1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

    Đây là topic chứa tất cả những tin tức từ các báo chí, đài truyền hình, Website v.v..Ai biết gì, thấy gì, đọc gì (kể cả sờ thấy gì nữa ) thì post lên cho anh em ta kịp update về Quê Hương nhé.

    Mở hàng là mình nhá, đây là mấy cái tin lặt vặt lẹo vẹo đọc cho vui í mà.

    BỊ ĐÁNH VÌ... KHÔNG BIẾT HÁT!​

    Nếu biết trước rằng cuộc nhậu tại nhà người hàng xóm có phát sinh phần... văn nghệ giúp vui chắc Nguyễn Văn Anh (25 tuổi, ngụ xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã không góp mặt. Bởi chính cuộc vui ca hát đó đã khiến anh nhận cái chết tức tưởi. Tối 23-9-2002, anh cùng Nguyễn Văn Hoàng và một người bạn nữa đến nhà anh Trí nhậu. Sau vài xị có ý kiến để cho không khí rôm rã mỗi người phải hát một bài. Tới lượt Anh thì anh từ chối vì từ nhỏ tới lớn chưa biết hát và cũng không thuộc bài hát nào. Không ngờ Hoàng đột nhiên nổi giận bảo Anh ?ochảnh?, không vui thiệt tình rồi xông tới giáng cho Anh những đòn trí mạng. Dù được bạn bè nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhưng anh không qua khỏi.

    Đã có không ít trường hợp tình làng xóm, nghĩa láng giềng bị nhấn chìm trong men rượu, gây hậu quả đau lòng, thật đáng buồn!





    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  2. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Người vác tù và hàng tổng​
    [​IMG]
    Anh Hoàng Đình Luyện đã khuyên người đàn ông này đình sản.
    ?oCó thể chỉ là một lời ca vụng về, một lời khuyên mộc mạc, nhưng tất cả đều mang nặng tấm lòng của những người muốn góp phần mình thực hiện kế hoạch gia đình?. Đây là cách lý giải của anh Hoàng Đình Luyện (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), người đã cùng vợ con thành lập đội truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình tự nguyện."
    10 năm trước, anh Hoàng Đình Luyện đứng ra thành lập đội văn nghệ với nội quy tự đề ra: Lấy thông tin văn hóa phục vụ chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, giúp dân xóa đói giảm nghèo, khơi dậy phong trào văn nghệ dân gian, xây dựng nông thôn mới với tinh thần tự nguyện, không yêu cầu đãi ngộ. Anh Luyện vừa là đội trưởng, là tác giả, đạo diễn kiêm diễn viên. Thành viên của đội là vợ anh, hai cô con gái lớn và một số hạt nhân văn nghệ của xã.
    Suốt 10 năm, đội gồng gánh đàn sáo, đạo cụ đi bộ hàng ngày lên rừng, xuống biển, vào tận các làng bản xa xôi của người dân tộc thiểu số. Đến đâu, dù có mệt nhưng dân yêu cầu là đội diễn ngay. Là người đa tài, giàu vốn sống, những tiết mục do anh Luyện sáng tác và dàn dựng từ hoạt cảnh, kịch ngắn, tấu, vè dân ca đều chuyển thể một cách sinh động chủ trương, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nhà nước. Những tiết mục đó, được anh chị em trong đội biểu diễn rất nhuần nhị nên được bà con yêu thích.
    Nhiều người cứ tưởng đội văn nghệ của anh Luyện có ưu đãi đặc biệt lắm, vì theo họ, có tiền chưa chắc đã tổ chức và duy trì được một đội truyền thông nhiệt tình như vậy. Thực ra, các thành viên trong đội đều ?oăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng?. Cách đây mấy hôm, đội truyền thông tự nguyện này đã phải từ giã người đội trưởng Hoàng Đình Luyện. Anh mất lúc 71 tuổi.
    (Theo vnexpress)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  3. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Người vác tù và hàng tổng​
    [​IMG]
    Anh Hoàng Đình Luyện đã khuyên người đàn ông này đình sản.
    ?oCó thể chỉ là một lời ca vụng về, một lời khuyên mộc mạc, nhưng tất cả đều mang nặng tấm lòng của những người muốn góp phần mình thực hiện kế hoạch gia đình?. Đây là cách lý giải của anh Hoàng Đình Luyện (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), người đã cùng vợ con thành lập đội truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình tự nguyện."
