1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin hoạt động khắp nơi!!!

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi Tinhnguyen08, 04/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chủ nhật tới 11/12/2005 có một đoàn:
    -CHi hội từ thiện phía bắc của Chùa Phật Quang
    -Có về Trại Phong Vân Môn, Vũ Thư, Thái Bình: khoảng 535 bệnh nhân...
    và trường Mầm Non của Trại...
    -Nếu có bác nào ủng hộ chút gì nhân tài vật lực:
    +Gạo dầu, mì chính,bánh kẹo, trà ...
    +Quần áo,
    +Đồ chơi cho trẻ mầm non...
    +Tài liệu giáo dục
    ....
    -Tập trung: Kho của công ty Khải Toàn (cho mượn): Số 16 Lô 11A Phố Trung Hoà,
    -Hạn cuối Thứ 7 tuần này 10/12/2005
    -Chi tiết xin liên hệ:
    Cô Phương Nam:
    8460072-0912569622
    XIn cảm ơn!
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oVác tù và? lo chuyện người dưng
    Từ anh Đức rồi anh Sơn, tôi khám phá ra một mạng lưới từ thiện khá độc đáo của những Phật tử quanh năm quên mình đi ?oăn mày? với tâm niệm thương người như thể thương thân.

    Đoàn từ thiện thăm bệnh nhân Nguyễn Thị Phán (anh Sơn đứng thứ 3, anh Đức đứng thứ 4 phía trước từ trái qua)
    Anh Nguyễn Ngọc Đức đã chạy tới Văn phòng báo Tiền Phong ở Tây Nguyên xin giúp đỡ cho ?ongười dưng? đến lần thứ 3. Lần thứ nhất anh kêu cứu cho mấy bố con nọ vô gia cư, đùm túm nuôi nhau trông rất thảm trên chiếc xe cải tiến kéo qua phố chợ.
    Lần thứ hai anh kêu cho một gia đình đồng bào Ê đê ở vùng sâu không may bị nổ đạn cối sập nhà chết con. Lần thứ ba kêu cho một bệnh nhân nghèo không tiền chữa bệnh, sợ mai này mình chết đi đàn con không biết lấy gì mà sống.
    Biết anh đã vét hết túi trong nhà rồi mới ra đường kêu, tôi hỏi : Anh chuyên ?osưu tầm? những trường hợp cùng khổ vậy sao? Đức gật đầu: Cứu một người phúc đẳng hà sa mà chị.
    Nguyễn Ngọc Đức là chủ của 2 chiếc xe tải ở nhà số 195/1/21 đường Phan Chu Trinh. Vợ anh nguyên làm nghề kế toán nay đã thôi việc ở nhà giúp chồng. Đức an ủi vợ: ?oThôi em ở nhà đọc sách kinh, nuôi dạy con học cho giỏi vào đại học, giúp anh làm việc thiện là công lớn rồi! ?.
    Thật ra trước kia Đức cũng là một tay chơi có hạng, vợ khuyên miết không nghe. Ham chơi nhưng hào hiệp, mỗi lần những người hay làm công tác xã hội liên hệ nhờ xe đi chở quà cho dân nghèo, Đức đều xung phong tự đổ xăng phục vụ miễn phí.
    Thấy Đức có tâm, anh Sơn - Trưởng đoàn từ thiện Phật Quang, Cư Mgar bèn cho Đức mượn băng đĩa, sách đạo do một vị chân sư biên soạn. Nghe hay quá, Đức gặp Thầy rồi xin quy y luôn cho cả nhà. Từ đó bỏ rượu bỏ thuốc lá, bỏ nghề buôn gỗ phá cây.
    Ngoài giờ làm việc kiếm sống, hễ rảnh lúc nào anh lại vè vè xe máy tìm đến nơi có người đang cần cứu vớt để giúp đỡ. Đức tâm sự: ?oĐời nhiều người khổ cùng tận, vô bệnh viện tỉnh thấy liền. Thường ở đó khi có người chết đêm, thân nhân cần chở xác về ngay hay bị cò chém chặt, bắt chẹt.
    Bữa trước có bà kia nghèo quá, con mười mấy tuổi bịnh chết không dám gọi ô tô, phải nhờ xe thồ đặt xác cháu ngồi giữa, mẹ ngồi sau ôm ngoặt ngoẹo về tận huyện Krông Nô. Đường rừng tối thui, anh xe thồ lấy hết can đảm chạy cả đêm, 5 giờ sáng mới quay về tới phố?.
    Sau khi biết việc này, anh Đức quyết định có ai nghèo qua đời trong bệnh viện, cần chở miễn phí đêm hôm xa gần trong tỉnh, cứ gọi cho anh theo số 091.3453716, anh tới ngay!
