1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin hoạt động khắp nơi!!!

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi Tinhnguyen08, 04/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Các bạn hãy vào đây tìm hiểu một số thông tin mà tôi nghĩ sẽ có ích cho chúng ta khi làm công tác xã hội!
    Tin nóng bỏng về lũ quét đêm ngày hôm qua!
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/09/3B9E2990/
    Rất mong lòng hảo tâm của các bạn trên TTVNOL!
    thân mến
    hanh114212!
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sức mạnh của tình nguyện ảo
    Vietnam Global Team (VGT) đang xếp hạng 50 trên 39.371 đội ngũ trên mạng Internet tham gia dự án với hơn 8,5 triệu điểm. Số điểm này là kết quả nỗ lực không ngừng của các thành viên trong VGT?
    Chú thích: ?oFolding@Home (FAH): do giáo sư Vijay Pande, đại học Stanford (Mỹ) sáng tạo từ năm 1999, sử dụng sức mạnh của máy vi tính để nghiên cứu những căn bệnh bắt nguồn từ sự đột biến của các chuỗi nhiễm sắc thể như ung thư, bò điên, Alzheimer? FAH kết hợp kỹ thuật hiện đại trong sinh học và sức mạnh tập thể của những máy vi tính tình nguyện trên khắp thế giới.
    Công việc chính của FAH là giả lập những mẫu nhiễm sắc thể có bệnh trên từng máy vi tính. Từ đó máy vi tính sẽ tự động xử lý bằng cách "folding" (tìm và tách bệnh) rồi gửi kết quả về cho Stanford.
    Đến nay FAH có sự tham dự của hàng triệu máy vi tính trên toàn thế giới, trong đó có Vietnam Global Team (VGT) được xem là một trong những đội nhóm có sức ảnh hưởng lớn sở hữu gần 700 CPU máy vi tính.?
    Với chiếc máy tính thân quen của mình, mỗi ngày folding (tìm và tách bệnh) là mỗi ngày bạn cùng hàng trăm ngàn người khác mọi màu da đang cùng các nhà khoa học tìm ra cách giải quyết các căn bệnh nan giải. Mỗi máy tính cá nhân sẽ giải những phần nhỏ trong bài toán lớn, sau đó tất cả gửi về cho các nhà nghiên cứu để họ tổng hợp lại cho ra kết quả cuối cùng.
    VGT - niềm kiêu hãnh của cư dân mạng
    Bước đầu, VGT (www.amtech-vn.com) là nơi có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu hướng dẫn folding bằng tiếng Việt, và giải đáp mọi thắc mắc về folding nhanh chóng vì hầu như những thành viên của VGT đều trực tuyến trên mạng suốt 24/24. Họ vừa giúp đỡ các thành viên khác vừa tham gia folding để "giành giật" từng điểm nhằm đưa đội ngũ folding Việt Nam nhích lên từng thứ hạng trong bảng tổng sắp.
    Chỉ sau một năm thành lập (dự án bắt đầu từ năm 1999), VGT đang xếp hạng 50 trên 39.371 đội ngũ trên khắp thế giới tham gia dự án này với hơn 8,5 triệu điểm. Số điểm này là nỗ lực không ngừng của các thành viên VGT, nơi tập trung và thu hút thành viên của những diễn đàn khác? Tuấn Anh, một thành viên cho biết: "Để đạt con số 8,5 triệu điểm là điều tưởng như không thể vì bình quân một máy Pentium IV 2.8Ghz nếu foldding một cách thuần tuý suốt 24 giờ sẽ chỉ được khoảng 200 điểm hoặc thấp hơn".
    Với những cống hiến mà đội ngũ VGT đem lại, trường đại học Stanford đã chú ý và thiết lập nên một trang web riêng bằng tiếng Việt để công nhận sự đóng góp của những thành viên người Việt Nam (http://folding.stanford.edu/vietnamese). Hiện nay đội ngũ folding Việt Nam đang tiếp tục tiến lên vị trí hàng đầu châu Á vì đã lần lượt vượt qua các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan? và chỉ còn sau Malaysia.
    Tuấn Kenblat, một thành viên VGT nói: "Những máy vi tính chuyên folding là những máy ứng dụng kỹ thuật ép xung - overclock, nhằm tăng công suất máy vi tính, (giống việc đôn dên trong xe gắn máy) giúp cho máy vi tính hoạt động ở một công suất không tưởng nhằm đẩy nhanh quá trình tính toán và xử lý folding.
    Chẳng hạn một thành viên đang sử dụng một máy vi tính Pentium IV - đôn dên từ tốc độ 2.8Ghz thành 3.6Ghz hoặc "biến" con CPU Celeron 1.8Ghz thành 4Ghz... Và Overdoze, Việt kiều Mỹ, một trong những người khuấy động phong trào đã chế tạo ra một hệ thống "liên cụm máy vi tính" thành siêu máy tính AMD với tốc độ hơn 10Ghz: bao gồm nhiều máy chạy trên nền Linux với chương trình viết riêng cho folding do anh sáng tạo ra".
    Nhiều bạn trẻ Việt kiều thông qua folding gửi gắm tất cả tấm lòng tự hào vì tên tuổi Việt Nam. Như anh Overdoze, ban đầu đến với folding vì người thân trong gia đình mắc bệnh hiểm nghèo, đến nay khi tuổi đã gần 40 với 5 năm cống hiến cho dự án anh vẫn miệt mài folding và hướng dẫn cho những người mới bắt đầu.
    Chia sẻ đam mê và lòng nhân ái
    "Tắt các máy folding một ngày, ngồi thừ trước máy tính mà cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó, chắc nghiện mất rồi? Không, tôi sẽ tiếp tục folding!", tâm sự của một thành viên dự định nghỉ fold vì lý do cá nhân nhưng không thành.
    Đa số thành viên của VGT đang sống và làm việc ở Việt Nam, với điều kiện sử dụng máy tính còn khó khăn vì cước internet quá cao, linh kiện máy tính có chất lượng kém (dễ gây hư hỏng toàn bộ hệ thống)... nhưng tập hợp chung trong một diễn đàn VGT thì có rất nhiều ủng hộ từ vật chất đến tinh thần để đoàn kết với nhau. Diễn đàn VGT dần dần vừa là nơi trao đổi kinh nghiệm vừa là nơi tán gẫu tâm sự, kết bạn, giao lưu, bên cạnh là các cuộc đua folding nội bộ giữa các nhóm nhỏ với nhiều giải thưởng có giá trị được tổ chức định kỳ.
    Tuấn Anh hồ hởi kể: "Đến với folding người ít hiểu máy tính sẽ thấu hiểu nhiều hơn, người đã giỏi thì ngày càng giỏi hơn vì folding còn là thước đo cho sự ổn định của máy tính, nếu một hệ thống dù đã "ép xung - đôn dên" cao độ nhưng vẫn folding tốt đồng nghĩa với một cấu hình ổn định về mọi mặt dù phải làm việc trong một môi trường khắc nghiệt nhất". Có vào thăm diễn đàn, mới thấy được những cuộc rượt đuổi ngoạn mục với các đội nhóm trên thế giới và chữ Việt Nam đang leo dốc chinh phục từng ngày? Và điều lắng đọng duy nhất ở diễn đàn VGT chính là việc giúp nhiều bạn trẻ tìm đến với tin học bằng sự chia sẻ niềm đam mê và lòng nhân ái bắt nguồn từ chiếc máy vi tính.
