1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhanban

    nhanban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Không ai chào đón thì làm thêm bài nữa vậy:
    Đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng cho chị Trần Thị Mai
    20:08'' 13/12/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Hôm nay, UBND và các đoàn thể của xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình họp thống nhất việc làm hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Anh hùng lao động cho chị Trần Thị Mai. Cũng ngày hôm nay, Báo điện tử VietNamNet trao 10 triệu đồng cho gia đình chị Mai.

    Hai con chị Mai trong nỗi đau mất mẹ. Ảnh: Tuổi Trẻ.
    Sáng 26/11/2004, cơn lũ đang lên cao, chị Mai vừa trở dậy nhóm lửa chuẩn bị bữa sáng cho 7 đứa con bỗng nghe tiếng kêu cứu phía bờ sông. Biết có người bị lật thuyền ở dòng sông trước nhà, bỏ mặc nồi khoai trên bếp lửa, chị Mai vừa hô hoán bà con lối xóm ra cứu người bị nạn, vừa lao thuyền ra sông bởi nhà chị ở gần sông nhất.
    Chống thuyền tiếp cận với người bị nạn, chị Mai cặp thuyền gập người túm tay kéo người bị nạn lên thuyền. Nhưng do nước sông chảy xiết và xoáy mạnh làm thuyền của chị Mai bị lật. Chính lúc ấy chiếc thuyền của anh Dương Văn Vinh cũng bị xoáy lật. Chị cố tìm cách đẩy hai người vào bờ là vợ chồng anh Chiến (ở thôn LongChâu cùng xã Phù Hóa) - người bị lật thuyền đã kêu cứu...
    Nhiều người trong xóm cùng đẩy thuyền lao ra cứu hai thuyền của chị Mai và anh Vinh, bà con vật lộn với dòng nước, 7 người đều được cứu sống là anh Hoàng Minh Chiến, Dương Văn Vinh, Hoàng Thị Thu, Trần Thị Thuỷ, Dương Văn Sâm, Dương Văn Hiền và em Phạm Thị Hà... Duy chỉ có chị Mai đã bị dòng nước hung hãn nhận chìm.
  2. coblue

    coblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chàng kiến trúc sư Việt tài hoa trên đất Nhật


    Võ Trọng Nghĩa: "Làm ít thôi nhưng phải cho ra đời được những công trình tốt!"
    Sinh năm 1976, Võ Trọng Nghĩa la? người Việt Nam đầu tiên đạt nhiê?u giải thưởng lớn về kiến trúc trên đất Nhật Bản. Chàng trai Quảng Bình giản dị và hiền lành đang ấp ủ ước mơ ?othổi một luồng gió mới cho không gian thưởng thức cà phê của giới trẻ hiện nay?.
    Không một chiếc quạt hay máy điều hòa mà vẫn mát rười rượi gió trời, quán cà phê có tên 113 trên đường Hùng Vương, ngay trung tâm Thủ Dầu Một - Bình Dương mới khai trương đã mang phong cách hoàn toàn khác với những gì các bạn trẻ thường thưởng thức.
    Ngạc nhiên hơn, Quán 113 hiện đang là một trong 10 tác phẩm dự thi xuất sắc nhất của cuộc thi Kiến trúc Thế giới năm nay. Đấy chính là tác phẩm đầu tay tại Việt Nam của chàng kiến trúc sư (KTS) Võ Trọng Nghĩa vừa lấy bằng Thạc sĩ ngành Kiến trúc tại Đại học Tokyo - Nhật Bản.

    Đang là Nghiên cứu sinh tại Nhật, Nghĩa đã sớm "trình làng" kiến trúc thế giới với nhiều giải thưởng danh giá... Trong đó, tác phẩm "Ngôi nhà gỗ 5 tầng" của chàng trai trẻ này được báo chí Nhật Bản đánh giá là một bước tiến mới trong xây dựng nhà gỗ thế giới.
    Năm 2004, đề tài từ quê hương "Ảnh hưởng của hình thức mái nhà truyền thống ở Hội An đến việc thông gió" đã mang lại cho Nghĩa giải thưởng luận văn xuất sắc nhất Đại học Tokyo - một giải thưởng cao quý mà từ trước đến nay chưa một sinh viên nước ngoài học tại Nhật có được.

