1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm những bài tranh luận của Trần Mạnh Hảo với 1 số nhân vật

Chủ đề trong 'Văn học' bởi khong_tranh, 01/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Ông Hảo, xem ra cũng là một anh học trò ngỗ ngược. Chắc nhiều bạn ở đây đã từng đọc qua "Hầu chuyện các Giáo sư" rồi. Trong quyển sách của mình, ông Hảo đã có một giọng văn tương đối hài hước, mỉa mai, và theo tôi, hơi thiếu tôn trọng những người mà ông ta "hầu chuyện". (Không hề có những ngôn ngữ hàng tôm hàng thịt như như bạn gì đã nói). Tuy nhiên, những điều mà ông ta viết trong đó, đa phần là đúng và những đóng góp đó đều có xu hướng tích cực. Tôi nói như vậy không sợ bị hố, vì sự thực những phát hiện của ông ta đã và đang được sử dụng để hoàn thiện SGK văn hiện nay.
    Lúc những bài báo của ông Hảo được đăng, nhiều người chờ đợi một cuộc tranh cãi nẩy lửa, giống như cuộc tranh luận về thơ hiện đại trước đó, một số người khác hình như nhận ra được vấn đề, thì chờ đợi một lời xin lỗi của các Giáo sư, đến những học sinh của mình.
    Những người học sinh, đâu cần những lời thanh minh thanh nga của những ông Sử hay ông Mạnh? Đâu cần thiết phải theo dõi những cuộc tranh luận đến sùi bọt mép của những Tây khấp, Nam gầm, Đông la, Bắc thét đó? Họ chỉ cần sự đính chính của SGK, và nếu có thể, là một lời xin lỗi của những người phạm sai lầm.
    Các giáo sư không làm như vậy. Hay ít ra họ chưa làm như vậy.
    ------------------
    Trở lại bài phỏng vấn của ông N**. Thú thực tôi hơi bị bất ngờ.
    "Chúa Giêsu có 13 học trò thì có 1 kẻ phản bội. Tôi có hàng nghìn học trò nên có vài người phản bội thì cũng bình thường thôi".
    Chưa nói đến chuyện ông ta ví mình với Chúa, ngay việc ông ấy ám chỉ ông Hảo là loại học trò phản phúc, tôi thấy có điều không ổn. Việc một người học trò dám cãi lại thầy, dám nêu ra cái sai của thầy, để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, thì đó là một điều đáng quý, và đáng tự hào mới phải. Có chăng, trên cương vị một người thầy, ông ta phải đứng ra phê phán sự xấc láo, hỗn hào của tên học trò đó. Tôn sư trọng đạo.
    Tôi là người tự trọng, tôi không muốn hạ thấp mình, đơn giản vậy thôi.
    Là người tự trọng, thì nên nhận ra những sai lầm của mình. Có thể ông Mạnh cũng coi việc xin lỗi giới học sinh, là một việc "Hạ thấp mình"? Thật đau lòng khi tôi phải nghĩ như thế!
    - Ông nghĩ thế nào về những lý lẽ người ta dẫn ra để phê phán mình? Ðúng sai thế nào?
    Rất tiếc Ông Mạnh đã không dám trả lời trực tiếp câu hỏi này.
    Ông ta không dám nói rằng "Những lý lẽ đưa ra phần lớn đều đúng". Việc viện dẫn bài khái luận về thơ Hồ Chí Minh lại càng dở. Không lý nào bài viết của ông hay, tốt mà người ta lại bỏ đi, thay bài người khác vào?
    Một điều kể cũng khó giải thích là ở một nước coi giáo dục là quốc sách lại sinh ra những người chuyên "đánh" ngành giáo dục. Nếu góp ý xây dựng sao lại nói bằng cái giọng xuyên tạc, lăng nhục rất ác, rất thô bạo, toàn xúc phạm đến các thầy giáo trong đó có các ông thầy rất đáng kính như ông Hoàng Như Mai, ông Lê Trí Viễn? Mà báo chí cứ đăng tơi tới những bài như thế.
    Tôi không nghĩ ông Hảo có ý đồ "đánh" ngành giáo dục, cũng không nghĩ rằng ông Hảo có ý đồ "đánh" ông Viễn hay ông Mạnh. Những ý kiến mà ông Hảo đưa ra hoàn toàn mang tính xây dựng, mặc dù ngôn ngữ mà ông ta sử dụng hơi mỉa mai, châm chọc, và động chạm trực tiếp đến các Giáo sư đáng kính...
    Tôi không nhận ra được bất cứ sự lăng nhục, thô bạo nào từ bài viết của ông Hảo. Những ngôn từ mà ông Mạnh nói ra, ông ta cần nên chứng minh cụ thể, nếu cần thiết cũng nên "hạ thấp mình" để chứng minh cho ra. Nếu không, những gì mà ông ta dành cho ông Hảo, tên học trò bất trị, chính là những lời vu vạ sinh động nhất,,,
    Có thể vì có những bài ấy mà báo bán chạy nhưng mà như thế là không lành mạnh. Họ có thể hăng hái góp ý nhưng mà phải nghiên cứu chứ, đây chả nghiên cứu gì. Góp ý kiến cũng tốt thôi nhưng mà phải là ý kiến xây dựng, đằng này toàn là xuyên tạc và lăng nhục, mạt sát, giễu cợt, hoặc bé xé ra to. Mà phần lớn lại chả đúng gì cả. Tôi cho đó là sự "quan tâm" không lành mạnh, động cơ thế nào tôi không biết nhưng anh góp ý phải nghiên cứu kỹ, phải cẩn thận
    Nếu như ông cho rằng, phần lớn nhứng điều ông Hảo phát hiện không có gì đúng, thì tại sao Bộ GD lại sửa chữa SGK theo những ý kiến của ông Hảo? Vậy là chúng ta đang học theo những SGK được sửa từ đúng thành sai? Cứ cho là ông đúng đi, thì với tư cách một Nhà giáo Nhân dân, vì "lòng tự trọng" của mình, ông nỡ làm ngơ không lên tiếng sao? Nếu vậy thì thật đáng thất vọng...
    Việc ông Mạnh phát hiện ra một điều lạ, rằng " trong lịch sử văn học của ta từ xưa tới nay thấy không có một áng văn nào viết hay về thầy giáo hay tình thầy trò để có thể tuyển vào sách giáo khoa" cả, thì ông cũng nên xem lại, tôi không dám tranh luận với ông, vì tôi ít học, "không đủ tầm". Chỉ xin trích ra đây lời kết luận của ông:
    Muốn thế, báo chí phải làm sao thực hiện đúng dân chủ trong tranh luận, tranh luận phải mang tính chất học thuật. Có thế mới phát triển được phê bình văn học. Phê bình văn học tồn tại và phát triển nhờ hai yếu tố, một là sự phát triển của báo chí một cách lành mạnh, hai là sự phát triển của học thuật.
    Cầu mong sau này, thay vì những lời phát biểu hô hào, cổ động phong trào, hay lên giọng phê bình những "kẻ ngoại đạo", học hành "không đến nơi đến chốn", ông Mạnh có thêm những bài lý luận phê bình hay, bổ ích, theo đúng những tiêu chí mà ông đã đề ra.
    Xin dùng luôn câu thơ chữ ký của anh gì trên đó mà tặng cho ông
    Đã mang lấy nghiệp vào thân
    Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa
    Thật là thất lễ!