    Thành quả từ folding
    Sự giúp đỡ của cộng đồng tin học với y học thật sự đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Gần đây nhất, nhờ FAH, đại học Stanford đã lập được sơ đồ nhiễm sắc thể số 5 ở người vốn liên quan đến bệnh như teo cơ tuỷ sống. Nhiễm sắc thể 5 có đến 177,7 triệu cặp nucleotid và là một trong những nhiễm sắc thể dài nhất ở người. Nhờ sơ đồ này, y học sẽ có khả năng tìm ra thuốc và chữa trị cho hàng triệu bệnh nhân bị teo cơ tuỷ sống.
    Mỗi một ngày trôi qua, FAH đã và đang cống hiến, minh chứng cho sự kết hợp thành công của công nghệ thông tin và y học vì con người. Và đâu đó vẫn có một phần đóng góp sức lực và trí tuệ của nhiều người Việt trẻ cho nhân loại.
    SGTT
  3. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM:
    Ra mắt Trung tâm Công tác xã hội và phát triển cộng đồng
    [​IMG]
    Trao tặng xe lắc tay cho bạn Nguyễn Thanh Tùng (SV năm 1, bị khuyết tật) trong buổi ra mắt trung tâm - Ảnh: TR.HUỲNH

    Trung tâm Công tác xã hội và phát triển cộng đồng (Hội SV Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa chính thức đi vào hoạt động.
    Chị Lê Quí Hạ, giám đốc trung tâm, cho biết trung tâm được thành lập trên cơ sở nhóm Đồng hành - nhóm SV, SV khuyết tật của trường đã hoạt động hiệu quả trong hai năm qua. Trung tâm sẽ hoạt động trên hai mảng chính: hỗ trợ SV khuyết tật, công tác xã hội và phát triển cộng đồng. Văn phòng trung tâm đặt tại ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM (cơ sở Linh Trung, Thủ Đức).
    TRẦN HUỲNH ( tuoitreonline)
    Được anhtuanonline sửa chữa / chuyển vào 12:47 ngày 04/10/2005
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thầy giáo "ba mươi bảy nghìn bước chân"
    Người ta gọi anh là "Thầy Lợi tình thương", "Ông giáo tuần đường", nhưng ấn tượng nhất vẫn là cái tên "Thầy giáo ba mươi bảy nghìn bước chân".
    Người tuần đường trở thành thầy giáo
    Ở phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng không ai là không biết thầy Lợi. Hằng đêm, sau khi kết thúc buổi học của lớp tình thương, thầy giáo Nguyễn Văn Lợi khoác áo công nhân, tiếp tục bước đều đặn trên 23 km đường sắt, tương đương với ba mươi bảy nghìn bước chân để làm nhiệm vụ tuần đường. 19 năm trời không bỏ một buổi dạy, người tuần đường này đã dìu dắt không biết bao nhiêu thế hệ học trò nghèo...
    Nằm sát đường Nguyễn Tất Thành, con đường được coi là đẹp nhất và luôn được người Đà Nẵng tự hào khi nói về quê hương mình, nhưng Tam Thuận lại là khu phố nghèo của những người lao động. Những người dân ở đây đến từ nhiều nơi, sinh sống bằng nghề buôn thúng bán bưng hay lao động phổ thông nên tỷ lệ trẻ em thất học rất lớn. Năm 1985, địa phương có chủ trương mở lớp học tình thương nhưng chỉ được hai năm thì lớp có nguy cơ giải tán. Là công nhân tuần đường thuộc Xí nghiệp Quản lý đường sắt Đà Nẵng, hằng ngày có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho tuyến đường từ Đà Nẵng đến Thanh Khê, công việc đã quá nặng nề, nhưng trong lúc địa phương đang bối rối, anh Lợi nhận lời đảm nhận lớp học này và trở thành thầy giáo từ đó đến nay.
    8h30 sáng, khi chúng tôi tới nhà thì được biết anh vừa lên phường để xin làm lại giấy tờ khai sinh cho một vài học sinh lớp 5 kịp cho các em chuẩn bị chuyển lên lớp 6. Ngẫu nhiên chúng tôi gặp anh Trần Văn Lê. Anh giới thiệu mình là một trong những đứa trẻ cách đây hơn 30 năm đã được thầy Lợi (khi đó còn là một học sinh đang học tú tài) tập hợp lại để dạy kèm vào những mùa hè. Bây giờ anh Lê đang công tác tại Công ty Lắp máy Miền Trung, anh còn cho biết trong số những đứa trẻ nghèo được học với thầy Lợi ngày ấy có nhiều người nay đã thành đạt, có người đã là tiến sĩ, giảng viên đại học.
    Trong căn nhà cấp 4 chỉ độ 30 mét vuông, ngoài bộ bàn ghế để tiếp khách, đồ đạc hầu như chẳng có gì đáng kể ngoài một kệ sách nhỏ được kê trang trọng với các thư mục như dược, lịch sử, toán... Mẹ anh kể: Những năm trước còn khỏe, bà nhận nấu ăn thuê cho các đám tiệc để kiếm tiền phụ giúp con cháu, nhưng giờ đau ốm luôn nên đành ngồi ở nhà. Lương công nhân của hai vợ chồng chi phí cho 6 nhân khẩu trong nhà. Vậy mà nhiều năm lớp học không tìm ra chỗ anh đưa lũ nhỏ về nhà mình học luôn. Có hôm đi tuần ca 2 về không kịp ăn cơm là ra lớp liền vì sợ tụi nhỏ đợi. Hễ thấy đứa nào hai hôm không đến lớp là ngày hôm sau anh tìm tới nhà hỏi han động viên liền. Có đứa đi bán vé số về muộn, lớp học gần tan rồi mới đến, vậy là thầy trò lại học thêm một chút...
    Hai tấm bảng chia... ba
    Mặc dù đã được kể cho nghe khá nhiều điều, nhưng chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến một buổi học của thầy trò anh Lợi. Hai tấm bảng được chia ra làm 3 phần. Tấm nhỏ dùng để viết bài đánh vần cho lớp 1, tấm bảng lớn chia làm đôi, một bên chép bài về lịch sử nước Việt Nam, một bên là bài học thuộc lòng của môn văn lớp 4. Hơn 20 học sinh, chia làm 3 nhóm, gần cửa sổ là những đứa nhỏ đang bặm môi tập viết, dãy giữa nhóm các em khoảng 17-18 tuổi chép bài. Cứ thế thầy Lợi dạy ba đối tượng học sinh cùng lúc.