    Tác phẩm Quán 113 chính là sự kết hợp giữa những kỹ thuật hiện đại và vật liệu thô sơ thuần túy Việt Nam, phù hợp với địa phương, tạo nên nét độc đáo có một không hai. Chỉ toàn bằng những vật liệu rẻ như gạch thô, cỏ tranh, tre, nứa, tầm vông hay gốm... Quán 113 lại đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của kiến trúc Nhật Bản. Với nhiều sáng tạo đặc biệt như: hồ không có bờ tạo hiệu ứng như một tấm kiếng bằng nước, cáp treo mái quán dài 8m, những góc phản thanh... kiến trúc này đem lại nhiều sự mới lạ và khám phá cho ẩm khách đến đây.

    Không chỉ có thế, cái bao trùm lên toàn bộ là công trình được thực hiện theo hình thức thông gió khí động học. Gió từ bên trái thổi vào, được hệ thống mái treo hình chữ V ép xuống phía dưới. Các dây văng có tác dụng đạp gió xuống tầng thứ hai, chạm vào mặt hồ nước không bờ (vì nếu có bờ sẽ cản gió). Quá trình bốc hơi của nước khi có gió đáp xuống sẽ thu rất nhiều nhiệt lượng và tạo ra một không khí mát lạnh mang nhiều hơi ẩm trong lành. Vào những ngày nóng, nước hồ sẽ được "ướp" lạnh (bằng một máy làm lạnh đơn giản), không khí trong quán sẽ mát một cách tự nhiên, tạo cho người ngồi bất cứ nơi nào trong quán một sự sảng khoái thực sự.

    Giọng nói đậm chất Quảng Bình, Nghĩa bộc bạch: "Mình muốn đem một luồng gió mới cho không gian thưởng thức cà phê của giới trẻ hiện nay. Không gian đó trước tiên phải đem đến tinh thần sảng khoái, thoải mái thật sự. Quán 113 đáp ứng được điều này khi tận dụng được nguồn gió tự nhiên và tạo được không khí mát mẻ bằng "bộ lọc" là hồ nước - cũng đều là tự nhiên nhằm phục vụ tốt nhất cho sức khỏe con người...".

    Ý định khát khao thay đổi không gian thưởng thức cà phê cho giới trẻ được hình thành sau khi Nghĩa đã đi tham quan, ngồi "ngắm nghía" hầu hết các quán có tiếng ở đất Sài Gòn. Nghĩa nhận định: "Không gian đóng hộp chẳng khác nào văn phòng thì làm sao có thể khơi nguồn sáng tạo của trí tuệ? Nhiều kết cấu xây dựng chỉ sử dụng những nguồn năng lượng nhân tạo mà không tận dụng được những nguồn năng lượng quý giá từ tự nhiên nên rất uổng phí...".

    Với ý định đó, Nghĩa tiết lộ anh đang nhận tiếp một công trình quán cà phê ngay tại trung tâm TPHCM, dự định khởi công vào đầu năm 2005. Với vốn đầu từ khoảng 4 tỷ, quán cà phê này sẽ là một toà nhà 3 tầng rộng 18mx30m nổi trên tấm kiếng đặc biệt - tấm kiếng được tạo bằng hồ nước không bờ. Bãi giữ xe sẽ ẩn trong lòng hồ và khách đến quán luồn dưới lòng hồ đi lên. Cũng giống như quán 113, hồ nước ở đây giữ vai trò "bộ lọc", đảm bảo cho quán luôn luân chuyển một không khí mát mẻ trong lành...

