1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin hoạt động khắp nơi!!!

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi Tinhnguyen08, 04/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hoa hậu làm từ thiện
    10:55:00, 13/02/2007
    Thiện Tâm - Trương Công Khả
    Suốt năm qua, hình ảnh các hoa hậu, hoa khôi xuất hiện khá liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng tại đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, các cô thu hút sự quan tâm của dư luận không phải từ các cuộc trình diễn trên sàn thời trang, sân khấu âm nhạc lộng lẫy... mà chính từ các trung tâm dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, trẻ nhiễm chất độc da cam, các xóm làng xa xôi, heo hút... với đoàn công tác xã hội Báo Thanh Niên.

    Đó là các người đẹp Bùi Thị Diễm (Hoa hậu Việt Nam qua ảnh năm 2005), Tuyết Vân (Hoa khôi Người đẹp Tây Đô 2003), Tuyết Phượng (Hoa khôi Người đẹp Tây Đô 2005)...
    Trong một buổi sáng hàn huyên bên ly cà phê, chính các cô đã gợi ý với chúng tôi: "Tụi em rất muốn làm công tác xã hội nhưng hổng biết làm gì, rồi đi với ai!". Một kế hoạch mang tên "Cây mùa xuân" được phác thảo rất nhanh, ý tưởng của các người đẹp được các Công ty may Tây Đô, Ngân hàng VP Bank, khách sạn Sài Gòn - Cần Thơ tiếp sức.
    Những buổi đón xuân đầm ấm đã diễn ra tại các nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, trường khuyết tật ở Cần Thơ. Rồi những chuyến đi có các người đẹp tháp tùng lại nối dài đến các vùng sâu vùng xa như Tri Tôn (An Giang), Cờ Đỏ (Cần Thơ) rồi vượt 2-3 chuyến phà sang tận các huyện thị Bến Tre. Các nam phóng viên có dịp cười tủm tỉm khi thỉnh thoảng nhận được thư mời dự giao lưu: "Thân mời: Phóng viên và Hoa hậu Báo Thanh Niên" (!). Các anh đã rất nhiệt tình hướng dẫn cho các hoa hậu kỹ năng sinh hoạt cộng đồng, điều khiển trò chơi tập thể, tập múa, tập hát và cách... chọn trang phục cho các buổi giao lưu.

    Chỉ một năm thôi mà "đội công tác xã hội đặc biệt" đã tổ chức gần 10 chuyến đi như vậy với trị giá quà gần 200 triệu đồng. Nhưng trên hết: "Mỗi lần đi là mỗi lần có thêm những kỷ niệm khó quên, những kinh nghiệm sống quý cho bản thân; đến với những mảnh đời không may là vun đắp tình yêu thương cho chính mình", đó là lời tâm tình của các hoa hậu.
    Hoa hậu Bùi Thị Diễm, vốn quen thuộc với các chương trình Duyên Dáng Việt Nam, cho biết: "Em rất thích đi làm công tác xã hội với các anh chị ở Báo Thanh Niên, vì đây là cơ hội tốt để em mở rộng thêm kiến thức. Chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, nhiều lúc em bật khóc và thấy mình quá nhiều may mắn. Em nhớ ánh mắt khao khát tình yêu thương, một mái ấm gia đình của nhiều cụ ông cụ bà ở Viện dưỡng lão Bình Thủy, Cần Thơ. Cũng như lần đến với trẻ em côi cút ở Bến Tre, các bé rất muốn được bồng ẵm, âu yếm, chăm sóc... Khi chia tay, bé cứ níu bám không chịu rời và khóc tức tưởi khiến em đi không đành". Hoa khôi Tuyết Vân thì tâm sự: "Tham gia những chuyến đi này, em thật sự hiểu được thế nào là sống chia sẻ, thấy mình chín chắn hơn. Sau lần đầu đi thấy cứ lóng nga lóng ngóng, em quyết học cho được một vài trò chơi và học cắt tóc để có dịp là trổ tài. Nhớ lại lần cắt tóc cho các bé gái ở Bến Tre, em tự thấy mình cũng có hoa tay đấy chứ!

    Cũng tại lần đến với trẻ khuyết tật Bến Tre này, hình ảnh một bé gái 8 tuổi vừa câm điếc, vừa bị bệnh tâm thần, tay ôm búp bê, ngồi khóc tức tưởi cả giờ liền rồi mệt nhoài thiếp đi cứ ám ảnh mãi trong em". Với Hoa khôi Tuyết Phượng thì: "Em hạnh phúc vì đến được với những người bất hạnh, những cụ già cô đơn, những trẻ em là nạn nhân chất độc da cam... Dù chỉ đến để vui chơi với họ, trao quà, múa hát thôi nhưng em thấy mình vừa làm được một việc rất có ý nghĩa. Nhờ những chuyến đi này, em thấy mình hòa đồng hơn".
    Những cô gái đẹp đã bước vào cuộc sống dịu hiền như cô Tấm bước ra từ quả thị.
    Thiện Tâm - Trương Công Khả

    http://www2.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2007/2/15/181942.tno
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Góp 200 đồng xây 500 căn nhà

    Vợ chồng anh Đức, chị Bắc ở ấp 1, xã Sơn Đông chăm sóc hoa kiểng trước căn nhà tình thương do Hội Phụ nữ xây tặng - Ảnh: V.TRƯỜNG
    TT - ?oNếu không nhờ Hội Phụ nữ thì vợ chồng tôi không biết đến bao giờ mới cất được cái nhà che nắng che mưa đàng hoàng như thế này. Như mơ vậy...?. Đó là tâm sự rất thật lòng của một đôi vợ chồng nghèo ở Bến Tre được Hội LHPN tỉnh tặng nhà tình thương.
    Ngôi nhà trong mơ
    Chúng tôi theo chị Nga - chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơn Đông, thị xã Bến Tre - đến căn nhà tình thương đầu tiên mà hội cất tặng vợ chồng anh Lê Hoàng Diệt ở ấp 2 vào năm 2003, gặp lúc anh đang hướng dẫn con trai học bài. Đó là một người cha mang nhiều di chứng của căn bệnh sốt rét rừng trong những năm đi bộ đội. Vợ anh, chị Trần Thị Hồng, phải gánh vác trách nhiệm lo cái ăn, cái mặc cho gia đình ba người. Sau ngày cưới, vợ chồng anh được cha mẹ cho ra riêng với căn chòi lá rộng chừng chục mét vuông đủ kê cái giường và cái bếp.
    ?oNhà nghèo, mỗi lần chòi bị tốc mái, gãy cột thì vợ chồng đi xin cây lá về sửa lại chứ chưa bao giờ dám mơ có được căn nhà rộng chắc chắn như thế này. Bão số 9 vừa rồi nhà chỉ bị tốc mái sơ sơ...? - anh Diệt vui vẻ tâm sự. Có chỗ ở ổn định, chị Hồng an tâm đi làm mướn, anh Diệt ở nhà lo cơm nước và dạy dỗ đứa con học lớp 4. Những người hàng xóm bảo rằng hai vợ chồng anh Diệt tuy nghèo nhưng sống rất hạnh phúc.
    Anh Trần Văn Đức, sửa xe đạp, chạy xe ôm ở ấp 1, xã Sơn Đông, thú thật hai vợ chồng coi căn nhà này giống như biệt thự của nhà giàu, bởi nếu không có hội phụ nữ thì có lẽ nó chỉ tồn tại trong giấc mơ và vợ chồng anh sẽ mãi sống trong cảnh ở đậu.
    Riêng với anh Nguyễn Văn Xê (ấp Quới An, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành), mặc dù đã ăn ngủ ở trong căn nhà mới được hơn nửa năm nhưng tới bây giờ anh nói vẫn còn ?ovui như cưới vợ?. Hàng xóm thường thấy anh Xê đứng trước sân hạnh phúc ngắm nhìn ngôi nhà của mình.
    Nghèo rớt mồng tơi lại đông con, hai vợ chồng làm thuê làm mướn tối mặt tối mũi may mắn lắm cũng chỉ đủ cái ăn cho cả nhà. Căn nhà đủ rộng cho 12 người có chỗ ngủ là ước mơ quá tầm tay của vợ chồng anh cả chục năm nay. Và rồi ước mơ đó trở thành hiện thực hồi giữa năm 2006 nhờ những tấm lòng của chị em trong tỉnh Bến Tre. ?oCả đời sống lay lắt tạm bợ, nay được hội phụ nữ tặng căn nhà, vợ chồng tui nhiều đêm ngủ tưởng mình đang mơ!? - anh Xê tâm sự.

    Chị em Hội LHPN huyện Châu Thành, Bến Tre đập ống heo tiết kiệm xây dựng nhà tình thương - Ảnh: V.TRƯỜNG
    Qua bốn năm gầy dựng phong trào tiết kiệm, hội viên phụ nữ tỉnh Bến Tre đã góp được hơn 3 tỉ đồng xây dựng 500 căn nhà tình thương, tặng 88 sổ tiết kiệm tình nghĩa cho gia đình chính sách...
    ?oĐiều làm cho chúng tôi rất vui là phong trào này còn giúp hình thành được ý thức tiết kiệm không chỉ trong hội viên phụ nữ mà cả những thành viên trong gia đình chị em nữa? - chị Phương Đào, chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bến Tre, cho biết.

