1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm lại nguồn gốc võ thuật VN .

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi MinhTrinh, 07/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tìm lại nguồn gốc võ thuật VN .

    Lịch sử Việt Nam thường hay có những thời kỳ lẫn lộn với TQ; điều ấy không thể phủ nhận với hơn ngàn năm đô hộ trải qua nhiều thời kỳ khác nhau .

    Nhưng cũng khó có thể phủ nhận là : Dân tộc VN vẫn có những sắc thái riêng về văn hoá, văn, võ học . Chúng ta không thể cho rằng tất cả các sản phẩm tinh thần của cha , ông đều đã bị đồng hoá .

    Đi tìm lại nguồn gốc võ học VN không đơn giản, là vì hầu hết các phái võ VN chia ra lẻ tẻ và có tính cách gia đình .

    Nhưng dựa vào những vũ khí chiến đấu thời xưa, Có thể chúng ta sẽ tìm được những nét dị biệt giữa 2 nền văn hoá .

    Tôi xin mở đầu bằng vài bài nghiên cứu của VS Phan Quỳnh .

    VS Phan Quỳnh nguyên là VS Nhu Đạo ( 1954 ) và từ thập niên 1960, ông đã trở thành VS Vovinam ; Ông bỏ ra khá nhiều thời gian nghiên cứu , rất tiếc vì đang ở Hoa Kỳ nên không thể đào sâu đến tận căn nguyên của nền võ học VN , dù sao thì cũng nhờ những lần về VN, ông đã sưu tầm được ít tài liẹu, tôi xin mạn phép VS Phan Quỳnh để đưa các tài liệu này lên đây .

    Lẽ ra chỉ cần đưa 1 link là đủ, song để bàn thảo, tôi copy nguyên bản ra đây .
    ============
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Những Vũ Khí Sở Trường
    Của Người Việt Thời Tiền Sử

    Mới đây, VS Huỳnh Trọng Tâm có hỏi tôi về cây thương ở Việt Nam. Trong một cuộc điện đàm ngắn, chúng tôi mới chỉ trao đổi sơ lược loại binh khí này qua cái nhìn tiếp cận folklore, dân tộc học , truyền thuyết dân gian. Thương, dáo, lao, có hình dạng tương tự và cùng với tên nỏ, cung, rìu, v.v. . . là những vũ khí đđã đđược xử dụng thường xuyên của người Việt thời thượng cổ. Để được đầy đủ hơn cho công việc tìm hiểu nguồn gốc bản địa của những vũ khí truyền thống này, chúng ta không thể bỏ qua lãnh vực khảo cổ và những tư liệu ở các lãnh vực thuộc khoa học xã hội và nhân văn khác.

    I/-
    Khảo cổ học thời thượng cổ Việt Nam đã được phân ra những giai đoạn có khung niên đại (dựa theo sách Lịch Sử Việt Nam tập I) như sau :

    -Thời đại đồ đá cũ : khoảng 300 ngàn năm về trước (di tích ở núi Đọ và văn hóa Sơn Vi hậu kỳ thời đá cũ ).
    -Thời đại đồ đá giữa : 10 ngàn năm trước nay (văn hóa Hòa Bình, nghề nông đã xuất hiện).
    - Thời đại đồ đá mới : 5 ngàn năm trước nay : văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Bầu Chó, văn hóa Hạ Long.
    -Thời đại đồ đồng thau : 4 ngàn năm trước nay (văn hóa Phùng Nguyên).
    3 ngàn năm ?" 2.5 ngàn năm : Văn Hóa Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ. (1)

    1)- Ngay từ thời đại đồ đá cũ, người Việt cổ đã biết dùng đá làm những công cụ chặt, nạo, rìu tay, ghè đẽo thô sơ tìm thấy núi Đọ (Thanh Hóa) cách nay ba trăm ngàn năm hay những công cụ bằng đá cuội ở vùng đồi núi Vĩnh Phúc Yên, Phú-thọ, (văn hóa Sơn Vi), cách nay trên dưới ba chục ngàn năm , hậu kỳ đồ đá cũ.