    Bên cạnh đó, hiện anh còn đang thực hiện Dự án Khu Resort trên Côn Đảo với nguồn vốn xây dựng gần 200 tỷ đồng do Nhật đầu tư. Đây sẽ là khu Resort tầm cỡ thế giới với những nét độc đáo mà Nghĩa dày công nghiên cứu. Nghĩa bật mí: "Sẽ có những ngôi nhà một cột ở khu Resort. Tuy vậy, nó sẽ khác nhiều lắm với Chùa Một Cột ở Hà Nội mình. Những ngôi nhà một cột ở đây sẽ đứng chênh vênh trên sườn núi. Đường kính cột chỉ có 1,5m nhưng sàn nhà sẽ rộng hơn 100m2!...".

    Là nghiên cứu sinh Đại học Tokyo nên nửa tháng ở Việt Nam, nửa tháng ở Nhật. Nghĩa lại vừa thành lập công ty cho mình ở TPHCM để dễ bề giao tiếp với khách hàng.

    Nghĩa cho biết, anh rất tâm đắc với tính chất Thiền trong kiến trúc Nhật Bản. Ngoài kỹ thuật cao, kiến trúc Nhật Bản có chiều sâu của không gian, sự tinh tế trong từng chi tiết, đem lại sự bình yên cho con người.

    Say mê lao động và sáng tạo, nhưng Nghĩa khẳng định: "Làm ít thôi nhưng phải cho ra đời được những công trình tốt". Chính vì thế, tuy có nhiều đề nghị nhưng anh chỉ nhận đến này là 3 công trình, trong đó có hai quán cà phê "made in Võ Trọng Nghĩa" với phong cách "năng lượng tự nhiên, mang lại sức khoẻ cho con người".

    ?oCả một quá trình phấn đấu không ngừng, mình cứ làm và làm như tuổi thơ nghèo từng đánh xe bò vào rừng chặt củi về đổi gạo?Đến lúc nhận ra tình yêu nghệ thuật và kiến trúc trong mình quá lớn, lớn hơn cả những giải thưởng mình đạt được??

    Năm 1999 được nêu tên trang trọng trong lễ tuyên dương của trường khi giành giải vàng cuộc thi thiết kế nhà của Tập đoàn Suzuki.

    Năm 2000, giải thưởng Đồ án kiến xuất sắc nhất trường và được giới thiệu tại triển lãm kiến trúc toàn Nhật Bản.

    Năm 2001, ba lần nhận giải thưởng Đồ án xuất sắc nhất trong bốn kỳ thi của Trường đại học Công nghiệp Nagoya.

    Năm 2002, giải thưởng Luận án tốt nghiệp xuất sắc nhất của trường Nagoya. Tiếp tục có tác phẩm dự treo tại triển lãm kiến trúc toàn quốc và nhận thêm giải thưởng lớn kiến trúc sinh viên của Hội Kiến trúc sư Nhật Bản vùng Toukai trong cuộc bình chọn cuối năm.

    Năm 2003, giải thưởng Luận văn đặc biệt của Hội Kiến trúc sư Rotary.

    Năm 2004, Nghĩa tốt nghiệp thạc sĩ với giải thưởng Luận văn xuất sắc nhất của Trường đại học Tokyo.

    Theo Vietnamnet
























    Hồng Ân
    SaigonNews

  3. coblue

    coblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chàng kiến trúc sư Việt tài hoa trên đất Nhật


