1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm một nhân vật học lớp 11-lên lớp 12 của LHP biết 13 ngoại ngữ

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi Angelika, 15/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Kp đồng ý với Angel. Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đều thuộc hệ ngôn ngữ Latin cho nên nếu đã giỏi 1 thứ tiếng này thì chuyện giỏi 1 thứ tiếng kia là kô khó nếu thật sự đầu tư. Riêng về tiếng Anh và tiếng Đức thì cẩn phải rất cẩn thận khâu phát âm, nếu kô sẽ rất dễ bị hỏng phần nói Anh ngữ vì tiếng Đức ngữ âm rất nặng.
    Thật ra nhiều người nghĩ giỏi 1 thứ tiếng là phải nói thật nhanh. Xin thưa kô phải vậy! Ngay cả người bản xứ khi nói chuyện với nhau họ cũng kô nói nhanh như chửi lộn đâu. Cứ lấy Tiếng Việt mà suy ra thôi. Giả sử bạn bè quen biết nhau từ lâu, khi nói chuyện dĩ nhiên có thể nói nhanh được, vì có nhiều từ ngữ quen dùng. Nhưng nếu gặp 1 người lạ mặt, hay trao đổi về 1 vấn đề gì đó, thử hỏi chúng ta có thể nói nhanh như khi tán dóc với bạn bè hay kô? Dĩ nhiên là kô. Tiếng nước ngoài cũng thế thôi.
    Ah, mà cái vụ vì học ngoại ngữ mà kô giỏi Toán, Lý, Hóa thì đúng là cực kỳ buồn cười. Người giỏi Toán khả năng học giỏi ngoại ngữ rất cao, vì tư duy logic của họ cao hơn người thường nhiều. Mà ngoại ngữ nếu kô nắm được những quy luật (dĩ nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ nhưng luật cơ bản nếu vững thì coi như đã hiểu 70-80% rồi) thì sao học vô được? Cũng như có ý kiến cho rằng học Toán giỏi thì khó mà học Văn giỏi. Đó cũng hoàn toàn sai lầm. Văn cũng phải có tư duy logic trong đó, nhất là khi viết luận văn, cần trình bày ý tưởng sao cho gãy gọn, mạch lạc, hợp lí. Ngoài ra, bằng chứng là rất nhiều bạn giỏi Toán cũng làm thơ khá hay và tâm hồn cực kỳ lãng mạn chả kém gì văn/thi sĩ.
  2. eli_GNR

    eli_GNR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    1 nghe cho chinh con hon 9, 10 nghe.
    noi cho xong 1 thu tieng la gioi roi.
  3. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với mọi ý kiến của Angie và Kp. Đúng là người học nhiều ngoại ngữ có kinh nghiệm thật! Khó qua mặt nhỉ! Nhân nói chuyện Bác Hồ thì mình cũng đồng ý rằng ngoại ngữ Bác giỏi nhất là tiếng Pháp, có thể nghe viết thông thạo vì Bác sống khá lâu trên tàu Pháp và sống, làm việc ở đấy.
    Có thể kể thêm tiếng Hán Việt là Bác giỏi vì từ bé đã có cha theo truyền thống Nho học và Bác cũng học loại chữ này từ hồi bé tí. Tiếc là thời nay con cháu của Bác càng ngày càng ít người hiểu được nghĩa từ Hán Việt kiểu như thiều quang, nghê thường,...
    Giỏi kế tiếp là tiếng Hoa. Vốn sẵn có vốn chữ Nho, lại thêm "bôn ba" gần 10 năm trên đất TQ nên rõ ràng là vốn tiếng Hoa của Bác đã có thể lên mức thượng thừa.
    Còn về phần tiếng Nga, theo ý mình là Bác biết khá nhiều chứ không chỉ okay đâu. Một khi có chí hướng nghiên cứu sách Lenin đồng thời tổ chức Quốc Tế CS khi ấy tập trung tại LX thì rõ ràng Bác cũng khá dày công nghiên cứu thứ ngôn ngữ này. Bác cũng sống ở nước Nga một thời gian đủ lâu để học tốt thứ tiếng này.