    10 năm trước, anh Hoàng Đình Luyện đứng ra thành lập đội văn nghệ với nội quy tự đề ra: Lấy thông tin văn hóa phục vụ chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, giúp dân xóa đói giảm nghèo, khơi dậy phong trào văn nghệ dân gian, xây dựng nông thôn mới với tinh thần tự nguyện, không yêu cầu đãi ngộ. Anh Luyện vừa là đội trưởng, là tác giả, đạo diễn kiêm diễn viên. Thành viên của đội là vợ anh, hai cô con gái lớn và một số hạt nhân văn nghệ của xã.
    Suốt 10 năm, đội gồng gánh đàn sáo, đạo cụ đi bộ hàng ngày lên rừng, xuống biển, vào tận các làng bản xa xôi của người dân tộc thiểu số. Đến đâu, dù có mệt nhưng dân yêu cầu là đội diễn ngay. Là người đa tài, giàu vốn sống, những tiết mục do anh Luyện sáng tác và dàn dựng từ hoạt cảnh, kịch ngắn, tấu, vè dân ca đều chuyển thể một cách sinh động chủ trương, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nhà nước. Những tiết mục đó, được anh chị em trong đội biểu diễn rất nhuần nhị nên được bà con yêu thích.
    Nhiều người cứ tưởng đội văn nghệ của anh Luyện có ưu đãi đặc biệt lắm, vì theo họ, có tiền chưa chắc đã tổ chức và duy trì được một đội truyền thông nhiệt tình như vậy. Thực ra, các thành viên trong đội đều ?oăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng?. Cách đây mấy hôm, đội truyền thông tự nguyện này đã phải từ giã người đội trưởng Hoàng Đình Luyện. Anh mất lúc 71 tuổi.
    (Theo vnexpress)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  4. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Sao la đang bị giết như thế nào?
    [​IMG]
    Từ việc phát hiện 4 cặp sừng sao la tại Quảng Bình mới đây, các nhà khoa học thuộc chương trình Birdlife VN và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đi sâu tìm nơi trú ẩn của chúng. Họ thấy sao la cùng nhiều loài chim thú đặc hữu khác đang bị dân địa phương giết hại một cách vô tư.
    Người đàn ông vừa giết thịt 2 con sao la là ông Hồ Văn Cường (bản Rum, xã Kim Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) - một thợ săn già và nghèo. Có vẻ như ông không biết đến cái sướng của người vừa được thưởng thức thứ đặc sản loài vật đang được xem là báu vật quốc gia này. Ông than thở, "đã thịt chúng ra thì phải chén cho kỳ hết, vì thứ này chán lắm, không bán được như thịt hoẵng, thịt mang, thịt lợn rừng". Ông trỏ lên gác bếp: "Tôi giữ lại cặp sừng, may ra còn bán được 80 ngàn đồng".
    Ông Cường nói không sai, vì tất cả những người từng ăn thứ thịt này đều không biết đến tên sao la, và họ chỉ hy vọng ở cặp sừng còn lại là có thể ra tiền. Như những người Vân Kiều khác, ông Cường gọi con sao la là con La Giang, con vật chuyên kiếm ăn ở khe nước thuộc lâm trường Khe Giữa. Ông dẫn các nhà khoa học đến nơi đã bẫy được chúng. Khe nước cách bản Rum 3 giờ đi bộ. Đây là một khu đồi rừng thưa thớt, cây cối tạp nham, đa phần không có giá trị kinh tế; cách đây 10 năm từng là một bãi vàng nổi tiếng. Nhưng bây giờ nó đã trở thành điểm tử thần đối với các loài thú... Tại chỗ bắt được sao la, vẫn còn đặt hàng trăm chiếc bẫy thô sơ làm bằng dây phanh xe đạp. Chúng được đặt kế tiếp nhau tạo thành một hàng rào chạy cắt ngang quả đồi, chỉ chừa những lỗ hổng cho con thú đi qua. Tại lỗ hổng đó, người ta giăng sẵn nhiều thòng lọng. Con sao la đã bị mắc chân vào một trong những thòng lọng đó. Nó vùng vẫy suốt 3 ngày, dẫm nát cây cỏ xung quanh. Ông Cường cho biết khi ông trở lại xem bẫy, con vật hãy còn khỏe lắm, nó nhoài người ra vặt những lá cây nhai ngấu nghiến và phóng uế vung vãi...
