1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin mới - Thông tin về tỉnh nhà...

Chủ đề trong 'An Giang' bởi octieu101, 20/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Tốt nghiệp đại học hạng tối ưu tại Mỹ chỉ sau 3 năm
    23:18:24, 19/06/2006GS Võ Tòng Xuân

    Trịnh Thanh Tâm, nữ sinh lớp 9 Trường Thoại Ngọc Hầu, An Giang, được học bổng của Chính phủ Singapore sang học phổ thông tại nước này đã tốt nghiệp hạng toàn A tại một trường trung học ở Singapore, sau đó nộp đơn xin học bổng của Đại học Cornell (Thanh Niên từng có bài viết trên số ra ngày 27/1/2004), đã sang Cornell học bằng học bổng toàn phần từ tháng 9/2003.
    Tại đây, cô đã trở thành một nữ sinh viên Việt Nam học xong chương trình đại học ngành Kỹ thuật tối ưu hóa (Operations Research and Industrial Engineering, chuyên môn chính) và Thống kê bảo hiểm (Actuarial, chuyên môn phụ) thuộc khoa Kỹ thuật tại Đại học Cornell (Hoa Kỳ) chỉ trong 3 năm thay vì phải 4 năm.
    Tâm đã hoàn tất các môn bắt buộc và môn nhiệm ý, đồng thời ghi danh thêm các môn cần thiết cho chuyên môn phụ trong vòng 3 năm học, kể cả học kỳ hè. Tất cả các môn học của Tâm đều đậu hạng A nên trong lễ tốt nghiệp cuối tháng 5 vừa qua, Trịnh Thanh Tâm đã làm rạng danh Việt Nam khi được tuyên dương hạng "summa cum laude" (từ La-tinh có nghĩa "danh dự tột đỉnh"), cách xếp hạng danh dự dùng tiếng La-tinh mà các trường đại học ở Mỹ và châu Âu vẫn đang dùng. Công ty tài chính chứng khoán Goldman Sachs ở Wall Street đã sẵn sàng thu nhận cô, tuy nhiên Thanh Tâm quyết định tiếp tục học lấy bằng Master cùng ngành này với học bổng 50.000 USD của Đại học Cornell là một phần của giải thưởng cao nhất trường: "Giải thưởng Merrill của Viện trưởng" tặng cho người nữ sinh Việt Nam xuất sắc này.
    Trong bài báo đăng trên Thanh Niên tôi viết cách đây 3 năm, Trịnh Thanh Tâm cùng 6 bạn đồng lớp đã được học bổng toàn phần sang Mỹ học tại các trường Harvard, Cornell, Yale, Stanford, Weslayan, Princeton và Middlebury, cả 7 sinh viên này đều học rất giỏi. Riêng Tâm rút ngắn thời gian học lại còn 3 năm để được học tiếp lên cao học. Được hỏi bí quyết nào để một sinh viên từ Việt Nam sang đã đạt được danh dự tột đỉnh toàn trường Cornell như thế, Tâm kể lại rằng: "Ngành kỹ thuật này rất khó đối với phần lớn sinh viên. Chỉ những sinh viên thật giỏi toán mới dám ghi tên các môn học. Tại Cornell, như các trường đại học khác ở Hoa Kỳ, người ta dùng hệ thống tín chỉ, mỗi học kỳ họ dạy trên 4.000 môn học. Tôi chưa quen hệ thống này nên trong năm đầu rất bỡ ngỡ trong việc chọn môn học. Đến năm thứ hai mới khá quen với chương trình học ở đây. Khi bắt đầu thi thì mới thấy là rất khó lấy điểm cao ở Cornell. Ở Singapore, tôi chỉ cần đạt điểm trên 70% là đạt được hạng A cấp 3, hoặc trên 75% cho A1 ở cấp 2. Nhưng ở Cornell thì phải cần đến 90-95% để lấy hạng A, và 97% hạng A+. Mà chương trình kỹ thuật ở Cornell vốn rất nổi tiếng ở Mỹ và chỉ nhận những sinh viên giỏi mà thôi, nên lấy điểm cao rất khó. Sau khoảng thời gian ngắn ở học kỳ 1 tại Cornell, tôi mới nhận ra rằng mình phải nỗ lực nhiều để học tập tốt ở đây, thi đua với các bạn xuất sắc đến từ các nước khác và Mỹ. Kết thúc học kỳ 1 với số điểm giỏi, tôi quyết tâm phải cố gắng hơn để lấy điểm xuất sắc. Khi đã khá quen với chương trình học và hệ thống tín chỉ, tôi có ý định tốt nghiệp sớm nên lấy thêm nhiều môn học trong mỗi học kỳ kế tiếp và dành hết thời gian vào việc học thay vì dành thời gian vui chơi như nhiều bạn học khác. Học kỳ 2 cũng là học kỳ mùa đông, trời tuyết lạnh nên cũng khó đi lại nhiều, hầu hết thời gian tôi đều học bài ở trong thư viện và trong phòng. Tôi cũng tham dự học nhóm với các bạn khác để hiểu bài rõ hơn và sâu hơn".
    Chúng ta chắc chắn sẽ có thể phát huy thật nhiều tài năng như Trịnh Thanh Tâm ngay trên đất nước ta nếu hệ thống giáo dục Việt Nam sớm được cải tiến theo hướng đẳng cấp quốc tế.
    GS Võ Tòng Xuân
    Theo báo Thanh Niên: http://www.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2006/6/19/152728.tno
  2. AnotherFruit

