1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tim mạch ... mọi thắc mắc xin đặt câu hỏi tại đây .

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Milou, 02/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác sĩ.
    Con gái tôi hiện nay 6 tháng 7 ngày tuổi. Cháu dài 73cm, nặng 7kg. Bé bị phát hiện mắc tim bẩm sinh 9 ngày sau khi sinh.
    Kết quả siêu âm tại bệnh viện Nhi TW 11 ngày sau khi sinh như sau:
    TLT cao dưới van **P, đường kính 4,4mm, Shunt T--->P
    PGmax =20,1mmHg. Thất P dàn nhẹ.
    TLN lỗ thứ phát, đk =5,1mm, Shunt P--->T
    PGmax=3,06mmHg
    Quai Động mạch chủ quay trái, không có hẹp eo.
    Kết luận:
    TLN cao dưới van **P
    TLN lỗ thứ phát
    Áp lực **P tăng vừa.
    Kết quả siêu âm lại tại Viện tim mạch khi bé được 40 ngày tuổi như sau:
    TLT phần quanh màng đk 4mm, Shunt T--->P với chiết áp tối đa gần bằng 50mmHg
    Kết luận:
    TLT
    Hẹp nhẹ van **P.
    Tôi là người không có kiến thức về y khoa nhưng so sánh 2 bản siêu âm 1 cách thông thường nhất thì thấy TLN đã tự đóng, TLT thu hẹp đường kính từ 4,4 xuống còn 4mm. Đây có phải là tín hiệu tốt cho thấy con gái tôi có khả năng tự liền hay không?
    Tôi làm công việc văn phòng. Khi mang thai bé không hoạt động gì nặng hoặc quá sức. Ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ, tích cực đọc sách báo, tài liệu tìm hiểu thông tin về giai đoạn sinh nở, 1-2 tháng người ta mới tới để bác sĩ thăm khám 1 lần thì tôi 1 tháng tới bác sĩ 2-3 lần. Tôi nghĩ mình đã làm tốt nhất những gì có thể của 1 bà mẹ mang thai. Khi được thông báo bé bị TBS tôi suy sụp hoàn toàn. Người mẹ nào khi sinh con ra cũng muốn con cái mình lành lặn, khỏe mạnh. Nếu có điều gì không hay cũng là ngoài ý muốn, nhưng tôi cứ nghĩ bé bị như thế là do lỗi của tôi. Sau này khi đọc được tài liệu nói về 2 nguyên nhân chính và thường gặp gây ra chứng TBS ở trẻ là:
    +Do người mẹ nghiện rượu
    +Do rối loạn NST (NST 21)
    thì tôi mới đỡ ám ảnh vì tôi không bao giờ dùng thức uống có cồn, kể cả ****tail.
    Vì tăng áp lực **P nên bé con bị viêm phổi nằm viện 2 lần, 2 lần mời bác sĩ tới nhà khám và cho thuốc. Ơn Trời là lần cuối cùng cháu phải uống thuốc cũng cách đây gần 4 tháng rồi. Từ đó tới nay trộm vía khoẻ mạnh bình thường, tuy không lên cân nhiều nhưng nhanh nhẹn, tươi tắn và cute đến mức bạn bè mẹ cháu ai có con trai cũng gọi điện ầm ầm đăng kí làm thông gia
    Hiện nay tôi vẫn nhờ bác sĩ Nhi tới khám định kì 1 tháng 1 lần cho bé. Việc theo dõi tim tôi nhờ BS Lợi vì thấy ai cũng nói ở thời điểm này về tim Nhi ở VN thì theo BS Lợi là tốt nhất. Tuy nhiên điều tôi băn khoăn là sự không nhất quán trong việc hướng dẫn điều trị của các bác sĩ làm tôi rất hoang mang. Ở viện Nhi thì nói phải dùng thuốc để giảm áp lực tim, tránh cho tim khỏi phải làm việc quá sức và kê Lopril 25mg uống theo cân nặng của bé. Nhưng ở Viện Tim thì BS Lợi lại nói "Chung sống hoà bình, không cần uống thuốc". Tôi không biết phải theo ai, cuối cùng đành chọn 1 giải pháp vớ vẩn và cảm tính nhất là "Ai giỏi hơn chắc người đó nói đúng" và ngưng không cho bé con dùng thuốc nữa. Người ta không nói với tôi là con gái tôi có khả năng tự lành hay không, chờ đợi nó đóng trước lúc 5 tuổi hay khuyên nên phẫu thuật, chỉ định bắt buộc phẫu thuật? Nếu phẫu thuật thì khi nào là thời điểm tốt nhất để tiến hành? Tôi chẳng biết làm sao nữa
    Mọi người cho lời khuyên với ạ.
