1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin động trời cho nền điện ảnh Việt Nam. Hay lắm!

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi phuongcobain81, 23/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuongcobain81

    phuongcobain81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Tin động trời cho nền điện ảnh Việt Nam. Hay lắm!

    Dự Thảo Luật điện ảnh

    Điều 15: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của đạo diễn.

    1. Tiêu chuẩn: Có trình độ tốt nghiệp đại học chuyên ngành đạo diễn, hoặc được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú , nghệ sĩ nhân dân về điện ảnh và có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.


    Phải có bằng cấp mới được làm đạo diễn?!

    Mùa len trâu của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh - đạo diễn chưa hề học qua một trường điện ảnh nào - đoạt 4 giải thưởng quốc tế
    Ngày 24-5 tới , Dự thảo luật điện ảnh được đưa ra thảo luận tại Hà Nội. Một trong những điều lần đầu tiên được đề cập chính là tiêu chuẩn đạo diễn. Nói cách khác là "quy chuẩn hóa" chức danh đạo diễn, theo đó người muốn làm nghề này cần phải có bằng cấp.

    Sẽ có 50% đạo diễn đang hành nghề bị ?loại

    Nếu Khoản 1 Điều 15 Dự Thảo Luật điện ảnh được thông qua, thì gần một nữa số đạo diễn ở VN hiện nay không còn được phép hành nghề. Bởi có tới 50-60% đạo diễn ở nước ta hiện nay chưa từng theo học khoa đạo diễn của trường ĐH Sân khấu & Điện ảnh hoặc những trường hợp tương tự ở nước ngoài và như vậy không hề có bằng đạo diễn, mà "đánh ngang" từ nghề diễn viên, quay phim, phiên dịch, kỹ sư?sang.

    Nhưng không ít người trong số này khá nổi tiếng, từng giật giải ở các LHP trong và ngoài nước, như đạo diễn Đặng Nhật Minh, Hồ Quang Minh, Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Phi Tiến Sơn?; hoặc đang mải miết lao vào phi trường, như ĐD Phạm Hoàng Nam, Phước Sang, Nguyễn Chánh Tín, Lê Cung Bắc, Phạm Lộc, Bùi Cường?

    Trên thế giới, rất nhiều đạo diễn nổi tiếng cũng xuất thân từ nghề diễn viên, biên kịch, quay phim? Gần đây nhất có Clint Eastwood vốn là diễn viên, tại lễ trao giải Oscar 2005 mới đây đã thành công rực rỡ trên cương vị đạo diễn khi bộ phim Million Dollar Baby của ông đoạt 2 giải Oscar dành cho phim hay nhất và cho đạo diễn xuất sắc nhất.

    Trong quá khứ ở Holywood còn có Fred Zimmeman 2 lần đoạt giải Oscar cho phim hay nhất và đạo diễn xuất sắc nhất vốn xuất thân là luật sư? Điều đó cho thấy đạo diễn điện ảnh là một nghề "mở" cho tất cả những ai có khả năng và đam mê điện ảnh. Việc đặt tiêu chuẩn bằng cách là cần thiết nhưng nếu có bằng mà không có tài thì tấm bằng đó chỉ là hình thức.

    Không riêng điện ảnh, nhiều ngành nghề khác cũng đang tồn tại hai trường học: trường học chính quy (để lấy bằng cấp) và trường học thực tế (để lấy kinh nghiệm), và đôi lúc trường học thực tế đem lại những thành công bất ngờ hơn. Trong bất cứ trường hợp nào, thành công chỉ đến với những người có tài thật sự.

    Liệu điện ảnh tư nhân có chấp nhận?

    Như đã nói, đạo diễn là một nghề "mở", các nền điện ảnh tiên tiến trên thế giới cũng vậy, VN tại sao không ? Nhất là khi tư nhân đã tham gia vào thị trường điện ảnh nội địa, việc họ mời ai làm đạo diễn không phải nhìn vào tấm bằng mà nhìn vào khả năng thu hút khách mà một người làm đạo diễn có thể đạt được. Lê Hoàng là một ví dụ.

