1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lwt

    lwt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Đang nghiên cứu để làm hệ thống lọc/
  2. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Bán đảo Bảo Ninh đang đổi thay nhờ du lịch

    Một góc hồ sinh thái nằm giữa khu du lịch Mỹ Cảnh.
    Vùng đất từng oằn mình vì bom đạn của giặc Mỹ, từng nổi tiếng bởi đã sản sinh hai bà mẹ Việt Nam anh hùng là Nguyễn Thị Suốt và Nguyễn Thị Khíu, nay đang chuyển mình nhờ các dự án du lịch. Trong số đó có khu Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
    Nhắc đến lý do chọn Bảo Ninh - vùng gần như hoang hóa từ sau ngày giải phóng 30/4 - làm nơi đầu tư phát triển du lịch, Phó tổng giám đốc Công ty xây dựng tổng hợp Trường Thịnh Dương Bích Quang không giấu vẻ tự hào. Anh bảo người ta có thể chưa biết Quảng Bình, chưa biết Đồng Hới, nhưng lại biết Bảo Ninh qua bài Mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu. "Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình/Mẹ rằng quê mẹ Bảo Ninh/Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền/Sớm chiều, nước xuống triều lên", những câu thơ đó đã làm thổn thức bao trái tim người Việt, đã tạo thế đứng cho Bảo Ninh trong lòng du khách. Hơn thế, mảnh đất anh hùng này còn đi vào bài hát Em bé Bảo Ninh bên bờ sông Nhật Lệ của nhạc sĩ Trần Hữu Pháp.
    Một điều khiến Phó tổng giám đốc Quang cùng đồng nghiệp mạnh dạn đầu tư 320 tỷ đồng vào 45 ha cát trắng này là bởi vị trí địa lý cũng như điều kiện khí hậu tuyệt vời của Bảo Ninh. Phía đông và bắc, Bảo Ninh giáp biển, phía tây giáp cửa sông Nhật Lệ - con sông đẹp nhất của Quảng Bình. "Sợi dây" níu bán đảo với đất liền nằm ở phía nam, nơi có rừng phi lao quanh năm cất lên điệu vi vu cùng gió. Điều lạ là dù ba bề giáp biển và cửa sông nước mặn, song những cư dân trên bán đảo không bao giờ lo thiếu nước ngọt. Chỉ cách mép sông 1-2 m hoặc cách bờ biển 10 m, đào sâu xuống 5-6 m là dòng nước ngọt đã ào ạt dâng lên. Thế nên hè 2003, khi cả tỉnh Quảng Bình khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt thì Bảo Ninh vẫn bình yên.
    Cũng do nằm ở vị trí thuận lợi nên theo lời bà con nơi đây thì từ năm 1978 đến nay, Bảo Ninh chưa hề bị bão tàn phá, cũng gần như dửng dưng với những đợt gió mùa đông bắc rét buốt từ đất liền tràn sang. Gió Lào - thứ gió vô tình đuổi bớt khách du lịch tới các bãi biển miền Trung vì sự khô cháy, rát bỏng của nó - thì khi vượt qua cửa sông Nhật Lệ vào đến Bảo Ninh đã giảm bớt đi sự khắc nghiệt.