    Xách dừa đi họp
    ?oTôi cũng không ngờ cuộc vận động tiết kiệm trong hội viên phụ nữ bốn năm qua cho kết quả lớn như vậy? - chị Nguyễn Thị Phương Đào, chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bến Tre, bộc bạch. Ý tưởng ?olàm một việc gì đó giúp phụ nữ nghèo ở nông thôn có căn nhà để ở? xuất phát từ suy nghĩ của chị nguyên chủ tịch hội Đặng Thị Hoa vào năm 2003. Có rất nhiều ý kiến đề xuất, nhưng cuối cùng ban thường vụ tỉnh hội quyết định chọn cách vận động mỗi chị em hội viên bỏ ống heo tiết kiệm 200 đồng/ngày. Sau mỗi quí sẽ gom góp lại cất nhà cho chị em nghèo. Chị Phương Đào bảo: ?o200 đồng là số tiền rất nhỏ không ảnh hưởng lớn đến chi tiêu sinh hoạt của gia đình nên ngay từ đầu chúng tôi tin là sẽ làm được?.
    Theo chị Phương Đào, chính những cán bộ của hội là những người hưởng ứng phong trào này nhiệt tình nhất. Tại văn phòng làm việc của hội từ tỉnh đến xã đều... nuôi heo đất, mỗi người một con. ?oVận động phong trào 200 đồng/người/ngày nhưng chị em chúng tôi đóng góp nhiều hơn tùy theo hầu bao của từng người?.
    Đầu tháng 3-2007 khi tôi đến văn phòng Hội LHPN huyện Châu Thành, các cán bộ, nhân viên ở đây đang đập ống heo chuẩn bị đợt công tác xã hội Ngày quốc tế phụ nữ 8-3 sắp tới. Chị Nguyễn Thị Mười, phó chủ tịch hội, cho biết mấy con heo đất ở cơ quan mình có vẻ mập mạp vì được chủ ?ocho ăn? đầy đủ. Khi đập ống heo, tôi thấy rất ít tiền mệnh giá 200 đồng, phần lớn là 1.000 đồng, 2.000 đồng, thậm chí có cả tiền 10.000 đồng.
    Chị Mười nói thêm: ?oXúc động lắm, chúng tôi đã nhiều lần nhìn thấy chị em ở nông thôn mang từng bó rau, nải chuối tới cuộc họp của chi hội để đóng góp vì chị em không có tiền. Cán bộ hội phải mang đi bán các loại nông sản mà hội viên đóng góp rồi nộp vào quĩ?.
    Để tạo điều kiện cho chị em tham gia thuận lợi, hiệu quả nhất, nhiều địa phương linh động nghĩ ra nhiều hình thức đóng góp khác nhau. Chẳng hạn tại xã An Phước, huyện Châu Thành hội viên đóng góp bằng... dừa khô (vì vùng này trồng nhiều dừa). Nhiều chị cười hồn nhiên: mỗi tuần góp một trái, mỗi tháng bốn trái là... chuyện nhỏ. Hình ảnh những buổi họp rất vui, nhiều chị xách cả bọc dừa vui vẻ khi dự họp. Chị Huỳnh Phạm Thùy Linh (ấp 4, xã Sơn Đông, thị xã Bến Tre) dù phải thuê đất giồng của người ta trồng rau cải kiếm sống, nhưng khi hay tin đã mang tiền bán rau đóng góp đầu tiên. Hay chị Ngô Thị Cẩm (ấp 3) không chỉ đóng góp quĩ xây nhà mà còn chiết hàng trăm nhánh cây sơri giống tặng chị em trong xã...
    Chia tay Bến Tre, chị Ẩn ở Quới Sơn níu áo lại bảo: ?oNhờ căn nhà kiên cố nên cả nhà tôi bình an trong cơn bão số 9?. Sau bão chị có dành hết tiền công làm mướn một ngày đóng góp cho địa phương giúp những người bị sập nhà, dù hôm đó cả nhà thiếu gạo ăn. Không chỉ tạo được 500 căn nhà tình thương ấm áp cho các gia đình nghèo, cuộc vận động tiết kiệm của Hội LHPN tỉnh Bến Tre còn góp phần khơi dậy một điều rất thiêng liêng trong mỗi con người - đó là tình người.
    VÂN TRƯỜNG
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=189977&ChannelID=89
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nông dân xây bệnh viện

    Mặt tiền khu trung tâm Bệnh viện Phú Tân

    TT - Nông dân đã đóng góp công sức, tiền của xây dựng Bệnh viện đa khoa Phú Tân (tỉnh An Giang) với 200 giường. Ngay lúc đầu chuẩn bị xây dựng, không ít người nghi ngờ khả năng của bà con nông dân. Thế nhưng...
    Vạn sự khởi đầu nan
    Bác sĩ Ngô Minh Châu, nguyên giám đốc Bệnh viện đa khoa Phú Tân, nhớ lại: ?o Những năm 1979-1980, dịch sốt xuất huyết bùng phát dữ dội, bệnh viện cũ qui mô nhỏ chỉ bằng một trạm xá với 20 giường. Lúc nào cũng quá tải, nắng nóng, mưa dột, rồi sạt lở triền miên làm bà con khổ sở. Bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang?. Đảng ủy và ủy ban huyện họp nhiều lần để bàn cách tháo gỡ khó khăn, quyết xây dựng một bệnh viện to đẹp hơn. Nhưng đất, vốn, thầy thợ nhân công ở đâu ra? Liệu vận động xây dựng trong thời buổi khó khăn có hợp lòng dân?...
    Tại buổi họp ?oDiên Hồng? với đông đảo bà con và các trưởng lão đến từ chín xã, thị trấn trong huyện, bà con đã thống nhất với chủ trương xây dựng ?ocông trình bệnh viện cho dân?. Ông Năm Thép, thành viên ban điều hành xây dựng công trình bệnh viện, nay đã 71 tuổi, nhà ở xã Phú Lộc, huyện Phú Tân, kể lại: ?oLúc đó khi nghe bí thư huyện ủy nói xây bệnh viện lớn để chữa bệnh cho dân, tụi tôi mừng lắm vì không còn phải lụy đò qua sông đi Long Xuyên hay lên Sài Gòn vất vả?.
    Sau hai ngày, vấn đề di dời giải tỏa để có 4,8ha đất trống xây dựng bệnh viện được hoàn tất! Còn kinh phí xây dựng? Ông Lý Văn Dắc - phó ban kiến thiết công trình - đặt thẳng vấn đề với lãnh đạo huyện: ?oNếu ủy ban chấp thuận cho xây dựng sớm thì kinh phí ban đầu sẽ do ban vận động lo từ nguồn ?ocủa ít lòng nhiều?. Bà con sẽ đảm nhiệm luôn phần thi công theo thiết kế đảm bảo chất lượng?. Được nhân dân đồng tình ủng hộ, ban thường trực huyện ủy đã bố trí các cán bộ nòng cốt cùng với dân bàn thảo kế hoạch chuẩn bị vật tư.
    Vạn sự khởi đầu nan, công trình bắt đầu ?ochạy?.
    Năm năm ?ocơm nhà áo vợ?

    Ông Phạm Thiện Tâm (Năm Hét) - một lão nông đã tham gia ban điều hành xây dựng Bệnh viện đa khoa Phú Tân
    Ngày khởi công xây dựng bệnh viện (28-11-1980), không có nhiều cờ hoa biểu ngữ hô hào. Trên 500 người dân từ các nơi đổ về, nét mặt phấn khởi. Có người còn mang theo nồi niêu, bay cuốc để sớm bắt tay vào việc. Kể từ đó nhiều nông dân trở thành công nhân xây dựng. Sớm đi tối về, có người giam mình đằng đẵng tại công trình, có người không nhận bất kỳ khoản tiền hay trợ cấp nào.
    Chú Chín Dắc, Năm Hét, Tư Xừ... - những lão nông bình dị tham gia điều hành xây dựng công trình; nhiều lão nông nhường cả phần tiền lương, khẩu phần ăn của mình cho anh em khác. 40 thợ mộc, thợ xây có kinh nghiệm đã tình nguyện ở lại vừa tham gia thi công vừa dạy nghề cho hàng trăm nông dân. Không thể kể xiết có bao nhiêu nông dân ?ocơm nhà áo vợ? đi xây bệnh viện.
    Đóng góp chung sức cho công trình còn có hàng trăm chị em nông dân từ vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Thốt Nốt... Các mẹ các chị luôn phiên chia ca, kíp tham gia 10 tổ nấu ăn. Sớm tối chị Tư Lường, chị Nguyễn Dung, thím Hai Hậu... đảm nhiệm tổ bếp lo cấp dưỡng phục vụ mỗi ngày 100-400 lao động. Rất nhiều gạo, mắm, rau củ do bà con tiểu thương các nơi từ chợ Đình, chợ Mỹ Lương liên tục gửi đến. Có ngày bà con đem vào kho 300 - 400 giạ lúa. Nhiều chủ ghe chở lúa xay chuốt thành gạo hẳn hoi, khi giao cho ban vận động chủ ghe không cần ghi tên để báo công.
    Số người đến với công trình ngày càng đông, có ngày lên tới 700 người.
    Một muỗng ximăng cũng không để thất thoát

