biển Lục Thủy ? Bạch Đằng ? Vạn Kiếp do Ô Mã Nhi , Phàn Tiếp chỉ huy với 620 thuyền tham chiến .
    Trương văn Hổ , Phi Củng Thìn, Đào Đại Minh phụ trách 70 thuyền vận tải lương đi theo Ô Mã Nhi
    Sau 8 tháng chuẩn bị , ngày 11 .10.1287 quân Mông cổ xuất phát từ Hồ Bắc
    Ngày 18.12.1287 Thoát Hoan đến Tư Minh
    Ngày 25.12.1287 vượt biên giới đánh vào nước ta
    Ngày 29 .12.1287 dến Lạng Sơn
    Ngày 2.1.1288 thì Thoát Hoan đã có mặt tại Vạn Kiếp nghĩa là chỉ có 8 ngày sau khi vượt biên giới là quân thù đã tới gần sát Thăng Long,
    Ô Mã Nhi khởi hành từ Khâm châu vào ngày 17 .12.1287 và ngày 2.1.1288 đã có mặt tại Vạn Kiếp để hội quân với Thoát Hoan , Ô Mã Nhi đi mất gần nữa tháng mới đến được Vạn Kiếp .
    NHIỆM VỤ CỦA TRƯƠNG VĂN HỔ
    Nhiệm vụ của Trương Văn Hổ là tải lương chính cho đoàn quân viễn chinh Mông cổ , để phòng bị bấc trắc Thoát Hoan lại cho dự trử thêm một kho lương thực khí giới quân nhu ở Tư Minh dưới quyền điều động của Vạn Hộ Hạ Chỉ và Trương Ngọc
    Ở đây vài câu hỏi được đặt ra
    Thời gian nào Trương Văn Hổ rời Khâm Châu ?
    Trương Văn Hổ phải chuyển lương thực đến Vạn Kiếp chậm nhất là ngày nào
    Vai trò của Ô Mã Nhi , Phàn Tiếp trong việc hộ tống thuyền lương ra sao ?
    Số thuyền chở lương và hộc lương của quân Mông cổ là bao nhiêu ?
    Việc thông tin liên lạc giữa bộ chỉ huy của Thoát Hoan ở Vạn Kiếp đến Tư Minh và Khâm châu nhanh nhất là mấy ngày ?
    Hải trình lý tưởng từ Khâm Châu đến Vạn Kiếp sẽ di chuyễn qua những đâu ?
    Dự báo thời tiết ở biển đông mùa đó ra sao ?
    Ai là người cố vấn cho Ô Mã Nhi vàTrương Văn Hổ vạch ra hải trình này
    Tại saoTrần Khánh Dư lại có thể dự đoán khi nói với trung sứ của vua Trần Nhân Tông là -"Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn".
    Tai sao chỉ hai ba ngày thôi ? có phải là Trần Khánh Dư biết chắc là mình sẽ hạ độc thủ kẻ thù ỡ vị trí tọa dộ nào rồi chăng ?
    Vị trí đó nằm ở đâu ? có phải là ở Cửa Lục như các nhà sử học về sau này nói đến hay là ỡ một chổ khác trên Lục Thủy Dương
    Hồ Đắc Duy.
  4. huongtrabk

    huongtrabk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Vẫn chưa thấy nói gì đến kho báu quân Mông cổ, chờ mãi không thấy bạn hạ long yêu dấu post tiếp bài.
    Nếu có, theo phỏng đoán của tớ nó đã tan tành mỗi nơi một ít vì :
    - Sự thay đổi của địa lý, địa chất
    - Sự khai thác của con người vô tình làm thay đổi, khi chứng cứ lịch sử chưa thể hiện rõ ràng.
    - Nghiên cứu dưới đáy biển khó hơn rất nhiều so với khai quật trên mặt đất, trình độ người Việt mình còn chưa thể làm được những điều khó khăn này, nhất là khi đây mới chỉ là suy đoán.