    Sắp tới một nhà thơ ở phía Bắc cũng sẽ lên ngôi "đạo diễn" chèo lái một dự án phim lớn. Vì tiền làm phim không phải được lấy từ túi "tài trợ" mà là của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư địa phương tung ra. Họ thích ?nhà thơ này, họ tin tưởng khả năng của nhà thơ này; bộ phim lại có nội dung tốt, một phim truyền thống hẳn hoi?vì thế chẳng có lí do gì để cản trở tư cách đạo diễn của anh ta.

    Nhưng nếu việc quy chuẩn hóa chức danh đạo diễn được giữ nguyên trong Luật khi ban hành? thì một người như nhà thơ nói trên không được phép làm đạo diễn và như vậy điều khỏan này sẽ "xung đột" với thực tế.

    Điện ảnh tư nhân đang góp phần làm cho điện ảnh VN sôi động, vậy thì có nên tìm cách hạn chế, hoặc "đóng cửa" với những ai muốn tham gia vào điện ảnh trong nghề đạo diễn nếu họ có tài?

    Theo TT&VH

    __________________

    * Đạo diễn Hồ Quang Minh : "Tuyệt đối không cần thiết"

    Trước khi là đạo diễn điện ảnh tôi là một tiến sĩ ngành Vật lý. Tôi sang Pháp với hai mục đích, học chuyên tu điện ảnh (2 năm) và nghiên cứu điện ảnh thông qua xem phim tại Viện Tư liệu phim Pháp. Tuy nhiên, đối chiếu với tiêu chuẩn mà dự thảo Luật Điện ảnh đưa ra, tôi sẽ không phải là đạo diễn mặc dù đã làm một số phim và đọat giải.

    Cá nhân tôi cho rằng, việc đưa ra tiêu chuẩn chức danh đạo diễn là không cần thiết. Tuyệt đối không cần thiết. Nếu bạn hỏi một số đạo diễn bậc thầy trên thế giới về điều này, họ cũng sẽ trả lời giống tôi. Đạo diễn là một nghề sáng tạo, đòi hỏi năng khiếu và sự đam mê. Đây cũng là nghề đào thải rất khắc nghiệt.

    Lớp đạo diễn điện ảnh mà tôi theo học tại Pháp có 100 người, ngay buổi học đầu tiên, người ta đã nói với chúng tôi: "Các anh nộp tiền thì cứ học nhưng tôi không biết trong số 100 người theo học liệu có được 5 người sau này có điều kiện làm phim nhựa hay không ??".

    Thực tế cho thấy, không ít người được đào tạo bài bản nhưng lại chẳng có phim nào ra hồn trong khi ấy qua báo chí tôi biết Nguyễn Võ Nghiêm Minh có xuất thân giống tôi, cũng là một tiến sĩ Vật lý trước khi trở thành đạo diễn và chưa hề học qua một trường điện ảnh nào, nhưng Mùa len trâu - bộ phim đầu tay của anh lại dành được bốn giải thưởng quốc tế.

    (Theo báo TTVH - Tuoitreonline)
  2. beeminh

    beeminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam là thế mà, các ông lãnh đạo của mình hết việc luôn nghĩ ra những trò quái gở ( nói lên đầu óc của họ). Rồi cũng giống như hồi nào nghĩ là bắt đội mũ bảo hiểm, rồi ko cho xe đi từ ngoại thành vào hà nội <-- may ma ko thành hiện thực. ĐẾN LÀ CHÁN
  3. huong78910

    huong78910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Đọc cái tựa hấp dẫn của phuongcobain, "Hay lắm!" tưởng là tin vui, ai ngờ xem xong muốn té xỉu.
    Cám ơn phuongc đã post cái bài này. Nếu có tin gì thêm, như là dự luật này có được thông qua không, nhớ post tiếp lên nhé. Chúng tôi đang hồi họp lắm.
  4. phuongcobain81

    phuongcobain81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Dự thảo Luật Điện ảnh: Chậm mà vẫn lỏng lẻo! ​