    Võ Trọng Nghĩa: "Làm ít thôi nhưng phải cho ra đời được những công trình tốt!"
    Sinh năm 1976, Võ Trọng Nghĩa la? người Việt Nam đầu tiên đạt nhiê?u giải thưởng lớn về kiến trúc trên đất Nhật Bản. Chàng trai Quảng Bình giản dị và hiền lành đang ấp ủ ước mơ ?othổi một luồng gió mới cho không gian thưởng thức cà phê của giới trẻ hiện nay?.
    Không một chiếc quạt hay máy điều hòa mà vẫn mát rười rượi gió trời, quán cà phê có tên 113 trên đường Hùng Vương, ngay trung tâm Thủ Dầu Một - Bình Dương mới khai trương đã mang phong cách hoàn toàn khác với những gì các bạn trẻ thường thưởng thức.
    Ngạc nhiên hơn, Quán 113 hiện đang là một trong 10 tác phẩm dự thi xuất sắc nhất của cuộc thi Kiến trúc Thế giới năm nay. Đấy chính là tác phẩm đầu tay tại Việt Nam của chàng kiến trúc sư (KTS) Võ Trọng Nghĩa vừa lấy bằng Thạc sĩ ngành Kiến trúc tại Đại học Tokyo - Nhật Bản.

    Đang là Nghiên cứu sinh tại Nhật, Nghĩa đã sớm "trình làng" kiến trúc thế giới với nhiều giải thưởng danh giá... Trong đó, tác phẩm "Ngôi nhà gỗ 5 tầng" của chàng trai trẻ này được báo chí Nhật Bản đánh giá là một bước tiến mới trong xây dựng nhà gỗ thế giới.
    Năm 2004, đề tài từ quê hương "Ảnh hưởng của hình thức mái nhà truyền thống ở Hội An đến việc thông gió" đã mang lại cho Nghĩa giải thưởng luận văn xuất sắc nhất Đại học Tokyo - một giải thưởng cao quý mà từ trước đến nay chưa một sinh viên nước ngoài học tại Nhật có được.

    Tác phẩm Quán 113 chính là sự kết hợp giữa những kỹ thuật hiện đại và vật liệu thô sơ thuần túy Việt Nam, phù hợp với địa phương, tạo nên nét độc đáo có một không hai. Chỉ toàn bằng những vật liệu rẻ như gạch thô, cỏ tranh, tre, nứa, tầm vông hay gốm... Quán 113 lại đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của kiến trúc Nhật Bản. Với nhiều sáng tạo đặc biệt như: hồ không có bờ tạo hiệu ứng như một tấm kiếng bằng nước, cáp treo mái quán dài 8m, những góc phản thanh... kiến trúc này đem lại nhiều sự mới lạ và khám phá cho ẩm khách đến đây.

    Không chỉ có thế, cái bao trùm lên toàn bộ là công trình được thực hiện theo hình thức thông gió khí động học. Gió từ bên trái thổi vào, được hệ thống mái treo hình chữ V ép xuống phía dưới. Các dây văng có tác dụng đạp gió xuống tầng thứ hai, chạm vào mặt hồ nước không bờ (vì nếu có bờ sẽ cản gió). Quá trình bốc hơi của nước khi có gió đáp xuống sẽ thu rất nhiều nhiệt lượng và tạo ra một không khí mát lạnh mang nhiều hơi ẩm trong lành. Vào những ngày nóng, nước hồ sẽ được "ướp" lạnh (bằng một máy làm lạnh đơn giản), không khí trong quán sẽ mát một cách tự nhiên, tạo cho người ngồi bất cứ nơi nào trong quán một sự sảng khoái thực sự.

    Giọng nói đậm chất Quảng Bình, Nghĩa bộc bạch: "Mình muốn đem một luồng gió mới cho không gian thưởng thức cà phê của giới trẻ hiện nay. Không gian đó trước tiên phải đem đến tinh thần sảng khoái, thoải mái thật sự. Quán 113 đáp ứng được điều này khi tận dụng được nguồn gió tự nhiên và tạo được không khí mát mẻ bằng "bộ lọc" là hồ nước - cũng đều là tự nhiên nhằm phục vụ tốt nhất cho sức khỏe con người...".

    Ý định khát khao thay đổi không gian thưởng thức cà phê cho giới trẻ được hình thành sau khi Nghĩa đã đi tham quan, ngồi "ngắm nghía" hầu hết các quán có tiếng ở đất Sài Gòn. Nghĩa nhận định: "Không gian đóng hộp chẳng khác nào văn phòng thì làm sao có thể khơi nguồn sáng tạo của trí tuệ? Nhiều kết cấu xây dựng chỉ sử dụng những nguồn năng lượng nhân tạo mà không tận dụng được những nguồn năng lượng quý giá từ tự nhiên nên rất uổng phí...".

