1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm lại quá khứ phía sau cổng chùa

Chủ đề trong '1980 Family Hà nội' bởi pian0seven, 21/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minhtamqhvn

    minhtamqhvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
  2. minhtamqhvn

    minhtamqhvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hay đi nhưng rất thích đi chùa, đặc biệt những ngôi chùa đẹp như chùa Kim Liên. Tôi không quan tâm nhiều đến đạo Phật nhưng đối với tôi tín ngưỡng tôn giáo thuộc về tâm linh. Nói không tin thì không đúng, tôi tin Phật trong tâm mỗi người. Không phải lúc khó khăn mới đến khấn cầu, tôi thích đến chùa để có cảm giác thư thái trong tâm hồn, bỏ lại những lo lắng, bỏ lại những buồn bực.
    Không biết bạn có suy nghĩ như tôi không
  3. boxwehn

    boxwehn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    Lạ nhỉ! Không hiểu sao mọi người lại cứ thích lên chùa tìm cảm giác thư thái trong tâm hồn?!
    *****
    THƠ PHẠM THIÊN THƯ
    Lên Non Tìm Động Hoa Vàng​
    Những nhà chân tu Phật giáo ngày xưa quan niệm đi vào con đường Tôn Giáo phải xuất thế tìm nơi non cao tĩnh lặng để theo đuổi cuộc hành trình ngắn ngủi của một kiếp người. Một kiếp nhân sinh tạm bợ bằng thân xác đầy dẫy những sinh lão bệnh tử, thật cô đơn tội nghiệp giữa vô cùng buồn thảm của vũ trụ. Nơi nương tựa thực tiễn chỉ còn cách quay về với chính cái Tâm sâu thẳm, để truy tầm sào huyệt Tâm Trí An Bình. Khi đã ngộ được cái Tâm Chánh Niệm lúc đó mới đạt niềm hạnh phúc viên mãn trong đời sống. Nhiều Thiền sư đã diện bích để soi tâm, để tìm chính con đường đạo ở trong Tâm:
    Diệu tính hư vô bất khả phàn
    Hư vô tâm ngộ đắc hà nan
    Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
    Liên phát lô trung thấp vị càn.
    Tính không huyền diệu vô vàn
    Tâm không ngộ được nghĩ bàn gì đâu?
    Núi cao ngọc cháy đậm màu
    Trong lò sen thắm cho dầu lửa thiêu...
    (Lời Dạy Trước Khi Mất Thiền sư Ngộ Ấn)
    Trong kinh Phật còn viện dẫn "Chiến thắng ngàn quân không bằng tự chiến thắng mình. Đó là chiến công oanh liệt nhất." Ông Phạm Thiên Thư như một đạo sĩ xuống núi từ Chùa Pháp Hoa và ông như người rao giảng hiền hòa về những Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ... nhất là ông đã thi hóa Kinh Kim Cương Bát-Nhã quả là một hành động phi thường.
    Mầu nhiệm thay Kim Cương!
    Lạ lùng thay Kim Cương...
    ...Ước gì lòng tôi biến thành Kim Cương để phá tan biên giới Ta với phi Ta, để liễu ngộ sinh tử, để hết trụ vào Ta, cho cái tâm giải thoát.
    Phải chăng đấy là cái tâm "Ưng vô sở trụ mà Sinh" nó đã dẫn dắt Huệ Năng về Tào Khê, nó đa làm sao cho Thái Tông khoát nhiên tự ngộ vai trò lãnh đạo nhân dân "dĩ thiên hạ tâm vi tâm- dĩ thiên hạ dục vi dục". Vào sinh ra tử suốt cả một đời ngõ hầu thực hiện cái nghĩa vô tâm:
    "Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý
    Bạch vân xuất tụ bản vô tâm"
    (Giáo sư Nguyễn Đăng Thục giới thiệu Phạm Thiên Thư).
    Những nhà thơ Phật giáo đã số thường thi triển nguồn cảm hứng dựa trên nền tảng tôn giáo và thiên nhiên, nhất là những thiền sư Việt Nam như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt, Không Lộ, Mãn Giác... và các bậc thiền sư này đã tạo cho giòng văn học Việt Nam càng phong phú, giá trị và sâu sắc hơn với những nét đặc thù của mỗi thời điểm lịch sử tôn giáo và dân tộc.
    Sự xuất hiện bất ngờ khoảng thời gian 1969 với ba ngàn hai trăm năm mươi bốn (3254) câu thơ
