1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin giật gân và chuyện chỉ xảy ra ở Mỹ - (Breaking News and OIA)

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi bdcuteo, 10/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Vụ Án Ly Kỳ của 1 Tay Tỷ Phú
    Vũ Quang
    Dù ở bất cứ quốc gia nào, từ bất cứ một nền văn hóa nào, trong bất cứ một tôn giáo nào, từ xưa đến nay, một điều bất di bất dịch mà con người vẫn hằng luôn tin tưởng là "thiện ác đáo đầu chung hữu báo", bởi vì "lưới trời ***g lộng, tuy thưa nhưng khó thoát", những kẻ gian manh hung hãn hãm hại người ngay rồi cuối cùng cũng phải đền tô.i. Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi về vụ án ly kỳ của một tay tỷ phú Hoa Kỳ, tuy đã lẩn trốn khỏi sự lùng bắt của cảnh sát trong suốt 20 năm trời, cuối cùng cũng phải đền tô.i.
    Khi cái xác không đầu, không tay chân bị trôi dạt vào trong vịnh của thành phố Galveston, Texas, thì cảnh sát địa phương biết ngay rằng kẻ sát nhân không phải là người địa phương. Bởi vì người địa phương sẽ biết rõ về nước thủy triều và những đợt sóng ngầm của hải cảng để từ đó chọn đúng giờ giấc mà quăng xác xuống biển để không bị cuốn ngược lại vào vịnh như thế.
    Cái xác của ông Morris Black 71 tuổi, được khám phá vào ngày 30/9 năm ngoái. Người nhái cảnh sát sau đó lặn ra giữa hải cảng và tìm được ba bao rác buộc kín. Một bao chứa đựng hai cánh tay của nạn nhân và hai bao kia là hai cái chân. Từ những vết cắt thật gọn ghẽ, đứt tiện chứ không bầy nhầy, lởm chởm, cảnh sát có thể xác quyết rằng thủ phạm là một kẻ rất thành thạo trong việc này.
    Song song với ba bao rác nói trên, cảnh sát cũng tìm được một tấm biên nhận đề ngày 28/9 trả tiền cho các bao rác và một cái bao giấy cứng vốn được dán vào các cây cưa mới và một tờ nhật báo có đính kèm địa chỉ nguời mua báo dài ha.n.
    Thám tử Cody Cazalas theo địa chỉ trên tờ báo đến một tòa chung cư trong một khu vực rất bình thường của thành phố. Trong một thùng rác đặt trong hẻm nhỏ phía sau tòa chung cư, Cazalas và người bạn đồng sự của ông tìm được một khẩu súng cầm tay 22 ly cùng với hai kép đa.n. Một kép đạn bị thiếu mất một viên, và Cazalas biết ngay rằng nếu họ tìm được thủ cấp của nạn nhân, chắc chắn viên đạn ấy sẽ nằm gọn trong đấy.
    Cũng trong thùng rác ấy, Cazalas moi được một tờ thông cáo đuổi nhà một người đàn ông tên Morris Black ở căn 1 và một biên nhận thử mắt cho một người ở căn 2 tên Robert Durst. Cả hai tên này đều xa lạ với Cazalas. Và ông cũng không thể nào biết được rằng Durst là người thừa kế của một đại công ty địa ốc ở Nữu Ước trị giá hàng tỷ Mỹ kim. Ông cũng không thể nào ngờ rằng Durst đang bị truy nã để được thẩm vấn về cái chết của người bạn thân của y hoặc về sự mất tích từ 19 năm về trước của vợ y.
    Chủ nhân của tòa chung cư, Klaus Dillman, cho Cazalas biết ông ta chưa hề nghe qua tên Robert Durst. Ông này cũng khẳng định rằng người cư ngụ tại căn 2 trong tòa chung cư là Dorothy Ciner, một phụ nữ câm, thường đội bộ tóc giả màu vàng và chỉ liên lạc với ông ta qua giấy bút mà thôi.
    Chẳng bao lâu sau đó thì cảnh sát Galveston đi tới kết luận rằng cái xác không đầu chính là ông Morris Black còn Dorothy Ciner đích thị là Robert Durst.
    Trong khi đó, ở Nữu Ước, nơi Durst đã bị nghi ngờ từ năm 1982 về vụ mất tích của vợ y, bạn bè thân thuộc của Durst không hề hay biết rằng y đang sinh sống ở Texas hoặc đang là kẻ tình nghi số một của vụ án xác chết không đầu. Bạn bè thân hữu ở Los Angeles, nơi nữ văn sĩ Susan Berman, bạn thân của Durst, người biết được nhiều bí mật thầm kín của y, cũng vừa bị bắn chết trước đó 9 tháng, cũng không hề hay biết rằng y sang tận Texas sinh sống. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng y chỉ đi đi về về giữa những căn nhà nguy nga lộng lẫy ở California, Connecticut và Nữu Ước mà thôi.
    Chính biên lai thử mắt, cũng như tính sợ hoang phí tiền bạc của Durst, đã khiến y phải sa lưới luật pháp. Durst đã đặt làm một cặp mắt kính ở Galveston, và mặc dù đang bị tầm nã về tội sát nhân, y vẫn trở lại thành phố ấy vào ngày 9/10 để lấy kính, và bước ngay vào giữa cái bẫy của cảnh sát. Trong xe của Durst có một lượng cần sa không lớn lắm, một truyện thám tử về án mạng bí mật được thâu băng và khẩu súng ngắn 9 ly, cùng tầm cỡ với loại đạn đã giết hại bà Susan Berman. Cảnh sát còn tìm được một biên lai từ một tiệm giặt ủi ở New Orleans, cách đấy hơn 600 cây số, nơi mà sau này họ biết được rằng Durst đã đến để giặt một cái mền đẫm máu. Và sau đó rất lâu, cảnh sát mới biết được rằng Durst cũng đội lốt một phụ nữ câm tóc nâu tên Diana Winn để sinh sống trong một căn chung cư rẻ tiền khác.
    Cùng trong ngày bị câu lưu khi trở về Galveston, Durst bị điệu ra trước tòa và truy tố về tội giết hại ông Morris Black. Chánh án bắt phải đặt tiền thế chân là US$300,000 (khoảng $580,000 Úc Kim) bằng tiền mặt trước khi được tại ngoại hầu tra, những tưởng Durst khó lòng thu xếp được người để nộp một món tiền thế chân lớn lao như thế. Nào ngờ, cùng trong đêm đó, một ngân phiếu trị giá tương đương với số tiền thế chân do tòa định được một phụ nữ tên Debrah Charatan từ khu Manhattan, Nữu Ước, gởi xuống. Thêm một bất ngờ khác là bà Charatan đã có hôn thú với Durst.
    Ngày hôm sau, sau khi Durst rời khỏi nhà tù, nhà chức trách tại Galveston vẫn không hề biết Durst thực sự là ai. Thế nhưng, vì số tiền thế chân cùng người vợ có hôn thú của Durst ở Manhattan, họ gọi điện thoại đến cảnh sát Nữu Ước để thông báo về tội danh mà y đang bị cáo buô.c. một cảnh sát viên tại đấy lập tức tiết lộ nguồn tin này đến một ký giả ở tờ New York Post. Ký giả Larry Celona vội vã gởi bằng điện thư một bức ảnh của Durst đến với nhà chức trách ở Galveston để nhờ họ xác định có phải đấy là tên Durst vừa được tại ngoại hầu tra hay không. Đến khi xác định được tên nghi phạm Durst và ông tỷ phú Durst chỉ là một thì y đã lại cao bay xa cha.y.
    Nữ công tố Jeanine Pirro của khu Westchester cũng vô cùng bực tức khi hay tin Durst lại một lần nữa trốn thoát khỏi vòng tay của công lý, vì từ tháng 11/99 bà cũng đã quyết định mở lại hồ sơ vụ mất tích của vợ y năm 1982.
    Trong khi đó, ở Connecticut, sau khi nghe bản tin về vụ án ở Texas cùng với sự đào tẩu của Durst, bà Gilberta Najamy cảm thấy sự nghi ngờ của bà từ hơn 19 năm qua là chính xác. Trong suốt thời gian dài đăng đẳng ấy, bà cương quyết không để cho vụ mất tích của người bạn thân nhất đời của bà, Kathie Durst, bị chìm vào quên lãng. Bà vẫn vững lòng tin rằng Kathie đã bị Durst sát hại và lý do duy nhất giúp y thoát khỏi cánh tay công lý là địa vị xã hội cùng với tiền tài, thế lực của y đã khiến cho cảnh sát không tin vào lời cáo buộc của bà.