    AnotherFruit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Tin mới - Thông tin về tỉnh nhà...

    Hội thảo xây dựng thương hiệu nông thủy sản tỉnh An Giang: Cần một chương trình hành động sớm và thiết thực

    Ngày 7-9-2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang phối hợp Chương trình Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt- Đức (GTZ) đã tổ chức hội thảo ?oXây dựng thương hiệu nông thủy sản? nhằm thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu cho nông thủy sản An Giang để tăng cường năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu hội nhập. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng cùng đại diện các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu nông thủy sản, các hiệp hội, lãnh đạo các Sở, ban ngành trong tỉnh và một số đơn vị thuộc tỉnh Đồng Tháp.

    Ông Berthold Heinemann, chuyên gia tư vấn hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, phát triển thương hiệu cho biết, để phát triển được một thương hiệu cần tập trung 4 vấn đề cơ bản là: Sản phẩm chất lượng và phù hợp với người tiêu dùng (Product), giá thành có thể chấp nhận và cạnh tranh tốt (Price), mở các kênh phân phối (Place) và quảng bá tạo ấn tượng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (Promotion). Sau khi đạt được các điều kiện trên, doanh nghiệp sẽ đi tiếp trình tự xây dựng thương hiệu theo 3 bước: Nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu khách hàng, từ phản hồi này sẽ nhận biết thêm về những mối tương quan khác và cả đối thủ cạnh tranh; xây dựng chiến lược để quảng bá cho sản phẩm bằng những hình ảnh nổi bật như thiết kế bao bì, in ấn các tài liệu, làm mô hình sản phẩm, quảng bá bằng âm thanh, hình ảnh, phát triển những chi tiết nhận dạng một sản phẩm; tiến hành liên tục, đồng bộ, có kiểm tra chặt chẽ và ghi nhận hiệu quả cũng như vấn đề tài chính?

    Phát biểu tại hội thảo, Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho rằng, vai trò quản lý Nhà nước trong xây dựng thương hiệu sẽ góp phần mang lại thành quả tốt đẹp nếu được gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất và doanh nghiệp. Đồng thời, kêu gọi các đơn vị sản xuất kinh doanh những mặt hàng nông thủy sản tại An Giang sớm có chương trình hành động cụ thể để xây dựng những thương hiệu đặc sản đặc trưng có giá trị cao.