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  2. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Trong giới văn học sự việc Trần Mạnh Hảo đã được bàn tán từ nhiều năm trước rồi chứ không chỉ mới nổi đình nổi đám trên báo chí trong thời gian gần đây. Theo tôi được biết thì các bài viết của TMH gây rất nhiều phẫn nộ trong giới. Phẫn nộ bởi nhiều lý do, trong đó chủ yếu nhất là phương pháp phê bình kiểu nguỵ biện, bẻ cong ý tứ, từ ngữ để biện luận và hơn nữa còn chụp mũ, quy về quan điểm chính trị. Các bác chắc biết là với một người làm khoa học, in sách và làm việc nhiều với bộ Giáo dục thì việc bị nghi là có vấn về về quan điểm chính trị sẽ có tác động như thế nào tới sự nghiệp của người ta.
    Các vấn đề TMH đặt ra đúng hay sai? Tôi không phải là người trong cuộc cho nên không biết và cũng không có đánh giá riêng của mình. Tuy nhiên qua nói chuyện với một số người trong ngành thì thấy nhận định chung đều rất coi thường trình độ chuyên môn trong những đánh giá của TMH.
    Một việc nữa gây phẫn nộ là trong một thời gian dài, nhiều báo đăng bài TMH nhưng sau đó lại từ chối không đăng bài trả lời của các GS và học trò của họ. (Kiểu không từ chối nhưng "ngâm" như báo GD và TĐ thực chất là từ chối).
    Một số người đặt ra giả thuyết là có một bàn tay nào đó giật dây và trả tiền cho TMH (ông này rất giàu). Một chuyện lạ là một số "cốp" cỡ bự đã đến tận nhà riêng thăm hỏi nhà phê bình văn học này. Các nhà văn nổi tiếng cũng ít được chiếu cố đến vậy. Chính TMH cũng khoe đại diện bộ trưởng bộ GD & ĐT Nguyễn Minh Hiển đã đến tận nơi thăm và cám ơn "đóng góp" của ông ta. Một năm bộ GD nhận được hàng nghìn ý kiến đóng góp về mọi vấn đề của SGK, chương trình học, v.v.. của giáo viên, học sinh, phụ huynh, các nhà chuyên môn gửi về cho bộ. Nếu bộ dành cho mỗi người một cuộc thăm viếng thì chắc ông này phải quanh năm đi lại mất.
    Nhớ lại, khoảng 6, 7 năm trước đây trong lĩnh vực phê bình điện ảnh, khi giới điện ảnh chuẩn bị bước vào Liên hoan phim lần thứ 11 thì báo chí xuất hiện hàng loạt bài công kích phim "Thương nhớ đồng quê" của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Rất nhiều bài trong số đó cũng quy chụp quan điểm chính trị. Ví dụ như một bài còn bịa ra chi tiết ảnh Hồ chủ tịch bị gió thổi bay đi trong cơn bão. (Xem bài phỏng vấn đạo diễn Đặng Nhật Minh trên www.talawas.de).
    Về nhân cách của những người liên quan, theo tôi được biết thì các ông Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử là những người có trình độ chuyên môn cao và tinh thần làm việc khoa học nghiêm túc từ hàng chục năm nay. Họ cũng là những người có cá tính thẳng thắn. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ông N** chính là người đã nói thẳng trước mặt TBT Ng Văn Linh và hàng trăm người khác đang dự Đại hội Hội nhà văn VN thời kỳ ngay sau đổi mới: "Đ.ả.ng từ trước tới nay vốn khinh rẻ văn nghệ sĩ ".
    Đó là vài dòng về những gì tôi được biết xung quanh vấn đề này, có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho.
    DBP.
    (Theo tôi câu trả lời PV của ông N** về việc chúa Giê su và học trò phản bội nên được hiểu là "Người như chúa Giê su mà còn có học trò phản bội thì tôi có cũng là chuyện thường").
    Được dbp sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 27/09/2003
  3. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Trần Mạnh Hảo: GS Mạnh xúc phạm chúng tôi, xúc phạm báo chí, xúc phạm Bộ Giáo dục đào tạo


    Nhà thơ Trần Mạnh Hảo
    Ngay khi giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh xuất hiện sau một thời gian im hơi lặng tiếng, ?oanh Chí? Trần Mạnh Hảo cũng lập tức đáp lời lại bằng một bài viết ?ocó thưa có gửi?, rằng ?oanh Chí nguỵ phê bình? này đã từng được cán bộ cấp cao ngành giáo dục tặng quà, mời dự liên hoan vì những đóng góp cho nền giáo dục qua việc phê bình sách giáo khoa...
    Dưới đây là bài thưa của Trần Mạnh Hảo gửi tới giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh:

    ?oNhận thấy bài trả lời phỏng vấn của GS Nguyễn Ðăng Mạnh có nhiều điều ảnh hưởng đến danh dự cá nhân chúng tôi, buộc chúng tôi (theo luật báo chí cho phép) phải viết bài này thưa lại.

    Chúng tôi xin hoan nghênh GS Nguyễn Ðăng Mạnh ở cuối bài phỏng vấn dẫn trên, đã đưa ra tiêu chí cho "Văn hóa phê bình" rất chi là đúng đắn như sau: "Tranh luận phải mang tính chất học thuật"... "Phê bình mà không có văn hóa cao thì không thể có chất lượng. Nhưng trước hết phải có tư tưởng lành mạnh, có thiện chí, trung thành với chân lý, thực sự có tư cách của người trí thức chân chính".

    Trong hàng trăm bài phê bình mà chúng tôi đã cho đăng báo và in thành sách - có cuốn đã được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam như: "Thơ phản thơ", được hàng trăm bài khen ngợi in trên các báo từ năm 1993 đến nay - chúng tôi (TMH) bao giờ cũng tuân thủ tuyệt đối tiêu chí trên của GS Nguyễn Ðăng Mạnh. "Tranh luận phải mang tính học thuật". Câu nói của GS Mạnh trên phải hiểu là: tuyệt đối không được xúc phạm cá nhân, không được chửi bới người khác, chỉ dùng văn bản học thuật trả lời văn bản, kết luận điều gì cũng phải chứng minh, nói có sách, mách có chứng, trung thực, thiện chí, giữ hòa khí, không tự nhiên vu khống quy chụp, xỉ vả người khác, nhất là người đã từng làm ơn cho mình...

    Rất tiếc GS Nguyễn Ðăng Mạnh trong suốt bài trả lời phỏng vấn đã không thực hiện đuợc những tiêu chí "Phê bình phải có học thuật có văn hóa" mà ông vừa nêu ra. Ðây là lời của GS Nguyễn Ðăng Mạnh "nói" về chúng tôi (TMH) mà không hề nêu ra một dẫn chứng làm bằng: "anh Chí Trần Mạnh Hảo"?"chuyên đánh ngành giáo dục", "nói bằng giọng xuyên tạc, lăng nhục rất ác, rất thô bạo xúc phạm đến các thầy giáo", "chả nghiên cứu gì", "toàn xuyên tạc và lăng nhục, mạt sát, giễu cợt", "chẳng đúng gì cả", "không lành mạnh", "ăn nói bừa bãi", "tâm lý đố kỵ của những kẻ học hành dở dang không có bằng cấp", "nhảm nhí", "hạng người tư tưởng thấp kém, động cơ xấu, ngụy phê bình?"

    Thưa GS Nguyễn Ðăng Mạnh, nếu chúng tôi phải gánh bằng ấy "trọng tội" do GS vừa "phong" cho như vừa dẫn, chắc chắn chúng tôi đã phải ra tòa và ngồi tù từ năm 1993 rồi. Thế mà lạ thay, "người ta" tức Bộ Giáo dục và Ðào tạo lại nghe lời chúng tôi.

