1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tín ngưỡng của người Thái Bình

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi ngan_cach, 03/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Tín ngưỡng của người Thái Bình

    Tín ngưỡng của người Thái Bình​

    (theo THAIBINH TRADE)


    Tín ngưỡng của người Thái Bình mang đậm sắc thái của nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Hiện nay ở Thái Bình còn lưu giữ trên khoảng 1.400 thiết chế tín ngưỡng bao gồm: đình, đền, miếu, phủ... Đình, đền dùng để thờ Thành hoàng làng, các anh hùng có công với nước, các danh nhân văn hóa. Phủ, miếu dùng để thờ thần mạch, hà bá, thần linh hay tổ tiên dòng họ.
    Hiện nay ở Thái Bình tồn tại những tín ngưỡng tôn giáo sau:

    Thờ mẫu: Có nguồn gốc từ tục thờ thần thời cổ đại, thờ các nữ thần núi, rừng, sông nước... Sau này, Mẫu được thờ ở các đền, phủ và đặt ở nơi trang trọng nhất. Đến nay, tục thờ Mẫu đang được phục hồi và hoạt động sôi nổi, đặc biệt vào các ngày đầu năm mới, ngày rằm, đầu tháng...


    Chuông đồng chùa Keo ​

    Phật giáo: Phật giáo truyền vào Việt Nam từ đầu công nguyên, nhưng do ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian Việt Nam (cúng thần linh, giỗ tổ tiên...) nên đạo Phật vào Việt Nam đã có những biến đổi và có những đặc trưng riêng. ở Thái Bình hầu hết các chùa đều thờ cả tượng Phật và các vị thần thuộc tín ngưỡng dân gian: Ngọc hoàng, Nam Tào - Bắc Đẩu, Diêm Vương, Tượng Mẫu... Lễ nghi ở chùa rất đa dạng, thể hiện lễ nghi của tam giáo đồng nguyên, gồm Phật - Nho - Lão, ngoài việc tụng kinh niệm phật còn có tế lễ; rước tượng, kiệu; lễ trình chầu; hầu bóng.
    Hiện Thái Bình có khoảng 550 ngôi chùa, gần 300 tăng ni và trên 10 vạn tín đồ. Chùa không chỉ là nơi thờ cúng của Phật giáo mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

    Thiên chúa giáo: Thiên chúa giáo truyền vào Thái Bình tương đối sớm. Theo gia phả họ đạo xứ Dương Cước - Hồng Thái - Kiến Xương ghi vào năm 1665, nhà thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 1700 là nhà thờ xứ Lai Ôn - An Quý - Quỳnh Phụ. Năm 1936 toà thánh Vatican cho phép thành lập "Địa phận Thái Bình". Từ năm 1936 đến nay, Toà giám mục đã qua 5 đời giám mục, trong đó 2 giám mục người nước ngoài. Hiện Thái Bình có 48 nhà thờ xứ, 300 nhà thờ họ, 1 giám mục và 26 linh mục với gần 10 vạn giáo dân.

    Đạo Tin lành: Được truyền vào Thái Bình từ năm 1936 nhưng không mấy phát triển. Hiện nay chỉ có khoảng 60 gia đình theo đạo Tin lành với khoảng 250 tín đồ, 1 nhà nguyện và 1 mục sư.
  2. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Chị Ngan_Cach có thể nói sâu hơn về Thờ Mẫu không?
    Em thấy, thực tế, mọi người chỉ đơn thuần xem các bà đồng lên đồng nhảy nhót, một số cho rằng "thật nhảm nhí", số khác lại tỏ ra "mê tín" hết cỡ, còn hiểu cặn kẽ về nét văn hoá này thì không phải ai cũng biết.
  3. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam đã từng tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Người Việt có tục thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Phật, thờ các thần linh, thờ các anh hùng có công với nước, với dân... Ðặc biệt thờ Mẫu (Mẹ).
    Thờ Mẫu có nguồn gốc của tục thờ thần thời cổ đại, thờ các nữ thần núi, rừng, sông, nước. Sau này Mẫu được thờ ở các đền, phủ, và Mẫu luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Thờ Mẫu có nguồn gốc ở miền Bắc. Vào đến miền Nam, "Ðạo" này đã hoà nhập "Mẫu" với các nữ thần trong tín ngưỡng địa phương: Thánh Mẫu Thiên Y A Na (Huế), Thánh Mẫu Linh Sơn (Tây Ninh)...
    Trong thực tế việc thờ cúng của "Ðạo" Mẫu có sự hội nhập các hình thức của nhiều tôn giáo khác. Ngày nay, tín ngưỡng dân gian được coi trọng nên nhiều đền, phủ đã và đang được phục hồi và hoạt động sôi nổi.
  4. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Không biết có phải việc thờ Mẫu xuất phát từ hình ảnh chịu thương chịu khó cần mẫn, nhẫn nhục của người phụ nữ trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt hay không, nhưng các bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé để hiểu hơn về tín ngưỡng thờ Mẫu nhé.

