1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm Lụât cạnh tranh của các nước!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lawyerhlu, 04/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Em xem lại rồi chỉnh lại link vì giờ không mang theo sách học.
    Cho em hỏi một vài vấn đề
    Về luật cạnh tranh
    "Điều 9. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
    1. Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 8 của Luật này.
    2. Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên."
    Tại sao điều 9 lại chia thành 2 khoản, khoản 1 không đòi hỏi các bên phải có thị phần kết hợp từ 30% trở lên, trong khi khoản 2 lại yêu cầu như vậy.
    Điều 20, khoản 1
    "Điều 20. Thông báo việc tập trung kinh tế
    1. Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế."
    Cho em hỏi về ý nghĩa của bước thông báo này, tại sao doanh nghiệp phải thông báo, nếu không thông báo thì hậu quả gì sẽ xảy ra cho doanh nghiệp
    Cám ơn các bâc1
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Ấn định giá (điều 8.1) và thoả thuận loại bỏ đối thủ cạnh tranh (điều 8.7) thông thường được các nước đối sử là loại vi phạm per se (có nghĩa là có hành vi, co'' vi phạm, không cần chứng minh hậu quả thực tế). Tuy nhiên ở Việt Nam thì, thỏa thuận loại bỏ đối thủ cạnh tranh bị ngăn cấm ngặt nghèo nhưng ấn định giá thì chỉ cấm khi các bên có thị phần kết hợp từ 30% trở lên. Em không hiểu lý do lại có sự phân biệt đối xử như thế, cám ơn các bác nhiều
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) ST thân mến, trong hai posts ở trên em hỏi tất cả ba câu hỏi và, tuỳ theo anh có thể kiếm ra bằng chứng pháp lý hoặc bằng chứng thuyết phục để giải thích được cho em hay không (ở phần câu số ba), anh sẽ lần lượt trả lời tất cả ba câu hỏi của em ở trên theo từng điểm một và theo từng phần của câu hỏi một bên dưới đây.
    (1) Điều 9 khoản 2 chỉ cấm khi nào có thị phần market share ít nhất 30 phần trăm cho những sub sections từ 1 đến 5 của section 8 là vì trong những subsections của điều 8 đó nếu em không có thị phần trên 30 phần trăm thì việc làm của em không ảnh hưởng đến yếu tố cạnh tranh trong thị trường đó. Em hãy đọc lại section 8.1, anh lấy nó ra làm ví dụ. Nó cấm em không được tham gia vào hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp ấn định giá (price fixing) cho hàng hoá và dịch vụ em cung cấp. Nếu market share trong đó mà không hơn 30% thị phần thì việc ấn định giá của em cũng chẳng ảnh hưởng gì đến 70% còn lại. Ngược lại section 8.6 thì không quan trọng thị phần vì thoả thuận của em cấm không cho một công ty khác tham gia vào thị trường của em. Đó là điều sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh lành mạnh.
    (2) Về điều 20.1 thì em hỏi hai phần, anh trả lời vào từng phần của câu hỏi:
    (a) Việc thông báo cho cơ quan quản lý (được uỷ quyền trong luật) là việc bình thường ở common law countries cũng vậy. Ý nghĩa của việc thông báo là khi em làm cái việc mà luật vn gọi là "tập trung kinh tế" đó (bao gồm nhưng không giới hạn ở việc sát nhập merger và thôn tín acquisition thì việc đó sẽ có thể làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của thị trường. Vì vậy, phải thông báo cho cơ quan quản lý biết trước khi được phép sát nhập. Có rất nhiều bằng chứng cụ thể cho việc này trong những việc sát nhập lớn ở EU và Mỹ em có thể xem được dễ dàng mà việc sát nhập đó đã được công ty đồng ý nhưng cơ quan quản lý không đồng ý và vì vậy đã không thành công. Một case lớn mà anh nhớ trong đầu và chưa check lại kỹ lưỡng là Ernst & Young đòi sát nhập với một tập đoàn accounting khổng lồ (gọi là Big Five) ở Châu Âu nhưng cuối cùng không được cơ quan quản lý đồng ý. Em check lại việc này không khó khăn gì.