    Những người đã góp tay xây dựng Bệnh viện Phú Tân - Ảnh tư liệu
    Lúc công trình đang vào cao điểm, bí thư huyện ủy Võ Văn Nô lo ngại thất thoát tài sản nên nói với ban điều hành: ?oNếu cần huyện sẽ tăng cường một trung đội quân sự để tiếp bà con bảo vệ công trình?. Lão nông Chín Dắc trả lời: ?oKhông cần đâu. Anh em tự lập đội bảo vệ, mỗi dân công là một chiến sĩ tự quản, mọi người đều coi công trình là tài sản của gia đình mình. Một muỗng ximăng cũng không để thất thoát!?.
    Và rồi trong suốt năm năm xây dựng, dù trên công trường không có lưới, hàng rào bảo vệ nhưng không xảy ra bất kỳ một sự cố mất mát hao hụt hay tiêu cực nào!
    Ông Bảy Cường - Nguyễn Văn Cường, nguyên chủ tịch UBND huyện Phú Tân, trưởng ban xây dựng bệnh viện, và nhiều nông dân vẫn còn nhớ tình huống cảm động khó quên trên công trường. Khi vừa ?obắn? xong hàng cột móng khoa nhi bệnh viện thì có một kiến trúc sư đến giám sát kiểm tra. Chẳng hiểu căn cứ vào đâu mà kiến trúc sư này cho rằng ?ocác bác nông dân đã thi công sai lệch so với bản vẽ, phải đập bỏ hàng cột?. Nghe vậy, các bác đốc công Chín Dắc, Văn Hùng, Năm Hét, Hai Kiết lo vã mồ hôi hột. Mọi người nhìn nhau hoài nghi, có người tự trách: ?oNếu sai thì tiền của Nhà nước, công sức của bà con phải đập bỏ sao??.
    Chín Dắc sụt sùi nói : ?oTụi tôi làm kỹ, có kiểm tra giám sát từng phần, sai là có lỗi với bà con rồi!? . Tin buồn lan nhanh, cả công trường như nín thở chờ đợi. Đến lúc đơn vị giám sát giở bản vẽ ra rà soát lại thì thấy tất cả đều trùng khớp, hợp lý! Thì ra vị kiến trúc sư có sự nhầm lẫn khi kiểm tra! Sau lời xin lỗi nhẹ nhàng của đơn vị giám sát, mọi người thở phào mừng vui. Tiếng ?odô ta? dộng cừ lại rền vang...
    ?oMấy ông trên bộ đâu có biết các bác nông dân từng tham gia nhiều công trình xây dựng phúc lợi lớn nhỏ, trong đó có công trình đã qua hàng chục năm đến nay vẫn còn bền chắc. Làm từ thiện đâu chỉ có lòng nhiệt tình mà cần phải có kiến thức, kinh nghiệm. Đó cũng là cách tránh thất thoát lãng phí cho công trình? - ông Năm Hét nói chắc nịch.
    ...Ngày 19-5-1985, sau năm năm xây dựng, Bệnh viện đa khoa Phú Tân được tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng đến nay vẫn chưa có một vết rạn nứt nào. Nhiều nông dân tham gia xây dựng công trình sau này đã trở thành những người thợ xây, kỹ sư xây dựng giỏi tiếp tục tham gia xây dựng các công trình trường học, bệnh viện khác.
    Bệnh viện có diện tích 4,8ha, trong đó diện tích xây dựng 7.242m2, tổng kinh phí đầu tư xây dựng do Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp 32.544.797 đồng, trong đó nhân dân góp 1.037.647 đồng (thời giá những năm 1980). Bệnh viện có qui mô 200 giường. Trong quá trình xây dựng nhân dân đóng góp 7.300 tấn lúa, 7.600 tấn gạo, 46,5 tấn thực phẩm...
    Bác sĩ Trần Phụng Hiếu, giám đốc Bệnh viện đa khoa Phú Tân, xúc động nói: ?oChúng tôi - những người thầy thuốc - không bao giờ quên rằng bệnh viện này là bệnh viện của nhân dân?.

    QUANG VINH
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=190325&ChannelID=89
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ông lão 27 năm vần đá vá đường
    --------------------------------------------------------------------------------

    Nụ cười rạng ngời
    của cụ Túc.
    Từ 27 năm nay, cụ Trần Văn Túc ở xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, Đồng Nai, vẫn ngày ngày oằn mình vần từng cục đá để lấp ổ gà ổ trâu, cút kít đẩy từng xe cát san đường công cộng.
    Nhà trống huơ trống hoác, căn bệnh nan y rình rập quật ngã ông lão đã ở tuổi 88 bất cứ lúc nào, ấy vậy mà ông chẳng thèm bận tâm. Có ít tiền bán rẫy, ông cũng đem lo chuyện thiên hạ.
    Lời dặn dò của người cha
    Cụ Túc quê ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, vùng quê xa ngái và xơ xác nghèo. Ngày cụ Túc còn nhỏ, cha cụ thường chứng kiến cảnh bà con chòm xóm trượt ngã, có khi hạt lúa chắt chiu chưa kịp về đến nhà đã đổ hết xuống mương do đường xấu, trẻ con thì té gãy chân, tay... Không thể đành lòng, ông liền dẫn con trai đi "vác tù và hàng tổng": san đường.
    Việc làm của ông đã gieo mầm nhân bản trong tâm hồn người con. Trước lúc nhắm mắt, ông cầm tay con trai: "Nhớ lời cha, sống vì mọi người". Cụ Túc khắc ghi lời trăn trối của cha. Năm 1980, gia đình cụ dắt díu nhau từ Thanh Hóa vào Đồng Nai lập nghiệp. Hai vợ chồng dãi nắng dầm mưa cặm cụi trên nương rẫy, khó nhọc co kéo mới đủ nuôi gần chục người con.
    Địa bàn từ ấp 4 đến ấp 6 - nơi gia đình cụ Túc sinh sống - nằm dưới chân đồi. Mang tên là đường liên tỉnh 138, là be 38 nhưng độc đạo nối liền xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, Đồng Nai với huyện Đức Linh, Bình Thuận. Tuyến giao thông huyết mạch của cả ngàn hộ dân vùng kinh tế mới này chỉ là một lối mòn. Trời nắng thì bụi đất mịt mù. Trời mưa thì nhầy nhụa sình lầy nên bà con quen gọi là đường xóm Sình. Đường nhỏ, lại không có hệ thống mương thoát nên hễ cứ mưa là nước ngập lênh láng. Nước từ trên đồi cuốn theo những viên đá đủ kích cỡ, lục khục lăn xuống nằm ngổn ngang trên mặt đường lầy lội.
    Chứng kiến cảnh những chiếc xe chở nông sản của bà con chòm xóm đâm vào đá bị bể bánh, cong vành, đám trẻ thì trẹo chân, ngã dúi dụi xuống mặt đường..., cụ Túc đau lòng. Phải làm gì để bà con đỡ khổ? Lời trăn trối của cha lại vọng bên tai. Suy đi tính lại, ông lão quyết định ghé vai gánh việc thiên hạ. Vậy là ngoài thời gian lên rẫy, ông lại đi xe cát san đường...
    27 năm nay, ngày nào cụ Túc cũng cần mẫn san đường cho người dân đi lại dễ dàng.
    Do con đường khá trũng và có độ cao chẳng nhỉnh hơn con suối là bao nên hàng trăm xe cát của cụ Túc (phần lớn được đào từ vườn nhà) cứ trôi tuột đi sau mỗi đợt mưa. Mỗi lần như thế cụ trầm ngâm, tiếc của. Nhìn chồng nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì, cụ bà góp ý: "Mưa thì mỗi năm chỉ có một mùa, người mỗi ngày đều làm. Cần mẫn quanh năm, chắc chắn phải thắng mấy tháng mùa mưa chứ". Cụ Túc như cởi tấm lòng trước lời động viên của vợ. Từ đó người ta lại thấy buổi trưa bà đem cơm ra cho ông, chiều phụ ông đẩy xe đồ nghề về.
    Vần đá vá đường
    Sau hai năm hì hục đào hết cát trong vườn nhà, lại đi về cả mấy cây số để xúc, chuyên chở rồi san san lấp lấp, nhọc công là thế mà con đường vẫn cứ truồi truội. Nhưng tất cả nào phải công dã tràng, bởi cụ Túc đã rút được một kinh nghiệm quý báu. "Phải có đá lót nền đường thì mới giữ được cát; phải nâng nó cao hơn mực nước suối. Nếu kè đá hai bên thì còn hạn chế được sự tàn phá của nước vào mùa mưa". Nhẩm trong đầu như vậy đêm hôm trước, hôm sau người ta thấy cụ Túc hăm hở trèo lên quả đồi cuối xóm.
    Cùng đôi quang gánh nhỏ, ngày ngày cụ cần mẫn lên núi tìm chọn những hòn đá to nhỏ đủ kích cỡ vốn nằm vương vãi khắp nơi, rồi vần, khuân, gánh xuống chân núi. Những hòn đá sắc lẹm và rát bỏng vì nắng ấy đã không ít lần làm chân tay cụ toạc ra, tứa máu. Ai thấy cũng ái ngại. Cụ thì cười giòn tan, nhai miếng lá cây đắp vào vết thương để cầm máu rồi tiếp tục công việc.
    Làng xóm thương, mang biếu trái chuối, củ khoai hay dăm ba nghìn, cụ để dành cho mấy đứa nhỏ trong ấp. Lăn riết, hết đá lộ thiên, cụ Túc phải trèo lên cao hơn, phát quang bụi rậm để lôi đá ra. Có lần, cụ đang phát một bụi cây để tìm đá thì bị một con rắn bù nẹt bất thần phóng ra, bổ một nhát vào bắp chân. Chất độc phát tán nhanh khiến người cụ tím tái rồi lịm dần. May nhờ có người đi rẫy phát hiện nên cõng cụ về cấp cứu kịp thời. Hôm sau, người trong xóm lại thấy cụ tập tễnh lên đồi với vết thương còn quấn băng trắng xóa.

