1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN KHẨN: NGHỆ TĨNH TRƯỚC CƠN LŨ(Lũ gây thiệt hại nặng ở Hà Tĩnh và Nghệ An)

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi MUAMUON, 23/09/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MUAMUON

    MUAMUON Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    1.501
    Đã được thích:
    0
    TIN KHẨN: NGHỆ TĨNH TRƯỚC CƠN LŨ(Lũ gây thiệt hại nặng ở Hà Tĩnh và Nghệ An)

    Vừa qua trên địa phận hai tĩnh Nghệ an_Hà tĩnh có mưa lụt triền miên ước tính thiệt hại là rất lớn Không biết có nhà ai quê mình bị lũ lụt làm tổn thất không vậy nhẩy?

    tranquangdat
    m2m


    ---<3---<3---<3--- MƯA buồn vương gót chân em
    MUỘN màng vuốt lại tóc mềm ngày xưa---<3---<3---<3





    Được hongbach2000k3 sửa chữa / chuyển vào 23/09/2002 ngày 18:48
  2. handuyloc

    handuyloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2002
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Mình đề nghị những người ở quê hãy thường xuyên thông báo tình hình để tụi mình rõ. Rất cảm ơn.
  3. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    các anh chị xa quê à, Vinh thì ko bị gì cả đâu. Chỉ có xã Vinh tân là bị thui. Ah, còn có Hưng Nguyên nữa,và một số vùng trũng nữa. Nhưng thiệt hại không quá lớn đâu. Các anh các chị yên tâm nha.
    angel
  4. MUAMUON

    MUAMUON Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    1.501
    Đã được thích:
    0
    Ở NAm Đàn lũ lụt rất lớn đấy chứ ạ?
    tranquangdat
    m2m

    ---<3---<3---<3--- MƯA buồn vương gót chân em
    MUỘN màng vuốt lại tóc mềm ngày xưa---<3---<3---<3