    Điều làm các nhà khoa học ngạc nhiên là trong tầm hoạt động của con sao la khi bị mắc bẫy chỉ có một loại lá cây bị vặt trụi, đó là một cây lá to, dày, mọc thành khóm, người dân địa phương gọi là cây khoai nước rừng. Những đống phân sao la rải rác xung quanh chứng tỏ nó đã ăn loại lá này trước khi bị mắc bẫy. Đây chính là ghi nhận đầu tiên về thức ăn của loài sao la.
    Đúng như dự đoán của các nhà khoa học, trong khu vực rừng thường xanh, đất thấp thuộc hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, có rất nhiều dấu vết loài sao la. Tại xã Trường Sơn cách bản Rum không xa, họ đã phát hiện ít nhất 3 con sao la nữa mới bị giết hại. Tại nhà ông Long, họ thấy một cặp sừng sao la đồ sộ. Ông thợ săn này cho hay ông đã giết nó cách đây 2 tháng, thấy cặp sừng hay hay bèn đặt lên bàn thờ để trang trí. Không ngờ có ông cai thầu đường Trường Sơn cứ đòi mua, trả tới 1 triệu đồng. 1 triệu cũng không bán, người ta trả càng cao ông Long càng giữ, người ta đang đồn ầm lên là sừng sao la chữa được bệnh, bệnh gì cũng khỏi hết.
    Rừng xanh kêu cứu
    Câu chuyện về cái chết của những con sao la cứ được kể hồn nhiên như vậy. Và điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên và đau xót là không một ai trong số các thợ săn biết được giá trị của loài vật mà họ đang sát hại này. 4 cặp sừng sao la được phát hiện ở 2 xã (con số sao la bị sát hại chắc chắn phải lớn hơn thế nhiều), cho thấy rằng những báu vật quốc gia này đang bị mất đi từng ngày, chỉ vì người dân thiếu thông tin.
    Sao la là loài thú quý của Việt Nam, mới được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992 ở một số vùng thuộc dải Trường Sơn giáp biên giới Việt - Lào. Phát hiện đó đã làm cho thế giới phải sửng sốt về sự đa dạng và bí ẩn của thiên nhiên VN. Nhưng cho đến nay, những hiểu biết về loài này còn rất hạn chế; người ta chỉ biết đến những con sao la bị thợ săn sát hại, người ta cũng chưa hình dung được tập tính sinh hoạt và thức ăn chính của chúng. Có lẽ vì thế mà việc nuôi con sao la non vào năm 1999 đã không thành công.
    Ông Lê Mạnh Hùng (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) nói: "Những phát hiện trên cho thấy Lệ Thủy và Quảng Ninh là nơi cư trú lâu nay của một quần thể sao la chưa từng được ghi nhận, và có thể đây là quần thể đáng kể nhất còn tồn tại trên thế giới. Bước đầu cũng có thể khẳng định môi trường sống của chúng là sinh cảnh rừng thường xanh, đất thấp, với thức ăn là cây khoai nước rừng".
    Có thể nói sinh cảnh rừng thường xanh, đất thấp ở Tây Trường Sơn vẫn còn tương đối mới mẻ với các nhà nghiên cứu; thậm chí 20 năm nay chưa có cuộc điền dã nào tới đây. 10 ngày ở huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh khiến các nhà khoa học trải qua hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Không chỉ sao la, mà loài mang lớn (một loại động vật được phát hiện ở VN năm 1994) cũng còn để lại 2 cặp sừng trơ trên gác bếp. Chỉ trong 3 hôm ở bản Rum, đã có một con sơn dương và 3 con lợn rừng bị sập bẫy. Thợ săn bảo săn thú thích hơn bẫy chim, vì chim tuy nhiều nhưng thịt chẳng được mấy.
    Lục lọi mãi, ông Hồ Văn Cường mới tìm thấy cái bẫy gà lôi mang lên rừng "biểu diễn" cho mọi người xem. Lần thử đó đã mang lại kết quả không ngờ: Trong ngày đầu tiên, một con gà so Trung Bộ (một loài chim đặc hữu) sập bẫy; ngày sau một con thỏ hổ lại chui vào. Loài thú này cũng là loại thú đặc hữu quý hiếm, mới ghi nhận được một con duy nhất ở Hà Tĩnh. Còn niệc nâu, một loài chim bị đe dọa toàn cầu, thì tìm thấy những 5 mẹ con, được nuôi tại một gia đình ở bản Rum, trong đó con mẹ to nhất đã bị giết thịt.