    Anh Phạm Ngọc Sơn sinh năm 1959 ở Điện Bàn, Quảng Nam. 10 năm trước anh ở Long Khánh làm nghề thuốc bắc, châm cứu kiêm tướng số tử vi, ỷ đọc nhiều hiểu rộng nên đầy tự phụ kiêu mạn cho tới khi gặp được Tỳ kheo Thích Chân Quang ở một ngôi chùa đơn sơ trên núi Dinh ở Bà Rịa Vũng Tàu.
    Trước sự nôn nóng thể hiện cái tôi tài ba thông làu kinh sách của Sơn, Thầy chỉ điềm đạm hỏi: Là người Việt Nam, anh đã giúp gì cho đất nước? Sơn ngớ ra. Thầy hỏi tiếp: Thế giới 6 tỉ người, anh đã giúp gì cho nhân loại ? Sơn bí, bắt đầu thấy phiền não.
    Thầy hỏi câu thứ ba: Là Phật tử, anh đã giúp gì cho Phật giáo Việt Nam? Sơn bỗng thấy miệng đắng ngắt. Về nhà nghe hết 30 băng cát sét lời thầy giảng về Phật pháp, Đạo đức,Tâm từ, tự nhiên anh đổ nước mắt, xấu hổ vô cùng. Từ đó mới hiểu thấu lời dạy ông bà từ xưa đã nói: Thương người như thể thương thân.
    Vợ chồng Sơn trẻ khỏe, cực kỳ chăm chỉ siêng năng nhưng lên Đăk Lăk lập nghiệp đã 8 năm vẫn chưa có một tấc đất riêng nào, chỉ vì quá hăng say làm việc thiện. Một Phật tử cũng nghèo nhưng có mảnh thổ cư rộng rãi dưới chân đồi Cư Mgar vui lòng cho vợ chồng anh mượn đất cất nhà.
    Giữa 2 ngôi nhà gỗ lợp tôn đơn sơ nằm song song bên nhau nhiều năm rồi vẫn chan hòa mối quan hệ từ bi đầm ấm. 5 năm trước anh làm đơn Xin trồng rừng tự nguyện gửi Hạt Kiểm lâm huyện Cư Mgar- Đăk Lăk, thưa rõ anh tự lo mọi chi phí, khi rừng 3 tuổi tốt tươi phủ xanh đồi Cư Mgar anh sẽ bàn giao lại cho Nhà nước quản lý. Cán bộ trả lời: Dân không được phá rừng, cũng không được tự tiện trồng rừng!
    Không được làm sạch phổi đời, Sơn đi lay động tim người. Là Đoàn trưởng đoàn Phật tử từ thiện Phật Quang huyện Cư Mgar, Sơn vận động anh em giúp đỡ người nghèo và đồng bào buôn làng thiếu đói vì thiên tai hay mùa giáp hạt về cả tinh thần lẫn vật chất, tổng trị giá hàng ngàn suất quà quyên góp được tới nay đã lên đến vài trăm triệu đồng.

    Y Sắc Niê đang hát cho đồng bào xã Cư Mgar huyện Cư Mgar nghe về tình nhân ái trong chuyến cứu trợ tháng 7/2005
    Đoàn còn vận động đồng bào không nghe lời kẻ xấu chia rẽ, Thượng- Kinh đoàn kết, tích cực lao động làm giàu cho bản thân và đất nước. Những việc làm tốt đời đẹp đạo của đoàn như hương lành bay xa, Sơn ngày càng nhận được nhiều ?o đơn đặt hàng? của các Hội Chữ Thập Đỏ xã, huyện.
    Riêng ở huyện Cư Mgar, tháng 4/2005 Đoàn tích cực chung tay cùng bộ đội Tiểu đoàn 303 và Cty Đầu tư Phát triển buôn Ya Wầm làm lại chiếc cầu gỗ nối từ xã Ea Kiết qua xã Ea H?Tđing.
    Tháng 6/2005 Đoàn đã xin đất và mua được 1 cái xác nhà cũ, để từ chỉ 6 triệu đồng quyên góp được, dựng cho vợ chồng cụ Huỳnh Nhị không chốn nương thân một căn nhà tình thương bền chắc rộng hẳn 42m2, rồi tiếp tục chạy vạy đưa chị Nguyễn Thị Phán 35 tuổi 7 con triền miên thiếu ăn lại bị suy thận nặng vào điều trị tại BV Chợ Rẫy.
