1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm tài liệu phân tích lý-hoá

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi aoo0830, 16/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aoo0830

    aoo0830 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    yeah, sao bác không trả lời em sớm nhỉ. Tại em là hàng xóm mà. Để tìm sách bên đó thế nào, bác giúp em nhé.
    Cám ơn bác nhiều lắm.
  2. aoo0830

    aoo0830 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    À, cả sách về Hoá hữu cơ nữa bác ạ. Kỳ này em có 2 môn Hoá đấy.
  3. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp sắc ký được dùng không chỉ trong hoá phân tích mà trong cả các công đoạn sử lý mẫu và tách các hợp chất hữu cơ. Có thể nói rằng sắc ký là phương pháp phổ biến, và hiệu quả nhất trong ngành hoá phân tích hiện đại. Sắc ký cho phép tách riêng từng chất đồng thời xác định hàm lượng của từng chất trong hỗn hợp đó. Các thiết bị sắc ký rất phong phú và đa dạng. Một số thiết bị rất phức tạp và có giá thành cao trong khi đó lại có một số phương pháp sắc ký rất rẻ, ví dụ như sắc ký bản mỏng với giá 100$ cho một hộp giấy sắc ký có khoảng 20 tờ!
    Phương pháp sắc ký được khám phá bời một nhà thực vật học Nga, ông Tswett. Ông sử dụng một dung môi đơn giản và một lớp bột mỏng có khả năng hập phụ để tách các hợp chất có màu của cây. Các hợp chất có màu này di chuyển dọc theo lớp bột đó cùng với dung môi nhưng với tốc độ khác nhau. Một dải màu sắc được tạo thành, do vậy phương pháp này được biết đến với cái tên chromatography (sắc khí, theo tiếng la tin). Tên này vẫn được dụng hiện này mặc dù các phương pháp sắc ky hiện đại ngày nay không có gì liên quan đến màu sắc nữa cả.
  4. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0