    Cám ơn các bác sĩ.
  2. Falls

    Falls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Kenzo-girl!
    Falls rất hiểu tâm trạng của bạn khi biết bé bị tim bẩm sinh, có những lúc mình cũng không hiểu tại sao dù mình nghĩ đã làm rất tốt mọi thứ và bạn cũng đừng tự dằn vặt vì lỗi mình hay lỗi tại ai cả, mọi việc bây giờ theo Falls nghĩ là phải tìm cách giải quyết sao thật tốt cho cháu.
    Thật sự thì trong thời gian mang thai, qua siêu âm vẫn có thể phát hiện 1 số trường hợp tim bẩm sinh, và qua đó có thể định hướng được nên chọn giải pháp nào là tốt nhất. Hiện tại ở VN chưa thể phẩu thuật sửa chữa các khuyết tật bẩm sinh đó trên sản phụ được.
    Trường hợp của cháu là TLT phần màng, đây là vị trí thường gặp nhất (75-85%) trong các thể loại thông liên thất, và vì có hẹp động mạch phổi đi kèm , nên còn được gọi là TLT thể phổi được bảo vệ, hạn chế phần nào lượng máu lên phổi, hạn chế được phần nào triệu chứng của suy tim.
    Vấn đề tự đóng của TLT , khoảng 40% có thể tự đóng ở tuổi sơ sinh còn bú, khoảng 60% vào khảong 5 tuổi và 1 số ít ở tuổi mới lớn, tuy nhiên TLT có kích thước rộng khó có thể đóng tự nhiên được, nhất là khi áp lực động mạch phổi cao (tỷ lệ này là 5%).
    .Vấn đề lựa chọn phương pháp điều trị của con bạn còn phải có qúa trình theo dõi sát trên lâm sàng và qua các thông số về huyết động .Thường về nguyên tắc bé phải được kiểm tra định kỳ, điều trị các đợt bội nhiễm phổi, suy tim, duy trì tăng trưởng cho thật tốt.
    Và chỉ định can thiệp phẩu thuật khi:
    + TLT 1 lỗ, lâm sàng nặng, dưới 6 tháng : thử điều trị nội khoa, nếu không kết quả ( suy tim ứ huyết không khống chế được, bội nhiễm tái phát và không tăng trưởng) phải mổ đóng lỗ thông (phẫu thuật sẽ nặng hơn vì nhỏ).
    + TLT 1 lỗ, lâm sàng nặng, trên 6 tháng: mổ đóng lỗ thông.
    + TLT 1 lỗ, áp lực **P > 50 mmHg, trên 6 tháng: mổ đóng lỗ thông.
    Ít thông tin mong giúp được bạn.
    Thân chào.
  3. Falls

    Falls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Kenzo-girl!
    Falls rất hiểu tâm trạng của bạn khi biết bé bị tim bẩm sinh, có những lúc mình cũng không hiểu tại sao dù mình nghĩ đã làm rất tốt mọi thứ và bạn cũng đừng tự dằn vặt vì lỗi mình hay lỗi tại ai cả, mọi việc bây giờ theo Falls nghĩ là phải tìm cách giải quyết sao thật tốt cho cháu.
    Thật sự thì trong thời gian mang thai, qua siêu âm vẫn có thể phát hiện 1 số trường hợp tim bẩm sinh, và qua đó có thể định hướng được nên chọn giải pháp nào là tốt nhất. Hiện tại ở VN chưa thể phẩu thuật sửa chữa các khuyết tật bẩm sinh đó trên sản phụ được.
    Trường hợp của cháu là TLT phần màng, đây là vị trí thường gặp nhất (75-85%) trong các thể loại thông liên thất, và vì có hẹp động mạch phổi đi kèm , nên còn được gọi là TLT thể phổi được bảo vệ, hạn chế phần nào lượng máu lên phổi, hạn chế được phần nào triệu chứng của suy tim.