    Đến năm 1982, 9 năm sau ngày họ kết hôn với nhau, giữa Kathie và Durst không còn "tình yêu nồng cháy" mà thân bằng quyến thuộc đã được chứng kiến trong ngày thành hôn. Dạo ấy, Kathie McCormack là một thiếu nữ Công Giáo thuần thành từ một gia đình di dân trung lưu gốc Ái Nhĩ Lan ở Long Island còn Bobby Durst là con trưởng của Seymour Durst, ông vua địa ốc của Nữu Ước. (Gia sản nhà họ Durst hiện nay lên đến khoảng 2 tỷ Mỹ Kim).
    Trong những năm đầu của cuộc hôn nhân, hai vợ chồng Bobby và Kathie là những khuôn mặt không hề thiếu vắng trong các bữa dạ tiệc linh đình, long trọng hàng đêm của giới thượng lưu quý phái ở Nữu Ước. Họ dẫn nhau nhảy nhót, tiệc tùng thâu đêm suốt sáng và thi nhau cùng bạn bè dùng đủ loại ma túy như một loại kích thích tố cần thiết cho lối sống buông thả của họ. Hai người cũng thường xuyên giao du với giới văn thi sĩ, kể cả Susan Berman, bạn thân của Durst từ thuở còn là sinh viên đại học UCLA.
    Bà Najamy cho biết, dạo ấy, cuộc sống của họ thật là êm đềm thú vị, ngoại trừ những lần mà tính ghen tuông của Durst nổi lên. Bà kể lại, có một lần, vì nghĩ rằng một anh phó nhòm có vẻ như chú ý hơi quá đáng đến Kathie, Durst nhào đến đánh đấm anh ta một trận và dùng giày mũi nhọn đá vỡ mặt anh ta. Sau đó, nội vụ được dàn xếp ổn thỏa sau khi Durst tung tiền bồi thường cho nạn nhân. Bà Najamy nói: "Đấy là mặt khác của con người Durst mà Kathie luôn luôn kể cho chúng tôi nghe".
    Đến khoảng cuối năm 1981 thì 2 người thường xuyên cãi vã với nhau về tiền bạc cũng như những vụ ngoại tình. Kathie đã tham khảo ý kiến một luật gia hàng đầu ở Manhattan và cương quyết đòi cho được phần tiền mà nàng nghĩ là tương xứng. Theo như lời của Durst kể cho tờ New York Post thì vào thời điểm ấy, Durst đang có một cuộc tình vụng trộm với Prudence Farrow, em gái của nữ tài tử Mia Farrow. Y cũng nói rằng Kathie lúc ấy cũng có nhân tình. Trong thời gian đầu của cuộc hôn nhân, Kathie có mang, nhưng sau đó phá bỏ vì Durst buộc nàng phá. Durst luôn luôn phủ nhận rằng thai nhi ấy là con y.
    Trong suốt thời gian sau của cuộc hôn nhân, Kathie học nghề y tá, rồi sau đó ghi danh theo học Y Khoa tại Albert Einstein College of Medicine ở Nữu Ước. Sự việc này lại càng khiến cho Durst điên tiết lên. Bà Najamy nói: "Bobby luôn luôn muốn được nắm trọn quyền điều khiển Kathie. Và y đang mất dần quyền lực đó".
    Đêm Chủ Nhật 31/1, đêm mà nàng bị mất tích, Kathie ở nhà với Durst tại South Salem, Westchester. Trưa hôm đó, mặc dầu trời mưa tầm tã và sau đó là tuyết rơi phủ kín bầu trời, Kathie vẫn lái xe đến nhà bà Najamy ở Connecticut để dự bữa yến tiệc, dầu không được mời. Trong suốt thời gian ở nhà bà Najamy, nàng có vẻ rất lo âu, sợ hãi, và tâm sự một cách cởi mở về những khó khăn trong hạnh phúc gia đình của nàng. Thế rồi Durst điện thoại đến, với một giọng điệu vô cùng giận dữ vì Kathie đã dám đi dự tiệc mà không xin phép y. Đến 7 giờ tối, Kathie gọi về cho Durst, bà Najamy kể lại, để "cho y biết rằng nàng đang trên đường về nhà, và để cho hắn bình tĩnh lại".
    Nửa giờ đồng hồ sau Kathie ra về. Và trong suốt gần 20 năm qua, bà Najamy luôn luôn bị giày vò cắn rứt bởi mặc cảm tội lỗi vì đã để cho Kathie ra đi. Một trong những câu nói chót mà Kathie nói với bà là: "Hứa với em rằng nếu có chuyện gì xảy ra cho em trong đêm nay, chị nhớ theo dõi nhá. Em sợ hãi vô cùng về việc mà Bobby có thể làm với em". Bà Najamy không hề gặp lại nàng nữa.
    Durst chờ đợi đến 5 ngày sau, vào ngày Thứ Sáu 5/2 mới báo cảnh sát về sự mất tích của Kathie. Và y không báo cáo với cảnh sát thuộc hạt Westchester, nơi y cư ngụ mà lại báo cáo với cảnh sát ở Manhattan, nơi gia đình y có thế lực vô song. Trong những ngày trước khi y báo cảnh sát, sau khi Kathie không giữ cái hẹn đi chơi và ăn trưa vào ngày thứ Hai 1/2, bà Najamy liên tục gọi điện thoại cho Durst và để lại lời nhắn. Mãi đến đêm 4/2, y mới gọi lại cho bà. Khi được hỏi sự việc gì đã xảy ra, Durst trả lời: "Đếch biết nữa, tớ đưa nó ra ga xe lửa rồi thôi".
    Khi Najamy hỏi Durst về cách phục sức của Kathie thì y cho biết nàng mang đôi giày bốt da suede màu nâu và một cái áo len đan. Bà Najamy cúp điện thoại và lập tức gọi đến cho cảnh sát tiểu bang Nữu Ước. Bà báo cáo: "Có một thiếu phụ vừa bị sát hại". Bà kể lại rằng cảnh sát cho bà biết, vì bà không phải là thân nhân của Kathie, nên ngay cả việc báo cáo là nàng bị mất tích bà cũng không có quyền làm nữa.
    Ngày hôm sau, dẫn theo một người em gái để làm, nhân chứng, Najamy lái xe đến nhà Durst và dùng đá chọi bể cửa sổ để chui vào nhà. Sau đó, bà dùng điện thoại gọi cảnh sát và nói: "Tôi vừa đập cửa sổ vào nhà, liệu quý vị có chịu đến khám xét không?". Thế nhưng, không một người cảnh sát nào được phái đến đó cả. Thế là hai chị em đi lùng khắp nhà. Trong nhà bếp, họ thấy những lá thư đề tên người nhận là Kathie vẫn chưa được xé ra xem nhưng đã bị nhét hết vào sọt rác. Trong tủ quần áo ở phòng ngủ, đôi giày da suede và cái áo len đan vẫn nằm y nguyên không suy suyển. Giữa phòng ăn thì hai chị em thấy nhiều bao rác màu đen bị nhét, nửa trong nửa ngoài, vào một cái tủ đứng thật cao. Lúc ấy, một niềm sợ hãi bỗng xâm chiếm tâm hồn cả hai người và họ vội vã tháo chạy ra khỏi nhà, lên xe lái đi.
    Theo Durst thì đêm Chủ Nhật, sau khi đưa Kathie ra ga xe lửa để đi chuyến 9g17 về lại thành phố thì y trở về nhà ở South Salem. Sau đó, lúc 11g00 khuya thì y có điện thoại lên căn penthouse của họ ở Manhattan và trò chuyện cùng nàng. Thế nhưng, sau khi bị cảnh sát gặng hỏi về cú điện thoại ấy (vì nếu có gọi thì sẽ có ghi nhận trong hóa đơn tiền điện thoại) thì y thay đổi câu chuyện và nói rằng y gọi cho nàng từ một điện thoại công cộng khi y dẫn chó đi da.o.
    Câu chuyện mà Durst thuật lại có rất nhiều điều nghịch lý. Thứ nhất, điện thoại công cộng gần nhất mà y có thể sử dụng cách căn nhà của y tại South Salem 5 cây số, trên một đoạn đường đất nhỏ hẹp, và trong đêm mưa bão tuyết rơi như đêm 31/1 thì đoạn đường ấy quá xa để dẫn chó đi da.o. Thứ nhì, không một ai trong số những hành khách thường xuyên đi chuyến xe lửa 9g17 ngày Chủ Nhật cùng với nhân viên hỏa xa nhớ có thấy một ai với dáng vóc tương tự như Kathie cả. Thứ ba, Kathie không bao giờ sử dụng xe lửa và chỉ thích lái chiếc xe Mercedes của nàng để đi đến bất cứ nơi nào nàng muốn đi.