    THANH NGUYÊN
  3. AnotherFruit

    AnotherFruit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Phát triển dịch vụ du lịch bình dân: Công ty Hàng Rong, tại sao không ?

    Gánh nước thốt lốt này có đủ đảm bảo cuộc sống cho cả gia đình? Ảnh : T.N
    Gần đây, chúng ta nghe thấy trên thị trường xuất hiện những công ty hơi bị?... lạ, nhưng nó đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cuộc sống và vì vậy được chấp nhận một cách nồng nhiệt. Chẳng hạn, ngoài hệ thống G7mart được tổ chức một cách quy mô và ở tầm cao trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, còn có Công ty...? Omoto ?" taxi đã tập hợp trên 500 tài xế xe Honda phục vụ nhu cầu đi lại của khách bình dân. Đó là những tín hiệu vui của cuộc sống vốn năng động và đa dạng, mà bất cứ ai có mối quan tâm sâu sắc đến cộng đồng đều phải thừa nhận tính cần thiết và cấp bách của nó.
    Nhiều du khách về miền Tây, cụ thể ở tỉnh ta, đã có những nhận xét khách quan, tốt có, xấu có. Họ thường khen ngợi An Giang có phong cảnh đẹp, đồng rộng, sông dài, cây trái ngọt lành, con người thân thiện. Còn nếu hỏi du khách về những loại hàng hóa nào đó mà họ thường được chào mời và có mối quan tâm, sẽ nghe kể gồm khô, mắm, đường thốt lốt và? thuốc lá ngoại. Tuyệt nhiên họ không mảy may quan tâm đến các loại quà rong, mà lẽ ra nó cũng rất đáng được ghi vào ?osách đỏ? của ngành Du lịch tỉnh nhà.
    Nhìn chung, những người bán hàng rong là những người nghèo đang lao động chân chính và lực lượng này quả là không nhỏ. Họ làm việc cật lực để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho ?okhẩu vị? của cuộc sống. Những món quà từ hàng rong đem lại luôn tạo sự ngạc nhiên thích thú cho khách hàng, vì nó thường ngon và rẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, ai đã chẳng từng có lúc được thưởng thức gói xôi, quả bắp, chén chè? vừa nóng vừa thơm ngào ngạt. Hoặc giữa trưa hè gọi món bánh lọt đường cát nước dừa vừa ngọt, vừa mát lạnh và thơm ngậy, béo bùi?Vậy mà họ, những người gánh hàng rong vẫn mãi tất tả ngược xuôi, quanh năm đầu tắt mặt tối, bởi du khách đâu có quan tâm đến họ, do chưa có một đầu mối quản lý nào đứng ra để giúp họ vượt lên chính mình và ?ophát huy nội lực?.
    Trên thực tế, cũng có một số người biết tự trang bị cho gánh hàng của mình trở thành những quầy hàng rong ?ohiện đại? để thu hút khách. Đó là trường hợp của chị út Đẹp, một phụ nữ tại thị xã Châu Đốc có tay nghề làm bánh tuyệt khéo. Những món bánh của chị làm là những món được chế biến theo truyền thống của người Hoa nên không ai sánh được. Chị nhận đặt làm hàng bỏ mối, đồng thời kêu thợ tới ra kiểu làm một tủ kiếng khung nhôm chất lượng cao để trưng bày hàng mẫu và bán cho khách du lịch. Với cách làm này, hàng ngày, tủ bánh của chị đã tiếp đón rất đông khách, trong đó có không ít khách du lịch người nước ngoài.
    Trở lại đại bộ phận bán hàng rong gồm những người buôn gánh bán bưng khác, chúng ta hẳn có một chút chạnh lòng khi thấy rằng đa số họ quá nghèo. Với đôi quang gánh mà một đầu là bát đũa, một đầu là thức ăn, bánh trái ?" dường như họ không chỉ gánh hàng mà là gánh cả nỗi nhọc nhằn của cuộc sống. Ai sẽ giúp họ tự đánh bóng mình, tạo nên những hình ảnh đẹp đẽ, sáng sủa để bán được nhiều hàng hơn, có lời nhiều hơn và từng ngày vươn lên thoát khỏi đói nghèo ?