    Hoa, một cô bé 16 tuổi, mồ côi, từ Huế mới vào Đà Nẵng làm thuê cho một cơ sở làm chả cá, nói với chúng tôi: Em mơ ước được học đến lớp 9 và sau này trở thành một thợ may. Một cô gái ngồi trên xe lăn cũng trạc tuổi với Hoa, ăn mặc rất đẹp, bên cạnh là một người bạn gái cũng đang chăm chú chép bài. Người dẫn đường cho biết cô gái ngồi bên cạnh là người giúp đỡ cô gái trên xe và cả hai đến lớp rất đều đặn. Phía trong là một nhóm thanh niên cũng độ 17, 18 tuổi, có những mái tóc rất... ca sĩ đang chăm chú nhìn lên bảng... Sau giờ tập viết cả lớp đồng thanh đọc theo nhịp thước gõ của thầy Lợi bài thuộc lòng "Việt Nam đất nước ta ơi/Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/Cánh cò bay lả dập dờn/Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều/Quê hương biết mấy thương yêu...". Nhìn các em đủ mọi lứa tuổi, hồn nhiên và say sưa, lòng chúng tôi dâng lên một nỗi niềm khó tả.
    Ba mươi bảy nghìn bước chân
    Sau giờ dạy học, anh đi 37 nghìn bước chân để tuần đường
    9h đêm, buổi học kết thúc, trời lâm râm mưa, cũng là lúc anh Lợi phải vào ca tuần đêm. Trên quãng đường cùng anh đến trạm để bắt đầu công việc của một công nhân, anh kể cho chúng tôi nghe về lớp học của mình. Anh đến với lớp trước hết là vì sự cảm thông với những đứa trẻ, mình cũng nghèo không thể giúp được gì nhiều thì cố gắng giúp các em chút kiến thức. Các em mỗi đứa một hoàn cảnh, nhiều em do không được gia đình quan tâm nên rất ngỗ nghịch, tâm lý thường bị ức chế, nếu không hiểu và kịp thời động viên là chúng bỏ học liền. Có những đối tượng đang cải tạo được công an địa phương gửi theo học, ngoài việc dạy chữ anh còn kiêm luôn việc dạy đạo đức, giúp các em hiểu được bổn phận của mình với gia đình, xã hội... Từ việc giải đáp những thắc mắc của các em, anh tâm sự với chúng về những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống nên thầy trò gắn bó với nhau hơn. Từ những ngày đầu lớp chỉ có khoảng 7-8 em thì nhiều năm gần đây, số học sinh luôn có từ 20 đến 30 em.
    Chúng tôi chia tay, quãng đường mà đêm nay anh phải đi là 23 km, tức là tương đương với gần ba mươi bảy nghìn bước chân như ai đó tính, và sẽ kết thúc vào 6h sáng mai. Nhìn theo bóng anh trong bộ quần áo có phản quang với một chiếc đèn nhỏ trên tay đang lặng lẽ xa dần vào đêm, tôi tự hỏi không biết số bước chân mà suốt 19 năm qua anh đã đi trong những con hẻm nhỏ của phường Tam Thuận để đến với những đứa trẻ nghèo là bao nhiêu...
    Trần Thị Cúc Phương
  5. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Beauty in Diversity 2005! vẻ đẹp trong sự đa dạng 2005!
    World AIDS Day
    International Day of Disabled Persons
    International Volunteer Day
    We are pleased to invite you to share in
    Beauty in Diversity 2005
    Beauty in Diversity is a joint celebration in honor of World
    AIDS Day (WAD) Dec 1st, International Day of Disability
    (IDD) Dec. 3rd, and International Volunteer Day (IVD) Dec.
    5th. The day is dedicated to recognizing the diverse range
    of individuals living with or affected by disability, and
    those living with or affected by HIV/AIDS. Moreover, the day
    is in recognition of the wide range of individuals that
    volunteer their time and energy to contribute to their
    community?Ts needs.
    Beauty in Diversity will take place in Reunification Park
    (Thong Nhat Park) from 2:00pm until approximately 6:00pm on
    Saturday 3rd December.
    The afternoon?Ts events will begin with opening remarks from
    a senior government official. Following the opening
    ceremony, there will be a series of educational, fun, and
    entertaining activities taking place on stage. In ad***ion,
    within the park grounds surrounding the stage, there will be
    information booths, ad***ional games and delicious
    refreshments.
    We would like to invite your organization to participate in
    Beauty in Diversity 2005, and host an information booth of
    your own. This is the perfect marketing and networking
    opportunity, for members of all private, public and
    non-profit organizations to collaborate with like-minded
    community members. We invite your organization to hold
    games, sell products, and decorate your booth to the best of
    your ability in order to encourage public participation.
    Where: Reunification Park (Lenin Park)
    When: Saturday 3rd December, 2005
    What time: 2:00pm until 6:00 pm (gates open at 1.30pm)
    Who: Anybody and everybody who cares about their community!
    As Beauty in Diversity 2005 is a charitable event, we are
    seeking funding to cover the costs of promotion,
    entertainment, and set up of information booths etc. We
    welcome and look forward to receiving donations of support
    from all those organizations that wish to contribute.
    Please review and complete the attached registration form to
    register your organization/individual name, either for
    direct involvement, or simply for ad***ional information
    regarding the event.
    We ask that all forms kindly be returned by Friday, 18th
    November, 2005.
    With great thanks,
    Nguyen Hong Oanh,
    On behalf of The Beauty in Diversity 2005 Organizing
    Committee.
    BEAUTY IN DIVERSITY, in honor of WAD/IDD/IVD 2005
    REGISTRATION FORM FOR INFORMATION BOOTHS AND GIFT SHOPS
    Yes, I would like to have an information booth
    And/or a gift table (ad***ional space on which to sell
    products relating to your organization)
    Yes, I would also like to make a donation in support of
    Beauty in Diversity 2005. Please contact Nguyen Lan Anh
    HYPERLINK "mailto:sara.clifford@undp.org" lananhdf@gmail.com
    for more information
    I would like ad***ional information/ideas regarding the
    event, (please register your details below)
    I am not able to attend but would like to be informed of the
    event and receive follow-up information (please register
    your details below)
    1. NAME OF ORGANIZATIONS/GROUP:
    2. CONTACT ADDRESS (including name, email address, website):
    3. BRIEF DESCRIPTION OF YOUR ORGANIZATION/GROUP:
    4. BRIEF DESCRIPTION OF HOW YOU WILL USE YOUR BOOTH FOR THE
    EVENT:
    Please complete the form and send electronically to:
    Rebecca Lawrence, rebecca.lawrence@un.org.vn Tel 942 1495
    Ext.143 , or Nguyen Lan Anh lananhdf@gmail.com , or
    Nguyen Thuy Ha admin_hvo@fpt.vn at fax number 933 0329
    Alternatively, please mail completed form to the following
    address:
    ?~Beauty in Diversity?T 2005 at Disability Forum,
    ATS Hotel, 33B Pham Ngu Lao, Hanoi.
    Please do not hesitate to contact us with any
    questions/concerns.
    Deadline for registration: Friday 18th November, 2005
    We look forward to sharing Beauty in Diversity 2005 with
    you!