    Ngay sau khi bài báo chúng tôi nêu ra, Bộ Giáo dục và Ðào tạo phải bỏ bài khái luận trong SGK Văn trung học của GS Mạnh để thay bằng bài của GS Hà Minh Ðức, như chính lời GS Mạnh nói trên tờ Ngày Nay vừa dẫn: "Tôi lấy một ví dụ: bài tôi viết về văn thơ Hồ Chủ Tịch ở chương trình sách giáo khoa cải cách giáo dục trước đây, trên báo Nhân Dân, Trần Mạnh Hảo phê phán là có vấn đề phải thay. Thế là "người ta" thay bài của GS Hà Minh Ðức vào. Thực ra chẳng có chuyện quan điểm gì cả, chỉ là không hiểu đúng thôi!"

    Qua đoạn "tự bạch" này của GS Mạnh, có thể thấy Trần Mạnh Hảo hoặc báo Nhân Dân "không hiểu đúng" ông, song chả lẽ cả Bộ Giáo dục và Ðào tạo cũng "không hiểu đúng" ông ư, đến nỗi phải thay bài khái luận quan trọng của GS Mạnh bằng bài của GS Hà Minh Ðức?

    Nếu chúng tôi ngu dốt, tư tưởng thấp kém, nhảm nhí, động cơ xấu, Chí Phèo ngụy phê bình như GS Mạnh vừa nói, sao Bộ Giáo dục và Ðào tạo lại tin và nghe lời chúng tôi qua cả trăm bài phê bình, để quyết định cho soạn lại SGK Văn Trung học "chỉnh lý hợp nhất", để phải sửa chữa hàng trăm điều sai sót do "Chí Phèo" chỉ ra ư? Hóa ra Bộ Giáo dục và Ðào tạo đi tin và nghe lời "Chí Phèo" chứ không tin và nghe lời GS Nguyễn Ðăng Mạnh để đưa "Tuyên Ngôn Ðộc Lập" trở lại SGK, sau khi đã bị một số vị GS trong đó có GS Mạnh đưa ra khỏi SGK trước đó ư?

    Như vậy, khi GS Mạnh xúc phạm đến chúng tôi bằng cách bảo chúng tôi là ngu dốt, nhảm nhí, bừa bãi, tư tưởng thấp kém, Chí Phèo,?cũng là một cách gián tiếp xúc phạm đến chính Bộ Giáo dục và Ðào tạo vậy!

    Thực là buồn thay khi cả Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã tin và nghe theo kẻ "ngụy phê bình""Trần Mạnh Hảo" mà không tin và nghe lời vị "chân phê bình" Nguyễn Ðăng Mạnh (!) nên vị GS này quyết không chịu trao đổi bằng học thuật với kẻ "ngụy" kia sau khi "hắn" đã viết 20 bài phê bình mình in trên báo, trên sách.

    GS Mạnh nói rất "chính nhân quân tử" như sau trên báo Ngày Nay: "Tôi là người tự trọng, tôi không muốn hạ thấp mình" để trao đổi với kẻ "ngụy phê bình" Trần Mạnh Hảo. GS Nguyễn Ðăng Mạnh vừa nêu một tấm gương sáng cho học trò của mình: không bao giờ đối thoại với "ngụy phê bình", nhưng trong bóng tối hãy nghe theo lời tên "ngụy" kia mà lén sửa lại sách giáo khoa cho đúng đắn hơn!

    Chúng tôi đã viết xong bài "Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh đã tiếp thu 90% ý kiến phê bình của Trần Mạnh Hảo và sửa chữa lại năm mươi mốt phảy rưỡi (51,5) điều sai trái trong SGK do ông viết như thế nào?". Nếu quý báo dành trang, chúng tôi xin gửi đăng bài này sau. Than ôi, thời nay khác hẳn thời xưa, có khi người chính danh quân tử ra đường chửi Chí Phèo cho oai mà đêm về nhà lại len lén giở sách ra mà sửa chữa theo lời "anh Chí". Hóa ra Chí Phèo ngày nay cũng uyên bác lắm thay.

    Trong khi Nhà nước ta đang chủ trương Xã hội hóa nền Giáo dục thì GS Nguyễn Ðăng Mạnh lại đi ngược lại chính sách này, bằng cách viết trên tờ Ngày Nay khuyên Bộ Giáo dục và Ðào tạo như sau: "Không nên nghe ý kiến của những ông ngoại đạo chả dính dáng gì đến việc giảng dạy mà không chịu tìm hiểu vấn đề một cách nghiêm túc". Nhân dân cả nước gửi con mình cho các thầy dạy thì cũng phải biết thầy dạy gì, con mình học gì. Chả lẽ nhân dân vì "ngoại đạo" mà không có quyền góp ý với ngành giáo dục hay sao?

    GS Nguyễn Ðăng Mạnh còn xúc phạm cả báo chí, khi ông viết như sau trên tờ báo vừa dẫn: "Có những người trong Ban Biên tập các báo rất thích đăng các bài chửi bới ấy". Có lẽ GS Mạnh nhằm cả tới báo Ngày Nay vì báo này vừa đăng một bài toàn chửi bới của GS Mạnh?

    GS Mạnh vơ đũa cả nắm, xúc phạm nền văn học khi gửi bài phỏng vấn này làm tham luận "Hội nghị phê bình Văn học toàn quốc" do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức tại Tam Ðảo ngày 14 và 15/8/2003, có đoạn viết như sau: "Chưa bao giờ phê bình xuống cấp như vậy? xuyên tạc, ăn nói bừa bãi, quy kết chụp mũ một cách văng mạng. Nghĩ một đằng nói một nẻo một cách thoải mái chẳng che giấu gì cả"!

    Thưa GS Nguyễn Ðăng Mạnh, vừa qua Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Minh Hiển đã cử một vị PGS, TS-Phó Chánh Văn phòng Bộ phía Nam đến nhà "Anh Chí" tặng quà, gửi thư cảm ơn của Bộ trưởng đến "Chí Phèo - ngụy phê bình - Trần Mạnh Hảo" và mời "anh Chí" đến dự liên hoan với Bộ trưởng. Ðồng thời, sau đó, Thứ trưởng Ðặng Huỳnh Mai cũng tới tư gia "anh Chí - ngụy phê bình" để cảm ơn vì "anh Chí" đã có nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà bằng cách phê bình sách giáo khoa.

    Chính ra GS Nguyễn Ðăng Mạnh cần phải trung thực lên báo cảm ơn chúng tôi đã chỉ ra cho GS nhiều sai sót để GS âm thầm sửa chữa, thì than ôi, ông lại lên báo Ngày Nay để chửi rủa chúng tôi bằng những lời lẽ? không thể nào hiểu nổi (!)

    Chúng tôi rất buồn lòng khi phải viết bài này thưa chuyện lại cùng GS Nguyễn Ðăng Mạnh và mong GS hồi âm.
    Tam Đảo đêm 14/8/2003?.

    Bài đăng trên Ngày Nay
    với tên ?oThưa lại với GS. Nguyễn Đăng Mạnh?