  5. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Lũ miền Trung còn diễn biến phức tạp.
    Do cường độ lũ lớn và nước dồn về rất nhanh, tỉnh Hà Tĩnh bị thiệt hại nặng nhất. Hơn 80% số xã của huyện Hương Sơn, 50% số xã các huyện Hương Khê, Đức Thọ và Vũ Quang bị ngập chìm trong nước. Mưa lũ đã làm sạt lở, hư hỏng một số công trình thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng.
    Nhiều tuyến đường tỉnh lộ và các tuyến liên xã liên thôn của tỉnh bị ngập, làm ách tắc giao thông. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Quân khu 4 và lực lượng công an đã điều động các phương tiện cứu hộ như cano, xuồng máy, xe lội nước đến các vùng bị ngập sâu để cứu và đưa dân đến nơi an toàn.
    Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác đối phó và khắc phục hậu quả ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ. Đặc biệt, tỉnh đã thành lập trụ sở chỉ huy tại Linh Cảm để ứng cứu đê sông La. Sáng qua, Hà Tĩnh đã chuyển 5 tấn mì ăn liền đến các vùng bị ngập, chi khẩn cấp cho mỗi huyện 100 triệu đồng để mua lương thực cung cấp cho dân vùng lũ.
    Đến chiều qua, mưa lũ tại tỉnh Nghệ An đã làm hai người chết, 2.000 căn nhà bị ngập, 4.000 hộ gia đình phải di dời, 7.000 học sinh phải nghỉ học. Mưa lớn làm ngập úng cục bộ các huyện Yên Thành, Tương Dương và Diễn Châu. Tại huyện Yên Thành có hơn 4.500 ha rau màu bị ngập, 400 căn nhà ở xã Phú Thành bị tốc mái do lốc xoáy, một học sinh bị thương.
    Lũ hạ lưu sông MeKong, đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đang lên chậm. Dự báo lũ hạ lưu các sông này cùng vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên tiếp tục lên chậm. Đến 26/9, mực nước tại Tân Châu ở mức 4,6 m, tại Châu Đốc ở mức 4,2 m, đều cao hơn báo động 3 từ 0,4 đến 0,7 m. Tình hình lũ, lụt còn diễn biến phức tạp.
    Theo Trung tâm Quốc gia Khí tượng thuỷ văn, lũ trên hệ thống sông La đang dao động ở mức đỉnh: tại Chu Lễ là 14,08 m, tại Hoà Duyệt là 11,60 m, đều trên báo động 3 từ 1,0 đến 1,6 mét và cao hơn lũ lịch sử năm 1978. Mực nước hạ lưu sông La tại Linh Cảm là 7,71 m, trên báo động 3 là 1,21 m, tương đương lũ lịch sử đã xảy ra năm 1978 (đỉnh lũ là 7,75 mét). Lũ trên hệ thống sông Cả đang lên nhanh.
    Dự báo lũ sông La tiếp tục duy trì ở mức rất cao. Lũ sông Cả tiếp tục lên nhanh. Lũ trên các sông thuộc khu vực từ tỉnh Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế cũng đang lên không ngừng, có khả năng lên mức báo động 2, có nơi lên trên báo động 2.
    Trước tình hình lũ diễn biến nhanh và phức tạp, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Huy Ngọ yêu cầu các đơn vị thành viên và địa phương tập trung mọi phương tiện, lực lượng đảm bảo an toàn đê sông La, chuyển ngay dân ở vùng ngoài bãi đến nơi an toàn. Các lực lượng Quân khu 4, Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Công an phối hợp chặt chẽ cứu dân, kiên quyết không để dân bị đói và bảo đảm an toàn tính mạng, lập chính sách hỗ trợ khẩn cấp cho những hộ có nhà bị sập, người chết.
    Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có công điện yêu cầu:
    1- Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, khẩn trương huy động các phương tiện cano xuồng máy và các phương tiện khác để thực hiện việc di dời cứu hộ dân, hạn chế thiệt hại, nhất là thiệt hại về người; tập trung cao độ đưa dân vùng ngập sâu, vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn; khẩn trương chuyển lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm cấp thiết khác hỗ trợ nhân dân vùng lũ lụt; huy động các lực lượng quân đội, địa phương để đảm bảo an toàn đê sông Cả (Nghệ An), đê La Giang (Hà Tĩnh).
    2- Uỷ ban Quốc gia Tìm kiến cứu nạn, Quân khu 4, các đơn vị xung kích triển khai lực lượng phương tiện phối hợp chặt chẽ cùng địa phương đối phó lũ có hiệu quả và đảm bảo an toàn đê điều.
    3- Thành lập Đoàn công tác của Chính phủ do Thứ trưởng NN&PTNT Nguyễn Đình Thịnh, Phó trưởng ban thường trực Phòng chống lụt bão trung ương làm trưởng đoàn. Đại diện các bộ: NN&PTNT, Quốc phòng, LĐTB&XH và Văn phòng Chính phủ vào các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để cùng UBND các tỉnh chỉ đạo chống lũ và khắc phục hậu quả.
    hongbach2000k3
  6. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    thông tin khẩn cấp