    (b) Nếu không thông báo thì hậu quả ra sao? Em đọc lại Section 3 từ điều 25 đến điều 29 của Nghị định 120 ban hành 30 tháng 9 năm 2005 về xử phạt trong việc vi phạm "tập trung kinh tế" này trong luật cạnh tranh. Trong hai văn bản luật anh đọc cho em (luật và nghị định 120) do thuận tiệnvà quen đọc bằng tiếng Anh nên anh đọc bản dịch tiếng Anh của Phillips Fox dịch vì anh có account access vào website của họ.
    (3) Về câu hỏi số 3 thì prima facie (nhìn trên bề mặt) anh nghĩ rằng đây là chính sách ban hành luật của người làm luật cho nên không thể so sánh được. Về điều này anh phải cần có thời gian đọc lại luật của common law về điều khoản này xem nó có tương đương hay khác như em đã nói hay không (nhất là phần actionable per se). Sau đó anh mới có thể trả lời được thêm.
    (3)(a) Đây không phải là câu em hỏi, nhân có câu hỏi 3 anh muốn hỏi lại em nếu chưa biết thì anh sẽ nói. Cái này theo anh biết là luật Việt Nam chưa có tốt đến mức như thế này đâu. Em vui lòng cho anh biết khi em học common law có ai dạy cho em nếu em muốn đi tìm hiểu lý do vì sao người làm luật lại quyết định như thế này mà không khác đi (như em hỏi) khi họ ban hành luật hay không? Ở common law system người ta có một cách để có thể đi kiếm những cơ sở này để xem vào lúc giới thiệu khi ban hành nhà làm luật đã đưa ra lý do của mình như thế nào. Lý do mà anh hỏi em như vậy là vì nếu việt nam mà có cái này thì anh đã nói em vào xem để có câu trả lời rồi.
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    @Lawerhlu: đúng là link die rồi, em cũng thử cách này cách kia trên google mà vẫn không vào được. Có tìm được gì khác thì em post lên sau vậy. (link này có trong sách em học)
    @bác analysis:
    Vậy em thấy luật Việt Nam đòi hỏi thị phần trên 30% mới cấu thành vi phạm cũng tương tự như việc Châu Âu, Úc hay Mỹ đòi hỏi phải có yếu tố "ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh" (lessen competition) mới cấu thành vi phạm.
    Tuy nhiên Việt Nam hơi khác là, ở các nước khác yếu tố "ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh" phải dựa trên những phân tích kinh tế, còn ở Việt Nam mặc định các bên trong thoả thuận "xấu " chỉ gây ảnh hưởng đến cạnh tranh khi có sức mạnh thị trường (market power) mà muốn có sức mạnh thị trường thì các bên phải có thị phần lớn (ở đây là trên 30%)
    Nếu suy nghĩ trên là đúng, thì em thấy việc qui định như vậy vừa có thuận lợi, vừa có hạn chế
    +thuận lợi là Việt Nam tránh được những phân tích kinh tế phức tạp (chắc vì nhà nước còn yếu trong việc phân tích kinh tế, ví dụ không đủ kỹ thuật)
    +hạn chế là nhà nước không thể cấm những thoả thuận gây hậu quả tiêu cực đến cạnh tranh mà các bên trong thỏa thuận có thị phần kết hợp dưới 30%. Phần này là em lấy từ lời bình của Phillip Fox mà em google được trên mạng "Under the Competition Law, the following agreements in restraint of competition are prohibited only wherethe participating parties have a combined market share of 30% or more of the relevant market. Where the
    parties'' have less than 30% combined market share, such agreements are not prohibited even if the agreements have the effect of substantially restraining competition"
    "http://72.14.253.104/search?q=cache:7MlN6HVNf-UJ:www.usvtc.org/