    Tuy nhiên đây cũng là một suy đoán hay và có cơ sở. Được biết hầu hết các khai quật lịch sử ở Việt nam đều không dựa trên các suy đoán có căn cứ kiểu này, mà do xây dựng vô tình khai quật được (như khu di tích Hoàng thành Thăng Long, khu Đàn tế Xã tắc...). Quan trọng là phải có dự án khai thác và sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh nhà, vì nếu có thực, đây là chứng cứ hùng hồn cho lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, hơn nữa lại trên địa phận Quảng Ninh. Chúng ta sẽ có thêm những hiện vật để trưng bày ở bảo tàng tỉnh (một bảo tàng còn sơ sài về hiện vật và ít người viếng thăm). Thêm vào đó là ngành khảo cổ sẽ có thêm những kinh nghiệm và thành quả nghiên cứu có giá trị. Nó còn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực thúc đẩy cho nền văn hoá xã hội và kinh tế của chúng ta nữa.
    Bạn hạ long yêu dấu post tiếp bài đi!
  5. vietasv555

    vietasv555 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0

  6. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    chuyện cũng ly kỳ nhỉ ? tiếp tục đi
  7. huongtrabk

    huongtrabk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    392
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện có topic về khai quật di tích lịch sử, tôi xin post một bài viết của tác giả Nguyễn Đắc Xuân về sự kiện có thật bên Sông Tô Lịch (có liên quan một chút ít đến Quảng Ninh ta) cho mọi người cùng đọc và nhận xét!
    Trước hết là đường link đến công trình bên dòng sông Tô Lịch
    hodovietnam.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=300&Itemid=33 - 28k -
    Bây giờ là những lý giải làm sáng tỏ đôi chút về sự việc này!
    Ngày 21/9/2002, Báo Kinh Tế và Xã Hội đã đăng một bài về sự phát hiện trên sông Tô lịch, phía cửa Tây của La Thành, một hiện tượng chấn yểm của người xưa.
    Hiện tượng này đã gây xôn xao dư luận của Hà Nội và cả nước về những kỳ bí đang xẩy ra vào đầu thế kỷ 21 - Khi mà KHKT đang phát triển như vũ bão.
    Tóm lược sự việc như sau :Vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC ,trong khi nạo vét sông Tô Lịch,thuộc địa phận làng An Phú - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu giấy - HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều,tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái, một số đồ Gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng.
    Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt -Hà tây ( là nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP.Hà nội ), thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra.Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc KOMATSU tự nhiên lao xuống sông;. Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất tư thức trong nhiều giờ;. Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu; Thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn quay tít.
    Một năm sau sự việc trên,có hàng loạt sự kiên ngẫu nhiên xẩy ra ,gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12,là đội đă trực tiếp thi công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.
    Ngày 9/10/2001 những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến giải thich, theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để chấn yểm Long mạch của khu vực này. Sau đó các công nhân lại tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới. Thượng tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng, làm lễ Hàn lại Long mạch.Theo một số người nói lại ( tôi không có điều kiện kiểm tra ): Chỉ hơn 1 tháng sau, Thượng tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết.
    Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên.
    Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau :" Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng Long Tứ trấn ) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý -Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.
    Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau, đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng.( Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam - Người viết ). Đó là một phần của những gì đã đăng tải trên tờ báo. Gần đây,một người bạn của tác giả có cho biết : Đài truyền hình có phát tin người ta đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc ban đầu.
    Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn : Theo thiển ý của người viết, đây là một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long Mạch, chận đường của Khí. Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự chấn yểm này để làm gì ?. Theo thiển ý của người viết : Đây là tác phẩm của Cao Biền, Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 -Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.
