1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin hoạt động khắp nơi!!!

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi Tinhnguyen08, 04/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Phòng dạy nghề thuộc Trung tâm Bảo trợ - dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật TP.HCM (215 Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM) , sẽ tư vấn và đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật.
    Trung tâm có các nghề như điện tử (học 15 tháng), tin học (ba tháng), may (một năm), in lụa... cho học viên lựa chọn tùy sở thích và dạng khuyết tật.
    Học viên chuyên cần tham gia khóa học sẽ được hỗ trợ tiền cơm 150.000 đồng/tháng. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp còn được trung tâm giới thiệu việc làm đến các cơ sở, xí nghiệp... Liên hệ trực tiếp tại trung tâm, ĐT: (08) 9320581
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đội "cái bang" cao thượng
    Mưa hay nắng, mùa đông hay mùa hè, họ cũng tỉ mẩn đi từng góc phố, đi dọc bờ sông để nhặt bao nilon, lượm ve chai, xin quần áo cũ đem về bán lấy tiền mua gạo giúp đỡ người nghèo; ngày chủ nhật, họ rủ nhau lên Bệnh viện Trung ương Huế chăm sóc cho bệnh nhân AIDS...
    Tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Hoàng ở đường Phan Châu Trinh, TP Huế, người đã tập hợp các bạn sinh viên, học sinh ở Huế để thành lập nhóm ve chai giúp đỡ người nghèo. Hai năm trở lại đây, nhóm ve chai ra đời như một sự ưu ái của cuộc đời dành cho nhiều mảnh đời bất hạnh trên đất cố đô.
    Sáng sớm, khi nhiều người đang chìm trong giấc ngủ, hay toan tính công việc cho một ngày mới thì đội "cái bang" cao thượng đã lên đường. Nhóm ve chai chia nhau ra, người đến các góc chợ tối tăm, người miệt mài đi dọc sông Hương, có người lại đi vào khu vực các nhà dân để nhặt từng vỏ chai, từng mảnh nilon chất lên xích lô...
    Những thứ xin được, lượm được đem về, đội ve chai lại phân ra: Quần áo cũ cho người nghèo; vỏ chai, bao nilon đem bán đong gạo giúp người đói; sách vở cho các bạn trò nghèo hiếu học... Những việc làm cao thượng của nhóm ve chai đất cố đô đã đánh thức tình nhân ái trong nhiều người dân mà họ gặp. Vì vậy, nhiều gia đình để dành... ve chai, bao nilon chờ đội ve chai.
    Sưởi ấm bằng tình yêu thương
    Cô sinh viên Lê Thị Thùy Trâm (Đại học Huế) chìa cho tôi xem đôi bàn tay chai sần vì phải cầm càng đẩy xe đi xin, lượm ve chai đã cả năm trời. Cầm bàn tay của Trâm, tôi lại nghĩ tới những bàn tay của nhiều bạn trẻ bằng tuổi Trâm. Những bàn tay mà tôi có dịp thấy trong các quán cà phê, bar, trong sàn nhảy. Những bàn tay đó chỉ quen cầm những ly rượu ngoại, hoặc cầm lái trong những cuộc đua tử thần...
    Cùng đi với các bạn trẻ trong nhóm ve chai lên xóm vạn đò Kim Long, tôi mới thấu hiểu những việc làm hàng ngày của các bạn có ý nghĩa biết nhường nào. Cơn bão Xangsane vừa tràn qua, nhiều gia đình nơi đây đang lâm vào cảnh cùng cực của sự thiếu thốn. Đời sông nước mấy ai giàu, mà người dân nơi đây hầu hết cuộc sống đều gắn với chiếc đò và cây sào.
    Trong nước mắt nhạt nhòa, chị Hạnh kể: Đã mấy năm nay, chị và ba người anh bị điên của mình vẫn thường nhận từ nhóm ve chai những cân gạo, những bộ quần áo cũ. Một lần nhận quà của các em đem tặng là một lần chị khóc.
    Chúng tôi vào nhà chị Nguyễn Thị Lý, tổ 18, khu vực 6 Vạn Xuân. Chị Lý khóc òa như trẻ thơ khi gặp các bạn trong nhóm ve chai đến chia sẻ. Đã bao đêm trắng, chị Lý ôm con khóc cho thân phận hẩm hiu. Chị tàn tật, nhà không có bóng dáng người đàn ông, một mình chị gồng mình nuôi đứa con 6 tuổi lững chững đến trường. Chị Lý nhớ rõ từng cái tên, từng khuôn mặt các em trong nhóm ve chai và xem họ như ruột thịt.
    Khóc người phận bạc
    Chiều thật buồn. Căn nhà nhỏ dành cho các bệnh nhân AIDS ở TP. Huế nằm nép mình dưới bóng phượng già bên đường Ngô Quyền như một nốt trầm giữa ồn ào phố xá. Nơi đây có hai chị Huỳnh Thị Lý và Trần Thị Hoàng được nhiều người coi như những thiên thần giúp người bệnh AIDS.
    Đã hơn mười năm, hai chị tình nguyện giúp đỡ, săn sóc cho bệnh nhân AIDS. Từ khi có nhóm ve chai, các chị đỡ phần nào vất vả, vì các bạn trong nhóm ve chai Hoàng, Kim, Thịnh, Long... thường đến đây phụ giúp các chị chăm sóc cho những người xấu số.
    Trong căn phòng lạnh lẽo, bệnh nhân H. vừa nấc lên lần cuối vĩnh biệt một đời "gái bán hoa" đầy tủi nhục. Những giọt nước mắt thương cảm tràn đầy mi mắt của các bạn trẻ. Được biết, những ngày gần chết, H. luôn khóc nhưng giây phút cuối cuộc đời, khi thấy các em trong đội ve chai, H. đã cười. Có lẽ H. biết mình không cô đơn như cô từng nghĩ.
    Tận mắt chứng kiến những việc làm của nhóm ve chai, tôi lại nhớ đến nhân vật tôi hằng ngưỡng mộ là Giang Samet - người quét rác vĩ đại thành Paris trong truyện ngắn "Bông hồng vàng". Mùa đông hay mùa hè, mưa hay nắng, Giang Samet vẫn thầm lặng quét rác trong xưởng thủ công nơi góc phố tồi tàn anh ở. Phải mất hàng chục năm cần mẫn như vậy để Giang sàng lọc cóp nhặt bụi vàng, sau đó Giang Samet đúc lại thành bông hồng vàng để tặng, mang lại hạnh phúc cho người anh yêu quý.
    Chia tay anh Hoàng và nhóm ve chai, tôi nhận được từ nhóm lời nhắn gửi tới bạn đọc: "Khi có phế liệu hư bỏ không sử dụng xin ông, bà vui lòng liên lạc với nhóm ve chai chúng tôi ở số điện thoại sau: 054.826313, chúng tôi sẽ đón nhận để bán và chia sẻ với người nghèo. Ông, bà chính là người cho, còn chúng tôi là những người trung chuyển trao lại cho người nhận".
    Theo Công an nhân dân