    Ngày Thế giới phòng chống AIDS Ngày Người Khuyết Tật
    Quốc tế Ngày Người Tình nguyện Quốc tế

    CHÚNG TÔI XIN HÂN HẠNH MỜI BẠN THAM GIA BUỔI GIAO LƯU
    "VẺ ĐẸP TRONG SỰ ĐA DẠNG 2005"
    Buổi giao lưu nhằm chào mừng Ngày Thế giới phòng chống AIDS,
    Ngày Người Khuyết Tật Quốc tế, và Ngày Người Tình nguyện
    Quốc tế sẽ được tổ chức vào ngày 3/12. Buổi giao lưu trên
    nhằm khẳng định sự đa dạng của mỗi cá nhân là người khuyết
    tật hay người sống cùng HIV/AIDS, cùng với những tình nguyện
    viên cống hiến thời gian và sức lực đóng góp cho cộng đồng.
    Vẻ đẹp trong sự đa dạng sẽ bắt đầu vào 2:00 giờ chiều ngày
    Thu 7, ngày 3 tháng 12 và kết thúc vào khoảng 6 giờ tối cùng
    ngày tại Công viên Thống nhất.
    Mở đầu chương trình là bài diễn văn của ông Jordan Ryan, Đại
    diện thường trú của Liên hiệp quốc tại Việt Nam, tiếp sau là
    diễn văn của cán bộ cao cấp của chính phủ. Sau lễ khai mạc,
    chương trình sẽ tiếp tục với nhiều tiết mục mang tính giáo
    dục cao và vui nhộn. Khu vực xung quanh sân khấu, sẽ có các
    quầy thông tin, các trò chơi giải trí, và đồ ăn uống nhẹ.
    Chúng tôi muốn mời tổ chức của các bạn tham gia vào Vẻ đẹp
    trong sự đa dạng 2005 này thông qua đăng ký một quầy thông
    tin về tổ chức của bạn. Đây là cơ hội tốt để công chúng tìm
    hiểu về các tổ chức xã hội, và cho các tổ chức phi chính phủ
    tạo mạng lưới cộng tác và phối hợp với các thành viên trong
    cộng đồng. Chúng tôi khuyến khích các tổ chức/nhóm có nhiều
    trò chơi, bán các sản phẩm, và trang trí quầy thông tin thật
    hấp dẫn nhằm thu hút người thăm quan.
    Địa điểm: Công viên Thống Nhất (công viên Lênin cũ)
    Ngày: Thứ 7, ngày 3 tháng 12, 2005 (dự kiến vì còn chờ đợi
    quyết định của Ban giám đốc Công ty)
    Thời gian: 2:00 giờ chiều đến 6;00 giờ tối
    Người tham gia: Bất cứ ai, bất cứ người nào quan tâm đến các
    vấn đề của cộng đồng!
    Vẻ đẹp trong sự đa dạng 2005 là một sự kiện có ý nghĩa nhân
    đạo, chúng tôI đang tìm kiếm tài trợ cho chi phí tổ chức,
    quảng cáo và sắp xếp các quầy thông tin. Do vậy, chúng tôi
    rất hoan nghênh sự tài trợ đóng góp của các tổ chức nếu có
    thể.
    Xin các bạn điền các thông tin cần thiết vào bản đăng ký
    tham gia được gửi kèm theo đây, có thể đăng ký trực tiếp
    tham gia hoặc cung cấp thêm cho chúng tôi một số thông tin
    về sự kiện này.
    Chúng tôi mong nhận được các bản đăng ký chậm nhất vào ngày
    thứ sáu, ngày 18 tháng 11, 2005.
    Xin chân thành cảm ơn,
    Nguyễn Hồng Oanh,
    Thay mặt Ban tổ chức "Vẻ đẹp trong Sự Đa dạng 2005".
    VẺ ĐẸP TRONG SỰ ĐA DẠNG 2005
    Lễ chào mừng Ngày Thế giới Phòng Chống AIDs
    Ngày Người Khuyết Tật Quốc tế
    Ngày Người Tình Nguyện Quốc tê
    BẢN ĐĂNG KÝ THAM GIA QUẦY THÔNG TIN VÀ BÁN QUÀ LƯU NIỆM
    Có, chúng tôi muốn đăng ký tham gia quầy thông tin
    Và/hoặc một bàn bán quà lưu niệm (một quầy để trưng bày các
    sản phẩm liên quan đến tổ chức của bạn)
    Có, tôi muốn ủng hộ chương trình Vẻ đẹp trong Sự Đa dạng
    2005. Xin liên hệ với Nguyễn Lan Anh, email: HYPERLINK
    "mailto:lananhdf@gmail.com" lananhdf@gmail.com để biết thêm
    thông tin.
    Tôi muốn có thêm thông tin về chương trình (xin hãy cung cấp
    các thông tin chi tiết của tổ chức bạn dưới đây)
    Tôi không thể tham gia chương trình nhưng muốn nhận được các
    thông tin khác về chương trình (xin hãy cung cấp các thông
    tin chi tiết của tổ chức bạn dưới đây).
    1. TÊN TỔ CHỨC/NHÓM:
    2. ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC (BAO GỒM TÊN, EMAIL VÀ WEBSITE):
    3. THÔNG TIN NGẮN GỌN VỀ TỔ CHỨC/NHÓM:
    4. MÔ TẢ TÓM TẮT VỀ KẾ HOẠCH THAM GIA VÀO CHƯƠNG TRÌNH:
    Xin điền các thông tin và gửi bản đăng ký qua email cho:
    Rebecca Lawrence, rebecca.lawrence@un.org.vn hoặc Nguyễn
    Lan Anh, lananhdf@gmail.com
    Nguyễn Thúy Hà, admin_hvo@fpt.vn hoặc fax tới (04) 933 1239
    Hoặc gửi thư qua đường bưu điện đến địa chỉ:
    ?~Vẻ đẹp trong Sự Đa dạng 2005?T
    Diễn đàn người khuyết tật, Khách sạn ATS, 33B Phạm Ngũ Lão,
    Hà nội.
    Hạn đăng ký: Thứ sáu, ngày 18 tháng 11, 2005
    Chúng tôi mong đợi được chia sẻ chương trình Vẻ đẹp trong Sự
    Đa dạng 2005!
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trăm năm một lớp vỡ lòng
    Trần Đăng
    Thầy Lê Sĩ Nguyên rót trà mời khách, giọng chầm chậm: "Tôi là đời thứ hai làm cái nghề "gõ đầu trẻ" này. Vậy mà cũng ngót trăm năm rồi đó". Trước nhà thầy Nguyên là con sông Hà Thanh ầm ào nước lũ. Tôi chợt chạnh lòng: Một trăm năm qua, bao nhiêu chuyến đò ngang miễn phí mà cha con ông giáo làng phải vượt lũ để đưa hàng nghìn lượt học trò sang sông, đúng cả hai nghĩa đen và bóng của từ "lái đò" này?
    Cư dân ven sông Hà Thanh, vùng ngoại ô thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định gọi chiếc ghe là "sõng". Thầy Nguyên cũng sắm một chiếc sõng để làm hai việc cùng lúc: Đón đám trẻ con từ bên huyện Tuy Phước sang sông theo học lớp của thầy và đánh bắt cá trên sông Hà Thanh mỗi mùa nước lũ.