    Truyền thống kỹ thuật và văn hóa đá cuội Việt Nam được tiếp nối với hai nền văn hóa Hòa-bình (thuộc thời đại đá giữa) và văn hóa Bắc-sơn (thuộc buổi đầu thời đại đá mới).

    a/. Bên cạnh kỹ thuật ghè đẽo, người Việt cổ đã phát minh kỹ thuật mài, tạo nên những chiếc rìu Bắc-sơn (rìu tứ giác mài lưỡi) nổi tiếng thời đại đồ đá mới. một số lưỡi dáo hay thương hoặc lao và mũi tên đá. Văn hóa Bắc-sơn là một trong những văn hoá có rìu mài sớm ở trên thế giới. Tiến sĩ Wilhelm G. Solheim, giáo sư Nhân Chủng Học trường đại học Hawaii, nhận xét :

    Tôi cho rằng những công cụ bằng đá dẽo có cạnh sắc tìm thấy ở phía bắc Úc châu và được định tuổi bằng Carbon 14 là hai chục ngàn năm trước Tây lịch đều thuộc nguồn gốc Hòa Bình .

    (I suggest that the earliest dated edgeground stone tools, found in northern Australia and dated by carbon 14 at about 20,000 B.C. , are of Hoabinhian origin ). (2).



    b/. Trình độ phát triển vũ khí ở thời đại đồ đá tại Việt Nam nhìn chung, ngoại trừ rìu đá, vẫn còn ít ỏi về kiểu loại, và sự thô sơ của kỹ thuật cùng tính năng của nó. Những vũ khí này dù kỹ thuật chế tác có đạt tới bước phát triển cuối cùng của kỹ nghệ đồ đá, thì cũng vẫn bị chất liệu đá hạn chế khá nhiều độ sắc nhọn, hướng cải tiến và diện xử dụng.

    c/. Tuy nhiên, cần ghi nhận ở đây điểm quan trọng là : một sở trường, một thiên hướng, một thị hiếu nữa, trong việc chọn lựa, sáng tạo và xử dụng vũ khí của tiền nhân người Việt đã được khẳng định ở thời đại đồ đá để rồi sau sẽ được nhân bội lên trong việc trực tiếp kế thừa và phát triển mạnh mẽ ở những thời đại đồ đồng , đồ sắt sau này, góp phần tạo nên những vũ khí truyền thống. Đó là sở trường, thiên hướng, thị hiếu dùng cung nỏ tên, rìu búa và dáo lao (thương) làm vũ khí chủ đạo.

    Và chính vì thế mà chúng ta có thể thấy thêm một đặc điểm thứ hai của tình trạng vũ khí ở bước này là : chưa có sự phân hóa, chuyển hóa rạch rõi và phổ biến giữa vũ khí và công cụ. Cây rìu, cung tên, ngọn dáo, ở thời kỳ này, lúc là công cụ để chặt bổ, săn bắn, lúc là vũ khí để đâm phóng, đánh bổ, hoặc vừa là công cụ vừa là vũ khí. Trong tình trạng này cũng chung cho cả những khí vật bằng chất liệu mà lòng đất không thể gìn giữ tới nay cho chúng ta hình dáng của nó, nhưng theo qui luật chung , hiển nhiên cũng tồn tại ở bước này . Đó là những gậy, búa, mũi nhọn, lao ... bằng tre, bằng gỗ, v.v. . . .



    2)-
    a/. Tư liệu khảo cổ học thời đại đồ đồng thau thuộc văn hoá Đông-sơn (Thanh Hóa, Bắc Việt) cho thấy rằng trong khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Tây lịch, vũ khí của tổ tiên người Việt đã phát triển lên một mức và có một vai trò quan trọng đáng kể. Sự tăng tiến về số lượng và sự phong phú về kiểu dạng khai quật được phản ánh rõ ràng sự phát triển của vũ khí ở bước này. Bên cạnh những vũ khí chủ đạo, kế thừa và phát triển trực tiếp từ những vũ khí thời đồ đá, là cung nỏ tên, lao dáo và rìu búa, ( những vũ khí này chẳng những còn để lại những bằng cứ là vật chất, mà còn để lại đầy đủ bằng hình ảnh qua những nét chạm khắc trên các trống đồng , thạp đồng) còn nở rộ một loạt dáng kiểu vũ khí khác nhau khá phong phú. Có thể nói những thành phần vũ khí cơ bản của bộ binh trước khi có hỏa khí, đều đã thấy xuất hiện ở giai đoạn này. Đó là các loại vũ khí tấn công tầm xa như cung nỏ và lao, đánh tầm gần như thương, dáo, mác, rìu búa, dao găm, đoản kiếm, qua, và vũ khí phòng ngự như hộ tâm phiến, khiên, mộc, v.v....