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=168543&ChannelID=7
  3. bachnhat

    bachnhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Ảnh: Sinh viên tập trung biểu tình trước cửa toà án trung tâm St. Petersburg sáng 23/10.
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/10/3B9EF9D2/
    Tại Việt nam thì sao???
    "Ngay từ sáng sớm, sau khi nhận được tin mật báo của một người tự xưng là Trung tướng Giáo sư Tiến sĩ Xe Ôm Nguyên Viện sĩ Hàn lâm Xe Ôm Quốc gia Giải thưởng Xe Ôm Hạng Nhất (nguyên kể chức danh đã vã mồ hôi, đèo mẹ) A.H., lực lượng An ninh chính trị thuộc Bộ Công an do đại tá K chỉ huy đã điều động 120 chiến sĩ cùng với sự trợ giúp của 30 cảnh sát giao thông, 40 cảnh sát cơ động, 30 thanh tra giao thông, 20 dân phòng (lực lượng ứng cứu khẩn cấp của công an), toàn bộ cảnh sát khu vực phường Cầu giấy, toàn bộ nhân viên bảo vệ tòa nhà V-tower.. lập 3 vành đai bảo vệ tòa nhà Đại sứ quán Liên bang Nga tại Hà Nội tại 191 Đê La Thành Str...."
    Xem tiếp tại đây: http://www.x-cafevn.org/?
    "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" (Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945)
    Quyền bình đẳng ởđâu hỡi các bạn!!!
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cô sinh viên ?ohành động vì môi trường?

    Hương Dịu (phải) và những người bạn đồng hành đi triển khai dự án trung tâm - Ảnh: LAN CHI
    TT - Con đường đến với rác của Dịu thật tình cờ, xuất phát từ mong mỏi của những người sống trong khu chung cư I9 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội - nơi Dịu trọ học nhà bác.
    Cụ thể mỗi lần đi qua khu tầng hầm chứa rác thải của cả khu, ai cũng chạy thật nhanh vì mùi hôi thối của rác chưa được phân loại. Thật ra, không riêng gì ở đây nhiều nơi ở Hà Nội cũng thấy ngập rác, làm khó chịu không chỉ cư dân mà còn với người nước ngoài.
    Dịu tìm các thông tin từ Bộ Tài nguyên - môi trường thì được biết trung bình một người dân thải ra 0,8-0,9kg rác/ngày. Là SV môi trường (ĐH KHTN Hà Nội), Dịu nghĩ mình phải làm một cái gì đó để cải thiện môi trường thủ đô. Ngoài giờ lên lớp, Dịu lang thang khắp các bãi xử lý rác của Hà Nội để tìm hiểu; lên mạng tìm hiểu công nghệ xử lý rác ở các nước tiên tiến.
    Trong một năm (từ 7-2005 đến 7-2006), khu chung cư I9 Thanh Xuân Bắc, nơi đầu tiên thực hiện thí điểm dự án, đã đem lại kết quả tốt, được hầu hết người dân hết sức ủng hộ. Tất cả hộ dân đều thực hiện phân loại rác ngay từ gia đình bằng thùng và túi đựng rác mà dự án phát không. Máy khử mùi rác ở tầng hầm đã phát huy tác dụng nên không còn mùi hôi thối khi đi qua. Dự án và sự nỗ lực của thầy trò Hương Dịu đã được đền đáp bằng giải thưởng ?oNhững sáng kiến hành động về môi trường? 2006 của WB.

    Năm 2005 Ngân hàng Thế giới (WB) phát động chương trình ?oNhững sáng kiến hành động về môi trường?. Niềm ấp ủ của Dịu được đưa ra và đã trở thành đề tài được nhiều người ủng hộ. Dự án mang tên ?oDự án phân loại rác thải sinh hoạt trong các khu chung cư cao tầng?. Được thực hiện bởi sáu thành viên, trong đó có Hương Dịu, Mỹ Hạnh, Lê Văn Huân là những SV năm 2, ba học viên cao học môi trường và người đứng tên đề tài là TS Vũ Văn Mạnh.
    Với khẩu hiệu ?oRác thải không phải là thứ bỏ đi mà là một tài nguyên?, các thành viên trong dự án ngày lên lớp, tối lại đi thăm dò, phỏng vấn, triển khai đề tài. Nơi được triển khai thí điểm dự án là khu chung cư I9 tập thể Thanh Xuân Bắc, chính nơi Dịu đang sống. Mỗi buổi tối, các thành viên đến từng nhà phỏng vấn, điều tra về sự hiểu biết và ý thức của họ đối với vấn đề môi trường.
    Để triển khai dự án, nhóm của Dịu tổ chức phát cho mỗi hộ gia đình hai thùng rác cùng túi bóng tự phân hủy với hai màu khác nhau. Túi màu xanh qui định để rác hữu cơ như: rau, củ, quả, đồ ăn thừa... Túi màu đen để rác phế liệu như: túi nilông, chai nhựa, pin..... Sau đó được chuyển xuống tầng hầm để rác ở các khu chung cư. Tại đây, trong mỗi thùng rác sẽ có máy khử mùi đặc dụng. Từ đó rác được chuyển đến các nhà máy xử lý rác. Dựa vào màu túi chứ không phải phân loại nữa, rác hữu cơ sẽ được đưa đến Nhà máy phân lân Cầu Diễn để sản xuất phân vi sinh.
    Không dừng lại ở đó, với niềm đam mê làm sạch môi trường sống, Hương Dịu lại đang chuẩn bị tiến hành đề tài: đánh giá hiện trạng nước sử dụng ở khu chung cư Trung Hòa - Nhân Chính. Dự định sau này? Dịu cười và nói giản dị: ?oMình chỉ muốn có thêm thời gian để có thể làm được nhiều hơn, học hỏi được nhiều hơn. Sau khi ra trường, mình dự định về quê Thái Nguyên và tiếp tục thực hiện mơ ước: làm sạch nước sông Cầu (Thái Nguyên) vốn đang bị ô nhiễm?.
    KHƯƠNG XUÂN - LAN HƯƠNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=169209&ChannelID=7
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    5 học sinh và dự án ?onụ cười?

