1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Timing- nhẩy đúng nhạc, trễ nhạc, chơi với nhạc...

Chủ đề trong 'Dancing' bởi DanceFan, 04/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DanceFan

    DanceFan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    Timing- nhẩy đúng nhạc, trễ nhạc, chơi với nhạc...

    Lâu rồi các vấn đề kỹ thuật không được bàn nhiều ở forum này như cách đây 6-7 năm. Đơn giản vì các topic về kỹ thuật thường chết yểu vì ít được người ủng hộ. Dù biết như vậy nhưng DF túm được 1 bài viết rất hay của bác Tuycan bên www.vietnamdacesport.net xin copy lại ở đây để những bạn không biết forum bên kia có cơ hội được đọc. Mục đích để forum đỡ "hàng chợ hơn" và cũng để những bạn thực sự mê dancing kiểm chứng với bản thân mình và để "sướng" hơn trong khi dance.

    Đó là vấn đề nhẩy "trễ nhạc". Đây là vấn đề mà DF đã nhận ra từ rất lâu mà không tìm được người chia sẻ. DF vẫn thường trao đổi và nói chuyện với 1 số đôi thi đấu nhưng không phải ai cũng hiểu ra vấn đề. Bài dịch của bác Tuycan đã giải thích đầy đủ và rõ ràng vấn đề tuyệt hay này. Các bạn hướng đến nhẩy đỉnh cao (cả DS và Salsa hoặc Belly) hãy đọc bài này và kiểm chứng với bản thân mình:

    Nhảy đúng nhạc và nhảy theo nhạc
    Viết bởi Tuy Can
    Sau đây là phần tóm lược bài viết của 3 HLV Salsa trong Salsa Magazine (ERIC FREEMAN, JASON SPELLBERG và THOMAS STADLER) tôi xin ghi lại đây để giúp các dancers ở Việt Nam có thêm chút thông tin hữu ích.

    Đối với những người mới học nhảy thì việc nhảy đúng nhạc (on the beat hay là on the music) là việc quan trọng; thế nhưng nhảy đúng nhạc chỉ là bước đầu để tiến tới và trở thành người nhảy cao cấp hơn (advanced dancers). Vì vậy, các bạn hãy tập nhảy theo nhạc (behind the beat hay là to the music) sau khi các bạn đã nhảy thật tốt đúng theo nhac. Tại sao ? Câu trả lời đơn giản là những người nhảy tốt (good dancers) di chuyển chân và thân mình của họ vào đúng nhạc, và những người nhảy điêu luyện (great dancers) thì di chuyển chân và thân mình của họ theo sau nhạc và họ thể hiện được niềm tự tin và sự thoải mái trên sàn nhảy! Người nhảy điêu luyện có khả năng " phản ứng (react) " theo nhịp điệu (rhythm) bằng cách nhảy sau nhạc một chút thay vì các bạn bước chân và chuyển động thân mình đúng vào các nhịp của nhạc, các bạn thử để cho chân và thân mình của bạn phản ứng theo âm thanh của bài nhạc bạn đang nghe. Các bạn hãy để cho nhạc đưa chân của bạn vào bước nhảy, đưa thân mình của bạn vào bước CBM của Latin (Latin contra-body motion). Nếu các bạn làm đúng điều này thì các bạn thật sự đã làm trễ hơn thời gian của bước nhảy (delay your timing), vì các bạn không bao giờ thực hiện được sự phản ứng với một việc gì cùng lúc cả instantaneously). Thực hiện cùng lúc không phải là phản ứng và chỉ là tiên đoán (anticipating)! Chỉ cần làm trễ bước nhảy của bạn trong một khỏang 1/10 thời gian của một phách, các bạn đã thực hiện được những chuyển động nghệ thuật hơn (artistic motion) và sự tiếp xúc (connection) tốt hơn với bài nhạc của bạn. Phách của nhạc tự nó thì rất chính xác nhưng cách các bạn nhảy không cần phải rất chính xác như thế; ví dụ như khi các bạn nhảy theo nhạc, các bạn đã đặt chân của bạn đúng vào phách nhạc và thực hiện trễ hơn một chút việc chuyển trọng tâm sau khi phách nhạc đã qua . Điều tốt cho các bạn là không phải các bạn đã nhảy ngoài nhịp ( dancing off - beats); trái lại, đối với chúng tôi, người nhảy đã nhảy sớm hơn nhịp nhạc nếu như họ đã chuyển trọng tâm (weight transfer) đúng vào phách nhạc và có vẻ như đã nhảy vội vàng! Nhảy vội không phải là cách tốt nhẩt đê diễn tả cảm xúc của người nhảy theo nhạc!

