1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm tài liệu: Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi SLiloveyou, 21/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SLiloveyou

    SLiloveyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2003
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    0
    Tìm tài liệu: Bể lọc sinh học nhỏ giọt

    chào các anh chị
    em đang tìm tài liệu về bể lọc sinh học nhỏ giọt...
    nhờ mấy anh chị chỉ em có thể tìm tài liệu ở đâu không ạ?

    cám ơn
  2. mar_venus7

    mar_venus7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    mình ko để ý tên sách nhưng mình có vài quyển nói về vấn đề này .Vậy làm sao chuyển cho bạn đây ?nếu không thì bạn này vào thư viện của viện môi trường ( nó nằm bên cạnh ĐH Bách khoa ở đường Tô Hiến Thành đấy) ở đó có tất cả sách về môi trường (chỉ có điều hình như bạn này phải làm thẻ và ko đc mượn sách mang về <=chán thiệt)
  3. wetox

    wetox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể tham khảo trong quyển Wastewater to Engineering của Macgrow Hill, cuốn này khá hay đấy.
    Mình thì chỉ có bản hardcopy thui, k có soft copy nên biết giúp bạn như thế nào được đây.
  4. mar_venus7

    mar_venus7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    EGSB là tên viết tắt của cụm từ: Expanded Granular Sludge Bed
    + Ra đời: vào năm 1983
    Đây là một kiểu cải tiến của bể UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket), một điều khá thú vị là chúng cùng cha đẻ là tiến sĩ Lettinga - Đại học Wageningen Hà Lan
    + Đặc điểm
    - Trong cấu tạo của bể EGSB, tầng bùn hạt được mở rộng hơn lên phía trên.
    - Đồng thời ở đầu ra (effluent) của bể còn có một dòng tuần hoàn nước & bùn
    + Từ 2 đặc điểm cải tiến trên ta có thể rút ra nhận xét
    -Việc mở rộng này sẽ làm tăng hoạt tính của bùn và làm tăng vận tốc dòng chảy (dưới tác dụng của khí sinh ra)
    - Việc tuần hoàn nước & bùn ở đầu ra còn giúp tăng hiệu quả xử lý và tăng khả năng pha loãng trực tiếp của bể
    => EGSB rất phù hợp trong việc xử lý nước thải có lưu lượng và tải trọng hữu cơ lớn
    Khi so sánh EGSB và UASB ta có thể thấy được những ưu và nhược điểm sau:
    + Ưu điểm
    -Có thể hoạt động tốt ở nhiệt độ thấp (5-10 độ)
    -Có thể nâng vận tốc dòng chảy cao hơn 9 m/h,
    -Vận tốc dòng chảy một phần do tác động của lượng khí sinh ra nên ít tốn năng lượng bơm.
    -Có khả năng xử lý nhiều chất độc hại và nhiều loại acid béo có cấu tạo bền vững
    + Nhược điểm
    -Tốn năng lượng do dòng tuần hoàn.
    -Khả năng tách bùn kém hơn UASB, có nhiều bùn trôi ra
    -Do không tạo dòng xoáy như UASB nên rất khó tạo bùn hạt (loại bùn có hoạt tính cao)
    -Khó phân huỷ bùn dư từ bể.
    mình mượn lúc oline nên chia sẻ cho bạn
  5. SLiloveyou

    SLiloveyou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2003
    Bài viết:
    751
    Đã được thích:
    0
    em cảm ơn ạ

Chia sẻ trang này