    Vấn đề tự đóng của TLT , khoảng 40% có thể tự đóng ở tuổi sơ sinh còn bú, khoảng 60% vào khảong 5 tuổi và 1 số ít ở tuổi mới lớn, tuy nhiên TLT có kích thước rộng khó có thể đóng tự nhiên được, nhất là khi áp lực động mạch phổi cao (tỷ lệ này là 5%).
    .Vấn đề lựa chọn phương pháp điều trị của con bạn còn phải có qúa trình theo dõi sát trên lâm sàng và qua các thông số về huyết động .Thường về nguyên tắc bé phải được kiểm tra định kỳ, điều trị các đợt bội nhiễm phổi, suy tim, duy trì tăng trưởng cho thật tốt.
    Và chỉ định can thiệp phẩu thuật khi:
    + TLT 1 lỗ, lâm sàng nặng, dưới 6 tháng : thử điều trị nội khoa, nếu không kết quả ( suy tim ứ huyết không khống chế được, bội nhiễm tái phát và không tăng trưởng) phải mổ đóng lỗ thông (phẫu thuật sẽ nặng hơn vì nhỏ).
    + TLT 1 lỗ, lâm sàng nặng, trên 6 tháng: mổ đóng lỗ thông.
    + TLT 1 lỗ, áp lực **P > 50 mmHg, trên 6 tháng: mổ đóng lỗ thông.
    Ít thông tin mong giúp được bạn.
    Thân chào.
  4. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh Falls . Tặng anh này
    Nhưng Kenzo không hiểu lỗ thông đường kính bao nhiêu thì được coi là TLT có kích thước rộng? Bé con nhà Kenzo có bị xếp vào nhóm TLT có kích thước rộng không?
    Bây giờ bé đã trên 6 tháng, áp lực **P xấp xỉ 50mmHg, liệu có lời khuyên nào cho việc phẫu thuật không? Hi vọng tự đóng hay phải can thiệp?
    Vấn đề là không có ai nói cho Kenzo biết về việc giải quyết cái đó thế nào. Chờ đợi hay tiến hành luôn? Kenzo ko có chút kiến thức gì về y học, cứ phải nhờ mọi người kiếm giúp tài liệu để mày mò tìm hiểu, tìm mãi nhưng cũng không hiểu được bao nhiêu vì không có chuyên môn.
    Gần đây trộm vía Nấm khoẻ, ngủ rất ngoan, ăn ít bị nôn trớ, lúc nào cũng hiếu động vui vẻ. Đặc biệt theo dõi thấy không có hiện tượng tím móng tay móng chân, tím môi ( Fallot gì đó phải không ạ?). Nhưng hay bị ra mồ hôi nhiều ở trán mặc dù Kenzo luôn chú ý giữ nhiệt độ phòng và trang phục của bé ở mức trung bình, ko nóng. Ban đầu Kenzo nghĩ là do khi bé ăn, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường, mệt nên sinh ra toát mồ hôi. Nhưng những khi nằm không, nằm ngủ vẫn thấy toát mồ hôi rất nhiều ở trán. Kenzo sợ lưng cũng toát mồ hôi dễ ngấm vào người làm bé viêm phổi nên lúc nào cũng chú ý lau lưng, thay áo cho bé. Sau này có đọc được tài liệu nói toát mồ hôi có thể là biểu hiện của chứng còi xương. Sợ quá vì nghĩ Nấm sinh mùa đông, không có nắng, không được phơi nắng mặt trời nên còi xương. Hôm sau Kenzo đã mời bác sĩ tới nhà khám, bác sĩ kê đơn uống bổ sung canxi và Vitamin D (Infadin và Ostram 0,6g) trong 1 tháng. Tới nay đã hết thuốc, Nấm có vẻ đỡ hơn, nhưng vẫn bị toát mồ hôi ngay cả khi không vận động gì cả. Kenzo muốn hỏi cái đó có liên quan gì đến tim ko, và có nguy hiểm lắm ko?
    Trong tuần này Nấm có 1 cuộc hẹn siêu âm kiểm tra lại chỗ TLT. Sau khi có kết quả, xin phép được post lên đây để tham khảo ý kiến của các bác sĩ trong này.