    Tháng 7/2005 cùng Đoàn từ thiện Phật Quang Bà Rịa- Vũng Tàu vào xã Cư Mga tặng quà cứu trợ cho 100 gia đình đứt bữa vì hạn hán... Khi vào vai ?o ăn mày?, dù người hảo tâm cho tiền triệu tiền nghìn hay chị bán vé số chắt chiu góp năm bảy trăm đồng lẻ, anh Sơn cũng khiêm nhượng cúi đầu đón nhận để ?o góp gió thành bão? sẻ chia cho người nghèo khó.
    Ông Cao Thế Khảm - Phó chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ huyện Cư Mgar nhận xét: Anh em trong đoàn từ thiện Phật Quang Cư Mgar làm việc thiện hết sức nhiệt tình, tự giác và vô tư, từ năm 2001 đến nay phối hợp hoạt động với chúng tôi ngày càng hiệu quả, gây dựng được lòng nhân ái trong cộng đồng cho nhiều người noi theo.
    Mới đây anh Phạm Ngọc Sơn đã được Hội từ thiện Phật Quang cử lên làm Đoàn trưởng từ thiện Phật Quang tỉnh Đăk Lăk, phụ trách gần 100 Phật tử thuộc các dân tộc Kinh, Thái, Êđê, Dao.
    Trong những thành viên dân tộc thiểu số tích cực của nhóm, Y Sắc Niê buôn Huê B 30 tuổi nổi bật vì vừa hát hay, đàn giỏi, lại biết ứng khẩu sáng tác ca khúc tại chỗ để phục vụ mọi người. Hôm vào bệnh viện trao tiền của bạn đọc báo Tiền Phong cho mẹ con cháu H?THuê, Y Sắc tìm cách diễn đạt về tình thương yêu nhau giữa đồng bào các dân tộc anh em để phiên dịch mà xúc động rơi nước mắt.
    Hy vọng mầm thiện tốt tươi đang ươm từ trái tim những Phật tử mộc mạc chân thành như Đức, như Sơn, như Y Sắc kia sẽ sớm lan tỏa thành cây xanh gieo hạt cho đời.
    Hoàng Thiên Nga
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=18212&ChannelID=13
  3. ngocsangvn

    ngocsangvn Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    29.478
    Đã được thích:
    3
    "Nối vòng tay lớn 2005": Hơn 10 tỷ đồng dành cho người nghèo
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=116335&ChannelID=3
    Phương châm "Mọi người cùng chia sẻ, mỗi hoạt động sẽ là một dấu cộng, một dấu nhân, nhân lên lòng tốt vì người nghèo"...
    Đêm "Nối vòng tay lớn 2005", 8.172.423.000 đồng, 120 EURO, 1000 Bảng Anh, 1222 USD, 2 tấn gạo đã được ủng hộ vào quỹ Vì người nghèo.
    Gây được tiếng vang trong 5 năm qua, "Nối vòng tay lớn" đã thực sự trở thành một chương trình đặc biệt dành cho người nghèo. Trong năm 2005, chương trình được thực hiện đặc sắc hơn những năm trước, "Nối vòng tay lớn 2005" là một Nhật ký truyền hình sống động và hấp dẫn. Nét đặc sắc của chương trình năm nay không chỉ tổng kết các hoạt động và phong trào Vì người nghèo của 5 năm qua, mà còn hướng tới những hoạt động ủng hộ và sẻ chia hoàn toàn mới, thu hút đông đảo công chúng tham gia trực tiếp với các hoạt động thiết thực.
    Và điểm nhấn trong ngày "Vì người nghèo" 31-12 chính là đêm Nối vòng tay lớn, VTV web tường thuật trực tuyến đêm Nối vòng tay lớn tại địa chỉ: http://vinguoingheo.vtv.vn
    Nối vòng tay lớn - giờ G!
    Dù giấy mời ghi 19h30'' nhưng mới gần 19h, trường quay S9 đã được hun nóng bởi không khí làm việc khẩn trương của các BTV, kỹ thuật viên và những người phụ trách trường quay. Lác đác có những khách mời đến sớm. Rất nhanh chóng, những vị khách mời đầu tiên sà ngay vào bàn ủng hộ được đặt ngay trước cửa vào trường quay.
    Vài em nhỏ được bố mẹ dắt theo cắm cúi ghi cúi ghi tên mình vào bảng ủng hộ. Hoàng, học sinh một trường trung học tại Hà Nội sau khi rụt rè hỏi một đại diện BTC: "chú ơi cháu chỉ có 20.000 thôi thì có được ủng hộ không" đã nhanh chóng nhập vào đoàn người ủng hộ ngay tại bàn ủng hộ trước cửa trường quay.