    Đơn cử trường hợp như những người gánh nước thốt lốt, hàng ngày, với đôi chân trần, họ gánh những ống tre đựng loại nước đặc biệt ấy rong ruổi khắp nơi từ miền núi ra thành thị để chào bán. Nhưng quanh đi quẩn lại, khách hàng chỉ là những bác tài xe ôm, anh phu khuân vác. Vì sao ? Bởi những ống tre này thường quá cũ, tạo phản cảm khiến cho người ta nghi ngờ thứ nước trong đó không an toàn, vệ sinh. Vì vậy, họ phải lặn lội suốt ngày, càng về trưa, nước càng giảm chất lượng, phải bán rẻ. Như thế, lời lãi ra sao hẳn bạn cũng đoán được.
    Điều làm chúng ta suy nghĩ là, nếu có đơn vị nào đứng ra tổ chức, những người này sẽ hoạt động theo nhóm ?ochuyên trách? tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người. Rừng tre, trúc An Giang vốn dồi dào ?" chưa kể tre bông, sẽ có nhóm đứng ra đẳn tre và trau chuốt cho nó đẹp hơn, sạch sẽ hơn, để làm ống chứa theo các kích cỡ, khác nhau. Và khi bán, có thể tặng luôn cho du khách làm kỷ niệm. Còn thứ nước lấy từ cây thốt lốt, phải đảm bảo nguyên chất, tinh khiết, hợp vệ sinh. Như vậy, sẽ phục vụ được rộng rãi đối tượng du khách.
    Nhiều thức ăn dân dã khác tuy không đắt tiền nhưng rất được ưa chuộng nếu ta biết cách giới thiệu, quảng bá. Một trong vô vàn thứ quà rong đó có thể kể là bánh in nước cốt dừa, rẻ bèo mà ta quen gọi là bánh phục linh . Ai đã thưởng thức qua hẳn không quên chất bột mịn màng, tan thao đầu lưỡi mà hương thơm của nó từ nước cốt dừa, lá dứa làm tinh thần ta sảng khoái, ngây ngất. Không biết bạn có đồng ý không, nhưng tôi cảm thấy nó còn đáng yêu hơn những loại bánh ngọt được sản xuất đại trà trong ngành công nghiệp thực phẩm.
    Về quà tặng, chúng ta cũng có thể làm ra những món quà xinh xinh và nhiều ý nghĩa mà lại rẻ tiền, từ việc nghiên cứu và sáng tạo ra những sản phẩm du lịch mới mẻ, vừa mang lại sự thú vị cho du khách, vừa giúp đỡ cho những người bán hàng rong. Ví dụ như đối với một loại quả dân dã nhưng đặc sắc là quả thị, tôi muốn đề xuất đan những giỏ mây tre nhỏ, trong đó chứa từ vài đến vài mươi quả thị xinh xắn, thơm tho. Người bán hàng ?" mà nhất là các hướng dẫn viên du lịch ?" sẽ vừa bán vừa giới thiệu cho du khách câu chuyện tình cảm động, thủy chung giữa nàng Tấm và Hoàng tử. Khách mua hàng sẽ mang những túi quà này, giới thiệu rộng rãi ra ngoài, làm phong phú thêm nét đẹp văn hoá Á Đông qua tình người nhân hậu, đằm thắm, thủy chung trong câu chuyện kể, đồng thời cũng giúp cho người trồng thị, hái thị có thêm thu nhập.
    Xuất phát từ yêu cầu thực tế, chúng ta đã có một lực lượng hàng rong rất lớn nhưng chưa được tập họp, tổ chức. Và, trong tương lai gần, các điểm tham quan, du lịch của ta sẽ đón lượng thương nhân, du khách ngày càng đông. Nếu có một nhà đầu tư nào đó chịu đứng ra làm bước đột phá, vừa tập hợp lực lượng bán hàng rong này - (khỏi tốn tiền thuê nhân viên bán hàng) , vừa quan hệ tốt với các khu điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn ?" (có sẵn lực lượng khách hàng hùng hậu trên 3 triệu lượt mỗi năm) tin chắc rằng sự thành công thu được tuy không dám sánh với hệ thống G7 mart, nhưng ít ra cũng đủ sức tạo nên một thế mạnh đặc trưng nhờ cung cách phục vụ mới mẻ mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Đồng thời, nó còn giải quyết được một vấn đề xã hội là góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo một cánh thiết thực.
    THANH NGUYÊN
  4. AnotherFruit

