1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm tư liệu.

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi 7604, 27/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn những thông tin rất quý của bạn. Nếu có thông tin về TPHCM thì càng tốt, nhất là nhà máy nước của nguồn sông Đồng Nai (không biết đã được thực hiện chưa?).
    Những câu hỏi của tôi lần này như sao:
    - Tây Sài Gòn đất thấp và thịt mềm nhưng nước thải lại ngược dốc mà leo ra sông Đồng Nai được dẫn đi theo con đường nào?
    - Sài Gòn có bao nhiêu cửa cống chính đổ nuớc thải ra sông ? có độ dài và nơi chốn càng tốt.
    - Nguồn nước tiêu dùng của thành phố được sử lý theo mô hình nào ?
    Tạm thời chỉ vậy thôi. Nếu có những thông tin nơi khác đại loại như vậy cũng được, vì tôi chỉ quen thuộc với địa hình thành phố mà thôi.
    Cám ơn nhiều.
    ===============
  2. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    To 7604
    .... Hôm nay mình sẽ trình bày tiếp cho bạn:
    2./ Ở TP.Hồ Chí Minh:
    Đều khai thác nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Lưu lượng nước cấp đang khai thác là 1.132.000 m3/d (tổng chiều dài mạng lưới cấp nước (D>100) là 1940 km; hiện có các nhà máy:
    a) Thủ Đức:
    Nguồn nước mặt lấy từ sông Đồng Nai qua trạm bơm nước thô Hoá An băng ống D 2000 (chắc bạn hỏi về nhà máy này)
    Năm xây dựng: 1966
    Công suất thiết kế: 650000 m3/d
    Công suất hiện tại: 650000 m3/d
    b) Nước ngầm Hóc Môn:
    Năm xây dựng: 1986
    Công suất thiết kế: 20000 m3/d
    Công suất hiện tại: 16000 m3/d
    Số giếng khai thác: 8
    c) Nhà máy nước sông Sài Gòn
    Do Pháp đầu tư theo hình thức BOT, mới được đưa vào vận hành thử nghiệm từ năm trước, năm 2003 sẽ đạt công suất thiết kế
    Công suất thiết kế là 300000 m3/d
    d) Nước Ngầm
    Năm xây dựng: 1930
    Công suất thiết kế: 150000 m3/d
    Công suất hiện tại: 40000 m3/d
    Số giếng khai thác: 32
    e) Bình Chánh: (cung cấp cho huyện Bình Chánh)
    Năm xây dựng: 1985
    Công suất thiết kế: 12000 m3/d
    Công suất hiện tại: 5000 m3/d
    Số giếng khai thác: 5
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
  3. QinQ

    QinQ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi số liệu bạn có là vào năm nào? Theo như tối biết thì nhà máy nước ngầm Hóc Môn có công suất là 50000 m3 hiện tại và sẽ tăng lên 100000m3 vào năm 2010. Tôi vừa tới nhà máy đó cách đây 1 tháng nên biết cũng tương đối chính xác mà. Chắc số liệu bạn nêu là trước đó!