    Mặc dù vậy, đấy vẫn chỉ được xem là trường hợp một người bị mất tích mà thôi, chứ không phải là một án ma.ng. Durst phủ nhận rằng y đã đính líu vào sự mất tích này và đồng thời treo giải thưởng $100,000 Mỹ Kim cho những ai có thể giúp đỡ trong việc tìm ra tung tích của Kathie. Chỉ có thân nhân và bạn thân của Kathie là tin tưởng rằng nàng đã bị sát hại trước khi rời khỏi ngôi nhà ở South Salem. Và giờ đây, viện trưởng viện công tố thành phố, bà Jeanine Pirro cũng tin như vâ.y.
    Vụ án "Người Đẹp Mất Tích" gây xôn xao dư luận và là tin nóng hổi hàng đầu trong nhiều tháng liên tiếp. Durst cho ký giả biết có thể vợ y gặp rắc rối vì cách phục sức của nàng. Y nói: "Tôi đã bảo nàng rằng nàng tạo sự chú ý nhiều quá qua loại quần áo mà nàng thích mặc". Thế nhưng, y kể với bạn bè của y một câu chuyện khác, và y đã khăng khăng như thế trong suốt 20 năm trời: Kathie bị bọn buôn ma túy giết ha.i. Và ngay trong những ngày sau đó, y bắt đầu hành xử như Kathie sẽ chẳng bao giờ trở về nữa. Y bắt đầu tìm người để cho thuê căn chung cư của vợ chồng y ở đường East 86th.
    Trong khi đó, mỗi tối Chủ Nhật Najamy lái xe đến nhà Durst ở South Salem để lục lọi trong thùng rác, tìm manh mối. Trong đêm Chủ Nhật đầu tiên, 7/2, bà khám phá ra rằng Durst đã vất nhiều bao đựng đồ riêng của Kathie, từ quần áo, sách vở cho đến những lá thư chưa mở. Sau này, bà tìm thêm được những mẩu giấy do chính tay Durst viết mà cảnh sát đã yêu cầu bà không tiết lộ thêm chi tiết nào về chúng cả. Tuy nhiên, bà nói rất chung chung rằng "nếu là một kẻ lúc nào cũng muốn toàn quyền điều khiển sự việc như Bobby Durst và nếu muốn tìm cách phi tang một xác chết thì có thể soạn sẵn một bản những việc cần làm".
    Ngay từ năm 1982 cảnh sát đã có được những dữ kiện mà 20 năm sau đã làm cho Jeanine Pirro đặc biệt quan tâm đến. Theo các điều tra viên thì 3 ngày sau khi Kathie mất tích, và trước khi y báo cáo với cảnh sát, Durst đã gọi reverse charge (người nhận điện thoại phải trả tiền) cho công ty Durst Organisation từ một điện thoại công cộng ở Ship Bottom, New Jersey, cách South Salem 3 giờ lái xe. Y làm gì tại một tỉnh lỵ ven biển trống vắng ngay giữa mùa Đông? Bà Pirro nghĩ có thể Ship Bottom là một nơi lý tưởng để thủ tiêu một vật gì đó, bằng cách chôn sâu dưới cát, hoặc vứt xuống giữa biển, bởi vì cái hồ ở South Salem đã đóng băng cứng ngắc.
    Tuy vậy, cảnh sát vẫn tiếp tục điều tra vụ án theo chiều hướng mà Durst đã vạch ra rằng Kathie mất tích khi nàng ở Manhattan. Có 2 nhân chứng để yểm trợ cho giả thuyết này. Một là nhân viên gác thang máy của Durst Organisation nói với cảnh sát rằng ông ta thấy Kathie trở về đấy đêm 31/1 (bây giờ thì ông ta lại không chắc chắn lắm về lời khai ấy). Người thứ nhì là viện trưởng viện Einstein College of Medicine. Ông này khai rằng vào sáng Thứ Hai 1/2, Kathie có gọi điện thoại đến báo với ông rằng nàng bị bệnh, không thể đến lớp sáng hôm ấy. Bà Pirro cho rằng có thể Susan Berman là người gọi điện thoại giả làm Kathie Durst.
    Bobby Durst và Susan Berman có một mối liên hệ sâu đậm hơn tình bạn hữu. Bà có thể nhào ra lãnh đạn thay cho Durst, và nhiều người cho rằng có lẽ bà đã thật sự lãnh đạn vì Durst. Khi hai người gặp nhau trong khoảng cuối thập niên 60 thì họ trở nên thân thiết ngay lập tức. Mối quan hệ của họ đi sâu hơn và không bao giờ là tình cảm trai gái cả.
    Berman là con gái duy nhất của "Davie Do Thái", cánh tay mặt của Bugsy Siegel, một ông trùm gangster lẫy lừng Las Vegas trong thập niên 50. Davie qua đời khi Berman mới lên 12 tuổi, và suốt đời nàng tôn thờ cha như một người hùng, mặc dầu sau này, khi lớn lên nàng khám phá được lịch sử đẫm máu của ông ta, từ những vụ sát nhân, bắt cóc tra tấn cho đến những vụ cướp nhà băng.v.v... Tất cả những sự tìm hiểu của Berman về lai lịch cha nàng đã được biên soạn thành một cuốn hồi ký đã được hết mực ngợi khen là Easy Street.
    Mối quan hệ giữa Berman và Durst thân mật, bền chắc đến độ nàng trở thành phát ngôn nhân không chính thức của Durst sau khi Kathie mất tích. Năm 1983, khi gia đình Kathie cố giành quyền cai quản tài sản của nàng, Berman đã làm một bản khai danh dự rằng Kathie có "nhiều khó khăn trầm trọng về tâm thần", nghiện ngập cocaine và rượu mạnh, và lúc nào cũng ở trong tình trạng khủng hoảng về việc muốn tốt nghiệp y khoa.
    Thế nhưng, liệu Berman có chịu gọi cú điện thoại đến cho viện trưởng viện y khoa hay không? Những người hiểu rõ Berman vững tin rằng nàng có thể làm bất cứ chuyện gì cho Durst, ngoại trừ làm kẻ tòng phạm trong một vụ sát nhân, ít nhất là không cố tình làm điều ấy. Một người bạn cho biết Berman thú nhận rằng nàng đã "cung cấp bằng chứng bất tại trường (alibi) cho Bobby", nhưng đã làm như thế với tất cả thiện tâm và không phải vì nàng tin vào thời điểm ấy rằng Durst đã hãm hại Kathie. Bà Liz Rosenberg, bạn lâu đời của Berman và từng nằm trong nhóm thường giao du với Berman và Durst trước kia, nói: "Susan là một trong những người chính trực nhất mà tôi biết được".
    Năm 1982 khi Berman đối đáp với giới truyền thông giùm cho Durst thì nàng đang ở tột đỉnh vinh quang của sự nghiệp: quyển Easy Street vừa được xuất bản và nàng có bạc tiền thừa thãi vì đã bán được bản quyền phim cho hãng Universal Pictures. Thế nhưng, những năm sau đó, tình trạng tài chánh của nàng eo hẹp hơn và nàng cũng không bao giờ tìm được sự thành công như một văn sĩ ăn khách nữa.
    Trong những năm cuối của cuộc đời nàng, Berman đã phải bán cả nữ trang mà mẹ nàng truyền lại cho nàng để trang trải nợ nần. Berman không hề chịu hỏi xin hay mượn tiền ai vì không chịu được sự tủi nhục ấy, tuy nhiên, theo bạn bè của nàng cho biết thì Durst đã cho nàng rất nhiều tiền trong thời gian rất dài. Thế nhưng, trong những tháng cuối cùng của đời nàng, khi Berman bị thiếu tiền nhà quá nhiều và đang có nguy cơ bị đuổi nhà thì nàng lại đòi hỏi nhiều hơn nữa.
    Vào tháng 11/2000, trong bí mật tuyệt đối, toàn thể bạn bè, ngay cả Berman, cũng không hay biết được, Durst làm giấy hôn thú với Debra Lee Charatan ở Nữu Ước. Durst đã cặp bồ với Charatan trong suốt 12 năm trời. Berman không ưa được Charatan. Một người bạn nói: "Nàng ghét Charatan thậm tệ. Cả hai người đều ghen tuông lẫn nhau".
    Thoạt đầu, người ta đặt nghi vấn về giá trị của tờ hôn thú nói trên vì Kathie vẫn chưa được khai tử. Tuy nhiên, sau này, người ta mới khám phá được rằng Durst đã âm thầm ly dị Kathie năm 1990. Nếu Berman biết được họ đã cưới nhau, chắc chắn nàng sẽ nổi trận lôi đình. Thế nhưng, có lẽ nàng đã không bao giờ biết được việc này. Ngay vào đêm Giáng Sinh năm 2000, người ta tìm thấy xác của nàng tại tư gia ở Los Angeles với một phát đạn bắn vào sau gáy. Cảnh sát cho rằng nàng biết kẻ sát nhân vì không có dấu hiệu gì đã bị kẻ gian đột nhâ.p.