    Trường thiên lấy tên "Đoạn Trường Vô Thanh" được xem như hậu Truyện Thúy Kiều của thi hào Nguyễn Du. Liên tục những năm sau Nguyễn Du có Chiêu Hồn, ông có Chiêu Hồn Ca. Phật giáo có Kinh Kim Cương, Kinh Hiền Ngu, Phạm Thiên Thư cũng có Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ... Phạm Thiên Thư xuất hiện rất muộn và lại ngưng rất sớm nhưng ông đã đóng góp vào giòng văn học Việt Nam những thành tích không nhỏ. Một trong những tác phẩm nầy Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc vào năm 1971. Người đời đã bắt đầu yêu thơ ông qua những thi phẩm "Ngày Xưa Hoàng Thị" "Động Hoa Vàng"... phổ biến thành ca khúc.Cuộc chiến đang đến hồi bùng vỡ ở nhiều mặt trận cao nguyên, miền địa đầu giới tuyến, mỗi ngày đều nhìn thấy những chiếc trực thăng trắng chở những chiến sĩ bị thương từ chiến trường về những bệnh viện ở những thành phố miền Nam, tâm trạng thanh niên hoang mang, cảm thấy đời sống buồn bã, thơ Phạm Thiên Thư xuất hiện như viên thuốc an thần:
    ...Rằng xưa có gã từ quan
    Lên non tìm động hoa vàng, ngủ say...
    Ừ, thì mình ngại mưa mau
    Cũng đưa anh đến bên cầu, nước xuôi
    Sông này chảy một giòng thôi
    Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...
    ...Ta về rũ áo mây trôi
    Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...
    ...Thì thôi! tóc ấy phù vân
    Thì thôi! lệ ấy còn ngần giang sương
    ...Mai anh chết dưới cội đào
    Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu...
    (Động Hoa Vàng)
    Tôi cũng đồng nhận xét với nhà văn Võ Phiến: "Thử tưởng tượng: Nếu Phạm Thiên Thư sớm tối miệt mài kinh kệ, một bước không ra khỏi cổng chùa, không biết tới chuyện hẹn hò, không hề lẽo đẽo đưa em này đi rước em nọ... thì nền thi ca của chúng ta thiệt thòi biết bao. Lại thử tưởng tượng Phạm Thiên Thư quanh năm suốt tháng chỉ những em nầy em nọ dập dìu, nhớ thương ra rít, mà không màng tới Kinh Hiền Kinh Ngọc, không biết chuông mõ gì ráo, thì trong kho tàng thi ca tình ái của ta cũng mất hẳn đi một sắc thái đặc biệt đi chứ..."Tam Đảo Hạnh Phu (Yukio Mishima) một trong những nhà văn nổi tiếng của Nhật, ông có viết một truyện ngắn với nhan đề "Chuyện Tình Của Nhà Sư Chùa Shiga" ông đã diễn tả cái nghịch lý ghê gớm xảy ra trong nội tâm của một thiền sư giữa tình yêu và đạo lý... Cuối cùng "Thiền sư đã quyết định từ bỏ tất cả để ra đi. Lòng Thiền sư thật bình thản, trống không. Cái trống không thật viên mãn vì ông đã chiêm nghiệm được ở cái hố thẳm vô cùng tận đó chỉ là Sắc, Không..."
    Cái điều ỡm ờ nửa đời nửa đạo thật khác thường của Phạm Thiên Thư đã làm cho thế gian ngẩn ngơ, hoài nghi cái chân lý ông đang đeo đuổi. Một ông sư đã biết yêu và biểu lộ tình yêu một cách quá quắt khác thường, lãng mạn còn hơn những chàng trai bình thường mới biết yêu:
    ...Em tan trường về
    Anh theo Ngọ về
    Chân anh nặng nề
    Mai vào lớp học
    Anh còn ngẩn ngơ...
    ...Môi em mỉm cười
    Mang mang sầu đời, tình ơi!
    ...Ôi! Con đường về
    Bông hoa còn đẹp
    Lòng sao thấm mệt
    Ngắt vội hoa này
    Nhớ người thuở xưa...
    (Ngày Xưa Hoàng Thị)
    ...Em làm trang tôn kinh
    Anh làm nhà sư buồn
    Đêm đêm buồn tụng đọc
    Lòng chợt nhớ vương vương
    Đợi nhau từ mấy thuở
    Tìm nhau cõi vô thường
    Anh hóa thân làm mực
    Cho vừa giấy yêu đương...
    (Pháp Thân)
    Mặc dù đang ở vào thời đại cuối thế kỷ 20 nhưng tình yêu đối với nhà sư Phạm Thiên Thư vẫn còn những cảm xúc thánh thiện, khép kín một chút bẽn lẽn khi hai người yêu nhau không dám gần nhau trong bàn tay nắm, vì sợ tình yêu sẽ tan biến đi như sương khói:
    ...Anh trao vội vàng
    Chùm hoa mới nở
    Ép vào cuối vở
    Muôn thuở còn vương...
    Cũng như anh chàng Xuân Diệu thời tiền chiến:
    ... Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá
    Ánh sáng tuôn đầy các lối đi
    Tôi với người yêu qua nhè nhẹ...
    Im lìm không dám nói năng chi
    (Trăng)
    Không dám nói vì sợ âm thanh tan vỡ giây phút linh thiêng tỏ tình. Tất cả sự biểu lộ bằng ngôn ngữ im lặng. Im lặng của thủy triều phá vỡ ruộng đồng núi non không biết chừng.