    Chỉ vào chiếc sõng, thầy nói: "Tôi không nhớ đây là chiếc thứ mấy của gia đình, chỉ biết rằng chính nó đã góp phần nuôi gia đình tôi cái ăn và "nuôi" lũ trẻ cái chữ".
    Nói rồi ông cười thật vui, giọng vang vang sông nước. Hình như trong ông giáo làng 74 tuổi này có hai con người cùng song hành: Vừa dạn dày từng trải với việc trồng người ngót nửa thế kỷ qua, lại vừa có cái ngây thơ con trẻ với những niềm vui ngộ nghĩnh.
    Nhớ lời dặn của cha
    Trước khi nhắm mắt, ông đồ Lê Quang gọi người con trai trưởng đến bên giường bệnh rồi dặn: "Cha chẳng có gì để lại cho con, chỉ mong sao con tiếp tục công việc mà cha đã làm suốt nửa thế kỷ qua". Việc mà ông đồ Lê Quang làm trong nửa thế kỷ qua, ấy là dạy chữ cho đám trẻ con nghèo vùng sông nước phía đông Tuy Phước và phía tây đầm Thị Nại này.
    Còn người con trai trưởng được cha căn dặn trong lúc lâm chung là anh thanh niên Lê Sĩ Nguyên. Thầy Nguyên nhớ lại: "Trong bốn anh em trai, tôi là con trưởng, được theo học đến đệ tứ (lớp 9 hiện nay). Sở dĩ cha tôi tin ở tôi là vì, ngoài lưng vốn kiến thức mà tôi có thể "vỡ lòng" cho đám trẻ con trong vùng, tôi còn là người rất để ý đến công việc của cha tôi. Tôi đã bị ông truyền cho "bệnh" yêu trẻ con lúc nào không biết nữa".
    Học đến đệ tứ, nhà quá nghèo không thể tiếp tục theo học nữa, năm 1957, nhân có lớp sư phạm mở tại Quảng Ngãi, ông Nguyên đăng ký theo học 6 tháng rồi trở về làng, tiếp tục công việc "gõ đầu trẻ" của cha cho đến nay. Đúng 48 năm!
    Cũng xin được lưu ý rằng, cả ông đồ Lê Quang ngày trước lẫn ông giáo làng Lê Sĩ Nguyên hôm nay đều dạy miễn phí cho tất cả những đứa trẻ theo học các lớp mà cha con ông từng dạy suốt một thế kỷ qua.

    Lớp học thầy Nguyên.
    Bán bò, bán lợn để xây trường
    Nhắc lại cái dạo ông giáo thuyết phục vợ mình bán cặp bò để xây lớp học, bà Trần Thị Hiếu - vợ ông - vừa quạt than nướng bánh tráng vừa "liếc ngang" ông lão: "Cắc ca cắc củm được đôi bò, mừng hết lớn. Cô định bụng bán bò để sửa lại ngôi nhà xiêu vẹo. Chưa kịp tính, ổng đã nỉ non. Cô thừa biết tánh ổng, hễ muốn là phải được, đành chiều theo. Thế là đôi bò đã "nhập" vào phòng học ấy đấy". Đó là năm 1991, sau 10 năm ông giáo dắt díu vợ con lên miền ngược huyện Vân Canh để "nhập" với đồng bào Ba Na, vừa dạy học vừa mưu sinh bằng đủ công việc.
    Nghe bà trách yêu, ông lão cười xoà. Ông giáo quay sang tôi: "Nói thì vậy chứ bả là người luôn ủng hộ cả hai tay cho công việc "khùng khùng" của tôi đó!". Đôi bò được 14 triệu, nhưng không thấm tháp gì so với nhu cầu xây dựng một lớp học cho 45 học sinh. Đã vậy, cơn bão số 2 năm rồi đã bóc đi toàn bộ phần mái của ngôi trường, ông giáo lại tiếp tục nỉ non. Bà giáo lại xiêu lòng xuất chuồng một con lợn 80kg để sửa lại phòng học!
    Ông giáo tiếp tục khoe công trạng của vợ bằng việc dẫn khách tham quan toàn bộ lớp học: "Ngày trước, lớp học này mất hút dưới bờ đê của sông Hà Thanh chứ không được như thế này đâu. Hàng ngàn lượt học trò đã từng lưu dấu tại căn phòng ẩm ướt này từ thuở cha tôi còn sống. Bán cả bò lẫn lợn, tôi cũng chưa vừa lòng. Đây là thành quả của cuộc vận động tập thể gồm... bảy thằng con rể của tôi đó!". Thành quả ấy là hai chục bộ bàn ghế mới toanh chào mừng năm học mới, một gian buồng vệ sinh sáng choang cùng hệ thống nước máy bắc tận cửa của lớp học.
    Tôi tò mò hỏi ông giáo: "Nhà nước có góp phần nào cho thầy không ạ?". "Họ mượn phòng học này để họp thôn, họp xóm thì có!". Rồi ông chỉ tay lên vách: "Chỉ có cái này!".
    Chao ôi là bằng khen, giấy khen của đủ các cấp, các ngành. Nói câu đó, mặt ông giáo rất vui, nhưng tôi tin rằng ông vui không phải vì những tấm giấy khen được ***g trong khung kính rất trang trọng kia, mà vui vì mình làm được một việc vô cùng có ý nghĩa: Dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo, không có điều kiện đến trường. Ông bán bò, bán lợn cũng là để "mua" niềm vui nhỏ giọt ấy thôi.
    "Vỡ lòng" cho ba thế hệ
    Mang tiếng là cư dân thành phố Quy Nhơn, song khu vực 7 xã Nhơn Bình này đa phần là những người làm ruộng. Làm ruộng thì đâu cũng thế, thiếu thốn mọi bề, kể cả thiếu cái chữ. Thời ông đồ Lê Quang, dân làng Tây Định đói chữ đã đành, mấy chục năm nay, đặc biệt là những năm đầu sau ngày đất nước giải phóng, rất nhiều trẻ em vùng sông nước này vẫn đói chữ.
    Những lớp học trong căn phòng ẩm thấp bên bờ sông Hà Thanh lần lượt hiện về trong ký ức của ông giáo làng: "Cha tôi cả đời dạy chữ miễn phí cho đám trẻ con trong vùng, nên gia cảnh luôn luôn bần hàn. Căn nhà cũng không xây được cho tử tế, nói gì đến lớp học. Vì vậy, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, lớp học này chỉ lợp bằng rạ thôi. Thế nhưng lớp học luôn đặt trong tình trạng quá tải, vì lớp thì chật mà đám trẻ theo học lại đông.
    Vùng này dân nghèo lắm, cha mẹ không đủ tiền nuôi con ăn học đâu. Cứ tưởng chuyện quá tải này sẽ chấm dứt sau năm 1975, nào ngờ vẫn y như cũ. Có những đứa trẻ tôi đã dạy chúng từ 20 năm trước, sau giải phóng, tôi lại dạy tới đời con và bây giờ là đời cháu của cùng một gia đình, như nhà anh Trương Văn Tập chẳng hạn. Anh Tập có cháu nội là Trương Thị Thương đang học lớp 3 của lớp học này".
