1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm những bài tranh luận của Trần Mạnh Hảo với 1 số nhân vật

Chủ đề trong 'Văn học' bởi khong_tranh, 01/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khong_tranh

    khong_tranh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Tìm những bài tranh luận của Trần Mạnh Hảo với 1 số nhân vật

    Chào các ban, cách đây vài hôm tôi có đọc được 1 bài của giao sư Trần Đình Sử trả lời phỏng vấn về nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo. Tôi cảm thấy rất thú vị với nhân vật này. Tôi rất muốn có được những bài viết của Ông Hảo và những nhân vật # trên các báo, xoay quanh cuộc tranh luận của họ.

    Nếu bạn nào có những bài viết này xin gửi cho tôi vào địa chỉ email: ko_tranh_voi_doi@yahoo.com

    Cám ơn nhiều!

    Được latrung sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 01/09/2003
  2. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.255
    Đã được thích:
    2.699
    Tôi là người ND nên thấy nói tới ông Trần Mạnh Hảo là vào ngó nghiêng ngay. Bác ơi, lần sau bác viết cái tên ở topic cẩn thận chút nha, ông Hảo lại ra ông Hào thế này thì sao mà người đọc cung cấp thông tin chinh xác được( Nỏ phải em cung cấp đâu).
    Tôi chỉ biết mấy năm trước ông Hảo khẩu chiến với ông Nguyễn Đăng Mạnh trên báo Văn nghệ, chính xác hơn là học trò của ông Mạnh. Nghe đâu, ông Mạnh nói "thằng ấy văn lùn tao không thèm chấp", và thế là học trò thay mặt thầy tiếp khách
    Năm qua, ông Hảo lại khiêu chiến với các vị lão thành cây đa cây đề trên chuyên viết sách giáo khoa ở trên số báo Tết, không nhớ lạ báo nào nữa. Bài phỏng vấn ông Hảo ấn tượng lắm nhưng tôi không có điều kiện đưa lên Net được, thông cảm nha.
    Và một lần, cũng trong năm nay, tôi thấy ông bút chiến trên Thể thao văn hoá với đạo diễn của phim " Vua bãi rác" được khoảng 3 bài thì không thấy viết tiếp nữa.
    Tôi chỉ biết ông quê ở Nghĩa Hưng - Nam Định hiện đang công tác sinh sống ở Thành phố HCM. Nghe đâu có cả xe hơi. Ông Hảo được mệnh danh là "quỉ biện" nhưng tôi thấy cũng thường thôi, cứ đúng mà nói thôi mà.( Người có cái lý đi khắp thiên hạ-TQ).
    Bác nào có thông tin thêm xin viết tiếp ạ!
    ...Có chăng chừa rượu với chừa trà.
  3. khong_tranh

    khong_tranh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Hi.
    Cảm ơn thông tin của bạn. Tôi không phải là dân chuyên văn nhưng sau khi dọc bài phỏng vấn có liên quan đến Ông Hảo làm cho tối thấy rất hwngs thú tìm hiểu. Tôi đã biết đến ông Hảo twf trwớc trong "chân dung và đối thoại" nhwng lúc đó cũng thấy bình thwờng. Nếu bạn có được số các số báo dó cũng đwợc , tôi nghĩ là tôi có thể tìmg lại đwợc nhwngx số báo đó
  4. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.255
    Đã được thích:
    2.699
    copy mấy dòng cho bạn đây
    http://www.tintucvietnam.com/News/Story.aspx?ID=16842
    Tranh luận "Trần Mạnh Hảo với các giáo sư": Giáo sư toàn viết sai văn phạm?
    Trông trẻ hơn tuổi 57, cách nói cũng trẻ, đôi khi người nghe có cảm giác anh giống như một đứa bé nghiện nghe mình diễn thuyết, vừa nói vừa tự thán phục sự tài hoa, uyên bác của chính mình. Những điều anh nói làm các giáo sư "mếch lòng". Nhưng điều đó quan trọng gì, cái chính là anh khẳng định mình đang đi theo con đường mới để nhận ra sai lầm của cả một hệ thống giáo dục. Nhịp sống Trẻ xin giới thiệu cuộc tranh luận khá nảy lửa này giữa Trần Mạnh Hảo và các giáo sư Việt Nam.
    Liệu anh có cảm giác là chính khả năng hài hước hóa mọi sự đã bảo toàn anh vượt qua những cơn sóng gió cuộc đời?
    Nhà thơ Trần Mạnh Hảo (NTTMH): Có những lúc không thể hài hước được, ví dụ như trong đám tang, trước những người mình kính trọng. Hay trước cái gì đó linh thiêng, như vào chùa gặp Phật. Hài hước tới mức văn Nguyễn Tuân mà lại đi ví với thịt chó thì càng không thể được.
    Nếu sử dụng thủ pháp suy luận quen thuộc của anh trong các bài viết thì chúng ta có thể nói rằng, những cái gì mà NTTMH hài hước tức là NTTMH không tôn trọng?
    NTTMH: Ở Phương Tây, các chính khách dù ở cương vị nào cũng có thể bị đưa ra làm đối tượng cho sự hài hước. Còn ở Phương Đông chưa quen như thế. Tư duy của người Phương Đông luôn quan tâm tới cái "chiếu ngồi".
    Anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi. Anh chỉ cần trả lời có hay không thôi. Tất cả những gì NTTMH hài hước tức là NTTMH không tôn trọng?
    NTTMH: Không phải, có những thứ tôi tôn trọng mà tôi vẫn hài hước, ví dụ như vợ tôi chẳng hạn. Tôi tôn trọng mà tôi hài hước suốt ngày. Tôi luôn nói rằng tôi là một nhà "vợ học" vĩ đại. Tôi là người đầu tiên ở Việt Nam lấy tên vợ làm tên một tập thơ, đây cuốn "Giáng Tiên", NXB Trẻ xuất bản năm 2002 đây này.
    Ngoài vợ ra anh còn tôn trọng cái gì nữa?
    NTTMH: Còn rất nhiều bạn bè tôi nữa tôi quý thì tôi lại giễu. Tôi rất yêu Nguyễn Khải. Nhưng mà tôi giễu Nguyễn Khải từ đầu đến cuối trong bài in trên báo Văn nghệ. Tôi kính trọng ông ấy nhưng tôi vẫn viết giễu ông ấy mà. Nói chung, thân hữu trong văn chương thì vẫn giễu được. Nhưng phải chú ý xem cách giễu thế nào thôi. Có cách giễu tôn người ta lên, có cách giễu hạ người ta xuống.
    Thế anh thấy cách giễu của Trần Đăng Khoa trong cuốn "Chân dung và đối thoại" ra sao?
    NTTMH: Tôi không nên nói người khác vắng mặt. Các bạn thông cảm cho tôi.
    Anh tránh không nhận xét về đồng nghiệp của mình?
    NTTMH: Không phải. Thôi được, ta cứ xem như là Trần Đăng Khoa đang có mặt ở đây, thí dụ như tôi để cái bình trà này lên ghế và coi đây là cu Khoa, thì tôi sẽ nói với cu Khoa một câu mà tôi vẫn hay nói với chúng bạn: "Khoa ơi Khoa, anh nói cho em biết nhé, tao định viết bài về mày cho nó vui văn đàn nhưng nghĩ đi nghĩ lại tao chưa viết. Ông Hữu Ước cũng bảo viết bài đăng cho vui.
    Và nếu viết, tao mở đầu bằng đoạn văn như thế này: "Một hôm, tôi đang chuẩn bị thức dậy, tức là tôi còn đang ngủ, có một ông bạn bấm chuông "reng" một cái. Ông bạn già lắm. Tôi mở cửa, ông ấy nói nhỏ vào tai tôi: Trần Đăng Khoa có một cuốn sách gây dư luận. Tôi chỉ nói một tin mà ông chưa biết, Trần Đăng Khoa thực sự đã về hưu từ lúc 10 tuổi. Tại sao về hưu từ lúc mười tuổi? 10 tuổi đã hoàn tất sự nghiệp. Từ 11 tuổi trở đi - đấy là Khoa chỉ viết thêm.
    Tôi nghĩ lại ông ấy nói rất hay. Thực ra nước Việt Nam có ai sung sướng như Trần Đăng Khoa không? Có Thánh Gióng "về hưu", tức là xong việc bay lên giời từ ba tháng tuổi. Nhưng Thánh Gióng là một nhân vật huyền thoại không có thật. Không có thật thì tha hồ về hưu, chưa ra đời đã về hưu rồi. Khoa là nhân vật có thật mà lại về hưu sớm. Tôi cho rằng Khoa về hưu sóm nhất nước. Một đất nước mà ít ai bàn đến chuyện về hưu, ít ai nghĩ đến chuyện về hưu khi chưa bị hoàn cảnh buộc phải về mà không hiểu sao lại sinh ra được một huyền thoại về hưu sớm đến thế Và đất nước ấy cũng có một ông thần đồng thơ về hưu từ 10 tuổi, vào loại sớm nhất thế giới. Thế mới hay chứ!
    Hồi bé anh mới chỉ đi học ở Trường Dòng?
    NTTMH: Thực ra Trường Dòng hồi ấy bị đóng cửa. Tôi học là học trong nhà xứ, tức là đi theo cha giúp lễ. Các thầy về đó đông lắm, tập trung một số em lại và dạy, tức là dạy kiểu phân tán, vừa giúp lễ vừa học.
    Tất nhiên không ai tuyệt đối hóa kiến thức của tấm bằng đại học cả, ngay cả bằng tiến sĩ cũng vậy. Nhưng người ta vẫn nói rằng, nếu như ta thực sự được đào tạo từ đầu đến đũa thì ta sẽ có căn bản văn hóa và khỏi bị quyến rũ bởi những tư tưởng tà đạo hay bởi những cách nhìn có thể không thấu đáo...
    NTTMH: Trường học của tôi là chiến tranh và sách vở đấy chứ.
    Đúng. Nhưng khi học đại học là học phương pháp luận, học tư duy lôgíc... Một khi người ta không trải qua trường đại học thì người tài hoa đến mấy cũng vẫn rất dễ bị ám ảnh bởi những tư tưởng không chính thống. Và phải chăng vì thế nên trong cõi thẳm sâu của nhà phê bình, nhà thơ NTTMH có một cái gì đấy gần như là "ác cảm" đối với các vị giảng dạy trong trường đại học, nhất là các vị nào đã thành danh và có những chức vụ oai oách?
    NTTMH: Ý kiến của ông có một số yếu tố đúng. Nhưng về đại cục là không đúng. Không đúng là vì cái khái quát. Tôi cho là học cũng có nhiều cách. Khổng Tử nói, phàm là con người từ già đến trẻ, từ bé đến lớn đều phải học, càng học lên càng giỏi. Có ba kiểu học. Có loại không học, chưa có điều kiện học nhưng cái gì cũng biết, đó là các thánh nhân, ví dụ như đức Phật, Khổng Tử, Lão Tử. Cách phổ thông nhất là học trong nhà trường. Loại thứ ba là loại càng học càng ngốc đi - tức là loại mọt sách.
    Theo tôi, đọc sách phải có phép đọc sách, đọc sách phải làm chủ sách, chứ đừng cho sách làm chủ mình, tức là mình phải tiêu hóa sách chứ đừng để sách tiêu hóa mình. Có những ông bị sách tiêu hóa, đến nỗi bây giờ 60 - 70 tuổi đi ngoài đường thực ra nhìn người không thấy đâu, chỉ thấy cuốn sách đang đi, nhìn thấy cuốn sách lấy vợ. Ai vô phúc lấy phải cuốn sách làm chồng thì bà ấy cũng phải bỏ đi thôi, vì ******** với sách chán lắm...
    Có rất nhiều trường hợp như vậy, nhiều lắm, nhưng tôi xin không đơn cử cụ thể vì tôi sợ bị giận lắm. Một người như tôi cũng sợ bị thiên hạ giận.
    Anh vẫn chưa nói gì về ý kiến cho rằng anh có ác cảm với các giáo sư?
    NTTMH: Nói ra cái sai không phải là ác cảm. Giáo sư gì mà viết sách giáo khoa lại nhầm câu thơ hay nhất của Nguyễn Đình Chiểu "Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương" thành câu thơ của Xuân Diệu (Trong sách giáo khoa Văn 11). Chính tôi chỉ ra, họ mới sửa đấy..
    Công nhận là anh đôi lúc cũng có ý mới, anh tỉnh táo, anh có khoảng lùi nên không bị mụ đi bởi tất cả những ý kiến của các giáo sư...
    NTTMH: Nếu tôi học Tổng hợp Văn thì tôi sẽ nằm gục mặt vào hệ thống này. Tôi không thể nào nhận ra cái sai của hệ thống được. Tôi đi một con đường tự tới và có một hệ thống học văn kiểu của tôi. Tôi nhìn vào hệ thống kia và tôi nhận ra cái sai rất dễ.
    Điều đó cũng làm xuất hiện những cái sai vì anh đứng ở hệ thống riêng của anh không thể không chủ quan. Tuy nhiên, tôi không rõ liệu anh có thấy rằng, trong các cuộc tranh luận nghệ thuật, trường phái triết học, thì thường thường người ta phải có những tiên đề những quy ước giả định mà cả hai bên đều tuân theo. Thế nhưng, trong các bài viết của anh, phần nhiều anh đánh tráo khái niệm, khi người ta dùng theo ý này thì anh lại bẻ quẹo sang ý khác.
    NTTMH: Không phải. Cho tôi một ví dụ!
    Giáo sư Lê Trí Viễn có bài viết đánh giá văn học Việt Nam không lớn cũng không nhỏ. Anh lập tức dùng "phương pháp" của anh mà nói rằng, như vậy tức là ông Lê Trí Viễn bảo văn học Việt Nam là tầm tầm. Và anh liền mắng mỏ ông ấy là tại sao lại gọi văn học Việt Nam là tầm tầm. Thế chẳng phải là chính anh đã đánh tráo khái niệm và dựng hiện trường giả hay sao?
    NTTMH: Giả đâu mà giả, hiện trường thật chứ. Ông Lê Trí Viễn cho rằng ông ấy đã phát hiện ra chân lý là, văn học Việt Nam là một nền văn học không lớn cũng không nhỏ. Nguyên văn trong sách giáo khoa, dạy bao nhiêu năm.
    Tôi xin nói rằng tôi không đánh tráo khái niệm. Tôi giữ nguyên đánh giá của ông Lê Trí Viễn để nhận xét vì các vị nói một mà không nghĩ đến hai. Ông Lê Trí Viễn học văn học so sánh nên cái gì ông ấy cũng so sánh hết. Thế nhưng, văn học Việt Nam chính là tâm hồn Việt Nam, tấm gương của dân tộc. Nói theo cách của Ăng ghen khi nói về ngôn ngữ Ai len, đã gọi là tâm hồn dân tộc là thiêng liêng. Văn học Việt Nam chỉ có một không có hai, không phải thứ có thể lấy ra mà so sánh, mẹ chúng ta chỉ có một nên không phải là đơn vị để so sánh. Người Mông không đông ở miền Bắc Việt Nam, nhưng đối với họ, tiếng Mông là lớn nhất thế giới, không bao giờ họ đánh giá tiếng Mông là bé đối với thế giới cả. Người Việt cũng vậy.
    Không lẽ anh không biết rằng ông Lê Trí Viễn hoàn toàn không có ý định hạ thấp nền văn học Việt Nam, nhưng anh lại cố tình hiểu khác như anh vừa diễn giải.