    ...Đôi mày là Phượng cất cao
    đôi môi chín ửng khóe đào rừng mơ
    tiếng nàng vỡ bạc thành thơ
    tụng dòng Kinh tuệ trên tờ khói mây
    ...dù mai lều cỏ chân trời
    khói hương lò cũ khóc người trong thơ
    em còn ửng má đào tơ
    tóc xưa dù có bây giờ sương bay...
    Tình yêu của nhà Sư nồng nàn quá, đến nỗi con vạc bờ kinh nó cũng ghẹo nhà Sư ỡm ờ trần tục:
    ...Hỏi con vạc đậu bờ kinh
    Cớ sao lận đận cái hình không hư
    Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
    Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ...
    (Động Hoa Vàng)
    Ở cái thế giới thi ca Phạm Thiên Thư chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo tình yêu và thiên nhiên, mặc dù ông chỉ mới xuất hiện một thời gian ngắn ngủi trước khi trang sử Văn học miền Nam xếp lại. Nhiều người tin cho biết nhà thơ Phạm Thiên Thư còn ngây thơ non dạ, thực hiện cuốn Kinh Hồng để ca ngợi chế độ mới nhưng ông đã lầm khi ông chuẩn bị viết những trang đầu thì chính những "Đoạn Trường Vô Thanh", "Quyền Từ Độ Bỏ Thôn Đoài", "Kinh Ngọc", "Kinh Hiền", "Kinh Thơ..." bị hỏa thiêu một cách thê tham chung với số mệnh những tác phẩm của những nhà thơ nhà văn miền Nam mà chúng gọi "Sản phẩm văn hóa đồi trụy của Mỹ-Ngụy". Ông bị xem như nhà thơ đứng bên lề của "giòng thác thi ca Cách Mạng xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa". Thi sĩ Phạm Thiên Thư u buồn thất vọng não nề, về mở quán cóc hớt tóc ở Lăng Cha Cả từ năm 1976 đến 1981. Bán rượu thuốc và trà đá, chuối xanh ở đường Yên Đỗ từ năm 1981-1983. Và sau năm 1983 Phạm Thiên Thư nghiên cứu về môn phái PHATHATA (Pháp, Thân, Tâm). Theo nhà văn Cao Mî Nhân cho biết "...Phathata là gì? Đó là ba chữ viết tắt của Pháp, Thân, Tâm. Có người nói đùa đó là ba chữ đầu tiên Phạm Thiên Thư, một cách đặt tên cơ quan, hãng xưởng dịch vụ của CSVN, thí dụ VICASA là Viện Cán Sắt, BAKECO là Bánh Kẹo Công Ty v.v... chẳng hạn. Phạm Thiên Thư đa được khá đông tầng lớp nhân dân... ái mộ chân tình vì nhiều lý do, trước nhất là bản tính giản dị, chất phác, nhưng lại lãng mạn. Các vị tu sĩ Phật giáo, Công giáo, Tin Lành... đều mến anh nên đều mời họ Phạm về thiền viện, giảng đường thuyết trình về đề tài Pháp, Thân, Tâm... Với phương pháp Phathata khai mở mới mẻ về dưỡng tâm an tịnh, ngoài ra còn có thực hành châm cứu và nhân điện, đã đem lại cho nhà thơ Phạm Thiên Thư đôi chút an tâm về đời sống. Và nhất là vơi dịu bớt nỗi đau buồn từ khi nhà thơ Tuệ Mai (hiền thê) của anh vừa nằm xuống..."
    Thôi thì thôi, chỉ phù vân
    Thôi thì thôi nhé, có ngần ấy thôi...
    Người ta đến với Phathata không chỉ đến nghe thuyết giảng về "Tâm Động" để tìm về an lạc tâm hồn mà họ còn muốn tiếp tục thưởng ngoạn những vần thơ Ngọc đến bất chợt xuất thần ở nhà thơ tài danh một thời mến mộ. Nhắc đến thuở vàng son trước 1975 ông là thi sĩ trẻ làm thơ say mê không biết mệt, có khi mỗi ngày ông có thể sáng tác mấy trăm câu thơ một cách dễ dàng. Nhà văn Võ Phiến có nhắc lại sự kiện nầy trên Tạp Chí Làng Văn xuất bản tại Canada: "...Cuốn Kinh Hiền mười hai ngàn câu ông viết trong một năm rưỡi: Việc Đạo phải nỗ toàn lực nên thế. Còn cuốn Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài gồm 111 bài thơ ông cũng chỉ làm xong trong vòng hăm ba ngày. Mỗi ngày năm bài thơ, đều đều. Lý do gì vậy?... Không ai đi trách một người... làm quá nhiều thơ. Duy không biết có phải cái lượng làm hại cái phẩm chăng. Vì trong cái lượng đồ sộ nọ, số dở quá nhiều. Trong lắm bài có những câu thật hay lạc vào giữa các câu dở làm ta tiếc ngẩn ngơ...
    "Nhưng có điều còn tiếc sâu xa hơn. Ở một tài năng thấu triệt Kinh Kim Cương vi diệu cao siêu đến như thế, đã ước mơ...
    "Kiếp sau làm chim trong sương.
    Về bay hóa độ mười phương trời vàng..."