    Tôi hỏi ông giáo: "Thầy có dạy theo chương trình cải cách mà Bộ Giáo dục - Đào tạo đã quy định không?". Ông giáo nói rằng trước đây ông chỉ dạy theo "giáo trình tự soạn", nhưng từ ngày ông được ngành giáo dục lưu tâm đến, họ cung cấp sách giáo khoa thì ông dạy theo chương trình cải cách. "Nhưng cải cách gì thì cũng phải xuất phát từ tấm lòng nhiệt tình của mình thôi anh à. Cùng trong một phòng học thế này mà có 3 lớp học thì không có giáo án nào soạn riêng cho những lớp học như thế cả" - ông giáo lại phân trần.
    Đúng là chỉ có tấm lòng yêu trẻ đến như ông mới có thể "phân thân" cùng trong một buổi học mà dạy cho lớp 1, lớp 2, lớp 3 và có cả những đứa trẻ mới nhập môn a, b, c. Dạy trong điều kiện khó khăn như vậy, nhưng hằng năm, Phòng Giáo dục - Đào tạo TP.Quy Nhơn thường xuyên về kiểm tra chất lượng. Hễ thấy em nào đạt chuẩn, có thể chuyển hệ theo học lớp 4 phổ thông là ông giáo lại làm lễ tốt nghiệp cho các cháu.
    Không biết bao đứa trẻ đã tốt nghiệp như thế từ lớp học này. Không ít em bây giờ đã thành danh như em Huỳnh Văn Lý, Nguyễn Văn Chín - những đứa trẻ nghèo được ông giáo vừa dạy chữ vừa nuôi một bữa cơm trưa - giờ là những cán bộ thành đạt sau khi tốt nghiệp đại học.
    Hàng trăm học sinh đã từng theo học thầy giáo Nguyên, không những chịu ơn ông giáo làng mà họ còn tạc dạ về công lao của bà Trần Thị Hiếu - vợ ông, người đàn bà đã nhận hết về mình những toan lo cơm áo để ông giáo yên tâm dạy học. Lúc tôi đến thăm ông giáo, thấy bà lục đục trong bếp với nồi bánh bèo, khi ra về lại thấy bà ngồi bên lò than đỏ rực và nướng bánh tráng. Nuôi ông chồng suốt ngày chỉ nói chuyện dạy học cho trẻ con và 7 đứa con gái đang tuổi ăn tuổi lớn ngay vào thời điểm khó khăn nhất của đất nước, nhưng một mình bà vẫn chèo chống để vượt qua tất cả. Lớp học bây giờ đã khang trang, ngôi nhà ông bà cũng khá tươm tất, 7 đứa con học hành tử tế, mỗi người có một tổ ấm riêng... cũng từ đôi bàn tay của người đàn bà đảm đang và nhân hậu này.
    Người ta chỉ ghi tên ông giáo trong những tấm giấy khen, bằng khen, nhưng mấy ai biết được, phía sau ánh lấp lánh của những tờ giấy ấy là cả công trạng lớn lao của "bà Hiếu bánh bèo" - như cách gọi thân mật của lũ học trò dành cho bà. Suốt 50 năm qua, ông giáo làng luôn tựa lưng vào hậu phương vững chắc ấy để đưa đò giúp lũ trẻ sang sông rồi nhập với dòng đời.
    http://www.laodong.com.vn/pls/BLD/display$.htnoidung(70,143229)
  7. traitimtinhnguyen

    traitimtinhnguyen Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn tình nguyện 08 đã ủng hộ câu lạc bộ Trái Tim tình Nguyện 2 bao tải quần áo. Hoàn đã nhận được. Cảm ơn Hà
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thêm cơ hội tiếp cận CNTT cho người khuyết tật
    (VietNamNet) - Ngày 1/12 tới, Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD), Hội tin học Việt Nam và Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT sẽ tổ chức lễ phát động cuộc thi Sáng tạo các sản phẩm ứng dụng CNTT dành cho người tàn tật mang tên: ICT - thắp sáng niềm tin.
    Cuộc thi được tổ chức với mục đích hỗ trợ người tàn tật vươn lên trong cuộc sống bằng chính khả năng của mình thông qua những thành tựu của CNTT và truyền thông. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng ngày quốc tế người tàn tật 3/12.
    Các nhà tổ chức hy vọng qua cuộc thi này sẽ hỗ trợ người tàn tật giao tiếp, làm việc và hòa nhập cuộc sống xã hội thông qua những thành tựu của CNTT - truyền thông. Cuộc thi sẽ góp phần phát huy tinh thần tình nguyện của cộng đồng với những người tàn tật, khơi dậy tiềm năng sáng tạo CNTT-TT và vai trò của họ đối với các hoạt động xã hội.
    Ngay từ khi mới chỉ là ý tưởng, cuộc thi đã được dư luận trong cộng đồng người tàn tật, các chuyên gia về CNTT trong nước và quốc tế hưởng ứng. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhận định đây sẽ là một cơ hội mở ra giai đoạn mới cho người tàn tật Việt Nam tiếp cận với xu hướng CNTT trở thành công cụ phục vụ cuộc sống cho chính bản thân họ.
    Nhà tổ chức cho biết, các sản phẩm nhận giải thưởng sẽ được chọn lựa với bốn tiêu chí: Tính ứng dụng cao; Tính sáng tạo; Tính hoàn thiện và khả năng triển khai ứng dụng rộng rãi. Dự kiến sẽ có 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng, 2 giải nhì mỗi giải trị giá 30 triệu đồng, 3 giải ba mỗi giải 15 triệu đồng và 5 giải khuyến khích mỗi giải trị giá 5 triệu đồng.
    Diễn ra trong vòng 1 năm, dự kiến ngày 3/12/2006 diễn ra lễ tổng kết và trao phần thưởng cho các sản phẩm dự thi xuất sắc nhất của cuộc thi.
    Thủy Nguyên
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ve Chai cao thượng
    Dương Sông Lam
    Lượm ve chai, nhặt bao nylon, xin quần áo cũ đem về bán lấy tiền mua gạo đem cho người nghèo; cắt phiên nhau lên bệnh viện tắm rửa chăm sóc cho bệnh nhân "không gia đình"; tẩm liệm cho người bị AIDS trong phút tận cùng của cuộc đời... đó là những việc làm âm thầm, cao thượng hàng ngày của nhóm Ve Chai đất thần kinh.
    Đóng "cổ phần" mua xíchlô
    Chiều mưa, trong một góc quán càphê cóc trên đường Nguyễn Trường Tộ - thành phố Huế, có 3 bạn trẻ tuổi 20 ngồi nhìn xa xăm vào dòng người xuôi ngược. Một phụ nữ bước vào quán, tay ôm con nhỏ sụp lạy xin tiền: "Các cậu làm ơn làm phước...". Những cảnh thương tâm như thế diễn ra hàng ngày, đã khiến ba bạn trẻ quyết định chung tay lập nhóm Ve Chai giúp người nghèo.