    "Phương pháp luận của tôi là "vô luận"..."


    NTTMH: Tôi chỉ muốn nói là, văn học Việt Nam không phải là đơn vị so sánh. Khi so sánh phải có tương quan cùng một mặt bằng, không thể so sánh văn học Việt Nam với văn học Trung Quốc hay văn học Pháp. Ông ấy lấy cái gì mà so sánh? Chính ông Lê Trí Viễn đã đánh tráo khái niệm!
    Trong phương pháp tranh luận của anh có cảm giác rằng anh đánh cối xay gió hơi nhiều. Người ta không định nói như thế nhưng anh lại dùng những điều anh nói rất xôm trò và dường như rất đúng lôgíc để phản bác điều người ta không định nói.
    NTTMH: Nhưng ông ấy định nói cái gì?
    Nếu muốn đánh giá một nền văn học trong tổng thể kho tàng văn học nhân loại thì câu đánh giá nền văn học Việt Nam không lớn cũng không nhỏ thì thực ra cũng là "đủ độ" tỉnh táo. Ông ấy không bảo văn học Việt Nam tầm tầm. Đoạn này anh đã đùa dai.
    NTTMH: Tôi yêu "Truyện Kiều" và tôi cho rằng không gì có thể so sánh với quyển thơ đó. Chính ông Lê Trí Viễn đã sai ngay ở phương pháp luận là dùng phép so sánh. Vậy thôi...
    Anh viết biến ảo lắm nhưng tranh luận là để tìm đến chân lý. Còn đọc bài của anh đôi khi tôi lại có cảm giác là anh quá say mê, thích thú các thao tác mà anh cho là tài hoa và uyên bác mà quên đi tính mục đích của các thao tác đó...
    NTTMH: Tôi hướng vào Mặt Trăng chứ không hướng vào ngón tay. Hơn nữa tôi viết theo lôgíc, từng bước từng bước một.
    ...Có chăng chừa rượu với chừa trà.
  5. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.255
    Đã được thích:
    2.699
    Anh có cách viết rất lôi cuốn, khiến không ít người đọc cảm thấy bị mê hoặc. Nhưng đối tượng mà anh phê phán, đặc biệt là các học giả thường không bao giờ chấp nhận ý kiến của anh. Họ thấy anh phê bình không trúng. Tại sao, một khi anh đúng như lời anh nói thì họ dù không tâm phục cũng phải khẩu phục chứ?
    NTTMH: Những người đó toàn là giáo sư hàng đầu ngành ngữ văn thôi nhưng họ không cãi nổi tôi. Tôi đã chỉ ra rằng, trong sách Văn lớp 6 phần bắt học thuộc lòng, con tôi cũng phải học, thì các ông ấy toàn viết sai văn phạm....
    Tức là theo anh nghĩ, họ không chịu nhận lỗi của họ chứ không phải là họ không muốn dây với một anh "Chí" trong phê bình văn học? Ai mà dại gì lại dây với anh "Chí"?
    NTTMH: Họ quá tự kiêu, họ cho họ là ghê gớm, cho nên cái sai lớn nhất của họ là họ không trả lời các bài viết của tôi. Bác Hồ từng nói, không có phê bình và tự phê bình thì không có sự phát triển xã hội. Khi người ta phê bình anh trên báo, bắt buộc anh phải trả lời nếu sai thì anh phải nhận là anh sai, nếu anh không sai thì trao đổi lại để người kia nhận ra cái sai của mình. Thì đấy mới là người tốt. Nếu người ta phê bình anh mà anh im lặng không trả lời thì anh là người không tốt.
    Nhưng thực sự phải có một lý do nào đó để họ không trả lời?
    NTTMH: Tôi không biết. Tôi không phải là anh "Chí" và tôi không phải là họ... Nếu họ cho là họ giỏi nhất nước về ngành ngữ văn, toàn hàng đầu thôi như Lê Trí Viễn, Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú... thì họ hãy chỉ ra cái sai của tôi đi. Đằng này họ chỉ im lặng.
    Có ý kiến cho rằng, khi viết phê bình, anh rất hay mang nhân phẩm cá nhân của người khác ra giễu. Đấy cũng là thủ pháp của anh?
    NTTMH: Tôi không bao giờ đụng vào cá nhân ai. Tôi có giễu họ là giễu cái sai của họ chứ không giễu cá nhân họ...Tôi quá hiền lành, đậm nữ tính là đằng khác, nếu so với các cuộc bút chiến trên thế giới.
    Đúng là dịu dàng quá, diu dàng không chịu nổi. Nhưng người ta cho rằng, trong khi viết phê bình thì anh hay quy chụp nâng quan đếm lên như các chính trị viên thời bao cấp. Ví dụ như về bài báo ghi lại cuộc tọa đàm bàn tròn nói rằng phê bình văn học hiện nay thiếu đầu máy. Anh cho rằng, người đặt ra như thế là có ý không tốt vì quên đi vai trò lãnh đạo của các cơ quan chức năng cấp trên và dường như muốn tự coi cái bằng cấp của mình mới là trọng...Theo tôi, những người tham gia ý kiến trong bài báo ấy đâu có cái ý như anh nói. Chẳng qua là anh quy chụp cho họ thôi...
    NTTMH: Tôi không quy chụp gì cả. Các anh ấy nói rằng phê bình văn học của chúng ta thiếu đầu máy là sai hoàn toàn. Ai là đầu máy? Các anh ấy tự cho GS.TS là đầu máy à? Xin lỗi, các anh ấy viết một câu văn còn sai ngữ pháp, tôi có thể vạch ra ngay trong cuốn "Giọng điệu thơ trữ tình" của một trong những tiến sĩ tham gia cuộc thảo luận ấy, những quan điểm về thơ sai đã đành, bình thơ sai đã đành, thậm chí văn viết chưa sạch nước cản. Tôi có viết ba bài về cuốn này.
    Thế còn trong cuộc phê bình những ý kiến của giáo sư Trần Đình Sử thì sao?
    NTTMH: Tôi không bao giờ thù ghét cá nhân với ai, cả với ông Trần Đình Sử cũng thế. Tuy nhiên, theo tôi, ông Sử bình bài nào cũng sai hết.
    Ví dụ ông viết về Hồ Xuân Hương thế này thì đáng phải ra tòa vì ông ấy xúc phạm đến đại thi hào dân tộc. Ông Sử viết rằng, bà Hồ Xuân Hương phải chấp nhận cuộc sống phàm tục, ô trọc. Ô trọc là gì? Ô trọc là nhơ nhớp, bẩn thỉu. Ô trọc là Tú Bà, Mã Giám Sinh, chứ sao lại nói Hồ Xuân Hương là ô trọc?
    Bài Mời trầu là duyên sáng nữ tính nhất của bà Hồ Xuân Hương: "Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương đã tặng rồi/ Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi" rất e lệ! Thế mà ông Sử lại bình rằng, hai câu cuối là mắng bọn đàn ông là phản trắc. Sai! Câu trên thì ông Sử bảo lời bà chị mắng mấy thằng đàn em, như thể chúng mày là đáng ăn miếng trầu hôi (thối!). Nhưng mà trầu hôi là tên riêng một loại trầu, chứ không có ý là miếng trầu đó đã bị hôi rồi.
    Có nhiều cách đọc một tác phẩm văn học. Đành rằng vu vạ Hồ Xuân Hương là không được nhưng nếu hiểu câu mà anh đã dẫn là, theo ông Trần Đình Sử bà Hồ Xuân Hương phải sống trong xã hội phong kiến ô trọc, chứ không phải nói phẩm tiết của bà là ô trọc. Và vì xã hội ô trọc nên bà phải mắng những gã đàn ông ô trọc và cho rằng chúng chỉ đáng ăn những miếng trầu đã trở thành hôi thôi. Diễn giải vậy có gì là sai?
    NTTMH: Nhưng trong cách diễn đạt của ông Sử không phải là xã hội ô trọc mà chính là Hồ Xuân Hương ô trọc. Ông Sử còn sai nhiều lắm.
    Về câu thơ "gian nhà không mặc kệ gió lung lay" trong bài Đồng chí, ông Sử giảng, đây là phút tếu của người lính. Đây là nỗi buồn thương nhớ nhà chứ tếu đâu. Anh tếu cái nỗi buồn thương của người lính là đúng hay sai? Thì tôi phải chỉ cho ông ấy.
    Về câu "nụ cười buốt giá", ông ấy bảo, nụ cười trong giá lạnh thế này hẳn là khó mà tươi, tức là có thể tàn, úa, héo. Trong văn bản là nụ cười rất tươi chứ tác giả có nói là nụ cười héo đâu.