    Các nhà khoa học rời Lệ Thủy, Quảng Ninh khi người dân ở đây vẫn rồng rắn vào rừng săn bẫy chim thú theo sự đặt hàng của những người đang làm đường Trường Sơn đi qua bản làng của họ. Khu sinh cảnh rừng thường xanh, đất thấp đang rung chuyển mà không có sự can thiệp của các cơ quan chức năng, mặc dù đây là sinh cảnh còn rất ít và rất dễ bị phá hủy. Khu này trải từ Quảng Bình đến Hưng Hóa (Quảng Trị), hầu như không có dân cư sinh sống. Và vì thế, theo các nhà khoa học, hai tỉnh cần sớm lập khu bảo tồn thiên nhiên tại đây, trước khi quá muộn
    (TheoThể Thao & Văn Hóa)

    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 06/03/2003
  5. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Sao la đang bị giết như thế nào?
    [​IMG]
    Từ việc phát hiện 4 cặp sừng sao la tại Quảng Bình mới đây, các nhà khoa học thuộc chương trình Birdlife VN và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đi sâu tìm nơi trú ẩn của chúng. Họ thấy sao la cùng nhiều loài chim thú đặc hữu khác đang bị dân địa phương giết hại một cách vô tư.
    Người đàn ông vừa giết thịt 2 con sao la là ông Hồ Văn Cường (bản Rum, xã Kim Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) - một thợ săn già và nghèo. Có vẻ như ông không biết đến cái sướng của người vừa được thưởng thức thứ đặc sản loài vật đang được xem là báu vật quốc gia này. Ông than thở, "đã thịt chúng ra thì phải chén cho kỳ hết, vì thứ này chán lắm, không bán được như thịt hoẵng, thịt mang, thịt lợn rừng". Ông trỏ lên gác bếp: "Tôi giữ lại cặp sừng, may ra còn bán được 80 ngàn đồng".
    Ông Cường nói không sai, vì tất cả những người từng ăn thứ thịt này đều không biết đến tên sao la, và họ chỉ hy vọng ở cặp sừng còn lại là có thể ra tiền. Như những người Vân Kiều khác, ông Cường gọi con sao la là con La Giang, con vật chuyên kiếm ăn ở khe nước thuộc lâm trường Khe Giữa. Ông dẫn các nhà khoa học đến nơi đã bẫy được chúng. Khe nước cách bản Rum 3 giờ đi bộ. Đây là một khu đồi rừng thưa thớt, cây cối tạp nham, đa phần không có giá trị kinh tế; cách đây 10 năm từng là một bãi vàng nổi tiếng. Nhưng bây giờ nó đã trở thành điểm tử thần đối với các loài thú... Tại chỗ bắt được sao la, vẫn còn đặt hàng trăm chiếc bẫy thô sơ làm bằng dây phanh xe đạp. Chúng được đặt kế tiếp nhau tạo thành một hàng rào chạy cắt ngang quả đồi, chỉ chừa những lỗ hổng cho con thú đi qua. Tại lỗ hổng đó, người ta giăng sẵn nhiều thòng lọng. Con sao la đã bị mắc chân vào một trong những thòng lọng đó. Nó vùng vẫy suốt 3 ngày, dẫm nát cây cỏ xung quanh. Ông Cường cho biết khi ông trở lại xem bẫy, con vật hãy còn khỏe lắm, nó nhoài người ra vặt những lá cây nhai ngấu nghiến và phóng uế vung vãi...
    Điều làm các nhà khoa học ngạc nhiên là trong tầm hoạt động của con sao la khi bị mắc bẫy chỉ có một loại lá cây bị vặt trụi, đó là một cây lá to, dày, mọc thành khóm, người dân địa phương gọi là cây khoai nước rừng. Những đống phân sao la rải rác xung quanh chứng tỏ nó đã ăn loại lá này trước khi bị mắc bẫy. Đây chính là ghi nhận đầu tiên về thức ăn của loài sao la.