    Cảnh trong "Áo lụa Hà Đông" - bộ phim nhận được nhiều lời đề nghị mua bản quyền tại LHP Cannes
    Dự thảo Luật Điện ảnh vẫn còn mang tính chính sách, thiếu thực tiễn và khó đi vào đời sống... Đó là nhận định của nhiều đạo diễn tham dự hội thảo Xây dựng Luật Điện ảnh ngày 24-5 tại HN.
    Đại biểu không hiểu dự thảo?
    Đại diện của Bộ VH-TT, Cục điện ảnh, các hãng phim và các nhà làm phim đủ mọi thế hệ đều có mặt khá đông đủ tại hội thảo chỉ có điều không hiểu lý do gì đại diện các cơ quan báo chí đa số bị gạt ra ngoài. Đến quá nửa các đại biểu ngồi dưới tập trung vào những cuộc trao đổi riêng thay vì nghe và thảo luận mặc dù dự thảo Luật Điện ảnh lần này đã được gửi đến tay họ kèm giấy mời từ 1 tuần trước.
    Một số nhà làm phim tâm huyết đều cho rằng khoảng thời gian đó quá ngắn ngủi để họ có thể nghiên cứu kỹ dự luật lần này. Tuy nhiên, như ĐD Đặng Nhật Minh nói, đa số đều đón nhận dự Luật Điện ảnh vì "sau 7 năm cuối cùng dự thảo Luật Điện ảnh đã không còn là ý tưởng mà đã được... hiện thực hoá trên giấy".
    Những người tới dự chỉ có trong tay bản dự thảo lần thứ 4 của Luật Điện ảnh được đưa ra ngày 26-4-2005 trong khi hội thảo Xây dựng Luật Điện ảnh ngày 24-5 lại bàn về bản dự thảo lần thứ 6 có tới 8 chương, 49 điều, bổ sung 4 điều do với bản dự thảo lần thứ 4. Nhiều đạo diễn tham gia đọc tham luận trong đó có ĐD Đặng Nhật Minh và ĐD Khải Hưng đều thắc mắc về sự thiếu trùng khớp này.
    Có điểm dễ nhận thấy là dự thảo Luật Điện ảnh lần này còn khá lỏng lẻo ngay trong việc sử dụng từ ngữ thiếu chính xác về tác giả phim, đạo diễn... Được biết Luật Điện ảnh đã được rậm rịch chuẩn bị cách đây gần 10 năm nhưng vẫn chưa định hình, nguyên nhân theo ĐD Hải Ninh chính là "điện ảnh VN chưa định hình tổ chức, chưa có mô hình điện ảnh hợp lý và khoa học để thực hiện được luật".
    ĐD Hải Ninh nhận được dự thảo Luật Điện ảnh cách đây 2 ngày nhưng ông vẫn có thể chỉ ra không ngại ngần những hạn chế trong bản dự thảo.
    Bên lề hội nghị, ĐD Hải Ninh nhận xét: "Những người xây dựng dự thảo cần có kiến thức nghề nghiệp, kiến thức văn hoá, trí tuệ. Luật phải khác với chính sách, nghị quyết. Đọc điều khoản người ta phải biết được phép làm gì và không được làm gì. Nói tác giả phim là một tập thể trong dự luật là không chính xác, đạo diễn là người đi xuyên suốt tác phẩm và chịu trách nhiệm trước công chúng, pháp luật khi phim ra mắt... Điện ảnh thế giới đã có hơn 100 năm tuổi rồi và tôi sợ những điều chúng ta nói ở đây nếu họ đọc được sẽ như thế nào? Dự luật Điện ảnh lần này chưa thể hiện được sự đi sâu và hiểu điện ảnh tận cùng. Chúng ta đang lội ngược dòng, có điện ảnh đấy nhưng mô hình chưa định hình, nếu định hình mới giải quyết được các mối quan hệ giữa sản xuất và phát hành, giữa phát hành và chiếu bóng, giữa điện ảnh và truyền hình".
    Ông nói gà bà nói vịt! ​
    Đạo diễn Khải Hưng băn khoăn về việc có nên đưa phim truyền hình vào phạm vi điều chỉnh của Luật Điện ảnh hay không? "Đội ngũ của những người sáng tác phim truyền hình đều do các trường đào tạo hoặc chuyển sang từ các đơn vị sản xuất phim điện ảnh. Đài truyền hình VN do Chính phủ quản lý về mặt nhà nước quản lý nhưng hoạt động dưới Luật báo chí.
