1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm Lụât cạnh tranh của các nước!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lawyerhlu, 04/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lawyerhlu

    lawyerhlu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Tìm Lụât cạnh tranh của các nước!

    Em đang tìm Luật thương mại công bằng của Nhật bản và luật cạnh tranh của úc, Đài Loan, Canada (có bản tiếng Việt càng tốt). Tìm mãi mà không thấy các bác ạ. Đã vào một số trang web được giới thiệu có lụât các nước nhưng không thấy. các bác có thể giúp em không? thanks nhé.
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Em thì có của Úc, nhưng chỉ là phần phân tích, còn cái đầy đủ thì cứ google là có. Chả là em đang làm bài luận trong đó phải so sánh luật cạnh tranh của Việt Nam với Mỹ, Úc và Châu Âu. Bác có quan tâm thì trao đổi. Bác có thể dùng các từ khóa sau để tra google
    -Anti-competitive agreements (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh). Úc : section (s) 45Trade Practices Act 1975(TPA), Mỹ : Sherman Act -section 1, Châu Âu: article 81 (1) Treaty of Rome (TOR)
    -Boycot(? ) Úc: TPA s4d, Mỹ Sherman Act s1, Châu Âu: article 81 of TOR
    -Price Fixing (ấn định giá): Úc s45A, s96 A, S98(2) TPA, Mỹ :Sherman Act -section 1, Châu Âu : article 81 (1)(a)of TOR
    -Exclusive dealing (?): Úc s47 TPA, Mỷ :Sherman Act -s1, s2. Clayton Act s3, Châu âu :article 81 (1), article 82 của TOR
    -Price discrimination (phân biệt giá): Úc s49 of TPA, Mỷ :Sherman Act s2, Clayton Act s2, Châu âu :article 81
    -Mergers and acquisitions (tập trung kinh tế) Úc s50 của TPA, Mỹ Clayton Act s7, Châu Âu: regulation 139/2004:Mergers
    -Misuse of market power (lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường):Úc s 46 của TPA, Mỹ: Sherman Act -section 2, châu âu : article 82 của TOR
    Access regimes (?): Úc s46 của TPA, không thấy có ở Mỹ và châu âu
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Bạn hỏi đầu tiên, sorry Canada tớ không có kiến thức (nhưng tớ nghĩ nếu tớ thật sự muốn tìm tớ cũng tìm ra được dễ dàng). Tớ sẽ giúp bạn về phần Úc. Bạn tạm thời đọc đỡ phần này đi, mai tớ rảnh tớ viết nhiều hơn hôm nay tớ không viết được vì busy ở room khác tớ quản lý.
    http://www.cccp.anu.edu.au/publications/index.html
    SatThu confirm lại với anh em lấy access regimes gì đó ở đâu và em quote có đúng section của TPA hay không. Section 46 anh quote bên dưới đây và không hề thấy nói về access gì cả. Nó là section nói về misuse of market power. Em đọc thử và cho anh biết câu trả lời anh hỏi em. Thứ hai là em định nghĩ cho anh nghe access regimes là cái gì. Nếu như em nói Úc có thì chắc chắn Mỹ sẽ có nhưng có thể gọi theo tên khác mà thôi. Nếu em chỉ giới hạn mình và dò tìm theo từ này thì làm sao dò ra common law khác được. Anh lấy ví dụ nếu Mỹ gọi là procedural due process thì Anh gọi là procedural fairness trong quyền hiến pháp cho nhân dân thì nếu em đi kiếm từ của Anh mà trong luật Mỹ thì khả năng kiếm không có là có thể xảy ra.
    http://www.austlii.edu.au/au/legis/cth/consol_act/tpa1974149/s46.html
  4. lawyerhlu

