1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm sự giúp đỡ

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi quangb1, 02/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quanghuy87

    quanghuy87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi để thiết kế toà nhà này các anh chị có cần phải thiết kế móng không
    Đơn thuần nếu là toà nhà nằm trên mặt biển thì ta phải xây dựng các cột trụ lực chính cho toà nhà như thế nào
    Và giả sử có bão thì ta phải thiết kế theo kiểu nào cho phù hợp?
  2. quangb1

    quangb1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Đúng là không nói chuyện với những người chuyên môn thì không hỉu được những cái mình thiết kế còn phù phiếm thế nào:-)
    ***To Steppy and quanghuy87: Những câu hỏi các bạn đạt ra hoàn toàn đúng, và mình chắc chắn rằng đó cũng là những câu hỏi các thày phản biện sẽ đặt ra cho tôi. Trước khi làm công trình nổi trên biển, tôi đã có một quãng thời gian ngắn ngủi nghiên cứu về tàu biển và tàu ngầm.Thực ra giải pháp nổi của công trình cũng tương tự như một chiếc tàu lớn vượt đại dương.hệ kết cấu của nó bạn hình dung cũng giống như chiếc tàu, sẽ không sử dụng đến móng như các công trình trên đất liền. Thay vào đó là các sườn cứng, và các hệ xương thép. Để cho công trình được cân bằng, tôi sử dụng hệ kết cấu phao được làm bằng các khoang sắt rỗng và kết hợp làm bể nuôi thực nghiệm luôn(trên mb bạn có thể thấy rõ).
    Còn việc giải quyết các vấn đề như Steppy đưa ra thì tôi cũng tính đến ngay khi bắt tay làm đề tài này. Phải nói thẳng rằng, một mình tôi không thể giải quyết hết được các vấn đề như bạn nói đâu.hêhe. Cũgn chả có một KTS nào giải quyết hết dc.Trên thực tế cái này phái kết hợp với nhiều chuyên gia trên nhiều lĩnh vực như việc giải quyết nước thải,giải pháp nổi...Tất cả những cái tôi làm chỉ dựa trên các nguyên lý để có thể khả thi. Vì thời gian có hạn nên không thể giải quyết hết các vấn đề được.
    +Về giải pháp cấp nước: Đối với tàu biển, sau mỗi lần đến cảng sẽ được cấp nước ngọt vào một bể chứa lớn, dùng cho dài ngày.Còn đối với tàu ngầm họ dùng hệ thống tách nước ngọt từ nước biển.Không áp dụng được giải pháp này vì theo tôi là quá tốn kém, và năng suất khôg cao. Khi nghiên cứu về hiện trạng và các điều kiện sống các cư dân các đảo trên Vịnh Hạ Long tôi được biết,nước ngọt phục vụ các cư dân trên đảo hầu hết là chở từ đất liền bằng tàu, và trữ nước mưa. Và tôi cho rằng đây hoàn toàn là giải pháp tốt và kinh tế cho công trình. Do vậy công trình sẽ có hệ thống bể trữ nuớc mưa phục vụ các hoạt động của công trình.Hiện tại tôi đang nghiên cứu xem bể nước lớn này sẽ đặt ở vị trí nào thì hợp lý.
    +Về giải pháp thoát nước: nước thải gồm 2 loại rắn và lỏng,vô cơ và hữu cơ. Chất thải hữu cơ sẽ được chuyển hoá thành nước và trước khi đưa ra ngoài sẽ phải thông qua hệ thống lọc sạch. Khi đảm bảo chất lượng an toàn cho phép thì có thể thải trực tiếp ra ngoài. Còn đối với chất thải rắn, sẽ có tàu định kỳ đưa lên đất liền để xử lý. Loại chất thải này phức tạp nên phải ko thể xử lý tại đây được.Và tôi nghĩ các loại công trình nổi cũng dựa vào giải pháp này.Dây chuyền công nghệ thế nào chắc phải nhờ mấy bạn bên môi trường giúp đỡ.Không bít có ai giúp mình được không nhểy?
    +Hệ thống chống cháy thì lại tôi sử dụng hệ thống chống cháy tự động.Khi có hoả hoạn, đầu báo khói cảm biến sẽ thông báo về trugn tâm điều khiển. Và trung tâm này sẽ ngắt tạm thời hệ thống điện tại khu vực đó.Cùng lúc đó hệ thống chữa cháy trên trần nhà sẽ tự kích hoạt. Cái này thì chỉ là vấn đề trang thiết bị công trình. Ở giữa biển như vậy ko lo cháy thui đâu.hehe.
    +Để đảm bảo công trình được thông thoáng và thoải mái như trên đất liền, tôi sử dụng các ống đối lưu để đưa không khí xuống không gian dưới nước và đẩy khí thải lên trên.(hệt như tàu merry Queen ấy) ngoài ra, không gian trống tần ở lõi giao thông giữa sẽ đưa ánh sáng, không khí xuống tận tầng cuối cùng.Để giải quyết độ ẩm, sẽ có hệ thống điều hoà trung tâm và được điều khiển bằng hệ thống máy tính hiện đại nhằm đảm bảo môi trường làm việc hoàn toàn thoải mái.
    +Đúng là để công trình được ổn định thì fải dùng hệ thống neo. Tôi đề xuất dùng dây neo nhiều góc của công trình sao cho độ dịch chuyển và độ xoay là thấp nhất.
    +Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề xugn quanh nữa như giải pháp bao trì công trình dưới biển, giải pháp chống ăn mòn,...
    Nhữgn vấn đề mình nói trên có điều j chưa ổn khôgn?Chưa thông qua thày nên mình cũng chả dám chắc 100% là OK.
    Kể ra có đồng chí nào học chuyên ngành môi trường như cấp thoát nước, hoặc trang thiết bị công trình giới thiệu thêm cho mình thì tốt quá.
    ***To Dungthutrang:Hiện tôi đang chỉnh sửa giao thông theo những nhận xét của bạn. OK, mình sẽ thêm phòng tẩy rửa. Nhiệm vụ thiết kế tự mày mò nên khổ thế đấy.hình như bạn còn nhiều điều nhận xét nữa thì phải.
    ****To tất cả mọi người: Xem ra sau khi bảo vệ xong, chắc tôi fải mời pa` con một bữa nhậu ra tro`. hêhê. Xin cảm ơn sự nhiệt tình của mọi người.
  3. tuongtuong

    tuongtuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể xin giấy giới thiệu đến thăm quan phòng thí nghiệm trọng điểm tiêu biểu ở Trung tâm khoa học và công nghệ Quốc gia- Viện Công nghệ sinh học/ Viện Công nghệ sinh học trường đại học tổng hợp- Đại học quốc gia Hà nội ( cái này thì không dám chắc chắn tên )/ Phòng thí nghiệm phân tích trọng điểm viện Công nghiệp Thực phẩm ( cái này thì đang sửa chữa, xây dựng)
  4. dungthutrang

    dungthutrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi nghĩ bạn cố gắng đi thăm quan 1 phòng thí nghiệm nào đó đi thôi. Nhưng đó phải là 1 cơ sở đủ lớn , 1 labo qui chuẩn tầm cỡ quốc gia,1 nhà máy sản xuất thuốc mà đạt GMP tầm cỡ khu vực trở lên. Mà qui mô và diện tích cũng phải gần bằng của bạn. Nếu không thì có quá nhiều lời khuyên từ rất nhiều người sẽ làm bạn rơi vào ma trận mà cảm thấy k có các gì bỏ được.
  5. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    1- Về xử lý nước thải tớ thấy mấy tòa nhà cao tầng ở TT Hanoi đều có trạm xử lý hợp khối ngầm ( aeroten). Bạn ở trường Kiến Trúc sang khoa môi trường và đô thị hỏi chắc chắn là có. Gọn nhẹ. Xử lý xong bơm ra ngoài biển luôn.
    Hoặc là chứa vào container đưa vào đất liền xử lý .
  6. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Mới đọc topic này của bạn, thấy cũng hấp dẫn lắm nên xin đóng góp thêm một số ý kiến/câu hỏi như sau:
    1/ Dự kiến thì trung tâm này dành cho bao nhiêu nhân viên làm việc?
    - Với quy mô như thiết kế của bạn thì không thể đòi hỏi toàn bộ nhân viên đi tàu biển đi làm mỗi ngày được, nên nhất thiết phải có khu tổ hợp phòng ở (ít nhất là phòng như kiểu kí túc xá) cho các nhân viên thường trực.
    - bạn thiết kế nguyên một tầng dành cho nhân viên quản lý mà không thấy có thiết kế office cho các nghiên cứu viên làm việc, mỗi nghiên cứu viên lý tưởng thì phải có một chỗ làm thí nghiệm trong lab và một bàn làm việc với máy tính ở khu văn phòng. Không thể bắt người ta ngồi làm việc, đọc tài liệu, viết lách trong lab được.
    2/ Thật ra nếu chỉ làm nghiên cứu và bảo tồn tài nguyên biển thì tôi nghĩ đa số không gian phòng thí nghiệm chỉ cần ở biosafety level 1 là đủ, chỉ nên thiết kế thêm hế thống phòng biosafety 2 và 3 (tôi không nghĩ là nên có phòng cấp 3 ở khu nghiên cứu về tài nguyên biển) với quy mô nhỏ thôi, vì thường thì từ phòng cấp 2 trở đi đã giới hạn người làm việc ở trong rồi, chỉ người có chìa khóa/password mới được vô làm, nên không nghĩ là cần quy mô lớn. Nếu cần thao tác vô trùng thì có thể dùng cabinet vô trùng là đủ. (xem thêm về biosafety levels http://www.cdc.gov/od/ohs/symp5/jyrtext.htm)
    3/ Phòng IT, ở một trung tâm nghiên cứu cỡ lớn như vầy thì bắt buộc phải có IT staff khá lớn, vì ngoài chuyện sửa chữa phần cứng, còn có quản lý mạng, quản lý và back up dữ liệu, quản trị về an toàn mạng nội bộ, v.v... và quan trọng là một phòng dành cho server máy mạng, đừng coi thường nó, vì phòng server phải có mức an toàn cao, hệ thống lạnh 16 độ 24/24, và đủ rộng để chứa server, có khi nó đồ sộ như cả một hội trường chứ không ít.
    4/ tầng ngầm dưới biển nên có cửa ra vào cho hệ thống tàu ngầm đi thu mẫu.
    5/ dự kiến cấp nước bằng cách chở từ tàu thi với bao nhiêu đó lab cùng hoạt động một lúc, lại thêm nước sinh hoạt... cùng cần xem lại, chắc phải tham khảo xem một viện nghiên cứu quy mô như vậy thường xài nước cỡ nào.
    6/ Kho thì cần có kho mát (4 độ) cho hóa chất riêng và mẫu vật riêng, kho lạnh, có thể là phòng tập trung nhiều tủ lạnh -80 và -20 để hóa chất và mẫu riêng. (có thể cần luôn phòng ấm cho nuôi cấy)
    7/ Nếu có nghiên cứu thuốc thì có thể cần phòng để nuôi động vật thí nghiệm (chuột, giun, cá, thỏ....)

Chia sẻ trang này