    updates/legal/PhillipsFox/CompetitionLawUpdate-July2006.pdf
    +competition+law+vietnam&hl=en&ct=clnk&cd=3&gl=au"
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn anh về phần trả lời bước thông báo, em suy nghĩ thêm đã
    Thứ 3, Em thấy ở Úc, Châu Âu hay Hoa Kỳ chỉ có thỏa thuận loại bỏ đối thủ (Boycott) và Ấn định giá (Price fixing) là per se. Vì 2 loại này rất đặc biệt, các thỏa thuận còn lại muốn gọi là vi phạm thì phải thỏa mãn yếu tố "ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh""lessen competition". Ở Boycott thì là vì các nước đều không thích hành vi này, chắc lá nó thuốc về yếu tố "bản chất con người", nên dù không gây hậu quả cho cạnh tranh thì nó vẫn bị cấm, (Về Boycott anh đưa ra lý do em thấy không thuyết phục lắm, ví dụ như 2 công ty rất nhỏ cấm một công ty lớn nhảy vào thị trường thì làm sao cấm được, mà dù có thỏa thuận cấm cũng không thẩ ảnh hưởng đến ông lốn kia được , tức là không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh (lessen compettion))
    Ở Ấn định giá (price fixing) thì tha^`y đưa ra một số lý do sau:
    "+Per se prohibition warranted because efficiency enhangcing PF is rare
    +Per se prohibittion sends clear message to firms
    +Benefits of indentifying efficiency enhancing PF are outweighed by
    -Enforcement/judicial costs of competition test; and
    -Benefits of certainty"
    Nhưng em đọc không hiểu lắm, "sends clear message to firms" là sao ?, thế nào là "efficiency enhangcing PF is rare" ?
    Dù lý do như thế nào thì các nước mà em học đều đối xử "thoả thuận loại bỏ đối thủ " Boycott và ấn định giá (price fixng) là per se (cấm tuệyt đối), trong khi ở Việt Nam lại có thái độ đối xử khác nhau, chỉ có Boycott mới cấm tuyệt đối thôi
    Về câu 3(a), khi thầy dạy em thì thầy dạy luôn cái lý do và nói cái lý do nó nằm ở case nào, cũng có khi không nói mà thầy lướt qua. Được anh nói thêm thì tốt quá. Ở Việt Nam, thầy cô cũng nói lý do nhưng ít nói cài lý do hình thành từ những trường hợp nào (ví dụ tại sao luật A qui định vậy, vì có lý do b, nhưng lý do b được hình thành thế nào, cơ quan tổ chức nào nêu ra lý do b, học hỏi ở nước nào ...thì thấy rất ít nóii.
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    ST, anh đọc qua bài viết trên của em và có một số giải thích sau cho em không theo thứ tự câu hỏi của em:
    (i) send clear message to firms trong trường hợp này giống như em nói là "gửi một lời cảnh cáo rất rõ ràng" đến cho các công ty vậy. Để hiểu được cái này em phải hiểu về nguyên tắc nói chung của việc phán quyết liability trong common law system. Thông thường prima facie để bị cho là vi phạm (anh nói đơn giản là liable đi) thì em phải có damage. Anh nói ví dụ như trong the Law of Torts chẳng hạn. Muốn kiện người ta negligence phải chứng minh được 4 yếu tố trong đó phải có damage. Vì lẽ này, khi nói đến actionale per se, nó không cần phải chứng minh damage chỉ cần biết đã có vi phạm là được cho nên đó là một thông điệp gửi đến cho các firm nói rằng phải cẩn thận vì không cần chứng minh yếu tố damage.
    (ii) efficiency enhancing price fixing is rare có nghĩa là, theo anh nghĩ, nói rằng hiệu quả thực tế trong việc định giá đó hầu như rất là khó chứng minh được. Chính vì vậy họ mới cho vi phạm của price fixing phải là actionable per se nghĩa là chỉ cần vi phạm.