    lawyerhlu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác nhé. Lần đầu tìm luật nước ngoài nên cũng kô có kinh nghiệm. Em cũng tìm được một số bài bình luận, phân tích thôi, hầu như không dẫn luật cho nên mới mạo muội nhờ các bác ấy mà. Hy vọng được các bác tiếp tục hỗ trợ, nhất là bác analyt^^
    Bác nào mún trao đổi thì liên hệ với em nhá: noi_buon_dem_thanh@yahoo.com. rất mong được học hỏi các bác.
    Được lawyerhlu sửa chữa / chuyển vào 11:59 ngày 05/10/2007
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Để em về suy nghĩ thêm đã, tiếng anh vẫn chưa được tốt lắm, nên em thấy rất khó khăn trong việc đọc các tài liệu
    Acces regimes là việc nhà nước buộc doanh nghiệp phải cho đối thủ cạnh tranh sử dụng tài sản của mình. Ví dụ anh là công ty vận tải, anh xây 1 chiếc cầu. Có một công ty vận tải khác mới thành lập nhảy ra cạnh tranh, vì công ty mới đó mới nhảy vào thị trường nên giá rẻ, cạnh tranh với anh nên anh không cho nó sử dụng cầu. Tuy nhiên nhà nước không cho phép anh làm như vậy. Cái lợi của nó là giúp cho nhiều công ty có thể nhảy vào thị trường.
    Em thấy Việt Nam cũng có điều luật na ná là điều 13.6 luật cạnh tranh, :ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. Tuy nhiên em không biết nó có hoàn toàn giống hay không vì ở đây acces regimes quan niệm một công ty có vị trí thống lĩnh thị trường không cho doanh nghiệp khác sử dụng tài sản của mình cũng là ngăn cản việc tham gia trị trường của đối thủ cạnh tranh. (bác lawyerhlu có có thể giải thích điều 13.6 luật cạnh tranh được không ạ, em đọc thấy mù mờ quá)
    Nó cũng không hoàn toàn giống với section 46, section 46 cấm 1 công ty lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để từ chối cung cấp hàng hoá hay dịch vụ cho công ty khác, nhưng ở đây không phải là hàng hoá hay dịch vụ mà là tài sản, cơ sở vật chất. Nhưng chắc nó cũng liên quan như thế nào đó, (em về xem lại)
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) ST, cám ơn em đã giải thích cho anh hiểu và sorry là hôm qua anh hơi harsh với em một chút, xin lỗi em. Tại anh thấy em đã ghi dấu hỏi trên đó mà lại quote sai điều khoản của luật cho nên anh mới hỏi lại em giải thích cho anh hiểu. Access regime mà em nói là trong điều (Section) 44M của TPA (1974) được điều chỉnh vào năm 2005. Em vui lòng đi kiếm điều khoản này và đọc lại nếu cần.
    (ii) Nếu em không giỏi tiếng Anh em phải rèn luyện thêm vì không thể nào muốn học luật bằng tiếng Anh mà không giỏi tiếng Anh cả. Luật pháp của common law nhất là ngôn ngữ của judges trong cases phải gọi là ngôn ngữ cấp cao cho nên đòi hỏi khả năng tiếng Anh phải cao.
    (iii) Nếu em không hiểu một điều khoản nào của Competition Law của VN em thử quote điều khoản đó (chính xác 100%) và post lên đây cho anh xem và cho anh biết rõ ràng điều nào em không hiểu. Là một người học luật năm cuối, phải nên hiểu rõ luật rồi mới đi quote cho người khác xem.
    (iv) Bạn lawyer:
    (a) Bạn không nên đọc luật của common law bằng tiếng Việt. Nếu bạn không giỏi tiếng Anh bạn phải tự đào tạo mình để đọc nó bằng chính ngôn ngữ của nó vì có rất nhiều nguyên tắc trong đó không có tiếng Việt.
    (a) Tớ không đồng ý với bạn ở điều bạn nói các bài phân tích (journals) mà không có trích dẫn luật. Một luật sư common law lúc nào nói một vấn đề gì cũng trích dẫn luật rõ ràng và đó là cách họ học. Họ được đào tạo ra nói bất cứ cái gì cũng phải có luật pháp support cho nó. Nếu không, cái mà bạn đọc đó không phải gọi là legal journals. Nếu bạn muốn, vui lòng quote thử một journal bạn đọc từ Internet cho mình xem thử.
    (b) Bây giờ là phần tớ giúp. Tớ chỉ giúp cho bạn cách phải đi tìm thế nào (method) chứ không giúp cung cấp tài liệu cho bạn theo yêu cầu của bạn. Làm như vậy bạn suốt đời không bao giờ biết làm legal research là như thế nào. Vì lẽ đó, bạn vui lòng cho tớ biết đầy đủ chi tiết yêu cầu của bài viết (essay) trong trường là gì rồi tớ mới chỉ đúng vào cái bạn cần phải đi kiếm. Sau đó bạn phải tự vào đó dò tìm. Nếu có khó khăn không biết tìm, post lên hỏi tớ, tớ sẽ chỉ tiếp cho cách tìm cho đến khi nào TỰ BẠN sẽ phải tìm ra nó.