    Anh Dương Bích Quang say sưa nói về tiềm năng của Bảo Ninh và những dự định tương lai.
    Thấy được những tiềm năng to lớn của Bảo Ninh, năm 2001, Công ty xây dựng tổng hợp Trường Thịnh đã xin phép UBND tỉnh Quảng Bình được triển khai dự án khu du lịch Mỹ Cảnh, đóng tại thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh. Trên diện tích 45 ha (gồm cả bãi biển), sẽ có 9 phân khu chức năng được bố trí rất khoa học. Đến với Mỹ Cảnh, khách sẽ theo tuyến đường 36, qua cầu Nhật Lệ (khánh thành vào tháng 7 tới), đi thêm mấy chục mét là tới khu trung tâm - nơi tiếp đón khách. Tùy theo nhu cầu, khách sẽ được bố trí tới khu khách sạn cao tầng (khoảng 11-15 tầng) với các tiện nghi và dịch vụ đạt tiêu chuẩn 5 sao; tới khu resort gồm biệt thự, nhà nghỉ với những khu vườn bao quanh; tới khu điều dưỡng của những người già; hoặc tới khu lữ hành dành cho khách bình dân. Các công trình được bố trí sát biển hoặc sát cửa sông Nhật Lệ để khách chỉ cất vài bước chân là có thể đùa nghịch với sóng biển hoặc xây những lâu đài trên cát.
    "Nếu chỉ có thế, Mỹ Cảnh sẽ không hấp dẫn du khách" - anh Quang nói vậy. Điều mà doanh nghiệp này nhắm tới là xây dựng cánh rừng nguyên sinh rộng chừng 10 ha tạo điểm nhấn cho khu du lịch. Trên vùng cát trắng xóa xưa nay chỉ có phi lao, công ty Trường Thịnh đã thuê một đoàn xe 6-7 tháng nay liên tục chở đất đến đổ. Anh Quang bảo sẽ lấy tất cả (khoảng 5.000) cây bản địa ở vùng ven rừng, cây rừng được một số nông dân ươm để trồng trên bán đảo, tạo sự đa dạng sinh học. Ngoài cây rừng, Công ty kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự (đơn vị tư vấn, thiết kế) sẽ sáng tạo thêm những thác nước, dòng suối, tạo cho du khách cảm giác đang ở trong một khu rừng nguyên sinh thực thụ.
    Bên cạnh rừng, Trường Thịnh cũng dày công nghiên cứu, thiết kế đại lộ Xênh dẫn từ khu trung tâm tới đài Mỹ Cảnh Vọng. Dự kiến, hai bên đại lộ sẽ trồng nhiều cây cổ thụ, vườn hoa, vườn nước với hệ thống vòi phun và chiếu sáng, tạo sự kỳ ảo cho du khách. Kết thúc đại lộ là đài Mỹ Cảnh Vọng được xây rất cao. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra khắp nơi, thâu tóm cả dải đất ven biển miền Trung hoặc một vùng biển rộng mênh mông. Cũng từ điểm gác này, khách có thể ngắm được cảnh ra vào tấp nập của thuyền bè đánh cá. Những người thích thể thao có thể đến với khu bể bơi, đua thuyền, lướt sóng, lướt ván, nhảy dù, bóng chuyền, bóng đá trên cát đang được xây dựng.
    Hiện nay, khu du lịch Mỹ Cảnh còn ngổn ngang với những tòa nhà đang xây dở, với những cây rừng mới trồng còn chưa đâm lá. Nhưng chỉ 2 tháng nữa (tháng 7), cùng với sự khánh thành của cây cầu Nhật Lệ, khu lữ hành cùng nhiều khu chức năng sẽ được hoàn tất, bắt đầu đón những vị khách đầu tiên. Đến mùa hè năm 2006, toàn bộ 9 phân khu chức năng sẽ đi vào hoạt động với tổng công suất phòng nghỉ đạt 700. Phó tổng giám đốc Quang rất tự tin về nguồn khách bởi công ty đã đặt quan hệ với nhiều đơn vị kinh doanh du lịch và đang gấp rút làm thủ tục gia nhập thành viên của con đường di sản miền Trung.
    "Có thể lúc này người ta ngại tới Quảng Bình, song chỉ 1-2 năm nữa, khi sân bay Đồng Hới khánh thành thì khách trong và ngoài nước sẽ ào ạt đổ về bởi nơi đây thiên thời, địa lợi, nhân hòa", Phó tổng giám đốc Dương Bích Quang đã nói như thế với phóng viên VnExpress trước khi chia tay.
    Như Trang
  3. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Bán đảo Bảo Ninh đang đổi thay nhờ du lịch