    Cái chết của Berman không được phổ biến rộng rãi lắm cho đến khi văn phòng của Jeanine Pirro công khai tuyên bố bà đang cố tìm cách liên lạc với Berman để thẩm vấn về sự hiểu biết của nàng về vợ chồng Durst và Kathie. Bà Pirro nói: "Việc này xem như có sự trùng hợp nhiều hơn ngẫu nhiên tình cờ quá mức". Và giới truyền thông cũng cùng một ý tưởng đó và làm rùm beng về sự liên hệ có thể có giữa hai vụ án. (Tuy cảnh sát LA xác định rằng Durst "là một người cần được chú ý nhiều", đến bây giờ, y vẫn chưa hề bị thẩm vấn).
    Một người bạn của Berman nói: "Tôi nghĩ có thể Berman đã gọi cho Durst và nói "Cảnh sát sẽ muốn tái thẩm vấn tôi, có lẽ mình nên bàn thảo lại xem", và Durst, trong trạng thái tâm thần luôn luôn hoài nghi, đã có hành động điên rồ". Người bạn này cũng nghĩ rằng với những đòi hỏi liên tục về tiền bạc, có lẽ Durst bắt đầu cho rằng Berman là một gánh nặng cần phải dứt bỏ. Vào ngày 19/12/2000, trong cú điện thoại cuối cùng của Berman với bạn là nữ diễn viên Kim Lankford, nàng nói nàng "có những dữ liệu sẽ tạo bùng nổ, vạch tung bí mật". Năm ngày sau thì nàng bị thảm sát.
    Vào tháng 11/2000 có tin vụ án mất tích của Kathie sẽ được mở la.i. Cũng trong tháng đó, Durst làm hôn thú, gởi ngân phiếu $25,000 cho Berman và bắt đầu mướn căn phòng ở Galveston. Không có một bằng chứng nào cho thấy rằng trước thời điểm này Durst có những hành động dị kỳ như bây giờ người ta biết được: giả làm phụ nữ bị câm, cạo sạch lông mày, sống cuộc sống bần hàn tại nhiều nơi khác nhau. Sau khi Durst lẩn trốn, cảnh sát khám phá được việc Charatan cố rút $1,8 triệu Mỹ Kim từ chương mục của y, và trước khi bà ta nhận được tiền thì toàn bộ tài sản của Durst đã bị niêm phong.
    Có phải việc bà Pirro quyết định mở lại hồ sơ vụ mất tích của Kathie đã khiến Durst trở nên điên rồ, mất bình tĩnh chăng? Hoặc vụ sát hại Susan Berman người bạn tri kỷ thâm giao, và cũng là đồng minh mật thiết nhất của y đã là giọt nước làm tràn cái ly đầy, làm vỡ tan sức chịu đựng của Durst? Hoặc, như có người phỏng đoán, có phải việc bị truy nã một cách bất công như một kẻ tội đồ đã khiến y thành kẻ rồ dại? Hay y là dích thực là một kẻ thích sát nhân liên hoàn?
    Klaus Dillman, chủ căn chung cư ở Galveston cho biết vào tháng 11/2000, ông được một người đàn ông lạ mặt, bây giờ được tin là Durst, gọi điện thoại đến cho biết muốn mướn một căn phòng cho người bạn của y là Dorothy Ciner. Y cho ông Dillman biết sở dĩ y phải gọi là vì bà ta bị câm. Y cũng cho biết thêm bà Ciner sẽ trả trước 1 năm tiền nhà. Vào thời điểm ấy, ông Morris Black vừa mới dọn vào căn chung cư được 1 tháng. Vài tuần sau đó, "Dorothy Ciner" dọn đến. Và trong suốt 11 tháng sau đó, cho đến khi bị câu lưu, Durst sống một đời sống bí mật ở Galveston trong khi vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường của y, và thường xuyên di chuyển giữa Texas, Nữu Ước và Los Angeles. Y vẫn được thấy ăn trưa tại nhà hàng Four Seasons tại Man hattan. Y vẫn dành thời giờ chung sống với cô vợ mới ở Hamptons. Y thay hình đổi dạng giữa Robert và Dorothy một cách dễ dàng và rất liền la.c.
    Vào ngày 12/4/01, Durst đến viếng thăm cái hồ bên cạnh căn nhà cũ ở South Salem, nơi y đã không bước chân đến từ hơn 11 năm qua. Người thiếu phụ chủ nhân hiện thời của căn nhà nhận diện được y qua những bài báo. Y đứng ven hồ, nhìn đăm đăm về một khoảng chân trời nào đó. Khi y phát giác được bà ta đang nhìn thì Durst bỏ ra xe, lái đi. Ngày ấy là ngày sinh nhật thứ 58 của y, và cũng là ngày kỷ niệm 18 năm ngày y thành hôn với Kathie.
    Vào cái cuối tuần 23/9/01, một tuần trước khi Morris Black bị sát hại, Durst cho một người bạn biết y vừa dự một đám cưới của người thân trong gia đình ở Texas. Người bạn này cho biết ông ta rất vui về chuyện này, vì từ khi em trai của y, Douglas, được đưa lên nắm quyền trông coi cơ nghiệp của gia đình từ hơn một thập niên trước đây, Durst không còn liên lạc với gia đình y nữa. Cũng chính trong tuần ấy, theo cảnh sát, Durst đã mua một cây cưa và những bao rác ở Galveston.
    Cuộc lẩn trốn của Durst chấm dứt vào ngày 30/11/01, một ngày trước khi vụ án của y được đưa lên chương trình America Most Wanted. Sau 45 ngày lẩn trốn và là mục tiêu của một vụ tầm nã rộng lớn toàn Hoa Kỳ, Durst bị bắt một cách rất tầm thường và im lă.ng. Y bị câu lưu tại Pennsylvania vì đã ăn trộm một tờ báo, một cặp bánh mì sandwich và một băng cứu thương cá nhân tại một tiệm tạm hóa. Trong cái xe y mướn - bằng cách dùng bằng lái đã quá hạn và Medicare của ông Morris Black - cảnh sát tìm được 2 khẩu súng ngắn, một số lượng cần sa và US$38,600 tiền mă.t.
    Durst bị giải giao về Texas hồi cuối tháng 1/02 vừa qua, và tiền thế chân được đặt là 1 tỷ Mỹ Kim. Nếu bị kết tội đã sát hại ông Morris Black, y sẽ bị tù chung thân. Bà Pirro nói: "Bên ấy họ có nhiều bằng chứng rất cụ thể và mạnh mẽ". Tuy nhiên, nỗi ưu tư hàng đầu của bà vẫn là việc phá được vụ án về Kathie Durst. Bà nói thêm: "Tôi chỉ muốn biết chuyện gì đã xảy đến cho Kathie. Gia đình của bà ta cần biết được sự thật".
    ƠO Los Angeles, bạn bè của Susan Berman cảm thấy bất mãn vô cùng với tiến triển của cuộc điều tra về cái chết của nàng. Cho đến bây giờ vẫn không có một nghi phạm chính thức. Cảnh sát LA từ chối không xác nhận hoặc phủ nhận rằng viên đạn đã kết liễu cuộc đời Berman có phải được bắn ra từ một trong hai khẩu súng trên xe Durst hay không.
    Thế còn vụ Morris Black thì sao? Vụ án được xét xử từ 3/6 vừa qua, nhưng cho đến bây giờ, người ta cũng không biết nhiều về Morris, ngoại trừ việc ông ta là một lão già kỳ quặc, khó chịu: lão thường xuyên chửi rủa la mắng khi gặp chó chạy trên đường, không chịu mở lò sưởi vào mùa Đông và lúc nào cũng giặt rửa tiền bạc của lão. Có giả thuyết cho rằng Morris với tánh tình khó chịu bất thường của lão đã vô tình làm Durst nổi sùng để y nổi khùng và thanh toán lão.
    Tuy vậy, cảnh sát vẫn muốn biết xem Durst và Morris có quen nhau trước khi đến Galveston và Morris có từng sinh sống ở Nữu Ước hay không. Có phải đấy là một sự ngẫu nhiên tình cờ mà Dorothy Ciner (Durst) dọn đến căn chung cư ở 2213 Avenue K tại Galveston chỉ một tháng sau khi Morris dọn vào hay không? Có nguồn tin cho biết, một phụ nữ sống gần vịnh Galveston Bay, nơi người ta tìm được thi hài của Morris, tuyên bố rằng Durst đã đến đấy vài ngày trước đó và hỏi bà ta xem cảnh sát có thường xuyên lai vãng khu ấy không.