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Trong bài viết dưói đây tớ ghi ra ngắn gọn cho bất cứ một sinh viên việt nam nào mà chưa biết cách tìm kiếm luật common law để phục vụ cho mục đích essay của bạn. Nếu bạn đã biết, dừng và không đọc nữa:
    (i) Khi bạn có một câu hỏi essay, bạn phải đọc nó trước xem nó hỏi gì. Sau khi đã phân tích ra nó chính xác hỏi bạn điều gì bạn mới có thể bắt đầu bước tiếp theo. Trong đây tớ ghi ra từng bước một có một mới có hai và không có đi tắt. Đó là lý do vì sao tớ hỏi lawyer phải đưa cho tớ essay topic hoặc yêu cầu là gì cụ thể.
    (ii) Nếu bạn phân tích sai yêu cầu của trường đó là lỗi của bạn phải xem lại cách học của bạn vì nếu sai sẽ đi kiếm sai. Sau khi phân tích xong bạn cần phải có legal journals databases để tìm.
    (iii) Bạn tuyệt đối không tin vào Google search engine để làm một bài essay chuyên sâu. VÌ SAO? Vì những lý lẽ sau đây:
    (a) Google chỉ giúp cho bạn thông tin cơ bản. Hầu như tất cả các legal journals đều phải mua bằng bản quyền cho nên nó không có publicly available cho nên hầu như không thể kiếm bằng Google vì nếu không Google có thể sẽ vi phạm bản quyền.
    (b) Google chỉ có thể cung cấp văn bản luật vì ở common law nó là cho mọi người.
    (c) Vì lẽ nói trên, bạn phải có account để vào trong lexis.com và (hoặc) các legal journals mà có website. Ở common law, chuyện này không phải là chuyện của bạn, trường phải có trách nhiệm cung cấp cái này cho bạn. Ở Việt Nam tớ không biết nhưng tớ nghe nói là không có. Hic, bắt con người ta học mà không cho phương tiện sao nó học giỏi đây?
    (iv) Khi vào trong website của journals rồi bạn tìm đúng nơi cho competition law, sau đó bạn dùng search engine của nó và đọc các journals mà nó liên quan đến essay của bạn. Thông thường khi tớ tìm tớ cũng in ra phải 20-30 journals dài (càng nhiều càng tốt) và đọc.
    (v) Sau khi đọc xong bạn sẽ có khái niệm tiếp bạn sẽ cần đi kiếm cái gì bằng key words họ cung cấp ngay chính trong journals đó. Lấy ví dụ như em ST nói misuse of market power. Dò nó, tìm ra journals nói về nó, đọc và lấy ra cases quoted trong đó sau đó nếu cần lấy cases đó nguyên văn ra đọc và argue cho essay của mình.
    Đó là cách tự học của một sinh viên common law và sau này đi làm cũng vậy. Không biết là trong trường luật vn có môn nào dạy legal search method hay không. Đây là môn dạy cho sinh viên cách này và sinh viên nào ra trường đều phải gọi là master cái món này vì mỗi học kỳ nào họ cũng phải viết 6000 từ essay trở lên là ít nhất và tớ cũng không phải ngoại lệ.
    Nếu bạn có điểm nào không biết, không hiểu rõ, hoặc cần giải thích thêm về cách học, xin hãy post lên để hỏi mình.
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    @ cám ơn bác analysis nhé:
    đây là điều 13 : các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm: cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau đây:
    khỏan 6: Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới
    Ý kiến cá nhân: định nghĩa như thế là rộng quá, chắc luật cạnh tranh phải được giải thích ở nghị định hay thông tư nào đó (em tìm chưa ra)
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    @ bác lawlerhlu: đây là luật cạnh tranh của Nhật:
    <http://www.jftc.admix.go.jp/e-page/ama.htm on 22/06/98>
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 18:41 ngày 11/10/2007
  10. lawyerhlu

    lawyerhlu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Gưỉ bác Analyst:
    -Trước hết em cảm ơn bác về những bài viết rất tâm huyết. Em cũng xin đính chính là khi đọc những bài phân tích về luật, họ cũng có trích dẫn luật. Nhưng điều mà em muốn bác hiểu ở đây là: không có nguồn để dẫn đến nguyên văn luật đó (ví dụ như ở đây là luậtcạnh tranh). Với lại những vấn đề mà họ bàn thì cũng kô phải là vấn đề em đang quan tâm.
    - EM được biết bác là chuyên gia về comon law cho nên bài của bác tập trung hoàn toàn vào hệ thống Pl này. Trong khi đó, luật em cần tìm đâu phải chỉ thuộc COmmon law?
    Dù sao cũng cảm ơn bác nhiều, chúc bác công tác tốt.
    To bác satthu: link die ròi bác ợ,

Chia sẻ trang này