    Một góc hồ sinh thái nằm giữa khu du lịch Mỹ Cảnh.
    Vùng đất từng oằn mình vì bom đạn của giặc Mỹ, từng nổi tiếng bởi đã sản sinh hai bà mẹ Việt Nam anh hùng là Nguyễn Thị Suốt và Nguyễn Thị Khíu, nay đang chuyển mình nhờ các dự án du lịch. Trong số đó có khu Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
    Nhắc đến lý do chọn Bảo Ninh - vùng gần như hoang hóa từ sau ngày giải phóng 30/4 - làm nơi đầu tư phát triển du lịch, Phó tổng giám đốc Công ty xây dựng tổng hợp Trường Thịnh Dương Bích Quang không giấu vẻ tự hào. Anh bảo người ta có thể chưa biết Quảng Bình, chưa biết Đồng Hới, nhưng lại biết Bảo Ninh qua bài Mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu. "Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình/Mẹ rằng quê mẹ Bảo Ninh/Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền/Sớm chiều, nước xuống triều lên", những câu thơ đó đã làm thổn thức bao trái tim người Việt, đã tạo thế đứng cho Bảo Ninh trong lòng du khách. Hơn thế, mảnh đất anh hùng này còn đi vào bài hát Em bé Bảo Ninh bên bờ sông Nhật Lệ của nhạc sĩ Trần Hữu Pháp.
    Một điều khiến Phó tổng giám đốc Quang cùng đồng nghiệp mạnh dạn đầu tư 320 tỷ đồng vào 45 ha cát trắng này là bởi vị trí địa lý cũng như điều kiện khí hậu tuyệt vời của Bảo Ninh. Phía đông và bắc, Bảo Ninh giáp biển, phía tây giáp cửa sông Nhật Lệ - con sông đẹp nhất của Quảng Bình. "Sợi dây" níu bán đảo với đất liền nằm ở phía nam, nơi có rừng phi lao quanh năm cất lên điệu vi vu cùng gió. Điều lạ là dù ba bề giáp biển và cửa sông nước mặn, song những cư dân trên bán đảo không bao giờ lo thiếu nước ngọt. Chỉ cách mép sông 1-2 m hoặc cách bờ biển 10 m, đào sâu xuống 5-6 m là dòng nước ngọt đã ào ạt dâng lên. Thế nên hè 2003, khi cả tỉnh Quảng Bình khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt thì Bảo Ninh vẫn bình yên.
    Cũng do nằm ở vị trí thuận lợi nên theo lời bà con nơi đây thì từ năm 1978 đến nay, Bảo Ninh chưa hề bị bão tàn phá, cũng gần như dửng dưng với những đợt gió mùa đông bắc rét buốt từ đất liền tràn sang. Gió Lào - thứ gió vô tình đuổi bớt khách du lịch tới các bãi biển miền Trung vì sự khô cháy, rát bỏng của nó - thì khi vượt qua cửa sông Nhật Lệ vào đến Bảo Ninh đã giảm bớt đi sự khắc nghiệt.

    Anh Dương Bích Quang say sưa nói về tiềm năng của Bảo Ninh và những dự định tương lai.
    Thấy được những tiềm năng to lớn của Bảo Ninh, năm 2001, Công ty xây dựng tổng hợp Trường Thịnh đã xin phép UBND tỉnh Quảng Bình được triển khai dự án khu du lịch Mỹ Cảnh, đóng tại thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh. Trên diện tích 45 ha (gồm cả bãi biển), sẽ có 9 phân khu chức năng được bố trí rất khoa học. Đến với Mỹ Cảnh, khách sẽ theo tuyến đường 36, qua cầu Nhật Lệ (khánh thành vào tháng 7 tới), đi thêm mấy chục mét là tới khu trung tâm - nơi tiếp đón khách. Tùy theo nhu cầu, khách sẽ được bố trí tới khu khách sạn cao tầng (khoảng 11-15 tầng) với các tiện nghi và dịch vụ đạt tiêu chuẩn 5 sao; tới khu resort gồm biệt thự, nhà nghỉ với những khu vườn bao quanh; tới khu điều dưỡng của những người già; hoặc tới khu lữ hành dành cho khách bình dân. Các công trình được bố trí sát biển hoặc sát cửa sông Nhật Lệ để khách chỉ cất vài bước chân là có thể đùa nghịch với sóng biển hoặc xây những lâu đài trên cát.
    "Nếu chỉ có thế, Mỹ Cảnh sẽ không hấp dẫn du khách" - anh Quang nói vậy. Điều mà doanh nghiệp này nhắm tới là xây dựng cánh rừng nguyên sinh rộng chừng 10 ha tạo điểm nhấn cho khu du lịch. Trên vùng cát trắng xóa xưa nay chỉ có phi lao, công ty Trường Thịnh đã thuê một đoàn xe 6-7 tháng nay liên tục chở đất đến đổ. Anh Quang bảo sẽ lấy tất cả (khoảng 5.000) cây bản địa ở vùng ven rừng, cây rừng được một số nông dân ươm để trồng trên bán đảo, tạo sự đa dạng sinh học. Ngoài cây rừng, Công ty kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự (đơn vị tư vấn, thiết kế) sẽ sáng tạo thêm những thác nước, dòng suối, tạo cho du khách cảm giác đang ở trong một khu rừng nguyên sinh thực thụ.
    Bên cạnh rừng, Trường Thịnh cũng dày công nghiên cứu, thiết kế đại lộ Xênh dẫn từ khu trung tâm tới đài Mỹ Cảnh Vọng. Dự kiến, hai bên đại lộ sẽ trồng nhiều cây cổ thụ, vườn hoa, vườn nước với hệ thống vòi phun và chiếu sáng, tạo sự kỳ ảo cho du khách. Kết thúc đại lộ là đài Mỹ Cảnh Vọng được xây rất cao. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ra khắp nơi, thâu tóm cả dải đất ven biển miền Trung hoặc một vùng biển rộng mênh mông. Cũng từ điểm gác này, khách có thể ngắm được cảnh ra vào tấp nập của thuyền bè đánh cá. Những người thích thể thao có thể đến với khu bể bơi, đua thuyền, lướt sóng, lướt ván, nhảy dù, bóng chuyền, bóng đá trên cát đang được xây dựng.
    Hiện nay, khu du lịch Mỹ Cảnh còn ngổn ngang với những tòa nhà đang xây dở, với những cây rừng mới trồng còn chưa đâm lá. Nhưng chỉ 2 tháng nữa (tháng 7), cùng với sự khánh thành của cây cầu Nhật Lệ, khu lữ hành cùng nhiều khu chức năng sẽ được hoàn tất, bắt đầu đón những vị khách đầu tiên. Đến mùa hè năm 2006, toàn bộ 9 phân khu chức năng sẽ đi vào hoạt động với tổng công suất phòng nghỉ đạt 700. Phó tổng giám đốc Quang rất tự tin về nguồn khách bởi công ty đã đặt quan hệ với nhiều đơn vị kinh doanh du lịch và đang gấp rút làm thủ tục gia nhập thành viên của con đường di sản miền Trung.
    "Có thể lúc này người ta ngại tới Quảng Bình, song chỉ 1-2 năm nữa, khi sân bay Đồng Hới khánh thành thì khách trong và ngoài nước sẽ ào ạt đổ về bởi nơi đây thiên thời, địa lợi, nhân hòa", Phó tổng giám đốc Dương Bích Quang đã nói như thế với phóng viên VnExpress trước khi chia tay.
    Như Trang
  4. hoaloakenmuathu

    hoaloakenmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Cơ quan nhà nước ?ođua nhau? rao bán trụ sở


    Hơn năm nay, ở Quảng Bình người ta vẫn bàn về một ?ođề tài nóng?: nhiều cơ quan rao bán trụ sở... Sở Nội vụ: trên 3 tỉ đồng, Sở Tư pháp: 2 tỉ, Sở GD-ĐT: 6,7 tỉ...
    Được nhiều hơn mất

    Vũ Vân là chủ một doanh nghiệp đang làm ăn khấm khá ở Đồng Hới. Anh đang kiếm mua một lô đất vùng trung tâm thị xã để xây khách sạn mini.

    Anh nhờ tôi ?omai mối? mãi mà chưa tìm ra. Một sáng Vân gọi tôi bảo: ?oĐài, báo tỉnh đang rao bán công sở đầy ra đó mà nghĩ không ra cậu ạ, xem có chỗ mô được được mua một cái cho rồi?.

    Tôi và ông chủ doanh nghiệp lượn xe mươi mười lăm phút đã xem hết ?omặt mũi? các công sở này. Vòng vòng hai ngày liền, Vân chấm một cái ở số 4 Trần Hưng Đạo. Đó là trụ sở Sở Nội vụ, đang rao bán với giá 3,38 tỉ đồng. Diện tích toàn bộ 476m2, trụ sở này nằm trên một vị trí đẹp: ngay ngã tư trung tâm tỉnh lỵ, sát chân cầu Nhật Lệ và Bưu điện trung tâm Đồng Hới. Vân bảo: ?oƯng rồi, nhưng mà để coi đấu giá ra răng đã?.

    Trụ sở của Sở Tư pháp đã bán được 2 tỉ đồng cho một nhà doanh nghiệp ở huyện Lệ Thủy, mua xây khách sạn mini. Trụ sở này nằm trên đường Lý Thường Kiệt, trước đây mua lại của tư nhân, không sân, không hành lang. Người dân khi đến làm việc không có chỗ để xe máy, phải để trên vỉa hè nên bị công an hỏi lên hỏi xuống.

    Trụ sở Sở Lao động-thương binh & xã hội là những dãy nhà thấp lè tè, cách nhau riêng biệt vì mua thêm các cơ quan khác rồi ráp lại, đã bán 3,8 tỉ đồng cho Bảo hiểm PJico. Một nhân viên của sở thở dài: ?oHồ sơ lưu trữ ngày càng tăng lên mau chóng, nhà cũ hiện nay không đủ chỗ chứa nữa nên phải xin bán đi xây lại?.

    Sau nhiều lần đi xem, nếu có tiền tôi sẽ mua ngay trụ sở của Sở Tài chính. Nhà này còn khá mô-đen so với các trụ sở khác, được xây dựng từ thời mới chia tách từ tỉnh Bình Trị Thiên (1989), gồm một dãy nhà dài hình vòng cung bên bờ sông Nhật Lệ thơ mộng thế nhưng đã bị xuống cấp, nhiều phòng nứt nẻ, sắt thép lộ cả ra, được rao bán với giá 11 tỉ đồng.