    Lũ miền Trung còn diễn biến phức tạp.
    Do cường độ lũ lớn và nước dồn về rất nhanh, tỉnh Hà Tĩnh bị thiệt hại nặng nhất. Hơn 80% số xã của huyện Hương Sơn, 50% số xã các huyện Hương Khê, Đức Thọ và Vũ Quang bị ngập chìm trong nước. Mưa lũ đã làm sạt lở, hư hỏng một số công trình thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng.
    Nhiều tuyến đường tỉnh lộ và các tuyến liên xã liên thôn của tỉnh bị ngập, làm ách tắc giao thông. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Quân khu 4 và lực lượng công an đã điều động các phương tiện cứu hộ như cano, xuồng máy, xe lội nước đến các vùng bị ngập sâu để cứu và đưa dân đến nơi an toàn.
    Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác đối phó và khắc phục hậu quả ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ. Đặc biệt, tỉnh đã thành lập trụ sở chỉ huy tại Linh Cảm để ứng cứu đê sông La. Sáng qua, Hà Tĩnh đã chuyển 5 tấn mì ăn liền đến các vùng bị ngập, chi khẩn cấp cho mỗi huyện 100 triệu đồng để mua lương thực cung cấp cho dân vùng lũ.
    Đến chiều qua, mưa lũ tại tỉnh Nghệ An đã làm hai người chết, 2.000 căn nhà bị ngập, 4.000 hộ gia đình phải di dời, 7.000 học sinh phải nghỉ học. Mưa lớn làm ngập úng cục bộ các huyện Yên Thành, Tương Dương và Diễn Châu. Tại huyện Yên Thành có hơn 4.500 ha rau màu bị ngập, 400 căn nhà ở xã Phú Thành bị tốc mái do lốc xoáy, một học sinh bị thương.
    Lũ hạ lưu sông MeKong, đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên đang lên chậm. Dự báo lũ hạ lưu các sông này cùng vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên tiếp tục lên chậm. Đến 26/9, mực nước tại Tân Châu ở mức 4,6 m, tại Châu Đốc ở mức 4,2 m, đều cao hơn báo động 3 từ 0,4 đến 0,7 m. Tình hình lũ, lụt còn diễn biến phức tạp.
    Theo Trung tâm Quốc gia Khí tượng thuỷ văn, lũ trên hệ thống sông La đang dao động ở mức đỉnh: tại Chu Lễ là 14,08 m, tại Hoà Duyệt là 11,60 m, đều trên báo động 3 từ 1,0 đến 1,6 mét và cao hơn lũ lịch sử năm 1978. Mực nước hạ lưu sông La tại Linh Cảm là 7,71 m, trên báo động 3 là 1,21 m, tương đương lũ lịch sử đã xảy ra năm 1978 (đỉnh lũ là 7,75 mét). Lũ trên hệ thống sông Cả đang lên nhanh.
    Dự báo lũ sông La tiếp tục duy trì ở mức rất cao. Lũ sông Cả tiếp tục lên nhanh. Lũ trên các sông thuộc khu vực từ tỉnh Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế cũng đang lên không ngừng, có khả năng lên mức báo động 2, có nơi lên trên báo động 2.
    Trước tình hình lũ diễn biến nhanh và phức tạp, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Huy Ngọ yêu cầu các đơn vị thành viên và địa phương tập trung mọi phương tiện, lực lượng đảm bảo an toàn đê sông La, chuyển ngay dân ở vùng ngoài bãi đến nơi an toàn. Các lực lượng Quân khu 4, Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Công an phối hợp chặt chẽ cứu dân, kiên quyết không để dân bị đói và bảo đảm an toàn tính mạng, lập chính sách hỗ trợ khẩn cấp cho những hộ có nhà bị sập, người chết.
    Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có công điện yêu cầu:
    1- Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, khẩn trương huy động các phương tiện cano xuồng máy và các phương tiện khác để thực hiện việc di dời cứu hộ dân, hạn chế thiệt hại, nhất là thiệt hại về người; tập trung cao độ đưa dân vùng ngập sâu, vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn; khẩn trương chuyển lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm cấp thiết khác hỗ trợ nhân dân vùng lũ lụt; huy động các lực lượng quân đội, địa phương để đảm bảo an toàn đê sông Cả (Nghệ An), đê La Giang (Hà Tĩnh).
    2- Uỷ ban Quốc gia Tìm kiến cứu nạn, Quân khu 4, các đơn vị xung kích triển khai lực lượng phương tiện phối hợp chặt chẽ cùng địa phương đối phó lũ có hiệu quả và đảm bảo an toàn đê điều.
    3- Thành lập Đoàn công tác của Chính phủ do Thứ trưởng NN&PTNT Nguyễn Đình Thịnh, Phó trưởng ban thường trực Phòng chống lụt bão trung ương làm trưởng đoàn. Đại diện các bộ: NN&PTNT, Quốc phòng, LĐTB&XH và Văn phòng Chính phủ vào các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để cùng UBND các tỉnh chỉ đạo chống lũ và khắc phục hậu quả.
    hongbach2000k3
  7. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Lũ gây thiệt hại nặng ở Hà Tĩnh và Nghệ An