    Nối vòng tay lớn 2005 đã chính thức được bắt đầu với ca khúc Triệu tấm lòng đồng cảm do nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân sáng tác qua sự thể hiện của ca sĩ Hoàng Hiệp, Phương Linh và các em thiếu nhi. "Gióng lên hồi chuông hoà bình... những tấm lòng đồng cảm vì em thơ tật nguyền... Nắm tay cùng hát lên vì trái tim nhân ái...Cho em ngày mai sáng tươi, cho em được sống làm người, cho em được vui múa ca, cho em được sống trong tình thương bao la...".
    Ngay khi chương trình vừa bắt đầu, đã có rất nhiều khán giả đến ủng hộ trực tiếp tại trường quay S9, Đài THVN. Trong số đó có những cháu còn rất nhỏ, phải nhờ cha mẹ đưa đến để góp vào quỹ Vì người nghèo số tiền dành dụm được từ tiền ăn sáng của mình.
    Trong đó có một học sinh lớp 5 trường tiểu học Quan Hoa, đã tham gia ủng hộ trong chương trình từ mấy năm nay. Trước khi chương trình Nối vòng tay lớn diễn ra 1 tuần, em đã nhắc mẹ cùng em "mổ" những con lợn tiết kiệm và quyên góp được 900.000 ủng hộ quỹ cho quỹ "Vì người nghèo".
    Những con số ấn tượng về số tiền của các điểm quyên góp trong ngày, số bệnh nhân được khám chữa bệnh miễn phí cũng như số người đã tham gia đi bộ trong ngày Tết của người nghèo? đã được MC Diễm Quỳnh thông báo ngay sau đó. Cũng tại trường quay S9, MC đã thông báo những người đạt giải Clip Vì người nghèo. Rất tiếc, chỉ có người đạt giải 3 nhận được thông báo qua điện thoại.
    Ngay sau phóng sự về việc xây nhà cho người nghèo tại Quân khu 7, khán giả truyền hình đã cùng MC Diễm Quỳnh trò chuyện với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Phan Trung Kiên, người trực tiếp chỉ huy chiến dịch lập làng mới cho người dân nghèo ở Tà Thiết, Cần Giờ. Được biết những hoạt động của những người lính thời bình đã được tiến hành trên không chỉ 9 tỉnh thành của quân khu 7 mà đã như một vết dầu loang đã lan ra cả nước.
    Ông Kiên tâm sự: "Thời chiến quân đội đã được dân bao bọc giúp đỡ. Vậy thì trong thời bình, sao quân đội không thể giúp dân? Một việc nhỏ thôi nhưng nếu được nhân rộng ra khắp cả nước sẽ trở thành một phong trào có nhiều ý nghĩa với xã hội".
    Câu chuyện của 2 phóng viên Đức Thành và Xuân An vừa trở về đài THVN từ đầu cầu Hải Dương đã thực sự khiến cho những khán giả có mặt tại trường quay S9 chăm chú đặc biệt. Những khó khăn khi thực hiện phóng sự xây ngôi nhà đại đoàn kết cho chị Lê Thị Mật, những trở ngại trong việc thực hiện điểm cầu, những món quà đặc biệt mừng nhà mới cho chị Mật.
    Sự xúc động của hai phóng viên về câu chuyện của lòng nhân ái, những tấm lòng đã sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn của mẹ con chị Mật: từ 150 bơ gạo mà chi Hội phụ nữ thôn đã đóng góp ủng hộ tân gia nhà mới cho chị Mật đến món quà bất ngờ của một doanh nhân tại sân Golf Tam đảo, Vĩnh Phúc. Những món quà cho thấy sự kì diệu của Nhật ký truyền hình...
    Lúc 22 giờ 34, tại phòng nghe điện thoại tiếp nhận ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, vận động viên wushu Mỹ Đức, ca sĩ Phương Anh và ca sĩ Thuỳ Dung chia sẻ những cảm xúc khi ở một vị trí lặng lẽ, trái ngược hẳn với vị trí trên sân khấu: nghe điện thoại đón nhận những ủng hộ của khán giả đến Quỹ Vì người nghèo. Với họ, tất cả thật nhiều thú vị và không thể nào quên.
    Với mức giá cuối cùng 930 triệu đồng, chiếc Cúp Rồng Việt độc nhất vô nhị Việt Nam đã thuộc về công ty TNHH Việt Vương (239/241 Tân Quý, Tân Bình, TP.HCM). Không nằm ngoài dự đoán, Công ty Công viên văn hoá Đầm Sen (TP.HCM) đã trở thành chủ sở hữu của chiếc Võng xếp Duy Lợi lớn nhất Việt Nam sau khi đưa ra mức giá 310 triệu đồng.
