1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tìm việc thật mệt mỏi

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi thatnghiep_doithay, 04/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. suongbanmai

    suongbanmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2007
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Các bác đang lập đội Nam tiến đấy ạ. Lúc nào đi ới em một câu nhé.
    Trong lúc chờ đợi có khi chúng ta lập đội Tiến lên cái nhỉ..
    Thành công là cả một cuộc hành trình, chứ không phải là đích đến.
  2. 2007chanly1

    2007chanly1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Em cũng lán lại 1 thời gian ở HN xem thế nào, thi tuyển cho hết nhẽ.
    Không được thì họ hàng em ở trong nam chắc em sẽ vào đó.
    Nhưng cũng fải tính kỹ, em đã đi là ko xác định ra. Mà sống trong đấy cả đời đi thuê nhà thì em chết mất, về ở với bố mẹ còn hơn
  3. autogyro

    autogyro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    BP thi ko toi 10 vong dau. Cung tuong tu nhu U thoi. Cung IQ, English, lam viec nhom, roi phong van thoi. Chuong trinh cua no goi la Chalenger
  4. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    Ợ ! anh Việt nẫn nộn , ghê quá !
  5. hqtrung

    hqtrung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay em đang kiếm chỗ thực tập (hix... sv năm 4 rồi, chuyên ngành quản lí Marketing). Thật sự thì em là du học sinh, năm ni nhớ nhà quá nên phải quyết tâm tìm nơi thực tập ở VN . Anh chị có thể cho em biết về thực trạng xin thực tập ở VN ko ạ? Ví dụ như có cần phải có người quen mới xin được chỗ thực tập ko? Rồi khi xin thực tập thì mình cần những giấy tờ gì ngoài CV and Resumé ? Should I write it in English or Vietnamese or both? Anh chị có thể suggest cho em tên vài công ty mà có offer thực tập không? (ví dụ như mấy công ty mà anh chị đang bàn luận: Ford, P&G, Unilever,...)
  6. lambchop1308

    lambchop1308 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    2.256
    Đã được thích:
    1
    Trèo cao té đau . Mình lại nghỉ mới ra trường, recent graduate chưa fải ở trong vị trí để mà negotiate lương với employer đâu.
    Cái thứ hai nữa, bạn càng thất nghiệp lâu, thì resume của bạn càng không nặng kí vì thời gian bạn không làm gì từ ngày tốt nghiệp cứ dài ra dài ra.
    Nhiều khi mấy câu hỏi fỏng vấn của họ bạn cho là vớ vẩn, nhưng qua cách trả lời của bạn họ lại đánh giá về personality của bạn đó. Bạn cho là bạn đúng, không sai. Nhưng họ lại prefer một candidate khác, có thể người này hổng bằng bạn về bằng cấp, nhưng ngược lại có những tính cách khác khiến người ta thích
    Cũng đã đi interview nhiều lần từ ngày ra trường, mình rút ra kết luận rằng: Khi đi fỏng vấn, dont talk too much about urself . Đôi khi bạn sẽ rơi vào tình trạng quảng cáo quá lố về chính mình và điều này thì hổng hay chút nào
  7. autogyro