    Hàng nghìn ngôi nhà ở Hà Tĩnh bị ngập sâu.
    44 người thiệt mạng, 24 người bị thương và gần 60.000 nhà dân đã bị chìm sâu trong lũ. Hàng nghìn hộ dân đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất vì lũ lên bất ngờ. Việc cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn vì các xã bị ngập lại nằm ở vùng xa, địa bàn cách trở.
    Tại Hà Tĩnh, trong các ngày 17-22/9, do mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn trên toàn bộ lưu vực hai hệ thống sông La và Cả nên đã xảy ra lũ lớn. Hiện nước trên các triền sông đang xuống. 6h sáng nay, mực nước tại Chu Lễ là 13,26 m, trên báo động 3 là 0,26 m, tại Linh Cảm là 6,28 dưới báo động 3 là 0,22 m.
    Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, đến cuối ngày hôm qua, tỉnh Hà Tĩnh có 33 người chết, 12 người bị thương do lũ, hơn 48.500 ngôi nhà bị ngập sâu, 660 nhà bị cuốn trôi, 116 phòng học cấp 4 bị ngập, 100 phòng làm bằng tranh tre đã bị cuốn trôi.
    Về nông nghiệp, hơn 2.800 ha lúa mùa bị ngập, 29.220 ha lúa hè thu đã thu hoạch bị ướt và có nguy cơ hỏng do không có chỗ chứa. 1.190 ha ngô đông, 1.230 ha khoai đông bị ngập, có nguy cơ mất trắng. 33 tấn lúa giống bị ướt và trôi. Gần 1.000 con trâu bò, hơn 300 con lợn, 26.800 con gia cầm bị cuốn trôi. 2.000 con hươu bị chết. Số diện tích ao hồ bị ngập là 420 ha.
    Về cơ sở hạ tầng, có 22 km đê bối bị sạt lở, 32 hồ đập vừa và nhỏ, 246 cầu cống bị hư hỏng. Hơn 220 km đường giao thông bị sạt lở và chìm sâu trong lũ khiến hệ thống giao thông trong tỉnh, đặc biệt là tại các huyện Hương Sơn, Hương Khê bị tê liệt hoàn toàn. Thiệt hại vật chất ước tính 300 tỷ đồng.
    Tại Nghệ An, đỉnh lũ xuất hiện lúc 3h ngày 22/9 ở Yên Thượng là 9,28 m; tại Nam Đàn đỉnh lũ xuất hiện lúc 4h-9h cùng ngày là 7,82 m. Lũ đã tràn đê chậm lũ (hữu sông Cả), gây ngập 5 xã thuộc huyện Nam Đàn và một số xã thuộc huyện Hưng Nguyên, Thanh Chương, Anh Sơn... Lúc 6h sáng nay, mực nước tại Nam Đàn là 7,54 m, dưới báo động 3 là 0,36 m.
    Lũ đã làm 11 người chết, 10 người bị thương, 10.220 nhà bị ngập, 6 nhà bị cuốn trôi, 118 nhà hư hỏng. Hơn 2.370 ha lúa mùa, 6.500 ha rau màu, 9.580 ha ngô bị ngập. 3 hồ đập bị hư hỏng, 2 cầu trôi, 21 cột điện bị đổ. Tổng thiệt hại vật chất ước tính 115 tỷ đồng.
    Công tác cứu trợ lũ lụt đang được thực hiện rất khẩn trương. Tỉnh Hà Tĩnh đã cấp phát 40 tấn gồm lương khô, mỳ tôm và bánh mỳ cho nhân dân vùng ngập; giao cho ngành y tế chuẩn bị một số cơ số thuốc để chăm sóc sức khoẻ cho dân, dập tắt dịch bệnh trong và sau lũ; đồng thời giao cho Sở Điện lực cắt điện các vùng ngập để đảm bảo an toàn cho dân, tuyệt đối không để xảy ra chết người do điện.
    Các đơn vị gồm bộ đội biên phòng, công an, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, quân khu VI... đã huy động 21 xuồng cứu hộ. Sở GTVT huy động được 3 thuyền, 1 máy ủi, 1 máy cẩu cùng 150 bộ đội bố trí tại đê La Giang để xử lý một số mạch sủi, sạt mái đê phía thượng lưu. 170 bộ đội, công an tỉnh cũng được điều động tới phục vụ công tác cứu dân ở vùng ngập sâu Hương Sơn, Đức Thọ.
    Tại Nghệ An, ngày 21/9, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đã họp, phân công giám đốc các ban ngành theo dõi và có biện pháp chống lụt, giữ an toàn cho đê cùng nhân dân vùng bị ảnh hưởng lũ. Những sự cố xảy ra đã được xử lý kịp thời. Số dân ngoài đê thuộc 3 huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên và 5 xã thuộc huyện Nam Đàn đã được di dời đến nơi an toàn.