    Cám ơn tất cả mọi người rất nhiều.
  5. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh Falls . Tặng anh này
    Nhưng Kenzo không hiểu lỗ thông đường kính bao nhiêu thì được coi là TLT có kích thước rộng? Bé con nhà Kenzo có bị xếp vào nhóm TLT có kích thước rộng không?
    Bây giờ bé đã trên 6 tháng, áp lực **P xấp xỉ 50mmHg, liệu có lời khuyên nào cho việc phẫu thuật không? Hi vọng tự đóng hay phải can thiệp?
    Vấn đề là không có ai nói cho Kenzo biết về việc giải quyết cái đó thế nào. Chờ đợi hay tiến hành luôn? Kenzo ko có chút kiến thức gì về y học, cứ phải nhờ mọi người kiếm giúp tài liệu để mày mò tìm hiểu, tìm mãi nhưng cũng không hiểu được bao nhiêu vì không có chuyên môn.
    Gần đây trộm vía Nấm khoẻ, ngủ rất ngoan, ăn ít bị nôn trớ, lúc nào cũng hiếu động vui vẻ. Đặc biệt theo dõi thấy không có hiện tượng tím móng tay móng chân, tím môi ( Fallot gì đó phải không ạ?). Nhưng hay bị ra mồ hôi nhiều ở trán mặc dù Kenzo luôn chú ý giữ nhiệt độ phòng và trang phục của bé ở mức trung bình, ko nóng. Ban đầu Kenzo nghĩ là do khi bé ăn, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường, mệt nên sinh ra toát mồ hôi. Nhưng những khi nằm không, nằm ngủ vẫn thấy toát mồ hôi rất nhiều ở trán. Kenzo sợ lưng cũng toát mồ hôi dễ ngấm vào người làm bé viêm phổi nên lúc nào cũng chú ý lau lưng, thay áo cho bé. Sau này có đọc được tài liệu nói toát mồ hôi có thể là biểu hiện của chứng còi xương. Sợ quá vì nghĩ Nấm sinh mùa đông, không có nắng, không được phơi nắng mặt trời nên còi xương. Hôm sau Kenzo đã mời bác sĩ tới nhà khám, bác sĩ kê đơn uống bổ sung canxi và Vitamin D (Infadin và Ostram 0,6g) trong 1 tháng. Tới nay đã hết thuốc, Nấm có vẻ đỡ hơn, nhưng vẫn bị toát mồ hôi ngay cả khi không vận động gì cả. Kenzo muốn hỏi cái đó có liên quan gì đến tim ko, và có nguy hiểm lắm ko?
    Trong tuần này Nấm có 1 cuộc hẹn siêu âm kiểm tra lại chỗ TLT. Sau khi có kết quả, xin phép được post lên đây để tham khảo ý kiến của các bác sĩ trong này.
    Cám ơn tất cả mọi người rất nhiều.
  6. Falls

    Falls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Kenzo-girl!
    Thật sự về kích thước lỗ thông khó có thể quy ước 1 con số chính xác để xác định khi nào là 1 TLT lỗ lớn, lỗ vừa hay lỗ nhỏ. Một số tác giả tỏ ra hợp lý hơn trong việc so sánh đường kính lỗ thông với đường kính vòng van động mạch chủ, nếu nhỏ hơn hay bằng đường kính vòng van **C, TLT được xem là vừa hay nhỏ, nếu lớn hơn đường kính vòng van **C, TLT được xem là lớn, do vậy khoảng 4mm được xem là lỗ nhỏ (đk van **C bình thường < 8mm).
    Shunt T -P với chiết áp là 50mmHg, không có nghĩa là áp lực động mạch phổi = 50mmHg (vì qua chiết áp đó để đánh giá áp lực của buồng thất phải) . Còn nếu đúng như áp lực của **P là 50mmmHg thì đây là tăng áp lực **P mức độ vừa. Để xét chỉ định phẩu thuật hay không còn dựa trên chỉ số QP/QS nữa mà bạn o cung cấp.
    Thật sự kết quả siêu âm tim là lúc bé mới 40 ngày tuổi, bây giờ bé đã 6 th tuổi, do vậy sẽ có nhiều thay đổi lắm, không thể dựa trên các thông số đó để kết luận tình trạng hiện tại được.