    Nếu còn sống thì năm nay Kathie Durst sẽ được tròn 50 tuổi. Trong cuộc sống lạ thường, quái đản của Durst y đã từng sống trong những ngôi biệt thự sang trọng nhất và y cũng từng sống trong những căn gác trọ tồi tàn nhất. Y đã từng sống đời đàn ông và cũng từng sống như một người đàn bà. Y sống cuộc sống xa hoa phú quý và y cũng sống cuộc sống cơ cực bần hàn. Y chưa một lần viếng thăm ngôi mộ của người bạn thân nhất đời của y. Nhưng người ta tin rằng y đã từng đến viếng thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của vợ y.
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Những kiểu ăn xin ở Mỹ
    Kim Trần
    Kim Trần 19 tuổi, học sinh, định cư tại Santa Ana, là tác giả trẻ tuổi đầu tiên tham dự giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba và đây là bài viết thứ ba của cộ Lối viết của Kim Trần cho thấy sự quan sát và ghi nhận tinh tế, dù bài viết rất ngắn. Mong Kim Trần và các bạn trẻ sẽ còn có thêm nhiều bài viết khác, nhiều câu chuyện sống động khác, về đề tài này.
    +
    Không hiểu tôi phải gọi bà hay cô, không già lắm, người phụ nữ này đang mang bầu nhưng không đeo nhẫn cưới. Có lẽ bà ta ăn xin vì trên đất Mỹ này bà không thể làm gì cả. Tôi nghĩ vì tình trạng nhập lậu của bà ta khó mà tìm được một việc làm ổn định.
    Bà ta ăn mặc lượm thuộm, người thì co ro, khuôn mặt nhăn nhó, tay cầm một tấm bảng treo đề "Ím pregnant, I need help *****pport my child" miệng nói những câu như rên than cho số phận của mình trước những du khách. Địa điểm ăn xin của bà ta là nhà thờ hay đền đài.
    Người Mỹ mà ăn xin thì không rên rỉ như bà ta, họ đứng hay ngồi chỗ nào đó, cầm tấm bảng "homeless" nhìn những chiếc xe hơi qua lại mong những tấm lòng hảo tâm của một người nào đó đi ngang qua. Theo tôi biết thì những người ăn xin đơn giản kiểu này không có "thu nhập" cao bằng những anh chàng ôm ghi ta hát ở một khu bờ biển nào đó mà tôi đã từng chứng kiến nhiều lần. Các anh hát say sưa, mắt nhắm nghiền như không tha thiết gì đến những người bỏ tiền vào chiếc hộp lớn của mình, nhưng thật ra đây cũng là một trong những cách ăn xin kiểu "nghệ thuật". Người nghe đôi lúc say sưa và bỏ tiền vào lon một cách trân trọng. Khi cao hứng những anh chàng trẻ này còn nhảy, những bước nhảy rất chuyên nghiệp và trên gương mặt rạng rỡ như không hề có chút mặc cảm nào là mình đang ăn xin.
    Một lần tôi đi China Town in Los Angeles, lần đầu tiên khi xe dừng lại tôi giật mình khi có một người da đen từ trong lề đường cầm gậy gộc chạy ra. Tôi tưởng gặp cướp hoặc kẻ điên nào đó trên đường phố. Nhưng không, những cây gậy gộc trên tay của anh chàng da đen kia là dụng cụ lau kiếng xe. Anh lau vội chừng năm mười giây đồng hồ để còn dư thời gian nhận tiền công vì xe chỉ dừng khoảng 1 phút. Công việc này chỉ cần nhanh nhẹn chứ không cần khéo tay và tiền công cho họ có từ 1 đến 2 dollars tùy theo sự rộng rãi của người lái xe.
    Nhiều khi bật đèn xanh, người lái xe vội vọt đi, người lau kiếng cũng chẳng có phản ứng gì và hầu như họ không buồn nhìn theo những chiếc xe ăn "quỵt" tiền công của họ. Họ luôn là kẻ chịu đựng, không hề có một dấu biểu hiện theo kiểu ăn xin.
    Hầu như những người ăn xin ở đây đều mạnh khỏe, không có chút dị tật mà nếu có tật nhà nước cũng nuôi, cũng chả có bế con đi ăn xin, trẻ con mà ăn xin thì nhà nước cũng rước về nuôi. Có một lần tôi được dịp đi Las Vegas, tôi cùng gia đình đi dạo chung quanh thành phố. Những cái tôi chú ý không phải sự bừng sáng rực rỡ cùng ánh đèn mà là một cô gái ngồi trước một Casino đang lấy phấn trét lên khuôn mặt xinh đẹp của cô.
    Cô gái đang sắp sửa trình diễn trò gì đây, tôi thầm nghĩ. Cô ta mặc toàn đồ trắng, mang găng tay trắng, bôi hết khuôn mặt và kẻ lông mày trắng nốt, xong cô đội lên đầu chiếc mũ triều thiên trắng, cô toàn trắng như một bức tượng bằng thạch cao. Cuối cùng, cô mở nhạc âm điệu như nhà thờ, cô đứng lên, tay trái đưa lên trời còn tay phải thì đặt giữa bụng. Cô đứng im cho tới khi một người Nhật cho tiền vào chiếc lon cũng bọc bằng vải trắng để dưới chân cô. Cứ mỗi lần có người cho tiền là cô đổi kiểu đứng. Trong chưa đầy một tiếng đồng hồ, tôi thấy có hơn ba mươi người cho tiền cô gái. Thật là một sáng kiến độc đáo. Những kiểu ăn xin ở Mỹ thật là đa dạng và đặc biệt, mang một chút gì nghệ thuật và sáng tạo trong đó. Cho nên không dễ gì kiếm tiền bằng nghề ăn xin ở Mỹ nếu không có đầu óc nhạy bén.
  3. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Những kiểu ăn xin ở Mỹ
    Kim Trần
    Kim Trần 19 tuổi, học sinh, định cư tại Santa Ana, là tác giả trẻ tuổi đầu tiên tham dự giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ ba và đây là bài viết thứ ba của cộ Lối viết của Kim Trần cho thấy sự quan sát và ghi nhận tinh tế, dù bài viết rất ngắn. Mong Kim Trần và các bạn trẻ sẽ còn có thêm nhiều bài viết khác, nhiều câu chuyện sống động khác, về đề tài này.
    +
    Không hiểu tôi phải gọi bà hay cô, không già lắm, người phụ nữ này đang mang bầu nhưng không đeo nhẫn cưới. Có lẽ bà ta ăn xin vì trên đất Mỹ này bà không thể làm gì cả. Tôi nghĩ vì tình trạng nhập lậu của bà ta khó mà tìm được một việc làm ổn định.
    Bà ta ăn mặc lượm thuộm, người thì co ro, khuôn mặt nhăn nhó, tay cầm một tấm bảng treo đề "Ím pregnant, I need help *****pport my child" miệng nói những câu như rên than cho số phận của mình trước những du khách. Địa điểm ăn xin của bà ta là nhà thờ hay đền đài.
    Người Mỹ mà ăn xin thì không rên rỉ như bà ta, họ đứng hay ngồi chỗ nào đó, cầm tấm bảng "homeless" nhìn những chiếc xe hơi qua lại mong những tấm lòng hảo tâm của một người nào đó đi ngang qua. Theo tôi biết thì những người ăn xin đơn giản kiểu này không có "thu nhập" cao bằng những anh chàng ôm ghi ta hát ở một khu bờ biển nào đó mà tôi đã từng chứng kiến nhiều lần. Các anh hát say sưa, mắt nhắm nghiền như không tha thiết gì đến những người bỏ tiền vào chiếc hộp lớn của mình, nhưng thật ra đây cũng là một trong những cách ăn xin kiểu "nghệ thuật". Người nghe đôi lúc say sưa và bỏ tiền vào lon một cách trân trọng. Khi cao hứng những anh chàng trẻ này còn nhảy, những bước nhảy rất chuyên nghiệp và trên gương mặt rạng rỡ như không hề có chút mặc cảm nào là mình đang ăn xin.
    Một lần tôi đi China Town in Los Angeles, lần đầu tiên khi xe dừng lại tôi giật mình khi có một người da đen từ trong lề đường cầm gậy gộc chạy ra. Tôi tưởng gặp cướp hoặc kẻ điên nào đó trên đường phố. Nhưng không, những cây gậy gộc trên tay của anh chàng da đen kia là dụng cụ lau kiếng xe. Anh lau vội chừng năm mười giây đồng hồ để còn dư thời gian nhận tiền công vì xe chỉ dừng khoảng 1 phút. Công việc này chỉ cần nhanh nhẹn chứ không cần khéo tay và tiền công cho họ có từ 1 đến 2 dollars tùy theo sự rộng rãi của người lái xe.