    Bóng màu xanh là khu vực tâm áp thấp sẽ đi qua.
    Trong khi tình hình lũ lụt đang rất căng thẳng thì cơn áp thấp nữa lại xuất hiện. Theo Trung tâm quốc gia dự báo khí tượng thuỷ văn, 7h sáng nay, vị trí tâm áp thấp ở trong khoảng 13,5 đến 14,5 độ vĩ bắc; 112,5 đến 113,5 độ kinh đông; trên vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển Quảng Ngãi - Bình Định 400 km về phía đông.
    Sức gió ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật trên cấp 6. Dự báo hôm nay, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 5-10 km.
    Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, 7, biển động mạnh. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
    Tại đồng bằng sông Cửu Long, theo Phân ban chỉ đạo phòng chống lụt bão miền Nam, đến ngày hôm qua, có 71 người chết, 56.960 hộ dân bị ngập. 10.480 hộ đã di dời vào các cụm tuyến dân cư, hiện còn 18.850 hộ cần di dời tiếp đến nơi an toàn, nếu lũ lụt kéo dài. Hơn 70.000 hộ dân đang cần cứu trợ, trong đó có hơn 23.000 hộ cần hỗ trợ khẩn cấp.
    Theo thông báo lũ khẩn cấp lúc 11h trưa nay của Trung tâm quốc gia dự báo khí tượng thuỷ văn, lũ đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và sông Đồng Nai đang lên. Lúc 7h sáng nay, tại Tân Châu là 4,6 m, trên báo động 3 là 0,4 m, tại Châu Đốc là 4,2 m, trên báo động 3 là 0,7 m; tại Khánh An (An Giang) là 5,47 m; tại Tân Hồng (Đồng Tháp) là 4,73 m.
    Dự báo, lũ đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên tiếp tục lên. Đến 28/9, mực nước tại Tân Châu đạt 4,75 m, Châu Đốc đạt 4,35 m, đều cao hơn báo động 3 từ 0,55 đến 0,85 m, tương đương với đỉnh lũ năm 2001. Vùng nội đồng, lũ còn tiếp tục lên và ở mức cao.
    Trên sông Đồng Nai, mực nước lúc 7h sáng nay tại Tà Lài là 112,65 m, trên báo động 2 là 0,15 m. Ngày mai, mực nước tại Tà Lài có khả năng trên báo động 3. Tình hình mưa, lũ còn diễn biến phức tạp.
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2002/09/3B9C07BC/
    hongbach2000k3
  8. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    44 người thiệt mạng vì mưa lũ ở Hà Tĩnh13:58:00 23-09-02)
    Trao đổi với phóng viên VASC Orient, ông Phan Nguyên Tùng, cán bộ Chi Cục Phòng chống lụt bão tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến sáng nay (23/9), số người chết vì mưa lũ ở tỉnh này đã lên tới 44 người, 11 người bị thương. Ước tính ban đầu, toàn tỉnh đã thiệt hại khoảng 624 tỷ đồng do mưa lũ.
    Hiện tại, Hà Tĩnh có khoảng 45.210 nhà đang ngập trong nước lũ. 407km đường giao thông bị hư hỏng nặng nề vì mưa lũ. Nhiều bệnh viện, trường học, cơ quan nhà nước... đang ngập chìm trong biển nước. Những con số thiệt hại về các cơ sở hạ tầng, hoa màu, gia súc... hiện đang tiếp tục gia tăng và chưa thể thống kê được.
    Tỉnh đã triển khai di dời gần hết số hộ trong khi vực nguy hiểm tới nơi an toàn.
    Sáng nay, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có cuộc họp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Chi Cục phòng chống lụt bão tỉnh cùng đại diện các cơ quan Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh xã hội để bàn về các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ gây ra trong tỉnh, kịp thời đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân cũng như an toàn cho các cơ sở hạ tầng trọng yếu.
    Nghệ An, Hà Tĩnh: Nước các sông đã xuống thấp hơn đỉnh lũ
    Ông Đặng Lịch, Chánh Văn phòng Chi Cục Phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An cũng vừa cho VASC Orient biết: ''Mực nước lũ trên các sông trong tỉnh thời điểm này đã xuống khoảng 30 - 50cm, xấp xỉ mức báo động 3. Từ đầu giờ sáng đến 12h hôm nay, trên địa bàn vẫn chưa thấy có mưa''.
