1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin học cho SV BK nên dạy cái gì là hợp lý nhất, bắt đầu từ trang 2

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi bluesss_mizu_ha, 07/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Môn Hoá Đại Cương của bên chị là môn em ngán nhất cho tới bây giờ vì học... ko hiểu tí gì hết... vô làm bài thi là đánh bừa và đậu 5d trong khi bà con rớt như sung rụng... tới giờ vẫn thấy ngán...
  2. bluesss_mizu

    bluesss_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    hĩ hĩ hĩ được đấy chị [​IMG][​IMG][​IMG] Thế này thì bạn Zet làm sao qua nổi môn này với món trứng trong lò vi sóng 1''30s hĩ hĩ hĩ [​IMG][​IMG][​IMG]
    @Zet: Thế mà môn hoá đấy tớ cao điểm nhất ý, chẹp chẹp. Tin học tớ điểm cũng cao nên chả có ý kiến gì hết hehe [​IMG] Cơ mà hè này anh Đạt chủ nhiệm tớ bảo là fải đi học autocad chẹp chẹp [​IMG] Tớ ngán nhất là cơ ứng dụng [​IMG] Tớ có 5,3 môn đấy thôi mà tớ đã thề là ko học cải thiện làm gì [​IMG] hie jhie hie
  3. shadowlesssc

    shadowlesssc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    bảo em chứng mình môn tiin học 1 là ko cần thiết thì ní như thế nào nhỉ :(...khó nói thật đấy,thực sự khó...mà thực sự qua thời gian học tin học 1 ở HK2 năm ngoái và năm nay học các ngôn ngữ cao hơn thì thực sự thấy thằng VB chẳng bổ trợ gì cả :|...pascal thì còn giúp ích được nhiều hơn :|
    Cái mà em với anh Zet nói là cho SV CNTT mừ ( mặc dù ko đúng với chủ đề topic )....
    Dù sao cũng bắt tay anh Zet ,em ko đi học hóa đại cương bữa nào,thi vô lụi 5.0 tròn trịa
  4. gatrehah

    gatrehah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Mấy năm nay kô hiểu tại sao lại cho sv bk học VB mà kô chịu dạy C nữa, thật là sai lầm. Tớ nghĩ mọi sinh viên ngành kỹ thuật đều nên biết sử dụng ngôn ngữ C
  5. shadowlesssc

    shadowlesssc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    ủa,hình như vẫn có dạy C mà anh ,hồi học kỳ 1 nghe mấy đứa bên điện nói tụi nó học C mừ :|
  6. jied

    jied Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Bạn forzet nóng tính nhỉ...
    Tôi là cựu SV BK CNTT vì thế mà bài tôi nói có thể hơi thiên về SV CNTT. Điểm này đồng ý với bạn.
    Còn 2 câu mà bạn nói là đụng nhau chan chát thì tôi xin giữ nguyên quan điểm của tôi... Nếu bạn ra đi làm thì bạn sẽ hiểu hơn ... Có lẽ lúc đó bạn mới có thể biết rõ những yêu cầu thực tế mà người ta đòi hỏi ở một người kỹ sư.
    Kỹ sư = Thiết kế & điều hành dự án. Nôm na là làm sao bảo đảm và chịu trách nhiệm hoàn thành dự án trong phạm vi thời gian và ngân sách được giao (cái này đúng cho tất cả các loại kỹ sư bất kể có là kỹ sư CNTT hay không).
    Kỹ thuật viên = Nắm vững những kỹ thuật thuộc ngành của mình để hoàn thành công việc được giao trong thời hạn được yêu cầu.
    Tôi nói những điểm bạn nói thuộc lĩnh vực của người KTV vì đó là những công việc thiên về kỹ thuật, không có yếu tố điều hành (thời gian, ngân sách, chất lượng?) trong đó.
    Tôi nói ĐH (ngành kỹ thuật) ở VN thiên về đào tạo KTV cao cấp hơn kỹ sư, vì ở VN chương trình kỹ sư nào cũng chăm chăm dạy kỹ thuật mà chưa thấy dạy về điều hành dự án.
    Thực tế là SV VN ra trường có thể giỏi kỹ thuật nhưng đa số không biết điều hành dư án. Điều này sẽ không ảnh hưởng lắm nếu làm việc một mình hay dự án nhỏ, nhưng hễ gặp dự án lớn thì chắc chắn sẽ gặp vấn đề. Nói tóm lại, một kỹ sư chỉ giỏi kỹ thuật mà không biết điều hành thì chỉ có thể là kỹ thuật viên cao cấp mà thôi.
    Công việc của KS, Th.S, TS không phải là đi sửa máy hay ráp máy. Bắt mấy ông đó đi ráp máy thì thì giờ đâu để mấy ông điều hành và nghiên cứu nữa. Ông nào muốn biết thì tôi nghĩ đã là KS, Th.S, TS thì cũng đủ khả năng tự nghiên cứu được.
    Visual Basic hay Pascal thì cũng như nhau thôi. Họ bắt học VB không phải để bạn học thuộc mấy câu lệnh mà là để bạn có khái niệm về thuật toán. Đối với một SV không phải CNTT, khái niệm thuật toán khá trừu tượng, SV khó tự nghiên cứu, nên tôi nghĩ đưa vào chương trình học là hợp lý. Thời đại bây giờ mọi ngành đều được máy tính hoá nên có khái niệm về tin học là rất có lợi nếu không muốn nói là không thể thiếu.
    Tại sao VB mà không phải Pascal hay C ? Theo tôi, C dành cho SV CNTT vì cấu trúc ngôn ngữ khá phức tạp. VB và Pascal gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn nên dễ học hơn. Giữa VB và Pascal, đối với SV không thuộc CNTT, tôi cũng nghĩ VB hợp lý hơn vì hiện nay VB được sử dụng rộng rãi hơn Pascal. Chỉ cần nhìn trong các ứng dụng tin học văn phòng, tất cả các phần mềm đều sử dụng VBA để lập trình (Macro).
    Vài ý kiến trả lời bạn Forzet... Nếu bạn không đồng ý điểm nào xin mời bạn tiếp tục thảo luận.
    Được jied sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 14/06/2007
  7. jied