    Dancing behind the beat is an ideal way to express yourself to the music rooted in a culture that''s is known for " takingt its time ".
  2. butterflyHT

    butterflyHT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bác DF đã đặt ra vấn đề về kỹ thuật, điều mà lâu nay ít được bàn ở đây. BtflyHT cũng không tìm hiểu nhiều lắm về lý thuyết, nhưng cũng xin góp bàn một số hiểu biết ít ỏi của mình qua đọc bài của bác DF vừa đăng và thực tế của mình về delay ( chuyển động trễ với nhạc) và mình chủ yếu bàn về latin.
    Đúng như bài viết nói, việc người học cơ bản là học nhảy đúng nhạc và chỉ khi nào nhảy thật tốt đúng nhạc rồi mới nói đến chuyện nhảy trễ nhạc. Có nhiều bạn học xong cơ bản đã có ý định chuyển động trễ thì chỉ có thể là nhảy sai nhạc (chậm hơn so với nhạc) chứ ko phải là delay. Vậy đến lúc nào mới thấy rằng mình nhảy thật tốt để có thể nhảy trễ nhạc? Kinh nghiệm của BTflyHT thấy rằng muốn nhảy delay phải có 2 yếu tố cơ bản bắt buộc:
    - Thứ nhất, phải xây dựng được chuyển động cơ bản của vũ điệu tốt, chuyển động toàn cơ thể một cách đồng bộ, sự phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể chân - hông - lườn - vai - tay phải phối hợp nhịp nhàng, hợp lý, như những mắt xích kết nối các bộ phận trong 1 chuyển động. Điều này là cần thiết bởi trong delay, cơ thể phải tạo được độ nén thân rất cao, chính thời gian trễ là thời gian cơ thể nén thêm 1 chút, nén sâu hơn 1 chút trước khi giải phóng lực ra (và trong bài viết nói về dù là 1/10 phách nhạc cũng có thể làm bạn chuyển động nghệ thuật hơn).
    - Yếu tố thứ 2 là nhạc cảm phải tốt, tức là bạn phải ngấm được âm nhạc vào cơ thể (có thể hơn quá!). Khi bạn cảm nhận âm nhạc sâu thì bạn mới nén và giải phóng lực một cách hợp lý theo âm nhạc.
    Như vậy, theo BTflyHT thì 2 yếu tố trên là cần cho việc chuyển động delay, và việc này rất liên quan đến việc sử dụng nội lực trong khiêu vũ. Xin đưa vài suy nghĩ từ kinh nghiệm luyện tập của bản thân, mong các bạn cho ý kiến để BTflyHT có thể tập đúng hơn.
  3. congtuli

    congtuli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2008
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    DF nêu vấn đề "trễ nhạc" khi nhảy quả là hay.
    Mình mới học khiêu vũ, chưa hết lớp cơ bản nhưng về cái sự "trễ nhạc" này mình cũng rất quan tâm và cũng có quan sát, trải nghiệm. Mình xin được trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề này như sau:
    Theo như mình biết, trong Dancing, một trong những yếu tố để đánh giá trình độ Dancer và tạo nên vẻ đẹp cho chuyển động là tốc độ của chuyển động. Mình không rõ tốc độ của chuyển động thân, tay, vai, hông, đầu thì thế nào nhưng khi nhìn người Dancer chuyển động đôi chân với một tốc độ nhanh, dứt khoát, mình thấy đẹp hơn rất nhiều.
    Vậy để làm sao chuyển động nhanh hơn người khác nhưng đặt chân vẫn đúng nhạc ( ví dụ như đặt chân đúng vào phách 2 và 4 trong điệu Rumba )? theo mình chỉ có cách để cho chân xuất phát muộn hơn người khác, và cái này chính là "trễ". Tương tự như vậy, khi nhảy Slow Waltz, bước một mình thích xuất phát chậm hơn 1 chút, để rồi cả hành trình từ bước một đến hết bước thứ ba tạo cho mình 1 tốc độ lướt và cảm hứng nhiều hơn rất nhiều so với ngày đầu tiên học bước Bùm Chát Chát.
    Tóm lại, theo mình, bước trễ khi nhảy có 2 tác dụng:
    1- Tạo cho tốc độ chuyển động của chân cao hơn, nhìn sẽ đẹp, khoẻ và phóng khoáng hơn
    2- Tạo cảm xúc người nhảy nhiều hơn. Lả lướt, thiết tha hơn với những điệu nhảy trữ tình, dữ dằn, sôi nổi hơn với những điệu nhảy cuồng nhiệt.
    Rất mong các bạn cho ý kiến đóng góp thêm!
  4. DanceFan