    Mực nước đo được trên hạ lưu sông tại Nam Đàn vào 7h sáng nay là 7,53m, trong khi vào 4h ngày 22 /9, mực nước đo được là 7,82m. Hiện nước các sông tiếp tục xuống chậm nhưng vẫn còn ở mức cao.
    Tại Hà Tĩnh, một vài nơi đang có mưa. Tuy nhiên, mực nước lũ tại các sông đã giảm rõ rệt. Vào 9h sáng nay, mực nước đo được tại trạm Linh Cảm là 6,18m (giảm 0,69m so với mực nước đo được tại đây vào 1h sáng qua (22/9), tại Chu Lễ là 13,19m (giảm 0,89m).
    Đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam vẫn ách tắc vì mưa lũ
    Trong mấy ngày qua, mưa lớn đã làm tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua 2 địa phương này bị ngập lụt, làm ách tắc giao thông nghiêm trọng.
    Tính đến 8h sáng nay, trên tuyến đường sắt Thống Nhất còn bị ách tắc ở hai điểm tại km 332+540 đến km 336+600 (đoạn nam cầu Yên Xuân, khu gian Yên Xuân-Yên Trung, thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh).
    Hiện nước đã rút khỏi mặt ray, nền đường sắt bị trôi đá làm trơ mặt ray. Tại km số 334 đến 337, nước vẫn đang ngập trên mặt ray 15cm.
    Sáng nay, ngành đường sắt đã phải chuyển tải bằng ô tô 17 đoàn tàu Thống Nhất bị kẹt ở trên đường, với tổng cộng 5.055 hành khách. Trong đó, 20 ô tô ở Nghệ An chuyển tải hành khách đi vào giữa Vinh và Đồng Hới, 22 ô tô ở Quảng Bình chuyển tải hành khách đi ra giữa Đồng Hới và Vinh.
    Tin về đợt áp thấp nhiệt đới mới
    Áp thấp nhiệt đới đang tiến vào Việt Nam
    Hồi 7h sáng nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trong khoảng 13,5 - 14,5 độ vĩ bắc; 112,5 - 113,5 độ kinh đông; trên vùng biển phía nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển Quảng Ngãi - Bình Định 400km về phía đông.
    Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 - 49km/giờ), giật trên cấp 6.
    Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được từ 5 - 10km.
    Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, Vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, làm biển động mạnh. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
    Công điện (Số 30 CĐ/PCLBTƯ hồi 17h ngày 22/9/2002)Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương điện cho Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận:
    Hồi 13h ngày 22/9, một vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực giữa biển Đông. Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trong khoảng 12,5 - 13,5 độ vĩ bắc, 114 - 115 độ kinh đông trên vùng biển phía bắc đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật trên cấp 6.
    Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới ít di chuyển hoặc dịch chuyển chậm lên phía bắc.
    Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đề nghị Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các tỉnh, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các Bộ Thuỷ sản, Bộ Giao thông thực hiện những nội dung sau:
    1. Tìm mọi cách thông báo cho tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi và cảnh báo cho ngư dân biết để có biện pháp chủ động phòng tránh.
    2. Tổ chức trực ban chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến của áp thấp nhiệt đới, sẵn sàng có kế hoạch đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.
    http://www.vnn.vn/pls/news/ext_utls.htpage(1,82613)
    hongbach2000k3
  9. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Hương Sơn vùi trong lũ quét
    (13:52:00 23-09-02)