    Ông ấy xuyên tạc văn bản: "Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Ông ấy bảo tác giả dùng phương pháp lạ hóa để viết câu thơ này. Lạ hóa là thoát khỏi cái hiểu mới dùng cái lạ, chứ đây là bài thơ bình dân nhất trên thế giới này, bài thơ có ngôn ngữ dưới mức bình thường mà giản dị thành thơ. Nó quen đến thế cần gì phải lạ hóa nữa. Ai cãi lại tôi rất khó.
    Thực ra cũng không khó. Nhưng giọng nói của anh cũng hay. Mà trong cuộc sống cần có nhiều giọng lắm. Mà này, anh mê giọng anh nhưng anh phải biết lắng nghe những giọng khác chứ? Biết đâu các tiến sĩ, giáo sư ấy dựa trên một hệ thống tư duy khác hoàn toàn so với hệ thống của anh?
    NTTMH: Không. Chân lý chỉ có một.
    Anh viết bao nhiêu bài về sách giáo khoa?
    NTTMH: Tôi viết hơn 11 bài về giáo dục, về tất cả cái sai của SGK văn và giáo trình đại học.
    Trong số những giáo sư mà anh phê phán thì anh viết nhiều nhất về ai?
    NTTMH: Về Nguyễn Đăng Mạnh 20 bài. Tôi đã viết về ông Trần Đình Sử 10 bài rồi, còn định viết tiếp 5 bài nữa.
    Ông Nguyễn Đăng Mạnh có nói rằng NTTMH như con cá heo muốn dìm quả bóng xuống nước nhưng chỉ vô ích thôi làm sao được. Anh có phê phán ông ấy bao nhiêu nhưng sách ông ấy vẫn được tái bản đều đều.
    NTTMH: Câu đó là của tôi chứ không phải của ông Mạnh. Có lần tôi nói về Trần Đăng Khoa như thế và Khoa đi nói chuyện lại với ông Mạnh. Mọi người bảo, chỉ có Hảo mới viết được về Trần Đăng Khoa thôi. Tôi bảo, tôi không dại, Khoa là quả bóng hơi, trong bụng toàn hơi. Tôi sức đâu đi dìm quả bóng trong bụng toàn không khí chết đuối.
    Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh là giáo sư đầu ngành về ngữ văn, có rất nhiều học trò, làm sao giáo sư có thể mắc lỗi nhiều như anh viết được. Theo anh thì Nguyễn Đăng Mạnh sai ở điều gì nhất?
    NTTMH: Tôi cho là ông ấy sai tất. Nếu ông ấy đúng thì ông ấy thử tranh luận với tôi về một trong 20 bài tôi đã in báo về ông ấy đi.
    Một tháng anh viết bao nhiêu bài?
    NTTMH: Rất nhiều. Nhiều sách giáo khoa ra sai quá. Tôi thấy làm sách giáo khoa có nhiều là các nhà "sai học". Ở Trung Quốc có một cậu bé học lớp 5 phát hiện ra trong SGK lớp 5 gọi lộn sao Hôm và sao Mai. Bộ Giáo dục liền viết thư cảm ơn và cho chữa ngay, trong khi tôi viết hàng trăm bài về cái sai của SGK và giáo trình đại học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ở ta không hề cảm ơn tôi một lời.
    Lối phê bình của anh quả thật lôi cuốn nhưng biến ảo lắt léo khó lường trước được Theo anh, bài nào thể hiện rõ phong cách đặc trưng của anh nhất?
    NTTMH: Tôi có một kỷ niệm rất vui kể cho mọi người nghe. Ai cũng biết cả mà. Tập thơ của ông Hữu Thỉnh được giải ASEAN là tập "Thư mùa đông". Thế mà ông Tô Hoài viết một mẩu bằng bàn tay in trên báo Văn nghệ, lúc đó ông Thỉnh là Tổng biên tập, lại cho rằng "Thư mùa đông" thực ra chỉ là một gánh đồng nát mà thôi.
    Lập tức tôi viết một bài mãi sau mới đăng, thưa chuyện với mọi người rằng: Ông Tô Hoài là đàn anh lớn trên văn đàn, ông ấy nói thế này nhưng phải hiểu thế nọ. Lời ông Tô Hoài nói về thơ Hữu Thỉnh, theo tôi là một lời khen thậm, chưa có lời khen thơ Hữu Thỉnh nào lại sáng giá và đầy chất văn học như lời khen của bác Tô Hoài.
    Và tôi chứng minh: Chú Hỏa là một người giàu nhất Sài Gòn xưa, khi từ Trung Quốc sang đây cũng chỉ có một gánh đồng nát. Chú thạo tiếng Hán nên biết trong đám đồ người Việt vứt ra có đồ cổ từ thời Nguyên, Thanh, thậm chí từ đời Hán. Ve chai cũng có ba bảy loài ve chai, có tóc rối, có lông vịt, có đồ đồng nát vớ vẩn nhưng cũng có đồ cổ. Gánh đồng nát thơ của ông Hữu Thỉnh mà ông Tô Hoài nói ở đây cũng chính là đồ cổ đấy. Tôi biết rằng Tô Hoài xuất xứ ở ngoại thành Hà Nội, ở làng chuyên mua đồng nát, hơn ai hết, Tô Hoài hiểu đồng nát nhất, Tô Hoài hiểu trong đồng nát có cả ngọc và đồ cổ. Tô Hoài đã thiêng liêng hóa khái niệm đồng nát.
    Anh lập luận như vậy là lẫn lộn giữa cuộc đời và lý luận nghệ thuật. Thế nhà văn Tô Hoài thực sự có ý như anh phân tích không?
    NTTMH: Tôi viết bài xong, ông Tô Hoài gọi đến cho tôi bảo rằng: "Tao viết bằng bàn tay mà mày viết dài như vậy, không thể tranh luận với mày được. Mày bợm vô cùng".
    Nhà thơ Trần Mạnh Hảo có khả năng ngụy biện rất cao, như có người nói khả năng của anh còn đạt đến mức quỷ biện nữa.
    NTTMH: Công Tôn Long bên Trung Quốc ngụy biện rất giỏi. Nhà vua cấm không cho ai được cưỡi ngựa trắng ra khỏi thành, trừ nhà vua. Ai cưỡi ngựa trắng mà không phải là vua thì chém đầu. Công Tôn Long cưỡi ngựa trắng ra cổng thành. Lính kêu chém đầu. Thế nhưng, nghe Công Tôn Long nói một hồi thì ai cũng thấy con ngựa ông đang cưỡi là màu đen chứ không phải trắng. Ngụy biện thế mới siêu.
    Điều đó có thể suy ra là, theo nhà phê bình NTTMH thì triết học là ngụy biện?
    NTTMH: Trong triết học, khả năng ngụy biện phải lớn.
    Phương pháp luận mà anh muốn lựa chọn là gì?
    NTTMH: Phương pháp luận của tôi là "vô luận".
    Trong sách Kim Dung, chỉ vô chiêu mới thắng được hữu chiêu. Thế anh đã mệt mỏi vì liên tục làm ầm ào sóng trong "cái ao phê bình" chưa?
    NTTMH: Tôi còn có nhiều điều để viết. Tôi đã từng cảm khái về Nguyễn Bính như sau: "Đêm sao sáng, cạn hoàng hôn / Bút đào huyệt giấy mà chôn mình dần...". Số tôi thì cũng thế thôi.
    ...Có chăng chừa rượu với chừa trà.
  6. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.255
    Đã được thích:
    2.699
    Bài nữa đây
    http://www.tintucvietnam.com/News/Story.aspx?ID=16887
    Trước những lời "công kích" của Trần Mạnh Hảo rằng "những giáo sư hàng đầu ngành ngữ văn không cãi nổi tôi", giáo sư Trần Đình Sử mới đây cũng trả lời phỏng vấn trên báo chí. Với ông, Trần Mạnh Hảo không phải là người ngu đần, không điên, không cù lần, Hảo chỉ là người cùn. Mà người cùn thì ông không đối thoại...
    Thưa giáo sư, ông là một trong những nhân vật quan trọng của cải cách giáo dục nhiều năm nay. Thực tế, nhiều người chưa biết rõ tinh thần cơ bản của cải cách giáo dục là gì: Một mỹ học mới, một tư tưởng mới, một tinh thần mới hay một đức hạnh mới? Hay là một công trình bắt buộc Bộ Giáo dục & Ðào tạo phải làm cho có, hay là thay một bài thơ trung bình này bằng một bài thơ trung bình khác?
    GSTÐS: Câu hỏi của anh rất hay, rất đúng. Năm 1986 chúng ta bắt đầu đổi mới tư tưởng, thì các hiện tượng văn học cũ bắt đầu được đánh giá lại. Năm 1989 nhiệm vụ là phải loại bỏ những bài văn mà nội dung và nghệ thuật tầm tầm. Thứ hai là những bài văn chính trị quá khô khan cũng loại ra. Ðưa vào những áng văn đích thực của dân tộc từ cổ điển cho đến thế kỷ XX. Cho nên chương trình cải cách giáo dục lần thứ năm 1989, cho đến năm 1992 là đưa vào chương trình những áng văn hay. Tư tưởng chính là nâng cao chất lượng thẩm mỹ của chương trình sách giáo khoa, để tăng cường giáo dục thẩm mỹ cho các em.