    (iii) Còn một phần trả lời về việc đọc những tranh cãi của quốc hội cho bills thì anh sẽ trả lời chi tiết sau. Ở nước người ta đó, tất cả những tranh cãi và giải trình của quốc hội trong lúc trình bill là một phần không thể thiếu của đạo luật đó và sẽ được lưu trữ lại cho quan toà và luật sư khi cần dùng đến để có thể biết được tại sao họ lại chọn chính sách quy định này mà không phải là khác đi (ví dụ tại sao lại chọn 30% làm chuẩn mà không phải mức khác). Anh biết qua luật sư văn phòng anh làm ở vn là vn không có cái kho dữ liệu này và luật vn thì khỏi nói viết mơ hồ lung tung nhưng luật sư lại không có nhiều cơ hội để đọc lý do này hic vào lúc giải trình và tranh luận trước khi vote như nước người ta.
    (qua việc hiểu tiếng Anh của em ở điểm (i) và (ii) anh giải thích trong đây, anh thấy rằng em nói đúng em có một số vấn đề trong việc học tiếng Anh. Những từ nói trên so với văn chương viết trong legal cases của quan toà nhất là về luật hiến pháp giống như là 1 so với 5. Giả sử rằng em muốn làm việc với luật pháp bằng tiếng Anh sau này, em nên dành thời gian nhiều cho tiếng Anh nếu được nên đến mức mà có thể đọc hiểu một legal case của common law dài hàng chục trang hiểu được legal reasoning của quan toà mà không cần dùng tự điển. Ngày xưa khi anh mới vào đọc anh cũng chết lên chết xuống nhưng anh quyết tâm không dùng tự điển nào có tiếng Việt. Ngày qua ngày, chính vì sự ép buộc mình như vậy mà mình sẽ hình thành các khái niệm tiếng Anh bằng tiếng Anh mà không cần đến tiếng Việt. Em hãy cố gắng thêm. Anh nói ra đây chỉ là ý tích cực)
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    @ Lawyer hlu: một vài nét sơ lược về luật cạnh tranh của Nhật
    1-Japan?Ts Antimonopoly Law
    ?Introduction Heavily influenced by US law Purpose to ensure free and fair competition Antimonopoly Act endeavours to
    ?Prohibit conduct restricting free and fair
    competition
    ?Eliminate unreasonable restraints of trade
    2-Japan?Ts Antimonopoly Law
    Overview ?"prohibited conduct Anti-competitive agreements
    ?Includes agreements which ?~substantially restrain
    competition?T Boycotts and refusal to deal
    ?If ?~without proper justification?T Price fixing
    ?If this leads to a ?~substantial restraint of competition?T in a
    field of trade Misuse of Market Power
    ?Private monopolisation is prohibited
    ?includes abusing a dominant bargaining position
    3-Japan?Ts Antimonopoly Law
    Overview ?"prohibited conduct Exclusive dealing
    ?Dealing with another party on terms that unjustly restrict
    the other party?Ts business activities is prohibited ?"
    including exclusive dealings Resale Price Maintenance
    ?If without ?~proper justification?T Mergers and acquisitions
    ?Prohibited if the effect may be *****bstantially restrain
    competition or where unfair trade practices have been
    used in bringing about the merger
    4-Japan?Ts Antimonopoly Law
    verview ?"prohibited conduct Interlocking directorships
    ?If they substantially constrain competition Discrimination
    ?Includes trade discrimination between parties or regions Predatory pricing
    ?Unjust low price sales (below cost) are considered an ?~unfair
    trade practice?T Unjust high price purchasing
    ?Where this causes difficulties to other entrepreneurs
    Bác đọc tạm thời, khi em có điều kiện lên nét nhiều hơn sẽ dịch và bàn luận .