    Người viết xin được chứng minh như sau : Trước hết nói về ý kiến của GS Trần Quốc Vượng; người viết cũng đồng ý rằng đây là một sự chấn yểm sông Tô lịch, song không chỉ căn cứ vào niên đại của một số đồ gốm nhặt được mà cho rằng sự việc xẩy ra vào thời Lý - Trần. Nếu theo Truyền thuyết " Tại sao sông Tô lịch và sông Thiên Phù hẹp lại " hay truyền thuyết " sự tích Ông Dầu bà Dầu ", tác giả của sự việc trên là các vị Vua nhà Lý, nhằm trấn yểm sự Báo thù của Ông bà Dầu, thì không có sự việc sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại,đến nay chỉ còn là một con sông nhỏ xíu, làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà Nội. Ta nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng, trên bến, dưới thuyền, là trục Giao thông chính thủa ấy. Mặt khác thời Lý Trần có rất nhiều nhà Phong Thủy Việt nam tài giỏi như : Thiền sư Định không làng Cổ pháp (Sư thọ 79 tuổi -Năm Bính tư 808 ), Sư La chân Nhân (852 -936 ), Sư Vạn Hạnh..
    Dĩ nhiên các vị sư đó không thể nào để cho các Vua Lý chấn yểm sông Tô Lịch và Thiên Phù, để đến nỗi sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại và Ngôi báu Vua Lý chẳng bao lâu về tay nhà Trần. Dòng họ Lý bị tuyệt diệt đến nỗi chỉ có người nào đổi qua họ Nguyễn mới thoát khỏi.
    Bây giờ ta xét sự việc dưới một góc độ khác qua các sự kiện Lịch sử và các truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian.
    Theo Việt sử lược : Thành Đại La được xây dựng vào thế kỷ 7 có tên là Tống Bình. Năm thứ 2 niên hiệu Trường khánh (Nhâm Dần -822 ), Vua Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng dân ở thành có ý đồ phản nghịch, liền sai Thầy bói gieo 1 quẻ. Thầy bói nói rằng : Sức ông không đủ để bồi đắp thành lớn, 50 năm sau, có một người họ Cao đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ .
    Tới đời vua Đường Y Tôn (841 -873 ), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Độ sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu: Vừa là một vị Tướng,vừa là một nhà Phù thủy, một Đạo sĩ, cũng là một nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp Phong Thủy vào các năm : 866, 867, 868. Theo truyền thuyết, khi Cao Biền xây dựng lại thành Đại La, thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất. Cao Biền liền tiến hành chấn yểm Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ Thần Bạch mã, núi Tản Viên. Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất.
    Tới đây, ta nhớ lại một truyền thuyết khác của dân tộc Việt nam. Đó là " Truyền thuyết Thành Cổ Loa " Tương truyền rằng khi xây dựng thành Cổ loa, An Dương Vương cũng xây mãi mà thành vẫn bị đổ. Khi đó Rùa Thần hiện ra chỉ cách cho xây và cho một cái móng chân, lúc đó thành Cổ loa mới có thể xây dựng xong".
    Về mặt địa lý, La thành và Thành Cổ loa cách nhau không xa ( Theo đường chim bay chỉ vài chục km ).
    Tới đây, ta buộc phải tự đặt câu hỏi : Có sự trùng hợp giữa hiện tượng sụp đất của Thành Cổ loa, sự sụp đất của thành Đại la và sự sụp lở đất không thể khắc phục được trên công trình nạo vét sông Tô Lịch ?.
    Qua hai truyền thuyết trên, bỏ qua các sự việc có tính chất dị đoan, chúng ta phải chấp nhận một sự thực là: Vùng đất từ đầu nguồn sông Tô Lịch kéo dài đến Cổ Loa - Đông Anh HÀ NỘI là một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định. Ta cũng cần phải nhớ rằng : Núi Tản viên nằm ở hướng Tây Hà Nội. Mặt khác phía Tây và Tây Bắc của La Thành là một vùng núi non trùng điệp của các tỉnh HÒA BÌNH, SƠN LA, LAI CHÂU...Theo định nghĩa của môn Phong Thủy, Long Mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn. Ta cũng biết rằng thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những antena tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, ta cảm nhận được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây bắc của Thành Đại la kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước ), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng ), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa -Đông Anh - HÀ NỘI và còn theo hướng Đông, Đông Bắc đi tiếp .