    Chất liệu mới của những vũ khí này là một điều kiện rất cơ bản làm nẩy sinh một loại thuộc tính ưu việt của vũ khí. Đồng thau cùng với trình độ hiểu biết cao về kỹ thuật đúc cho phép sản xuất hàng loạt (Trường hợp điển hình là kho đầu mũi tên đồng ở thành Cổ-Loa, kinh đô của nhà nước Âu Lạc, khỏang mười ngàn mũi tên), tăng cường độ sắc nhọn của vũ khí và nhất là tạo điều kiện cho cho sự gia công cải tiến vũ khí, phát huy nhiều tính năng và tác dụng của vũ khí (đầu mũi tên đồng có hơn một chục loại, lao, dáo, dao găm, rìu chiến cũng có nhiều dáng vẻ khác nhau, có thể vừa đâm vừa chém và mũi tên bắn ra không lấy lại được , ...).



    b/. Kết quả của những bài tính toán học và thực nghiệm cho thấy rằng với sức nặng của đầu mũi tên đồng Cổ Loa, thì phải có một chuôi tên dài từ 80 phân đến một mét mới có thể bắn tên đi ở tình trạng tốt nhất (đđộ dài này tính theo tỉ trọng của tre). Một chiếc tên như thế cho phép giả thiết rằng, ngòai cây cung là phương tiện phóng tên chắc chắn, còn có thể có cả hình thức nỏ máy để phóng tên nữa (3). (Một số hình ảnh chạm khắc trên trống đồng, những tư liệu dân tộc học và truyền thuyết vùng Cổ Loa cũng phù hợp với điều giả thiết này.) Sách Việt Kiệu Thư chép Man động xưa ở nước Nam Việt thời Tần rất mạnh, về phép dùng nỏ thì lại càng giỏi lắm, mỗi phát tên bằng đồng xuyên qua hơn chục người (4).

    Những tài liệu ở một ngôi mộ Việt Khê thời đồ đồng cũng cung cấp những số liệu chính xác về những cây dáo, cây lao, thương : cán có độ dài lên tới hai mét ba mươi bẩy phân, đường kính cán tương đối nhỏ, khoảng một phân rưỡi, nhưng bù lại, được lựa chọn từ loại cây có thớ dọc, dẻo dai, có độ bền cao và được cạp thêm một khoảng gần sát luỡi bằng mây sợi chẻ mỏng. Cán dáo còn được sơn bóng đẹp với nước sơn ta từng khoanh màu vàng và màu đen xen kẽ.

    Như vậy, ba vũ khí chủ đạo của người Việt cổ là : mũi tên, dáo lao hay thương và lưỡi rìu, và có nguồn gốc bản địa, sản xuất ngay tại chỗ. Giáo sư Wilhelm G. Solheim đã viết :

    - Quan niệm cổ điển về thời tiền sử cho rằng kỹ thuật vùng Đông Nam Á là kết quả của những làn sóng di dân từ phương Bắc mang tới. Ngược lại, tôi cho rằng vào thời đại đầu đồ đá mới , nền văn hóa Bắc Trung Hoa gọi là Ngưỡng Thiều là một phần của nền văn hoá Hòa Bình đã tỏa lên Bắc Trung Hoa vào khoảng sáu hay bẩy ngàn năm trước Tây lịch.
    - Tôi cho rằng nền văn hóa mà sau này được gọi là văn hóa Long Sơn vẫn thường được coi là phát triển từ Ngưỡng Thiều ? Bắc Trung Hoa rồi lan ra miền Đông và Đông Nam, thì trái lại thực ra đã khai sinh ? Nam Trung Hoa và di chuyển lên phía Bắc. Cả hai nền văn hóa này đều bắt nguồn từ gốc văn hóa Hòa Bình.

    -( The tra***ional reconstraction of Southeast Asian prehistory has had migrations from the noerth bringing important developments in technology to Southeast Asia. I suggest instead that the first neolithic (that is, late Stone Age) culture of North China, known as Yangshao, developd out of a Hoabinhian subculture that moved north from northern Southeast Asia about the sixth or seventh millennium B.C.
    - I suggest that the late so-called Lungshan culture, which supposeedly grew from the Yangshao in North China and then exploded in South China and moved northward. Both of these cultures developed out of a Hoabinhian base.) (5)

    II/-
    1)- Mặt khác, tên gọi Nam-Á (Austroasiatic) là thuật ngữ nhân chủng học và ngôn ngữ học bao gồm khu vực Đông Nam Á và Châu Á Hải Đảo kể cả phía Nam Trung Hoa mà một phần chủng tộc này được cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt (Điền Việt, Dương Việt, U Việt, Mân Việt, Đông Việt, Lạc Việt,...) sinh sống từ khu vực phía Nam sông Dương Tử đổ xuống phía nam. họp thành những khối cư dân lớn có những tiếng nói thuộc ngữ hệ Mon-Khmer, Việt-Mường và Malayo-Polynesian, những dân tộc thời tiền sử chủ yếu sống nông nghiệp , săn bắn đánh cá, dùng thuyền bè di chuyển trên sông rạch , biển cả, ăn mắm (chưa biết ăn xì dầu), ở nhà sàn , nhà mái cong, xâm vẽ mình, mặc: áo chui đầu (poncho), sà-rông, váy , v.v...
    Cái thúng mà thủng hai đầu,
    Bên ta thì có bên Tầu thì không.
    khác với nhóm dân tộc thời tiền sử chủ yếu sống du mục, chăn nuôi với đồng cỏ mông mênh phía Bắc và Tây Bắc, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng.