    Với ý định đó, Nghĩa tiết lộ anh đang nhận tiếp một công trình quán cà phê ngay tại trung tâm TPHCM, dự định khởi công vào đầu năm 2005. Với vốn đầu từ khoảng 4 tỷ, quán cà phê này sẽ là một toà nhà 3 tầng rộng 18mx30m nổi trên tấm kiếng đặc biệt - tấm kiếng được tạo bằng hồ nước không bờ. Bãi giữ xe sẽ ẩn trong lòng hồ và khách đến quán luồn dưới lòng hồ đi lên. Cũng giống như quán 113, hồ nước ở đây giữ vai trò "bộ lọc", đảm bảo cho quán luôn luân chuyển một không khí mát mẻ trong lành...

    Bên cạnh đó, hiện anh còn đang thực hiện Dự án Khu Resort trên Côn Đảo với nguồn vốn xây dựng gần 200 tỷ đồng do Nhật đầu tư. Đây sẽ là khu Resort tầm cỡ thế giới với những nét độc đáo mà Nghĩa dày công nghiên cứu. Nghĩa bật mí: "Sẽ có những ngôi nhà một cột ở khu Resort. Tuy vậy, nó sẽ khác nhiều lắm với Chùa Một Cột ở Hà Nội mình. Những ngôi nhà một cột ở đây sẽ đứng chênh vênh trên sườn núi. Đường kính cột chỉ có 1,5m nhưng sàn nhà sẽ rộng hơn 100m2!...".

    Là nghiên cứu sinh Đại học Tokyo nên nửa tháng ở Việt Nam, nửa tháng ở Nhật. Nghĩa lại vừa thành lập công ty cho mình ở TPHCM để dễ bề giao tiếp với khách hàng.

    Nghĩa cho biết, anh rất tâm đắc với tính chất Thiền trong kiến trúc Nhật Bản. Ngoài kỹ thuật cao, kiến trúc Nhật Bản có chiều sâu của không gian, sự tinh tế trong từng chi tiết, đem lại sự bình yên cho con người.

    Say mê lao động và sáng tạo, nhưng Nghĩa khẳng định: "Làm ít thôi nhưng phải cho ra đời được những công trình tốt". Chính vì thế, tuy có nhiều đề nghị nhưng anh chỉ nhận đến này là 3 công trình, trong đó có hai quán cà phê "made in Võ Trọng Nghĩa" với phong cách "năng lượng tự nhiên, mang lại sức khoẻ cho con người".

    ?oCả một quá trình phấn đấu không ngừng, mình cứ làm và làm như tuổi thơ nghèo từng đánh xe bò vào rừng chặt củi về đổi gạo?Đến lúc nhận ra tình yêu nghệ thuật và kiến trúc trong mình quá lớn, lớn hơn cả những giải thưởng mình đạt được??

    Năm 1999 được nêu tên trang trọng trong lễ tuyên dương của trường khi giành giải vàng cuộc thi thiết kế nhà của Tập đoàn Suzuki.

    Năm 2000, giải thưởng Đồ án kiến xuất sắc nhất trường và được giới thiệu tại triển lãm kiến trúc toàn Nhật Bản.

    Năm 2001, ba lần nhận giải thưởng Đồ án xuất sắc nhất trong bốn kỳ thi của Trường đại học Công nghiệp Nagoya.

    Năm 2002, giải thưởng Luận án tốt nghiệp xuất sắc nhất của trường Nagoya. Tiếp tục có tác phẩm dự treo tại triển lãm kiến trúc toàn quốc và nhận thêm giải thưởng lớn kiến trúc sinh viên của Hội Kiến trúc sư Nhật Bản vùng Toukai trong cuộc bình chọn cuối năm.