    Tất nhiên, nó cũng có cái phiến diện. Phiến diện là văn chương chỉ có văn chương thôi, không phải văn chương thì loại ra. Nhưng người ta hiểu khái niệm văn chương rất hẹp.

    Nhược điểm thứ hai của chương trình là trước đây chúng ta làm văn toàn diện, bây giờ chỉ làm văn nghị luận, văn học chỉ bàn về thơ, bình giảng chỗ này, chỗ nọ, câu này, câu nọ? Cái đấy lại là một nhược điểm nữa. Bởi vì học sinh tốt nghiệp ra trường phải đối diện hàng loạt với vấn đề đời sống, chứ đâu chỉ có văn học.
    Và trong tất cả các nhược điểm ấy, mặc dù ông đã mười mấy năm tham gia, ông cảm thấy mình không hề dính dáng, đấy là do lỗi của những người khác, khâu khác trong việc thiết lập những chương trình cải cách?
    GSTÐS: Khi người ta lập chương trình đó, thì tôi học ở Liên Xô. Năm 1990 tôi về thì mọi việc đã xong rồi. Người ta viết xong quyển lớp 10 thì tôi bắt đầu viết vào quyển 11. Khi lớp 10 đã xong thì lớp 11 phải chạy theo cái quỹ đạo của nó. Bởi mình không thể làm khác được.
    Tức là mình chỉ có quyền thừa hành thôi?
    GSTÐS: Ðúng rồi, mình chỉ có quyền thừa hành thôi.
    Không có quyền nói lại, ngay cả học hàm cao chẳng hạn như giáo sư, tiễn sĩ cũng không có quyền nói lại?
    GSTÐS: Không phải. Bởi vì công việc của Bộ như một cái guồng máy, khi nó khởi động rồi mà mình chỉ là một mắt xích trong ấy, thế thì mình phải chạy theo.
    Và nó có thể nghiền nát bất cứ ý tưởng mới nào nếu không thích hợp với nó?
    GSTÐS: Vâng, anh nói cực kỳ chính xác. Sau đấy, tôi đã nhiều lần viết trên Báo Giáo dục & Thời đại và các báo khác. Tôi nói không thể chấp nhận chương trình làm văn như thế. Bởi vì việc làm văn như thế khác nào bắt các em quay mặt vào văn học, quay lưng lại với đời sống. Nhưng mà không ai nghe.
    Và cuối cùng giáo sư đành phải làm theo thế?
    GSTÐS: Thì tôi làm theo thôi. Nhưng hiện nay thì đang thay đổi.
    Với cách làm như vậy thì nền giáo dục của chúng ta, theo giáo sư, đang nằm ở vị trí nào?
    GSTÐS: Nền giáo dục của ta không được thế giới công nhận, bằng phổ thông của chúng ta không ai thừa nhận hết. Ðại học chúng ta không ai khen cả. Chúng ta chỉ là hạng cuối, chúng ta không có một trường đại học nào được quốc tế công nhận là đủ tiêu chuẩn. Ngay ở Ðông Nam Á, chúng ta cũng đang ở hạng cuối và càng ngày càng tụt hậu.
    Ðó là ngành giáo dục sai lầm hay do khả năng của các thành viên trong nhóm?
    GSTÐS: Trả lời câu này, tôi phải đụng đến rất nhiều vấn đề. Riêng tôi thì tôi thấy rất ít người quan tâm đến việc nâng cao trình độ đại học, phổ thông của ta cho ngang tầm thế giới.
    Kể cả những nhà lãnh đạo đầu ngành giáo dục hiện nay?
    GSTÐS: Tôi cảm thấy họ làm theo các dự án, theo một cách máy móc nào đó. Phải có một đội ngũ đầy lòng nhiệt huyết, hoài bão, chỉ có họ mới nghĩ được điều đó.
    Có tinh thần phụng sự, coi giáo dục là sự nghiệp nghiêm túc chứ không phải là nghề kiếm cơm?
    GSTÐS: Không chỉ là nghề kiếm cơm đời mình, mà đồng thời còn có tinh thần yêu nước, tức là phải hiểu được giáo dục các nước như thế nào; ta thua kém như thế nào, ta phải nâng lên thế nào.