    Còn tiếng Anh thì mình không rõ Bác biết đến đâu. Trong tuyên ngôn độc lập Bác có nhắc đến tuyên ngôn Mỹ, theo ý mình trình độ tiếng Anh của Bác tuy không khá hơn tiếng Nga nhưng có thể đủ để đọc hiểu chung. Có thể intermediate không chừng.
    Còn các ngôn ngữ khác thì có vẻ như Bác biết đủ để giao tiếp trong cuộc đời thủy thủ. Tóm lại mình tin là Bác biết được tiếng Pháp, Hoa, và đọc nói được tiếng Nga, Anh.
    Các thứ tiếng khác..... Dĩ nhiên có người nói được 6 thứ tiếng hoặc hơn, nhưng chỉ là số ít thôi. Nhưng để nói viết được 6 thứ tiếng cần rất nhiều thời gian trau dồi. Cuộc đời của Bác quá bận rộn để mà đủ sức trau dồi củng cố ngôn ngữ, vì ngoài chuyện mưu sinh (làm việc ở Tây mệt bở hơi tai) thì chuyện viết báo, nghiên cứu chính trị đủ hết đời rồi, còn bao nhiêu thời gian để mà luyện ngữ âm, luyện văn phạm, luyện từ vựng,....
    Còn một điều nữa khi học ngoại ngữ là ngôn ngữ là một thứ rất sống động. Ngồi nhà mà luyện hết trung tâm này đến trung tâm khác trong nhiều năm không bằng ra nước ngoài sống làm việc một năm, giao tiếp với người bản xứ, xem TV bằng ngôn ngữ nước đó.
    Do đó FW rút kinh nghiệm về sau khi học tiếng gì thì chỉ chuẩn bị cơ bản ở nhà để nắm cái logic ngôn ngữ trước thôi, còn để dành tiền làm một chuyến sang nước kia học thì việc học từ vựng, phát âm sẽ chuẩn xác hơn nhiều. Hy vọng có một ngày biết được thêm 1 thứ tiếng nữa.....

    Sửa lại format theo góp ý của Angie nè!
    Được Free_wing sửa chữa / chuyển vào 03:04 ngày 25/07/2006
  4. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên, cho Angie đính chính một chút. Angie hoàn toàn đồng ý với KP, nhưng phần highlight chữ đỏ là phần Angie muốn triển khai thêm, chứ không phải là chỉ đồng ý với phần đó.
    Cám ơn kp gọi Angie là Angel. Hì, cho Angie hạ xuống bớt đi!
    Thuật ngữ để mô tả cách phát âm tiếng Đức là guttural, chắc SOW đang học đến phần này. Âm tiếng Đức, hì hì, ngày xưa Angie nghe như tiếng gì gì ấy.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Thật ra nhiều người nghĩ giỏi 1 thứ tiếng là phải nói thật nhanh. Xin thưa kô phải vậy! Ngay cả người bản xứ khi nói chuyện với nhau họ cũng kô nói nhanh như chửi lộn đâu. Cứ lấy Tiếng Việt mà suy ra thôi. Giả sử bạn bè quen biết nhau từ lâu, khi nói chuyện dĩ nhiên có thể nói nhanh được, vì có nhiều từ ngữ quen dùng. Nhưng nếu gặp 1 người lạ mặt, hay trao đổi về 1 vấn đề gì đó, thử hỏi chúng ta có thể nói nhanh như khi tán dóc với bạn bè hay kô? Dĩ nhiên là kô. Tiếng nước ngoài cũng thế thôi. [/QUOTE]
    Hoàn toàn đồng ý. Nói nhanh và nói lưu loát là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
    Angie có thể nói tiếng Anh nhanh, nhưng khi làm bài presentation trước lớp thì vẫn nói chậm và nhấn nhá và vẫn hay đùa là "tao nói theo president style." Các bạn có thấy Bill Clinton hay George Bush liến láu nói nhanh để chứng tỏ là mình nói tiếng Anh giỏi không? Quan trọng là các ông ấy muốn nhấn mạnh cái gì, chứ đâu cần khoe mình giỏi tiếng Anh?