    Nhiều khi bật đèn xanh, người lái xe vội vọt đi, người lau kiếng cũng chẳng có phản ứng gì và hầu như họ không buồn nhìn theo những chiếc xe ăn "quỵt" tiền công của họ. Họ luôn là kẻ chịu đựng, không hề có một dấu biểu hiện theo kiểu ăn xin.
    Hầu như những người ăn xin ở đây đều mạnh khỏe, không có chút dị tật mà nếu có tật nhà nước cũng nuôi, cũng chả có bế con đi ăn xin, trẻ con mà ăn xin thì nhà nước cũng rước về nuôi. Có một lần tôi được dịp đi Las Vegas, tôi cùng gia đình đi dạo chung quanh thành phố. Những cái tôi chú ý không phải sự bừng sáng rực rỡ cùng ánh đèn mà là một cô gái ngồi trước một Casino đang lấy phấn trét lên khuôn mặt xinh đẹp của cô.
    Cô gái đang sắp sửa trình diễn trò gì đây, tôi thầm nghĩ. Cô ta mặc toàn đồ trắng, mang găng tay trắng, bôi hết khuôn mặt và kẻ lông mày trắng nốt, xong cô đội lên đầu chiếc mũ triều thiên trắng, cô toàn trắng như một bức tượng bằng thạch cao. Cuối cùng, cô mở nhạc âm điệu như nhà thờ, cô đứng lên, tay trái đưa lên trời còn tay phải thì đặt giữa bụng. Cô đứng im cho tới khi một người Nhật cho tiền vào chiếc lon cũng bọc bằng vải trắng để dưới chân cô. Cứ mỗi lần có người cho tiền là cô đổi kiểu đứng. Trong chưa đầy một tiếng đồng hồ, tôi thấy có hơn ba mươi người cho tiền cô gái. Thật là một sáng kiến độc đáo. Những kiểu ăn xin ở Mỹ thật là đa dạng và đặc biệt, mang một chút gì nghệ thuật và sáng tạo trong đó. Cho nên không dễ gì kiếm tiền bằng nghề ăn xin ở Mỹ nếu không có đầu óc nhạy bén.
  4. n2b

    n2b Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Giám đốc của các hiệu trưởng các truờng học thuộc tỉnh Lawrence, Massachusetts, có lẽ bị mù chữ !

    Massachusetts School Superintendent Fails Literacy Test
    (A.P.) LAWRENCE, Mass. - This city''''s superintendent of schools, who recently put two dozen teachers on unpaid leave for failing a basic English proficiency test, has himself flunked a required literacy test three times.

    Wilfredo T. Laboy called his failing scores "frustrating" and "emotional." He blamed his performance on a lack of preparation and concentration, as well as the fact that that Spanish is his first language.
    "It bothers me because I''''m trying to understand the congruence of what I do here every day and this stupid test," Laboy told The Eagle-Tribune of Lawrence in a story published Sunday.
    "What brought me down was the rules of grammar and punctuation," Laboy said. "English being a second language for me, I didn''''t do well in writing. If you''''re not an English teacher, you don''''t look at the rules on a regular basis."
    State Education Commissioner David P. Driscoll said he is aware of Laboy''''s troubles with the test, but would not say how many chances Laboy would be given to pass or what the consequences of another failure could be.
    He said Laboy was doing an excellent job leading the district, and is getting more time to prepare for the test. But he added, "He''''s going to have to pass. ... The situation will only get serious if he goes much longer without passing."
    Since 1998, all Massachusetts educators ?" from teachers *****perintendents ?" have had to pass the Communications and Literacy Skills Test, which measures basic reading and writing skills, including vocabulary, punctuation, grammar, spelling and capitalization.
    Laboy, who receives a 3 percent pay hike this month that will raise his salary to $156,560, recently put 24 teachers on unpaid administrative leave because they failed a basic English test.
    Küchenschabe
    Được n2b sửa chữa / chuyển vào 06:39 ngày 05/08/2003
    Tôi đổi size chữ cho dễ đọc 1 tí.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 09:07 ngày 05/08/2003
  5. n2b

    n2b Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Giám đốc của các hiệu trưởng các truờng học thuộc tỉnh Lawrence, Massachusetts, có lẽ bị mù chữ !

    Massachusetts School Superintendent Fails Literacy Test
    (A.P.) LAWRENCE, Mass. - This city''''s superintendent of schools, who recently put two dozen teachers on unpaid leave for failing a basic English proficiency test, has himself flunked a required literacy test three times.

    Wilfredo T. Laboy called his failing scores "frustrating" and "emotional." He blamed his performance on a lack of preparation and concentration, as well as the fact that that Spanish is his first language.
    "It bothers me because I''''m trying to understand the congruence of what I do here every day and this stupid test," Laboy told The Eagle-Tribune of Lawrence in a story published Sunday.
    "What brought me down was the rules of grammar and punctuation," Laboy said. "English being a second language for me, I didn''''t do well in writing. If you''''re not an English teacher, you don''''t look at the rules on a regular basis."
    State Education Commissioner David P. Driscoll said he is aware of Laboy''''s troubles with the test, but would not say how many chances Laboy would be given to pass or what the consequences of another failure could be.
    He said Laboy was doing an excellent job leading the district, and is getting more time to prepare for the test. But he added, "He''''s going to have to pass. ... The situation will only get serious if he goes much longer without passing."
    Since 1998, all Massachusetts educators ?" from teachers *****perintendents ?" have had to pass the Communications and Literacy Skills Test, which measures basic reading and writing skills, including vocabulary, punctuation, grammar, spelling and capitalization.
    Laboy, who receives a 3 percent pay hike this month that will raise his salary to $156,560, recently put 24 teachers on unpaid administrative leave because they failed a basic English test.
    Küchenschabe
    Được n2b sửa chữa / chuyển vào 06:39 ngày 05/08/2003
    Tôi đổi size chữ cho dễ đọc 1 tí.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 09:07 ngày 05/08/2003
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Trích bài:
    TỪ MỘT CENT TIỀN MỸ
    Hữu Hà
    Sống trên đất Mỹ lâu ngày, dần dà tôi để ý thấy đồng tiền một cent của Mỹ cho mình nhiều suy nghĩ hay hay lạ lạ. Như quý vị đã thấy khi chúng ta vào chợ Mỹ hay các shopping những món hàng họ thường ghi giá và dán vào mỗi một món hàng đó từ $0.99 cho đến $9.99 hoặc cao hơn. Giờ đây sau 23 năm sống trên đất Mỹ, tôi được đi nhiều hơn thì ở bất cứ tiểu bang nào vấn đề buôn bán họ đều giống nhau. Đi du lịch khắp thế giới chúng ta mới nhận ra một điều là chỉ có Mỹ mới in ra đồng bạc một cent, chứ chưa có đất nước nào lại in ra đồng tiền nhỏ nhất một cent như nước Mỹ.
    Tiền bạc ở Mỹ người ta tính rất chi ly, khi nhìn giá một món hàng như $0.99 hoặc $9.99 chúng ta cứ tưởng nó chưa đến 1 dollar hoặc chưa đến 10 dollars nhưng tình thật các nhà buôn họ móc túi chúng ta mà không ai có thể ngờ được.
    Tôi xin dẫn một thí dụ, mỗi món hàng mua chỉ có $9.99 nhưng khi đem tới quầy tính tiền thì trong máy tính họ đã set up sẵn tiền thuế là $10.00 chứ không phải $9.99 như mình tưởng đâu. Một đất nước mà họ in ra đồng bạc một cent thì quý vị cũng biết sự tính toán của họ thật là chính xác từng ly một không sai chạyï.
    Những ngày tôi được sống cận kề bên cạnh người mẹ nuôi của tôi thì tôi học được thêm một điều mà ít ai ngờ được. Cứ mỗi lần tôi nhờ bà mua giùm một món hàng nào ví dụ bà mua giùm $15.69 tôi thường đưa luôn cho bà $16.00 nhưng ngược lại bà nhờ tôi mua giùm món hàng nào, ví dụ $16,99 là bà đưa đúng y như biên lai mà tôi đã mua chứ không bao giờ đưa $17,00 đâu. Như vậy để quý vị thấy được bản tính chi tiền của người Mỹ thật là chính xác. Trong mọi giao dịch hàng tháng như số tiền thường có thêm đơn vị tiền nhỏ nhất là cent.