    Tôi nói thật thế này, các vị đi nước ngoài rất nhiều, đi liên tục nhưng mà đi chơi thôi. Họ đi về, tôi hỏi khoa học thế nào? Không biết. Tổ bộ môn thế nào? Không biết. Sách giáo khoa phổ thông họ dạy thế nào? Không biết. Họ đi như cán bộ lâu năm, nhân có một chuyến đi công tác cho đồng chí đi một chuyến. Như là đền đáp cái khó nhọc của đồng chí đối với ngành. Còn người thực sự quan tâm đến giáo dục thì không bao giờ được đi.
    Theo ông thì sự khác biệt quan trọng nhất giữa nền giáo dục của một số nước và nền giáo dục của chúng ta là gì? Ông có xác định được không?
    GSTÐS: Tôi biết nhưng tôi nói nhiều khi?Anh phải tắt máy đi?
    Tức là không có ai vì nền giáo dục như giáo sư, đúng không ạ?
    GSTÐS: Tôi không dám nói như thế. Nhưng tôi nói như thế này: Ðúng là người tâm huyết muốn đem hết sức mình cho nền giáo dục với tất cả lòng yêu nước hiện không nhiều. Tôi có đề nghị thay đổi một số điểm bất hợp lý. Việc đó liên quan đến thi cử. Một số đồng chí ở Bộ đọc bài báo của tôi rất hoan nghênh và cho rằng ý kiến của tôi là rất hay.

    Nhưng các ông ấy nói: Chúng em chỉ cất vào cặp thôi. Bởi vì cấp trên bận nhiều việc lắm.
    Các nước ngoài như những nước láng giềng của chúng ta cũng đã từng vấp phải những vần đề như chúng ta mà một số nước họ vẫn tiến nhanh được. Theo ông lý do vì sao họ tiến nhanh được mà ta lại ì ạch như thế?
    GSTÐS: Cái đó tôi chưa nghiên cứu sâu nhưng tôi nghĩ rõ ràng họ có các nhà lãnh đạo giáo dục tầm cỡ. Tôi nói điều này chắc chắn làm mất lòng đồng chí lãnh đạo Bộ Giáo dục & Ðào tạo. Xin nói với các đồng chí là mỗi đồng chí giữ chức vụ 5 năm, hai nhiệm kỳ là 10 năm. Một thế kỷ cũng được 10 lần 10 năm như thế thôi.
    Xem ra vai trò chủ đạo trong lĩnh vực giáo dục của nước ta phần lớn không phải những nhà chuyên môn có tâm huyết và cái thực trạng này có thể liên tưởng đến lĩnh vực phê bình văn học. Chúng ta có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ về văn học, rất nhiều nhà phê bình chuyên nghiệp, nhưng người khuấy cái "ao" phê bình văn học là một người hoàn tòan không phải nhà phê bình chuyên nghiệp mà khuấy tất xôm trò và thu hút được rất nhiều người. Vậy ông có thể lý giải gì về điều này?
    GSTÐS: Phê bình của chúng ta cũng có phát triển, lý luận chúng ta cũng có vận động, đổi mới. Chứng cớ là những khái niệm là trụ cột một thời, bây giờ loại bỏ dần. Những khái niệm mới được đưa vào rồi được sử dụng một cách công khai. Thế là lý luận của chúng ta tuy không tuyên bố nhưng đã thừa nhận rồi.
    Ông vẫn chưa trả lời tại sao các nhà phê bình văn học của chúng ta lãng phí thời gian qua để cho nhà thơ Trần Mạnh Hảo lại có thể khuấy động một cách tung toé cái "ao" phê bình như vậy, mặc dù đã là ao thì càng khuấy nó càng đục mà phải thay nước cơ. Vậy lý do ở đâu?
    GSTÐS: Tôi cho rằng các nhà phê bình Việt Nam có một nhược điểm là ngại va chạm. Tất cả các nhà phê bình Việt Nam đều thế.
    Tất cả, không trừ một ai?
    GSTÐS: Hầu hết đều rất ngại va chạm. Ðó chính là chỗ yếu để cho người ta muốn diệt chúng ta, họ cứ đánh từng nhóm một, từng nhóm một. Khi thấy đánh nhóm này thì các nhóm khác không thấy có tên mình liền ngồi yên.
    Một trong những đặc tính của nghề phê bình là có tính chiến đấu rất cao mà lại ngại va chạm. Vì vậy phải chăng theo ý ông các nhà phê bình của chúng ta đã chọn sai nghề nên để cho một nhà thơ làm cái việc ấy?
    GSTÐS: Tôi đã va chạm rất nhiều. Ví dụ tôi chống lại bàn tròn ở Cửa Việt. Tôi khẳng định cái hướng đổi mới của anh Trà. Nhưng tôi phản đối lối lập luận vu vơ của anh Trà. Tôi còn tham gia nhiều vụ tranh luận và tôi cũng không ngán.

    Nhưng Trần Mạnh Hảo là trường hợp đặc biệt, cách phê bình của anh ấy là phê bình đao to búa lớn, không thật thà.
    Nhưng những điều anh Trần Mạnh Hảo nói ra cái lỗi lầm cụ thể đúng hay sai, hay là có chỗ đúng, có chỗ sai, hay là đúng hết, hay là sai hết?
    GSTÐS: Theo tôi phần lớn là không đúng.
    Phần nhỏ thì đúng?
    GSTÐS: Vâng, nghĩa là anh chỉ có phát hiện vài chỗ nhỏ?
    Trong sách giáo khoa nói câu "Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương" thơ của Xuân Diệu đúng không?
    GSTÐS: Sách ấy in năm 2000 thì một lần duy nhất làm sai. Chúng tôi có hai sách: một là sách học sinh, tức là sách giáo khoa trung học, đồng thời một sách cẩm nang để giáo viên dạy. Sách giáo viên hoàn toàn đúng.
    Không hiểu tại sao biên tập viên sai mà vẫn không?
    GSTÐS: Không, sai một lần duy nhất, năm sau sửa ngay hoàn toàn.
    Sau khi có bài anh Hảo viết, hay là tự biết?
    GSTÐS: Tự biết. Và anh Hảo làm cái việc ấy chính là chỗ không đàng hoàng tí nào. Sau đó, anh Hảo lại kêu lên rằng cả chục năm không sửa. Anh chỉ đúng một chỗ thôi, cái chỗ giải thích từ "Chiên cầu",? chỗ đấy anh Hảo đúng. Phần còn lại là anh Hảo sai.
    Sách đó là ông biên soạn, hay ai biên soạn?
    GSTÐS: Ông Nguyễn Ðình Chú. Ông ấy là một chuyên gia văn học cận đại. Ông ấy dạy đến nay là 46 năm, dạy về văn học cận đại. Ông ấy không thể nhầm chỗ ấy được.
    Có thể có tai nạn nhưng không nên bi kịch hóa, tuyệt đối hóa những tai nạn để biến nó thành hiện tượng?
    GSTÐS: Có điều đáng buồn là thế này, sau khi bài của anh Hảo in trên một tờ báo thì thạc sĩ Vũ Tiến Kỳ trao đổi lại. Bài viết rất hay nhưng không được đăng ở đâu cả. Anh ấy gửi cho Giáo dục & Thời đại, báo ấy cũng không đăng.

    Cuối cùng, in ở tạp chí Phố Hiến, và sau đăng lại ở Ðất tổ Hùng Vương. Ðó là điều mà tôi cho là khó hiểu. Tại sao những bài của anh Hảo thì được đăng công khai, đăng đi đăng lại nhiều lần (vừa rồi anh lại đăng ở Người đại biểu nhân dân của Quốc hội nữa) nhưng bài trao đổi lại với anh Hảo thì không được đăng?
    Phải chăng Trần Mạnh Hảo đã dò đúng cái mạch là sự bất bình của xã hội đối với thực trạng giáo dục. Chính vì thế nên bất kỳ ai, hay anh Hảo nếu viết một cách hấp dẫn, phê phán ngành giáo dục đều được người ta chấp nhận?
    GSTÐS: Tôi nghĩ anh Hảo viết rất khéo, nếu tôi đọc, tôi cũng bị lôi cuốn chứ không phải đại đa số người đọc nói chung. Cho nên ở đây cần phải có tiếng nói của những chuyên gia chứ không thể nào dùng cái lý của anh Hảo.
    Tại sao cái lý của các giáo sư lại không thuyết phục được dân chúng bình thường?
    GSTÐS: Không, nó đã được đăng đâu. Ðược đăng ở Phố Hiến, được đăng ở Ðất tổ Hùng Vương, không được mấy người đọc vì số lượng báo ít quá.
    Ông giải thích thế nào nếu hiện tượng này là hiện tượng một phía chỉ có anh Hảo thôi, mà từ lâu rồi. Thậm chí những cuốn sách viết về những bài cần bàn lại của anh Hảo để cho những người đọc còn chưa hiểu có thể hiểu được mà cũng bị cản trở. Thế thì giữa một bên báo chí chỉ đăng của anh Hảo và một bên không đăng gì cả, hay nói chính xác là đăng quá ít bài trao đổi lại. Có người nói do có thể báo chí không thích các giáo sư, có người nói rằng vì bạn đọc chúng ta thích nghe cho sướng tai. Vậy ông quan niệm thế nào?
    GSTÐS: Dân mình đi ngoài đường có một vụ đụng xe chẳng hạn, xúm đông xúm đỏ lại xem, cho nên những vụ càng đánh nhau ác liệt thì người ta càng thích xem. Vậy nó tác động đến báo chí. Báo chí làm như thế thì hấp dẫn.