    Ngoài số tiền thu được trong chương trình đấu giá, tổng số tiền quyên góp được tại các điểm cầu là 8.172.423.000 đồng, 120 EURO, 1.000 Bảng Anh, 1.222 USD. Ngoài ủng hộ bằng tiền mặt, các doanh nghiệp còn gửi đến cho người nghèo những mái nhà ấm cúng, những bữa cơm no từ sự sẻ chia.
    Nối vòng tay lớn 2005 đã khép lại với ý nghĩa của một cái tết đầm ấm, trọn vẹn dành cho người nghèo. Một năm mới lại đến, trong niềm phấn khởi chung từ những thành tựu của đất nước, những hoạt động sẻ chia thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách sẽ lại tiếp tục. Cùng với những cam kết của các doanh nghiệp dành cho người nghèo, hứa hẹn trong năm 2006, những người nghèo sẽ được sống trong những ngôi nhà khang trang hơn, đời sống sẽ ấm no hơn.
    Số tiền ủng hộ quỹ Vì người nghèo tại các địa phương trong chương trình Nối vòng tay lớn 2005

    Bình Dương: 459 triệu
    Tam Đảo: 384 triệu
    Thanh Hoá: 1 tỷ 882 triệu
    Đà Nẵng: 2 tấn gạo và 458 triệu
    Nhà hát lớn Hà Nội: 30 triệu
    TP.HCM: 1 tỷ 311 triệu
    ĐTH Việt Nam: 1 tỷ 932 triệu
    Kết quả vận động quỹ "Vì người nghèo" 5 năm qua (Đơn vị: 1.000 đồng) (Số liệu TƯMTTQ Việt Nam)

    Năm Số tiền
    2001- 24.721.541
    2002- 132.273.886
    2003- 353.545.702
    2004- 368.434.333
    2005- 436.314.583
    Tổng cộng- 1.315.290.045


  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những đồng tiền ấm áp tình người
    TPO - Xa mặt nhưng không cách lòng, với những du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, khoảng cách về địa lý không ngăn nổi họ hướng tấm lòng tương thân về Tổ quốc.
    Dù đang học tập ở Anh hay Nhật Bản, ở Hàn Quốc hay trên đất Pháp xa xôi..., họ vẫn góp từng đồng tiền, gửi ngược về Việt Nam làm từ thiện.
    Tổ chức show, quyên tiền làm từ thiện
    Từ nhiều năm nay, tổ chức chương trình ca nhạc, quyên tiền ủng hộ các quỹ từ thiện đã là hoạt động thường niên của chi hội sinh viên Việt Nam tại Học viện Kinh tế Chính trị London, Anh (VNLSE).
    Được thành lập từ năm 1999, đến nay, VNLSE đã tổ chức được không ít chương trình gây tiếng vang trong giới sinh viên du học ở Anh quốc.
    Năm 2003, ?oẤn tượng SV UK? được trình làng khá ấn tượng. Tiếp đó, năm 2004, ?oĐiểm hẹn? là nơi gặp gỡ của những ?otấm lòng vàng? xa quê hướng về tổ quốc.
    Mới đây nhất, chương trình ?oGood Morning Việt Nam? vừa được tổ chức ngày 26/11/ 2005, đã một lần nữa giúp VNLSE quyên góp được 2.800 bảng Anh cho quỹ từ thiện.
    Đại diện cho hơn 60 sinh viên Việt Nam tại VNLSE lĩnh trọng trách mang số tiền trên về nước, Phạm Vũ Thùy Linh, SV Học viện Chính trị Kinh tế London tâm sự: ?oCủa ít lòng nhiều, với tất cả tấm lòng chân thành nhất, chúng mình sẽ san sẻ 2.800 bảng Anh để ủng hộ quỹ Vì người nghèo, quỹ Tấm lòng vàng, quỹ xây dựng bệnh viện Đặng Thùy Trâm và quỹ Chữ thập đỏ?.
    Linh kể, để quyên góp được số tiền trên, rất nhiều du học sinh Việt Nam tại London đã phải chung vai đấu cật trong nhiều tháng trời chuẩn bị.
    Ngay từ tháng 7, những hạt nhân năng nổ của VNLSE đã tập trung lập đề cương chi tiết cho show ca nhạc từ thiện.
    Để có kinh phí tổ chức, họ cắt cử nhau ?ochạy? như chong chóng vận động tài trợ. Mang đề cương đến gõ cửa các công ty, doanh nghiệp, tổ chức... cả tháng, cuối cùng VNLSE cũng có vốn 4000 bảng Anh để triển khai ý tưởng.