    DanceFan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    Thật vui là có các bạn trẻ vẫn quan tâm đến kỹ thuật. Và điều làm DF bất ngờ là các bạn cũng có có cùng cảm nhận về vấn đề này.
    Đây là vấn đề nhậy cảm, có thể là trừu tượng khó nói ra thành lời. Vì 1 "beat" đã là ngắn ngủi lắm rồi trong khi người ta lại bàn đến 1/10 beat... Nhưng nó là thực tế, nó chỉ cần 1 "chút" thời gian đó thôi để tạo ra 1 sự cách biệt, 1 đẳng cấp... Tuy nhiên cũng nên tránh nhầm lẫn với những bước Delay có tên có tuổi trong Rumba, Cha Cha nhé. Các bước Delay có tên tuổi này chủ yếu dựa trên nguyên tắc "Delay chuyển trọng tâm" và action diễn ra trong 1/2 beat hoặc 1 beat chứ không phải là 1/10 beat.
    Cái "Late timing" này có thể áp dụng trong tất cả các điệu nhây, tất cả các bước.
    - Trễ nhạc để tạo độ tương phản, tốc độ, phóng khoáng.... như bạn congtuli đã nói.
    - Trể nhạc để giải phóng hết năng lượng, để điều hoà nhịp thở
    - Trể nhạc để chuyển động đến tới hạn của biên độ
    - Trể nhạc để quý phái hơn, để dancing thực sự là "chơi" chứ không giống như đi cày ruộng...
    - .........
    Nhưng trước hết là đừng có nhẩy "off-beat" đã nhé
    Mình thích câu này của bạn BTF "...tức là bạn phải ngấm được âm nhạc vào cơ thể..."
    Bạn thực sự là người nhẩy vì âm nhạc rồi đó. Chỉ khi âm nhạc ngấm vào từng góc xương của bạn thì khi đó bạn mới hiểu chữ "cảm nhạc" là gì.
    Vì quanh ta có nhiều người nói về cảm nhạc nhưng chẳng phải tất cả họ đều hiểu đầy đủ lời họ nói. Tôi lấy ví dụ đọc bài viết về Hoàng-Thu (đôi vô địch Salsa giải vừa rồi), người viết có nhấn mạnh về sự cảm nhạc của họ...(đại loại thế). Nhưng tôi lại không tìm thấy điều đó ở họ... Tôi chỉ thấy sự "hừng hực" ở bạn nữ và những bước nhẩy xuôn xẻ được chuẩn bị tốt từ trước (mặc dù họ claim rằng quên 1/3 bài). Tất nhiên trong cuộc thi đó cũng chưa ai xứng đáng hơn họ xét về tổng thể. Và cũng còn rất nhiều đôi nhẩy sai nhạc. Đó là do mặt bằng chung ở ta hiện nay. Nhưng nói về cảm nhạc trong khuôn khổ cuộc thi đó là xa xỉ!
    Cảm ơn 2 bạn đã tham gia với tôi trong vấn đề này. Nhiều người không muốn tham gia các thảo luận kỹ thuật vì có thể họ sợ lòi cái đuôi dốt. Tôi cũng còn dốt trong nhiều vấn đề nhưng rất mong trao đổi để nhận được nhiều ý kiến để rút ra những cải tiến...
  5. congtuli