    jied Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói đúng... Tuy mỗi ngôn ngữ đều có những đặc điểm riêng biệt nhưng để phổ cập tin học điều quan trọng nhất là hiểu được thuật toán. Ngôn ngữ chỉ là công cụ mà thôi. Chẳng có ngôn ngữ nào hay hơn ngôn ngữ nào. Chỉ có miền ứng dụng của mỗi ngôn ngữ là khác nhau thôi.
    Được jied sửa chữa / chuyển vào 16:13 ngày 14/06/2007
  8. gatrehah

    gatrehah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Tớ có suy nghĩ khác về vấn đề C hay VB, trường bk là trường kỹ thuật thì dạy C thích hợp hơn, về mặt này C mạnh hơn và phổ biến hơn VB nhiều.
    Về quan điểm kỹ sư hay ktv cấp cao thì chương trình học những năm gần đây đã bớt đi sâu vào chuyên ngành rồi, cho sv học nhiều về những kiến thức cơ bản. Do đó cái chuyện ktv cấp cao là kô đúng, còn vấn đề điều hành thì kô phải là chức năng của một trường kỹ thuật.
  9. jied

    jied Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Tôi không đồng ý với bạn lắm.
    Làm phần mềm không nhất thiết phải có kiến thức về phần cứng.
    Chỉ khi làm phần mềm liên quan tới phần cứng thì mới cần phải hiểu phần cứng (viết driver, phần mềm kỹ thuật...).
    Nếu chỉ viết phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu thì không cần biết về phần cứng.
    Mở ngoặc : Ở VN mình chỉ quen dùng PC nên mới có khái niệm ráp cấu hình. Nếu dùng Macintosh thì khái niệm đó không có. Ngay cả khi dùng laptop bạn cũng ít khi thay đổi cấu hình.
    Thành ra biết hay không biết ráp cấu hình không phải là một điều gì quan trọng lắm, có tiền ra tiệm là xong tuốt.
    Thực tế là không cần phải học BK để biết ráp cấu hình. Mấy cha đứng bán ở mấy tiệm máy tính có học BK đâu mà vẫn ráp máy răm rắp.
    Được jied sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 14/06/2007
  10. jied

    jied Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Nếu không phải là SV CNTT, khả năng ứng dụng C rất hạn chế.
    Trong khi đó nếu để dùng các chức năng nâng cao của hầu hết các phần mềm văn phòng (Word, Excel, Access...), biết VB cần thiết hơn nhiều vì tất cả các phần mềm trên đều dùng VB là ngôn ngữ chuẩn (VBA - A cho Application).
    Hơn nữa như tôi đã nói học VB dễ hơn C vì VB gần ngôn ngữ tự nhiên hơn. Cho nên thích hợp với phổ cập tin học hơn.
    Đào tạo Kỹ sư hay KTV là để đáp ứng thị trường lao động.
    Có lẻ các bạn học KS nên hiểu rõ đúng chức vị KS trước khi bước ra thị trường lao động.
    Một kỹ sư đúng nghĩa là người chịu trách nhiệm thi công điều hành dự án và bảo đảm hoàn thành dự án (lớn nhỏ) cả về kỹ thuật cũng như giá thành. Một KS có thể cùng tham gia với các kỹ thuật viên thực hiện dự án, nhưng KS là người điều hành dự án và dự án hoàn thành hay không thì trách nhiệm là ở người KS chứ không phải là ở KTV.
    Đụng tới vấn đề bằng cấp, tôi thấy cũng có nhiều điều cần làm rõ. Ở VN trọng bằng cấp nên khoái làm Th.S, TS.
    Thực tế 2 bằng cấp này tuy cao thật nhưng nó thuộc về lĩnh vực nghiên cứu chứ không thuộc về lĩnh vực ứng dụng. Nếu bạn thích nghiên cứu thì bạn nên làm cử nhân sau đó lên Th.S rồi TS.
    Nhiệm vụ của KS không phải là nghiên cứu mà là chịu trách nhiệm thực hiện thành công các dự án. Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó thì không những phải giỏi kỹ thuật mà còn phải biết điều hành dự án.
    Nếu bạn nghĩ trường kỹ thuật chỉ cần học kỹ thuật chứ không cần học điều hành, thì theo bạn trường nào ở VN dạy điều hành ? Mở ngoặc : Tôi hy vọng bạn không đồng nhất "Điều hành dự án" và "Quản trị kinh doanh" vì hai khái niệm này khác nhau lắm.
    Nếu trường KT chỉ dạy KT vậy đầu ra của trường đó là KTV hay KS ?
    Tôi nghĩ các trường kỹ sư của VN mình nên coi lại chương trình đào tạo của mình ít nhất là về khoảng này. Vì KS VN mới ra trường không có khái niệm gì về điều hành dự án. Nói nôm na là : giao việc cụ thể thì làm giỏi lắm, còn nói có dự án này phải làm đây thì không anh (chị) nào biết bắt đầu từ đâu, điều hành thế nào để đáp ứng yêu cầu đưa ra. Theo tôi đó là một thiếu sót rất lớn.

Chia sẻ trang này