    Vấn đề ra mồ hôi không, cũng không đồng nghĩa là diễn tiến của suy tim nặng hơn nếu bé vẫn bú tốt và lên cân tốt, sau khi cung cấp Vit D3, bạn nên chờ đợi thử kết quả sau 1 tháng tình trạng ra mồ hôi có giảm bớt không nhé.
    Thân chào.
    u?c ndungtuan s?a vo 22:44 ngy 24/03/2005
  7. Falls

    Falls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Kenzo-girl!
    Thật sự về kích thước lỗ thông khó có thể quy ước 1 con số chính xác để xác định khi nào là 1 TLT lỗ lớn, lỗ vừa hay lỗ nhỏ. Một số tác giả tỏ ra hợp lý hơn trong việc so sánh đường kính lỗ thông với đường kính vòng van động mạch chủ, nếu nhỏ hơn hay bằng đường kính vòng van **C, TLT được xem là vừa hay nhỏ, nếu lớn hơn đường kính vòng van **C, TLT được xem là lớn, do vậy khoảng 4mm được xem là lỗ nhỏ (đk van **C bình thường < 8mm).
    Shunt T -P với chiết áp là 50mmHg, không có nghĩa là áp lực động mạch phổi = 50mmHg (vì qua chiết áp đó để đánh giá áp lực của buồng thất phải) . Còn nếu đúng như áp lực của **P là 50mmmHg thì đây là tăng áp lực **P mức độ vừa. Để xét chỉ định phẩu thuật hay không còn dựa trên chỉ số QP/QS nữa mà bạn o cung cấp.
    Thật sự kết quả siêu âm tim là lúc bé mới 40 ngày tuổi, bây giờ bé đã 6 th tuổi, do vậy sẽ có nhiều thay đổi lắm, không thể dựa trên các thông số đó để kết luận tình trạng hiện tại được.
    Vấn đề ra mồ hôi không, cũng không đồng nghĩa là diễn tiến của suy tim nặng hơn nếu bé vẫn bú tốt và lên cân tốt, sau khi cung cấp Vit D3, bạn nên chờ đợi thử kết quả sau 1 tháng tình trạng ra mồ hôi có giảm bớt không nhé.
    Thân chào.
    u?c ndungtuan s?a vo 22:44 ngy 24/03/2005
  8. john_lenon

    john_lenon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    669
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn.
    Ở đây có ai hiểu biết gì về chứng Rối loạn thần kinh tim không ạ. Bạn gái mình hiện tại đang có những biểu hiện của bệnh này, từ trước đến giờ , cô ấy là một người khỏe mạnh , ít ôm đau, nhưng trong thời gian gần đây, qua một vài biến động, cô ấy gặp phải những triệu chứng của căn bệnh này, mỗi khi vận động quá sức hoặc suy nghĩ lo lắng nhịp tim cô ấy đập nhanh, tay chân run rẩy, nhức đầu, mắt bị mờ đi, ngực cũng bị đau. Mình rất lo lắng, nhưng mình cũng sợ cô ấy lo lắng khi biết cô ấy mắc bệnh này. Mình có tham khảo gián tiếp qua một số ý kiến của bác sĩ tư vấn, thứ 5 này, mình sẽ đưa cô ấy đi viện, đo điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu ( lượng canxi ), và đo huyết áp. Có lẽ, mình sẽ phải nói nghiêm túc với cô ấy về vấn đề này, mình rất lo vì e là cô ấy sẽ lo lắng hơn khi biết sự thật. Các bạn ở đây có ai từng có kinh nghiệm về căn bệnh này thì reply lại ngay cho mình nhé. Rất cảm ơn các bạn
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Bạn không viết rõ "một vài biến động" là những biến động thế nào, có thể cô ta bị một trong những rối loạn tâm lý.
    http://www.ykhoa.net/BACHKHOA/040103/040103022.htm
  10. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Tối qua, tôi được tổng đài 1088 của Hà Nội khuyên là không nên cho trẻ uống loại thuốc kháng sinh Ery, vì ngành y tế khuyến cáo là thuốc này ảnh hưởng không tốt đến tim của trẻ sau này.
    Tôi muốn biết thêm thông tin về sự liên quan này. mong các bạn giúp đỡ.

Chia sẻ trang này