    Chính vì có Long mạch này mà Cao Biền phải vô cùng bận tâm, khổ trí nhằm tiêu diệt hoặc chấn yểm. Có rất nhiều tryền thuyết về Cao Biền liên quan đến các khu vực khác nhau của Long mạch này. Ta có thể kể ra đây những hoạt động của Cao Biền liên quan đến các khu vực của Long mạch này : Đầu tiên là truyền thuyết Cao Biền chấn yểm núi Tản Viên, hắn đã sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để chấn yểm núi Tản viên. Tới gần đây người ta còn đào được những cái Tháp đất nung đó tại khu vực Hà nội. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng...chôn để chấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại : sắt, đồng, vàng, bạc chấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt Bùa chấn yểm tới 19 nơi dọc theo sông Tô Lịch.
    Thời bấy giờ nước Nam có nhiều vị đại sư tài ba lỗi lạc, hiểu biết rất giỏi về Nho,Y, Lý số và thuật Phong Thủy đã hóa giải sự trấn yểm của Cao Biền bằng phép Huyền môn. Các đại sư thường tụ tập tại ngôi đền SƠN TINH THỦY TINH ở núi Ba vì, hay ở đền BẠCH MÃ, dùng những hiểu biết về Phong Thủy để chấn áp bùa phép của Cao Biền.
    Trở lại, đạo bùa tìm thấy trên lòng sông Tô Lịch, có rất nhiều lý do để có thể kết luận rằng : Đó là tác phẩm của Cao Biền, chứ không phải là của các nhà vua Lý. Tác phẩm đó là của Cao Biền đời nhà Đường, thuộc về thế kỷ 9, tức là trước thời các nhà Lý khoảng 200 năm (Lý thái Tổ -Năm 1010 ). Nếu xét về niên đại của cổ vật tìm thấy, thì trong khoảng 200 năm các cổ vật trên cũng không có sự thay đổi nhiều. Cũng không loại trừ trường hợp các cổ vật ở trên đất liền rớt xuống lòng sông thời gian sau khi Cao Biền trấn yểm.
    (còn tiếp...)
  8. ha_long_yeu_dau

    ha_long_yeu_dau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    híc , mấy hôm nay bận quá không vào đây được, em xin pết tiêp:
    PHẦN HAI : HẢI TRÌNH CỦA Ô MÃ NHI
    Thời gian nào Trương Văn Hổ rời Khâm Châu ?
    và phải chuyển lương thực đến Vạn Kiếp chậm nhất là ngày nào?
    Trong nhiều tư liệu tham khảo không thấy có ghi ngày nào Trương Văn Hổ rời Khâm Châu và trận Trần Khánh Dư xảy ra ngày nào , nhưng nếu căn cứ vào thời gian khời hành của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp thì trong các tài liệu như ĐVSKTT , KĐVSTGCM , Nguyên Sử đều có chép sự kiện Thoát Hoan hội quân ở Vạn Kiếp Nguyên Sử q14 Bản kỷ trang 11b chép " Ngày Giáp dần 28 tháng 11 (2/1/1288) Trấn Nam Vương đến Vạn Kiếp , tất cả các quân đều đến hội " trong Nguyên Sử q 166 , Phàn Tiếp Truyện cũng có chép là Phàn Tiếp lên hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp
    ĐVSKTT tr.60 chép :
    ......thái tử Nguyên A Thai (Thoát Hoan ) cùng Ô Mã Nhi họp 30 vạn quân đánh Vạn Kiếp rồi thuận dòng xuôi về đông. Người các hướng Ba Điểm, Bàng Hà đều đầu hàng chúng.