    2)- Khi xưa tiếng Hán đang còn đóng khung ở vùng phía bắc sông Hoàng Hà, sông Vị Hà thì nó chưa thể có nhiều những từ nêu lên tên gọi của những sản vật mà chỉ phương nam mới có, do đó có sự vay mượn, ảnh hưởng qua lại các thuật ngữ vùng Nam Á. Những danh từ chỉ thực vật như cảm lãm ( trám ) , phù lưu ( trầu ), ba la mật ( mít ) v.v... chắc chắn là những danh từ vay mượn các ngôn ngữ vùng nhiệt đới. Để chỉ sông , phía bắc, người Hán gọi là Hà, nhưng từ sông Dương Tử trở về nam lại gọi là Giang . Theo các nhà địa danh học : Giang là một từ người Hán vay mượn , thanh phù công ( ) đứng cạnh bộ chấm thủy ( ) trong chữ giang ( ) rất dễ dàng gợi cho ta nghĩ đến Kion (Miến), Kon (Katu), Karan (Mơ-nông), Krong (Chàm), Không ( Mường), Hông (Khả), Krông (Bà Na), Khung (Thái), Sôngal (Mã Lai), cũng như nghĩ đến Sông trong tiếng Việt ( Việt Miên Lào có chung con sông là Mê-kông ) .

    Có khi chiều ảnh hưởng chỉ đi theo một dường thẳng đơn giản, từ bên này sang bên kia, nhưng cũng nhiều khi mũi tên có thể đi đường vòng từ A sang B, rồi lại từ B quay trở? lại A. Đó là trường hợp của nỏ , thứ vủ khí phương Nam ta gọi là Ná. (So sánh với Na của người Mường, người Chức, Nả của người La-Ha (Mưng La) , Hna của người Bà Na, Na của người Ê Đê, dọc Trường Sơn, Mnaá của người Sơ Đăng, Sa Na của người Kơ-ho, Snao của người Raglai, Na của người Mạ Nam Tây-nguyên, Hnaá của người Gia Rai, S-Na của người Miên, Sơ-Na của người Srê, hay Sna của người Chăøm Phan Rang, Phan Rí , Nả của người Thái Trắng, Pna của người Mã Lai , v.v. ... ), có nhiều cơ sở để có thể khẳng định chính từ tên gọi loại vũ khí này mà được nhập vào vốn từ vựng của người Trung Hoa, sản sinh ra tiếng Hán có cách đọc Hán Việt cổ làù Nõ hay Hán Việt hiện nay là Nỗ, (chữ Nỗ [ ] tổng hợp của thanh phù Nô [ ] (như Nô Bộc) đứng trên chữ Cung tượng hình [ ] rồi lại quay trở về Việt Nam được đọc theo Nôm là Nỏ. Nỏ là một phát minh của người phương nam (6).

    Sách Lĩnh Nam Chích Quái chép truyện Triệu Đà sai con là Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần phương nam của An Dương Vuơng Thục Phán.

    III/-
    Cái Rìu của tổ tiên chúng ta cũng có một sự tích lý thú, được đặt thành tên dân tộc: Về ý nghĩa của tộc danh Việt , lâu nay một số người dựa trên dạng chữ Hán hiện đại [ ] có chứa bộ tẩu [ ] của chữ này để giải thích rằng Việt nghĩa là chạy, vượt. Thực ra chữ Việt trong Hán tự đã trải qua nhiều cách viết rất khác nhau, đây là tên gọi có từ lâu đời (họ Việt-thường, chủng Bách Việt được nhắc đến trong sử Bắc từ rất sớm).



