1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tín ngưỡng của người Nhật Bản

Chủ đề trong 'Ngôn ngữ và văn hoá các nước khác' bởi kimngoc2508, 15/06/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kimngoc2508

    kimngoc2508 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2017
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Theo biên niên sử lâu đời nhất Nhật Bản, Nihon shoki (720, Biên niên sử Nhật Bản), Phật giáo chính thức từ Triều Tiên du nhập vào Nhật Bản năm 552, khi vua Paekche cử một phái bộ sang gặp Nhật hoàng mang theo quà gồm “ hình ảnh Thích ca mâu ni bằng đồng và vàng” và “nhiều kinh sách”. Tuy nhiên giới học giả ngày nay cho rằng sự kiện này phải xảy ra vào năm 538.
    Dòng họ Soga lập luận rằng Nhật Bản nên chấp nhận Phật giáo. Các dòng họ khác, nhất là dòng họ Mononobe và dòng họ Nakatomi, quả quyết rằng các vị thần bản xứ sẽ bị xúc phạm nếu thấy thần thánh nước ngoài. Đạo Phật được quần chúng chấp nhận sau khi dòng họ Soga đành bại dòng họ Mononobe về mặt chính trị và quân sự, có nhiều thế lực trong vương triều hoàng hậu Suiko (khoảng 593-628) thế kỷ 7. Nhiếp chính của hoàng hậu, Thái tử Shotoku mộ đạo được coi là người sáng lập thật sự và cũng là người đỡ đầu đầu tiên cho Đạo Phật ở Nhật Bản. Ông cho xây dựng nhiều tu viện quan trọng, trong số này có tu viện Horyuji và ****ennoji.


    Việc nghiên cứu Phật giáo phát triển mạnh khi 5 trường phái nổi bật được du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản trong các thế kỷ 7 và 8, Gồm giáo phái Ritsu, Trường phái Kusha, Trường phái Jojitsu, Trường phái Sanron, Giáo phái Hosso và Giáo phái Kegon. Trong thời kỳ Nara (710-794), dưới sự bảo hộ của Hoàng đế Shomu (khoảng 724-749), Phật giáo được khuyến khích như một tôn giáo của nhà nước. Các tu viện chính thức (kokubunji) được xây dựng ở khắp các tỉnh trên cả nước. Ở Todaiji, người ta dựng lên một tượng Phật khổng lồ.

    Đầu thời kì Heian (794-1185), giáo phái Tendai và giáo phái Shingon được du nhập vào Nhật Bản. Họ được giới quý tộc cầm quyền ủng hộ. Đầu thời kỳ Kamakura (1185-1333), Phật giáo Thiền từ Trung Hoa du nhập vào Nhật Bản, được giới quân phiệt cầm quyền ủng hộ. Các giáo phái Nichiren và Phật giáo Đất lành phát triển khoảng thời gian này.

    Dưới thời cai trị của chúc tướng quân Tokugawa (603-1867), Phật giáo và hệ thống chùa chiền được sử dụng để loại bỏ tận gốc Đạo Cơ đốc, nhưng Phật giáo nằm dưới sự kiểm soát mạnh mẽ của chúc tướng quân. Trong khi những phân chia giáo phái vẫn tiếp diễn, thì cũng có khuynh hướng hiện đại hóa, chẳng hạn như đạo đức nghề nghiệp như Suzuki Shosan (1579-1655) và phổ biến Thiền của Shido Bunan (1603-1676), và Hakuin (1685-1769). Dấu hiệu khác là phong trào “Trở lại ý nghĩa thật sự của Phật giáo được tiết lộ trong các kinh sách bằng tiếng Sanskrit, do Fujaku (1707-1781), Kaijo (750-1805), và Jiun Onko (718-1804) lãnh đạo phong trào. Sau thời kỳ phục hưng Minh Trị (1868), chính phủ tìm cách đưa Thần đạo thành quốc giáo, và nhiều chùa chiền phải bị bãi bỏ. Sau đó các tổ chức Phật giáo tồn tại bằng cách điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của thời hiện đại.

    Sau Thế chiến II, nhiều nhóm tôn giáo mới nằm trong nhóm gọi là shinko shukyo (tôn giáo mới) được tổ chức như các phong trào Phật giáo thế tục. Một số nhóm lớn nhất (Soka Gakkai, Rissho Koseikai, Reiyukai, Myochikai…) dựa vào lời dạy của Nichiren và kinh Pháp hoa.

    Chùa ****enno (****ennoji)
    Một số khuynh hướng đặc trưng có thể nhìn thấy trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản: (1) nhấn mạnh tầm quan trọng của các thể chế nhân văn, (2) định hướng biểu tượng, không duy lý, (3) chấp nhận thế giới hiện tượng, (4) sẵn sàng điều tiết thích nghi với thông lệ pháp sư cổ đại và Thần đạo, (5) phát triển giới lãnh đạo thế tục.

    Theo thống kê, Nhật Bản là quốc gia Phật giáo có hơn 85% dân số theo Đạo Phật. Hiện ở Nhật Bản có 75.000 chùa với gần 200.000 sư.

    https://sourceforge.net/projects/san-xuat-giay-ve-sinh/
    https://sourceforge.net/projects/san-xuat-khan-giay/

    sản xuất khăn giấy , mủ trôm
    Lần cập nhật cuối: 15/06/2017

Chia sẻ trang này