    congtuli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2008
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Quả là xa xỉ như DF đã nói.
    Theo quan sát rất tỉ mỉ của tôi ( có phần "soi mói" một chút ) thì việc bước đúng nhạc còn cực kì phổ biến chứ đừng nói là "bước trễ" trong Dancing. Tôi thấy có 2 điệu nhạc rất nhiều người bước sai, đó là Rumba, ChaCha. Đa phần các đôi nhảy đều bước vào phách 1, thảng hoặc có một vài đôi khi mới vào nhạc bước đúng phách 2 nhưng chỉ sau thời gian khoảng 1/3 bài, họ lại bước vào phách 1. Điều này làm tôi nghĩ bản thân họ ý thức được và có cố gắng nhưng do "nhạc chưa thực sự ngấm vào người" nên sự cố gắng đó như một cái gì đó khiên cưỡng, làm cho người ta lại quay trở lại với những gì là thực sự của họ.
    Điều tôi vừa nêu thậm chí còn được thấy ở rất nhiều Thầy giáo trên địa bàn Hà Nội. Cũng có thể các thầy cố tình đi vào phách 1 để học trò dễ tập hơn chăng?
    Mà đã khó ngấm nhạc vào người, thì khi người ta nói nhảy được Slow Fox là cao thủ, quả là đúng
    Đối với những bạn đã từng mê đắm nghe "Michelle" của Beatles từ những năm 70-80 thì theo tôi điệu Slow Fox chẳng có gì mà khó nhảy cả
    Thân
    Được congtuli sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 05/09/2008
  6. maggieA

    maggieA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    242
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh đã đưa topic này ra để thảo luận.
    Thật ra không phải mọi người không muốn tham gia vì sợ người khác biết mình dốt mà chẳng qua họ không có nhiều kiến thức để nói. Cũng có người họ chỉ chơi nhưng không nói, dù họ biết và đã làm được điều này. Cũng có người chỉ vào đọc thông tin để tham khảo thôi - thế cũng tốt, có nhu cầu học hỏi :)
    Em cũng rất thích chơi với nhạc và hiểu cảm giác khi đã theo được nhạc thì phê thế nào :P cái này cần trình cao hơn một tí, khi đã có kinh nghiệm và đam mê... :) Phải cảm ơn Anton đã truyền cảm hứng này cho dân Salsa Hanoi mình (in my opinion)
    Chúc mọi người vui vẻ và nhảy càng ngày càng tốt, đẹp và hay!
    Được maggieA sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 05/09/2008
  7. DanceFan

    DanceFan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    Nhẩy Trễ nhạc bản thân DF đã kiểm nghiệm trong DS với Rumba và Slow Waltz. Cảm giác khi chơi trễ nhạc là mình như kiểm soát 100% bài nhạc, bước đi thư thái tự tin, quý phái
    Điều thú vị là ngày nay người ta cũng chính thức bàn đến điều này trong Salsa- điệu nhẩy tưởng như chỉ có sự tự do và hừng hực đam mê.
    Quả vậy! như mà Maggie nói, dù Anton đã không làm được nhiều việc so với khoảng thời gian dài cậu ta ở đây, nhưng Anton đã để lại 1 sự ảnh hưởng lớn về phong cách nhẩy với dân chơi salsa Hà Nội. Điều ảnh hưởng lớn nhất mà DF nhận được từ cậu ta đó là tính "Lịch Thiệp" trong Salsa. Điều này là quá mơ hồ trong sự nhận thức truyền kiếp về Salsa trước đây- Salsa là sự tự do, là ***y, là đam mê hừng hực (đôi khi là hùng hục)... Salsa là như vậy, nhưng còn hơn thế... Salsa là thư thái lịch thiệp với bạn nhẩy, là chơi đùa với âm nhạc và bạn nhẩy... Và những điều đó là quá xa xỉ khi người ta vẫn còn phải nhẩy "đuổi" theo nhạc. Chỉ khi trễ nhạc mới đem đến những điều kỳ diệu ấy.
    Trong kinh nghiệm của DF với Salsa thì khi nhẩy "On two" chúng ta dễ trễ nhạc hơn "on one". Hy vọng một ngày gần đây "On two" sẽ được phổ biến hơn với dân chơi Hà Nội.
  8. superdance_chat