    Dạy các cháu nhỏ bài học sống vì mọi người.
    Cần mẫn nhặt nhạnh được ít đá nào, cụ Túc lại chất lên chiếc xe cút kít rồi đẩy đi chèn ổ trâu, vá ổ gà, sau thì san mở rộng và nâng mặt đường lên một mét rưỡi so với dòng suối. Chuyện cụ Túc "cầm chân" những hạt cát cũng lạ. Ngày nắng, cụ vần các bao cát và những tảng đá hộc xếp thành hàng để chắn các khe thoát nước. Thế là mỗi khi trời mưa, đất cát theo nước từ trên núi chảy về, bị giữ lại trên mặt đường chứ không thể vượt qua đê bao mà trôi tuột xuống lòng suối. Chỉ sau vài mùa mưa, cụ đã có đủ số cát nâng mặt đường lên thêm một mét trên suốt chiều dài gần hai cây số. Cụ xoa tay hoan hỉ. "Tui còn khỏe lắm, ngày nào cũng phải đi làm chú mình ạ. Cái đoạn bê tông dài gần 50 mét này, tôi lấy 17 triệu đồng tiền bán rẫy để làm thử nghiệm đó! Trông được chứ nhỉ?"
    Hai mươi bảy năm trời đằng đẵng, ngày nắng cũng như ngày mưa, trừ những hôm nằm liệt giường, còn thì cụ Túc vẫn say mê chở cát, đá vá đường từ sớm tinh sương đến lúc nhọ mặt người. Một người dân tên Nguyễn Hữu Sơn cảm kích kể với chúng tôi: "Có hôm mới 3 giờ sáng, gió lạnh thấu xương, vậy mà tôi đã thấy cụ lụi cụi san đường để sáng ra cho đám tang có lối đi lại".
    Bây giờ thì trên con đường lồi lõm ổ gà ổ trâu, bì bõm sình lầy, mù mịt bụi bặm thuở nào, xe cộ đã bon bon chạy.
    Ước nguyện cuối đời
    Tôi theo cụ trở về căn nhà gỗ xập xệ, cột kèo mối mọt ăn lỗ chỗ, vách gỗ hở từng mảng, mạng nhện giăng khắp nơi. Trên bàn là di ảnh người vợ quá cố của cụ (mất năm 1995), bên cạnh những tấm bằng khen của UBND huyện Tân Phú.
    Dọn bữa cơm đạm bạc, cụ nhấm nháp chút xíu để chiều lòng khách chứ cũng chẳng muốn ăn. Gần hai mươi năm nay, hệ tiêu hóa của cụ đã không còn hoàn chỉnh. Hậu môn và một đoạn trực tràng của cụ đã bị cắt sau một lần hoại tử. Ngày ấy, thầy thuốc bảo giỏi lắm cụ trụ được hai năm. Vậy mà không hiểu sức lực ở đâu mà gấp mười lần thời gian ấy, cụ vẫn âm thầm xe cát, vần đá vá đường. Thương cụ già yếu, con cái cũng như bà con lối xóm ra sức can ngăn, khuyên cụ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng nhưng cụ không chịu. Cụ cũng nhất quyết ở riêng vì sợ làm phiền con cháu. "Tôi chỉ còn một ước mơ cuối đời nữa thôi, là cố gắng chuẩn bị mọi chuyện để bê tông hóa toàn bộ con đường. Mấy đứa con tui cũng đã sẵn sàng góp tiền cho bố làm đường rồi. Làm xong chuyện ấy, tôi chết cũng cam lòng" - cụ Túc siết chặt tay tôi, tâm sự lúc chia tay.
    Thanh niên

  5. mynhan87

    mynhan87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    KẾ HOẠCH CHUNG:
    - Tp. HCM ngày 3 tháng 4 năm 2007
    KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH QUÀ TẶNG TRI THỨC
    I. Ý nghĩa:
    - Trao tặng món quà có ý nghĩa cho các em ở mái ấm là tủ sách tri thức, phục vụ nhu cầu học tập, giải trí.
    - Làm tiền đề để dự án được mở rộng, thực hiện khắp các nhà mở, mái ấm
    - Đánh dấu bước ngoặt người Việt Trẻ trưởng thành sau một năm thành lập.
    II. Nhiệm vụ:
    - Người Việt Trẻ Miền Nam phối hợp cùng với đội công tác xã hội khoa Quan Hệ Quốc Tế thực hiện.
    - Người Việt Trẻ: khảo sát, quyên góp ở diễn đàn, ở các thành viên, bạn bè, cầu nối liên lạc với đội CTXH để thực hiện được đồng bộ và hiệu quả
    III. Tổng quan về chương trình:
    - Quyên góp cái gì: sách (sách giáo khoa và tham khảo, truyện tranh, báo chí => nếu là sách không hợp với các em thì đem bán lại để mua sách mới hoặc làm quỹ thực hiện)
    - Quyên góp cho ai: cho các em ở các mái ấm, nhà mở
    - Chương trình sẽ thực hiện ở nhà mở, mái ấm nào: trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, và kết quả chính thức dựa trên khảo sát thực tế của NVT.
    - Ai đi quyên góp và thực hiện: người Việt Trẻ Miền Nam và đội CTXH khoa QHQT
    - Quyên góp qua kênh nào: thông qua thành viên NVT, các bạn sinh viên, bạn bè quen biết,?
    - Thời gian thực hiện trao tặng: nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6/2007
    IV. Kế hoạch chi tiết:
    1. Lộ trình thực hiện:
    - Khảo sát: từ ngày 7/04/2007 đến ngày 30/04/2007. Cách khảo sát: NVT sẽ khảo sát, tham khảo trên dữ liệu đã khảo sát của của các thành viên về các mái ấm, nhà mở năm 2006. Đồng thời kết hợp khảo sát thêm để lựa chọn. Tiêu chí lựa chọn và quyết định: tham khảo ý kiến các thành viên NVT.
    - Quyên góp và tâp hợp sách:
    1). Đợt 1: đến hết ngày 15/04/2007
    + Quyên góp trực tiếp từ các thành viên NVT
    + Quyên góp trực tiếp từ bạn bè
    ð Tập hợp và Tổng kết vào ngày 15/04/07
    2). Đợt 2: từ ngày 20/04/2007 đến 15/05/2007
    + Các thành viên NVT đi vận động quyên góp qua các kênh quen biết, ở trường học của mình.
    + Quyên góp thông qua hiện vật khác để quy đổi thành sách: như tiền.
    + Đẩy mạnh kênh thông tin chương trình trên website NVT, blog, và email list bạn bè
    3). Tập hợp sách và phân loại: từ ngày 15/05/07 đến 25/05/2007
    2. Ban chỉ đạo thực hiện:
    - Trưởng ban: anh Lợi
    - Phó ban: Hằng (thư ký, tài chính)
    - Phụ trách nhóm khảo sát: Hạnh (kết hợp thêm Thoa + Trọng)
    - Phụ trách kênh thông tin: Long (kết hợp với Nam)
    - Phụ trách quyên góp ở các trường: Tâm + Hà
    - Phụ trách quyên góp khu vực Q8, Q7, Q4: Tâm
    - Khu vực Thủ Đức, Q9: Hạnh
    - Khu vực Quận 3, Quận 1, Quận 5: Hà
    - Khu vực Tân Bình, Tân Phú, Q10: anh Lợi + Trọng
    - Khu vực Bình Thạnh: Thoa
    - Khu vực Gò Vấp: Tình
    V. Kinh phí hoạt động: 500.000 VNĐ (bao gồm chi phí tờ rơi, quảng cáo, chi phí tổ chức hôm 1/6)
    VI. Điều kiện đảm bảo:
    - Họp online và offline ban chỉ đạo để sơ kết, tổng kết và đánh giá theo định kỳ
    - Phối hợp tốt với đội CTXH khoa QHQT
    Người Việt Trẻ Miền Nam