    ?oVất vả nhất nhưng cũng vui nhất là quãng thời gian luyện tập. Dù ai cũng bù đầu với bài vở, rồi bận làm thêm, nhưng gần 40 SV trong đội văn nghệ vẫn miệt mài tham gia múa, hát... Nhiều lúc mệt quá, tất cả nằm nhoài cả ra sàn tập nhưng ai thấy vui vì biết việc mình làm không vô ích?, Linh tâm sự.
    Cùng với số tiền của nhà tài trợ, tiền bán vé, những du học sinh VN, bạn bè quốc tế đến xem chương trình ?ocây nhà lá vườn? này còn có thể bỏ tiền vào hòm ủng hộ đặt trước cửa.
    Bằng cách góp gió thành bão đó, VNLSE đã thu được 2.800 bảng Anh từ chương trình ?oGood Morning Việt Nam? và 3.200 bảng từ chương trình ?oĐiểm hẹn?.
    Tất cả những số tiền này đều do chính thành viên của VNLSE mang về Việt Nam gửi cho các quỹ từ thiện.
    Tình người trên mạng
    Nếu từng ghé thăm những ngôi nhà chung - những trang web của du học sinh Việt Nam ở khắp mọi nơi trên thế giới, chắc chắn bạn sẽ thấy ấm lòng vì tinh thần tương thân của những người Việt xa xứ.
    Mỗi khi biết tin có những mảnh đời bất hạnh, những số phận không may trong cuộc sống, họ lại kêu gọi nhau ?ođoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết? trên mạng để sẻ chia, giúp đỡ.
    Tháng 9/2005, diễn đàn của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) sôi động khác thường khi mọi người cùng chung tay quyên góp ủng hộ bạn Nguyễn Thanh Hương bị bệnh ung thư máu.
    Mẹ mất sớm, bố đi bước nữa, mấy chị em Hương phải đùm bọc lấy nhau. Với mong muốn được ra nước ngoài học tập, Hương sang Nhật du học tự túc sau khi đã bán nhà và vay nợ.
    Thế nhưng, mới chỉ học tiếng được gần 9 tháng, Hương đã phải nhập viện vì căn bệnh ung thư máu hiểm nghèo.
    Sát cánh cùng Hương trong cuộc chiến chống lại tử thần, nhóm tình nguyện ?otấm lòng vàng?(tamlongvang@vysa.jp) đã ra đời trên mạng ảo.
    Người quyên góp, người trực tiếp vào viện chăm sóc Hương. Sức khỏe của Hương được cập nhật liên tục trên trang web của hội.
    Không những thế, VYSA còn cử cả đại diện về Thái Nguyên thăm và gửi số tiền quyên góp được cho gia đình người bạn không may mắn.
    Mạng thì ảo nhưng tình người rất thật, điều đó giải thích tại sao những du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc (VNKR) lại nhiệt tình quyên góp ủng hộ cho một người đang học tập tận nước Áo xa xôi để chữa bệnh thoái hoá cột sống vùng xương chậu.
    Dù chưa từng gặp mặt mà chỉ biết anh qua nickname Rec, nhưng khi hay tin anh phải bỏ chương trình Tiến sĩ về Việt Nam chữa bệnh, mọi người liền san sẻ khó khăn với Rec.
    Quyên góp được 1.470.000 won và 1.800.000 VND, anh Nguyễn Hoàng Hưng, đại diện cho VNKR đã về Việt Nam để thăm và chuyển những đồng tiền ý nghĩa đến tận tay người bạn chưa từng gặp mặt...
    Không ít người bảo, thế giới mạng bao la là ảo, là giả dối, là đầy rẫy những lừa gạt, cám dỗ. Ở đó, người ta chỉ quen biết nhau hời hợt qua những nickname, những avatar... rồi quên nhau nhanh chónh.
    Nhưng với những du học sinh VN ở nước ngoài, những người sống thật với những nỗi đau của đồng loại, trên mạng còn có một thứ tình người cao cả.
    Chỉ với tấm lòng không biên giới đó, trên trang web của Hội sinh viên Việt Nam tại Anh (www.svuk.org.vn), người ta mới có thể bắt gặp những lời kêu gọi ủng hộ trẻ em chất độc màu da cam: ?oChỉ cần có một tấm lòng để suởi ấm trái tim những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn ... Dù chỉ là một chiếc bút chì ...một tấm áo ,một quyển sách cũ là bạn đã mang lại hạnh phúc cho những đứa trẻ ấy...?