    Ba trong năm thành viên của nhóm thực hiện dự án (từ trái sang): Phan Việt Nga, Phùng Thanh Thùy và Mai Hải Đăng - Ảnh: Việt Dũng

    TT - Với ý tưởng táo bạo của năm học sinh Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, một dự án đặc biệt ?ochăm sóc tâm hồn? dành cho bệnh nhi hình thành với tên gọi ?oMang đến nụ cười, xua tan nỗi đau? đã được Ngân hàng Thế giới tài trợ 10.000 USD và qui tụ hàng trăm tình nguyện viên trên khắp thế giới...
    Một dự án tình nguyện do năm học sinh Trường THPT Hà Nội - Amsterdam khởi xướng, với sự tham gia của hàng trăm tình nguyện viên đến từ khắp thế giới... nhằm mang đến niềm vui cho các bệnh nhi.
    Thuyết phục Ngân hàng Thế giới
    Cả năm thành viên đều là học sinh (HS) chuyên Anh của trường và rất năng nổ trong các hoạt động tình nguyện. Và ý tưởng của dự án cũng xuất phát từ những chuyến đi tình nguyện tại bệnh viện (BV).
    Phùng Thanh Thùy, một thành viên của nhóm, cho biết: ?oTrước đó em và các bạn cũng đã từng tham gia những lần ******** nguyện ở BV Nhi trung ương như phát cháo miễn phí. Từ những lần như thế chúng em phát hiện trong thời gian nằm viện, đặc biệt là những em bệnh nặng, nan y, các em rất buồn, ít nói, tinh thần không được tốt. Một ý định được đưa ra: chúng ta phải làm một điều gì đó?.

    Một tình nguyện viên người Nhật (phải) đang dạy vẽ cho các em ở Bệnh viện Nhi trung ương - Ảnh: P.L.
    Để cho ra đời một bản dự án chi tiết với tên gọi ?oMang đến nụ cười, xua tan nỗi đau?, cả nhóm đã gần như thường trú trong BV bốn tháng. Ngoài thời gian học trên lớp, cứ rảnh là năm cô cậu học trò tập hợp lại bàn kế hoạch, đi thực tế... Thùy cho biết những ngày đầu rất khó khăn để tiếp cận vì các em rất nhát với người lạ.
    Và một cuộc khảo sát đã được thực hiện với kết quả làm cả nhóm ?ochoáng?: 100% các em cảm thấy đau đớn, buồn chán, không có ai để nói chuyện, 70% không muốn rời giường bệnh và chỉ 4% từng xuống sân của BV để chơi. Cuối cùng, một bản kế hoạch hoàn chỉnh cũng đã ra đời và thuyết phục được Ngân hàng Thế giới tài trợ 10.000 USD để thực hiện.
    Khi dự án chuẩn bị khởi động cũng là lúc năm thành viên của nhóm bước vào năm học cuối cấp nên các bạn đã kêu gọi cộng đồng những người trẻ. Và thật bất ngờ, một tổ chức tình nguyện đã đứng ra tiếp tục triển khai dự án là SJ VN với hàng trăm tình nguyện viên (TNV) là HS-SV. Trong đó có cả những TNV đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mexico...
    ?oBác sĩ tâm hồn?
    Dự án ?oMang đến nụ cười, xua tan nỗi đau? được chia thành bốn hoạt động chính: giúp đỡ gia đình chăm sóc các em như cho ăn, tắm; đối với các em lớn sẽ tổ chức dạy học, dạy vẽ tranh hay xếp giấy, tập hát, đọc sách, ảo thuật; trò chơi ?oAnh cả, chị cả? tạo không khí thân thiện, trở thành các ?ochuyên viên tâm lý? để tư vấn cho các em; trang bị những tủ sách, đầu tư những trang thiết bị, đồ chơi cho nhiều phòng chơi.

    Triển khai dự án này, mỗi khoa trong BV Nhi trung ương đều được trang bị một góc vui chơi dành riêng cho các bệnh nhi. Nơi đây, các TNV sẽ tổ chức cho các em vẽ tranh, xếp hình, câu cá...
    Trò chơi ?oAnh cả, chị cả? được lấy ý tưởng từ một chương trình nổi tiếng của Mỹ có tên ?oBig brother, big sister? luôn giành được sự quan tâm đặc biệt của các em. Các TNV đã đến từng giường bệnh để trò chuyện, đọc sách và trở thành tư vấn viên về gia đình, bạn bè, thầy cô... Dần dà các em đã hòa mình vào những trò chơi tập thể với các bệnh nhi khác.
    Đặng Thị Như Ý (HS Trường THPT Hà Nội - Amsterdam), một TNV của dự án, cho biết các em bé xíu thích nhất được dỗ dành và chơi với thú. Lớn hơn một chút các em lại thích trò chơi tô màu, vẽ tranh và muốn được nghe kể những câu chuyện cổ tích. Chị Thu, một phụ huynh có con nằm viện, phấn khởi: ?oTừ ngày có dự án, con tôi cũng như mấy đứa nhỏ trong phòng vui hẳn lên. Đặc biệt chúng rất thích thú những bức tranh do tự mình tô vẽ dán khắp phòng. Và từ đó bệnh tình thuyên giảm khá nhanh?.
    Những đoàn TNV là các bạn trẻ nước ngoài tuy ngôn ngữ bất đồng nhưng lại được các em rất yêu quí. Sung Hwan Hong, chàng trai đến từ Hàn Quốc (hiện là SV ĐH Toronto, Canada), được các em yêu mến với những con vật ngộ nghĩnh nặn bằng đất sét. Còn Kazuko Mihara (TNV đến từ Nhật Bản), trở thành cô giáo dạy vẽ cho các em, cho biết: ?oTrong những ngày tham gia dự án, mình thấy nó rất có ý nghĩa. Sau một thời gian, tinh thần của các em đã tiến bộ rõ rệt?.
    Hôm chúng tôi đến, em Đàm Thị Liên Hương, 12 tuổi (ở tận Bắc Giang), chuẩn bị xuất viện. Nhìn cảnh bịn rịn chia tay với các TNV nước ngoài, nhiều người đã không cầm được nước mắt. Mẹ em, chị Trần Thị Tuyết, tâm sự: ?oCũng nhờ có những trò chơi, những lần nói chuyện với các TNV mà con tôi đã bình phục. Một lời cảm ơn xin gửi đến các bác sĩ tâm hồn?.
    PHI LONG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=169022&ChannelID=7
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cuộc sống với những mảnh đời ?ođen - trắng?