    thì còn bon chen gì cõi tạm kiếp phù sinh. Hãy trở về Chùa Pháp Hoa diện bích, để thôi nhìn nắng quái đang đốt cháy những đóa hoa dịu dàng lung linh trong gió thoảng. Tất cả mọi ngữ ngôn, mọi nhãn quan chỉ là khung cửa hư ngụy... thì còn thiết tha gì với chút bụi Phathata?
    PS: Đợi mãi không thấy ảnh của Thăng Long tứ trấn. Không lẽ Pian0seven - chuyên gia lễ chùa số 1 ở đây cũng bao giờ đặt chân đến đó.
  4. noongdaan

    noongdaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2005
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Dám hỏi bài viết lày có phải chính do chú boxwehn viết không ạ? Lếu đúng nà chú viết, và vừa tự tay viết vào thì thật nà đáng khâm phục. Cháu đọc một đoạn, thấy hâm mộ qué - nhất nà sự cẩn thận dấu chấm dấu phẩy, nỗi gõ nhầm không thấy có. Cháu chả mấy khi gặp ai viết bài trên forum mà viết cẩn thận như thế lày, chưa lói gì đến lội dung có rất nhiều chi tiết đáng kinh ngạc.
    Còn lếu không phải bài chú viết, chú chú thích tên người viết hoặc nguồn trích vào có nẽ cũng nà một cách hay, nhằm tôn trọng tri thức và công sức của tác giả.
  5. shrek_8x

    shrek_8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2004
    Bài viết:
    1.004
    Đã được thích:
    0
    Hẹ hẹ, có vẻ như bác nông văn dân từ bên box học thuật sang bên này bắt chẹt anh em ấy nhẩy. Thấy bác kiến thức uyên thâm tôi cũng bái phục lắm. Tôi thì ko am hiểu học thuật lắm nhưng cũng đang muốn tìm hiểu về đạo phật. Cũng đọc nhiều lắm nhưng chẳng ngộ ra được là mấy. cũng có khi thông tin nhiều quá, cứ loạn cả lên, chẳng chắt lọc được gì. Nên bây giờ những hiểu biết về đạo Phật vẫn còn là mơ hồ. Mong các bác ở đây có thêm nhiều bài viết để cho tôi được tỏ tường các bác nhé. À cho tôi hỏi bác thêm Niết Bàn là gì vậy bác? Tôi thích band Nirvana nên muốn hỏi về cái này.
  6. Methode_Rose

    Methode_Rose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Ngang qua box này, thấy chú nông dân dừng chân giảng đạo, kẻ hèn này cũng mạo muội chõ vào vài câu. Vốn cái chỗ học của tớ ko bằng chỗ học của chú nông dân, cái chí hướng Đạo của tớ thì không bằng cái chí của chị Pialô, nên chỉ chép (không nguyên si, vì cũng không nhớ rõ lắm ) một đoạn trong Thiền truyện ra đây, để góp vui với box một tí về Phật học, truyện thế này:
    Vị tăng kia, vốn ko biết tí gì về Phật pháp mấy lị Đạo học nhưng cũng muốn có danh với thiên hạ, cầu cho được nhiều tín đồ nên mới xưng là "U tịnh đại sư". Lý do y lấy tên này thì hiển nhiên rồi, vì là y ko thể bốc phét được về Phật pháp, đành phải U tịnh thôi. Để thuyết cho người khác thì y mướn 1 tay sư am hiểu, tài ăn nói làm đệ tử chân truyền, phần mình cứ im lặng cho đúng với danh xưng, thành ra tiếng tăm cũng lừng lẫy khắp chốn.