    Tất cả những ai cố gắng nói nhanh để chứng tỏ mình giỏi một ngoại ngữ nào đó chỉ chứng tỏ là mình không giỏi ngoại ngữ đó. Hề hề
    (Dĩ nhiên là một số bạn có góp ý là trong các bài thuyết trình, Angie nói hơi quá chậm, làm mất interest của người nghe nhưng mà vì giọng Angie có lai giọng Anh nên nguyên âm bị kéo dài là điều không tránh khỏi.)
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Ah, mà cái vụ vì học ngoại ngữ mà kô giỏi Toán, Lý, Hóa thì đúng là cực kỳ buồn cười. Người giỏi Toán khả năng học giỏi ngoại ngữ rất cao, vì tư duy logic của họ cao hơn người thường nhiều. Mà ngoại ngữ nếu kô nắm được những quy luật (dĩ nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ nhưng luật cơ bản nếu vững thì coi như đã hiểu 70-80% rồi) thì sao học vô được? Cũng như có ý kiến cho rằng học Toán giỏi thì khó mà học Văn giỏi. Đó cũng hoàn toàn sai lầm. Văn cũng phải có tư duy logic trong đó, nhất là khi viết luận văn, cần trình bày ý tưởng sao cho gãy gọn, mạch lạc, hợp lí. Ngoài ra, bằng chứng là rất nhiều bạn giỏi Toán cũng làm thơ khá hay và tâm hồn cực kỳ lãng mạn chả kém gì văn/thi sĩ. [/QUOTE]
    Cô Phương Liên dạy văn là điển hình của một người dở toàn diện. Và bằng chứng là cô dở môn tiếng Việt, sến, dài dòng và hời hợt môn Giảng Văn. Hê hê, còn thầy Đồng Minh thì luôn luôn trích câu nói của văn sĩ nào đó để nhắc nhở học sinh: "Tôi không có thời gian, nên tôi phải viết dài."
    Vậy viết dài không có nghĩa là viết hay. Vẻ đẹp của một áng văn nằm ở sự súc tích và to-the-point của nó chứ không phải nằm ở những câu dài lê thê sáo rỗng không mang tí nội dung nào, chỉ mang tính chất trang trí (rẻ tiền.)
    Hê hê, ừ, nhưng biết thêm bi nhiêu càng tốt bấy nhiêu, có mất mát gì đâu? Lỡ gặp một em nó loè là nó biết 13 ngoại ngữ thì mình cũng biết 1-2 ngoại ngữ mà còn chỉnh lý lại nhân cách của em đó cho nó phát triển hoàn thiện chứ nhể?
    Nghe bạn Eli nói, Angie nhớ lại hồi 15 tuổi, Angie đi rủ rê mấy người bạn trong lớp tiếng Anh đi học tiếng Đức thì mấy anh chàng đều nói: "Trời, thôi đi, đi học tiếng Anh đã xong đâu mà đi học thêm tiếng Đức?"
    Đồng ý là một người phân thân ra làm quá nhiều thứ thì có thể sẽ chẳng đạt được gì, nhưng mà nếu phải xong một thứ mới nên bắt tay vào làm thứ khác thì liệu bao giờ một người dám nhận là mình học xong một chuyện gì đó? Học là học cả đời mà!
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 16:52 ngày 24/07/2006
  5. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    RÉT!
    Tiếng Đức chỉ có 4 cách mà còn quá oải rồi...
    Cách của từ trong tiếng séc.
    Từ tiếng Séc có 7 cách ngữ pháp.
    1. Danh cách.
    2. Sở hữu cách
    3. Tặng cách.
    4. Đối cách.
    5. Xưng hô cách.
    6. Vị trí cách.
    7. Công cụ cách.
    Các cách của từ biểu hiện thái độ của người nói tới đối tượng mà ngời nói đề cập đến. Các cách thường được thể hiện bằng cách sử dụng giới từ - ví dụ . Sở hữu cách thì thường sử dụng giới từ "z/ze" (thuộc), Tặng cách thì có thể sử dụng với giới từ "k/ke" (tới/hướng tới), "do" (vào/vào trong), vv. Danh cách và Xưng hô cách thì không có giới từ đi kèm. Xem phần Giới từ để biết thêm chi tiết.