    Còn bây giờ một người nói lại, trình bày một cách khoa học sẽ không hấp dẫn nên người ta không đăng. Có thể là như thế. Tôi nghĩ còn một lý do nữa, tôi rất muốn nói to cái điều này lên với Trung ương Ðảng, với Chính phủ, với Quốc hội rằng phải tạo một không gian rộng rãi và công bằng cho sự trao đổi.
    Chúng tôi lại nghĩ rằng Ðảng, Chính phủ, Quốc hội có bao giờ không cho mở rộng sự tranh luận trên báo chí của các nhà lý luận phê bình đâu. Có người cho rằng, việc in bài không công bằng như ông nói của báo chí và việc một số người không lên tiếng về Trần Mạnh Hảo để Trần Mạnh Hảo tung hoành rất ghê gớm, là vì giống như làng Vũ Ðại, cả làng sợ Chí Phèo chứ không sợ giáo Thứ, để nói về trường hợp anh Hảo. Theo ông, ông nghĩ thế nào?
    ...Có chăng chừa rượu với chừa trà.
  7. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.255
    Đã được thích:
    2.699
    GSTÐS: Tôi nghĩ thứ nhất là không phải cả làng Vũ Ðại chỉ sợ Chí Phèo mà không sợ giáo Thứ. Bởi vì có một chứng cớ là có cả một quyển sách gồm nhiều bài viết rất khoa học về cái kiểu phê bình của Trần Mạnh Hảo. Thứ hai là những bài trả lời lại anh Hảo có rất nhiều nhưng bị tòa soạn vứt đi.
    Vậy các tòa soạn thấy anh Hảo đúng hay sợ anh Hảo?
    GSTÐS: Tôi cho rằng có báo vứt đi là do thị trường của họ. Có báo không dám đăng là vì sợ.
    Sợ gì?
    GSTÐS: Sợ doạ dẫm. Anh Hảo có thể doạ.
    Cái dọa mà ông nói, theo nhiều người hiểu, có những người sợ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của mình mà không dám in những bài phê bình laị Trần Mạnh Hảo.
    GSTÐS: Cái đó làm tôi chán. Thậm chí với Báo Giáo dục & Thời đại của ngành tôi, mà chúng tôi phải lên nói với ông Nguyễn Khoa Ðiềm để ông Ðiềm chỉ thị xuống, bấy giờ mới in.
    Trần Mạnh Hảo đã tuyên bố: Phương pháp luận của anh ấy là vô luận. Mọi người đều cho rằng đã nói đến như thế thì không nên tranh luận làm gì. Nhưng chúng tôi muốn biết ý kiến cá nhân giáo sư: anh Hảo phê bình giáo sư xuất phát từ đâu?
    GSTÐS: Tôi không có quan hệ gì, mâu thuẫn gì với anh Hảo. Xuất phát từ cái gì thì tôi cũng không hiểu được.
    Phải chăng là do sự vội vã trong việc biên soạn giáo khoa với những cái lỗi như ma làm ấy nó tạo cho các giáo sư danh tiếng của chúng ta mắc lỗi và Trần Mạnh Hảo lên tiếng?
    GSTÐS: Theo tôi không phải. Phần lớn các bài của anh Hảo viết về ông Nguyễn Ðình Chú, viết về tôi, viết về ông Nguyễn Ðăng Mạnh, ông Ðỗ Ngọc Thống? nói chung là không đúng. Ðều là cắt xén, xuyên tạc, suy diễn, rồi lu loa, rồi la làng.
    Nhưng chẳng lẽ tất cả các bài viết của anh Hảo không có một cái gì đó để bám vào mà lu loa hay sao?
    GSTÐS : Anh chỉ dựa vào hiện tượng, lấy ví dụ như anh Thống, nếu như in lại bài của anh Thống bên cạnh anh Hảo thì tất nhiên bài anh Hảo sẽ bộc lộ toàn bộ sự dối trá.
    Tức là cắt xén?
    GSTÐS: Cắt xén.
    Bài đó đánh lừa rất nhiều người đọc?
    GSTÐS: Tôi nói thực chất thế này, anh Hảo là một nhà phê bình lừa dối. Không những lừa dối dư luận, anh còn rắp tâm lừa dối cả cấp trên.
    Nếu là dối trá thì tại sao một sức mạnh trí tuệ như Bộ Giáo dục & Ðào tạo, tại sao sức mạnh trí tuệ như các giáo sư lại không ai viết được một cái gì khả dĩ có thể thuyết phục được những điều dối trá ấy?
    GSTÐS: Tôi vừa nói xong với anh rồi đấy, rất nhiều người nói lại và nói lại rất hay nhưng những bài ấy không được đăng ở những báo lớn để mọi người thấy. Cho nên người ta đều tưởng là anh Hảo đúng. Có một bàn tay nào đấy không biết, gọi là bàn tay thì hơi quá, nhưng có một cái gì đó không biết, những bài viết trao đổi lại với anh Trần Mạnh Hảo không đến được với bạn đọc.
    Ít đến với bạn đọc.
    GSTÐS: Vâng, ít đến với bạn đọc, đến nhỏ giọt. Tôi lấy ví dụ bài anh Hảo phê bình tôi về bài thơ Ðồng chí thì anh Hảo không đúng một chút nào cả.

    Vì thế, anh Hảo chả hiểu gì về văn học, không hiểu gì về diễn tả mà bản thân anh cực kỳ dung tục, thô thiển. Tôi nói "miệng cười buốt giá" là miệng cười trong giá lạnh như vậy cũng khó mà tươi. Thì anh ấy bảo khó mà tươi thế là nụ cười tàn héo à? Anh ấy làm như vậy để nói rằng tôi đã bôi bác người chiến sĩ Cách mạng; nói tôi nhếch nhác hóa bộ đội.

    Trời ơi, đó là trò rất nguy hiểm, vừa chụp mũ, lại vừa dung tục.
    Nếu bây giờ cấp trên hỏi ông về trường hợp anh Trần Mạnh Hảo thì ông nói gì?
    GSTÐS: Tôi sẽ nói anh Trần Mạnh Hảo là một người phê bình quá đặc biệt, mà thực ra ở đây tôi chưa được nói một ý kiến nào thực sự là của tôi. Tôi phải trả lời đủ các câu hỏi của các anh.
    Tưởng là ý kiến của ông?
    GSTÐS: Ðấy là ý kiến chung của nhiều người. Nhưng chưa phải là ý kiến của tôi. Với tôi, hiện tượng Trần Mạnh Hảo là hiện tượng phê bình đả kích cá nhân, đả kích hết cá nhân giáo sư này đến giáo sư khác. Tôi không phải là người đầu tiên. Phương pháp đả kích của anh ấy là xuyên tạc, cắt xén nhằm chứng minh người ta là thô thiển, dung tục.
    Ông chứng minh xem anh Hảo xuyên tạc cái gì?
    GSTÐS: Anh Hảo không phải hiểu sai mà là cố tình xuyên tạc. Ví dụ, tôi có bao giờ bảo "miếng trầu hôi" là hôi thối đâu, không có. Thứ hai là tôi có bao giờ bảo bà Hồ Xuân Hương là ô trọc đâu. Không có. Tôi có nói là bà phải chấp nhận cuộc sống ô trọc mà toàn bộ xã hội nó là như thế. Cũng như bây giờ chúng ta phải sống lẫn với một số người tráo trở, ăn cắp, người nói dối?
    Nếu đúng anh Hảo nói vậy thì một là anh ấy dùng cách "phê bình vu khống", một cách chơi không đẹp, hai là anh ấy quá ấu trĩ khi hiểu như vậy.
    GSTÐS: Trong bài "Miếng trầu", tôi chỉ nói hai ý thôi, một là "Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương đã quệt rồi". Tôi có nói miếng trầu hôi không phải là miềng trầu ngon, miếng trầu lý tưởng. Anh Hảo lại bảo miếng trầu của tôi hôi thối.

    Thứ hai là bà đã chán những thứ trang trí màu mè, bày biện để hấp dẫn đối phương. Ðầy từng trải và cảm thấy tất cả những thứ đó là vô nghĩa. Bà thành thực muốn giao duyên. Cho nên bà mới nói "Có phải duyên nhau thì thắm lại". Ðồng thời, bà cũng không ảo tưởng với đời. Hay nhất là câu ấy, không ảo tưởng với đời.

    Anh Hảo đã phát hiện được cái gì tương tự như thế chưa? Anh Hảo sai lầm quá nhiều, thứ nhất là anh bắt bẻ, thứ hai là anh không có phương pháp gì. Văn chương của anh ấy chỉ là sự bình tán rẻ tiền.
    Anh Hảo cũng công nhận là anh ấy vô luận.
    GSTÐS: Anh lại còn coi anh là chân lý có một, còn chúng tôi sai hết. Trên đời này làm gì có độc quyền chân lý! Thật là lố bịch. Không có chân lý tuyệt đối. Lênin nói: "Không có chân lý tuyệt đối, tất cả chúng ta chỉ tiến dần dần đến nó. Mà do đó, chúng ta sống trong một thế giới là những chân lý tương đối".