    Nghe tiếng y, một ngày nọ có một tăng lữ từ xa lặn lội tới viếng để khảo thêm về đạo, nhằm đúng ngày tay sư tài ăn nói kia đi vắng. Y đành phải tiếp nhưng bụng lo lắm. Vị tăng lữ phương xa hỏi:
    -Thưa đại sư, thế nào là Phật?
    Không biết trả lời thế nào, y nhìn dáo dác tứ phía để tìm tay đệ tử trả lời hộ, nhưng không thấy. Tăng lữ hỏi tiếp:
    - Thưa đại sư, thế nào là Pháp?
    Lần này biết là ko ai giúp nữa, y mới ngước mắt nhìn Trời, cúi mặt nhìn Đất để mong trời đất cứu nạn. Tăng lữ lại hỏi:
    - Thưa đại sư, thế nào là Tăng?
    Y sợ quá, nhắm nghiền mắt lại. Tăng lữ vẫn dai dẳng không thôi:
    - Thưa đại sư, thế nào là Hỉ Xả?
    Tuyệt vọng, y chấp nhận đầu hàng nên mới mở rộng hai cánh tay. Tăng lữ nọ ra chiều sung sướng lắm, lại khăn gói ra về.
    Dọc đường về, ông ta gặp tay đệ tử của U tịnh đại sư đang trên đường quay lại chùa, bèn hết lòng ca ngợi. Tay này lạ lắm vì biết tỏng U tịnh đại sư có biết qué gì đâu, nên mới gặng hỏi cho ra nhẽ, tăng lữ kia kể:
    Tôi hỏi ngài "Phật là gì?" thì Ngài nhìn bốn phương, ý bảo Phật ở khắp quanh ta, không đâu là không có Phật. Tôi hỏi "Pháp là gì?" thì Ngài nhìn lên trời rồi lại nhìn xuống đất, ý bảo chân ý của Phật Pháp là tất cả không phân biệt cao thấp, thanh trọc. Tôi hỏi "Tăng là gì?" thì ngài nhắm mắt lại để nói cho tôi biết hễ kẻ nào nhắm mắt vào ngủ một giấc say giữa đời bỉ loạn thì là bậc sư Tăng. Cuối cùng tôi thỉnh ý Ngài về Hỉ Xả thì ngài mở rộng cánh tay, chỉ cho tôi hay Hỉ Xả là lấy việc đem ân huệ ban khắp cả mọi người làm lẽ sống cho mình. Ngài thật đúng là một bậc đại sư uyên thâm, không hề nói một lời mà khiến tôi ngộ ra nhiều điều hơn cả vạn lời từng nghe khi trước.
    Tớ có đọc ở đâu đó nói rằng phàm là Đạo thì phải được thấm vào người một cách tự nhiên, chứ chẳng phải thứ học được qua kinh sách. Chú nông dân đã tâm sự với các bác rồi: Phật tổ vốn lúc sống không viết lách gì, sau lúc chết thì các đệ tử mới gom lời lại mà viết thành kinh sách. Mà đã soạn lại, tất có cái "ngã" (ý) của riêng bọn đệ tử, chắc không thể chuyển tải hết ý của Phật được. Với lại đạo giáo mà có kết cấu tổ chức chặt chẽ như ngày nay (thậm chí có ngành thần học), đến mức trở thành 1 lực lượng tương đối mạnh, tất là có ý đồ ngoài việc cứu sinh độ thế. Bởi thế người thường như chúng ta đi chùa để lòng thanh thản, làm nhiều việc thiện, lúc nào chuẩn bị làm điều ác thì cũng có lý do để mà chùn tay là tốt rồi, chả nên đọc nhiều, nghiên cứu nhiều, đau đầu lém . Còn có thể ngộ về Phật pháp, chắc phải là bậc thánh nhân chứ chả chơi, mà thánh nhân thì ít lém.
    - Chú nông dân: chú ngâm cứu nhiều nhiều tí, sau anh em ta ngồi nhồm nhoàm thịt chó ở chốn thâm sơn thì chú có cái để tâm sự với anh, tỏ cái chí điền viên của chú "Giàu sang đã chẳng thiết gì, Cung tiên chưa dễ hẹn gì lên chơi, Chi bằng lúc trời chiều êm ả, việc rượu thịt vất vả mà vui"
  7. minhflamenco