    Bộ Tài chính đã cho phép sở xây lại trụ sở mới khoảng 1,8 tỉ đồng. Như vậy số tiền dư sẽ nộp ngân sách tỉnh là 9 tỉ đồng. Một doanh nghiệp ở TP.HCM là Công ty Du lịch Sài Gòn đã đăng ký mua và sẽ xây dựng trên vị trí này một khách sạn cao 7-8 tầng.

    Ông Nguyễn Đảng, giám đốc Sở Tài chính, chẳng cần e ngại: ?oNhững chỗ có thể sinh lợi tốt tại sao chúng ta không dành cho các doanh nghiệp phát triển kinh tế!?.

    Ông Hoàng Văn Tý, trưởng Phòng Địa chính - nhà đất thị xã Đồng Hới, nói: ?oBán công sở cũ xây mới là phù hợp với nội lực còn yếu của tỉnh (tổng thu ngân sách toàn tỉnh cao nhất là năm 2003 chỉ 330 tỉ đồng) khi chưa đủ tiềm lực để tự phát triển đô thị?.

    Được nhưng chưa đủ...

    Trưa 25-5, gặp ông Nguyễn Đảng, ông cho hay: ?oCác trụ sở còn sử dụng được thì không cho bán. Tránh tình trạng đua nhau xin bán theo kiểu anh bán được sao tôi không bán được... Theo tôi, nên qui hoạch tập trung cho các công sở, doanh nghiệp làm thành một khu vực?.

    Để có đất cho công sở và phát triển hạ tầng đô thị, tỉnh đã lấy hơn 50ha đất nông nghiệp của 115 hộ nông dân vùng Đồng Phú, Nam Lý. Sau khi giao đất cho tỉnh, đến nay nhiều hộ nông dân không còn đất để sản xuất, phải xoay chạy đổi nghề khá vất vả. Họ đang trông chờ chính quyền thị xã Đồng Hới, tỉnh cho chính sách chuyển đổi nghề phù hợp với họ.

    Một nông dân cho biết biết hiện đang có khoảng 2.000 người là cán bộ, công nhân viên nhà nước phải ở trọ khắp nơi trong thị xã vì không có đất làm nhà ở. Một anh bạn trong số những người đó bày tỏ: ?oTôi hi vọng chuyện bán trụ sở sẽ có thêm một cái được nữa là tiết kiệm đất trong xây dựng trụ sở mới để có thêm đất ở cho dân...?.

    Theo Tuổi trẻ
  5. hoaloakenmuathu

    hoaloakenmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Cơ quan nhà nước ?ođua nhau? rao bán trụ sở


    Hơn năm nay, ở Quảng Bình người ta vẫn bàn về một ?ođề tài nóng?: nhiều cơ quan rao bán trụ sở... Sở Nội vụ: trên 3 tỉ đồng, Sở Tư pháp: 2 tỉ, Sở GD-ĐT: 6,7 tỉ...
    Được nhiều hơn mất

    Vũ Vân là chủ một doanh nghiệp đang làm ăn khấm khá ở Đồng Hới. Anh đang kiếm mua một lô đất vùng trung tâm thị xã để xây khách sạn mini.

    Anh nhờ tôi ?omai mối? mãi mà chưa tìm ra. Một sáng Vân gọi tôi bảo: ?oĐài, báo tỉnh đang rao bán công sở đầy ra đó mà nghĩ không ra cậu ạ, xem có chỗ mô được được mua một cái cho rồi?.

    Tôi và ông chủ doanh nghiệp lượn xe mươi mười lăm phút đã xem hết ?omặt mũi? các công sở này. Vòng vòng hai ngày liền, Vân chấm một cái ở số 4 Trần Hưng Đạo. Đó là trụ sở Sở Nội vụ, đang rao bán với giá 3,38 tỉ đồng. Diện tích toàn bộ 476m2, trụ sở này nằm trên một vị trí đẹp: ngay ngã tư trung tâm tỉnh lỵ, sát chân cầu Nhật Lệ và Bưu điện trung tâm Đồng Hới. Vân bảo: ?oƯng rồi, nhưng mà để coi đấu giá ra răng đã?.

    Trụ sở của Sở Tư pháp đã bán được 2 tỉ đồng cho một nhà doanh nghiệp ở huyện Lệ Thủy, mua xây khách sạn mini. Trụ sở này nằm trên đường Lý Thường Kiệt, trước đây mua lại của tư nhân, không sân, không hành lang. Người dân khi đến làm việc không có chỗ để xe máy, phải để trên vỉa hè nên bị công an hỏi lên hỏi xuống.