    Lê Lợi

    KẾ HOẠCH CỦA KHOA QHQT- TRƯỜNG ĐH KHXH&NV:
    Đoàn trường ĐH KHXH & NV TPHCM
    Hội SV trường ĐH KHXH & NV TPHCM
    Đội CTXH khoa QHQT
    Tổ chức HĐXH ?oNgười Việt trẻ
    -----------------------------
    TPHCM, ngày 14 tháng 03 năm 2007
    KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
    ?oQUÀ TẶNG TRI THỨC?
    I. Mục đích ?" ý nghĩa:
    - Chương trình ?oQuà tặng tri thức? là một hoạt động phối hợp giữa Đội CTXH khoa QHQT và Tổ chức HĐXH ?oNgười Việt Trẻ? nhóm Miền Nam với mục đích giúp các em thiếu nhi ở một mái ấm, nhà mở trên địa bàn TPHCM có một thư viện sách phục vụ nhu cầu học tập, giải trí của các em.
    - Những quyển sách quyên góp được sẽ là một món quà ý nghĩa trao tặng cho các em nhân ngày Quốc tế thiếu nhi nhằm dành cho các em những gì tốt đẹp nhất.
    II. Thời gian ?" địa điểm ?" đối tượng:
    - Thời gian tiến hành: từ 30/03/2007 đến 15/05/2007.
    - Địa điểm trao tặng: Mái ấm ? (Chúng tôi đang lựa chọn một địa điểm thích hợp)
    - Nội dung quyên góp: sách giáo khoa từ lớp 1- 12 (trừ SGK chưa cải cách), sách tham khảo, các loại sách khác, báo, tạp chí, truyện cổ tích, truyện tranh thiếu nhi.
    III. Nội dung chương trình:
    1. Nội dung:
    - Chương trình đồng thời được tiến hành ở Đội CTXH khoa QHQT và ở tổ chức HĐXH Người Việt Trẻ. Các thành viên tham gia sẽ tiến hành quyên góp sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, tạp chí, truyện tranh thiếu nhi,? để trao tặng các em thiếu nhi ở một mái ấm trên địa bàn TPHCM
    2. Chương trình cụ thể:
    Chương trình được chia làm 2 giai đoạn:
    a. Từ 30/03/2007 đến 30/04/2007:
    - Đội CTXH khoa QHQT tiến hành quyên góp ngay tại các phân đội. Các phân đội trưởng có trách nhiệm lên kế hoạch, tiến hành chương trình quyên góp sao cho đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu đặt ra:
    o Năm 1: Đ/c Tăng Ngọc Yến chịu trách nhiệm chính.
    o Năm 2: Đ/c Bùi Thị Minh Châu chịu trách nhiệm chính.
    o Năm 3: Đ/c Nguyễn Thị Hoàng Uyên chịu trách nhiệm chính.
    o Năm 4: Đ/c Cao Mai Khánh Huyền chịu trách nhiệm chính.
    - Các thành viên tổ chức ?oNgười Việt trẻ? cũng tiến hành quyên góp trên diễn đàn: www.forum.olympia.org. Công tác liên lạc giữa 2 đơn vị được giao cho đ/c Bùi Thị Minh Châu ?" sv năm 2 khoa QHQT.
    - Các đội trưởng các phân đội và đ/c Bùi Thị Minh Châu có trách nhiệm thường xuyên liên lạc, đôn đốc nhắc nhở để chương trình quyên góp đạt được kết quả tốt.Vào chiều thứ 6 hàng tuần chúng tôi sẽ có các cuộc họp tổng kết, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn chương trình này.
    - Đội CTXH khoa QHQT dự định mở rộng chương trình quyên góp sang các khoa, bộ môn khác trong trường ĐH KHXH & NV TPHCM. Chúng tôi sẽ xin phép đặt bàn quyên góp tại cơ sở Linh Trung ?" Thủ Đức, công việc này sẽ do đ/c Nguyễn Thảo Nguyên và đ/c Nguyễn Ngọc Trâm ?" sv năm 1 khoa QHQT chịu trách nhiệm chính.
    b. Từ 30/4/2007 đến 15/05/2007:
    - Tổng kết số sách, báo, tạp chí, truyện tranh quyên góp được trong đợt 1 và tiến hành quyên góp đợt 2.
    - Đợt 2 sẽ được tiến hành trong phạm vi trường ĐH KHXH& NV, TP.HCM và kí túc xá ĐHQG TPHCM. Chúng tôi sẽ có văn bản gửi KTX ĐHQG xin phép tiến hành quyên góp tại các dãy nhà. Đ/c Bùi Thị Minh Châu chịu trách nhiệm chính công tác này.
    IV. Ban chỉ đạo ?" Ban tổ chức:
    - Đ/c Đào Thanh Tùng ?" Liên chi hội trưởng LCH SV khoa QHQT Trưởng ban
    - Đ/c Nguyễn Thị Hoàng Uyên ?" Đội trưởng Đội CTXH khoa QHQT Phó ban
    - Đ/c Bùi Thị Minh Châu ?" Đội phó Đội CTXH khoa QHQT Phó ban
    - Đ/c Tăng Ngọc Yến ?" UV Đội CTXH khoa QHQT Ủy viên
    - Đ/c Nguyễn Dzự Tùng ?" UV Đội CTXH khoa QHQT Ủy viên
    - Đ/c Nguyễn Thảo Nguyên ?" UV Đội CTXH khoa QHQT Ủy viên
    - Đ/c Nguyễn Ngọc Trâm ?" UV Đội CTXH khoa QHQT Ủy viên
    V. Thời gian - Tiến độ thực hiện:
    - Từ 15/03 đến 25/03/2007: Họp BĐH Đội CTXH khoa, lên kế hoạch, xin ý kiến chỉ đạo của khoa, BĐH CTXH trường, Đoàn trường.
    - Từ 25/03 đến 30/03/2007: họp, phân công nhiệm vụ đến từng cá nhân, chuẩn bị các công tác cần thiết cho đợt quyên góp.
    - Từ 30/03/2007 đến 30/04/2007: tiến hành quyên góp đợt 1.
    - 2/5/2006: Họp tổng kết đợt 1, triển khai kế hoạch đợt 2.
    - Từ 2/05 đến 15/05/2007: tiến hành quyên góp đợt 2.
    - 16/05/2007: Họp tổng kết đợt 2, chuẩn bị các công tác cần thiết cho việc trao tặng sách vào dịp 1-6.
    VI. Dự trù kinh phí:
    - Tổng kinh phí dự kiến: 300.000 VNĐ (làm băng rôn và phát tờ rơi)
    Trên đây là toàn bộ kế hoạch chương trình ?oTủ sách thiếu nhi? của Đội CTXH khoa QHQT phối hợp cùng tổ chức HĐXH ?oNgười Việt Trẻ? thực hiện.
    TP.HCM, ngày 10 tháng 4 năm 2004
    T.M Đội CTXH bộ môn QHQT
    Đội phó đội CTXH
    Bùi Thị Minh Châu
  6. mynhan87

    mynhan87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    1Địa điểm quyên góp:
    + Miền Bắc:
    Liên hệ: Mr. Nguyễn Xuân Hiếu
    Địa chỉ: Ngách 1 ?" 198 phố Lê Trọng Tấn (gần SVĐ PKKQ) ?" Hà Nội
    Điện thoại: 090.6225.619
    Email: cie.nguyen@yahoo.com

    Liên hệ: Miss. Phi Thi Thu Khuyen
    Địa chỉ: 23 phố Nguyễn Sơn ?" Long Biên ?" Hà Nội
    Điện thoại: 091.6513.480
    Email: nuhongmongmanh8710@yahoo.com

    + Miền Trung:
    Liên hệ: Mr. Đỗ Văn Thanh Nhân
    Địa chỉ: 22B phố Bắc Đẩu ?" Đà Nẵng
    Email: chemist_olympia@yahoo.com

    Liên hệ: Mr. Nguyễn Hoàng Khánh
    Address: Đại học Y khoa Huế (năm 4)
    Email: jskhanh@yahoo.com
    + Miền Nam:
    Liên hệ: Mr Lê Văn Lợi
    Điện thoại: 098.4363.639
    Email: leloiqn@yahoo.com

    Liên hệ: Miss Trần Mỹ Hằng
    Địa chỉ: 702/39 Phạm Thế Hiển ?" Quận 8 ?" Hồ Chí Minh
    Điện thoại: 0902.702.601
    Email: hang_fell@yahoo.com

    Quyên góp tại: Đại Học KHXH&NV HCM và Khu ký túc xá ĐH Quốc Gia - HCM
    o Năm 1: Đ/c Tăng Ngọc Yến chịu trách nhiệm chính.
    o Năm 2: Đ/c Bùi Thị Minh Châu chịu trách nhiệm chính.
    o Năm 3: Đ/c Nguyễn Thị Hoàng Uyên chịu trách nhiệm chính.
    o Năm 4: Đ/c Cao Mai Khánh Huyền chịu trách nhiệm chính.
    o Phụ trách quyên góp tại ĐH KHXH&NV: Bùi Thị Minh Châu
    Y!M: stonepearl87@yahoo.com
    o Phụ trách quyên góp tại các trường: Dương Thị Thanh Tâm + Trần Thị Kim Hà
    Tâm-Y!M : dreamfromuncle@yahoo.com
    Hà-Y!M: tingonhong_87@yahoo.com
    o Phụ trách quyên góp khu vực Q8, Q7, Q4: Dương Thị Thanh Tâm
    Y!M : dreamfromuncle@yahoo.com
    o Khu vực Thủ Đức, Q9: Nguyễn Trần Hạnh
    Y!M: bui_tran_v@yahoo.com
    SĐT: 0905053436
    o Khu vực Quận 3, Quận 1, Quận 5: Trần Thị Kim Hà
    Y!M: tingonhong_87@yahoo.com
    o Khu vực Tân Bình, Tân Phú, Q10: Lê Văn Lợi + Trọng
    anh Lợi-Y!M: leloiqn@yahoo.com
    o Khu vực Bình Thạnh: Nguyễn Huy Thoa
    Y!M: huythoa87_vn@yahoo.com
    o Khu vực Gò Vấp: Nguyễn Anh Tình
    Y!M: meocon3041987@yahoo.com
    Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn ^^
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trẻ em bất hạnh và mảnh đời ở chùa
    08:02'' 30/05/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trong bữa cơm trầm lắng nơi cửa chùa của những mảnh đời bị bỏ rơi luôn lắng đọng một nỗi niềm sâu thẳm. Có được chốn ăn, ngủ nhưng những trái tim nhỏ bé vẫn khát vọng cháy bỏng về một người mẹ, một gia đình của mình.