    Thú thực là sau khi đọc một bài như thế này, cảm giác đầu tiên của tôi giống như đọc bài của một thằng cha buôn thịt nỏ mồm, chua ngoa, đanh đá ---> không cảm tình gì cho lắm.
    Tôi không có nhiều điều kiện để được đọc đầy đủ các bài bác TMH này viết trong cuộc "bút chiến" một chiều của bác, nhưng sau khi đọc bài trả lời của GSN** và rồi đọc đến bài này, cảm giác chung là Mr TMH này "uốn lưỡi" kinh quá, "cùn" quá! Lời GS nói như thế mà TMH cắt xén (quả thực là "cắt xén"), cưỡng từ đoạt lý, cứ "ngoạc mồm" ra chửi bới như ở ngoài chợ vậy! Không hiểu TMH không rõ ý tứ của GSN** hay là vì tự ái quá mà cố tình không hiểu nữa. Thành ra cuộc tranh cãi trở thành hình ảnh một anh TMH ngồi phịch ra giữa làng, vừa cào mặt vừa gào: "Ối làng nước ôi, lão T** cậy già ăn hiếp ông...", quả thực Chí thậm là Chí!
    Lại nữa, ngài TMH sắc bén của chúng ta cứ cố tình dựa vào cái ô to đùng là "Bộ GD&ĐT" để mà chống nạnh, chổng cái ass nhiều màu của mình vào tất cả những vị giáo sư - những người có thể coi là "làm nên" ngành giáo dục nước nhà. "Bộ" của TMH là gì? Chẳng qua chỉ là ngài Bộ Trưởng hoặc một số những ngài có chức có quyền khác. Nhưng thử hỏi, cái làm nên ngành giáo dục xưa nay là gì? Là những nhà giáo hay chỉ đơn thuần là một ông có chức to?!
    Đọc bài viết của người gọi là "nhà phê bình" TMH mà đâm thấy chán cho cái gọi là văn phê bình nước nhà. Văn phê bình hoá ra là văn mỉa mai nhau, chửi bới nhau chứ có là cái gì ghê gớm đâu?! Một người có được một vài phát hiện thú vị mà đã tự coi mình là Trời, là chân lý - chẳng khác nào con ếch ngồi đáy giếng tự thấy thế giới của mình to hơn hẳn trời xanh. Xin nói rằng bọn học trò chúng tôi khi còn theo học ở những lớp nhỏ, đã từng chứng kiến không ít bạn còn bé mà đã có những cảm nhận, phát hiện rất sắc sảo. Nếu đứa nào cũng dựa vào những phát hiện đó mà vỗ ngực tự cho ta đây đã giỏi hơn các thầy cô rồi, rằng chả cần học cao hơn nữa (vì càng học càng ngu đi) thì xã hội sẽ rặt những loại người như thế nào?
    Dẫu rằng có những Edison, Bill Gates... không học đại học nhưng vẫn thành tài, nhưng thử hỏi số người như họ chiếm bao nhiêu % trên cái thế giới rộng lớn này? Còn nói theo Kim Dung, "vô chiêu" sở dĩ có được là nhờ sở học rộng lớn, nắm bắt được sâu và rộng các "hữu chiêu", sau rồi tự nhiên "phát chiêu" mà thành. Bác TMH liệu có đủ tầm để hiểu hết được tất cả các "hữu chiêu", bao quát hết cả để thành bậc kỳ tài, phát "vô chiêu" hay không? Bác TMH này "cuồng danh" quá thành ra cứ phát biểu lung tung mất rồi!
    Lâu rồi chả viết linh tinh cái gì. Hôm nay đọc cái bài này ngứa mắt quá ---> viết vớ vẩn tí. Cũng lộn xộn thật.