    Website www.tears-inthedark.org là cả một cuộc sống sinh động đầy đau thương và nước mắt của những trẻ thơ vô tội đang ngập chìm trong bóng tối của tật nguyền, nghèo đói do hậu quả của chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã rải xuống đất nước Việt Nam trong chiến tranh. Đó là những bức ảnh, là những thước phim mang hồn của đất, của rừng, của lá, của con người Việt Nam trong tiếng kêu vang vọng đòi công lý.
    ?oBước vào? www.tears-inthedark.org, ta như bước vào một thế giới khác, đối lập với cuộc sống sôi động đến chóng mặt đang diễn ra từng phút, từng giây. Cuộc sống như ngưng - đọng - lại trong hơi thở dồn nén trước những khuôn - mặt - người - ngây ngô, những ?" hình ?" hài - biến - dạng. Và ta tự hỏi: ?oMình đã và sẽ làm gì để cuộc sống này vơi đi những nỗi đau tận cùng như thế? Để những nụ cười hồn nhiên nở trên môi bé thơ không bao giờ trở nên ngây ngô, vô hồn như thế??.
    Biến nỗi đau thành sức mạnh công lý, hãy để cả nhân loại này biết đến, hiểu thêm, cảm thông, chia sẻ và cùng nắm tay nhau đem đến tình yêu thương cho những đứa trẻ nhiễm chất độc da cam Việt Nam đang sống trong đêm đen ?" Đó là thông điệp mà www.tears-inthedark.org gửi đến cả thế giới này qua niềm tâm huyết của một sinh viên trẻ người Việt đang du học tại Singapore: Nguyễn Đồng Anh.
    Hai mươi tuổi nhưng Nguyễn Đồng Anh đã tự ?olập kế hoạch? với ?o11 việc phải làm trước năm 30 tuổi?. Trong đó có việc ?oGiúp ít nhất 3 trẻ em mồ côi cực kỳ nghèo khó (ở 3 miền Bắc, Trung, Nam) được đi học (cố gắng để giúp đỡ cả về tinh thần lẫn vật chất)?. Nếu người ta hay gọi các nghệ sỹ hay vận động viên có nguồn gốc xuất thân từ những gia đình làm nghệ thuật hay liên quan đến thể thao là ?ocon nhà nòi?, thì Đồng Anh lại là ?ocon nhà nòi? ở một khía cạnh hoàn toàn khác hẳn: Quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Có thể nói, Đồng Anh ?onhiễm? cái chất ?oyêu thương con trẻ? này từ chính những bậc sinh thành của mình, để rồi khi có điều kiện và cơ hội, em đã để ?olòng mình lên tiếng?.
    Trả lời câu hỏi: "Từ đâu và vì sao Đồng Anh có ý tưởng lập website về trẻ em Việt Nam nhiễm chất độc da cam?" của Người Viễn Xứ, Đồng Anh cho biết: "Từ hồi học lớp 7, sau khi đọc quyển ?oDi chứng chiến tranh? của nhà văn Minh Chuyên, tôi đã rất xúc động và từ đó luôn nung nấu ý định được làm một cái gì đó để giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, đặc biệt là trẻ em. Với tôi, đó thực sự là một trong những quyển sách ấn tượng nhất mà tôi từng được đọc. Mỗi nhân vật trong sách là một mảnh đời có thật với bao nỗi niềm tâm sự và vô vàn khó khăn, khổ sở cùng những đớn đau có khi còn khủng khiếp hơn cả cái chết. Sau này trong một bài viết trên Người Viễn Xứ (?oNhân loại?), tôi cũng đã bày tỏ những cảm xúc về đề tài trẻ em nhiễm chất độc da cam và được sự đồng tình của nhiều bạn đọc. Chính điều này đã thúc đẩy tôi làm trang web nói trên để chia sẻ những thông tin và cảm xúc về đề tài nóng bỏng này".
    * Một mình Đồng Anh ?oquán xuyến? tất cả từ việc hình thành ý tưởng cũng như thu thập tư liệu?
    - Nguyễn Đồng Anh: Trong quá trình thực hiện trang web, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, tập thể đầy tâm huyết với trẻ em. Đó là bố tôi ?" nhà báo Nguyễn Ngọc Oanh, người cung cấp nhiều tư liệu, các đoạn phim ?" hình ảnh liên quan đến trẻ em; nhà báo Đỗ Thu Hằng (Học viện Báo chí Tuyên truyền - Hà Nội) là người cung cấp danh sách và thông tin về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam.
    Bên cạnh đó, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc cũng gửi cho tôi rất nhiều tài liệu quý báu về trẻ em? Nhưng quan trọng hơn cả chính là hình ảnh các em bé bị nhiễm chất độc da cam, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà tôi đã nhìn thấy trên báo chí hàng ngày chính là động lực để tôi thực hiện trang web này.