    Theo Bình Nguyên Lộc (7), việt vốn là tên gọi một loại công cụ kiêm vũ khí rất đặc thù của người Việt cổ : cái rìu. Như chúng ta đã biết, khảo cổ học đã tìm được ở khắp nơi trong địa bàn cư trú của người Việt cổ rất nhiều loại rìu với các chất liệu khác nhau (đá, đồng , sắt) như rìu đá có tay cầm, rìu đồng hình tứ giác, rìu đồng lưỡi xéo. Trong ngôn ngữ Nam-Á cổ đại, rìu hay dìu có lẽ đã được phát âm là dịt hoặc một âm gì đó tương tự (các truyền thuyết Mường gọi vua Việt là Bua Dịt hay Dịt Dàng). Khi tiếp xúc với người phương Nam, tổ tiên người Hán, với tính cách du mục vốn có, đã rất chú ý đến loại công cụ có thể được dùng như vũ khí này, coi nó là đặc trưng quan trọng của ngưòi phương Nam nên đã gọi họ là bọn Rìu : Dịt được phiên âm qua tiếng Hán cổ , rồi từ tiếng Hán lại phiên âm trở lại theo cách đọc Hán-Việt thành Việt . Chính cái vật chất là cái rìu lưõi xéo có cán (xem hình) đã là nguyên mẫu để tổ tiên người Trung Hoa , khi tiếp xúc với phương Nam, đã mô phỏng theo đó mà tạo nên chữ Việt . nguyên thủy (xem hình) . Còn trong tiếng Việt, chữ dịt nguyên thủy ở bản địa đã trải qua nhiều biến đổi ngữ âm để có được bộ mặt của chữ rìu hiện nay cùng với cả một họ các từ gần nghĩa : rìu , rèn, rào, dao , rựa , ... Bên cạnh đó, cho đến gần đây vẫn có một chữ việt với tư cách danh từ chung có nghĩa là rìu ; nó xuất hiện trong kết hợp phủ việt (phủ = búa, việt = rìu), tương tự giống trường hợp chữ Ná người Hán mượn rồi trở về ta là chữ Nỏ .

    Đến thời Khổng Tử, chữ Việt [ ], theo giáo sư Lương Kim Định của Đại Học Văn Khoa Saigon (8), vẫn còn giữ được ký hiệu [ ] tượng hình cho cái rìu ; ngoài ra , nó còn được bổ xung thêm một nét đặc trưng quan trọng nữa là bộ mễ [ ] để chỉ dân trồng lúa. Ngay cả chữ Việt hiện thời [ ] cũng còn giữ được dâu vết của cái rìu đó qua sự hiện diện của bộ thích. Theo Vệ Tu Hiền trong Ngô Việt thích danh thuyết thì chữ (Việt, tên dân tộc) chính là chữ (Việt) chỉ cái búa rìu vậy (9).



    Chú thích
    (1) Uỷ Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, LỊCH SỬ VIỆT NAM tập I, Hà Nội, nhà xb KHXH, 1971, trang 87.
    (2) Wilhelm G. Solheim , New Light on a Forgotten Past, National Geographic, Vol. 139, No. 3 , March 1971, p. 339.
    (3) Hùng Vương Dựng Nước , tập 4, Hà Nội, nxb KHXH, 1974, trang 292-299.
    (4)Dẫn theo Trần Quốc Vượng-Hà Văn Tấn, Lịch Sử Chế Độ Phong Kiến Việt Nam. Tập 1, Hà Nội, Giáo Dục, 1960, trang 26.
    (5) Wilhelm G. Solheim , đã dẫn, trang 339.
    (6) Phan Quỳnh, Non Bộ Trong Lịch Sử Việt Nam, .Đặc san VVD, vol. 9 tháng 6/2002, địa chỉ
    http://www.vovinam-via.org/vvdmagazine9.htm ,
    (7) Bình Nguyên Lộc, Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam , Saigon, Bách Bộc xb, 1971, Xuân Thu in lại tại Hoa Kỳ, trang 154-157, 784-787.
    (8) Kim Định, Việt Lí Tố Nguyên , Saigon, An Tiêm xb, 1970, trang 60-61, 82.
    (9)Trần Ngọc Thêm, Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, nxb TPHCM, 1996, trang 66.

  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tương tự như luật pháp, Việt Nam chúng ta có hẳn một nền Luật học từ sơ khai, cũng có những triều đại lúc bị đô hộ phải áp luật Tàu nhưng cũng có nhiều lúc độc lập áp dụng luật riêng .( GS Vũ Văn Mẫu - Cổ luật VN ) ngay từ thời Hai Bà trưng . Lê Lợi ....
    Vũ khí cũng thế, người VN đã từng có những vũ khí riêng của mình theo như bài trích dẫn .
    Không hiểu sao MSGVovit và một số bạn không tham gia đóng góp để về nguờn ? Cứ ngồi mà chỉ trích xong lại bảo bận !
    Dưới đây là vài hình ảnh đã được VS Phan Quỳnh sưu tầm được từ các thư viện và thân hữu từ VN .
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Tui xin dẫn chứng môn võ có vẻ thuần Việt hơn hiện nay là môn đô vật hay còn gọi là VẬT LÀNG SÌNH,và hội Chọi Trâu ở Đồ Sơn. Ngày trước khi về một số vùng nông thôn, tui thấy trẻ chăn Trâu hoặc bò thường hay rủ nhau vật, có lúc vật với nhau, lúc hứng tôi thấy chúng vật đùa cả với nghé, bê,... không biết đây có phải là một trong những hình thức xa xưa mà cha ông ta hay (hoặc đã từng) tập luyện võ thuật không nhỉ ?
  5. zimaleta