    Wherever u go, whatever u do
    I will be rite here waiting for u.
    Whatever it takes, or how my heart breaks
    I will be rite here waiting for you.
    Được pittypat sửa chữa / chuyển vào 01:50 ngày 28/09/2003
  4. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Gia Phong
    Gương mặt thật của ông Trần Mạnh Hảo
    Trong buổi giao lưu trực tuyến trên báo điện tử VietNamNet ngày 2 tháng 7 vừa qua, Trần Mạnh Hảo (TMH) một lần nữa lại nổi đình, nổi đám?
    Ở cuối cuộc giao lưu này, TMH tha thiết yêu cầu (không rõ có thật lòng hay không), rằng:
    "Tôi (TMH) có thể như cô gái về già và đang đứng trước gương huyễn hoặc về nhan sắc của mình chăng, xin các bạn giúp tôi nhận ra gương mặt thật của mình bằng cách viết những bài phê bình (các bài viết của tôi) đăng trên báo. Mong các bạn hãy chỉ ra cái sai cụ thể (nếu có) chứ đừng như các bài báo chỉ toàn đưa ra kết luận mà không hề chứng minh khiến tôi không biết mình sai ở điểm nào".
    Thể theo yêu cầu của ông, tôi không dám "chỉ giáo", mà chỉ làm cái việc giúp ông "nhận ra gương mặt thật của mình"- tất nhiên là bằng những dẫn chứng cụ thể.
    Ông đã lớn tiếng: "Ai không trả lời bài phê bình của tôi là người không tốt". Ông dẫn cả lời Bác Hồ để tăng thêm sức nặng cho câu nói của mình.Vậy xin hỏi ông: Ông có bài phê bình cuốn sách Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn của GS Nguyễn Ðăng Mạnh. Tôi đã vạch rõ những thủ đoạn của bài này, trong lối cắt xén khi trích dẫn để làm sai lệch ý của ông Mạnh, rồi lấy đó mà phê phán người ta. Tôi cũng chỉ rõ sự bịa đặt khi ông nói về cái thời ông học văn ở trường phổ thông v.v và v.v?Tôi đã nêu những ý kiến ấy ở bài Một hiện tượng không đẹp trong phê bình văn học, đăng trên báo Văn hóa, số 127 (639) ra ngày 29/10/1995. Tôi đã chờ gần 8 năm nay, không thấy ông trả lời. Xin hãy "tiên trách kỷ, hậu trách nhân" ông Hảo ạ.
    Khi có người hỏi: "Có phải vì anh không học ở trường đại học nên anh dị ứng với kiến thức nhà trường không? Ông đáp: "?Hầu hết những vĩ nhân của thế kỷ 20 của Việt nam đều không tốt nghiệp đại học". Ái chà chà! Người ta đang nói về "anh" mà lấy "những vĩ nhân của thế kỷ 20 của Việt nam" ra để trả lời thì TMH đã dám leo chễm chệ lên ngồi cùng chiếu vớn những vĩ nhân rồi!
    Lại nữa, năm 2000, thi hành Luật Giáo dục đã được Quốc hội thông qua, Bộ Giáo dục và Ðào tạo phải thực hiện trong toàn quốc một bộ sách giáo khoa thống nhất. Hiện tình lúc đó, trong nước đang có 2 bộ sách Văn và 3 bộ sách Toán cùng lưu hành. Cho nên, việc hợp nhất 2 bộ sách Văn cũng như 3 bộ sách Toán để còn lại mỗi môn 1 bộ là việc thực hiện Luật Giáo dục. Thế mà TMH dám nói rằng: "Vì những bài phê bình của tôi, Bộ Giáo dục đã phải soạn lại sách giáo khoa Văn Trung học năm 2000". Sau đó, khi trả lời một bạn đọc, TMH một lần nữa lại khẳng định (Do những bài phê bình của mình) "Bộ Giáo dục đã sửa sai bằng cách viết lại SGK Văn Trung học năm 2000 gọi là SGK chỉnh lý hợp nhất?" (Tôi gạch chân-NGP). Ai "ngoại đạo" cứ nghe TMH bốc phét như thế ắt phải bái phục sát đất. Thực ra, đó là thói tự cho mình là thánh sống hòng hù dọa thiên hạ. Chưa kể việc do cố tình hay vì trình độ hạn hẹp mà ông Hảo lại còn lẫn lộn việc chỉnh lý với việc viết lại SGK.
    Sau khi khoe "Tôi đã phê bình ông ấy (ông Nguyễn Ðăng Mạnh) 20 bài?tôi có thể chỉ ra ít nhất 50 điều ông đã sửa sai mà tôi đã chỉ", TMH dẫn lời Khổng Tử: "Người chỉ cho mình cái sai, đó là thầy mình". Khác nào TMH tự vỗ ngực: Như ta đây là thầy của GS. Nguyễn Ðăng Mạnh!
    Kiêu căng đến thế là cùng! Thật là một?chuyện khôi hài trong giới phê bình văn học. Ở trên tôi đã chỉ ra mấy chuyện bốc phét của ông. Tôi thấy cần dẫn chứng thêm:
    Nói về cái mớ sách ông tự học (chứ không cần qua đại học) để nhờ đó mà trở lên thông thái như ngày nay, TMH kể:"?trở về Sài Gòn năm 75, tôi đã gặp được một?kho sách (đang bị đốt) và bán đầy ở vỉa hè, tôi đã mua và khuân hết về nhà. (Tôi gạch chân- NGP). Ai đã vào Sài Gòn, ngày mới giải phóng mà chẳng thấy hàng mớ, hàng đống sách bày bán la liệt trên các hè đường. Sách có giá trị cũng có, sách nhảm nhí cũng nhiều (sách từ thời Mỹ-Ngụy mà). Chưa ai thống kê nhưng chí ít cũng có hàng chục tấn sách bán ở vỉa hè. Thế mà TMH "đã mua và khuân hết về nhà". Ðọc đến chỗ này trên VietNamNet, thằng cháu ngoại của tôi mới học lớp 10 cũng phải kêu lên: Ông Hảo bốc phét quá!
    Ðể nói tới việc có nhiều giáo sư "đạo chích", TMH lại bốc phét: "Tôi có thể ngồi đây tới ngày mai để kể ra tên các giáo sư đạo văn". Ngồi thêm một ngày, có dềnh dàng lắm thì cũng phải kể được hàng nghìn giáo sư (văn học). Kiếm đâu ra mà được nhiều giáo sư thế hả ông Hảo?
    Những lối nói như trên không phải là sự phóng đại, cũng không phải là nói thậm xưng, lối nói sử dụng ngoa ngữ- những thủ pháp nghệ thuật ngôn từ - mà là lối nói bốc phét chính hiệu. Với lối nói có nội dung không chính xác như vậy, TMH đã làm bạn đọc không thể tin vào những con số, những sự việc ông đã nêu ra trong buổi giao lưu.
    Một nét nổi bật nữa trong "gương mặt" của ông là nhà phê bình thiếu trung thực.
    Khi nói về việc các giáo sư đạo văn, ông dẫn trường hợp hai GS Nguyễn Khắc Phi và Trần Ðình Sử. Ông bảo:"GS Nguyễn Khắc Phi và GS Trần Ðình Sử có cuốn Thi pháp thơ Ðường, đây là cuốn sách dịch nhưng hai ông đề tên là tác giả". Nói câu này, ông hoàn toàn là người thiếu trung thực. Có thể còn nhiều người chưa đọc cuốn sách này, tôi xin được dẫn ra đây để mọi người cùng xem xét:
    Ở trang bìa 2 cuốn Về thi pháp thơ Ðường- NXB Ðà nẵng 1997, ghi rõ Nguyễn Khắc Phi-Trần Ðình Sử biên soạn, dịch thuật với sự cộng tác của Lê Tâm. Ở trang Mục lục, sau phần Lời nói đầu, ghi rõ từng mục:
    Thời gian không gian thơ Ðường (Trần Ðình Sử viết)
    Vấn đề đối ngẫu trong thơ Ðường (Nguyễn Khắc Phi viết)
    Về trình tự phân tích một bài thơ bát cú Ðường luật (Nguyễn Khắc Phi viết)
    Bút pháp thơ Trung Quốc- Francois Cheny (Pháp), Nguyễn Khắc Phi dịch
    Sức quyến rũ của thơ Ðường- Cao Hữu Công, Mai Tố Lân (Mỹ) Trần Ðình Sử, Lê Tâm dịch.
    Giấy trắng mực đen rành rành như thế mà TMH dám bảo rằng hai GS này đạo văn. Người ta có Viết, có Dịch và đều ghi rõ tên tác giả, dịch giả từng bài hẳn hoi, mà TMH lại dám nói rằng:"Ðây là cuốn sách dịch nhưng hai ông đề tên là tác giả". Ăn không nói có trắng trợn, TMH còn thề sống thề chết: "Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời nói của mình". Rõ ràng có thể đưa TMH ra Tòa để truy tố về tội?vu khống.
    Quả thực là ở bìa 1 cuốn sách này, NXB Ðà Nẵng in tên hai ông ở vị trí tác giả. Nhưng ở trang bìa 2 và ở trang Mục lục đã nói rõ về việc biên soạn và dịch thuật của 2 giáo sư này. Nếu không phải là người thiếu trung thực thì, TMH là một nhà phê bình chuyên đọc sách của thiên hạ chỉ cần đọc ngoài bìa là đủ để cho ông phán bảo.
    Tính thiếu trung thực của ông còn thể hiện ở chỗ ông nói năng nhiều lúc "tiền hậu bất nhất". Nguyên cái việc ông không được học đại học, lúc thì ông nói là :"Vì hoàn cảnh, tôi đi bộ đội từ năm 17 tuổi", lúc khác ông lại bảo:"Vì một lý lịch xấu". Ngay cả khi nói về mình, có lúc ông thấy ông "?như cô gái về già?" lại có lúc thấy "vẫn hơ hớ 18 tuổi xuân xanh"! Ông miệt thị các giáo sư ngữ văn, gọi họ là "đạo chích", là cái "đám này". Nhưng có lúc ông lại kêu lên "vinh dự cho tôi quá" nếu có ai nghĩ rằng những bài viết của ông là gồm tập hợp của những GS.
    Cuối cùng, phải thêm một chi tiết nữa cho rõ "gương mặt thật" của ông. Ông ví "Thơ cũng như phụ nữ- người phụ nữ đầu tiên hiện đại nhất là Eva cũng không mặc quần áo"- nghĩa là người phụ nữ trần truồng. Thưa ông Hảo! Ông nói về THƠ nào vậy? Về loại thơ...*** à?
    Trong bài nói chuyện của ông giao lưu trên báo Ðiện Tử VietNamNet ngày 02/7/2003 còn nhiều chuyện có thể trao đổi cùng ông. Nhưng để giúp cho ông thấy rõ "gương mặt thật" của mình theo như ông đã yêu cầu, tôi nói như thế cũng là tạm đủ. Nếu ông là người tốt, ông hãy trả lời cụ thể từng điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    Ngày nay số 17-2003
    --------------------------------------------------------------------------------
    Nguyễn Gia Phong nguyên là chuyên viên cao cấp Viện Khoa học Giáo dục
    [blue]Wherever u go, whatever u do
    I will be rite here waiting for u.
    Whatever it takes, or how my heart breaks
    I will be rite here waiting for you.[/blue]
  5. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Phạm Toàn
    Không phải chuột chết
    (Thư riêng, việc chung)
    Các cháu Bạch Yến, Thu Thuỷ, Nguyễn Lê, Đoan Trang và Vũ Oanh,
    Ông trẻ thở phào vì các cháu đều đủ điểm, và lại vào sư phạm...Ông trẻ còn mừng hơn vì các cháu viết thư hỏi ông chuyện - theo lời các cháu - "người ta nói nhau chẳng ra làm sao trên báo chí, khiến các cháu hoang mang". Ông sẽ gắng giải thích để các cháu có tầm nhìn xa hơn và yên lòng nhập học, chuẩn bị làm một đồng nghiệp giỏi hơn ông và thầy u các cháu.
    Các cháu yêu quý,
    Đúng là đã rộ lên một việc có tầm quốc gia dân tộc, song lại hiện ra qua những trang báo rất thiếu chất tinh tế của văn chương. Tệ hại hơn là lại bùng nổ chuyện ấy ngay đầu năm học mới. Tóm tắt sơ sơ như sau để khuyên hai phía vừa là bên nguyên vừa là bên bị đừng dùng giấy và mực in vào mục đích riêng nữa.
    Bên này là một người, văn khí có phần không biết nể nang là gì, cách nói năng cũng đôi khi chưa đầy đủ, song cũng toát lên vài điều xã hội lo lắng về chất lượng giáo dục. Điều nghiêm trọng ở ông này là chỉ biết nói toáng lên, nhưng không chỉ ra được một cái tích cực để chống tiêu cực, nên sức thuyết phục không cao.
    Bên này là một hai người, sau nhiều tháng im tiếng, bỗng cắp cặp đến một hai toà báo và, đáp lại sự thiếu học thuật thì cũng mới chỉ biết đôi co về thái độ, thành thử cũng không thuyết phục nốt. Một ông còn thiếu thận trọng nói dân ta thấy con chuột chết cũng xúm lại. Công cuộc giáo dục bị kêu, trong đó chuyện dạy văn bị kêu nhiều, hoàn toàn không phải chuyện chuột chết.