    Trong An Nam chí lược q 4 chép " Tháng 11 ngày mậu tuất ( 17/12/1287 ) chu sư tiến trước qua cửa Vạn Ninh..." ở đây chỉ là Thủy quân ( chu sư ) của cánh Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp từ Khâm châu tiến vào Vạn Ninh ( Mũi Ngọc - Mông Cái ) Nguyên Sử q 4 trang 11b chép ngày 20/12/1287 Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp mới vào Giao Chỉ
    Tóm tắt thời gian chuyễn quân của cánh đường thủy của Ô Mã Nhi từ Khâm châu như sau :
    Ngày 17 /12/1287 Khởi hành từ Khâm châu
    Ngày 20 /12/1287 vào hải phận Đại Việt có thể từ vùng quần đảo Vân Đồn cho dến vùng đảo Cát Bà
    Ngày 2/1/1288 Hội quân ở Vạn Kiếp
    Trong vòng 12 ngày Ô Mã Nhi sẽ vượt qua cửa Nam Triệu hoặc đi qua eo biển nằm giữaThị Trấn Cát Hải và Phú Long - Cát Bà hiện nay để vào sông Bạch Đằng rồi từ đó tiến về Vạn Kiếp - Thăng Long
    Cuộc chiến trên sông Bạch đằng trong lần xâm lược thứ ba nay có thể phân tích ra làm 3 giai đoạn
    Hai giai đoạn đầu khi Ô Mã Nhi đi vào Hội quân ở Vạn Kiếp và khi Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi ra rước thuyền lương của Trương Văn Hổ thì quân Mông Cổ làm chủ tình thế trên sông , quân Đại Việt chỉ có tập kích lẻ tẻ , Trần Hưng Đạo chỉ tung hết lực lượng phản công khi Thoát Hoan cho rút lui và trận quyết chiến xảy ra vào ngày 9 / 4/ 1288 với sư hiện diện cũa vua Trần Nhân Tông , Thượng hoàng , Nguyễn Khoái và Trần Hưng Đạo Quân Đại Việt đã đánh tan tác quân Mông Cổ, Ô Mã Nhi bị bắt sống , Trương Ngọc tử trận , Phàn Tiếp bị thương
    Lúc Hội quân ở Vạn Kiếp là lúc mà Thoát Hoan rất cần được nghe báo cáo về các dữ liệu quân số, lương thực , tình hình nước Đại Việt , các điễm nóng để quyết định cho việc tổng tấn công tiêu diệt quân nhà Trần , chính lúc này là lúc mà Trương văn Hổ phải có mặt , hoạc ít nhất là Ô Mã Nhi phải thông báo cho Thoát Hoan biết về tin túc tình hình các thuyền , lúc này bộ chỉ huy của Mông Cổ ở Vạn kiếp đã hoàn toàn mất liên lạc mà đang lẽ ra thì Trương Văn Hổ phải có mặt trước khi hội quân vài ngày , chính vì thế mà Thoát Hoan ra lệnh cho Ô Mã Nhi trở ra biển tìm Trương văn Hổ KDVSTGCM trang 534 chép "Ô Mã Nhi đợi mãi không thấy thuyền tải lương của Văn Hổ đến , bèn đánh phá trại An Hưng , rồi lại đem quân về Vạn Kiếp , chia ra đóng giử các núi Chí Linh và Phả Lại để làm kế cố thủ " mặt khác Thoát Hoan điều động kho dự trữ lương thực ít ỏi ở Tư Minh khi cho nhóm quân Nguyên cùng các nhân vật phản quốc như Lê Trắc , Lê Án và con trai Trần Ích Tắc theo hướng Tư Minh tiến vào Lạng Sơn , ngày 1/2/1288 bị quân ta chận đánh tan tác phải chạy trở về Tàu
    Quân lương không được tiếp tế , quân Mông Cổ rơi vào thế khốn quẫn....
    Từ thời gian và hải trình của Ô Mã Nhi có thể hình dung con đường Trương Văn Hổ sẽ đi qua
    Nếu tính sát với các thời điễm đã ghi trong sử liệu của Việt Nam và Trung Quốc thì có thể tính toán dể suy ra gần dúng ngày khởi hành và thời điễm của trận hải chiến này
    Ngày 17 /12/1287 Khởi hành từ Khâm châu
    Ngày 20 /12/1287 vào hải phận Đại Việt có thể từ vùng quần đảo Vân Đồn cho dến vùng đảo Cát Bà
    Khi đi qua Mũi Ngọc bị Nhân Đức Hầu Toàn đem thủy quân chận đánh
    Khi đến Vân Đồn bị Khánh Dư chận đánh lần thứ hai nhưng Khánh Dư đánh thất lợi, thượng hoàng được tin, sai trung sứ xiềng Khánh Dư giải về kinh.