    minhflamenco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    Đạo khả đạo phi thành đạo, phỏng anh Pond
  8. ti_mua

    ti_mua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Sưu tầm

    Niết Bàn có phải là hư vô?
    HT Narada
    --------------------------------------------------------------------------------
    Nếu chỉ vì ngũ quan không thể tri giác được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn (*) là hư vô, là không không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kia kết luận rằng trong đời không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng.
    Trong bài ngụ ngôn được nhiều người biết, "Rùa và Cá", cá chỉ biết có nước nên trong lúc trò chuyện với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất bởi vì những câu hỏi của cá đều được rùa trả lời "không".
    Thuở xưa có một con cá. Cá chỉ sống trong nước và không biết gì ngoài nước.
    Một hôm, cá mải mê vởn vơ bơi lội thì gặp lại chị rùa. Hỏi ra thì hèn lâu rùa đi chơi dạo trên đất liền. Cá hỏi: "Chào chị rùa, chị đi đâu mà đã lâu tôi không gặp?"
    -- ? chị cá, chào chị. Hôm rày tôi đi một vòng trên đất khô. Rùa trả lời.
    -- Ðất khô à! Cá lấy làm ngạc nhiên. Chị nói đất khô, vậy đất khô là cái gì? Tôi chưa khi nào thấy đất mà khô. Ðất khô chắc là không có gì hết. Bẩm tánh ôn hòa, rùa nhỏ nhẹ đáp:
    -- Ðược, tốt lắm, chị muốn nghĩ như vậy cũng được. Không ai ngăn cản chị đâu. Tuy nhiên, chỗ mà tôi đi mấy hôm rày đất khô thật.
    -- Này chị rùa, đâu chị nói rõ lại coi. Ðất khô mà chị nói nó ra làm sao, giống như cái gì? Nó có ẩm ướt không?
    -- Không, đất khô, không ẩm ướt.
    -- Ðất khô có mát mẻ , êm dịu và dễ chịu không?
    -- Không, đất khô không mát mẻ và êm dịu dễ chịu.
    -- Ðất khô có trong suốt và ánh sáng rọi xuyên qua được không?
    -- Không, đất khô không trong suốt và ánh sáng không rọi xuyên qua được.
    -- Ðất khô có mềm mại và dịu dàng để mình bơi lội trong ấy được không?
    -- Không, đất không mềm mại dịu dàng, và không thể bơi lội trong lòng đất.
    -- Ðất có di chuyển và trôi thành dòng không?
    -- Không, đất không di chuyển và không trôi chảy thành dòng.
    -- Ðất có nổi sóng và tan ra thành bọt không? Cá bực mình với hàng loạt trả lời không của rùa.
    -- Không, đất không nổi sóng. Rùa thành thật trả lời.
    Cá bỗng nhiên lộ vẻ hân hoan của người đắc thắng và vang lên:
    -- Thấy chưa, thật quả như tôi đã nói chớ gì nữa? Tôi đã bảo rằng đất khô của chị chỉ là hư vô, không có gì hết. Tôi hỏi và chị đã xác nhận rằng đất khô không ẩm ướt, không mát mẻ, và không êm dịu dễ chịu, không trong suốt và ánh sáng không rọi xuyên qua được, không mềm mại và dịu dàng dễ chịu để mình có thể bơi lội trong ấy, đất cũng không di chuyển và trôi chảy thành dòng, cũng không nổi sóng và cũng không tan thành bọt. Không phải gì hết thì có phải là hư vô không?
    Rùa đáp:
    -- Ðược, tốt lắm, này chị cá, nếu chị quả quyết rằng đất là hư vô, không có gì hết, thì chị cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thực ra, người nào đã biết nước và đất liền rồi sẽ nói rằng chị chỉ là con cá dại dột, vì chị quả quyết rằng cái gì mà chị không biết là không có gì hết, là hư vô. Nói là hư vô bởi vì không bao giờ chị biết.
    Ðến đây rùa bỏ cá ở lại một mình với ao đầm nhỏ bé, quay đầu lội đi và suy tưởng đến một cuộc viễn du khác lên đất khô, nơi mà cá tưởng tượng là hư vô.
    Câu chuyện lý thú nầy ngụ ý rằng tuy đã có sống trong nước và trên đất khô, rùa không thể giải thích cho cá, chỉ biết nước, bản chất thật sự của đất. Mà cá cũng không thể nhận thức được thế nào là đất liền, vì chỉ biết có nước thôi.
    Cũng thế ấy, tuy chư vị A-La-Hán đã từng biết thế nào là thế gian, và trạng thái siêu nhiên là sao, nhưng các Ngài không thể dùng ngôn ngữ bình thường của thế gian để mô tả trạng thái siêu thế. Mà người tại thế cũng không thể nhận thức bằng sự hiểu biết thông thường của người thế gian trạng thái siêu thế là sao.
    (...) Niết Bàn không phải là hư vô, cũng không phải chỉ là một sự chấm dứt. Niết Bàn không phải là thế nào thì ta có thể nói một cách quả quyết. Nhưng nếu phải mô tả chính xác Niết Bàn là thế nào thì ngôn ngữ của thế gian không thể thích hợp vì Niết Bàn là tuyệt đối, duy nhứt. Phải tự mình chứng ngộ (paccatam ve***abbo).
    --------------------------------------------------------------------------------
    Câu chuyện trên được trích từ quyển Ðức Phật và Phật Pháp (The Buddha and His Teachings) của Ðại đức Mahathera Narada, bản dịch của Phạm Kim Khánh (Chương 33 - Niết Bàn).
    Chú thích:
    (*) Niết Bàn: Từ chữ Nirvana (Sankrit), Nibbàna (Pali). Niết bàn là trạng thái tịch tịnh, tịch diệt, mục đích giải thoát cuối cùng của đạo Phật. Tịch diệt hết các phiền não, tham ái sinh y. Tịch tịnh là một trạng thái an tịnh an lạc tuyệt đối, không còn bị sinh tử chi phối.
    "Ni" có nghĩa là "không" và "vana" có nghĩa là "ái dục" là sự thương yêu và thèm muốn. Như vậy Niết Bàn là sự diệt tắt ái dục, diệt tắt thương yêu và thèm muốn. Ngày nào còn bị ái dục hay luyến ái trói buộc thì còn tạo thêm nghiệp mới và cái nghiệp mới nầy phải trổ sanh quả dưới một hình thức nào trong vòng sanh tử tử sanh không cùng tận. Ðến khi mọi hình thức ái dục chấm dứt thì năng lực của nghiệp tái tạo cũng dứt và ta thành đạt Niết Bàn, thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. (Trích: Trang nhà Hoa Sen, http://www.jps.net/hoasen/)
  9. noongdaan

    noongdaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2005
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Ấy chú Shrek_8x, cháu quả thật nà lông rân tá điền, có chữ đâu mà dám khoe chữ, sao nhập Học Thuật môn được. Trong Học Thuật có mấy danh thủ học rộng biết nhiều, khiếp lém. Có người chép nại cái danh sách "1000 cuốn sách phải đọc trước khi chết" của Tây bình chọn, quẳng lên đó, thế là có người đã nhảy vào bảo rằng họ có 1/3 trong số 1000 cuốn đó (bao gồm vài cuốn cháu không nghĩ người thường đọc hiểu nổi ), và đã đọc rồi. Cháu nghe mà rét, vừa rét vừa cười, thế lên chả dám vào Học thuật múa rối lữa. Rét nắm chú ạ .
    Bớ anh Đao, anh giảng chi cao minh, em quê một cục, em chỉ biết có truyện chăn trâu cắt cỏ thôi, kính anh nàm quà:

    Phước Châu Đại An hỏi:
    -Tôi khao khát hiểu pháp Phật, đó như cái gì?
    Bách Trượng đáp:
    - Hệt như cưỡi trâu tìm trâu.
    Hỏi:
    -Hiểu rồi thì như thế nào?
    Đáp:
    -Như người cưỡi trâu về nhà.
    Hỏi:
    -Rồi làm sao giữ được cho trước sau khế hợp?
    Đáp:
    -Như người chăn trâu cầm roi giữ trâu mình đừng phạm đến lúa mạ người ta.
    ----------------------------
    Ngày kia Bách Trượng Hoài Hải (724-814) và thầy là Mã Tổ Đạo Nhất (709-788) đi đường. Giữa đường thấy bầy le le bay ngang. Mã Tổ hỏi:
    -Gì thế?
    -Bầy le le.
    -Bay đi đâu vậy?
    -Bay mất hết rồi.
    Mã Tổ chợt nắm lấy chóp mũi Bách Trượng vặn tréo. Đau quá, Bách Trượng la ối ối. Mã Tổ liền nói:
    -Có bao giờ bay mất được sao? (1)
    Bách Trượng lạnh toát mồ hôi lưng. Và ngộ trong lúc ấy.
    ------
    Chẳng dấu gì các cô chú, cách đây 4-5 lăm nà lăm cháu đâm đầu vào tư tưởng châu Á. Cháu đọc một vài cuốn sách lói về Phật học và Thiền học, từ cuốn cho người bắt đầu như "Phật học tinh hoa" của Nguyễn Duy Cần, trải qua "Phật học cơ bản" của đại sư Thích gì đó, đến bộ "Thiền Luận" 3 tập dày 1800 trang của Suzuki, đến "Duy Ma Cật Kinh", bộ sưu tập kinh điển Thiền "Bích Nham Lục"...
    Hồi hè lăm 2001, cháu tấn công Thiền Luận của Suzuki. Giáo sư Suzuki hồi đó nà giáo sư về triết học châu Á ở London, Anh- vốn nà nhà nghiên cứu hàng đầu về Phật học. Bộ Thiền Luận được ông ấy viết khoảng những lăm đầu 1900, và có ý nghĩa to nớn ở chỗ: giúp cho các học giả phương Tây tiếp cận được với Phật học ở một mức sâu hơn. Cũng nhờ bộ Thiền Luận lày, trí thức phương Tây trở lên kính trọng đạo Phật và coi ló như nà một triết học có chiều sâu và bề dày ný nuận.
    Ngày ấy cháu máu lém, cố nhồi nhét đọc xong bộ Thiền Luận lày trong vòng 1 tuần, ngày lào cũng ngồi chục tiếng đồng hồ, tập trung toàn bộ. Sau 1 tuần, đọc hết 1800 trang cháu chỉ chú ý đến 1 trang và có nẽ đã hiểu trang đó. Kết quả cuối cùng à? Tẩu hoả nhập ma , sau một tuần đầu óc mơ hồ. Và cũng ngay sau khi đọc hết Thiền Luận, cháu thề không tranh nuận về Phật học với bất kỳ ai lữa. Nguyên nhân tại sao cháu thề như vậy, chính cháu cũng không rõ, giờ tỉnh táo nại có nẽ nà vì vài ný do sau đây:
    - Không hiểu lổi nhiều thứ.
    - Hiểu một vài thứ và biết không lói ra, giải thích cho người khác hiểu được.
    Sau ngày ấy cháu tự tin lém. Thấy mình Vô trụ vô Treo đủ cả, như người đã thoát xác, chả no sợ điều gì lữa, tóm nại nà ve-di- cun-lờ . Thế nhưng rồi một lăm sau, một chuyện khủng khiếp sảy ra với cuộc đời đầy màu sắc điên rồ của cháu, và cháu đã bị đánh gục ngay trên mảng đất liềm tin đắc đạo của mình, cháu đã bị đánh gục một cách triệt để nhất, phũ phàng nhất.
    Thời điểm ấy, Vô trụ Tính Không chạy rần rần ở sống nưng, Vô Thuỷ Vô Chung nù nù trước mắt, Trang Châu đuổi **** bay nả nướt quanh đầu mà chả có gì cứu lổi cháu vơi đi một tí tẹo tèo teo lỗi buồn. Cháu bỏ học, vùi mình vào nhạc cổ điển, bật đĩa 24/24 suối lửa lăm trời (có nẽ thời gian đó cũng nà thời gian cháu nghiên cứu nhạc cổ điển in-tèn-díp nhất), và một vài thứ nhỏ nhoi khác đã cứu cháu vơi bớt lỗi buồn, nà mấy thứ chắc các cô các chú nghe sẽ thấy buồn cười: Một câu lói của Gandhi và một bài hát của Trịnh Công Sơn. Chắc các cô các chú đang thầm nghĩ: "các thứ ný thuyết vĩ đại của Phật của Lão còn không cứu vớt lổi cháu, sao mấy thứ ngớ ngẩn nhàm tai lày nại giúp được cháu cơ chứ?".
    Thế mà có đấy, rất đơn giản: câu lói của Gandhi nà: "Không có con đường dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là con đường." (There is no way to happiness. Happiness is the way.) Thú thật cháu đọc câu lày mà choáng, mấy lăm cháu đọc Phật phiếc Não niếc, mà chả thấy có câu lào nại rung nên một nàn sóng kinh hoàng như câu lày trong người cháu.
    Còn bài hát của Trịnh Công Sơn: Mưa hồng . Hồi ấy cháu đang khủng hoảng, gặp phải cô bạn đi hát Karaoke hát cho bài lày mà nghe. Ôi giời ơi sao nại có mưa hồng, ôi giời ơi sao nại có sức sống nan toả và ào ạt, cuồn cuộn từ giọng hát nghiệp dư của cô gái ấy thế nhỉ? Chỉ có bấy nhiêu thôi, chỉ cần bấy nhiêu thôi.
    Vậy đấy, đọc và "biết" ný thuyết cao siêu không có nghĩa nà "hiểu" và "thấm" ló. Học giả về Phật học và Phật nà 2 thứ chả niên quan gì đến nhau. Phật và Thiền nà con đường thực hành, về mặt ný thuyết ló không phải nà thứ khủng khiếp, lếu so sánh với triết học phương Tây. Cái hay của Phật học lằm ở chỗ ló chỉ giúp cho con người ta một con đường để tu thân, theo nghĩa rất triệt để của từ tu thân. Những tay mở mồm lói "tao hiểu Phật", "giỏi Phật học không ai bằng mỗ" nà những tay vô tích sự nhất- không phải vì họ kiêu ngạo (có thể họ đọc hiểu thật!), nhưng điều đó chả giải quyết được vấn đề gì.
    --------------------
    (1): Nguyên văn câu này là: "Hà tằng phi khứ"- dịch thẳng là: "sao từng bay mất", dịch ý là: "từ bao giờ vẫn chưa hề bay mất đi đâu cả". Ý ở đây muốn nói rằng bầy le le vẫn tồn tại đó, từ vô thuỷ đến vô chung. Bằng thủ đoạn ấy, Mã Tổ đặt Bách Trượng trước cái bất động trong cái động, trước cái khoảng khắc vĩnh cửu bất biến mà Huệ Năng gọi là sát na tam muội. Qua cơn đau, Bách Trượng chết đi ở cảnh giới nhị nguyên đối lập để sống lại ở cảnh giới đại định vô phân biệt.
    (Cháu trích trong Thiền Luận quyển 1 của Suzuki, Trúc Thiên dịch).
  10. noongdaan