    Trong cuộc đời tôi đã chứng kiến tận mắt một việc như sau: số là khi dọn nhà tới ở nơi ở mới chúng ta thường deposit tiền người ta mới mở điện, gas, nước cho mình. Sau khi dọn đến một nơi ở mới chúng ta thường đóng gas, điện, nước nơi ở cũ rồi chuyển về nơi ở mới để mình thanh toán mình đã xài trong căn nhà cũ. Sau khi đã ổn định căn nhà mới thì bill nước căn nhà cũ gởi tới cho tôi một cái bill mà sau khi họ đã trừ tiền deposit của tôi đã dùng nước ở căn nhà cũ thì trong bill ghi chỉ vẻn vẹn chỉ $0.05 mà thôi.
    Đọc cái bill tôi tự hỏi bill gì mà chỉ có $0.05 mà cũng đòi, thế rồi thời gian trôi qua tôi cứ tưởng họ không thèm để ý tới cái bill $0.05 ấy nữa, thì một hôm tôi lại nhận được một bao thư mở ra với lời trách móc sao hơn một tháng mà bill tiền nước của anh không chịu trả đã quá ngày trả bill.
    Cuối cùng tôi hỏi một người bạn Mỹ gần nhà thì họ khuyên tôi nên viết check trả cái bill ít ỏi đó đi cho yên chuyện.
    Người Mỹ rõ ràng đã biết tính toán kỹ lưỡng. Họ biết một người thư ký mỗi giờ phải trả $7-8.00/ giờ còn phải dùng bao thư gởi rồi dán 37 cent stamp mới gởi tới tay mình để đòi có 5 cents. Biết là lỗ nhưng việc làm là phải đúng nguyên tắc?.
    Người Mỹ, nước Mỹ tính từng cent. Nhưng cũng người Mỹ, nước Mỹ đã góp hàng tỷ tỷ mỹ kim viện trợ khắp thế giới. Gần 30 năm sống trên đất Mỹ tôi thấy mình hiểu ra là phải biết tính toán coi trọng từng cent thì mới có bạc tỷ.
  7. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Trích bài:
    TỪ MỘT CENT TIỀN MỸ
    Hữu Hà
    Sống trên đất Mỹ lâu ngày, dần dà tôi để ý thấy đồng tiền một cent của Mỹ cho mình nhiều suy nghĩ hay hay lạ lạ. Như quý vị đã thấy khi chúng ta vào chợ Mỹ hay các shopping những món hàng họ thường ghi giá và dán vào mỗi một món hàng đó từ $0.99 cho đến $9.99 hoặc cao hơn. Giờ đây sau 23 năm sống trên đất Mỹ, tôi được đi nhiều hơn thì ở bất cứ tiểu bang nào vấn đề buôn bán họ đều giống nhau. Đi du lịch khắp thế giới chúng ta mới nhận ra một điều là chỉ có Mỹ mới in ra đồng bạc một cent, chứ chưa có đất nước nào lại in ra đồng tiền nhỏ nhất một cent như nước Mỹ.
    Tiền bạc ở Mỹ người ta tính rất chi ly, khi nhìn giá một món hàng như $0.99 hoặc $9.99 chúng ta cứ tưởng nó chưa đến 1 dollar hoặc chưa đến 10 dollars nhưng tình thật các nhà buôn họ móc túi chúng ta mà không ai có thể ngờ được.
    Tôi xin dẫn một thí dụ, mỗi món hàng mua chỉ có $9.99 nhưng khi đem tới quầy tính tiền thì trong máy tính họ đã set up sẵn tiền thuế là $10.00 chứ không phải $9.99 như mình tưởng đâu. Một đất nước mà họ in ra đồng bạc một cent thì quý vị cũng biết sự tính toán của họ thật là chính xác từng ly một không sai chạyï.
    Những ngày tôi được sống cận kề bên cạnh người mẹ nuôi của tôi thì tôi học được thêm một điều mà ít ai ngờ được. Cứ mỗi lần tôi nhờ bà mua giùm một món hàng nào ví dụ bà mua giùm $15.69 tôi thường đưa luôn cho bà $16.00 nhưng ngược lại bà nhờ tôi mua giùm món hàng nào, ví dụ $16,99 là bà đưa đúng y như biên lai mà tôi đã mua chứ không bao giờ đưa $17,00 đâu. Như vậy để quý vị thấy được bản tính chi tiền của người Mỹ thật là chính xác. Trong mọi giao dịch hàng tháng như số tiền thường có thêm đơn vị tiền nhỏ nhất là cent.
    Trong cuộc đời tôi đã chứng kiến tận mắt một việc như sau: số là khi dọn nhà tới ở nơi ở mới chúng ta thường deposit tiền người ta mới mở điện, gas, nước cho mình. Sau khi dọn đến một nơi ở mới chúng ta thường đóng gas, điện, nước nơi ở cũ rồi chuyển về nơi ở mới để mình thanh toán mình đã xài trong căn nhà cũ. Sau khi đã ổn định căn nhà mới thì bill nước căn nhà cũ gởi tới cho tôi một cái bill mà sau khi họ đã trừ tiền deposit của tôi đã dùng nước ở căn nhà cũ thì trong bill ghi chỉ vẻn vẹn chỉ $0.05 mà thôi.
    Đọc cái bill tôi tự hỏi bill gì mà chỉ có $0.05 mà cũng đòi, thế rồi thời gian trôi qua tôi cứ tưởng họ không thèm để ý tới cái bill $0.05 ấy nữa, thì một hôm tôi lại nhận được một bao thư mở ra với lời trách móc sao hơn một tháng mà bill tiền nước của anh không chịu trả đã quá ngày trả bill.
    Cuối cùng tôi hỏi một người bạn Mỹ gần nhà thì họ khuyên tôi nên viết check trả cái bill ít ỏi đó đi cho yên chuyện.
    Người Mỹ rõ ràng đã biết tính toán kỹ lưỡng. Họ biết một người thư ký mỗi giờ phải trả $7-8.00/ giờ còn phải dùng bao thư gởi rồi dán 37 cent stamp mới gởi tới tay mình để đòi có 5 cents. Biết là lỗ nhưng việc làm là phải đúng nguyên tắc?.
    Người Mỹ, nước Mỹ tính từng cent. Nhưng cũng người Mỹ, nước Mỹ đã góp hàng tỷ tỷ mỹ kim viện trợ khắp thế giới. Gần 30 năm sống trên đất Mỹ tôi thấy mình hiểu ra là phải biết tính toán coi trọng từng cent thì mới có bạc tỷ.
  8. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    copy and paste from VF
    1. Một người đàn ông bước vào một quầy tạp hóa ở bang Virginia, đưa ra tờ 20 USD, đề nghị đổi lấy tiền lẻ. Khi người chủ quầy đang mở ngăn kéo, y liền rút súng uy hiếp, bắt nộp hết số tiền trong đó. Đạt mục đích, y bỏ chạy, bỏ lại tờ 20 USD trên mặt quầy. Số tiền cướp được: 15 USD.
    2. Một "du khách" người Đức đi qua cửa kiểm soát ở một sân bay Anh, mang theo túi đựng gậy chơi golf. Trong lúc chờ đợi, ông ta bắt chuyện với nhân viên hải quan, chuyện phiếm về nghệ thuật chơi golf. Người nhân viên - vốn khá am hiểu về môn thể thao này - nhận thấy vị khách không biết tên một cú đánh bèn đề nghị ông ta thử vài đường bóng. Người hành khách vui vẻ thực hiện - theo kiểu trời ơi. Ông ta bị bắt và trong túi đựng gậy có khá nhiều ma túy.
    3. Một công ty có tên gọi "Cho thuê súng" ở bang Arizona (Mỹ chuyên cung cấp súng đạn đạo cụ cho các phim cao bồi Viễn Tây. Một hôm, một phụ nữ 47 tuổi gọi điện thoại cho họ, thuê giết ông chồng của bà ta. Kết cục: 4 năm rưỡi tù giam cho kẻ có ý định sát phu.
    4. Một tên trộm đột nhập vào ngân hàng Arizona để ăn cắp - chắc bạn đọc không dám tin - một chiếc camera chống trộm. Ngay trong khi nó đang ghi h́nh từ xa. Điều đó có nghĩa là, cuốn băng ở một nơi khác đă ghi lại toàn bộ h́nh ảnh của y và việc y lấy đi chiếc camera không giúp ǵì cho chuyện che giấu dấu vết.
    5. Cũng tại bang Arizona, 2 tên lưu manh định cướp tiền từ một máy rút tiền tự động bằng cách cột dây xích vào mặt máy và quấn đầu kia vào thanh chống va ôtô. Xong đâu đấy, chúng lên xe, rồ ga. Máy rút tiền không bị bung mà thanh chống va rơi xuống mặt đường kêu loảng xoảng. Hoảng quá, bọn chúng bỏ chạy, để lại sau lưng tất cả: sợi dây xích, thanh chống và... biển số xe gắn trên đó.