    Còn ở Pháp, sau khi tổ chức thành công phong trào quyên góp ủng hộ cho trẻ em là nạn nhân của thứ chất độc điôxin quái ác, vừa qua, đích thân anh Nguyễn Văn San - Phó Chủ tịch Hội SVVN tại Pháp (UEVF) đã mang 700 euro về Hải Dương gửi lại cho gia đình bạn Đinh Thị Thu Hiền, du học sinh ĐH Montpellier 1 không may qua đời vì u não.
    Đó là những đồng tiền còn lại sau khi Chi hội SVVN tại Montpellier, cũng như Hội SVVN tại Pháp quyên góp để đưa linh hồn người bạn quá cố về quê mẹ...
    Cứ như thế, trên thế giới mạng ảo bao la, biết bao những câu chuyện cổ tích thời hiện đại đã được du học sinh VN ở nước ngoài viết nên giữa đời thường.
    Tấm lòng từ thiện luôn hướng về quê mẹ, họ - những du học sinh VN dù ở khắp mọi miền trên thế giới, vẫn luôn tay siết chặt tay cùng góp sức, góp lòng để có những đồng tiền ý nghĩa gửi ngược về quê hương làm từ thiện.
    Xuân Mai
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=34860&ChannelID=4
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những địa chỉ cần sự sẻ chia

    Trẻ mồ côi đang được nuôi tại chùa Kỳ Quang, Gò Vấp - Ảnh: L.A.Đ.

    TT - Tết về. Trong lúc chúng ta sum họp, vui vầy trong tổ ấm thì đâu đó quanh ta còn rất nhiều cảnh đời bất hạnh. Họ, những cụ già neo đơn, những trẻ em khuyết tật, mồ côi, những trẻ sống đời thực vật... đang rất cô đơn, đang cần lắm những ký lô gạo, những hạt muối, chai mắm, chiếc chăn...
    Tuổi Trẻ xin giới thiệu một số địa chỉ tại TP.HCM, mà ở đó những người bất hạnh đang cần sự sẻ chia từ tất cả mọi người.
    1- Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Gò Vấp - 45 Nguyễn Văn Bảo, P.4, Q.Gò Vấp - ĐT: 895.55.81.
    2- Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè -153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17,Q.Bình Thạnh - ĐT: 899.65.63.
    3- Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình - 130, QL1A, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức - ĐT: 729.4953.
    4- Làng thiếu niên Thủ Đức -18 Võ Văn Ngân, P.Trường Thọ, Thủ Đức - ĐT: 722.02.27.
    5- Trung tâm Bảo trợ và tạo việc làm cho người tàn tật - 215 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3 - ĐT: 932.71.77.
    6- Trung tâm điều dưỡng người bệnh tâm thần - 33C/2 ấp Phú Châu, P.Tam Phú, Q.Thủ Đức - ĐT: 896.44.27.
    7- Trung tâm Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP -14 Nguyễn Văn Bảo, P.4, Q.Gò Vấp -ĐT: 894.60.25.
    8- Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ người già Thạnh Lộc -3E Tô Ngọc Vân, P.Thạnh Xuân, Q.12 - ĐT: 891.90.07.
    9- Trung tâm nhân đạo Quê Hương - 17/15/11 Gò Dầu, P.Tân Quí, Q.Tân Phú - ĐT: 847.30.25.
    10- Chùa Long Hoa - 60/7 Huỳnh Tấn Phát, P.Phú Mỹ, Q.7 - ĐT: 785.18.81.
    11- Chùa Pháp Võ - 28/1 Huỳnh Tấn Phát, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè - ĐT: 782.95.53.
    12- Chùa Kỳ Quang - 154/4a Lê Hoàng Phái, P.17, Q.Gò Vấp - ĐT: 895.10.14.
    13- Chùa Linh Quang 40/60 Nguyễn Khoái, P.2, Q.4 - ĐT: 825.30.03.
    14- Chùa Diệu Giác - 6/10 Trần Não, P.Bình An, Q.2 - ĐT: 740.05.30.
    15- Cơ sở Thiên Phước - 156 khu phố 1, P.An Phú Đông, Q.12 - ĐT: 719.73.43.
    16- Trung tâm Nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ khuyết tật Thiên Phước - ấp lộ 6, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi - ĐT: 892.63.68.