    Còn trong văn chương, bình thơ lại có một điều khác nữa. Trong thơ, anh không thể tìm được chân lý tuyệt đối. Thơ mang ý nghĩa hàm ẩn. Chúng ta mỗi lúc tiến gần đến nó thôi.

    Tóm lại, anh Trần Mạnh Hảo không đáng để chúng tôi bàn. Nói thật là dưới tầm. Kiến thức này là chưa hiểu biết gì cả. Anh Hảo còn phải học tập rất nhiều thì may ra mới có thể tham gia phê bình.
    Nếu đúng như lời ông nói thì cần phải đánh lên những hồi chuông báo động đối với thực trạng của xã hội chúng ta, dường như là bộ phận rất lớn của công chúng thích xem trò hơn là thích thực chất?
    GSTÐS: Thưa anh đúng lắm, tôi vừa nói xong điều đó. Tôi bảo trên đường chỉ có vụ đụng xe thôi là nhiều người đã xúm đông lại xem làm tắc nghẽn cả giao thông.
    Rất nhiều báo mặc dù không công nhận về mặt khoa học nhưng vẫn cứ in để hình như cho tờ báo bán chạy và cho vui trò. Thực ra chúng ta không phải lo sợ cho một cá nhân nào cả, hay là một sự thiệt thòi cá nhânThực tế là có một cái gì đó đang báo động trong toàn bộ nền tảng lý luận của chúng ta.
    GSTÐS: Tôi rất tán thành ý kiến của các anh, rất đúng. Ðó chính là lý do tại sao các giáo sư không trả lời.

    Tôi đọc xong những bài viết của anh Hảo, tôi buồn cười quá, chẳng dính dáng gì đến tôi cả. Tất cả anh bịa đặt ra, rồi anh lại phê phán chính cái anh bịa đặt. Thế nên tôi trả lời làm gì cho mất công. Suốt ngày cứ nói đến như thế thì làm sao có kết thúc được. Anh làm gì có tiêu chí. Anh chỉ cãi chày cãi cối. Nếu như nhiều người đồng tình thời gian qua phê bình xuống cấp thì anh Hảo là một sự tiêu biểu cho sự xuống cấp của phê bình. Khi phê bình lấy cái việc đả kích cá nhân làm mục đích, khi lấy xuyên tạc làm phương tiên thì phê bình văn học đã tha hoá rồi, không còn là chính nó nữa.
    Vậy sứ mệnh của những nhà phê bình chân chính là ở chỗ nào? Phải chăng những nhà phê bình có học, có văn hóa đã bỏ trống trận địa của mình?
    GSTÐS: Từ khi anh Hảo xuất hiện đã dấy lên một phong trào phê bình Trần Mạnh Hảo khắp nơi, rất mãnh liệt. Không cần đến chúng tôi, nhưng rất tiếc những ý kiến đó không được coi trọng.

    Cho đến bây giờ những ý kiến phê bình anh Hảo vẫn không được in hoặc in nhỏ giọt. Tôi chỉ muốn nhắn một lời nào đó đối với các đồng chí lãnh đạo là phải cảnh giác với hiện tượng phê bình của Trần Mạnh Hảo. Bởi vì nếu nó được độc thoại, được độc tôn, được phát biểu liên tục trên báo chí thì sẽ làm cho người ta lầm tưởng rằng anh Hảo là tiếng nói chính thống của giới phê bình hiện nay, nhất là độc giả bình thường, khi đó rất nguy hiểm.
    Nhưng những lời của các giáo sư sẽ khiến độc giả hiểu thế nào khi các giáo sư bắt Trần Mạnh Hảo im miệng trong khi Trần Mạnh Hảo rất muốn các giáo sư lên tiếng.
    GSTÐS: Các giáo sư có thể không cần lên tiếng đối với hiện tượng phê bình Trần Mạnh Hảo. Bởi vì có rất nhiều người, rất nhiều các tiến sĩ, các thạc sĩ và giáo viên đã và đang làm việc đó.
    Chúng tôi rất thành tâm muốn hiểu tại sao nó lại như thế. Bởi vì nó rất mâu thuẫn trong đời sống của chúng ta mà cần phải lý giải ngọn ngành.
    GSTÐS: Trong đời sống anh đến với tôi bằng tình yêu thì tôi sẽ trả lại cho anh bằng tình yêu. Anh đến với tôi bằng lòng kính trọng thì tôi sẽ trả lại cho anh bằng lòng kính trọng. Nhưng khi anh đến với tôi bằng cách phê bình chúng tôi ngu dốt?
    ?Thì tôi sẽ chứng minh lại anh ngu dốt, không còn cách gì khác. Tôi im lặng nghĩa là tôi mặc nhiên công nhận?
    GSTÐS: Không, tôi không công nhận. Có người chứng minh rồi, tôi không muốn nói chuyện, người ta quay đi, thế thôi.
    Nhưng bạn đọc vẫn muốn các giáo sư lý giải điều này và có thể là đưa ra những lý do?
    GSTÐS: Có người hỏi ông Nguyễn Ðăng Mạnh tại sao không trả lời anh Hảo. Ông Mạnh nói: Tôi không hạ mình để đối thoại với Trần Mạnh Hảo.

    Có người hỏi tôi rằng tại sao anh kiêu, anh không đối thoại với Trần Mạnh Hảo. Tôi trả lời, các anh không hiểu thế nào là đối thoại cả. Ðối thoại là hai bên bình đẳng. Anh phải tôn trọng tôi và anh phải có một chút khiêm tốn để biết rằng anh có thể sai. Lúc đó thì tôi đối thoại. Anh cho rằng tôi sai tất, thì còn đối thoại gì nữa.
    Có ba lý do để người này không đối thoại với người kia. Một, người uyên bác không bao giờ đối thoại với kẻ ngu đần. Hai, người minh mẫn không đối thoại với kẻ điên. Ba, thấy mình đuối lý và không đối thoại được. Trong ba trường hợp nêu trên, các giáo sư ở trường hợp nào?
    GSTÐS: Tôi không cho rằng anh Hảo là người ngu đần. Tôi cũng không cho anh là điên, là cù lần mà là người cùn. Ðối với người luôn luôn lý luận cùn thì tôi không đối thoại. Lý luận của anh Hảo là lý luận cùn. Cái lý luận cao nhất của anh là gì: là quy chụp chính trị. Thế thì còn gì để bàn nữa.
    ...Có chăng chừa rượu với chừa trà.
  8. i_love_ha_noi

    i_love_ha_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Trích :
    Và trong tất cả các nhược điểm ấy, mặc dù ông đã mười mấy năm tham gia, ông cảm thấy mình không hề dính dáng, đấy là do lỗi của những người khác, khâu khác trong việc thiết lập những chương trình cải cách?
    GSTÐS: Khi người ta lập chương trình đó, thì tôi học ở Liên Xô. Năm 1990 tôi về thì mọi việc đã xong rồi. Người ta viết xong quyển lớp 10 thì tôi bắt đầu viết vào quyển 11. Khi lớp 10 đã xong thì lớp 11 phải chạy theo cái quỹ đạo của nó. Bởi mình không thể làm khác được.
    Tức là mình chỉ có quyền thừa hành thôi?
    GSTÐS: Ðúng rồi, mình chỉ có quyền thừa hành thôi.
    Không có quyền nói lại, ngay cả học hàm cao chẳng hạn như giáo sư, tiễn sĩ cũng không có quyền nói lại?
    GSTÐS: Không phải. Bởi vì công việc của Bộ như một cái guồng máy, khi nó khởi động rồi mà mình chỉ là một mắt xích trong ấy, thế thì mình phải chạy theo.
    Và nó có thể nghiền nát bất cứ ý tưởng mới nào nếu không thích hợp với nó?
    ..........
    .........................
    Và cuối cùng giáo sư đành phải làm theo thế?
    GSTÐS: Thì tôi làm theo thôi. Nhưng hiện nay thì đang thay đổi
    Thưa giáo sư, là một trí thức, là một nhà nghiên cứu, tại sao biết sai mà giáo sư vẫn làm theo? Vậy thì cái tâm của một giáo sư ngài đã bỏ ở đâu?
    Theo ông thì sự khác biệt quan trọng nhất giữa nền giáo dục của một số nước và nền giáo dục của chúng ta là gì? Ông có xác định được không?
    GSTÐS: Tôi biết nhưng tôi nói nhiều khi?Anh phải tắt máy đi?

    Thưa giáo sư, tại sao phải "tắt máy đi" ? Chưa cần nói đến việc nhà thơ Trần Mạnh Hảo phê bình đúng hay sai, chỉ riêng cái dũng khí của ông ta khi dám công khai phê bình những người có học vị cao hơn mình cũng thấy là ông ta dũng cảm hơn Giáo sư rồi. Thật thất vọng....
    Nhưng những điều anh Trần Mạnh Hảo nói ra cái lỗi lầm cụ thể đúng hay sai, hay là có chỗ đúng, có chỗ sai, hay là đúng hết, hay là sai hết?
    GSTÐS: Theo tôi phần lớn là không đúng.
    Phần nhỏ thì đúng?
    GSTÐS: Vâng, nghĩa là anh chỉ có phát hiện vài chỗ nhỏ?

    Thưa Giáo sư, một lỗi, dù chỉ là nhỏ, nhưng là một lỗi trong Sách Giáo Khoa thì cũng đủ hại cả một thế hệ học sinh đấy ạ.
    Sách đó là ông biên soạn, hay ai biên soạn?
    GSTÐS: Ông Nguyễn Ðình Chú. Ông ấy là một chuyên gia văn học cận đại. Ông ấy dạy đến nay là 46 năm, dạy về văn học cận đại. Ông ấy không thể nhầm chỗ ấy được.