    Chùa Thanh Sơn nằm trên địa phận thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km về phía nam. Hơn 10 năm trước, Hòa thượng Thích Thanh Quang đã biến ngôi ngôi chùa bỏ hoang cũ nát nơi đây thành mái ấm cho những mảnh đời bất hạnh.

    Bữa cơm nơi cửa chùa. Ảnh: Giao Thủy
    Những đứa trẻ đầu tiên được ông đón về nuôi từ thành phố Hồ Chí Minh chỉ với lý do, ông không cầm lòng khi hàng ngày chứng kiến cảnh chúng lang thang trên đường phố, đêm về vạ vật ngủ ngoài hè, trong nhà ga, trên những cái sạp ở chợ?

    Từ đó, gặp những đứa trẻ lang thang, mồ côi, vô thừa nhận, ăn xin?, bà con lại đưa chúng đến chùa. Nhiều em sau khi trải qua những tháng ngày bơ vơ trên đường phố đã kéo nhau về đây xin tá túc.

    Địa chỉ Chùa Thanh Sơn

    Hòa thượng Thích Thanh Quang - Chùa Thanh Sơn, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
    ĐT: 058-989002/ 0913464368
    Số tài khoản: Chế Hoàng Thọ (Pháp danh Thích Thanh Quang) - 0061000081392 - Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang.

    Hiện nay, "dân số" của chùa là 102 người, gồm 87 trẻ em và 15 người già, tàn tật. Cư dân "trẻ" nhất chùa là bé Chế Trường Xuân, 18 tháng, bị mẹ bỏ rơi trước cửa chùa khi mới 1 ngày tuổi. Nhờ tình thương của thầy Quang, sự tận tụy của bà Phạm Thị Hương (thường gọi là bà Ba) và những người đồng loại không cùng dòng máu khác, bé Xuân lớn lên từng ngày, khôi ngô, khỏe mạnh.

    Chúng tôi đến thăm các em vào đúng bữa cơm trưa của một ngày Rằm. Trong mâm, ngoài các cư dân trong chùa còn có nhiều Phật tử. Thực đơn hôm ấy có 4 món: đậu phụ rim mặn, đậu ván non xào, canh bí đỏ và món gỏi chua ngọt.

    Khác với những bữa ăn thông thường ở các gia đình, không khí ở đây mang vẻ trang nghiêm, trầm lắng. Chỉ có những tiếng va chạm lách cách của thìa đũa, tiếng lạo xạo của vá cạ vào tô canh, xoong cơm. Các em im lặng ăn, im lặng nhai, im lặng nuốt. Thỉnh thoảng có những tiếng hỏi nhau nho nhỏ, những tiếng thì thầm rất khẽ.

    Có thể phân biệt dễ dàng chức phận các cư dân của chùa qua màu áo. Chú tiểu mặc áo nâu, đầu cạo trọc và một mảng tóc dài vén sau tai. Lớn hơn một chút là những nhà sư trẻ trong bộ đồ màu xám. Các em nhỏ khác mặc quần cụt, áo thun. Một số lớn hơn vừa đi học về, ngồi vào mâm với bộ đồng phục quần xanh áo trắng. Tất cả các em ngồi theo một tư thế: xếp bằng. Gương mặt ai cũng có vẻ nghiêm nghị, đăm chiêu. Tất cả các động tác diễn ra từ tốn, chậm rãi. Những đôi mắt thi thoảng cúi xuống gắp thức ăn rồi thu lại, nhìn vào chén của mình, lặng lẽ.

    Bé Mạnh cũng ước muốn được mẹ bón cơm. Ảnh: Giao Thủy

    Tôi ngồi xuống bên cạnh mâm cơm của những đứa trẻ nhỏ nhất. Để làm quen, tôi lần lượt hỏi từng em: Cháu tên gì? Mấy tuổi? Học lớp mấy? Trường nào? Như một phản xạ, hỏi đến ai thì người ấy lập tức đặt chén và đũa xuống mâm, đưa một tay lên trước ngực theo cách chào của nhà Phật, lễ phép trả lời, từng câu, chậm rãi, không thiếu một ý, không thừa một chữ. Vẫn trong tư thế ấy, các em ngồi im, mắt nhìn xuống, có ý chờ câu hỏi tiếp theo.

    Tôi cảm thấy mình có lỗi: "Trời đánh còn tránh bữa ăn". Vì sự tò mò của tôi mà bọn trẻ phải ngừng bữa. Tôi vội nhắc: "Các cháu cứ ăn đi!". Ai cũng khẽ "dạ" nhưng vẫn trong tư thế chờ đợi. Tôi đành đứng dậy, lòng chợt thấy nhoi nhói.

    Thật khó tin rằng các em chỉ là những đứa trẻ, như rất nhiều những đứa trẻ khác, qua cách xử sự rất không trẻ con này. Thật khác xa những bữa ăn ồn ào, tiếng cười nói trong các nhà trẻ hay các khu trường nội trú. Khác xa những bữa ăn vui vẻ, đầm ấm, ríu rít tiếng kể chuyện của các thành viên trong những bữa cơm gia đình.

    Ở đây, bọn trẻ cắm cúi gắp, cắm cúi ăn. Chúng tự xúc, tự gắp, tự ăn, tự lập hoàn toàn. Hết chén này thì xúc chén khác. Chẳng ai xới cơm, gắp thức ăn cho ai. Chẳng ai nhắc ăn nhanh hay ăn chậm. Chẳng ai để ý chúng ăn nhiều hay ít, đã no rồi hay còn đói. Tôi có cảm tưởng như chúng ăn cho đầy bụng chứ không thấy ngon. Và khi đủ số lượng thì đặt bát, đứng dậy.

    Tôi chú ý đến cậu bé ngồi đầu mâm tên Mạnh, khoảng 2 tuổi, đang lặng lẽ xúc từng thìa cơm đưa lên miệng. Bỗng, ánh mắt cậu sững lại khi nhìn sang dãy đối diện. Tôi nhìn theo, một người mẹ đang âu yếm đút từng thìa cơm cho con, một cậu bé trạc tuổi Mạnh. Một nỗi buồn lướt qua khiến gương mặt em chợt âm u. Em cúi xuống, vọc vọc cái thìa trong chén, lăn qua lăn lại những hạt cơm. Tôi có cảm giác như em đang cố nuốt những giọt nước mắt.

    Các bạn ngồi cùng mâm đã xong bữa, lần lượt đặt đôi đũa ngang miệng chén, đứng lên. Vậy mà chén cơm của Mạnh vẫn còn nhiều. Em kề cà lúc nhìn sang đứa bé kia, lúc cúi gằm mặt xuống chén cơm. Tim tôi chợt đau nhói. Tôi nhè nhẹ xoa đầu em, thì thầm: "Cháu nhớ mẹ phải không?". Mạnh nuốt vội miếng cơm trong miệng, lặng lẽ gật đầu.

    Được ăn, mặc ngủ nơi cửa chùa nhưng những ánh mắt vẫn buồn thăm thẳm, vẫn ước mơ về một mái ấm gia đình. Ảnh: Giao Thủy
    Cách đây không lâu, ba mẹ đã bỏ Mạnh bơ vơ ngoài đường. Một người dân đi qua đã đưa em đến đây. Mạnh ăn cơm chùa để lớn lên như những đứa trẻ cùng lứa. Nhưng ánh mắt em thì không giống những đứa trẻ ấy - buồn hiu và xa vắng. Có lẽ hình ảnh người mẹ kia đút cơm cho con đã gợi lại trong em cái ký ức tươi rói của những ngày mình còn có mẹ?

    Nhìn sang các em khác, tôi nhận thấy, trên khuôn mặt các em không có những tia sáng long lanh của tuổi thơ. Mỗi gương mặt trẻ thơ ấy đều mang vẻ trầm tư của người lớn. Và ánh mắt của các em thật buồn. Một nỗi buồn câm lặng, đau đáu.

    Ngay cả khi các em cười thì đó cũng là những nụ cười dè dặt, ưu tư. Và cả bé Xuân, khi được bà Ba đưa lên chào khách, cũng nhìn chúng tôi bằng đôi mắt mở to buồn bã. Bà Ba nói, hình như bé sớm biết thân phận mình nên chẳng mấy khi khóc lóc, vòi vĩnh mà chỉ ngơ ngác nhìn xung quanh. Có lẽ bé muốn tìm hình bóng mẹ.

    Hòa thượng Thích Thanh Quang tâm sự: "Tôi luôn mong ước một điều: Các bậc cha mẹ hãy vì con cái mà đừng bao giờ chia tay, li dị hoặc đẩy các em ra đường. Bởi vì, dẫu có một mái ấm bình yên như chùa Thanh Sơn, các em vẫn luôn khao khát tình thương yêu của cha mẹ!".