    Đồng Anh và một người bạn cùng lớp
    * Thiết kế một trang web hoàn toàn mang tính xã hội với một ý nghĩa rất nhân bản, www.tears-inthedark.org hiển nhiên là một website phi lợi nhuận?
    - Tôi còn nhớ là mình đã từng mong ngóng, chờ đợi tin tức về vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trên đất Mỹ. Tôi cũng nhớ mình đã từng ký tên và giới thiệu cho không biết bao nhiêu bạn bè ký tên vào lá thư ?oLẽ phải? của Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt, ngài Len Aldis. Nhưng rồi tôi cảm thấy những cố gắng ấy vẫn là chưa đủ để thế giới nhìn ra sự thật về chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
    Tôi nghĩ là mọi người muốn nhìn thấy ?obằng chứng?, muốn được ?omắt thấy tai nghe? về những gì mà chất độc da cam gây ra thì mới có thể ?ohành động? được. Chính vì thế, tôi muốn được góp một tiếng nói đòi lại sự công bằng cho những nạn nhân nhiễm chất độc da cam Việt Nam. Tôi thực hiện trang web này để đem những hình ảnh trẻ em Việt Nam nhiễm chất độc da cam đến với thế giới, để bất cứ ai khi xem cũng không thể phủ nhận những hình ảnh đau thương mà hậu quả chiến tranh đã để lại, để mọi người sớm hành động cho một sự công bằng.
    Một trong những mục đích chính khác của website là nhằm kêu gọi sự giúp đỡ, bảo trợ của cộng đồng quốc tế, của những tấm lòng hảo tâm tới các hoàn cảnh cực kỳ khó khăn mà trang web nêu ra. Bên cạnh đó, trang web còn có mục đích khuấy động phong trào tình nguyện trong và ngoài nước, nhằm giúp đỡ đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không chỉ về vật chất mà còn cả về tinh thần.
    Thực ra, tôi còn muốn được làm và làm được nhiều thứ nữa từ trang web này, nhưng chỉ có một mình tôi thì chưa đủ, tôi rất mong có được sự hợp tác của những người tình nguyện, nhằm xây dựng một diễn đàn hoạt động hiệu quả, sôi nổi ?" góp phần đem lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam.
    * Để làm nên trang web này, Đồng Anh hẳn đã từng gặp gỡ, tiếp xúc với những nhân vật và những câu chuyện về họ mà trang web đề cập đến?
    - Gặp gỡ với những nhân vật, nghe những câu chuyện mà trang web nhắc đến là điều tôi rất muốn mà vẫn chưa thực hiện được. Có những nhân vật với hoàn cảnh tương tự mà tôi từng tiếp xúc thì lại không có điều kiện đưa lên trang web. Còn những nhân vật trong trang web này là do mọi người giới thiệu và tìm kiếm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau trong quá trình thực hiện trang web nên thật khó có thể gặp tận mặt.
    Tôi vẫn hi vọng rằng khi nào học xong, về nhà, tôi sẽ tổ chức một nhóm tình nguyện để tìm đến thăm hỏi, giúp đỡ những nhân vật ấy. Nhưng quả thật, mỗi khi vào trang web, nhìn thấy những gương mặt ấy, tôi lại băn khoăn tự hỏi và thầm trách bản thân mình: với bệnh tật như thế, liệu họ có sống được đến khi mình tới thăm hay không? Tất nhiên có người sẽ nghĩ là: ?oMuốn gặp hay giúp đỡ người ta thì sao không về mà gặp ngay đi, làm gì phải đợi??. Với tôi, mọi chuyện đâu có dễ dàng như vậy: muốn giúp đỡ những con người ấy thật hiệu quả, mình phải có một bàn đạp vững chắc để không ?ongã theo? người ta.
    * Tôi luôn nghĩ rằng có nhiều cách giúp đỡ trẻ em khó khăn, chứ không chỉ là đến thăm rồi cho người ta tiền. Chẳng hạn, sau này tôi có một công ty làm ăn phát đạt ?" tôi sẽ đào tạo rồi tuyển dụng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chẳng phải đó cũng là một cách giúp đỡ hay sao?
    - Đen và trắng, hai gam màu chủ đạo tạo nên toàn bộ sắc thái của trang web khiến người xem cảm thấy một điều gì đó như sự bất an, như sự bức bối?
    Việc sử dụng gam màu trắng - đen là một trong những điểm đặc biệt nhất của trang web. Nó mang ý nghĩa của sự ?otương phản? ?" một sự tương phản mạnh mẽ. Nó nhắn nhủ người xem rằng: hãy nhìn vào ?ocuộc sống muôn màu? của bạn, cuộc sống mà bạn cứ ngỡ chỉ toàn những màu tươi đẹp, cuộc sống mà bạn cảm thấy chưa bằng lòng khi không mua được đôi giày đỏ ưng ý hay cái áo xanh huyền sang trọng? Để rồi khi bạn nhìn sang mảnh đời của những em bé bất hạnh kia, những mảnh đời đang chìm trong tăm tối của tật nguyền, khốn khó, bạn sẽ thấy một sự ?otương phản? ghê gớm, sẽ thấy rằng mình may mắn biết nhường nào.
    Chỉ trắng và đen nhưng những hình ảnh trên trang web hy vọng đã miêu tả một cách ?ođậm nét? cuộc sống tương phản đó, đem lại nhiều tâm trạng và cảm xúc cho người xem, dù cho góc nhìn của họ là từ đâu.
    * Đồng Anh đã vận dụng như thế nào những kiến thức mà mình tiếp thu được về thiết kế, quảng cáo và truyền thông đa phương tiện vào trang web này?
    - Về mặt thiết kế - kỹ thuật, trang web cố gắng vươn tới cái đích là sáng tạo và đa phương tiện. Nó được thiết kế mỹ thuật trên Photoshop, các chi tiết được xuất ra dạng file PNG (portable network graphic) để bảo lưu một lớp hình ảnh trong suốt (transparent) cần thiết cho các đoạn hiệu ứng hình ảnh (animation).
    Toàn bộ giao diện được thiết kế trong Flash. Các đoạn phim ngắn từ 3-5 phút được chuyển sang dạng file .FLV và liên kết với phần điều khiển trong file flash, nên người xem chỉ download khi stream và không cần bất cứ player nào khác (như là Windows Media Player hay Real Player) để xem.
    Ngoài ra, các đoạn phim có thể được đặt ở bất cứ đâu trong trang web (chẳng hạn như trong cửa sổ của bức ảnh phần Facts), thay vì phải đặt mặc định như các website khác. Phần đồ họa được thực hiện rất kỹ, ngoài ra, phần âm thanh cũng được kết nối với ?otâm trạng? của website. Có những chi tiết nhỏ như là thanh Menu có thể di chuyển, logo có thể click để xem giải thích ý nghĩa? cũng góp phần làm nên tính sinh động của website. Bên cạnh đó website cũng có một diễn đàn nhỏ, người xem có thể đăng ký thành viên, gửi bài viết ? giống như các diễn đàn khác.
    Nói chung, tôi đã vận dụng khá nhiều kỹ năng và kiến thức thu được trong quá trình học tập vào trong website này và quan trọng hơn, nó được thực hiện với cả một tấm lòng.
    * Có thể nói trang web rất hấp dẫn cả về nội dung lẫn hình thức: Nội dung sâu sắc, thiết kế ấn tượng, hiện đại. Cho đến nay, trang web đã nhận được những sự ủng hộ, đồng tình nào từ phía cộng đồng?
    - Kể từ khi đi vào hoạt động (khoảng đầu năm 2006) đến nay, trang web đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của mọi người. Số lượng truy cập vào website là khoảng hơn 50 ngàn lượt xem (với trên 110 ngàn hits). Đáng lẽ thì trang web có thể thu hút nhiều người xem hơn nhưng vì lý do kỹ thuật (kích thước của trang web khá lớn ?" do thực hiện hoàn toàn bằng Flash và có nhiều đoạn phim khá dài) nên những người có đường truyền internet tốc độ thấp thường không vào xem được.
    Tuy nhiên, tôi đã nhận được rất nhiều lời động viên của người xem, đa số bày tỏ sự xúc động khi xem trang web và muốn làm ?omột cái gì đó? để giúp đỡ trẻ em Việt Nam nhiễm chất độc da cam. Ở vào thời điểm này thì tôi chỉ biết cảm ơn những tấm lòng nhân hậu ấy, còn việc xây dựng một ?oquỹ từ thiện mang tên trang web? (theo đề nghị của một số người) thì nằm ngoài khả năng của tôi. Tôi cũng không thể nhận tiền ủng hộ trực tiếp của những tấm lòng ấy, vì tôi không có đủ ?onguồn lực? chuyển đến tận tay những hoàn cảnh khó khăn mà trang web nêu ra. Hi vọng qua Người Viễn Xứ, biết đâu sẽ có những tấm lòng nhân hậu sẵn sàng bỏ thời gian, công sức giúp tôi thực hiện những điều chưa làm được ấy.
    * Ngoài trang web này, được biết Đồng Anh còn hợp tác thực hiện một trang web vì trẻ em, phải chăng trẻ em là đối tượng "có duyên" với Đồng Anh hay em chịu ảnh hưởng từ bố mình, một nhà giáo dục, nhà báo có nhiều gắn bó với đối tượng trẻ em?
    - Phải nói rằng: trẻ em là ?ođối tượng gắn bó? của cả gia đình tôi. Bố tôi là một nhà báo tâm huyết với đề tài trẻ em, hợp tác rất chặt chẽ với chương trình truyền hình Vì trẻ em của Đài truyền hình Việt Nam cũng như các tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam. Ngoài công việc là giảng viên báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, (Hà Nội), bố tôi đã giành rất nhiều thời gian, tâm sức để thực hiện các phóng sự truyền hình, các bài báo liên quan đến đề tài trẻ em. Ông là người tham gia tổ chức, quản lý trang web ?oBáo chí với trẻ em Việt Nam? và giải thưởng thường niên ?oNhà báo với Trẻ em Việt Nam?.
    Mẹ tôi cũng là một ví dụ về tấm lòng yêu thương trẻ em hết mực. Mẹ từng dành hơn một năm làm việc toàn thời gian ?" không lương, chăm sóc cho hơn 30 trẻ em khuyết tật tâm thần tại một trung tâm tình thương ở Hà Nội. Ngay cả đứa em của tôi, mới 12 tuổi cũng đã tham gia đóng góp tin, bài cho tờ Tin nhanh ?oĐường dây nóng dành cho trẻ em Việt Nam?. Thế nên cũng không có gì khó hiểu khi đề tài ?ovì trẻ em? lại gắn bó với tôi đến như vậy.
    * Còn bên cạnh những gì mà trang web về trẻ em VN nhiễm chất độc da cam đã làm được, tới đây, Đồng Anh có định phát triển thêm để trang web phong phú hơn không?
    Sắp tới, tôi cũng có một số dự định liên quan đến trang web ?otears in the dark? này. Chẳng hạn như việc thực hiện một web portal với phần quản lý nội dung như một trang báo điện tử nhỏ, để biên tập viên (hy vọng sẽ có người tham gia) có thể cập nhật quản lý thông tin liên quan đến tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Việt Nam. Tất nhiên là việc xây dựng một trang web dưới dạng ?otrang tin tức? như vậy sẽ đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị mà quan trọng nhất là yếu tố con người. Thêm vào đó là thủ tục, giấy phép... mà quả thực tôi cũng rất bận nên không thể kiêm tất cả mọi việc.
    Trong khi đó, tôi cũng đang trong giai đoạn hoàn thành một dự án mới với tên gọi ?omạng Tình bạn toàn cầu? (tại Globalfriendship.net ?" sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2007). Vì vậy, hiện tại tôi đang phải cố gắng tạo ra một ?ohệ thống? để có thể đảm nhận công việc ngay cả khi tôi không có mặt.
    Một dự án mới nhưng vẫn mang tính cộng đồng. Có lẽ Đồng Anh sẽ lại tiếp tục làm một ?ohiệp sỹ? trên con đường chinh phục niềm đam mê của mình, nhưng chúng tôi tin rằng em sẽ không bao giờ đơn độc, bởi mỗi ý tưởng, mỗi dự định, mỗi việc làm của em đều hướng đến một mục đích: góp phần làm cuộc sống tươi đẹp hơn.
    Theo Người Viễn Xứ
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=169315&ChannelID=312