    17- Làng SOS Gò Vấp - 333 Quang Trung, P.12, Q.Gò Vấp - ÐT: 895.85.04.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=120109&ChannelID=7
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hai ông già và những đứa trẻ tật nguyền
    http://www.hiv.com.vn/su-kien/xa-hoi/0508404854.aspx
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Khởi động hè tình nguyện quốc tế với SJ Vietnam
    http://www3.dantri.com.vn/nhipsongtre/2006/1/99321.vip
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bạn đã từng có một tuổi thơ êm đềm, được học hành tới nơi tới chốn. Có khi nào bạn nghĩ, trên đời có những người rất muốn học nhưng không thể học. Họ cần sự giúp đỡ của các bạn.
    http://www.nguoingheokho.com/zoom_news.php?item=20060205215204_new -
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Kế hoạch Bếp Ăn Từ Thiện
    http://www.saigonvechai.com/kb/forum_posts.asp?TID=107&PN=1&TPN=1
  10. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Lớp học tình thương trên đảo Ông Sắc
    http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=134722&ChannelID=7
    Hơn 10 phút chèo đò, chúng tôi mới đến được lớp học tình thương nằm khuất sau đám lau sậy, trên đảo Ông Sắc, giữa dòng sông Hương (khu vạn đò Cồn Hến - phường Vĩ Dạ - TP Huế).
    Lớp học do những sinh viên tình nguyện (SVTN) khoa Địa lý - Trường ĐH Sư phạm Huế lập ra.
    7h sáng, bọn trẻ ở các xóm vạn đò khắp nơi trên sông Hương chèo thuyền về đảo Ông Sắc, đến một ngôi nhà hoang do nhóm SVTN mượn được ở trên đảo để làm lớp học. Tất cả được chia thành hai nhóm: đứa lớn học lớp 2, đứa nhỏ học lớp 1 và được học tất cả các môn từ toán, tiếng Việt, chính tả đến... tập vẽ.
    Lớp học có từ hơn hai năm trước. Khi đó, nơi dạy chính là trong những khoang thuyền dập dềnh trên sông Hương. Học sinh là những đứa trẻ xóm vạn đò đủ mọi lứa tuổi, hằng ngày phải vất vả mưu sinh như đi lượm ve chai, nhặt rác, đánh giày... thậm chí có cả những em hư hỏng.
    Nhóm trưởng SVTN Trần Đình Dương (K27 Địa lý) quê Hà Tĩnh kể về những nhọc nhằn ngày đầu đến với xóm vạn đò: "Những ngày đầu đến dạy, bọn mình phải chèo thuyền đến từng nhà một để xin bố mẹ cho bọn trẻ đến lớp. Có gia đình còn cấm không cho con học vì chúng phải đi kiếm tiền. Có em 16 tuổi mà không thể đọc được một chữ". Nhóm SVTN cứ chiều chiều lại tới từng gia đình để giải thích vì sao phải cho con đi học. Nhóm còn dành những đồng tiền ít ỏi của mình mua kẹo bánh để "nịnh" các em, từ đó lôi kéo các em tới lớp.
    Nhưng khó khăn nhất là lớp học nằm giữa đảo, muốn ra phải chèo đò, nếu không cẩn thận, nhiều SV không biết bơi có thể bị rơi xuống nước. Bàn học là những mảnh gỗ kê lên, còn ghế ngồi chính là mặt đất. Trăn trở, Dương cùng các bạn đề nghị lên Ban chủ nhiệm khoa nhờ giúp đỡ.
    Được khoa hỗ trợ 1 triệu đồng mua sắm bàn ghế, Liên chi đoàn khoa Địa lý phát động các bạn SV đóng góp sách vở, bút mực và kêu gọi thêm các SV ra đảo, bây giờ thì ngôi nhà hoang trên đảo Ông Sắc đã biến thành lớp học cả sáng lẫn chiều (chỉ trừ ngày chủ nhật). Hiện nay lớp học đảo Ông Sắc có đến 25 thầy, cô giáo tình nguyện, họ đều là SV, người học sáng dạy chiều, người học chiều dạy sáng.
    Người dân vạn đò nay đây mai đó, kiếm sống bằng những con cá, con tôm, vớt phế liệu trên sông..., cái nghèo theo họ suốt cả cuộc đời. Những đứa trẻ trong độ tuổi đến trường đã phải theo ba mẹ mưu sinh. Chính vì không được đến trường nên cái nghèo, cái khó cứ bám lấy các em và truyền từ đời này sang đời khác. Và có ước mơ đi chăng nữa cũng chỉ ước sau này có được chiếc xích lô để chở khách kiếm tiền.
    Từ khi đến lớp học "tình thương", bọn trẻ đã biết được cái chữ, em Tuấn đã ước được làm thầy giáo như anh Dương; em Ly ước có một nghề để kiếm tiền về giúp bố mẹ... Hiền - một sinh viên tình nguyện trong nhóm - như nói với chính mình: "Chiều nay, các em lại phải vật lộn với cuộc mưu sinh rồi đó". Dương bảo: "Ước gì có được nguồn tài trợ, mở lớp học quy mô hơn để cho các trẻ em vạn đò đều được đến lớp".

Chia sẻ trang này