    Nói luôn, đó là những kiện cáo đầy tính chất cá nhân, vô trách nhiệm. Tại sao dám đánh giá như vậy? Vì cả hai bên chỉ "của anh của tôi", tuyệt nhiên không thấy nói đến của chung. Rất dễ chứng minh nhận định đó qua bộ câu hỏi sau đây, đủ để đo trình độ am hiểu việc chung của những người chỉ nghĩa đến chuyện riêng. Có thể đôi bên đều khó trả lời nổi những câu hỏi của cuộc sống, nên hỏi xong ông sẽ cho đáp án luôn để ta cùng theo dõi.
    Câu hỏi 1: Việt Nam hiện có hai cách làm Giáo dục, các ông có biết không?
    Đáp án: Cho tới nay trên đất Việt Nam có hai cách làm Giáo dục. Một cách vẫn gọi bằng Cải cách giáo dục (CCGD) và hai mươi lăm năm nay còn có thêm cách khác, cách Công nghệ giáo dục (CGD).
    CGD hoạt động với ý thức đưa cho xã hội trực quan một cách làm giáo dục khác để xã hội chọn lựa. Trải 25 năm, đã có 43 tỉnh và thành phố chọn phương án CGD. Việc chọn cũng từ từ, tuỳ tâm, ở thành phố Hồ Chí Minh có 64 phần trăm học sinh học Tiếng Việt lớp 1 CGD, trong khi trăm phần trăm là ở An Giang, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Bình, Thái Nguyên, Lao Cai.
    Câu hỏi 2: CGD và CCGD cơ bản khác nhau như thế nào?
    Đáp án: CGD có một tư tưởng chỉ đạo rõ ràng, thành nguyên lý gốc phát biểu thế này: Giáo dục là công việc tổ chức cho học sinh tự làm việc để tự các em có những hiểu biết, những tình cảm của con người hiện đại.
    Nguyên lý đó chứa đựng một cái gốc là dạy trẻ em cách học. Nó có nghĩa là CGD chống lại cách giảng giải nhồi nhét. Cũng có nghĩa là CGD không đưa vào tay trẻ em những kết luận có sẵn. Tức là CGD dạy trẻ em cách làm việc để có năng lực lao động thực tiễn ngay lúc này, ngay nơi đây trong cuộc sống thực nhà trường. CGD không tin vào cái tương lai hứa hẹn mơ hồ cho con em; vì CGD cho rằng ngay lúc này (tuổi học) ở nơi đây (nhà trường) mà không biết cách lao động (lao động học) thì "sau này" ai dám bảo đảm các chủ nhân đó sẽ biết cách lao động trong những lĩnh vực khác?
    Còn tư tưởng chủ đạo của CCGD? Xã hội chưa khi nào được nghe CCGD nói rành rọt nguyên lý mang tính định hướng khoa học cho việc cải cách nền giáo dục. Đôi khi CCGD cũng kể lể ra nhiều thứ, nhất là hay nói: phải thay đổi chương trình, phải viết sách lại, phải chú ý đến nội dung, phải cải tiến phương pháp, phải nâng cao cái này cái nọ? và cuối cùng, phải sáng tạo. Nhưng đó là những việc làm chưa phải cái định hướng tư tưởng.
    Câu hỏi 3: CCGD nêu mục tiêu đuổi kịp các nước khu vực, CGD có dám nêu mục tiêu đó không?
    Đáp án: Nếu chỉ tin vào tuyên ngôn, thì CCGD không chỉ "đuổi kịp" các nước mà còn có thể làm gương chọ họ đuổi theo nữa. Nhưng hãy nhìn vào cách làm.
    CCGD thích kéo dài việc học của con em. Kéo dài việc học ở trường chưa đủ, còn kéo dài bằng học thêm dạy thêm. Kéo dài bằng sách giáo khoa (cồng kềnh) chưa đủ, còn kéo dài bằng các thứ sách gọi là tham khảo! Có người hứa hão sẽ xoá tình trạng học thêm dạy thêm, nhưng xoá sao được khi cái mục tiêu bất thành văn của nhà trường CCGD chỉ là những mảnh bằng?
    CGD lại nghĩ và làm khác: Việt Nam cần đuổi kịp chính mình đã. Nói vậy nghĩa là gì? Đơn giản thế này thôi. Nhà sư phạm là người tổ chức cho nền giáo dục Việt Nam. Sự nghiệp đó có kịp hay không kịp hoặc vượt, nhất nhất đều do trình độ nhà sư phạm hiểu biết rõ về trẻ em Việt Nam. Hãy mở các sách tâm lý học dạy học hiện thời ra mà xem, có bao nhiêu điều hiểu biết về chính trẻ em Việt Nam?
    Chỉ cần một dẫn chứng này là đủ để cùng suy nghĩ. Người ta nói: trẻ em học bắt đầu từ chữ a chữ bê cũng được, chữ o chữ cờ cũng được, chữ i chữ tờ cũng được, và do đó bắt đầu từ chữ e chữ bờ cũng chẳng chết ai. Đọc viết được thì thôi. Nói thế chứng tỏ chưa hiểu cách học tiếng Việt ở lớp 1. Học mò mẫm cốt "đọc viết được thì thôi" là học lối kinh nghiệm chủ nghĩa, lối bắt chước. Còn học đúng cách là: nghiên cứu cách phát âm tiếng mẹ đẻ rồi tự tìm cách ghi âm nó và do đó tự mình sẽ đọc được nó. Có thể tin vào nhà sư phạm nhầm lẫn ngay từ lớp 1 rằng họ sẽ làm đúng ở lớp trên không?
    Câu hỏi 4: Ai chả muốn trẻ biết tự học, CGD làm được không?
    Đáp án: Làm được!
    Trước hết CGD cho rằng phải xác định đúng đối tượng chiếm lĩnh thì sẽ tổ chức được cách học cho trẻ em. Chẳng hạn, xưa nay người ta lẫn lộn hai đối tượng ngôn ngữ và văn chương, nên có môn học "Ngữ Văn".
    Học ngôn ngữ là chiếm lĩnh khái niệm khách quan khoa học. Ngay cả nghĩa bóng của ngôn ngữ, là cái có vẻ như văn chương, cũng có luật mang tính khoa học về cách tạo ra bất kỳ nghĩa bóng nào.
    Khác với học ngôn ngữ, học thơ văn không nhằm làm trong sáng tiếng Việt chẳng hạn, mà để làm trong sáng cõi lòng, qua cách biểu đạt tình cảm. Thơ văn là cách lắng nghe, cách thông cảm và cách nói lên một tình người. Nói ngọng nghịu cũng vẫn thành văn, mà nói leo lẻo có khi lại chỉ là giả tảng văn.
    Ngôn ngữ thì lô gích mới đúng, thơ văn thì phi lô gích mà hay. Ngôn ngữ thì khách quan, thơ văn thì càng chủ quan càng hay.
    Nhà sư phạm hiểu được điều đó thì tổ chức được cho trẻ em tự học. Điều này mới chỉ có CGD làm được, và làm rất tốt ở bậc tiểu học. Lên bậc trên CGD còn cần nghiên cứu thêm, nhưng vẫn đi theo hướng đó. Đi chệch thì dù có tiêu hàng tỉ đô la cũng vứt.
    CCGD không biết điều ấy. Thật không? Hãy mở sách Tiếng Việt lớp 2 chương trình năm 2000 thì thấy ngay.
    Trong sách này, người ta dạy ngôn ngữ theo "chủ điểm". Sách lớp 2 có các chủ điểm này: em là học sinh, bạn bè, trường học, thầy cô, cha mẹ, anh em, ông bà, bạn trong nhà, bốn mùa, chim chóc, muông thú, sông biển, cây cối, bác Hồ, nhân dân. Nó lặp lại cái sai lầm ấu trĩ một thời hiểu "nội dung" bài toán là những cách nói, thí dụ quân ta trong chiến dịch A tiêu diệt nhiều quân địch hơn trong chiến dịch B và C bao nhiêu, hợp tác xã có năng suất cao hơn cá thể bao nhiêu?
    Nếu thật sự học tiếng Việt thì phải học chính cái nội dung ngôn ngữ học. Nội dung ngôn ngữ học là: tổ chức ngữ âm trong một tiếng của tiếng Việt ra sao? Cách cấu tạo từ tiếng Việt ra sao? Vân vân ? Nếu đi vào tổ chức học ngôn ngữ học thực thụ, thì chỉ có những "chủ điềm" sau: tiếng, từ, ngữ, câu, bài. Biết rõ được chỉ phải làm 5 việc rõ ràng rành mạch như thế, nhà sư phạm sẽ tổ chức được việc học chặt chẽ, không tràn lan, không tuỳ tiện (thêm bớt chủ điểm, kéo dài hoặc cắt xén chương trình?).
    Câu hỏi 5: Nghe nói CGD có thao tác học, đúng không? Học như thế có máy móc không?
    Đáp án: CGD nghiên cứu các thao tác học của học sinh, nên nghề dạy học không lệ thuộc vào cá nhân giáo viên nữa.
    Thao tác học là gì? Hỏi thế này cũng được: căn cứ vào đâu mà nhà sư phạm định ra những thao tác học? Trả lời: căn cứ vào việc làm của người đi trước. Nhà toán học đã làm gì để cộng và trừ, nhân và chia?? Nếu họ tìm ra được thì cũng có thể căn cứ vào cách làm của họ để tổ chức cho trẻ em làm lại. Nhà văn nhà thơ làm gì để nói lên tình cảm của họ? Nếu họ có cách nói đó thì trẻ em cũng có thể làm lại được.
    Ngày nay tâm lý học dạy học đã tìm ra các thao tác của nhà khoa học tự nhiên là tìm dữ kiện, phân tích, thực nghiệm, và ở phía bên kia, thao tác của người nghệ sĩ, trong đó có người làm ra văn thơ, là tưởng tượng, liên tưởng và sắp xếp . Muốn dắt tay trẻ em để tự chúng đi đến chân lý, thì hãy tổ chức cho các em làm lại chính những thao tác như thế.
    Thực hiện các thao tác học có "máy móc" không? Ta thổi cơm, thì ta làm các thao tác vo gạo, rửa nồi, đổ nước, chất bếp, ghế cơm, vần cơm? Như thế có "máy móc" không? Cái nồi cơm điện thực sự làm đúng những thao tác đó, có "máy móc" không?
    Câu hỏi 6: CGD nhằm vào những mục tiêu xa như thế nào?
    Đáp án: CGD thấy dân tộc ta có một thuận lợi vô giá để tiến hành một sự nghiệp giáo dục có chất lượng cao và rút ngắn hơn nữa thời gian trẻ em ngồi trên ghế nhà trường.
    Thuận lợi đó nằm ngay trong tiếng Việt. Các nước nói tiếng Ấn-Âu cần ba bốn năm mới làm cho trẻ em của họ tạm biết chữ. Năm 1990, báo chí ở Pháp kêu ầm lên "con em chúng tôi mất 5 năm mới biết chữ, không có thời giờ cho chúng nó chơi vui". Kết quả, ông bộ trưởng Lionel Jospin phải từ chức. Tội thân, cũng oan cho ông, vì ngôn ngữ của họ có biến hoá hình thái, "biết chữ" với họ là phải biết luôn cả ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp, khác hẳn với tiếng Việt, chỉ cần chiếm lĩnh được ngữ âm là biết chữ. Họ có cách dạy chữ gọi bằng phương pháp "tổng thể" (global), cứ đọc đi rồi phân tích sau, dùng hình ảnh và văn chương hỗ trợ cho học chữ, gọi bằng "kênh hình và kênh chữ".
    CCGD Việt Nam năm 1980 đã bệ phương pháp đó vào tuyên ngôn "học văn học vần" và thể hiện thành bộ sách "Con gà", mở đầu học chữ o, vì con gà gáy ò ó o? Năm đầu tiên học sách "Con gà", gần một triệu con em lưu ban, sự kiện đó nên nhớ đời.
    CGD nghĩ khác và làm khác. Lợi dụng thuận lợi của tiếng Việt, CGD tổ chức việc học ngữ âm ở lớp 1 khiến thời gian học rút ngắn lại mà chất lượng lại cao lên. Môn Tiếng Việt lớp 1 CGD chỉ cần học trong 6-7 tháng là trẻ em đã thành thạo ngữ âm tiếng Việt. Thành thạo, nghĩa là mỗi phút đọc được 60 tiếng, viết chính tả 10 tiếng, và quan trọng hơn là: các em biết vì sao mình đọc và viết đúng và vì sao mình sai để tự sửa. Học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở Lao Cai, Thái Nguyên chỉ trong vòng 7-8 tháng đã đọc thông viết thạo chắc chắn. Cách làm đó có thể khiến bậc học phổ thông rút ngắn đi, có khi không cần đến 12 năm, chỉ cần 10 năm thôi. Tiết kiệm 2 năm cho tổ quốc. CGD đã nghĩ đến điều đó, những người đang cãi nhau vì những quyền lợi cá nhân có nghĩ đến điều đó không?
    *
    Các cháu yêu quý,
    Thư đã dài, cần tạm dừng cho phù hợp khuôn khổ bài báo. Ông trẻ nghĩ các cháu đã hiểu. Nếu có chỗ nào chưa rõ, các cháu cứ mạnh dạn viết thư về nhé. Ông sẽ cùng các cháu chỉnh lại những bất cập của một nền sư phạm kiểu CCGD. Rất có thể, thư sau ông sẽ bàn với các cháu về sư phạm?
    Thư bất tận ngôn.
    [blue]Wherever u go, whatever u do
    I will be rite here waiting for u.
    Whatever it takes, or how my heart breaks
    I will be rite here waiting for you.[/blue]
  6. evian