    Đúng như dự đoán của các nhà khoa học, trong khu vực rừng thường xanh, đất thấp thuộc hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, có rất nhiều dấu vết loài sao la. Tại xã Trường Sơn cách bản Rum không xa, họ đã phát hiện ít nhất 3 con sao la nữa mới bị giết hại. Tại nhà ông Long, họ thấy một cặp sừng sao la đồ sộ. Ông thợ săn này cho hay ông đã giết nó cách đây 2 tháng, thấy cặp sừng hay hay bèn đặt lên bàn thờ để trang trí. Không ngờ có ông cai thầu đường Trường Sơn cứ đòi mua, trả tới 1 triệu đồng. 1 triệu cũng không bán, người ta trả càng cao ông Long càng giữ, người ta đang đồn ầm lên là sừng sao la chữa được bệnh, bệnh gì cũng khỏi hết.
    Rừng xanh kêu cứu
    Câu chuyện về cái chết của những con sao la cứ được kể hồn nhiên như vậy. Và điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên và đau xót là không một ai trong số các thợ săn biết được giá trị của loài vật mà họ đang sát hại này. 4 cặp sừng sao la được phát hiện ở 2 xã (con số sao la bị sát hại chắc chắn phải lớn hơn thế nhiều), cho thấy rằng những báu vật quốc gia này đang bị mất đi từng ngày, chỉ vì người dân thiếu thông tin.
    Sao la là loài thú quý của Việt Nam, mới được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992 ở một số vùng thuộc dải Trường Sơn giáp biên giới Việt - Lào. Phát hiện đó đã làm cho thế giới phải sửng sốt về sự đa dạng và bí ẩn của thiên nhiên VN. Nhưng cho đến nay, những hiểu biết về loài này còn rất hạn chế; người ta chỉ biết đến những con sao la bị thợ săn sát hại, người ta cũng chưa hình dung được tập tính sinh hoạt và thức ăn chính của chúng. Có lẽ vì thế mà việc nuôi con sao la non vào năm 1999 đã không thành công.
    Ông Lê Mạnh Hùng (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) nói: "Những phát hiện trên cho thấy Lệ Thủy và Quảng Ninh là nơi cư trú lâu nay của một quần thể sao la chưa từng được ghi nhận, và có thể đây là quần thể đáng kể nhất còn tồn tại trên thế giới. Bước đầu cũng có thể khẳng định môi trường sống của chúng là sinh cảnh rừng thường xanh, đất thấp, với thức ăn là cây khoai nước rừng".
    Có thể nói sinh cảnh rừng thường xanh, đất thấp ở Tây Trường Sơn vẫn còn tương đối mới mẻ với các nhà nghiên cứu; thậm chí 20 năm nay chưa có cuộc điền dã nào tới đây. 10 ngày ở huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh khiến các nhà khoa học trải qua hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Không chỉ sao la, mà loài mang lớn (một loại động vật được phát hiện ở VN năm 1994) cũng còn để lại 2 cặp sừng trơ trên gác bếp. Chỉ trong 3 hôm ở bản Rum, đã có một con sơn dương và 3 con lợn rừng bị sập bẫy. Thợ săn bảo săn thú thích hơn bẫy chim, vì chim tuy nhiều nhưng thịt chẳng được mấy.
    Lục lọi mãi, ông Hồ Văn Cường mới tìm thấy cái bẫy gà lôi mang lên rừng "biểu diễn" cho mọi người xem. Lần thử đó đã mang lại kết quả không ngờ: Trong ngày đầu tiên, một con gà so Trung Bộ (một loài chim đặc hữu) sập bẫy; ngày sau một con thỏ hổ lại chui vào. Loài thú này cũng là loại thú đặc hữu quý hiếm, mới ghi nhận được một con duy nhất ở Hà Tĩnh. Còn niệc nâu, một loài chim bị đe dọa toàn cầu, thì tìm thấy những 5 mẹ con, được nuôi tại một gia đình ở bản Rum, trong đó con mẹ to nhất đã bị giết thịt.