    Trụ sở Sở Lao động-thương binh & xã hội là những dãy nhà thấp lè tè, cách nhau riêng biệt vì mua thêm các cơ quan khác rồi ráp lại, đã bán 3,8 tỉ đồng cho Bảo hiểm PJico. Một nhân viên của sở thở dài: ?oHồ sơ lưu trữ ngày càng tăng lên mau chóng, nhà cũ hiện nay không đủ chỗ chứa nữa nên phải xin bán đi xây lại?.

    Sau nhiều lần đi xem, nếu có tiền tôi sẽ mua ngay trụ sở của Sở Tài chính. Nhà này còn khá mô-đen so với các trụ sở khác, được xây dựng từ thời mới chia tách từ tỉnh Bình Trị Thiên (1989), gồm một dãy nhà dài hình vòng cung bên bờ sông Nhật Lệ thơ mộng thế nhưng đã bị xuống cấp, nhiều phòng nứt nẻ, sắt thép lộ cả ra, được rao bán với giá 11 tỉ đồng.

    Bộ Tài chính đã cho phép sở xây lại trụ sở mới khoảng 1,8 tỉ đồng. Như vậy số tiền dư sẽ nộp ngân sách tỉnh là 9 tỉ đồng. Một doanh nghiệp ở TP.HCM là Công ty Du lịch Sài Gòn đã đăng ký mua và sẽ xây dựng trên vị trí này một khách sạn cao 7-8 tầng.

    Ông Nguyễn Đảng, giám đốc Sở Tài chính, chẳng cần e ngại: ?oNhững chỗ có thể sinh lợi tốt tại sao chúng ta không dành cho các doanh nghiệp phát triển kinh tế!?.

    Ông Hoàng Văn Tý, trưởng Phòng Địa chính - nhà đất thị xã Đồng Hới, nói: ?oBán công sở cũ xây mới là phù hợp với nội lực còn yếu của tỉnh (tổng thu ngân sách toàn tỉnh cao nhất là năm 2003 chỉ 330 tỉ đồng) khi chưa đủ tiềm lực để tự phát triển đô thị?.

    Được nhưng chưa đủ...

    Trưa 25-5, gặp ông Nguyễn Đảng, ông cho hay: ?oCác trụ sở còn sử dụng được thì không cho bán. Tránh tình trạng đua nhau xin bán theo kiểu anh bán được sao tôi không bán được... Theo tôi, nên qui hoạch tập trung cho các công sở, doanh nghiệp làm thành một khu vực?.

    Để có đất cho công sở và phát triển hạ tầng đô thị, tỉnh đã lấy hơn 50ha đất nông nghiệp của 115 hộ nông dân vùng Đồng Phú, Nam Lý. Sau khi giao đất cho tỉnh, đến nay nhiều hộ nông dân không còn đất để sản xuất, phải xoay chạy đổi nghề khá vất vả. Họ đang trông chờ chính quyền thị xã Đồng Hới, tỉnh cho chính sách chuyển đổi nghề phù hợp với họ.

    Một nông dân cho biết biết hiện đang có khoảng 2.000 người là cán bộ, công nhân viên nhà nước phải ở trọ khắp nơi trong thị xã vì không có đất làm nhà ở. Một anh bạn trong số những người đó bày tỏ: ?oTôi hi vọng chuyện bán trụ sở sẽ có thêm một cái được nữa là tiết kiệm đất trong xây dựng trụ sở mới để có thêm đất ở cho dân...?.