    zimaleta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    Chào Anh Trinh Minh !
    Dân tộc VN vẫn có những sắc thái riêng về văn hoá, văn, võ học . Chúng ta không thể cho rằng tất cả các sản phẩm tinh thần của cha , ông đều đã bị đồng hoá .
    Đi tìm lại nguồn gốc võ học VN không đơn giản, là vì hầu hết các phái võ VN chia ra lẻ tẻ và có tính cách gia đình .
    + Điều này Tôi hoàn toàn đồng ý với Anh !!!
    + Cái khó ở đây là lấy phương pháp và tiêu chuẩn nào để xác định đây là tính chất thuần chủng của phái võ của VN chứ không phải lai tạo biến tấu vay mượn của người ta.
    + Ngay cả vấn đề nhân chủng học cũng đã làm khó khăn rồi ! Tôi có may hơn một số người là gia đình có Gia phả rõ ràng. Chứ nhiều người khoảng 5 đời trở lên là không biết có nhớ nổi Ai là Ông Bà của mình hay không nữa chưa nói đến chuyện Chủng Tộc / Kinh , Mưòng, Mán , Chăm ...../
    + Theo Tôi nghĩ Dân Tộc Việt là một hợp chủng các sắc Dân nên võ thuật cũng rất đa dạng.
    + Tạm thời chia ra làm hai nhánh chính trong môn Đối Kháng không sử dụng binh khí: Võ & Vật
    + Xin cám ơn Anh đã đăng mấy cái hình - Ở nhà Tôi cũng có mấy quyển tài liệu về khảo cổ học / hình ảnh cũng nhiều/ khi nào gặp nhau Tôi chuyển cho Anh xem tham khảo.
    + Chào Anh chúc Anh khoẻ vui, có gi không phải xin bỏ qua và bổ xung giúp xin cảm ơn
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Chết, anh Zim cứ khách sáo thế, tôi rất thèm muốn học hỏi để thấu đáo thêm dù đã ngần này tuổi .
    Chúng ta nên mạnh dạn đưa ra những gì liên quan đễn võ học, võ thuật VN để cùng bàn thảo .
    Các tài liệu khảo cổ rất giá trị, giá anh cho mượn để copy thì quý hoá quá . Tôi sẽ scan và phổ biến chứ không giữ làm của riêng vì là tài sản văn hoá của dân tộc .
    Mong anh em tiếp tục .
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cung Nỏ
    Vũ Khí Sở Trường Của Người Việt

    Ngoài rìu chiến (rìu đồng thau to lưỡi xéo, có chạm khắc hoa văn) và thương , lao, giáo, vũ khí chủ yếu của ngườiViệt xưa, khi chưa có hỏa khí, có cung nỏ vớiù mũi tên tẩm thuốc độc. Tư liệu khảo cổ về mũi tên đồng đào được hàng chục ngàn mũi rất sắc sảo có kiểu dáng khác nhau tại chân thành Cổ Lao (gần Hà Nội) của nhà nước Âu Lạc triều đại An Dương Vương Thục Phán (nửa sau thế kỷ thứ 3 trước tây lịch) cũng khớp với những ghi chép của sử Bắc bên Trung quốc. Khảo cổ cũng tìm thấy ở Cổ Loa mũi tên đồng có xuyên lỗ để buộc bùi nhùi, hỏa khí làm tên lửa đánh hỏa công.