    Các nhà khoa học rời Lệ Thủy, Quảng Ninh khi người dân ở đây vẫn rồng rắn vào rừng săn bẫy chim thú theo sự đặt hàng của những người đang làm đường Trường Sơn đi qua bản làng của họ. Khu sinh cảnh rừng thường xanh, đất thấp đang rung chuyển mà không có sự can thiệp của các cơ quan chức năng, mặc dù đây là sinh cảnh còn rất ít và rất dễ bị phá hủy. Khu này trải từ Quảng Bình đến Hưng Hóa (Quảng Trị), hầu như không có dân cư sinh sống. Và vì thế, theo các nhà khoa học, hai tỉnh cần sớm lập khu bảo tồn thiên nhiên tại đây, trước khi quá muộn
    (TheoThể Thao & Văn Hóa)

    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 16:29 ngày 06/03/2003
  6. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    "Ông alô" ở xã Quảng Hòa​
    [​IMG]
    Ông Tùng "alô".
    Ngày nắng cũng như mưa, cứ đúng 5h và 21h là ông Tùng buộc đồ nghề lên xe đạp, tay cầm micrô, vừa đẩy xe khắp xóm vừa đọc tin thời sự, các thông báo về sản xuất, thu nộp sản phẩm, tin về dân số... Khi nào mỏi miệng thì ông bật cassette thư giãn cho bà con bằng vài bài cải lương hoặc những ca khúc cách mạng.
    Ông Tùng ở thôn Vĩnh Phú, xã Quảng Hòa (Quảng Trạch, Quảng Bình) vốn là bộ đội. Xuất ngũ năm 1978, ông về quê với hàm chuẩn úy và muốn làm gì đó để giúp đỡ xóm giềng. Vậy là cùng với bộ loa, ampli, cassette, micro, ông tình nguyện đi khắp làng đọc tin tức phục vụ bà con. Sau 20 năm gắn bó với công việc, ông Tùng truyền tin đã trở thành nhân vật không thể thiếu trong đời sống của dân làng với cái tên trìu mến "ông alô".
    "Tui chọn đi đọc tin lúc 5h và 21h vì bà con đều tập trung tại nhà, lại thanh tịnh nên ai cũng nghe rõ được. Có bữa, người ta nghe không rõ, còn lao từ trong nhà ra kêu tui đọc lại. Khi nào rét quá, cứng hết quai hàm thì lại tạt vào nhà ai đó xin cốc trà nóng, hay làm chén rượu ấm bụng, rồi lại lên đường", ông kể về công việc của mình. Ở xã cũng có loa phát thanh, nhưng thường phát lúc bà con đi làm, không tập trung nên chẳng mấy khi nắm được thông tin.
    Có người cho rằng ông làm nghề này để kiếm tiền hay vì động cơ gì đó, ông thì chỉ nghĩ: "Tui tự nguyện làm tốt việc thông tin là vì ngày trẻ, mình từng bị kỷ luật vì ý thức trách nhiệm kém, nay về già sống với bà con, thì cố bù đắp lại. Thấy có ích cho chòm xóm thì làm, để mai mốt chết cho yên mộ cỏ. Vậy thôi chứ động cơ động kiếc gì".
    Ở xã, ông Tùng - bà Ninh là đôi vợ chồng già ham văn nghệ. Họ vừa hát song ca, diễn kịch, tuồng, múa lân... không bao giờ thiếu vắng ở các kỳ hội diễn ở huyện, xã. Hai ông bà sống trong ngôi nhà cũ kỹ, thấp tè với 8 sào ruộng khoán, mấy trăm nghìn phụ cấp bệnh binh hằng tháng, các con chưa có việc làm ổn định. Trong nhà, bộ bàn ghế xộc xệch, mấy cái giường tre đơn sơ, gió hun hút thổi ngược xuôi. Dành dụm được đồng nào, ông Tùng dồn hết vào việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị thông tin. Nhiều lúc ông chỉ ước có vài triệu đồng để tân trang lại bộ đồ nghề cho tiếng rõ hơn, vang to hơn, phục vụ bà con tốt hơn.
    (Theo Lao Động)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 06/03/2003
  7. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    "Ông alô" ở xã Quảng Hòa​
    [​IMG]
    Ông Tùng "alô".
    Ngày nắng cũng như mưa, cứ đúng 5h và 21h là ông Tùng buộc đồ nghề lên xe đạp, tay cầm micrô, vừa đẩy xe khắp xóm vừa đọc tin thời sự, các thông báo về sản xuất, thu nộp sản phẩm, tin về dân số... Khi nào mỏi miệng thì ông bật cassette thư giãn cho bà con bằng vài bài cải lương hoặc những ca khúc cách mạng.