    AnotherFruit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Sáng ngày 12/9, tại hội trường UBND tỉnh An Giang, Diễn đàn bàn về vấn đề phát triển kinh tế địa phương do UBND tỉnh An Giang kết hợp với Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, gọi tắt là GTZ đã được tổ chức. Ông Angelika Hutter, đại diện tổ chức GTZ và ông Hùynh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đến dự và phát biểu ý kiến.
    Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng, muốn phát triển kinh tế ở An Giang, cùng với nhiều giải pháp, tỉnh cần tính đến chuyện tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện có, đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư mới. Muốn làm được điều vừa nêu thì vấn đề cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, tạo quỹ đất cho nhà đầu tư cũng như việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động cho các doanh nghiệp ... là vấn đề rất quan trọng và cần thực hiện. Qua diễn đàn, trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của địa phương, tỉnh đã đề ra 4 dự sẽ triển khai trong thời gian tới nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn. Cụ thể đó là những dự án như: áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong cải cách hành chính tại các sở, ban ngành tỉnh; dự án Hỗ trợ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư theo cơ chế một cửa; dự án Xúc tiến khởi sự kinh doanh tại An Giang; dự án Đào tạo 300 doanh nhân An Giang trong giai đoạn 2006 - 2010
  5. octieu101

    octieu101 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
  6. AnotherFruit

    AnotherFruit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Cơ sở vật chất ở trung tâm TDTT An Giang: 20 năm vẫn... như cũ!