    Ví dụ : (Sử dụng từ "hrad" - "lâu đài"):
    Danh cách: "hrad"
    Hrad je starý. ?" Lâu đài này cổ.
    Sở hữu cách: "hradu"
    Z hradu vycházejí lidé. ?" Mọi người đang đi ra khỏi lâu đài.
    Tặng cách: "hradu"
    Cesta vede ke hradu. ?" Con đường này dẫn tới lâu đài.
    Đối cách: "hrad"
    Vidím hrad. ?" Tôi nhìn một tòa lâu đài.
    Xưng hô cách: "hrade"
    Xưung hô cách chỉ được sử dụng để gọi hoặc địa chỉ hóa một người hay đồ vật.
    Vị trí cách: "hradu"
    Mluvím o hradu. ?" Tôi đang nói về tòa lâu đài.
    Công cụ cách: "hradem"
    Za hradem je les. ?" Có một cánh rừng phía sau tòa lâu đài.
  6. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Thông tin về Bác Hồ mà Angie vừa "moi" được từ một bác trên 70 tuổi đây!
    Miễn bàn vụ tiếng Pháp nhé!
    Ừ, Bác đọc được mấy thứ quỷ quái đó thì không phải tay vừa...
    Bác nói được tiếng TBN nhé! Bác nói chuyện với bác Fidel mà! Vậy là trình độ giao tiếp tiếng TBN nhé!
    Bác còn làm bồi bàn ở Rome (nghe nói bi giờ còn cái nhà hàng đặt bảng là "ngày xưa HCM có bưng bê tại đây") nên chắc chắn là trình độ giao tiếp tiếng Ý. Nghe nói Bác đọc được báo Ý nữa!
    Ê, còn tiếng Miên/Khmer nữa chứ! Nghe nói là Bác nói xiềng luôn!
    Hè hè, Bác ngày xưa đói ăn mà còn học được vậy, ngày nay chúng ta phải tiếp tục phát huy truyền thống chứ! Box mình tổng cộng nói được mấy thứ tiếng nhỉ? Có hơn Bác Hồ không?
    Nhân tiện góp ý với Wing: Không ai đặt dấu phẩy (,) trước dấu 3 chấm (...) cả!
  7. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bác Hồ học kiểu cực kỳ khoa học, là sang tận nước bản xứ để học. Giờ mà học kiểu bác thì có bán nhà cũng kô đủ xiền học phí.
  8. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý.
    Nhưng có 1 cái này nói mấy bạn học văn đừng có mếch lòng nhé! Thường, người giỏi Toán có thể làm thơ, viết văn, vẫn súc tích, gãy gọn. Nhưng những nhà văn, nhà thơ, những người theo ngành Văn chương, khi làm Toán (tính toán) thường... dở ẹc. Hiếm lắm mới thấy 1 người giỏi Văn mà ngon lành Toán. Vậy đó!
    (tự nhận xét: mình dở đều cả 2 môn )
  9. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Gì mà có tên sow RỰC RỠ ở trong đó vậy? Sow có bao giờ học / muốn học tiếng Đức đâu nhỉ? Sow thích tiếng Ý hơn. Nhưng bi giờ chưa phải là lúc học hệ ngôn ngữ châu Âu, đang lo học hệ châu Á thui. Học cả đời mà, từ từ học típ.
    Sow quan niệm, học "xong" một ngôn ngữ nào đó là khi ít nhất mình cũng có chứng chỉ hoặc bằng cấp của ngôn ngữ đó (bằng nào cũng được, nhưng phải "để lại dấu tích" là mình đã đi đến đâu rùi). Và sow cũng muốn học "xong" cái này (bét nhất là nói được) thì mới học qua cái khác (cho nó khỏi lộn). Thế nhưng, thực tế phũ phàng cho thấy sow đang tung hứng mấy trái banh cùng lúc. Chắc có ngày vỡ đầu quá, hichic...
  10. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Hè, chí phải! Đồng ý ít post bài mà bài nào cũng "tâm đầu" với sow hết cơ! Cụng ly nào

Chia sẻ trang này