    Trần Tài - một thành viên trong nhóm nhớ lại: Sau khi có ý tưởng, chúng em về gặp bác Nguyễn Văn Hoàng - một người thích "ăn cơm nhà vác bị đi xin giúp người nghèo đói". Bác Hoàng đồng ý ngay và xin cho mình được làm trưởng nhóm.
    Bốn người tổ chức một "cuộc họp" dưới chân chùa Thiên Mụ, bàn với nhau đóng "cổ phần" mua một chiếc xíchlô để đẩy đi lượm ve chai. Và nhóm Ve Chai đã ra đời như một sự ưu ái của cuộc đời dành cho những mảnh đời bất hạnh đang sống trên đất cố đô. Sau 2 năm, nhóm đã có 18 thành viên. Hầu hết thành viên của nhóm Ve Chai là học sinh, sinh viên đang theo học tại Huế, các bạn phân công nhau làm theo ca để khỏi ảnh hưởng đến việc học.
    Sáng sớm, một ngày mới bắt đầu cũng là lúc đội quân "cái bang" cao thượng lên đường. Họ đến những góc chợ tối tăm rồi ra bờ sông Hương nhặt từng vỏ chai, bao nylon... chất lên xíchlô... Hình ảnh hồn nhiên của họ đã in đậm trong tâm trí của biết bao người dân Huế. Những gì lượm được, xin được sau khi đem về, nhóm phân chia ra quần áo cũ cho người nghèo, vỏ chai, bao nylon đem bán lấy tiền mua gạo cho người đói; sách vở cho các bạn trò nghèo hiếu học.
    Việc làm nhân ái của nhóm Ve Chai đã đánh thức tình bác ái của hết thảy những người gặp họ. Chính vì vậy, không ít người để dành... ve chai, bao nylon tặng nhóm.
    Hai anh em sinh đôi Huỳnh Hoàng Vũ - Huỳnh Thiên Vũ từng được bạn bè trong nhóm gọi là "kẻ ăn xin mang đầu bác học" tâm sự: "Những ngày đầu đi nhặt ve chai, đi xin cũng khó khăn lắm, chỉ sợ công việc cướp mất người yêu, vì bạn bè cũng có người nói ra nói vô, thế này thế nọ cũng nhiều chuyện. Nay thì vô tư đi, ngày nào không kiếm được cái gì để giúp người nghèo cho khả dĩ thì thấy buồn, tay em cầm càng xíchlô đã chai rồi đó". Tôi cầm bàn tay đầy vết chai của Vũ và nghĩ về bàn tay của bao bạn trẻ bằng tuổi Vũ, những bàn tay trắng trẻo chỉ quen cầm những ly bia, rượu đắt tiền trong sòng bài, trên sàn nhảy mà tôi có quá nhiều dịp mục sở thị.

    Sẻ chia với người hoạn nạn...
    Một buổi sáng sớm, anh Nguyễn Văn Hoàng - trưởng nhóm Ve Chai gọi cho tôi: "Sáng ni, anh có đi chia sẻ với người nghèo ở xóm vạn đò Kim Long không? Tụi tui đưa 100kg gạo lên đó, anh đi thì lên nhà tui chờ".
    Bật ra khỏi chiếc chăn tri kỷ, tôi vội vã đến nhà anh. Nơi góc nhà ấm cúng, hai bạn trẻ đang cân đong gạo cho vào từng bao đều nhau, những bộ quần áo cũ được giặt ủi cẩn thận. Đây là chỗ dành cho Võ Văn Dũng - khu vực 6 Vạn Xuân, Kim Long; đây là phần của chị Nguyễn Thị Lý - sống một mình, tàn tật... hai bạn trẻ một người vừa đong gạo vừa đọc, một người ghi vào cuốn nhật ký của nhóm. Họ làm việc âm thầm một cách tỉ mẩn.
    Tranh thủ thời gian có thể, tôi đọc qua cuốn nhật ký: Ngày 14.9.2005 chia sẻ gạo ở vạn đò Kim Long, một hộ 10kg x 3hộ = 30kg, thành tiền 123.000đồng; ngày 12.5.2005 gửi chia sẻ với đồng bào A Lưới 200kg áo quần; ngày 7.9.2005 chia sẻ cùng bé Nhật Linh bị nhiễm HIV, cha mẹ đều chết do AIDS 100.000 đồng; từ ngày 1.2.2004 đến ngày 21.1.2005, nhóm Ve Chai đã quyên góp, thu nhặt được: 600kg gạo, 920kg áo quần, 1.000 cuốn vở, 1 chiếc xe lăn...
    Đúng 8h, chúng tôi có mặt tại Kim Long - mảnh đất nổi tiếng của Huế về những căn nhà rường của thế kỷ trước còn sót lại. Song, đời sống của một bộ phận dân chúng ở đây còn nghèo cực. Cũng đúng thôi, đời sông nước mấy ai giàu, mà Kim Long tập trung phần đông người vạn đò của Huế. Cầm trên tay bao gạo nhóm Ve Chai chia sẻ, đôi mắt tâm tưởng của anh Võ Văn Dũng nhìn vào không gian trống hơ, trống hoác trên mái nhà dột nát. Vợ đau ốm, bệnh tật "ăn rồi nói chưa ăn", anh đã chung sống với căn bệnh não của vợ mấy năm nay, bốn đứa con nhỏ của anh bữa đói bữa no tuỳ thuộc vào ngày chạy xe ôm của ba.
    Chị Nguyễn Thị Lý - tổ 18, khu vực 6 Vạn Xuân, Kim Long khóc oà như trẻ thơ khi nghe những lời động viên của anh Hoàng và đón nhận bao gạo sẻ chia. Đã lâu lắm rồi chị không còn nhớ, bao đêm chị ôm con khóc cho đời phận bạc. 37 tuổi, lại tàn tật, chị biết làm gì hơn để chăm sóc đứa con 5 tuổi? Các bạn nhóm Ve Chai đã đến với chị với tấm lòng cảm thông chia sẻ. Chị nhớ hết tên từng thành viên trong nhóm, chị gọi họ là những đứa em cao thượng. Thảng có lúc vui, chị đọc thơ cho nhóm nghe, những câu thơ không đầu không cuối của chị như sợi dây đàn, ấm lên trong cuộc sống lạnh lẽo của kiếp người.
    Được nghe những tâm sự, thấy những việc làm của anh Hoàng, của các bạn trẻ trong nhóm Ve Chai, tôi thầm nghĩ đến nhân vật Giang Samet - người quét rác vĩ đại thành Paris trong truyện ngắn "Bông hồng vàng" - mà tôi ngưỡng mộ. Hàng ngày, Giang Samet đã thầm lặng quét rác trong xưởng thủ công nơi góc phố anh ở. Và phải mất nhiều năm cần mẫn, Giang sàng bụi để lấy bụi vàng, sau đó anh đúc thành một bông hồng vàng để tặng và mang lại hạnh phúc cho người anh yêu mến. Nhóm Ve Chai vẫn hàng ngày đi khắp hang cùng, ngõ hẻm của xứ kinh kỳ lượm nhặt ve chai, bao nylon... để gom góp lại, đem tình thương yêu đến cho người hoạn nạn.