  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Người cha của làng SOS
    [​IMG]
    Ông Helmut Kutin cùng hát với các em nhỏ tại Làng trẻ em SOS Gò Vấp - Ảnh: PHƯƠNG THẢO
    TT - Việt Nam là một trong những nước đầu tiên (ngoài châu Âu) xây dựng làng trẻ em SOS tại Gò Vấp, Sài Gòn (năm 1967) và giám đốc đầu tiên là ông Helmut Kutin. Nhân dịp trở lại VN, ông Helmut Kutin - chủ tịch Làng trẻ em SOS quốc tế - đã dành cho Nhịp sống trẻ một cuộc trao đổi...
    * Ông đã đi khắp thế giới và triển khai xây dựng 450 làng trẻ em SOS trên 132 nước, nhưng ông có nhận thấy sự khác biệt giữa các làng trẻ em SOS ở VN và các nước khác trên thế giới?
    - Chúng tôi có hai loại tài sản: một là tài sản vật chất, hai là tài sản tinh thần. Do điều kiện kinh tế các làng trẻ em SOS ở một số nước châu Âu có thể có điều kiện vật chất tốt hơn so với VN và các nước khác. Nhưng tài sản tinh thần đều giống nhau. Chúng là cái vô giá! Đó là sự đoàn kết, được sống trong tình thương yêu.
    * Đến thăm VN lần này, ông có dự định có thêm một làng SOS?
    Helmut Kutin sinh năm 1941 tại Bolzano (Ý). Do hoàn cảnh gia đình, năm 1953 ông được đưa vào sống trong làng trẻ em SOS đầu tiên trên thế giới ở Imst (Cộng hòa Áo).
    Sau khi tốt nghiệp Đại học Innsbruck, ông từ bỏ công việc trợ giảng ở trường đại học để cùng ông Hermann Gmeiner (người sáng lập Làng trẻ em SOS quốc tế) tham gia xây dựng các làng SOS cho các em nhỏ bất hạnh, mồ côi trên khắp thế giới. Năm 1985 ông Helmut Kutin trở thành chủ tịch Làng trẻ em SOS quốc tế.