    QinQ Group

  4. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn thông tin của các bạn.
    Về tư liệu nguồn nước cung cấp cho tiêu dùng như vậy là khá đầy đủ rồi. Các bạn có thông tin về việc sử lý nước tiêu dùng tại các thành phố lớn không? Đó là bước kế tiếp mà mình muốn tìm hiểu.
    Theo số liệu của các bạn thì chỉ khoảng 40 giếng nước tại thành phố SG cộng với hàng ngàn giếng tư nhân thì SG đang rơi vào tình trạng tiêu hao nguồn nước ngầm một cách nhanh chống. Miền Bắc với hơn 200 giếng không biết tình hình ra sao nhưng tại SG thì các giếng tư nhân đã càng ngày càng sâu. Có bạn nào có thể nói về tác hại đã và đang xảy ra với lớp đất bên ngoài mất nước như vậy không? những gì có thể xảy ra nếu tình trạng tiếp đó cứ kéo dài mãi, và biện pháp để giải quyết là gì? Có bạn nào có mô hình xử lý nước tiêu dùng đang sử dụng tại VN (nếu có)? Nếu chưa có, hoặc mô hình xử lý nước tiêu dùng theo bạn thì như thế nào sẽ hợp lý cho các thành phố hiện tại và tương lai?....
    À, nếu có bạn nào học hay hiểu về ngân hàng thì cho mình hỏi luôn. Tại VN có ngân hàng quốc tế nào không? Điều kiện vay mượn hay hợp tác với họ là gì? Mình đã nói chuyện với ngân hàng địa phương tại Mỹ, nhưng họ không có các chương trình đầu tư ra nước ngoài. Nửa triệu USD là một dự án như thế nào tại VN?
    Cám ơn trước.
    =========================
  5. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    To QinQ
    Cảm ơn bạn đã góp ý nhé !
    Đây là số liệu trong tài liệu Định Hướng Phát Triển Cấp Nước Đô Thị Đến năm 2020 của Bộ XD đã ban hành cách đây vài năm rồi.
    To 7604
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Theo số liệu của các bạn thì chỉ khoảng 40 giếng nước tại thành phố SG cộng với hàng ngàn giếng tư nhân thì SG đang rơi vào tình trạng tiêu hao nguồn nước ngầm một cách nhanh chống. Miền Bắc với hơn 200 giếng không biết tình hình ra sao nhưng tại SG thì các giếng tư nhân đã càng ngày càng sâu. Có bạn nào có thể nói về tác hại đã và đang xảy ra với lớp đất bên ngoài mất nước như vậy không? những gì có thể xảy ra nếu tình trạng tiếp đó cứ kéo dài mãi, và biện pháp để giải quyết là gì? Có bạn nào có mô hình xử lý nước tiêu dùng đang sử dụng tại VN (nếu có)? Nếu chưa có, hoặc mô hình xử lý nước tiêu dùng theo bạn thì như thế nào sẽ hợp lý cho các thành phố hiện tại và tương lai?.... [/QUOTE]
    Tác hại:
    +Chúng ta hầu như đã biết tác hại trước mắt của việc khai thác vô tội vạ nguồn nước ngầm là sụt lún nên đất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình xây dựng.
    +Tất cả các giếng tư nhân đều không đạt tiêu chuẩn của một giếng khai thác nước ngầm: không có biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm nên hiện nay rất nhiều giếng đã bị ô nhiêm rất nặng (khoảng 1/3 số lượng giếng khai thác của nhà máy nước ngầm Hóc Môn đã bị nhiễm phênol khá nặng và đã không còn khả năng khai thác).
    Lý do họ khoan sâu không chỉ là vì số lượng nước khai thác mà còn vì chất lượng của nguồn nước đó. Một tác hại nữa khi khoan sâu mà không có biện pháp bảo vệ nguồn nước thì lượng nước ô nhiễm từ các tầng nước ngầm bên trên sẽ tiếp tục thấm xuống dưới làm ô nhiễm toàn bộ các tầng nước ngầm.
    Còn về mô hình xử lý nước mình cũng chưa rõ lắm: ý bạn là sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp hay là mô hình quản lý cấp nước ?
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
    Được nta sửa chữa / chuyển vào 00:44 ngày 06/02/2003
  6. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Nhìn chung là ảnh hưởng đến địa chất và môi trường mà hậu quả là tiêu hao tài sản của XH và mầm bệnh sẽ len vào cuộc sống của người dân. Sử lý nước để cung cấp cho người tiêu dùng nhưng vẫn bảo đảm nguồn nước không bị cạn kiệt chỉ là 1 phần trong đề án. Theo như dự tính thì tôi có thể sẽ mất khoảng 1.5 - 3 năm để hoàn thành đề án của mình. Cả đề án bao gồm môi trường, năng lượng, xử lý và cung cấp nước, địa chất, cơ khí, xây dựng, kinh tế...nếu tôi có hỏi lang mang xin các bạn thông cảm.
    trước mắt thì tôi cần sơ đồ sử dây chuyền sử lý nước nhưng mô hình quản lý nước cũng sẻ cần.
    * câu hỏi lần này là các thành phố lớn như SG, HN có bao nhiêu cống chính đổ ra sông? vị trí và lưu lượng...
    Cám ơn.
    ========================
  7. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Ở Việt Nam có nhiều ngân hàng nước ngoài thí dụ CitiBank, Hanvit Bank,... Tuỳ từng nơi mà họ có thể cho vay và hợp tác ở các mức độ khác nhau. Nếu có thể, bác 7604 nói rõ hơn về những dự định của bác, tôi sẽ giúp đỡ. Theo tôi, 500.000 USD là một dự án cỡ nhỏ ở VN.
    "Những việc cần làm ngay"
  8. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Vậy là đủ cho tôi là mô hình rồi. Dự án của tôi là hệ thống dây chuyền "renewable and green energy".
    ==============
  9. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    To 7604
    Mình sẽ cung cấp cho bạn dây chuyền công nghệ xử lý nước của nhà máy nước Thủ Đức.
    Nguồn -> Bể trộn -> Bể phản ứng cơ khí -> Bể lắng ngang -> Bể lọc nhanh -> Clo khử trùng -> Bể chứa -> Tiêu thụ

    Nước từ sông Đồng Nai sẽ được bơm về nhà máy nước Thủ Đức qua trạm bơm Hoá An. Trước đó nước sẽ được châm Clo để loại các sinh vật phù du bám trong ống sau đó đi vào bể trộn. Một lượng phèn nhôm sẽ được cho vào bể trộn (với liều lượng tuỳ theo mùa), sau quá trình hoà trộn phèn vào nước một lượng vôi sẽ được thêm vào để phục vụ cho quá trình keo tụ tạo bông. Tiếp đó hỗn hợp sẽ đi vào bể phản ứng cơ khí có nhiều ngăn với các cánh khuấy có tốc độ vòng quay giảm dần. Qua quá trình này, các hạt bông cặn to dần lên và hỗn hợp sẽ qua bể lắng đướng để loại bỏ các hạt cặn lớn và sau đó là bể lọc nhanh để loại các hạt cặn nhỏ hơn trong nước. Nước sau khi qua bể lọc nhanh sẽ được khử trùng bằng dung dịch Clo trước khi đi vào bể chứa và cung cấp đến nơi tiêu thụ.
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
  10. lovely_heart_monkey

    lovely_heart_monkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2002
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    1
    eh Tuấn Anh,ông có biết những bất lợi của việc recycle không vậy?chỉ cho tui với nha,cám ơn nhiều.
    hãy mỉm cười với đời,đời sẽ mỉm cười với bạn.

Chia sẻ trang này