    superdance_chat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    1
    Hi! Danfan
    SDC thấy việc kiểm soát chuyển động theo nhạc là rất hay và cũng rất muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này. " Trễ nhạc " - như anh nói đó cũng thật khó hình dung nếu không mô tả cụ thể ta phải làm gì ở các phách nhạc đó! " rise and fall " thế nào ? swing , sway ra sao ? sử dụng khớp mắt cá chân, đầu gối , hông , vai đầu mặt . left side , right side ... Nếu tính ra thì còn không biết bao nhiêu điều nữa để " trễ nhạc "
    Anh có thể mô tả bước" Nature Turn " trong điệu Slow Waltz (đối với nam ) không? ở 6 phách nhạc đó cụ thể ta phải làm gì để "trễ nhạc" ?!
    Hy vọng sớm nhận được câu trả lời.
  9. superdance_chat

    superdance_chat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    1
    Bạn có thể khẳng định lại câu này được không?
    Xuất phát muôn hơn là " trễ nhạc "
    nghĩa là theo ý bạn thì ta sẽ đợi cho nhạc trôi đi một đoạn rồi tăng tốc chạy theo nó
    Nếu đúng như vậy thì SDC chỉ nhìn thấy sự vội vàng trong cách xử lý các bước nhảy .
    mà nếu chân đặt không đúng vào phách thì coi như sai nhạc !
  10. congtuli

    congtuli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2008
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    @superdance_chat:
    Trước hết tôi xin khẳng định lại đây là cảm nhận và thực hành của cá nhân tôi. Không có thày dạy, không có sách tham khảo hoặc nguồn thông tin nào cả. Hơn nữa tôi cũng chỉ là học sinh mới qua lớp cơ bản của 1 câu lạc bộ khiêu vũ trẻ, thành lập được khoảng 1 năm.
    Về vấn đề SD_C yêu cầu khẳng định, tôi xin được trình bày
    kĩ hơn như sau:
    Một bản Van chậm tôi tập thường kéo dài khoảng 3-4 phút. Trong toàn bộ thời gian 3-4 phút đó, đương nhiên hầu hết các bước đặt chân của tôi đều vào phách 1-2 -3. Nhưng đôi lúc, nhất là vào phách 1 bước tiến chân phải đầu tiên khi xuất phát, và ở sau phách 3, khi người đang dâng cao và đổi hướng, bước vào phách 1 của tổ hợp tiếp theo, tôi thích đặt chân trễ hơn nhạc 1 chút xíu, một chút thôi, có thể cảm giác như đế giày tiếp đất chậm hơn tiếng trống "bùm" 1 tí ti, để rồi người trôi nhanh hơn đến bước thứ 2, rồi 3 vào đúng phách 2 và phách 3. Khi thực hiện điều đó, cảm giác của cá nhân tôi cơ thể như đựơc giải phóng năng lượng, và hình như "thế năng" đạt được khi cơ thể ở đỉnh cao nhất sẽ lớn hơn. Từ đó tạo điều kiện cho "động năng" chuyển tiếp cũng sẽ lớn hơn.
    Như đã trình bày, đây chỉ là cảm nhận và thực hành của cá nhân tôi, và tôi thấy cái cách này nó làm tôi "say" hơn. Nếu nó là sai, cũng tiện đây xin SD_C cho tôi những lời khuyên hoặc góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn khi luyện tập bộ môn này.
    Còn việc SD_C nói đặt chân không đúng vào phách nhạc là nhảy sai nhạc về cơ bản tôi nghĩ là đúng. Nhưng nếu chẻ vấn đề 1 cách kĩ lương hơn, cá nhân tôi lại nghĩ: trong khoảng 10 nhịp chẳng hạn, ở 1 nhịp nào đó ta đặt chân không đúng ở 1 phách nào đó, còn lại các phách khác vẫn chuẩn xác thì hoàn toàn vẫn là đúng nhạc, nhất là với Van chậm. Và cái bước chân cố tình sai đó lại làm cho tôi thích nhảy Van chậm hơn.
    Đó là ở dancing, 1 lĩnh vực tôi hoàn toàn là lính mới. Còn ở đàn và hát, là hai lĩnh vực tôi tự nhận mình có đôi chút kinh nghiệm, thì có những nốt nhạc mình vào chậm hơn 1 chút 1 cách cố tình, sẽ làm cho việc trình diễn hấp dẫn hơn đấy!
    Rất mong hồi âm của bạn

Chia sẻ trang này