    ][​IMG]

    Sách Giao Châu Ngoại Vực Ký dẫn ở sách Thủy Kinh Chú (quyển 27 tờ 5b) cho biết ban đầu Triệu Đà xâm lược Âu Lạc không thắng lợi ?o Sau Nam Việt Vương là Úy Đà đem quân đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân là Cao Thông xuống giúp làm cho An Dương Vương NỏThần , bắn một phát chết ba trăm người , Nam Việt Vương (Triệu Đà) biết là không thể đánh được, bèn lui quân về đóng ở huyện Vũ Ninh (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay)? . Thủy Kinh Chú còn ghi chép lời Mã Viện tâu lên vua Hán ?o. . . hơn mười ngàn người Lạc Việt, có hơn ba ngàn người tập quen chiến đấu, cung có tên độc , bắn một lần mấy phát , tên bắn như mưa, trúng ai nấy chết? . Theo sách Việt Kiệu Thư thì :?o Man động xưa ở nước Nam Việt (chỉ Âu Lạc) thời Tần rất mạnh, về phép dùng nỏ thì lại càng giỏi lắm, mỗi phát tên bằng đồng xuyên qua hơn chục người. Triệu Đà sợ? (1)

    Tư liệu trong Vân Đài Loại Ngữ cho biết các dân tộc phương nam dùng nỏ rất thuần thục và bắn nỏ rất điêu luyện chính xác : ?oCác dân tộc Man rất tài bắn nỏ. Đầu tên nỏ có thuốc độc, bắn trúng thú dữ, chỉ ngứa gãi mà chết. Người Man cách núi gặp nhau, người nọ hết tên gọi xin người kia, người kia đáp gửi sang cho, tức thì truyền tên bắn cắm vào búi tóc nhau.? (2)

    Suốt quá trình lịch sử đấu tranh của dân tôc Việt, cung nỏ đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi và cứu nước. Ngoài công dụng làm vũ khí chống giặc, cung, nỏ cũng thường được người Việt dùng để săn bắn chim muông hay dã thú các loại, cũng như giải trí, vui chơi, thi bắn cung, thi bắn nỏ hào hứng trong các buổi hội hè đình đám tại nông thôn cũng như tại thành thị. Người Việt xưa còn dùng nỏ, dùng cung tên trong những lễ nghi có tính cách tôn giáo, như bắn cung, bắn nỏ cầu mưa trong những năm nắng hạn, v.v. . .

    Ngay khi giành được độc lập, sau ngàn năm sống dưới màn đêm đô hộ, các triều đại từ Đinh, Lê, Lý, Trần, và tiếp theo, đều chú trọng tổ chức binh lực với những đoàn quân chủ yếu chuyên sử dụng nỏ, cung tiễn .

    Cung nỏ đã được trang bị như loại vũ khí chính cho những binh đội chủ lực, tinh nhuệ , ví dụ như đoàn Thiên Tử Quân thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê , đoàn Cung Tiễn Phủ thời nhà Lý, hay đoàn Du Nỗ thời Lê Sơ, vân vân.

    Tác giả Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng trong trong sách Lược Khảo Binh Chế Việt Nam Qua Các Thời Đại trích dẫn bài sớ của chánh sứ Tống Cảo sang sứ nước ta năm Canh Dần (990) dâng cho vua Tống, nói về đoàn Thiên Tử Quân của vua Lê Đại Hành, in trong Văn Hiến Thông Khảo quyển 330 tờ 19b như sau : ?o Sĩ tốt độ ba nghìn người, đều viết chữ vào trán là?Thiên Tử Quân? ngày lương cấp thóc lúa cho, sai tự giã lấy mà ăn. Đồ binh khí có cung, nỏ, mộc bài, giáo . . .? (3)

    Tổ chức đoàn quân Cung Tiễn Phủ thời nhà Lý đã được vua quan nhà Tống rút kinh nghiệm, học hỏi : ?oTống sử chép : Thái Duyên Khanh, là tri châu ở đất Hoạt (Trung quốc) thường học được phép tổ chức quân đội của An-nam, xin bắt chước qui chế chia ra từng bộ phận. Chia chính binh, Cung Tiễn phủ, Nhân Mã đoàn làm 9 phủ. Hợp trăm đội, chia ra làm tả, hữu, tiền, hậu, bốn bộ. Mỗi đội có trú chiến (đóng quân để đánh), thác chiến (đi đánh), khác nhau. Tướng nào cũng có lịnh bộ , quân kỷ, khí giới; chỉ lấy nhân, mã phiên vinh mà phân biệt. . . . Vua Thần Tông nhà Tống khen mãi. Ấy Binh Pháp của nhà Lý nước ta được triều Tống bên Trung-quốc bắt chước như thế.
    Nước ta, về triều Lý, phía Bắc phá châu Ung, châu Liêm, phía Nam đánh nước Chiêm, nước Lào; đánh đâu được nấy, là bởi lý do đó ?o (4)

    Đến cuối thế kỷ 18, vũ khí bắn dùng cho cá nhân chủ yếu vẫn là cung và nỏ. Tuy nhiên vào giai đoạn này, cung nỏ đã có nhiều cải tiến và sáng tạo.