    autogyro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ đọc được bài này trên mạng
    Ở Trung Quốc, những người đi du học nước ngoài trở về được gọi một cách trân trọng là ?ohải quy?. Cách đây vài năm, những hải quy được nâng niu như của quý. Còn bây giờ, người Trung Quốc thường nói với nhau: ?oHải quy đã biến thành hải tảo?, nghĩa là du học sinh trở về Trung Quốc đã không còn cao giá như trước nữa.
    Zhang Qian tốt nghiệp ĐH năm 1996, cô đi làm cho bộ phận tài chính của một khách sạn 5 sao ở Bắc Kinh với mức lương tháng 480 USD. Hai năm sau, Qian chuyển chỗ làm khi một công ty liên doanh mời cô với mức lương 730 USD. Viên quản lý ở chỗ làm mới của Qian là một chị từng du học trời tây, một "hải quy" chính hiệu (trong tiếng Trung Quốc, từ "hải quy" đồng âm với từ "học nước ngoài về").
    Trong con mắt của Qian và những đồng nghiệp khác, cái gọi là giỏi giang của viên quản lý chỉ có mỗi việc làm le với những người xung quanh. Thế nhưng con "hải quy" này mỗi tháng ẵm tới gần 1.500 USD. Zhang Qian ấm ức mỗi khi nghĩ đến khoảng cách tiền lương, quyết tâm đi Australia học tiếp.
    Năm 2000, cô trở về với mỹ danh "hải quy". Qian gửi hàng chục bộ hồ sơ đầy tính chuyên nghiệp và ngay lập tức được các công ty săn đầu người mời tới phỏng vấn. Cô đề nghị mức lương tối thiểu 1.500 USD, với niềm tin tuyệt đối rằng mình tài giỏi hơn hẳn viên quản lý ở công ty cũ. Nhưng không một công ty nào liên lạc với Qian sau cuộc phỏng vấn đầu tiên.
    Sáu tháng sau, Qian giảm giá còn 950 USD. Một vài hãng đề nghị cô bớt chút nữa, nhưng Qian từ chối. Hết một năm không tìm được việc, Qian quay lại Australia, với một tương lai bất trắc hơn đang chờ phía trước.
    Zhang Qian chỉ là một trong hàng vạn "hải quy" mắc kẹt giữa những đổi thay lớn trên thị trường lao động Trung Quốc. Tại một hội chợ việc làm gần đây ở Bắc Kinh, rất nhiều SV từng du học nước ngoài về phải cạnh tranh quyết liệt để giành chỗ làm ở một công ty phần mềm với mức lương 300 USD/tháng. Hàng nghìn "hải quy" ở Thượng Hải, trung tâm kinh tế Trung Quốc, giờ đây được gắn mác mới: "hải tảo" - từ ám chỉ người du học nước ngoài về chờ việc.
    Các chuyên gia thị trường lao động nhận xét rằng mức lương dành cho "hải quy" ngày càng giảm là do chất lượng giáo dục trong nước đã dần thích nghi với việc dạy học ở nước ngoài. SV tốt nghiệp các trường nội địa Trung Quốc ngày càng cạnh tranh mạnh hơn trong cuộc đua kiếm việc làm. Mặt khác, số lượng lưu học sinh trở về ngày càng nhiều khiến cung tăng, và các nhà tuyển dụng có nhiều cơ hội để chọn lựa.
    Trong vòng 20 năm qua, có 600.000 học sinh Trung Quốc ra nước ngoài học, trong đó số đã trở về khoảng 160.000. Lượng "hải quy" tăng 40% trong hai năm qua.
    "Thượng Hải rất cần những người tài năng và bản lĩnh", giáo sư Ye Shangzhi, cựu quan chức thành phố nói. Ông cho rằng việc các "hải tảo" xuống giá một phần là do các em quá tập trung vào lĩnh vực nhất định như IT hay MBA, thiếu kinh nghiệm thực tế, mà lại muốn có mức lương quá cao.
    Bà Wang, giám đốc nhân sự một công ty thương mại nước ngoài ở Thượng Hải nói rằng dễ dàng kiếm được nhân viên giỏi, học trong nước, với mức lương hơn 400 USD, trong khi một "hải quy" thuộc diện trung bình yêu cầu tới 1.000 USD. Không có gì ngạc nhiên nếu các "hải quy" không được mời chào mặn mà, khi nhà tuyển dụng tính toán đến chi phí, bà Wang khẳng định.
    Ông Xu Xiaoping, Phó tổng giám đốc trường New Oriental ở Bắc Kinh, nhấn mạnh quan niệm cho rằng SV học ở nước ngoài tài giỏi hơn SV trong nước đã lỗi thời. Trung Quốc cần những người thực sự giỏi, không quá câu nệ họ học ở đâu, Xu nhận xét.
    Liu Haoyan, Hoa kiều 29 tuổi, nổi danh như cồn ở Trung Quốc hai năm nay nhờ cung cấp giải pháp bảo vệ hữu hiệu cho hệ thống ATM của các ngân hàng nước này, cho hay sẽ trả lương cao cho nhân viên giỏi, mà không quan tâm anh ta từng học ở đâu. Học ở nước ngoài cũng tốt, nhưng điều cốt lõi là bạn phải làm việc thực sự giỏi và trở thành tài sản quý của công ty.
    Điểm mạnh của các chương trình nội địa là nhấn mạnh tới thực tế Trung Quốc, đào tạo những tài năng phù hợp với điều kiện trong nước. Và như vậy, SV học trong nước sẽ có khả năng cạnh tranh hơn với các "hải tảo", xét về cọ xát thực tế.
    "Hiện có nhiều lời than phiền rằng các MBA khó kiếm việc, lương thấp, nhưng tôi cho rằng vấn đề nằm ở chính những người đó, chứ không phải vì bản thân bằng cấp. Cho dù bằng gì đi nữa, nếu anh không làm ra tiền cho công ty, anh sẽ chẳng kiếm được tiền cho chính mình", giáo sư Hu nói.
  8. chieu_thu_HN