    Theo Tuổi trẻ
  6. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Một giám đốc bỏ trốn để tránh đền bù sự cố SVĐ Đồng Hới
    UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định bắt buộc các đơn vị liên quan sự cố nứt, lún sân vận động Đồng Hới gây thiệt hại nặng ngân sách nhà nước phải có trách nhiệm đền bù tổng cộng 1,28 tỷ đồng.
    Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình được ban hành năm 2002. Theo đó, hạn chót là 30/12/2002, các đơn vị phải nộp đầy đủ tiền.
    Các cơ quan chức năng phát hiện ông Lê Văn Lộc (Giám đốc Xí nghiệp xây dựng số 5) không chịu đền bù và bỏ trốn. UBND tỉnh đã gửi hồ sơ sang công an để khởi tố vụ án hình sự này.
    Theo tin từ Văn phòng UBND tỉnh, thời gian qua những đơn vị liên quan sự cố mới nộp gần 600 triệu đồng. Số tiền còn lại, tỉnh sẽ đôn đốc phải thanh toán trong tháng 6 tới.
    (Theo Tiền Phong)
    Copy từ www.vnexpess.net
  7. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Một giám đốc bỏ trốn để tránh đền bù sự cố SVĐ Đồng Hới
    UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định bắt buộc các đơn vị liên quan sự cố nứt, lún sân vận động Đồng Hới gây thiệt hại nặng ngân sách nhà nước phải có trách nhiệm đền bù tổng cộng 1,28 tỷ đồng.
    Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình được ban hành năm 2002. Theo đó, hạn chót là 30/12/2002, các đơn vị phải nộp đầy đủ tiền.
    Các cơ quan chức năng phát hiện ông Lê Văn Lộc (Giám đốc Xí nghiệp xây dựng số 5) không chịu đền bù và bỏ trốn. UBND tỉnh đã gửi hồ sơ sang công an để khởi tố vụ án hình sự này.
    Theo tin từ Văn phòng UBND tỉnh, thời gian qua những đơn vị liên quan sự cố mới nộp gần 600 triệu đồng. Số tiền còn lại, tỉnh sẽ đôn đốc phải thanh toán trong tháng 6 tới.
    (Theo Tiền Phong)
    Copy từ www.vnexpess.net
  8. xola

    xola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Khuất tất đấu thầu xây dựng sân vận động
    Ngay trong lần đấu thầu đầu tiên thi công san lấp mặt bằng công trình sân vận động thị trấn Ba Đồn, Ban quản lý dự án đã bộc lộ nhiều thiếu sót. Thời gian thông báo đấu thầu ngắn hơn quy định tới 12 ngày. Biên bản xét thầu không đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền nhưng vẫn được duyệt.
    Công trình sân vận động thị trấn Ba Đồn, Quảng Trách, Quảng Bình, có tổng dự toán 13 tỷ đồng. Tỉnh giao UBND huyện làm chủ đầu tư (thông qua ban quản lý dự án khu vực huyện). Hạng mục đầu tiên được đấu thầu thi công là san lấp mặt bằng, xây kè chắn đất (gọi là gói thầu số 1) có giá được duyệt hơn 1,4 tỷ đồng.
    Ban quản lý dự án huyện Quảng Trạch chỉ thông báo mời thầu 2 lần trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh (thời lượng 45 giây/lần). Đặc biệt, thời gian phát thông báo chỉ cách 2 ngày trước khi phát hồ sơ mời thầu. Điều này đi ngược lại quy định về đấu thầu rằng phải mời thầu liên tục ba kỳ và thông báo trước khi phát hành hồ sơ 15 ngày.
    Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lập (Trưởng ban quản lý dự án khu vực huyện Quảng Trạch) cho biết: ?oVì kinh phí không có nên chỉ thông báo mời thầu như vậy?.
    Sau vòng loại hồ sơ, nhà thầu đạt yêu cầu được xét tiếp vòng sau là Công ty Xây dựng tổng hợp Trường Sơn và Công ty TNHH xây dựng tổng hợp số 7 Quảng Trạch.
    Tại phiên đấu thầu, Công ty Xây dựng tổng hợp Trường Sơn có giá bỏ thầu hơn 1,224 đồng (sau khi giảm còn trên 1,077 tỷ). Công ty TNHH xây dựng tổng hợp số 7 Quảng Trạch bỏ thầu hơn 1,469 tỷ đồng (sau giảm là 1,35 tỷ đồng).
    Dù giá bỏ thầu thấp hơn, Công ty Xây dựng tổng hợp Trường Sơn vẫn bị loại hồ sơ dự thầu với lý do không đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, ông Phan Xuân Khánh (Phó chủ tịch UBND huyện, thành viên tổ chuyên gia xét thầu) lại khẳng định: Hồ sơ dự thầu của Công ty Xây dựng tổng hợp Trường Sơn đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu về tiêu chí kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật, tài chính... Vì điều này, ông Khánh không ký tên vào biên bản phiên đấu thầu.
    Ngày 27/5, ông Mai Xuân Nhị (Phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư) ký tờ trình đề nghị UBND tỉnh phê duyệt đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH xây dựng tổng hợp số 7 Quảng Trạch. Theo ông Nhị, biên bản thầu hợp lệ phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tổ chuyên gia xét thầu. Thế nhưng tại biên bản xét gói thầu của Công ty Xây dựng tổng hợp Trường Sơn 1 lại thiếu chữ ký của ông Khánh.
    Những thiếu sót trong quá trình đấu thầu kể trên đã được bỏ qua. Ngày 28/5, bà Phạm Thị Bích Lựa (Phó chủ tịch UBND tỉnh) ký quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu thi công gói thầu 1, hạng mục san nền và xây kè đá chắn đất của dự án sân vận động thị trấn Ba Đồn.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  9. xola