    6. Hai tên trộm ngày tới "viếng thăm" một khu chung cư mới xây dựng ở bang Virginia. Chúng phá tường, phá sàn, chôm được một chiếc tủ lạnh, vội ì ạch khuân ra xe. Ngay lúc đó, xe của chúng sa lầy, bánh quay tít mà không di chuyển. Cho rằng chiếc tủ lạnh quá nặng, chúng bèn đưa nó trở lại chỗ cũ, bằng cách đập phá thêm vài bức tường và sàn. Khi quay lại xe, chúng phát hiện ra ḿnh đă khóa cửa xe và để quên chìa khoá bên trong, đành bỏ xe lại, chuồn thẳng.
    7. Một tên trộm tìm cách lọt được vào tầng hầm của một ngân hàng bang Virginia qua chiếc cửa sổ cao ngang tầm mặt đường. Y chợt nhận ra 3 điều: (1) Nơi y đột nhập vào không chứa tiền; (2) Y không thể quay trở ra theo đường cũ và (3) Các vết thương trên người đang chảy máu đầm đìa . Thế là y bèn t́m đến máy điện thoại, gọi 911 để được giúp đỡ.
    8. Một tên cướp xông vào một ngân hàng ở bang Michigan (Mỹ . Hắn rút súng, hô: "Cướp đây! Tất cả đứng im" rồi kéo sụp xuống mặt chiếc túi dùng làm mặt nạ. Lúc đó hắn mới nhận ra rằng ḿnh đă quên không khoét lỗ để nhìn và thở.
    9. Tại quầy tính tiền của một cửa hàng rau quả bang Indiana (Mỹ xảy ra một vụ cướp hy hữu. Tên cướp vét hết số tiền trong quầy nhưng bỏ quên chiếc ví của y trên mặt quầy, trong đó có tiền, chứng minh thư và giấy phép lái xe...
    10. Hai tên cướp xông vào một cửa hàng dược phẩm bang Michigan. Một tên hô: "Tất cả đứng im, động đậy tao bắn!". Khi tên còn lại dợm bước đi, tên thứ nhất giật mình liền nổ súng, bắn trúng ngay đồng bọn.
  9. bdcuteo

    bdcuteo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    copy and paste from VF
    1. Một người đàn ông bước vào một quầy tạp hóa ở bang Virginia, đưa ra tờ 20 USD, đề nghị đổi lấy tiền lẻ. Khi người chủ quầy đang mở ngăn kéo, y liền rút súng uy hiếp, bắt nộp hết số tiền trong đó. Đạt mục đích, y bỏ chạy, bỏ lại tờ 20 USD trên mặt quầy. Số tiền cướp được: 15 USD.
    2. Một "du khách" người Đức đi qua cửa kiểm soát ở một sân bay Anh, mang theo túi đựng gậy chơi golf. Trong lúc chờ đợi, ông ta bắt chuyện với nhân viên hải quan, chuyện phiếm về nghệ thuật chơi golf. Người nhân viên - vốn khá am hiểu về môn thể thao này - nhận thấy vị khách không biết tên một cú đánh bèn đề nghị ông ta thử vài đường bóng. Người hành khách vui vẻ thực hiện - theo kiểu trời ơi. Ông ta bị bắt và trong túi đựng gậy có khá nhiều ma túy.
    3. Một công ty có tên gọi "Cho thuê súng" ở bang Arizona (Mỹ chuyên cung cấp súng đạn đạo cụ cho các phim cao bồi Viễn Tây. Một hôm, một phụ nữ 47 tuổi gọi điện thoại cho họ, thuê giết ông chồng của bà ta. Kết cục: 4 năm rưỡi tù giam cho kẻ có ý định sát phu.
    4. Một tên trộm đột nhập vào ngân hàng Arizona để ăn cắp - chắc bạn đọc không dám tin - một chiếc camera chống trộm. Ngay trong khi nó đang ghi h́nh từ xa. Điều đó có nghĩa là, cuốn băng ở một nơi khác đă ghi lại toàn bộ h́nh ảnh của y và việc y lấy đi chiếc camera không giúp ǵì cho chuyện che giấu dấu vết.
    5. Cũng tại bang Arizona, 2 tên lưu manh định cướp tiền từ một máy rút tiền tự động bằng cách cột dây xích vào mặt máy và quấn đầu kia vào thanh chống va ôtô. Xong đâu đấy, chúng lên xe, rồ ga. Máy rút tiền không bị bung mà thanh chống va rơi xuống mặt đường kêu loảng xoảng. Hoảng quá, bọn chúng bỏ chạy, để lại sau lưng tất cả: sợi dây xích, thanh chống và... biển số xe gắn trên đó.
    6. Hai tên trộm ngày tới "viếng thăm" một khu chung cư mới xây dựng ở bang Virginia. Chúng phá tường, phá sàn, chôm được một chiếc tủ lạnh, vội ì ạch khuân ra xe. Ngay lúc đó, xe của chúng sa lầy, bánh quay tít mà không di chuyển. Cho rằng chiếc tủ lạnh quá nặng, chúng bèn đưa nó trở lại chỗ cũ, bằng cách đập phá thêm vài bức tường và sàn. Khi quay lại xe, chúng phát hiện ra ḿnh đă khóa cửa xe và để quên chìa khoá bên trong, đành bỏ xe lại, chuồn thẳng.
    7. Một tên trộm tìm cách lọt được vào tầng hầm của một ngân hàng bang Virginia qua chiếc cửa sổ cao ngang tầm mặt đường. Y chợt nhận ra 3 điều: (1) Nơi y đột nhập vào không chứa tiền; (2) Y không thể quay trở ra theo đường cũ và (3) Các vết thương trên người đang chảy máu đầm đìa . Thế là y bèn t́m đến máy điện thoại, gọi 911 để được giúp đỡ.
    8. Một tên cướp xông vào một ngân hàng ở bang Michigan (Mỹ . Hắn rút súng, hô: "Cướp đây! Tất cả đứng im" rồi kéo sụp xuống mặt chiếc túi dùng làm mặt nạ. Lúc đó hắn mới nhận ra rằng ḿnh đă quên không khoét lỗ để nhìn và thở.
    9. Tại quầy tính tiền của một cửa hàng rau quả bang Indiana (Mỹ xảy ra một vụ cướp hy hữu. Tên cướp vét hết số tiền trong quầy nhưng bỏ quên chiếc ví của y trên mặt quầy, trong đó có tiền, chứng minh thư và giấy phép lái xe...
    10. Hai tên cướp xông vào một cửa hàng dược phẩm bang Michigan. Một tên hô: "Tất cả đứng im, động đậy tao bắn!". Khi tên còn lại dợm bước đi, tên thứ nhất giật mình liền nổ súng, bắn trúng ngay đồng bọn.
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0

    Lâ?n đâ?u tiên có đám cưới ngoa?i không gian


    Đám cưới có thê? đem lại nhiê?u tiê?n cho hai vợ chô?ng ​
    Lêf cưới trên không gian đaf tiến ha?nh đúng theo dự định chiếu theo điê?u luật cu?a bang Texas, theo đó, ca? hai cô dâu va? chú rê? không câ?n pha?i trực tiếp có mặt thi? mới được xem la? hợp pháp.
    Trên thực tế, chi? có cô dâu, Ekaterina Dmitriev, một công dân Myf, la? có mặt cu?ng với phu? dâu va? các vị khách tại địa điê?m tô? chức buô?i lêf la? trung tâm không gian Houston.
    Họ được cho kết nối bă?ng video với chú rê?, đại tá Malenchenko, trong lúc ông bay trong khoang ta?u cu?a trạm không gian quốc tế.
    Bên cạnh chú rê? la? phu? rê?, Edward Lu, ngươ?i có thêm nhiệm vụ chơi ba?n nhạc mư?ng trên đa?n phím.
    Đê? ba?o đa?m một tương lai sung túc, hai ngươ?i đaf bán ba?n quyê?n quay phim đám cưới cho một hafng truyê?n hi?nh Myf dự định phát hi?nh va?o cuối nga?y hôm nay.
    Khi chú rê? quay vê? trái đất, đôi vợ chô?ng dự tính sef đến nha? thơ? ơ? Nga la?m lêf trước khi đi Úc hươ?ng tuâ?n trăng mật.
    Có thê? đây sef la? lâ?n đâ?u tiên ma? cufng la? duy nhất ngươ?i ta chứng kiến một đám cưới không gian.
    Theo một quan chức nga?nh không gian Nga, nha? chức trách Nga trong tương lai sef quy định tha?nh luật cấm các phi ha?nh gia không được kết hôn trong lúc đang tham gia sứ mệnh ngoa?i trái đất.
    Đúng là cưới kiểu Mỹ

Chia sẻ trang này