    chieu_thu_HN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    0
    CDCMer đi chùa Hương đợt tới đi rồi chị tư vấn cho chọn cái nào
    Tham khảo bạn thân mình nhé: nó học tiếng Nhật, siêu lắm, ra trường làm 2 năm cho Nhật, vất vả thôi rồi, lương thì ít ỏi. Mình kéo nó sang bên mình, nó ngại không được dùng tiếng Nhật, lại phải dùng tiếng Anh. May hồi đó cả nhà nó tin tưởng mình xúm vào "ép uổng" nó, nên bây giờ sang mình làm trợ lý cho Sales Manager, trình lên vun vút, tiếng Anh thì nói hàng ngaỳ rồi, mà tiếng Nhật cũng nói suốt luôn, vì đối tác bên mình toàn là Nhật mà.
    Tiếng nào cũng không quan trọng bạn ạ, quan trọng là điều kiện làm việc, đãi ngộ, khả năng thăng tiến ra sao...rồi mới xét đến việc mình dùng tiếng nào. Hi vọng bạn giống bạn mình, 2 tay 2 súng luôn
    [/quote]
    ]Chị Daisy đi Chùa Hương à Em sẽ bắn hai tay hai súng đấy. Hôm ấy nếu dc nghỉ thứ 7 em đi chị tư vấn nhá
    Được chieu_thu_HN sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 28/07/2007
  9. nokia2910

    nokia2910 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2002
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Up lên để mọi người vào kể chuyện tiếp
  10. daisy1981

    daisy1981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    0
    Thế là em quyết định rồi à, chúc mừng em nhé.
    Chị bây giờ là đội trưởng câu kéo của C*** rùi, mà chả câu được ai, em câu giúp chị đi nhé.
    Thứ 7 đi nhé.
    Nói chuyện tìm việc chút nào, đọc bài về du học sinh Trung Quốc cũng giật mình thật, đây là hiện tượng bão hoà mà, Việt Nam mình chưa đến giai đoạn đó, du học sinh vẫn được ưu đãi nhiều hơn, cũng đúng thôi, nền giáo dục của mình còn nhiều bất cập lắm, mà chi phí cho đào tạo ở các tập đoàn cũng rất nhiều, tuyển một bạn với background tốt cũng là một cách tiết kiệm chi phí cho công ty.
    Nhưng điều quan trọng nhất là chính khả năng của bản thân mình thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này