    noongdaan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2005
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Cháu đọc sách đến đâu quên gần sạch đến đấy, cho lên những điều cháu viết dưới đây thứ nhất nà không chính xác về mặt ngôn, thứ nhì cũng không chính xác về mặt nghĩa. Nhưng có nẽ đối với người ngoại đạo như chúng ta, cũng tạm đủ để có một hình dung cơ bản nhất về Niết Bàn, tránh cách hiểu của đa phần người lên chùa nễ Phật, thắp hương cầu trời cầu Phật búa xua như hiện lay.
    Niết Bàn nà một chỗ:
    1. Không phải nà một chỗ lào đó (not a place), mà nà tất cả mọi chỗ và nà bất cứ chỗ lào (universal- hay có thể nói là không có thuộc tính không gian).
    2. Không có cái gì cả trên đó (vô sinh vô diệt, không có thuộc tính thời gian).
    3. Là chỗ ở của những người Giác Ngộ, tức các Phật sau khi chết.
    -----

    Các chú các cô chú ý là bản thân trong câu 1 thì hai vế mâu thuẫn với nhau. Còn câu 2 và 3 có vẻ mâu thuẫn với nhau. Nhưng chả có mâu thuẫn gì cả. Vì:
    Niết bàn không phải là một chỗ lào cả- ló bao trùm, "trương phình" theo toàn bộ không gian vũ trụ, và ló có mặt tại bất cứ điểm lào trong không gian, vũ trụ. Tức là ló cũng giống như không khí và chân không - có mặt ở khắp mọi lơi: lơi lào không có không khí thì có chân không, và ngược nại.
    Câu 2 trước mới đến câu 3 có ý nà: khi đã Giác Ngộ, chết vào Niết Nàn, Phật không mang thể chất người lữa, tức là không phải sau khi chết Phật nại "sống ở Niết Bàn, bằng cơ thể hữu cơ như chúng ta", mà nà bằng một cơ thể tinh thần. Phật vẫn tồn tại, tồn tại hoà vào Niết Bàn, tức là hoà vào mọi chỗ, mọi điểm của vũ trụ, hoà vào với vạn vật.
    -------------
    Vậy Niết bàn giống và khác Thiên Đường trong Thiên chúa giáo và Hồi giáo như thế lào?
    Giống:
    1. Không có thuộc tính thời gian. Ở cả Niết bàn lẫn Thiên Đường đều không có sinh diệt- tức là thời gian coi như không chạy.
    Khác:
    1. Thiên Đường có thuộc tính không gian: trên trời- vì ngày xưa người ta coi trái đất phẳng, trên 9 tầng mây có thiên cung. Tức là thiên đường cũng tương tự như cung vua cung chúa ở trần gian. Chỉ khác ở chỗ trên thiên đường không có Thời gian, và mọi người sống hoà ái với nhau, không có khổ đau, đói nghèo. Qua cách tưởng tượng lày cũng có thể thấy tư duy ban đầu của người Ấn độ thậm chí còn trừu tượng cao siêu hơn dân Do Thái nhiều nần. Dân Do Thái thời đó, đầu óc cũng chỉ thực tế, thâm thấp như dân Tàu thôi- nuôn phải cố hình dung đến một cái gì đó dễ tưởng tượng, gần với cuộc sống thực.
    2. Thiên đường nà nơi Chúa trời, Jesus, các thánh và các con chiên ngoan đạo sống. Tương tự như thế đối với đạo Hồi. Thiên đường của Thiên Chúa giáo không lói đến ***, chứ thiên đường Hồi giáo thì quyến rũ hơn: nên đó nà tiên lữ gái đẹp thả phanh mà ấy ấy , rượu ngon thịt béo ê chề ăn mãi không hết , nại còn được bất tử lữa. (chú ý nà về đạo Hồi tớ biết rất ít, lên thông tin có thể sai nệch).
    Được noongdaan sửa chữa / chuyển vào 00:52 ngày 12/06/2005

Chia sẻ trang này