    Hai nữ VĐV boxing An Giang đang luyện tập trên sàn đài quá kém chất lượng, xung quanh bàn ghế chất như một nhà kho - Ảnh: Trần Đức
    TT - Là một trong những tỉnh thường đứng trong tốp 10 về thành tích thể thao cả nước nhưng cơ sở vật chất của thể thao An Giang lại đang được xếp vào hàng thấp nhất nước.
    Thiếu thốn mọi bề
    Nhìn cảnh cỏ mọc um tùm và những dãy nhà ở chật hẹp của VĐV, khó ai hình dung được đây là Trung tâm TDTT tỉnh An Giang - nơi đào tạo ra lớp VĐV đạt nhiều thành tích cao ở các giải đấu trong và ngoài nước.
    Ông Phan Trí Dũng, giám đốc Trung tâm TDTT, cho biết: "Cũng gần đúng nếu nói cơ sở vật chất ở đây là con số không". Ông Dũng cũng khuyên chúng tôi nên đi một vòng trung tâm để ghi nhận về thực trạng cơ sở tập luyện, ăn ở tại nơi đây.
    Tại nơi ở của trên 30 VĐV võ thuật, trong phòng nam, giường loại ba tầng kê san sát chật hẹp. Tầng trên cùng của giường gần sát với trần nhà mái tôn.?oỞ như thế này ngột ngạt, nắng nóng như trong lò lửa!? - một VĐV võ thuật cho biết.
    Trong gian nhà chật chội này chỉ có một điểm nhấn là hai tủ kính chứa hàng trăm chiếc huy chương của các thế hệ VĐV võ thuật của trung tâm. Còn ở nhà vệ sinh tập thể của các VĐV taekwondo, tấm che trên trần nhà treo lở lửng không biết rơi xuống lúc nào, cánh cửa nhà vệ sinh cũng sắp rơi ra khỏi bản lề, nhếch nhác.
    Bên trong nhà tập TDTT 1, bàn ghế chất đống ở góc nhà như cái kho tạm. HLV boxing Huỳnh Công Vũ nói: ?oNgoài chuyện tập luyện trong nhà tập thiếu ánh sáng, trang thiết bị dụng cụ luyện tập cũng không đảm bảo yêu cầu chuyên môn. Cụ thể sàn đài làm trên nền ximăng, dây đài như sợi dây thừng thô ráp. Sàn đài này trị giá không đến 6 triệu đồng trong khi sàn đài đúng chuẩn có giá trên 300 triệu đồng?.
    VĐV Nguyễn Bích Thủy - HCV taekwondo toàn quốc - nói: ?oThảm tập chỉ rộng 144m2 nên không đủ chỗ cho 20 VĐV luyện tập". Từ đây, các em thường bị thương tích khi phải tập trên nền ximăng.
    Còn ở nhà tập TDTT 2, HLV võ cổ truyền và pencat silat Xuân Liễu cho biết: "Nhà tập quá chật không đủ để cùng lúc cho ba đội võ thuật với trên 30 VĐV tập luyện. Thảm thi đấu đã quá cũ nên chỉ cần dùng chân khều vào là từng mảng xốp trên mép thảm vỡ vụn ra".
    Cũng do không có chỗ nên đội bơi lội phải ra hồ bơi công viên Nguyễn Du ở TP Long Xuyên hoặc sông Hậu để luyện tập. Còn ở môn thể hình, HLV Nguyễn Văn Hải cho biết do không có chỗ nên hiện nay bảy VĐV của đội phải tá túc nhiều nơi.
    Mức đầu tư còn khiêm tốn!
    Ông Phan Trí Dũng cho biết hơn 20 năm qua, trung tâm vẫn chưa đầu tư xây dựng hạng mục mới nào đạt tiêu chuẩn quốc gia. Năm 2004, tuy trung tâm đã có dự toán thiết kế xây dựng khu nhà ở mới cho các VĐV (kinh phí xây dựng đến nay đã tăng từ 3 tỉ lên 6 tỉ đồng) nhưng đến nay vẫn chưa có tiền để xây dựng.
    Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Minh Tùng - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - thừa nhận hằng năm tỉnh ưu tiên đầu tư nhiều cho hai ngành y tế, giáo dục, với kinh phí khoảng 286 tỉ đồng/năm.
    Trong khi đó ngành TDTT có mức đầu tư rất khiêm tốn và chủ yếu từ các nguồn xã hội hóa thể thao. Đời sống VĐV, HLV còn nhiều khó khăn và cơ sở vật chất cho thể thao được đánh giá là lạc hậu và thiếu thốn so với cả nước.
    Ông Tùng nói: ?oHiện UBND tỉnh đang xây dựng dự án nhà thi đấu đa năng, đường chạy điền kinh, bể bơi, sân tập... và dự án nâng cấp Trường nghiệp vụ TDTT thành Trường trung học năng khiếu TDTT vào cuối năm nay để đào tạo tài năng trẻ thể thao?.
    TRẦN ĐỨC
    -----
    Quê tui nghèo quá
  7. xquangvinhx

    xquangvinhx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    C15 triệu tập đối tượng lừa đảo trên diễn đàn TTVNOL