    Khóc cho người dưng
    "Chiều sắp xếp đi tẩm liệm bệnh nhân chết vì AIDS nhé" - lời nhắn nhủ của anh Hoàng làm cả buổi trưa tôi đứng ngồi không yên. Tôi mong sao cho nhanh đến giờ anh hẹn để lên đường. Thầm nghĩ ngọn lửa nhiệt huyết của các bạn trẻ nhóm Ve Chai đã ăn vào mình rồi. Phòng ở của các bệnh nhân AIDS nằm khuất trong góc khuôn viên Bệnh viện Trung ương Huế, bên đường Nguyễn Khuyến. Ở đây có hai "thiên thần" của các bệnh nhân AIDS đó là Huỳnh Thị Lý và Trần Thị Hoàng.
    Khi Bệnh viện Trung ương Huế xây dựng phòng riêng dành cho bệnh nhân AIDS, chị Lý và chị Hoàng đang là nhân viên của bệnh viện liền xin ra làm việc chỗ bệnh nhân AIDS. Đã gần 10 năm, hai chị tự mình săn sóc cho những người xấu số. Hai năm trở lại đây, nhóm Ve Chai đã đến góp một tay cùng các chị giúp đỡ bệnh nhân, các bạn trẻ đã không nề hà chuyện gì từ việc tắm rửa, thay áo quần săn sóc khi bệnh nhân còn sống.
    Cùng với chị Hoàng, chị Lý, nhóm Ve Chai đã tẩm liệm, chôn cất khi bệnh nhân trút hơi thở cuối. Bên giường bệnh nhân, tôi đọc được những lời nhắn nhủ của nhóm Ve Chai: "Có bệnh nhân bị gia đình bỏ rơi, nằm viện không thân nhân thăm hỏi. Có bệnh nhân gần chết khắc khoải lo con nhỏ 10 tháng tuổi không ai nuôi. Có bệnh nhân trước khi chết chỉ muốn ăn một chén chè... Vì ngày cuối tuần đa phần chúng ta có niềm vui bên gia đình. Nên ngày cuối tuần, chúng tôi đến bệnh viện, để chia sẻ với những người bạn đang gặp khó khăn".
    Trời chiều. Trên đường phố người qua lại ngược xuôi, có thể lắm, ai cũng đang toan tính cho hạnh phúc riêng tư, cho tổ ấm của mình. Trong căn phòng hẹp của bệnh nhân AIDS, bệnh nhân Trương Thị N (38 tuổi) vừa nấc lên lần cuối chấm dứt một cuộc đời "gái bán hoa". Hơn một năm nay, N được sự chăm sóc của chị Lý, chị Hoàng và nhóm Ve Chai.
    Anh Hoàng kể: Những ngày cuối, N toàn đòi mua thuốc ngủ uống để được chết, phần vì thân thể lở loét, đau nhức, phần như N nói: "Thấy thương hai chị và các em phải chăm sóc mình".
    Đám tang N diễn ra trong thầm lặng. Với tôi, đây là lần đầu chứng kiến một cái chết trong cơn đau quằn quại, còn với các bạn trẻ trong nhóm Ve Chai thì khác, đã không dưới chục lần họ chảy nước mắt khóc cho người dưng, bàn tay họ vuốt mắt cho những người xấu số.
    Nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè, sáng sớm họ lại lên đường.
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(70,143157)
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sun công bố sáng kiến chia sẻ cơ hội toàn cầu
    (VietNamNet) - Ngày 28/7, hãng Sun Microsystems đã có buổi họp báo tại TP.HCM, công bố sáng kiến chia sẻ cơ hội toàn cầu để chuẩn bị cho thời đại hội nhập. Với sáng kiến này, Sun sẽ đẩy mạnh tiến độ tiếp cận mạng nhằm đem lại cơ hội cho sự phát triển kinh tế của toàn cầu cũng như sự tiến bộ của xã hội. Chẳng hạn, Sun sẽ cung cấp miễn phí bộ phần mềm StarOffice cho các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ trên toàn thế giới.

    Hiện diện tại hơn 170 quốc gia, Sun Microsystems Inc là nhà cung cấp hàng đầu các công nghệ về máy chủ, máy trạm, giải pháp mạng, đặc biệt là Hệ điều hành Solaris và Ngôn ngữ lập trình Java nổi tiếng. Ông Lionel Lim, chủ tịch Sun Microsystems, khu vực Nam Á cho biết: không ai có thể một mình nối vòng tay lớn, nhiều bàn tay nối vòng tay lớn, chúng ta sẽ làm được việc lớn. Liên kết cộng đồng và đẩy mạnh hợp tác luôn là vấn đề cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của Sun kể từ khi được thành lập.
    Ông Lionel Lim nói: việc hợp tác kết nối cộng đồng sẽ tạo ra nhiều ý tưởng mới để thúc đẩy kinh tế phát triển và làm cho nền kinh tế thịnh vượng. Sự hợp tác nối mạng đã tạo ra của cải và giá trị mới cho con người. Sun Microsystems cũng tin rằng thông qua việc chia sẻ với cộng đồng, hãng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
    Trong 23 năm qua, Sun đã đóng góp nhiều mã nguồn cho cộng đồng nguồn mở và đã tạo ra những công nghệ như: NFS, TCP/IP, công nghệ Java, OpenOffice.org và hệ điều hành OpenSolaris, nhằm kích thích quá trình tăng trưởng mạng và đem lại nhiều cơ hội cho mọi người.
    Ông Lionel Lim cũng cho biết: "Sun muốn kết nối VN vào "vòng tay lớn", hợp tác cùng Việt Nam để nâng cao năng lực về công nghệ để cạnh tranh trên thế giới". Trong 9 tháng qua, tại VN, Sun đã hợp tác với các đơn vị, Trung tâm đào tạo CNTT, đào tạo ra 600 lập trình viên IT về Java và Solaris. Ngoài ra, hợp tác với chính phủ trong việc xây dựng phần mềm nguồn mở (PMNM), đào tạo sau đại học về Java, hợp tác với UBND TP lập ra trung tâm phần mềm giải pháp doanh nghiệp nhằm đưa những nghiện cứu ứng dụng PMNM trong nước và xuất khẩu đang được xúc tiến.
    Trong hai ngày 29 và 30/7 tới, hội nghị cấp cao châu Á tại của Sun Microsystems cũng sẽ diễn ra tại TP.HCM với sự tham dự của 120 công ty đối tác đến từ các nước trong khu vực Nam Á. Mục đích của cuộc hội nghị là bàn bạc, tìm đối tác nhằm xây dựng một cộng đồng Nam Á phát triển hơn. Đại diện của Sun Microsystems cho biết: "Việt Nam được chú ý và lựa chọn làm nơi diễn ra hội nghị là do VN có sự tăng tốc kinh tế một cách nhanh chóng. Các đối tác của Sun Microsystems cũng có mong muốn sang VN để tìm cơ hội hợp tác làm ăn".
    Thu Thảo

Chia sẻ trang này