    Thưa Giáo sư, bàn luận về đúng sai trong Khoa học nói chung, không thể đưa ra một lý do là " Ông ấy là một chuyên gia, ông ấy là một giáo sư,..., nên ông ấy không thể sai hay nhầm lẫn được".
    Nhưng những lời của các giáo sư sẽ khiến độc giả hiểu thế nào khi các giáo sư bắt Trần Mạnh Hảo im miệng trong khi Trần Mạnh Hảo rất muốn các giáo sư lên tiếng.
    GSTÐS: Các giáo sư có thể không cần lên tiếng đối với hiện tượng phê bình Trần Mạnh Hảo. Bởi vì có rất nhiều người, rất nhiều các tiến sĩ, các thạc sĩ và giáo viên đã và đang làm việc đó.

    Thưa Giáo sư, chắc là Giáo sư tin là có rất nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ, giáo viên đang lên tiếng phản bác nhà thơ Trần Mạnh Hảo giùm Giáo sư, thế Giáo sư có tin là cũng có rất nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ, giáo viên và cả bạn đọc bình thường nữa đang đồng tình với ông Trần Mạnh Hảo?
    Vậy các tòa soạn thấy anh Hảo đúng hay sợ anh Hảo?
    GSTÐS: Tôi cho rằng có báo vứt đi là do thị trường của họ. Có báo không dám đăng là vì sợ.
    Sợ gì?
    GSTÐS: Sợ doạ dẫm. Anh Hảo có thể doạ.

    Thưa Giáo sư, ông Trần Mạnh Hảo thì dọa gì được, chẳng nhẽ dí thơ của ông ta vào gáy người khác để doạ à?
    GSTÐS: Tôi nói thực chất thế này, anh Hảo là một nhà phê bình lừa dối. Không những lừa dối dư luận, anh còn rắp tâm lừa dối cả cấp trên
    Nếu nói về lừa dối, thấy Sách Giáo Khoa sai mà không sửa thì chắc phải được xem là bậc thầy về lừa dối, lừa dối người dân, lừa dối cả một thế hệ học sinh đấy, thưa Giáo sư
    Tóm lại, anh Trần Mạnh Hảo không đáng để chúng tôi bàn. Nói thật là dưới tầm. Kiến thức này là chưa hiểu biết gì cả. Anh Hảo còn phải học tập rất nhiều thì may ra mới có thể tham gia phê bình.
    Vâng, các Giáo sư thì ở chiếu trên, còn những anh nhà thơ thì chấp làm gì, đúng không ạ?
    Thưa giáo sư, cháu chẳng có dây mơ rễ má gì với nhà thơ Trần Mạnh Hảo cả. Cháu chỉ là một người đang tập tễnh bước vào con đường nghiên cứu khoa học thôi. Nên cháu chẳng dám ngồi "chiếu trên" để mà tranh luận với các giáo sư đâu, chỉ cảm thấy buồn cho sự ngạo mạn, không dám đối thoại, không dám chấp nhận cái sai và không dám sửa sai của một vài vị giáo sư khả kính.
  9. mets

    mets Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    484
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài đáp lại của tổng biên tập báo Giáo dục và thời đại
    Nguồn từ : http://www.tintucvietnam.com/News/Story.aspx?ID=16943

    Ông Trần Đình Sử nói không đúng"


    Ông Nguyễn Ngọc Chụ: Phê bình SGK là vấn đề tế nhị, nó tác động đến toàn xã hội nên phải thận trọng!
    Trong cuộc đối thoại về "người cùn" Trần Mạnh Hảo, giáo sư Trần Đình Sử có đề cập chi tiết nhiều toà soạn "vứt bài" phản bác lại Trần Mạnh Hảo đi, không cho in, thậm chí giáo sư phải nhờ cấp trên chỉ thị thì báo Giáo dục & Thời đại mới đăng bài viết của ông. Như vậy có nghĩa là báo chí đang nghiêng về Trần Mạnh Hảo trong cuộc tranh luận nảy lửa này? Trả lời vấn đề trên, ông Nguyễn Ngọc Chụ - Tổng biên tập báo Giáo dục & thời đại - khẳng định: "Tôi không thiên vị bài anh Hảo, nhưng ông Sử nói không đúng".
    - Trả lời phỏng vấn trên An ninh Thế giới, GS Trần Đình Sử có nói rằng ông gửi bài phản bác Trần Mạnh Hảo đến báo Giáo dục và Thời đại, nhưng báo ông không cho đăng bài?
    Ông Nguyễn Ngọc Chụ: Gần như tất cả những bài của các GS nói lại chuyện phê bình của anh Hảo gửi đến đây, chúng tôi đều đăng. Chúng tôi cũng chưa hề từ chối bài nào của ông Sử cả, trong khi một số bạn đọc khác gửi đến báo không thể đăng hết.
    Việc ông Sử nói là ông phải nhờ trên chỉ thị xuống chúng tôi mới đăng là không đúng. Có một lần, ông Sử đến gửi một bài, chúng tôi có nói là cứ để đây, đợi một thời điểm thích hợp sẽ in, chứ không phải bảo không in. Thế nhưng ông ấy giận dữ cầm bài bỏ về.
    Sau đó, tôi thấy đã đến thời điểm, tôi lại cho in. Làm gì có ai chỉ thị cho chúng tôi.
    - Trao đổi với giáo sư Trần Đình Sử, ông Sử có đính chính lại một chút: Thực chất ông Sử nói rằng người chỉ thị cho báo GD&TĐ phải in bài của ông là Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển nhưng An ninh Thế giới lại ghi nhầm là ông Nguyễn Khoa Điềm chỉ thị.
    NNC: Không có chuyện Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển chỉ thị cho chúng tôi in bài của ông Sử. Chúng tôi cho in vì khi đó chuẩn bị tổ chức một cuộc hội thảo với các nhà báo về SGK, đó là thời điểm thích hợp để nêu các ý kiến.
    - Tức là ông muốn nói đến cái quyền thẩm định của Toà soạn: in cái gì, in vào thời điểm nào thì hợp lý?
    NNC: Đúng quá còn gì. Báo chí phải như vậy. Báo chí chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Nhà nước nên họ phải thẩm định cái gì nên, không nên in báo. Đâu phải ai gửi cái gì đến cũng cho đăng báo lung tung.
    - Là tờ báo cũng tham gia vào cuộc tranh luận phê bình SGK Văn trung học, ông có ý kiến gì khi một số GS khẳng định: hình như các báo bị một sức ép nào đó để không muốn đăng những bài phản bác lại anh Hảo?
    NNC: Các báo khác tôi không biết nhưng riêng báo tôi không có chuyện đó. Chúng tôi chỉ chịu mỗi sức ép từ sự thận trọng trong thẩm định chuyên môn, đăng bài thế nào cho nó đúng thôi.
    - Họ còn nói: bài của anh Hảo gửi đến thì báo chí sốt sắng in, còn những bài vặn lại anh Hảo thì bị cắt xén, thậm chí vứt đi?
    NNC: Phê bình SGK là vấn đề tế nhị, nó tác động đến toàn xã hội nên chúng tôi rất thận trọng. Chúng tôi không có chủ trương tranh luận về SGK với anh Trần Mạnh Hảo. Chính vì vậy mà hiện nay chúng tôi chúng tôi giữ rất nhiều bài anh Hảo gửi nhưng không cho in, trái lại còn đăng những bài các GS nói lại?
    - Chứ không có chuyện thiên vị bài anh Hảo?
    NNC: Đúng thế, ai nói chúng tôi thiên vị bài anh Hảo là nói không đúng.
    - Tại sao báo lại không cho in bài anh Hảo?
    NNC: Bởi vì chúng tôi biết nếu in sẽ gây ra một cuộc tranh luận kéo dài mà chúng tôi không muốn theo đuổi trong khi giáo dục còn rất nhiều vấn đề khác cần đề cập.
    - Xin cảm ơn ông!
    Theo Gia đình và Xã hội

    Được mets sửa chữa / chuyển vào 18:17 ngày 26/09/2003
  10. Go_player

    Go_player Box cờ - Moderator

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    18
    phê phán cái sai, ok, TMH, nhưng dùng những cái như là bảo một giáo sư đáng kính là: "Ông ấy sai tất. Nếu đúng ông ấy thử tranh luận với tôi??. tranh luận thiếu gì cách, nếu anh ta có học, có biết dùng từ ngữ thì đâu cần lối nói chợ búa như vậy, tiêc là anh ta chả có cái gì đáng kể, nếu không, có người sẽ cho anh ta biết thế nào là cãi nhau kiểu chợ búa như vậy.Mà nếu anh ta muốn học lối biện luận bác học, cũng có người dạy nốt, bảo vệ cái đúng ok, nhưng phải dùng vũ khí chính nghĩa,
    dùng ngôn từ của một mẹ hàng thịt, để bảo vệ sự nghiệp giáo dục thì hơi hài, xem người ta trả lời này:
    http://www.tintucvietnam.com/News/Story.aspx?ID=16989
    Da~ mang la'y nghie.p va`o tha^n
    Thi du`ng tra'ch la~n tro`i ga`n tro`i xa

Chia sẻ trang này