    Một trong các bằng chứng của vụ lừa đảo: Những giấy tờ và hóa đơn chuyển tiền cho Enrique81của 9 thành viên trên diễn đàn TTVNOL. (Ảnh Thế Phong - VNN)
    Phòng chống tội phạm công nghệ cao (thuộc C15 - Bộ Công An) vừa tiến hành điều tra và triệu tập kẻ bị tình nghi tiến hành vụ lừa đảo qua mạng để chiếm đoạt gần 20 triệu đồng của các thành viên trên diễn đàn trực tuyến TTVNOL.
    Bước đầu đối tượng đã hoàn toàn thừa nhận hành vi phạm pháp.
    Kẻ lừa đảo có nick name Enrique81 (tên trên diễn đàn TTVNOL) đội lốt một cô gái với cái tên giả Phan Hải Ngọc nhằm lừa đảo để chiếm đoạt gần 20 triệu đồng của các thành viên trong box "Thời trang - Mỹ phẩm - Trang sức" có tên thật là Đào Anh Tuấn, nam, sinh năm 1981, quê Vĩnh Phúc, thuê nhà trọ tại Hà Nội.
    Trong tuần qua, Đào Anh Tuấn đã được Phòng chống tội phạm công nghệ cao - Thuộc cục điều tra về kinh tế và chức vụ (C15 - Bộ Công An) triệu tập vì có các bằng chứng xác đáng chứng tỏ Tuấn là đối tượng tiến hành vụ lừa đảo trực tuyến lớn trên diễn đàn TTVNOL.
    Vụ việc khởi đầu từ box "Thời trang - Mỹ Phẩm - Trang sức" trên diễn đàn trực tuyến TTVNOL - một sân chơi trực tuyến có hàng trăm ngàn thành viên. Các thành viên trong box này thường xuyên đặt hàng lẫn nhau để mua bán các mặt hàng xách tay mua từ Mỹ về.
    Giữa tháng 5-2006, lợi dụng lòng tin của các thành viên trên diễn đàn này, Đào Anh Tuấn (núp dưới nick name Enrique81 và thân phận giả là một cô gái tên Phan Hải Ngọc) đã tuyên bố nhận mua hàng giúp, lấy tiền công rất rẻ và yêu cầu các thành viên đặt cọc trước 50% tiền hàng qua nhiều tài khoản ngân hàng tự động.
    Nhưng sau khi chiếm được gần 20 triệu tiền đặt cọc, Tuấn đã gửi cho họ toàn quần áo "sida" cũ mèm và những bo mạch rỉ sét sản xuất từ năm... 1998 thay cho quần áo hàng hiệu và Laptop mua từ Mỹ!
    Các thành viên bị hại sau đó viết đơn nhờ Phòng chống tội phạm công nghệ cao, thuộc C15 - Bộ Công An tiến hành điều tra. Quá trình điều tra làm rõ vụ việc trong vòng 2 tháng qua của C15 cũng có sự giúp đỡ phối hợp của trung tâm an ninh mạng ĐH Bách Khoa Hà Nội (BKIS).
    Bước đầu, đối tượng Đào Anh Tuấn đã thừa nhận hành vi lừa đảo, cơ quan điều tra đang tiến hành thu thập các thông tin liên quan để hoàn tất vụ việc và đưa ra các phương án xử lý. VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin liên quan đến bạn đọc.
    Theo VietNamNet
    -----------
    Hic hic hic...anh em là anh em....nhưng cái nào ra cái đó và fải nêu cao tinh thần cảnh giác nhe anh chị em. Nhưng cũng đừng vfi những con sâu rau mà bỏ nguyên nồi Súp Cua nhe
  8. xquangvinhx

    xquangvinhx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Tri Tôn khai thác nhiều mô hình sản xuất trong mùa nước nổi. (Cập nhật, 9/19/2006 10:46:31 AM)