    Ông Tùng ở thôn Vĩnh Phú, xã Quảng Hòa (Quảng Trạch, Quảng Bình) vốn là bộ đội. Xuất ngũ năm 1978, ông về quê với hàm chuẩn úy và muốn làm gì đó để giúp đỡ xóm giềng. Vậy là cùng với bộ loa, ampli, cassette, micro, ông tình nguyện đi khắp làng đọc tin tức phục vụ bà con. Sau 20 năm gắn bó với công việc, ông Tùng truyền tin đã trở thành nhân vật không thể thiếu trong đời sống của dân làng với cái tên trìu mến "ông alô".
    "Tui chọn đi đọc tin lúc 5h và 21h vì bà con đều tập trung tại nhà, lại thanh tịnh nên ai cũng nghe rõ được. Có bữa, người ta nghe không rõ, còn lao từ trong nhà ra kêu tui đọc lại. Khi nào rét quá, cứng hết quai hàm thì lại tạt vào nhà ai đó xin cốc trà nóng, hay làm chén rượu ấm bụng, rồi lại lên đường", ông kể về công việc của mình. Ở xã cũng có loa phát thanh, nhưng thường phát lúc bà con đi làm, không tập trung nên chẳng mấy khi nắm được thông tin.
    Có người cho rằng ông làm nghề này để kiếm tiền hay vì động cơ gì đó, ông thì chỉ nghĩ: "Tui tự nguyện làm tốt việc thông tin là vì ngày trẻ, mình từng bị kỷ luật vì ý thức trách nhiệm kém, nay về già sống với bà con, thì cố bù đắp lại. Thấy có ích cho chòm xóm thì làm, để mai mốt chết cho yên mộ cỏ. Vậy thôi chứ động cơ động kiếc gì".
    Ở xã, ông Tùng - bà Ninh là đôi vợ chồng già ham văn nghệ. Họ vừa hát song ca, diễn kịch, tuồng, múa lân... không bao giờ thiếu vắng ở các kỳ hội diễn ở huyện, xã. Hai ông bà sống trong ngôi nhà cũ kỹ, thấp tè với 8 sào ruộng khoán, mấy trăm nghìn phụ cấp bệnh binh hằng tháng, các con chưa có việc làm ổn định. Trong nhà, bộ bàn ghế xộc xệch, mấy cái giường tre đơn sơ, gió hun hút thổi ngược xuôi. Dành dụm được đồng nào, ông Tùng dồn hết vào việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị thông tin. Nhiều lúc ông chỉ ước có vài triệu đồng để tân trang lại bộ đồ nghề cho tiếng rõ hơn, vang to hơn, phục vụ bà con tốt hơn.
    (Theo Lao Động)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 06/03/2003
  8. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    TIN VẮN THỊ TRƯỜNG
    Thầu cung cấp trạm trộn bê tông tươi​
    Công ty SXVL và XD Cosevco 1 thuộc Tổng công ty XD miền Trung tổ chức đấu thầu gói số 01: cung cấp trạm trộn bê tông tươi loại 54m3/h.
    Trạm trộn đồng bộ các thiết bị chính nhập ngoại, phần cơ khí đơn giản được sản xuất trong nước, sản xuất nZm 2002, mới 100%.
    Mua hồ sơ mời thầu tại Phòng Kế hoạch - thị trường - tầng 4, Khách sạn Cosevco Star - Khu phố 3 - thị trấn Ba Đồn, Quảng Trạch, Quảng Bình
    Giá bán một bộ hồ sơ: 500.000 đồng
    Hồ sơ dự thầu sẽ được phát hành từ 13/08 đến 18/08/2002
    Hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 8h ngày 25/08/2002 tại Hội trường Khách sạn Cosevco Star.
    ĐT: 052-514078; 514456
    Fax: 052-512218
    (Theo media.vdc.com.vn)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  9. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    TIN VẮN THỊ TRƯỜNG
    Thầu cung cấp trạm trộn bê tông tươi​
    Công ty SXVL và XD Cosevco 1 thuộc Tổng công ty XD miền Trung tổ chức đấu thầu gói số 01: cung cấp trạm trộn bê tông tươi loại 54m3/h.
    Trạm trộn đồng bộ các thiết bị chính nhập ngoại, phần cơ khí đơn giản được sản xuất trong nước, sản xuất nZm 2002, mới 100%.