    Các đài địa phương chịu sự quản lý của UNND tỉnh và TP nhưng qua sự kiểm duyệt của sở VHTT, Cục điện ảnh. Ở đây có sự thiếu thống nhất và chồng chéo giữa truyền hình và điện ảnh. Cách thức quản lý hiện nay gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước".
    ĐD Khải Hưng cũng nêu ra những mâu thuẫn trong sự thống nhất về mặt quản lý để tạo sự phát triển chung cho ngành điện ảnh. "Hiện nay dự thảo Luật Điện ảnh còn có nhiều điểm chưa thống nhất trong việc đưa phim truyền hình vào phạm vi điều chỉnh của mình. Các điều khoản tuy có đề cập đến phim truyền hình nhưng ở mức độ lẻ tẻ, rời rạc... Nếu đưa phim truyền hình vào phạm vi điều chỉnh của luật Điện ảnh còn gặp khó khăn và chưa thống nhất được với Luật Báo chí thì nên tách phim truyền hình khỏi luật Điện ảnh".
    Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Cục phó Cục Điện ảnh lại không đồng ý với ý kiến của ĐD Khải Hưng: "Tôi nghĩ rằng đó là ý kiến riêng của ĐD Khải Hưng, lúc muốn đổi tên hội thành Hội Điện ảnh truyền hình, lúc lại muốn tách truyền hình ra khỏi điện ảnh. Như vậy cũng mâu thuẫn nhau. Việc soạn thảo một bộ luật không phải là vấn đề đơn giản, nhất là trong lĩnh vực điện ảnh, nếu làm không cẩn thận sẽ lạc hậu trước thực tiễn".
    Nhiều dự luật mới chỉ đưa ra thảo luận và đã nhận được những phản ứng khác nhau, nhất là Điều 15 về Tiêu chuẩn, nhiệm vụ quyền hạn của đạo diễn. Số đồng ý về tiêu chuẩn của đạo diễn là phải có trình độ ĐH chuyên ngành đạo diễn hoặc được phong danh hiệu NSƯT, NSND... nhưng số khác lại cho rằng đây là công việc đặc thù, phụ thuộc nhiều vào tài năng vốn có của các đạo diễn, chỉ cần làm phim hay là được. .
    ĐD Phước Sang cho rằng ĐD không cần bằng cấp, tài năng của họ được chứng minh qua tác phẩm của mình. "Tôi có bằng cấp nhưng tác phẩm của tôi không ra gì thì cũng không ai mời làm phim. Ở các hãng phim tư nhân, ai có tài thực sự thì tôi mời, có vậy mới có khán giả và mang lại lợi nhuận cho hãng. Nếu đạo diễn dở thì đồng nghĩa với sự phá sản của hãng phim. Không phải ai muốn làm đạo diễn cũng được vì đây là nghề vô cùng khó, ngoài bản năng, khiếu trời cho và những hiểu biết tương đối toàn diện".
    Dự kiến cuối tháng 6 tới dự thảo Luật Điện ảnh sẽ được trình Chính Phủ trước khi trình Quốc hội.
    (Theo VIetnamnet)
  5. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Mới chỉ là Dự thảo thôi . Các thí chủ chưa chi đã nhắng cả lên . Dự thảo nào mà chuối quá thì nhân dân sẽ phản ánh và nó sẽ vẫn chỉ là một ... dự thảo của mấy thí chủ có tầm nhìn cận thị .
  6. phuongcobain81

    phuongcobain81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Thí chủ nói thế câu trước ngược với câu sau quá.
    Thì ai chả biết là Dự thảo.
    Chúng ta có phải là nhân dân không?
    Vậy thì chúng ta phản ánh bằng cách phê phán trên diễn đàn.Đâu có nhắng lên đâu.
  7. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Ừ nhỉ Dạo này bần đạo tập trung đào tạo đồ đệ nên sinh lú lẫn , mong thí chủ bỏ qua .

Chia sẻ trang này