    Cội nguồn dân tộc ta được bắt đầu bằng sự tích mẹ Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, đẻ ra trăm con. Dân tộc Việt gồm nhiều dân tộc anh em có nguồn gốc từ đó. Mẹ Âu Cơ như một biểu tượng bất tử về cội nguồn đời sống vật chất và tinh thần của sự hình thành người Việt trên mảnh đất này.
    Tâm thức của người Việt Nam luôn luôn hiện diện hình ảnh người phụ nữ. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt thật sự là một hiện tượng đặc biệt trong đời sống tinh thần, tâm linh... Bên cạnh tín ngưỡng này, người Việt chúng ta còn có tục thờ Nữ Thần. Tục thờ này vốn có ngọn nguồn lịch sử, đã phản ánh truyền thống coi trọng các bà mẹ, phản ánh vị trí cao cả của phụ nữ nước ta trong chế độ phụ quyền của gia đình Việt Nam đã xác lập từ lâu.
    Chân dung các Mẫu, các vị Nữ Thần được ngưỡng mộ thờ cúng đều mang dáng dấp của một nữ nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đất nước như Bà Trưng, Bà Triệu... Trải suốt mấy ngàn năm lịch sử, dân gian Việt Nam đã sản sinh ra những vị thần linh thuần gốc Việt, trong số ấy có bốn vị được tôn là Tứ Bất Tử, trong đó có một gương mặt Nữ Thần - Nữ Thần Liễu Hạnh. Tứ Bất Tử tiêu biểu cho những tấm gương sáng chói của một dân tộc khẳng định sự tồn tại của mình. Họ gắn liền với sự trường tồn, bất tử của dân tộc. Đó là Thần Tản Viên, cậu bé làng Gióng, Chử Đồng Tử và công chúa Liễu Hạnh. Tương truyền, Liễu Hạnh là công chúa của Ngọc Hoàng, thác sinh vào nhà họ Lê từ thời Thiên Hựu (1557). Theo luật trời, tiên xuống trần phải có thời hạn, nhưng Liễu Hạnh đã không chịu theo. Nàng nhất quyết đòi được sống cuộc sống trần gian. Nàng chu du khắp nơi, đàm đạo với văn nhân, kết hôn với danh sĩ, giúp dân trừ nạn. Liễu Hạnh là biểu tượng cho sức sống giải phóng, ý thức tự do và lòng nhân đạo của phụ nữ. Chất Việt trong bà rất rõ. Đó là tâm hồn nhân văn sâu lắng, biểu hiện ở sức sống quật cường và tâm hồn nghệ sĩ. Liễu Hạnh được tôn vinh là Thánh Mẫu. Vì những lẽ đó, phụ nữ Việt Nam tự hào với Bà Trưng, Bà Triệu nhưng với Liễu Hạnh, họ thấy gần gũi hơn.
    Trong tâm thức sâu xa của dân Việt, cả nước là đại gia đình chung huyết thống. Gia đình nào cũng có người chủ là mẹ chứ không phải ông cha. Luân lý phụ quyền là của Nho giáo chứ không phải của dân Việt. Mẹ sinh ra con cái, nuôi dưỡng rèn luyện, chăm sóc con. Không phải chỉ sinh vật mà ngay cả vật vô tri cũng có mẹ như mẹ Đất, mẹ Núi, mẹ Nước, mẹ Lúa... Chính những người mẹ này đã đem lại sự yên ổn, thanh bình, yêu thương cho mọi người.
    Người phụ nữ, vì vậy, đã có một vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh của người Việt. Và đến tận ngày nay, tục thờ Nữ Thần, tục thờ Mẫu vẫn còn sống động. Đó là các bà Mẫu thuộc Tam phủ, Tứ phủ trên cơ sở thờ các nhiên thần (thần biểu trưng cho lực lượng tự nhiên), Mẫu Liễu Hạnh (cõi nhân gian) ở thế kỷ XVI...
    Ngoài ra, Hội chùa Dâu mở hằng năm tại Trung tâm Phật giáo đầu tiên ở nước ta hồi thế kỷ thứ III, IV... ở 5 làng huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc còn thờ các vị Thần Nữ: Pháp Vân (vị thần chủ trì Mây), Pháp Vũ (vị thần chủ Mưa), Pháp Lôi (vị thần chủ Sét), Pháp Điện (vị thần chủ Chớp) tục gọi là Tứ Pháp. Các vị thần ấy chủ trì những lực lượng tự nhiên mà cư dân nông nghiệp cổ rất sùng bái, vì có liên quan đến việc cung cấp nước cho nghề trồng lúa nước.
    Có thể nói, người phụ nữ Việt Nam đã có mặt và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình văn hóa của dân tộc Việt... Hiện nay, chủ trương về việc trao tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" của Nhà nước ta chính là tiếp nối với tiến trình văn hóa tốt đẹp của dân tộc đối với người phụ nữ.

    (từ Internet)

  5. CaMuoi

    CaMuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    Bác Ngăn Cách kiếm được mấy cái thống kê này ở đâu đấy.
    Tui có ông bạn cùng học, lúc ở nhà không có theo tôn giáo nào cả (chắc có theo đạo phật part-time???). Sau đó ông bạn sang Nga và nhập đạo tin lành. Dịp vừa rồi, làm hồ sơ đi Úc trở lại, bác ta mới khai vào lý lịch cái mục tôn giáo là "đạo tin lành". Mấy chú CA bảo là có cái gì chứng minh anh theo đạo tin lành ko. Ông bạn tui trả lời là ông ấy tin ở trong đầu, có chúa chứng giám, chứ ko xin được dấu má. Thế là các bác CA cứ làm khó dễ, cuối cùng đành phải khai là tôn giáo "không" mới làm mới được chứng minh thư và hộ chiếu.
    Thành ra tui nghĩ, mấy con số thống kê chính thức về số lượng người theo các tôn giáo có khi cũng không chính xác lắm.
  6. ngan_cach

    ngan_cach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng nghĩ như bạn về những con số thống kê nói chung và con số cụ thể như ở trên nói riêng. Bởi một lẽ cũng khá tế nhị, bạn, tôi, chúng ta luôn luôn "phải" chấp nhận một vài sự thật không như ta mong muốn.
    Bạn có thể xem cụ thể ở đây nhé: http://www.thaibinhtrade.gov.vn/content.asp?LangId=1&menuid=35&letter=tinnguong

Chia sẻ trang này