    evian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2003
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0

    Khi "Thơ phản thơ" của Ông Trần Mạnh Hảo ra đời, tiếp theo là loạt bài "Hầu chuyện các GS", làn sóng "Phê bình TMH" nổ ra cực kỳ mạnh mẽ. Cuộc chiến văn chương dần dần biến thành những cuộc lăng nhục, mắng chửi, tổng sỉ vả vô tiền khoáng hậu.
    Báo chí đăng bài bác lại ông Hảo không ít, chứ không hẳn như ông Trần Đình Sử nói (DBP trích dẫn ở trên)....
    Hình như đã có một tập sách dày cộp, nhan đề "Phê bình phản phê bình", tập hợp tất cả những bài viết "đánh" lại ông Hảo. Trong đó nghe đồn có rất nhiều bài chửi bới cực kỳ sắc sảo, chửi bằng nhiều phương pháp, từ là văn học, sử học, đến sinh vật học... có hết...
    Cuốn sách dạy chửi đó thật là đáng đọc, nhưng evian chưa kịp tìm đọc thì nghe đồn (Lại nghe đồn) nó đã bị Bộ VHTT tịch thu, vì lẽ sử dụng quá nhiều ngôn từ không mấy "trong sáng" , đại loại nguỵ biện, cùn, Chí phèo, bốc phét, ngu, vân vân và nhiều... như bạn DBP đã nói.
    Chúng ta có thể thấy nhiều ý kiến cho rằng TMH kiến thức tầm thường, không có gì đáng kể. Nhưng một anh quèn như thế mà làm cho không ít các "nhà phê bình" chân chính, chuyên nghiệp phải cãi đến sùi bọt mép, luống cuống văng hết cái này cái nọ ra, để cho sách "phê bình" của mình bị tịch thâu, thì các "nhà" này cũng nên xem lại trình độ của mình...
    Đó là chưa kể, không ít lần, Ông Hảo " dồn các Giáo sư vào chân tường", phải thốt lên " Chừ nỏ biết mần răng đây?" ...
    Việc BGD đến thăm và cảm ơn ông Hảo thì cũng dễ hiểu. Công đóng góp cho SGK của ông ta không nhỏ chút nào. Hãy nhìn vào một thực tế: SGK văn trong sự thay đổi của mình, đã khắc phục rất nhiều khuyết điểm, trong đó có nhiều khuyết điểm mà ông Hảo đã nêu ra.
    Nói như vậy không có nghĩa là SGK văn thay đổi vì những ý kiến của ông Hảo, nhưng những đóng góp của ông hẳn nhiên không phải tầm thường...
    Chúng ta không nên và không thể bàn về nhân cách của một người khác, đặc biệt là những Giáo sư đầu ngành. Có thể nhận thấy, công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của họ là cực kỳ to lớn. Theo tôi là hơn hẳn ông TMH.... Nhưng tôi chỉ nhận thấy, thái độ của các vị đó có nhiều điểm chưa được đúng đắn cho lắm.
    Thứ nhất là đối với học sinh. Là một người thầy đáng kính, nếu phạm sai lầm, thì nên có lời xin lỗi.
    Thứ hai, khi bàn về GD cũng như về PBVH, họ tỏ ra rất bức xúc và đổ hết lỗi cho "cơ cấu", "Tôi chỉ là người thừa hành". Nói như vậy e là hơi dở
    Thứ ba, đối với ông TMH, họ tỏ ra hơi bị động. Giận mà không nói được. Nếu thực sự họ bị xúc phạm nhân cách, bị vu oan giá hoạ, bị QUY CHỤP CHÍNH TRỊ, thì họ phải lên tiếng, với cương vị là những GS, đập tan mưu đồ phá hoại chế độ, phá hoại giáo dục, xâm phạm cá nhân của ông Hảo mới phải.
    Tôi hi vọng là những "trọng án" mà các GS "dí" cho ông Hảo là đúng... Để xem ông Hảo đi tù chơi
    ---------
    Theo tôi câu trả lời PV của ông N** về việc chúa Giê su và học trò phản bội nên được hiểu là "Người như chúa Giê su mà còn có học trò phản bội thì tôi có cũng là chuyện thường").
    Câu này thì nói thực là tôi khó mà hiểu theo ý bạn DBP được. Hi vọng là bạn đúng. Nhưng mà nếu như thế thì văn phong của GS N** có vẻ hơi kỳ ... kỳ...
    -------------------
    Bài viết của ông Nguyễn Gia Phong, ?" nguyên chuyên viên cao cấp của Viện Khoa học Giáo dục, cho ta thấy bộ mặt thật của ông TMH. Ôi, lại thêm một bài báo chửi bới mạt sát được đăng.
    Một chuyên viên cao cấp về GD mà có thể ngồi viết ra được một bài dài như vậy, xé nhỏ bài phỏng vấn của người ta ra để mạt sát, thì kể cũng có tài năng.
    Bằng ngần ấy cứ liệu, dù đúng dù sai chưa biết, bác Phong vẫn có thể viết ra một bài bác lại TMH, chỉ ra chỗ sai của TMH, mà không xúc phạm đến cá nhân ông này. Tiếc là bác ta chỉ dùng những cứ liệu mà mình phát hiện ra để lăng mạ, để sỷ nhục, để hả cơn giận lôi đình, để nâng tầm cao của mình lên. Đọc một bài "phản phê bình" như bài này, tự dưng tôi lại thấy ... tin ... tin TMH hơn mới chết...