    Có phải vì vậy mà đôi mắt của những đứa trẻ ấy buồn thăm thẳm? Những khuôn mặt cứ bần thần và ngơ ngác, làm nhói lòng những lữ khách đến thăm chùa như chúng tôi? Lời tâm sự của thấy trụ trì như một lời kết, một mong mỏi từ trong sâu thẳm, muốn cho tiếng cười trẻ thơ luôn dòn tan từ những nếp nhà.
    Phương Nga

    http://www.vietnamnet.vn/thuhanoi/2007/05/700480/
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trẻ em bất hạnh và mảnh đời ở chùa
    08:02'' 30/05/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trong bữa cơm trầm lắng nơi cửa chùa của những mảnh đời bị bỏ rơi luôn lắng đọng một nỗi niềm sâu thẳm. Có được chốn ăn, ngủ nhưng những trái tim nhỏ bé vẫn khát vọng cháy bỏng về một người mẹ, một gia đình của mình.

    Chùa Thanh Sơn nằm trên địa phận thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km về phía nam. Hơn 10 năm trước, Hòa thượng Thích Thanh Quang đã biến ngôi ngôi chùa bỏ hoang cũ nát nơi đây thành mái ấm cho những mảnh đời bất hạnh.

    Bữa cơm nơi cửa chùa. Ảnh: Giao Thủy
    Những đứa trẻ đầu tiên được ông đón về nuôi từ thành phố Hồ Chí Minh chỉ với lý do, ông không cầm lòng khi hàng ngày chứng kiến cảnh chúng lang thang trên đường phố, đêm về vạ vật ngủ ngoài hè, trong nhà ga, trên những cái sạp ở chợ?

    Từ đó, gặp những đứa trẻ lang thang, mồ côi, vô thừa nhận, ăn xin?, bà con lại đưa chúng đến chùa. Nhiều em sau khi trải qua những tháng ngày bơ vơ trên đường phố đã kéo nhau về đây xin tá túc.

    Địa chỉ Chùa Thanh Sơn

    Hòa thượng Thích Thanh Quang - Chùa Thanh Sơn, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
    ĐT: 058-989002/ 0913464368
    Số tài khoản: Chế Hoàng Thọ (Pháp danh Thích Thanh Quang) - 0061000081392 - Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang.

    Hiện nay, "dân số" của chùa là 102 người, gồm 87 trẻ em và 15 người già, tàn tật. Cư dân "trẻ" nhất chùa là bé Chế Trường Xuân, 18 tháng, bị mẹ bỏ rơi trước cửa chùa khi mới 1 ngày tuổi. Nhờ tình thương của thầy Quang, sự tận tụy của bà Phạm Thị Hương (thường gọi là bà Ba) và những người đồng loại không cùng dòng máu khác, bé Xuân lớn lên từng ngày, khôi ngô, khỏe mạnh.

    Chúng tôi đến thăm các em vào đúng bữa cơm trưa của một ngày Rằm. Trong mâm, ngoài các cư dân trong chùa còn có nhiều Phật tử. Thực đơn hôm ấy có 4 món: đậu phụ rim mặn, đậu ván non xào, canh bí đỏ và món gỏi chua ngọt.

    Khác với những bữa ăn thông thường ở các gia đình, không khí ở đây mang vẻ trang nghiêm, trầm lắng. Chỉ có những tiếng va chạm lách cách của thìa đũa, tiếng lạo xạo của vá cạ vào tô canh, xoong cơm. Các em im lặng ăn, im lặng nhai, im lặng nuốt. Thỉnh thoảng có những tiếng hỏi nhau nho nhỏ, những tiếng thì thầm rất khẽ.

    Có thể phân biệt dễ dàng chức phận các cư dân của chùa qua màu áo. Chú tiểu mặc áo nâu, đầu cạo trọc và một mảng tóc dài vén sau tai. Lớn hơn một chút là những nhà sư trẻ trong bộ đồ màu xám. Các em nhỏ khác mặc quần cụt, áo thun. Một số lớn hơn vừa đi học về, ngồi vào mâm với bộ đồng phục quần xanh áo trắng. Tất cả các em ngồi theo một tư thế: xếp bằng. Gương mặt ai cũng có vẻ nghiêm nghị, đăm chiêu. Tất cả các động tác diễn ra từ tốn, chậm rãi. Những đôi mắt thi thoảng cúi xuống gắp thức ăn rồi thu lại, nhìn vào chén của mình, lặng lẽ.

    Bé Mạnh cũng ước muốn được mẹ bón cơm. Ảnh: Giao Thủy

    Tôi ngồi xuống bên cạnh mâm cơm của những đứa trẻ nhỏ nhất. Để làm quen, tôi lần lượt hỏi từng em: Cháu tên gì? Mấy tuổi? Học lớp mấy? Trường nào? Như một phản xạ, hỏi đến ai thì người ấy lập tức đặt chén và đũa xuống mâm, đưa một tay lên trước ngực theo cách chào của nhà Phật, lễ phép trả lời, từng câu, chậm rãi, không thiếu một ý, không thừa một chữ. Vẫn trong tư thế ấy, các em ngồi im, mắt nhìn xuống, có ý chờ câu hỏi tiếp theo.

    Tôi cảm thấy mình có lỗi: "Trời đánh còn tránh bữa ăn". Vì sự tò mò của tôi mà bọn trẻ phải ngừng bữa. Tôi vội nhắc: "Các cháu cứ ăn đi!". Ai cũng khẽ "dạ" nhưng vẫn trong tư thế chờ đợi. Tôi đành đứng dậy, lòng chợt thấy nhoi nhói.

    Thật khó tin rằng các em chỉ là những đứa trẻ, như rất nhiều những đứa trẻ khác, qua cách xử sự rất không trẻ con này. Thật khác xa những bữa ăn ồn ào, tiếng cười nói trong các nhà trẻ hay các khu trường nội trú. Khác xa những bữa ăn vui vẻ, đầm ấm, ríu rít tiếng kể chuyện của các thành viên trong những bữa cơm gia đình.

    Ở đây, bọn trẻ cắm cúi gắp, cắm cúi ăn. Chúng tự xúc, tự gắp, tự ăn, tự lập hoàn toàn. Hết chén này thì xúc chén khác. Chẳng ai xới cơm, gắp thức ăn cho ai. Chẳng ai nhắc ăn nhanh hay ăn chậm. Chẳng ai để ý chúng ăn nhiều hay ít, đã no rồi hay còn đói. Tôi có cảm tưởng như chúng ăn cho đầy bụng chứ không thấy ngon. Và khi đủ số lượng thì đặt bát, đứng dậy.

    Tôi chú ý đến cậu bé ngồi đầu mâm tên Mạnh, khoảng 2 tuổi, đang lặng lẽ xúc từng thìa cơm đưa lên miệng. Bỗng, ánh mắt cậu sững lại khi nhìn sang dãy đối diện. Tôi nhìn theo, một người mẹ đang âu yếm đút từng thìa cơm cho con, một cậu bé trạc tuổi Mạnh. Một nỗi buồn lướt qua khiến gương mặt em chợt âm u. Em cúi xuống, vọc vọc cái thìa trong chén, lăn qua lăn lại những hạt cơm. Tôi có cảm giác như em đang cố nuốt những giọt nước mắt.

    Các bạn ngồi cùng mâm đã xong bữa, lần lượt đặt đôi đũa ngang miệng chén, đứng lên. Vậy mà chén cơm của Mạnh vẫn còn nhiều. Em kề cà lúc nhìn sang đứa bé kia, lúc cúi gằm mặt xuống chén cơm. Tim tôi chợt đau nhói. Tôi nhè nhẹ xoa đầu em, thì thầm: "Cháu nhớ mẹ phải không?". Mạnh nuốt vội miếng cơm trong miệng, lặng lẽ gật đầu.

    Được ăn, mặc ngủ nơi cửa chùa nhưng những ánh mắt vẫn buồn thăm thẳm, vẫn ước mơ về một mái ấm gia đình. Ảnh: Giao Thủy
    Cách đây không lâu, ba mẹ đã bỏ Mạnh bơ vơ ngoài đường. Một người dân đi qua đã đưa em đến đây. Mạnh ăn cơm chùa để lớn lên như những đứa trẻ cùng lứa. Nhưng ánh mắt em thì không giống những đứa trẻ ấy - buồn hiu và xa vắng. Có lẽ hình ảnh người mẹ kia đút cơm cho con đã gợi lại trong em cái ký ức tươi rói của những ngày mình còn có mẹ?

    Nhìn sang các em khác, tôi nhận thấy, trên khuôn mặt các em không có những tia sáng long lanh của tuổi thơ. Mỗi gương mặt trẻ thơ ấy đều mang vẻ trầm tư của người lớn. Và ánh mắt của các em thật buồn. Một nỗi buồn câm lặng, đau đáu.

    Ngay cả khi các em cười thì đó cũng là những nụ cười dè dặt, ưu tư. Và cả bé Xuân, khi được bà Ba đưa lên chào khách, cũng nhìn chúng tôi bằng đôi mắt mở to buồn bã. Bà Ba nói, hình như bé sớm biết thân phận mình nên chẳng mấy khi khóc lóc, vòi vĩnh mà chỉ ngơ ngác nhìn xung quanh. Có lẽ bé muốn tìm hình bóng mẹ.

    Hòa thượng Thích Thanh Quang tâm sự: "Tôi luôn mong ước một điều: Các bậc cha mẹ hãy vì con cái mà đừng bao giờ chia tay, li dị hoặc đẩy các em ra đường. Bởi vì, dẫu có một mái ấm bình yên như chùa Thanh Sơn, các em vẫn luôn khao khát tình thương yêu của cha mẹ!".