    Thu hoạch rau nhút. Ảnh: NM

    Từ đầu năm đến nay, Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thông huyện Tri Tôn đã đã mở 22 lớp dạy nghề trồng trọt và chăn nuôi cho các xã, thị trấn để tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm trong mùa nước nổi. Nhiều mô hình làm ăn đã được tổng kết và rút kinh nghiệm,và tiếp tục nhân rộng trong giai đoạn 2006 - 2010, trong đó tập trung 9 xã, thị trấn ven triền núi. Đặc biệt, khai thác tốt lợi thế việc trồng rau màu khoảng 300 ha đất các khu vực Thổ Phi, Ô Tà Sóc, ThaLot, Bến Bà Chi, Ồ Vàng...thu hút khoảng 1000 lao động.
    Nhờ khai thác tốt mô hình sản xuất, huyện Tri Tôn đạt giá trị tăng thêm bình quân hàng năm 55 tỷ đồng và chiếm khỏang 13% so tổng thu 2 vụ lúa chính, đồng thời giải quyết việc làm cho trên 10 ngàn lao động trong mùa nước nổi.
    Xuân Bằng
  9. xquangvinhx

    xquangvinhx Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    Ngành Giáo dục cần có quy hoạch tổng thể mạng lưới trường lớp
    Đó là ý kiến của Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quốc Khánh tại buổi làm việc với UBND tỉnh, Sở GD-ĐT và các ngành liên quan chiều ngày 15-9, nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học 2006-2007 cũng như những năm sau này. Theo đó, ngành Giáo dục cần có quy hoạch tổng thể mạng lưới trường lớp để sớm thông qua HĐND tỉnh, đồng thời công khai cho dân biết và căn cứ vào đó làm cơ sở triển khai thực hiện.
    Ông Nguyễn Quốc Khánh cho rằng, nên nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh từng ngôi trường, xem xét nghiêm túc trách nhiệm chủ đầu tư và năng lực thi công của các nhà thầu. Đối với những điểm trường ?o3 không?, ngành Giáo dục phải chịu trách nhiệm và phối hợp với các địa phương giải quyết, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo cụ thể. Huy động xã hội hóa để nâng cao chất lượng tối thiểu, cần áp dụng tỉ lệ vốn đối ứng tùy theo từng khu vực và không nhất thiết dàn đều gây khó khăn cho địa phương.
  10. AnotherFruit

    AnotherFruit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Hàng nông sản Campuchia: bắt đầu qua cửa Tịnh Biên
    Hơn 20 ngày kể từ khi thỏa thuận 40 mặt hàng nông sản có nguồn gốc từ Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất 0%, dòng chảy hàng hóa chỉ qua cửa Tịnh Biên, Khánh Bình (An Giang).
    Tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, từ sáng sớm từng đoàn xe thồ máy, xe đạp thồ, xe kéo thùng (ba gác) từ Campuchia qua chợ Tịnh Biên mua hàng Việt Nam thồ về tấp nập. Mỗi xe ba gác chở 4-5 bao lúa (50 - 60kg/bao), lúa thần nông bán 2.200đ/kg và lúa sóc 2.300đ/kg. Từ cầu cạn Xuân Tô trở vào cầu sắt kênh Vĩnh Tế có tới 3- 4 điểm thu mua lúa từ Campuchia chở qua. Chị Hai Mạnh, một điểm mua lúa, cho biết: ?o Mỗi ngày tôi mua chừng vài tấn, gom được vài chục tấn là có ghe lớn sang lại?. Tại cầu sắt kênh Vĩnh Tế, hàng chục chiếc ghe tải trọng 15-30 tấn đang xuống hàng. Cả người mua và người bán đều trao đổi bằng tiếng Khmer, khi chúng tôi hỏi thì họ trả lời "phải hỏi ông chủ". Nhưng ông chủ là ai thì khó gặp được. Chúng tôi ra cửa khẩu biên giới, bên kia biên giới, xe ba gác loại 3- 4 tấn chở lúa tập kết tại đây rồi tải mỗi chuyến vài bao qua trạm kiểm soát

Chia sẻ trang này