    J'ai envie de crier comme un nouveau né de hurler comme un animal traqué.......
  7. acdc

    acdc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Các pác đọc bài về "chú thích Truyện Kiều trong SGK: Thuý Vân đã thực sự trở thành người lớn" chưa?
    Đọc mà thấy.... Chán.
  8. slogan

    slogan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Mình chưa đọc, bạn có thể post hoặc cho mình link được k ? thanks much !
    ... Cuộc đời tôi có 2 mối tình : Quê hương tôi và AR ...
  9. A6188

    A6188 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Mới các bạn vào đây đọc. Tôi đã gửi lên khá nhiều bài xung quanh chuyện của bác Trần Mạnh Hảo và các bác khác.
    http://www.ttvnol.com/forum/t_272174
    Tối mai nếu rảnh tôi sẽ gửi tiếp các bài mà tôi thu thập được xung quanh việc chỉnh lý SGK.
  10. trieu_hen

    trieu_hen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Trích: (Của chuyên viên cao cấp gì đó)
    ?oKhi có người hỏi: "Có phải vì anh không học ở trường đại học nên anh dị ứng với kiến thức nhà trường không? Ông đáp: "?Hầu hết những vĩ nhân của thế kỷ 20 của Việt nam đều không tốt nghiệp đại học". Ái chà chà! Người ta đang nói về "anh" mà lấy "những vĩ nhân của thế kỷ 20 của Việt nam" ra để trả lời thì TMH đã dám leo chễm chệ lên ngồi cùng chiếu vớn những vĩ nhân rồi!?o
    Đoạn trên đây chửi xéo đoạn dưới đây nè ..he..he..he?Thật là gậy ông nện lưng ông, hỏng, hỏng?
    Trích: (Của GS gì đó)
    ?o(Chúa Giêsu có 13 học trò thì có 1 kẻ phản bội, tôi có hàng nghìn học trò nên có một vài người phản bội thì cũng bình thường thôi)?.
    Theo cách lý giải của đoạn trên ta có thể hiểu sơ sơ như sau:
    - Ông GS gì đó chễm chệ ngồi?hehehehehe
    - Hàng nghìn người chia cho 13 = ? bao nhiêu nhỉ?
    Trí thức hàng đầu VN quý hóa quá?Không uổng công học hành khó nhọc. Em phục lắm.

Chia sẻ trang này