    - Chuyến thăm VN của tôi lần này có hai sự kiện lớn là dự lễ khánh thành Làng trẻ em SOS Đồng Hới (Quảng Bình) và Làng trẻ SOS Thanh Hóa. Hai làng này có khả năng tiếp nhận 260 trẻ cần giúp đỡ (VN đã có 12 làng trẻ em SOS).
    Đặc biệt đúng vào dịp sinh nhật của tôi, nhiều bạn bè đã hỏi: ?oÔng muốn món quà gì trong ngày sinh nhật của mình??. Tôi đáp: ?oTôi muốn thật nhiều quà mà từ những món quà ấy tôi có thể xây dựng một làng trẻ em SOS nữa tại Điện Biên Phủ?. Đó là một ngôi làng nhỏ thôi, cũng chỉ 12 căn nhà có sức chứa 100-120 em.
    * Thưa ông, đã ngoài 60 tuổi và có đến hơn 50 năm gắn bó với làng SOS, vậy ông dự định gì khi nghỉ hưu để nghỉ ngơi cùng gia đình?
    - Không, tôi sẽ không nghỉ hưu, tôi sẽ vẫn tiếp tục công việc của mình với làng SOS. Tôi sẽ đi đến những nơi nào còn có trẻ em sống trong cảnh mồ côi, bất hạnh, những nơi cần giúp đỡ tình thương...
    Tôi đã có một đại gia đình SOS rồi, tôi rất hạnh phúc với hàng ngàn đứa con trên khắp thế giới.
    PHƯƠNG THẢO
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=170064&ChannelID=7
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Quyên góp sách từ ?ocư dân mạng?:
    Chia sẻ một cuốn sách, chia sẻ một ước mơ
    [​IMG]

    Các blogger nhận sách ủng hộ tại NXB Trẻ - Ảnh: T.Ngân
    TT - Một cuộc vận động quyên góp sách cho trẻ em vùng sâu vùng xa đang thu hút giới blogger (người viết nhật ký mạng) từ Hà Nội đến TP.HCM. Đây là cuộc vận động sách đầu tiên được phát đi trên cộng đồng cư dân mạng VN do cây bút trẻ Nguyễn Thiên Ngân khởi xướng.
    Cách đây một tuần, Thiên Ngân post lên blog của mình (nick: Nomad) một bài viết kêu gọi mọi người hãy cùng nhau vun vén những tủ sách để chuyển về vùng sâu vùng xa cho các em thiếu nhi.
    Bằng việc kể lại tuổi thơ của mình, Thiên Ngân chia sẻ với cộng đồng blogger những thông tin về những vùng quê còn xa lạ với văn hóa đọc. Thiên Ngân viết: ?oTừ ngày nhen nhóm ý định làm dự án quyên góp sách, tôi hay rủ bạn bè đi vào những buôn làng xa. Càng đi, tôi càng thấy... thất vọng, nản chí về kế hoạch của mình. Nghèo quá! Cơm còn chưa có mà ăn, lấy đâu thời gian đọc sách?.
    * Địa chỉ nhận sách của các blogger tại khu vực phía Nam:
    - Blog của Thiên Ngân
    ID:nguyenthiengan@yahoo.com ĐT: 0983379473
    * Địa chỉ nhận sách của các blogger tại Hà Nội:
    - Blog của Hà Yên
    ID: hanadanvn@yahoo.com
    ĐT: 0912516624

    Nhưng rồi cũng chính sự nghèo khó, thua thiệt đó càng nung nấu quyết tâm sẽ thực hiện một cuộc vận động sách cho trẻ em vùng nông thôn. Ngân kể: ?oCó lần trực tiếp tham gia một chuyến tặng các em sách vở và quần áo cũ, tôi thấy bọn nhóc tranh nhau nhiều nhất không phải là bánh kẹo, quần áo, mà là mấy tờ báo Nhi Đồng?. Điều này làm Ngân tin rằng thẳm sâu trong tâm hồn các em, nỗi khát khao được đọc sách đang dào dạt chảy. Ngay lập tức, ý tưởng của Thiên Ngân được cộng đồng mạng chia sẻ, hưởng ứng và ?otiếp tay? phát động trên thế giới blog.
    Cả cô giáo Long Hòa, khoa ngữ văn - báo chí ĐH KHXH&NV TP.HCM, chủ nhiệm lớp của Thiên Ngân, cũng đã gia nhập cộng đồng blogger và gửi tin nhắn cho Thiên Ngân đề nghị vận động trong các lớp cùng khoa, cùng khối, vì ?obiết chắc có một người ủng hộ em?. Cuộc vận động lan tới Chi đoàn NXB Trẻ, và đây là đơn vị đầu tiên ủng hộ sách cho chương trình này.
    Một blogger là Hà Yên tại Hà Nội đã tình nguyện đứng ra vận động cộng đồng blogger Hà Nội ủng hộ chương trình này. Hà Yên không những trích đăng bài của Thiên Ngân trên blog của mình mà còn viết một bài rất cảm động chia sẻ ý tưởng với Ngân.
    Hà Yên viết: ?oCác bạn có thể cùng tôi góp một chút... Một chút ở Hà Nội. Một chút ở Sài Gòn. Một chút ở... để gửi tới những đứa trẻ đang thèm sách như bạn thèm một bữa sáng với KFC không? Nhưng mua và thưởng thức KFC thì chẳng khó. Chứ một cuốn sách ý nghĩa, chắp cánh giấc mơ về những điều tốt đẹp sẽ tới cho tương lai của những đứa trẻ ấy sẽ khó khăn lắm, nếu bạn và tôi chẳng dừng lại để dành một chút thôi, chỉ là một chút thôi... Bạn nhé!?.
    Và như Thiên Ngân khẳng định: ?oMỗi khi bạn chia sẻ một cuốn sách, đồng nghĩa bạn chia đi một ước mơ. Ước mơ đổi đời, ước mơ vươn cao, ước mơ bay xa, ước mơ đi tới...?, cộng đồng mạng đang ý thức việc quyên góp sách cho trẻ em cũng là một cách ươm mầm cho tương lai.
    LAM ĐIỀN
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=169877&ChannelID=7
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 08:40 ngày 01/11/2006
    Được tinhnguyen08 sửa chữa / chuyển vào 08:41 ngày 01/11/2006
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bài học nhân ái
    TT - Hai em học sinh Tabea và ****** của Trường tiểu học Pushkin (Đức) cùng nhân vật "chiếc bao tải" trong chương trình truyền hình thiếu nhi nổi tiếng ở Đức đóng gói những món quà dành tặng các bạn phương xa.
    Tuy còn gần hai tháng nữa mới đến lễ Giáng sinh, nhưng từ bây giờ các em đã chuẩn bị rất nhiều món quà xinh xắn như mũ lưỡi trai, đồ chơi, truyện tranh... để gửi đến các cô nhi viện, bệnh viện và trại tị nạn tại hơn mười nước ở Đông Âu, Armenia và Nam Phi.
    Bài học về lòng nhân ái và tinh thần chia sẻ được truyền đi thật nhẹ nhàng qua hành động bé nhỏ mà đầy ý nghĩa này.
    PV
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=169754&ChannelID=7
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình "Áo ấm Hà Giang" đợt 2
    http://blog.360.yahoo.com/blog-xTLDkm05eqvmTSSmx1_kWA--?cq=1&p=548
    Chương trình "Áo ấm Hà Giang" đợt 2