    Thông tin thất trận này muốn đến được tai vua Trần Nhân Tông đang ở Thăng Long thì người mang tin phải đi từ Quần đảo Vân Đồn đến Cửa Sông Bạch Đằng , rồi từ Bạch Đằng chạy ngựa dến Thăng Long thời gian nay nhanh nhất cũng mất 3 ngày , quyết định của vua Trần Nhân Tông sai Trung sứ đến bắt Khánh Dư đang ỡ tại Vân Đồn cũng mất ít nhất là 4 đến 5 ngày vì Trung sứ không thể đi hỏa tốc như người chạy trạm
    Khánh Dư nói :
    -"Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn".
    Trung sứ theo lời xin đó.
    Khánh Dư liệu biết quân giặc đã qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu thuyền vận tải quả nhiên đến, Khánh Dư đánh bại chúng, bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều .....
    Như vậy tổng cộng thời gian là : trên dưới 10 ngày kể từ khi Khánh Dư bị Ô Mã Nhi đánh bại cho đến lúc Khánh Dư đánh chìm toàn bộ thuyền lương của Trương Văn Hổ , ta có thể suy ra là Trương Văn Hổ rời khỏi Khâm Châu vào ngày 27 tháng 12 năm 1987 bghĩa là sau Ô Mã Nhi một tuần lể và trận hải chiến này có thể xảy ra trong khoảng ngày 30 tháng 12 năm 1287 cho đến 2 tháng 1 năm 1288tức là khoảng 3 dến 4 ngày sau
    Ai là người cố vấn cho Ô Mã Nhi vàTrương Văn Hổ vạch ra hải trình này
    Từ thời Lý Anh Tông(1149) đã cho lập phố xá ở Vân Đồn, bấy giờ thuyền của nhiều nước hay đến buôn bán với nước ta DVSKTT chép : "Trước đây, Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, tục ở đó lấy buôn bán làm nghề nghiệp sinh nhai, ăn uống may mặc đều dựa vào khách buôn phương Bắc, cho nên quần áo, đồ dùng theo tục người Bắc. Khánh Dư duyệt quân các trang , ra lệnh : -"Quân trấn giữ Vân Đồn là để ngăn phòng giặc Hồ, không thể đội nón của phương Bắc, sợ khi vội vàng khó lòng phân biệt, nên đôi nón Ma lôi, ai trái tất phải phạt".
    Có thể hình dung được cư dân ở trên các đảo Cát Bà , Cái Bàn , Cái Bầu Quan Lạn , Cô Tô và các đảo nằm trong Vịnh Bắc Bộ đặc biệt vùng vịnh Hạ Long , Bái tử Long , Vân Đồn phần đông là những người buôn bán hay làm nghề đánh cá vì vùng biển ở đây nhiều hải sản , ngọc trai , trung bình có độ sâu 20 m có nơi rất cạn chỉ vài mét như khoảng cách từ Cái Bàn đến Quan Lạn , những người Trung Quốc sinh sống ở vùng này là người biết rỏ về địa hình địa vật , con nước thủy triều lên xuốùng và con đướng nào an toàn nhất , ngắn nhất , vị trí nào để ẩn nấp khi gặp gió bão có thể chính là những người đã giúp cho Ô Mã Nhi và Trương văn Hổ vạch ra hải trình này , đó là con dường đi men theo hải trình mà các thương thuyền hay qua lại ,con đường đó đi từ Khâm châu ngang qua Mũi Ngọc , ngang qua đảo Vinh Thực , ngang giữa quần đảo Cô Tô và quần đảo Vân Đồn ( gồm có đảo Ba Mùn ( Đào Cao Lô) Cửa Đối , đảo Quan Lạn ) rồi di ngang qua đảo Thượng Mai , đi sát đảo Hạ Mai đánh một vòng cung qua đảo Long Châu rồi tiến vào Bạch Đằng qua cửa Nam Triệu