    xola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Khuất tất đấu thầu xây dựng sân vận động
    Ngay trong lần đấu thầu đầu tiên thi công san lấp mặt bằng công trình sân vận động thị trấn Ba Đồn, Ban quản lý dự án đã bộc lộ nhiều thiếu sót. Thời gian thông báo đấu thầu ngắn hơn quy định tới 12 ngày. Biên bản xét thầu không đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền nhưng vẫn được duyệt.
    Công trình sân vận động thị trấn Ba Đồn, Quảng Trách, Quảng Bình, có tổng dự toán 13 tỷ đồng. Tỉnh giao UBND huyện làm chủ đầu tư (thông qua ban quản lý dự án khu vực huyện). Hạng mục đầu tiên được đấu thầu thi công là san lấp mặt bằng, xây kè chắn đất (gọi là gói thầu số 1) có giá được duyệt hơn 1,4 tỷ đồng.
    Ban quản lý dự án huyện Quảng Trạch chỉ thông báo mời thầu 2 lần trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh (thời lượng 45 giây/lần). Đặc biệt, thời gian phát thông báo chỉ cách 2 ngày trước khi phát hồ sơ mời thầu. Điều này đi ngược lại quy định về đấu thầu rằng phải mời thầu liên tục ba kỳ và thông báo trước khi phát hành hồ sơ 15 ngày.
    Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lập (Trưởng ban quản lý dự án khu vực huyện Quảng Trạch) cho biết: ?oVì kinh phí không có nên chỉ thông báo mời thầu như vậy?.
    Sau vòng loại hồ sơ, nhà thầu đạt yêu cầu được xét tiếp vòng sau là Công ty Xây dựng tổng hợp Trường Sơn và Công ty TNHH xây dựng tổng hợp số 7 Quảng Trạch.
    Tại phiên đấu thầu, Công ty Xây dựng tổng hợp Trường Sơn có giá bỏ thầu hơn 1,224 đồng (sau khi giảm còn trên 1,077 tỷ). Công ty TNHH xây dựng tổng hợp số 7 Quảng Trạch bỏ thầu hơn 1,469 tỷ đồng (sau giảm là 1,35 tỷ đồng).
    Dù giá bỏ thầu thấp hơn, Công ty Xây dựng tổng hợp Trường Sơn vẫn bị loại hồ sơ dự thầu với lý do không đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó, ông Phan Xuân Khánh (Phó chủ tịch UBND huyện, thành viên tổ chuyên gia xét thầu) lại khẳng định: Hồ sơ dự thầu của Công ty Xây dựng tổng hợp Trường Sơn đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu về tiêu chí kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật, tài chính... Vì điều này, ông Khánh không ký tên vào biên bản phiên đấu thầu.
    Ngày 27/5, ông Mai Xuân Nhị (Phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư) ký tờ trình đề nghị UBND tỉnh phê duyệt đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH xây dựng tổng hợp số 7 Quảng Trạch. Theo ông Nhị, biên bản thầu hợp lệ phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tổ chuyên gia xét thầu. Thế nhưng tại biên bản xét gói thầu của Công ty Xây dựng tổng hợp Trường Sơn 1 lại thiếu chữ ký của ông Khánh.
    Những thiếu sót trong quá trình đấu thầu kể trên đã được bỏ qua. Ngày 28/5, bà Phạm Thị Bích Lựa (Phó chủ tịch UBND tỉnh) ký quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu thi công gói thầu 1, hạng mục san nền và xây kè đá chắn đất của dự án sân vận động thị trấn Ba Đồn.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  10. xola

    xola Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Bắt đầu sản xuất zeolite-dolomite
    Nguồn tin: Vasep, 1/7/2004

    Đây là loại hóa chất lần đầu sản xuất tại nước ta dùng trong nuôi trồng thủy sản để làm sạch môi trường, xử lý nước thải, hạn chế tái xuất của bệnh cho tôm do môi trường gây nên.
    Nhà máy do Công ty cổ phần Hóa chất và cao su Cosevco (Tổng công ty Xây dựng miền Trung) đầu tư 3,76 tỷ đồng xây dựng tại Khu công nghiệp tây bắc Đồng Hới. Tổng diện tích nhà máy 15.000 m2, công suất 6.000 tấn/năm. Ngoài hóa chất trên, nhà máy còn sản xuất nhiều chế phẩm khác phục vụ nuôi trồng thủy sản. Công nghệ do trường đại học Bách Khoa Hà Nội chuyển giao.
    (TN

Chia sẻ trang này