    Chương trình: "Áo ấm mùa đông!" - Hà Giang
    Chỉ với những bộ quần áo ấm cũ còn lành lặn mà các bạn không dùng nữa hoặc ít vận đến sẽ góp phần mang lại một mùa đông ấm áp hơn cho trẻ em dân tộc nơi địa đầu của Tổ Quốc - "Cổng trời - Hà Giang".
    Khi chúng ta còn đang tận hưởng những ánh nắng vàng ấm áp của mùa thu Hà nội đẹp nên thơ thì các trẻ em dân tộc Hà Giang đang phải chịu những con gió rét cắt da cắt thịt trên những cao nguyên ngút ngàn. Mong manh một tấm áo không lành các em đi cả chục km đường rừng, đường đèo để có thể đến được với lớp học cũng phong phanh như các em vậy. Và khi mùa đông thật sự của miền xuôi đến thì các em nhỏ đồng bào dân tộc - Hà Giang sẽ phải chịu những trận gió mùa đông bắc thế nào đây????
    Chúng tôi - thế hệ trẻ mong muốn gom sức nhỏ để mang lại một mùa đông ấm áp cho các trẻ em, người dân nghèo, các cụ già - đồng bào dân tộc trên 48 thôn bản của 6 xã: Lũng Táo, Lũng Cú, Ma Lé (Huyện Đồng Văn); Thanh Vân, Lùng Tám, Quyết Tiến (Huyện Quản Bạ), Tỉnh Hà Giang; chia sẻ những đau thương và mất mát cùng đồng bào miền Trung trong con hoạn nạn. Mong rằng mùa đông này đồng bào sẽ có một mùa đông ấm áp và hạnh phúc!
    Chúng tôi tha thiết kêu gọi mọi sự ủng hộ, khuyên góp những bộ quần áo ấm , các loại khăn, giày, tất ấm mùa đông cũ còn lành lặn mà các bạn không dùng hay ít khi vận đến để cùng chia sẻ, giúp cho các trẻ em (độ tuổi từ 0-15), các cụ già, những người nghèo nơi địa đầu của Tổ Quốc có một mùa đông ấm áp! Đồng bào miền Trung bão lụt cũng sẽ có được một mùa đông ấm cúng và hạnh phúc trong tình tương thân tương ái của cả nước.
    Chương trình được khởi xướng bởi Mạng Liên Kết Tình Nguyện với sự hỗ trợ của Báo điện tử Tổ Quốc (thuộc Bộ Văn Hóa Thông Tin), Bộ Chỉ Huy Biên Phòng Tỉnh Hà Giang và Tổ Chức Caritas - Thụy Sỹ cùng sự cộng tác của các nhóm tình nguyện khắp mọi miền
    Trong đợt 1 (10/10-30-10/2006) của chương trình đã trao tặng được cho gần 2000 trẻ em những bộ quần áo ấm trong 3 xã Lùng Tám, Thanh Vân, Quyết Tiến - Huyện Quản Bạ - Hà Giang
    Tiếp tục cho đợt 2 (30/11-5/12/2006), chương trình đang quyên góp vận động quần áo, vật chất cho khoảng 5000 em (độ tuổi từ 0-15 tuổi) trong 5 xã của 3 huyện của Hà Giang:
    Huyện Đồng Văn (3 xã ): Lũng Cú, Ma Lé, Lũng Táo
    Huyện Hoàng Su Phì (1 xã): Chiến Phố
    Huyện Xín Mần (1 xã ) : Ngán Chiên
    Rất mong các bạn ủng hộ, kêu gọi vận động giúp đỡ cho chương trình được thành công tốt đẹp - mang lại một mùa đông ấm áp cho các em nhỏ nơi địa đầu của Tổ Quốc!
    Mọi chi tiết xin liên hệ đại diện ban tổ chức:
    Nguyễn Văn Tuấn
    Tel: 0988263071 ?" 0986112920
    TK Vietcombank số: 001.100.148.0677
    Email: quehuongcharity@gmail.com
    Website: http://ketnoiyeuthuong.info

    Một số bài viết về chương trình "Áo ấm mùa đông" trên các trang báo điện tử và Website khác
    http://dantri.com.vn/giaitri/anchoi/2006/11/151316.vip
    http://www.vov.org.vn/?page=109&nid=25945
    http://www.vietnamnet.vn/cntt/2006/11/629887/
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=170722&ChannelID=7
    http://www.quantrimang.com/view.asp?Cat_ID=1&news_id=33271
    http://thoibaoviet.com/live/FrontPage06/Khoa-hoc-cong-nghe/News-page?contentI...
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này