    Cầu Trưng bằng bê tông bị lũ
    quét cuốn trôi.
    Đúng đêm Trung thu (20/9), cơn lũ lớn nhất trong vòng hàng trăm năm nay nhấn chìm vùng đất Hương Sơn (Hà Tĩnh) trong bùn đất, cây rừng, chết chóc, cái đói, cái rét. Đến trưa nay (23/9), Hà Tĩnh có 44 người chết do lũ quét. Tại rốn lũ Sơn Kim, thấy gói bánh quy nhỏ, các cháu nhỏ nhào đến, nhai không kịp nuốt vì đã 3 ngày nay chỉ có cháo loãng cầm hơi. Nếu không kịp thời cứu trợ vài ngày nữa, có lẽ không còn chút thức ăn nào.
    Ông Trần Kim Anh, đội cảnh sát giao thông huyện Hương Sơn cho biết: ''Xã Sơn Kim bị thiệt hại nặng nhất huyện với 14 người chết, 56 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, nhiều nhà mất hết tiền, vàng, trâu bò, hươu. Bà con đang màn trời chiếu đất hết''.
    Suốt hàng chục cây số trên quốc lộ 8, ngập dày bùn và chất đống cây rừng tựa như bãi gỗ khổng lồ ngổn ngang, bạc thếch trong bùn đất. Hai bên đường, hàng trăm nhà dân bị ngập trong bùn, bị lũ đổ xô, hàng trăm nhà dân đang phải che lều nylông trú tạm ngay bên vệ đường. Gần 100 hồ đập lớn nhỏ bị vỡ, đường điện dân sinh, điện thoại bị vùi xoắn trong lũ. Mấy ngày qua, cả 2 sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu hung dữ cuốn trôi, phá vỡ mọi thứ, xé nát hàng chục làng mạc thành những hố sâu không thể tin được. Hàng ngàn con hươu, trâu bò, bị lũ vùi mất xác. Xã Sơn Kim bị lũ cắt xé thành nhiều mảnh. Ngay cả cầu Trưng bằng bê tông vững chắc qua sông Ngàn Phố cũng bị lũ cuốn, chỉ còn lại một đống cây rừng lởm chởm 2 bên mố cầu. Nơi bị thiệt hại nặng nhất là xóm 7, yên ổn gần 40 năm nay. Anh Hồ Phạm Hải, người xóm 7 chỉ tay xuống sông nói: ''Hôm trước đây là xóm của tui, nhưng bây chừ thành sông rồi, mất hết rồi...''. 7 gia đình của xóm bị lũ cuốn phăng hết nhà cửa, vườn tược, biến xóm thành lòng sông. Mấy chục người không biết lấy gì ăn từ 3 ngày nay.
    Hoạt động cứu trợ dân vùng lũ
    3 ngày liên tục, 70 cán bộ, chiến sĩ công an huyện Hương Sơn cứu dân chuyển đồ đạc, đưa dân sơ tán, chuyển mì tôm đến tận nơi những người bị cô lập trong lũ, cứu hàng trăm người dân thoát chết. Vợ chồng chị Lê Thị Sơn và anh Nguyễn Thế Anh đều là công an huyện, nhà ngập, con nhỏ nhưng cả 2 vợ chồng đều không kịp về nhà, lăn lộn cùng đồng đội cứu dân, chống lũ. Lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh, bộ đội biên phòng.
    Hầu hết các địa phương trong huyện Hương Sơn bị ảnh hưởng nghiêm trọng của lũ quét. Ngay tại thị trấn Hương Sơn chưa thể thống kê số nhà dân, cán bộ bị đói do mất nhà, mất tài sản. Hàng vạn bà con ở các xã vùng rốn lũ như Sơn Kim, Sơn Mị, Sơn Châu, Sơn Tân, Sơn Hà, Sơn Trịnh vẫn ngập trong lũ.
    Liên tục ngày đêm, các thuyền máy, xe ô tô của tỉnh, huyện đang toả khắp mọi làng xã để cứu đói cho bà con. Sáng 21/9, Chủ tịch tỉnh Trần Đình Đàn có mặt ngay tại xã Sơn Mị và kịp thời cứu đói cho một phụ nữ mới sinh.
    (Theo Lao Động)

    http://www.vnn.vn/pls/news/cate$.htpreview(1,82612)
    hongbach2000k3
  10. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    topic về lũ của diễn đàn slna-fc
    http://www.slna-fc.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=728
    hongbach2000k3

Chia sẻ trang này