    Theo sách Binh Thư Yếu Lược, cung nỏ thời Trần (1225-1400) đã chia ra nhiều loại. Cung có loại lớn, cánh cung làm bằng gỗ dâu vàng, dài tới 1 trượng 2 thước ta (chừng 4 mét); tên dài tới 5 thước ta (2 mét) Tên bay rít trên không trung tựa ?osấm vang? . Kỹ thuật bắn dưới thời Trần cũng đã đạt tới trình độ cao. và có lý thuyết trong tư thế bắn cung khác với tư thế đứng bắn nỏ.

    Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép vễ lý thuyết bắn của Trần Cụ : Người đời bắn nỏ, chân đứng cũng như bắn cung, tức là kiểu chữ ?o ĐINH [ J ] ? không thành, chữ ?o BÁT [ / ) ]? không ngay. Trần Cụ thì đứng ngay ngắn mà bắn và bảo mọi người : ?oPhàm bắn cung thì tay trái giơ ra phía trước nắm lấy thân cung, tay phải kéo day về phía sau, mình đã nghiêng thì chân cũng phải lệch, còn bắn nỏ thì đưa cân bằng ra phía trước, cho nên khi cầm nỏ mà bắn, thân mình ngay ngắn, thì cớ gì chân lại phải đứng lệch ?? (5)
    [​IMG]
    Sử cũ kể chuyện một viên quan kiêm toàn văn võ thế kỷ 14 thời Trần có tài bắn cung nỏ : Trương Đỗ là người thanh liêm, thẳng thắn, không bè đảng, phóng khoáng, có chí lớn. Khi còn nhỏ, có lần ông đi chơi Hồ Tây, xem tướng quân tập bắn, nói đùa rằng ; ?o Nghề này thì có khó gì ??. Tướng quân ngạc nhiên hỏi : ?oMày có bắn trúng được không ??. Ông trả lời :?Xin thử xem?. Rồi ông bắn ba phát trúng cả ba. Tướng quân rất kinh ngạc, muốn nuôi làm con, nhưng Đỗ coi khinh không theo. Sau ông bỏ nhà đi du học, thi đỗ Tiến sĩ, rất nổi danh. (6)

    [​IMG]
    Khi xung trận, cung, nỏ các loại đã tạo thành những trận mưa tên mù mịt bàu trời, khiến quân giặc vô cùng khiếp đảm.
    Năm 1288, quân Nguyên lần thứ ba sang xâm lược Đại Việt. Sau nhiều lần bị quân ta đánh cho thất bại thảm hại, bọn tướng giặc buộc phải tính chuyện rút chạy tháo thân. Song, cả thủy lẫn bộ, đường nào cũng bị quân Trần chặn đánh tan tác. Về đường thủy, thuyền giặc lọt vào trận địa phục kích ở sông Bạch Đằng. Những trận mưa tên của quân Trần , từ trên bờ giáng xuống, làm giặc hoảng hốt, thuyền bơi tan tác, lao phải cọc do quân Trần đặt sẵn, chìm nằm chồng chất lên nhau. Thủy quân giặc Nguyên tan tành, tướng giặc Ô-mã-nhi, Phàn Tiếp, Tích-Lệâ-Cơ Ngọc bị bắt sống.
    Còn trên bộ, số phận giặc Nguyên Mông chẳng hơn gì. Nghe tin thua to ở Bạch Đằng, Thoát Hoan càng thêm lo sợ. Y liền xua quân chạy vội về phía bắc. Tới Nội Bàng (vùng Chũ phía bắc tỉnh lỵ Bắc Giang nay) quân bộ của giặc cũng lọt vào trận địa phục của quân Đại Việt do Phạm Ngũ Lão chỉ huy. Từ trên núi cao, mưa tên trút xuống, giặc chết rất nhiều. Quân Nguyên đã rối loạn lại bị quân Trần dùng búa rìu, mã tấu, chém giết tại trận địa. Các tướng giặc, A-bát-xích thì bị 3 mũi tên độc bắn theo, tên trúng vào đầu, cổ và gối, làm y chết trên đường tháo chạy; Trương Ngọc cũng bị tử thương. Ra khỏi biên giới Ải Nam Quan, quân Thoát Hoan mười phần chỉ còn ba.[/size=3
  8. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
  9. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    À, có phải cái bác nói lưỡi bằng lòng bàn tay, cán ngắn. Lâu lâu có trông thấy nhưng chưa kịp xem cách sử dụng đã chạy mất dép, trông bố đấy vạt một mảng cây đã hãi rồi
  10. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1

Chia sẻ trang này