    Có phải vì vậy mà đôi mắt của những đứa trẻ ấy buồn thăm thẳm? Những khuôn mặt cứ bần thần và ngơ ngác, làm nhói lòng những lữ khách đến thăm chùa như chúng tôi? Lời tâm sự của thấy trụ trì như một lời kết, một mong mỏi từ trong sâu thẳm, muốn cho tiếng cười trẻ thơ luôn dòn tan từ những nếp nhà.
    Phương Nga

    http://www.vietnamnet.vn/thuhanoi/2007/05/700480/
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG HÈ
    Thứ bảy, 09.06.2007, 07:39am (GMT)
    http://www.vongtaybeban.info/article/chuongtrinh/164/
    Xin chào tất cả các thành viên của VTBB
    Hiện nay, VTBB đang có kế hoạch hợp tác cùng tổ chức Save the children UK (SCUK) trong việc tuyển chọn 11 Tình nguyện viên (TNV) cho 1 số chương trình tập huấn, sinh hoạt hè với các trẻ em tại 1 số tỉnh như Bắc Giang, Quảng Ninh, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 6/2007.
    Đây là 1 cơ hội rất tốt để các bạn sinh viên có cơ hội giúp đỡ các trẻ em và cộng đồng, và là 1 hoạt động sinh hoạt hè bổ ích và hấp dẫn. Vì vậy, VTBB xin kêu gọi tất cả những thành viên (đặc biệt là các bạn SV năm 2,3) có quan tâm và có khả năng tham gia chương trình này, hãy đăng ký ngay với
    - Đào Thu Hà. Email: hey_cya@yahoo.com. SDT: 0983008567
    - Deadline: 22h ngày thứ 3 (12/6/2007)
    Dưới đây là chi tiết chương trình hoạt động. Mong sớm nhận được hồi âm của tất cả các bạn thành viên.
    Chủ tịch VTBB
    Lưu Thị Thanh Loan
    CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG HÈ
    Nhóm tình nguyện làm việc tại thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
    GIỚI THIỆU
    Từ năm 2006, tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh (SCUK) đã phối hợp với Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em thực hiện dự án mang tên "Phòng chống buôn bán trẻ em và bảo vệ trẻ em khỏi bóc lột" ở 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Những mục tiêu của dự án là:
    Thiết lập những mô hình bảo vệ trẻ em cho những trẻ em di cư khỏi bị buôn bán, bóc lột và xâm hại ở điểm đi, điểm trung chuyển và điểm đến.
    Xây dựng những mô hình bảo vệ trẻ em tại trung tâm chăm sóc/tái hỗ trợ nạn nhân trở về và tái hoà nhập ở địa bàn dự án
    Triển khai, thúc đẩy chính sacsh bảo vệ trẻ em và nâng cao sự tham gia của trẻ em.
    Ngoài ra, dự án sẽ có ảnh hưởng đến những thay đổi trong:
    Cuộc sống của trẻ em và thanh niên, đặc biệt là những trẻ em bị buôn bán, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn dự án.
    Sự tham gia của trẻ em và thanh niên và nâng cao quyền công dân.
    Bình đẳng và không phân biệt đối với trẻ em và thanh niên.
    Năng lực của xã hộ và cộng đồng trong việc hỗ trợ nâng cao quyền trẻ em.
    MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH NHÓM TÌNH NGUYỆN VIÊN
    Chương trình Nhóm tình nguyện viên này nhằm mục đích làm việc trong thời gian ngắn với SCUK nhằm:
    1. Nâng cao năng lực cho trẻ em ở địa bàn dự án trong việc tổ chức hoạt động và sáng tạo, nhằm thu hút sự tham gia của trẻ khác vào hoạt động của mình.
    2. Thiết lập hệ thống thư viện ở xã.
    PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
    Nhóm tình nguyện viên được chọn sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ cho các hoạt động của trẻ em ở:
    - 3 xã ở thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh: Hải Hoà, Hải Yên và Trần Phú;
    - 4 xã ở tỉnh Bắc Giang: Việt Tiến, Tiên Sơn (thuộc huyện Việt Yên), và Bảo Sơn, Cẩm Lý (thuộc huyện Lục Nam)
    Số lượng tình nguyện viên: 11 người chia thành 3 nhóm.
    Ghi chú, những tình nguyện viên này sẽ phải tuân theo những chính sách bảo vệ trẻ em cungx như chinh sách chung của tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh .
    CÔNG VIỆC CỤ THỂ
    Công việc cụ thể của nhóm tình nguyện viên là:
    1. Hướng dẫn thu thập thông tin về:
    - Số trẻ em di cư
    - Trẻ di cư đến và đi
    - Trẻ em không đi học
    - Các trường hợp buôn bán trẻ em
    - Các trường hợp xâm hại ********
    - Các trường hợp bóc lột lao động
    ở địa bàn của dự án (các biểu mẫu sẽ do SCUK cung cấp)
    2. Nâng cao năng lực của trẻ em:
    - Nâng cao kĩ năng của trẻ trong việc sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức hoạt động, huy động sự đóng góp của các bạn thành viên, tổ chức các cuộc thi và phong trào.
    - Lập kế hoạch hoạt động và phát triển các trò chơi cho trẻ em trong các câu lạc bộ, cũng như hướng dẫn trẻ cách thức tổ chức và thu hút sự tham gia của các bạn khác.
    3. Quản lý thư viện
    - Hướng dẫn cách điều hành thư viện nhỏ: nội qui, danh mục sách ?
    - Huy động các bạn trong thôn đóng góp sách
    - Hướng dẫn trẻ tự làm sản phẩm: viết truyện, tin tức, vẽ tranh?.
    4. Báo cáo cho tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh bằng tiếng Việt và tiếng Anh
    THỜI GIAN:
    Trước hết chương trình sẽ kéo dài 7 ngày ở Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, trong khoảng cuối tháng 6. Lịch chính thức sẽ được SCUK và nhóm tình nguyện viên đưa ra sau khi bàn bạc.
    Dưới đây là lịch dự kiến thực hiện ở Móng Cái .
    Móng Cái
    Thời gian
    Hoạt động
    Ngày 1
    Đi từ Hà Nội đến Móng Cái
    Ngày 2
    - Giới thiệu ở xã
    - Lên kế hoạch hoạt động
    - Hướng dẫn thu thập số liệu (lý thuyết).
    Day 3
    Hoạt động ở thôn
    Day 4
    Hoạt động ở thôn
    Day 5
    Hoạt động ở thôn
    Day 6
    Đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, tổng kết các công việc đã làm
    Lập kế hoạch hoạt động hè
    Day 7
    Đi từ Móng Cái về Hà Nội
    KẾT QUẢ DỰ KIẾN
    1. Năng lực của trẻ em được nâng cao
    - Trẻ sẽ tự tin trong việc tổ chức hoạt động, sinh hoạt câu lạc bộ, phát động phong trào và cuộc thi sau khi đã có cách thức, kĩ năng và năng lực.
    - Kĩ năng và phương pháp truyền thông được nâng cao và đa dạng hoá.
    - Trẻ em học được nhiều bài hát, trò chơi
    - Kế hoạch hoạt động hè cho mỗi thôn.
    2. Hệ thống thư viện ở mỗi thôn được tổ chức và điều hành
    - Tài liệu hướng dẫn cách thức điều hành thư viện (SCUK có thể cung cấp)
    - Sách báo được nhập vào sổ sách một cách có hệ thống
    - Hiểu và tuân theo nội qui
    - Kế hoạch điều hành thư viện
    3. Trẻ sẽ được trang bị những cách thức thu thập số liệu và thông tin liên quan đến trẻ em di cư, trẻ di cư đến và đi, các trường hợp buôn bán, xâm hại ********, bóc lột lao động và bạo lực trẻ em trong cộng đồng
    YÊU CẦU TNV
    - Có kĩ năng làm việc với trẻ em: Biết chơi trò chơi, những bài hát trẻ em?
    - Cởi mở, thân thiện, tự nhiên, không kiểu cách
    - Thích hoạt động xã hội, nhiệt tình, năng động
    - Ưu tiên có kinh nghiệm ******** nguyện viên
    HÌNH THỨC TRỢ CẤP
    Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh sẽ chịu trách nhiệm những khoản sau đây:
    - Phí đi lại giữa Hà Nội và Móng Cái
    - Tiền ở tại Móng Cái (không bao gồm các dịch vụ khác)
    - Phí sinh hoạt cá nhân (bao gồm tiền ăn) trong quá trình ở Móng Cái theo chính sách của SCUK là 135,000 VND một ngày
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình hỗ trợ bệnh nhân nghèo tại bệnh viện ở Hà Nội:
    Đi thăm tặng quà bệnh nhân tại bệnh viện Bỏng Quốc Gia (cạnh viện 103 Hà Đông)
    Vào 5h 30 chiều thứ 3, 12/6/2007. Kính mời quý vị quan tâm đi cùng, mọi người sẽ tập trung tại cổng Viện chi tiết xin liên hệ: Hoàng Hà, 0916.52.92.05, hoanghatay2000@yahoo.com , Nguyễn Bảo Nhung, 0917.688.395, Triệu Thị Mai Trang, 0982.065.499, Đặng Huyền Anh, 0936.17.67.93xin cảm ơn, xin quý vị gửi cho những người quan tâm
    http://blog.360.yahoo.com/blog-70Dwq1g5dKdyudBdq94SMDSThlUdpg--?cq=1&p=146 Xin cảm ơn những tấm lòng.

Chia sẻ trang này