    Sắc ký bản mỏng (dùng trong phòng thí nghiệm cho học sinh)​
    còn nữa, nhưng có thể còn lâu...
    Tư vấn môi trường-cung cấp thiết bị môi trường
    Chất lượng Mỹ-Giá Việt Nam
  5. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Xin phép bác longtoo bổ sung bài viết của bác.
    Các phương pháp sắc kí có hiệu quả tách cao, do đó hiên nay trở thành phương tiện làm việc không thể thiếu của các nhà hoá học.
    Bằng phương pháp sắc kí, Tswet (1903) đã tách có kết quả vô số hợp chất hữu cơ có mầu lấy từ động và thực vật như các chất của máu, các lextin... Kun (1931) đã tách nhiều hỗn hợp các phức chất thiên nhiên như các carotênôit. Mactin và Zinge (1941) đã dùng sắc kí cột phân bố để tách hỗn hợp các aminô acide. Từ sau 1945, phương pháp này trở nên phổ biến. Tên gọi sắc kí ( chromatography) bắt nguồn từ chromos ( mầu ) và graphein (ghi) do Tswet đặt ra vì thoạt đầu phương pháp này dùng để tách các hợp chất có màu.
    Các phương pháp sắc kí được tiến hành theo qui tắc chung: hỗn hợp chất cần tachtáo thành một tướng động thể lỏng hoặc thể khí, tướng động này thường xuyên trao đổi chất với một tướng tĩnh ( tướng rắn có bề mặt lớn hoặc chất lỏng tráng lên bề mặt chất rắn) hoặc một tướng động khác chuyển động ngược chiều khiến cho các thành phần của hỗn hợp có các tốc độ chuyển dịch khác nhau và tách ra khỏi nhau.
    Dựa trên cớ chế tác dụng ta phân biệt hai phương pháp sắc kí hấp phụ ( absorption chromatography ) và sẵc kí phân bố ( partition chromatography). Việc tách các chất trong phương pháp sắc kí hấp phụ dựa vào khả năng hấp phụ khác nhau của các chất trong hỗn hợp vào một chất hấp phụ nhất định. Sự hấp phụ là thuận nghịch. Thông thường chất hấp phụ (nhôm oxít,silicagen,CaCO3,bột xenlulôzơ...) tạo thành tướng tĩnh, hỗn hợp các chất hoà tan trong một dung môi di chuyển qua tướng tĩnh này. Trong sẵc kí phân bố, tướng tĩnh thường là một phim chất lỏng bám trên bề mặt các hạt hoặc các sợ chất mang, khi dung dịch của hôn hợp chất cần tách ( tướng động ) chảy qua thì xảy ra quá trình trao đổi chất giữa hai tương tuân theo định luật phân bố Nextơ ( ai có nguyên văn định luật này post lên hộ nhé) và dẫn đến sự tách. Người ta hay dùng tướng tĩnh là một dung môi hiđrophin định vị trên silicagen hoặc tinh bột và tướng động là dung môi lipophin. Trái lại khi thực hiện sắc kí phân bố với các tướng nghịch ( reversed phases) ta thay đổi hai loại dung môi.
    Ngoài ra còn một số phương pháp sắc kí theo cơ chế tác dụng đặc biệt. Trong phương pháp sắc kí trao đổi ion, tướng tĩnh là các chất trao đổi ion. Người ta cũng dùng tướng tĩnh có tẩm các chất tạo phức hoặc kết tủa. Trong số các dạng đặc biệt phải kể đến phương pháp rây phân tử, sắc kí trườnglọc qua gen.
    Thường cơ chế hấy phụ hay xuất hiện cùng với cơ chế phân bố ( hoặc cơ chế trao đổi ion) trong phương pháp sắc kí nên ta ít khi có một sắc kí đơn thuần.
    Dựa trên cấu tạo cơ học của các đọạn tách ta chia các phương pháp thành sắc kí cột, sắc kí giấy hoặc sắc ki lớp mỏng.
    Nếu các bác có hứng thú với chủ đề, vmđ sẽ tiếp tục các bài về sắc kí trong một ngày gần đây. Bây giờ là 5H sáng, tôi lên mạng mong gặp một người mà chẳng thấy đâu, hơi thất vọng nhưng có lẽ đấy là số phận rồi. Chúc các bác ngủ ngon.
    Anh ôm trái tim Trương Chi
    Chờ tan trong nước mắt
    Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
    Qua những chiều tắt nắng
    Dấu chân anh trong cỏ còn đọng đầy mưa xuân
  6. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Sắc kí cột
    Trong phương pháp sắc kí cột, tướng tĩnh chứa trong một ống làm bằng thuỷ tinh hoặc kim loại. Sau khi tướng tĩnh được nhồi vào ống, hỗn hợp chất được hoà tan trong một dung môi hữu cơ được thấm vào cột. Tiếp đó sắc phổ được triển khai, nghĩa là các vùng của từng chất thoạt đầu chưa tách ra khỏi nhau nay được rửa tiếp bằng dung môi mà tách hẳn ra khỏi nhau.
    Sắc kí giấy
    Sắc kí giấy là một dạng đặc biệt của sắc kí phân bố do Cơnzđen,Gođơn và Mactin phát triển năm 1944. ( xin lỗi không tìm được tên thật đành phải dùng tên phiên âm trông ngứa mắt quá ) Tướng tĩnh thường là nước định vị trên xenlulozơ, dùng dưới dạng các giấy lọc được chế biến đặc biệt. Một giọt của dung dịch của hỗn hợp chất được thấm lên một đầu của dải giấy. Dải giấy có đầu chấm này lại được nhúng vào một dung môi hữu cơ. Dung môi được hút lên do tác dụng của lực mao dẫn và hỗn hợp chất được tách ra theo một chiều cho sắc phổ một chiều. Tỉ lệ giữa đoạn chuyển dịch của chất tính từ điểm xuất phát và đoạn chuyển dịch của tiền tuyến dung môi được gọi là trị số Rf. Trị số này cho phép xác định định tính các thành phần hỗn hợp. Bằng cách đo độ đậm và tiết diện của các vệt hoặc chiết lấy chất rồi dùng các phương pháp phân tích để xác định, ta có thể định lượng từng chất tách ra.
    Đói đói đói, em đi ăn trưa đây, chiều nay còn học Maple nữa.
    Anh ôm trái tim Trương Chi
    Chờ tan trong nước mắt
    Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
    Qua những chiều tắt nắng
    Dấu chân anh trong cỏ còn đọng đầy mưa xuân
    Được vmdmanowar sửa chữa / chuyển vào 17:46 ngày 11/06/2003
  7. Cuong_MA

    Cuong_MA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    1 phút cho quảng cáo nhé. Các sách bác aoo... cần đều có rất nhiều ở trường SP. Em vừa học phần đó. Nói các bác đừng phật ý nhé. Sách trường SP viết tốt hơn cả.
    Bác có thể vào cổng phụ trường SP, hỏi hiệu sách "Bà già". Cực nhiều các loại sách, sách nào cũng giảm giá. Thầy Quý viết nhiều sách lăm đó.
    Không thể hiểu những gì không thể ... hiểu

Chia sẻ trang này