    @ các bác: sao em thấy luật cạnh tranh Việt Nam không ghi nhận các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc (vertical agreement). Điều 9.1 đòi hỏi các bên có thị phần kết hợp từ 30% trở lên, tức là các bên tham gia phải nằm chung trong một thì trường (có chung thị trường thì mới có thị phần kết hợp). Trong khi đó các bên trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc không nằm chung trong một thị trường vì họ không là đối thủ cạnh tranh (nhà sản xuất không là đối thủ cạnh tranh của người phân phối). Ví dụ về ấn định giá (price fixing), thỏa thuận này gồm chiều ngang (horizontal price fixing)(các nhà phân phối thỏa thuận ấn định giá) hay chiều dọc (vertical price fixing hay còn tên khác là price resale maintainance)(nhà sản xuất ấn định giá bán cho người bán lại, người phân phối). Cả 2 lọai Ấn định giá này đều bị điều chỉnh trong luật của châu âu, Hoa Kỳ và Úc. Ở Việt Nam ấn định giá bị cấm khi các bên có thị phần kết hợp từ 30% trở lên. Vậy luật điều chỉnh ấn định giá theo chiều ngang. Thế còn chiều dọc ? luật bỏ ngỏ vấn đề này hay em hiểu chưa hết ý của điều 9,1 luật cạnh tranh hay nhà nước còn quy định ở đâu đó. Không chỉ Ấn định giá theo chiều dọc mà một lọa các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khác theo chiều dọc em cũng không thấy được điều chỉnh trong luật cạnh tranh Việt Nam
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của em, ST, không có luật sư nào trả lời được đâu vì nó thuộc về mục đích của người làm luật (legislators) khi họ quy định thế này mà không phải thế kia. Ở các quốc gia sống bằng the rule of law, trước khi họ trình bill (đạo luật chưa thông qua) cho hai viện họ đều có bài tường trình giải thích vì sao họ lại đưa ra bill này trong đó ghi rất rõ ràng lý do trong từng điều khoản (đề nghị) cụ thể. Sau đó trong khi tranh luận ở hai viện họ sẽ cãi nhau điểm này không được phải sửa điểm kia phải bỏ. Những cái đó đều phải được lưu lại trong tư liệu library của quốc hội và available cho tất cả mọi người kể cả dân thường khi cần đến (như em đang cần tìm hiểu tại sao họ làm như vậy). Những văn bản đó cũng là một phần của luật sư và quan toà của người ta dùng để lý giải một điều khoản luật khi nào có nghĩa mơ hồ không rõ ràng trong một vụ kiện.
    Ở vn không có món ăn chơi này cho nên khi cần tài liệu để giải thích một điều khoản trong luật vn thì [...].
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 05:48 ngày 09/11/2007
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    ST nếu không tin lời tớ nói về việc lưu trữ đã nêu hãy vào thư viện quốc hội của nước người ta xem coi cách thức người ta lưu trữ record như thế nào. Hãy vào trong URL này và đọc phần Second Reading
    http://thomas.loc.gov/home/lawsmade.toc.html
    Nếu muốn tìm hiểu luật pháp của Anh và Úc họ làm tương tự như thế nào hãy Google website thư viện quốc hội của họ vào trong xem record họ lưu lại của một bill trước khi có thể trở thành Act (đạo luật) hoặc đi tìm extrinsic materials.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 05:48 ngày 09/11/2007
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    - Nhân tiện cho hỏi cô HKT và anh Satthu là anh hay chị đang cầm tài liệu Luật cạnh tranh của tớ ý nhỉ? Theo như tớ nhớ thì hồi đó còn ký cọt, ghi rõ ràng ai mượn cái gì, nhưng giờ mất rùi. Trong đó có một cuốn sách rất hay, đúng như nhau cầu của chủ topic: có Luật cạnh tranh của Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, cùng với một số nước khác mà tớ ko nhớ, và hay nữa là nó bằng tiếng Việt. Nhưng thực lòng rằng đọc xong tiếng Việt lại muốn tìm một bản dịch tốt hơn, vì phải suy luận về ngôn ngữ rất nhiều.
    - Thêm nữa là bác ngualuoi có rất nhiều tài liệu về Luật cạnh tranh các nước, sao mọi người ko PM hỏi bác ấy nhỉ?

Chia sẻ trang này