    Nếu lộ trình này từ Vân Đồn đi vào vịnh Hạ Long rồi đi qua cửa Lục và trận chiến xảy ra ở đây như nhiều nhà sữ học sau này mô tả thì rất là khó hiểu vì trong vịnh cửa Lục không có con sông nào đổ ra sông Bạch Đằng ( Xem bản đồ số 2) vả lại muốn vào cửa Lục thì phải đi qua mấy trăm hòn đảo nhỏ vô cùng nguy hiễm và rất dể bị tập kích , trong khi đómục đích của Trương văn Hổ là vào Bạch Đằng để đi Vạn Kiếp , cho nên nói trận hải chuyến xảy ra trên biển Lục Thủy hay ở tại Vân Đồn là chính xác
    Được ha_long_yeu_dau sửa chữa / chuyển vào 22:52 ngày 16/04/2007
  9. ha_long_yeu_dau

    ha_long_yeu_dau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Tương quan lực lượng của Mông Cổ và Đại Việt
    Hưng Đạo Vương giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư , Khánh Dư là người thông thạo vùng biển vịnh Bắc Bộ , trong hai cuộc chống quân Mông Cổ trước có lẽ Trần Hưng Đạo và Khánh Dư biết chắc rằng một trong những mũi tấn công của kẻ thù phương bắc nếu có sẽ là hướng từ Khâm Châu - Mông Cái - Bạch Đằng vì thế việc điều nghiên địa hình , những nét đặc thù của các quần đảo như Cô Tô , Vân Đồn , Cái Bầu , Cát Bà và những vùng đất dịa đầu như Mõũi Ngọc , Trà Cổ , Vinh Thực ,Chàng Tây , Long Châu là không thể thiếu được vì đó là vành đai vòng cung bảo vệ cho phần đất bên trong , ờ trên đỉnh của các đảo đó nhửng tổ tiền tiêu có thể quan sát hết các hoặc động di chuyển của hải quân Mông Cổ rất dể dàng
    Cuộc chạm trán đầu tiên và thất bại của Trần Khánh Dư đối với đội hải quân hùng hậu với 650 chiến thuyền của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đã giúp cho Trần Khánh Dư kinh nghiệm và hiểu rỏ hơn con đường mà Trương văn Hổ sẽ phải đi qua , cuộc chiến thắng dể dàng của Ô Mã Nhi lại là một cái bẩy giăng ra cho Trương Văn Hổ sa vào ổ phục kích của Khánh Dư vì khinh thường và thiếu đề cao cảnh giác đối với quân Đại Việt , sự thất bại của Khánh Dư có thể là do sự yếu kém của quân Đại Việt trước lực lượng hùng hậu của Mông Cổ mà cũng có thể là ý đồ của danh tướng họ Trần ? nhưng dù sao thì sự thất bại này là hoàn toàn có lợi trong việc tiêu diệt 70 thuyền lương của Trương Văn Hổ sau này
    Trần Khánh Dư chỉ cần 100 chiến thuyền là có thể tiêu diệt nhanh gọn 70 chiếc thuyền lương nặng nề chậm chạp của Trương Văn Hổ , nhưng với 100 chiếc đó nếu giao chiến thì sẽ bị 650 chiến thuyền của Ô Mã Nhi đè bẹp nuốt lốn ngay tức khắc.
    Trong phan tiếp chúng ta sẽ phân tích các vấ đề sau :
    Dự báo thời tiết ở biển Đông mùa đó ra sao ?
    Tại saoTrần Khánh Dư lại có thể dự đoán khi nói với trung sứ của vua Trần Nhân Tông là -"Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn".
    Tai sao chỉ hai ba ngày thôi ? có phải là Trần Khánh Dư biết chắc là mình sẽ hạ độc thủ kẻ thù ở vị trí tọa dộ nào rồi chăng ?
    Vị trí đó nằm ở đâu ? có phải là ở Cửa Lục như các nhà sử học về sau này nói đến hay là ỡ một chổ khác trên Lục Thủy Dường
  10. bluerosemary

    bluerosemary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    1.207
    Đã được thích:
    0
    chú ơi, hết rồi à ?

Chia sẻ trang này