    Mua hồ sơ mời thầu tại Phòng Kế hoạch - thị trường - tầng 4, Khách sạn Cosevco Star - Khu phố 3 - thị trấn Ba Đồn, Quảng Trạch, Quảng Bình
    Giá bán một bộ hồ sơ: 500.000 đồng
    Hồ sơ dự thầu sẽ được phát hành từ 13/08 đến 18/08/2002
    Hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 8h ngày 25/08/2002 tại Hội trường Khách sạn Cosevco Star.
    ĐT: 052-514078; 514456
    Fax: 052-512218
    (Theo media.vdc.com.vn)
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  10. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    10/1, Cha Lo chính thức được công nhận là cửa khẩu quốc tế​
    [​IMG]
    Cửa khẩu quốc tế Cha Lo.
    Nhân dân 2 huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá (Quảng Bình) đang náo nức chào đón ngày lễ long trọng này. Từ hôm nay, tại Cha Lo xa xôi sẽ bắt đầu có những chuyển động mới.
    Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Biên phòng Quảng Bình, Cục Hải quan Quảng Bình và các ngành các cấp đã cử cán bộ lên Cha Lo để làm công tác chuẩn bị cho lễ khánh thành cửa khẩu. Đối với nhân dân ở 2 huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá nói riêng và Quảng Bình nói chung, thì đây thực sự là một ngày đáng nhớ. Trong tương lai, nhờ kinh tế, văn hóa đổi mới, đời sống của nhân dân vùng Cha Lo sẽ phát triển, đồng bào các dân tộc Rục, Sách, Mày sẽ trở nên giàu có, văn minh như người Kinh. Một vùng đất phía tây Quảng Bình vốn đang rất khó khăn chắc chắn sẽ thay da đổi thịt.
    Để có một Cha Lo cửa khẩu quốc tế, trong những năm gần đây, ngành giao thông vận tải Quảng Bình được sự giúp đỡ rất to lớn và có hiệu quả của Bộ Giao thông Vận tải. Bộ đã tung hết lực lượng vàthiết bị lên toàn tuyến quốc lộ 12A. Con đường vững chắc, thông tuyến và êm đẹp này chính là đáp số của sự đầu tư lớn của Nhà nước, cùng với tinh thần làm việc bất chấp ngày đêm của các đơn vị giao thông thi công, nâng cấp hoặc sửa chữa. Cùng với quốc lộ 12A, cảng Gianh, cảng Nhật Lệ, cảng Vũng Ánh, Hà Tĩnh, cửa khẩu Cha Lo phát huy tuyệt đối thế mạnh của mình. Trong vài năm gần đây, tại cửa khẩu đã có doanh thu từ hàng hoá xuất nhập khẩu hàng chục tỷ đồng. Năm 1999, doanh thu lên tới trên 35 tỷ. Anh Phan Lâm Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định: Khi Cha Lo trở thành cửa khẩu quốc tế, Quảng Bình sẽ có thêm nhiều lợi thế, tạo điều kiện cho tỉnh mở rộng việc phát triển kinh tế vùng phía tây. Từ Cha Lo, Quảng Bình sẽ là nơi trung chuyển hàng hoá sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và ra các nước khác trên thế giới. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có thêm thế đứng vững chắc. Cảng Gianh, cảng Nhật Lệ lại càng có điều kiện để hoạt động nhộn nhịp. Tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu chắc chắn sẽ phát triển mạnh. Khách các nước Đông Nam Á có thể qua cửa khẩu Cha Lo đến với khu du lịch danh thắng nổi tiếng Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Nhật Lệ, Đá Nhảy. Hàng hoá xuất khẩu lâm sản, hải sải, vật liệu xây dựng của Quảng Bình sẽ từ cửa khẩu này vươn rộng ra các nước khu vực và thế giới. Từ Lào về Việt Nam theo quốc lộ 12A sẽ ngắn hơn, an toàn hơn, giá thành vận chuyển của các chủ hàng vì thế cũng rẻ hơn so với những tuyến đường xuyên Á khác. Cửa khẩu quốc tế Cha Lo sẽ tạo cho Quảng Bình có thêm sức bật mới về nhiều phương diện, gần hơn với thế giới, giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn 2 huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá vốn đang khó khăn.
    (Theo Lao Động, 10/1).
    -----------------------------
    Đây là tin cũ rùi nhưng mà có thể các bạn chưa kịp đọc, thông cảm nhá!
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

Chia sẻ trang này