    Năm 2003, giải thưởng Luận văn đặc biệt của Hội Kiến trúc sư Rotary.

    Năm 2004, Nghĩa tốt nghiệp thạc sĩ với giải thưởng Luận văn xuất sắc nhất của Trường đại học Tokyo.

    Theo Vietnamnet
























    Hồng Ân
    SaigonNews

  4. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: lún, sụt đất ở xã Trường Sơn
    TT - Theo tin từ UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), vừa qua tại xã miền núi Trường Sơn đã xảy ra lún sụt đất trên một dãy dài thuộc vùng thượng nguồn sông Long Đại. Vùng lún sụt tập trung ở lòng đáy và hai bên bờ sông với 25 hố dạng hình tròn riêng lẻ, hoặc hình tròn nối nhau liên tiếp trải dài trên mặt đất thành tuyến theo hướng bắc-nam (trùng với hướng chảy của dòng sông).
    Diện tích hố sụt lớn nhất đo được 45m2, hố nhỏ 1,5m2. Độ sâu của các hố không đồng đều, sâu nhất đến 12m, cạn nhất là 1m.
    Hiện tượng lún sụt đất này đã gây tâm trạng lo lắng cho người dân địa phương sống gần đó, khi họ liên tưởng đến thảm họa khôn lường của trận động đất, sóng thần đã xảy ra ở các nước Đông Nam Á và Nam Á vừa qua.
    Theo khảo sát của Sở Khoa học - công nghệ, Sở Tài nguyên - môi trường và Trường đại học Khoa học Huế, hiện tượng lún sụt đất này có thể chỉ do quá trình phong hóa bào mòn thành hang hốc của hệ thống đá vôi dưới lòng đất, hoặc do hoạt động kiến tạo nứt gãy và sự xâm nhập phun trào của núi lửa tạo nên.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=63786&ChannelID=3
  5. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: lún, sụt đất ở xã Trường Sơn
    TT - Theo tin từ UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), vừa qua tại xã miền núi Trường Sơn đã xảy ra lún sụt đất trên một dãy dài thuộc vùng thượng nguồn sông Long Đại. Vùng lún sụt tập trung ở lòng đáy và hai bên bờ sông với 25 hố dạng hình tròn riêng lẻ, hoặc hình tròn nối nhau liên tiếp trải dài trên mặt đất thành tuyến theo hướng bắc-nam (trùng với hướng chảy của dòng sông).
    Diện tích hố sụt lớn nhất đo được 45m2, hố nhỏ 1,5m2. Độ sâu của các hố không đồng đều, sâu nhất đến 12m, cạn nhất là 1m.
    Hiện tượng lún sụt đất này đã gây tâm trạng lo lắng cho người dân địa phương sống gần đó, khi họ liên tưởng đến thảm họa khôn lường của trận động đất, sóng thần đã xảy ra ở các nước Đông Nam Á và Nam Á vừa qua.
    Theo khảo sát của Sở Khoa học - công nghệ, Sở Tài nguyên - môi trường và Trường đại học Khoa học Huế, hiện tượng lún sụt đất này có thể chỉ do quá trình phong hóa bào mòn thành hang hốc của hệ thống đá vôi dưới lòng đất, hoặc do hoạt động kiến tạo nứt gãy và sự xâm nhập phun trào của núi lửa tạo nên.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=63786&ChannelID=3
  6. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Bò tót xuất hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng
    Ngày 27/2, Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - di sản thiên nhiên thế giới cho biết, có nhiều bò tót xuất hiện trong phân khu bảo vệ của di sản Phong Nha - Kẻ Bàng.
    Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam đàn bò tót xuất hiện với số lượng nhiều càng khẳng định sự đa dạng sinh học về loài ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Phong Nha - Kẻ Bàng sau khi được công nhận di sản thiên nhiên thế giới đã được các cơ quan chức năng bảo vệ nghiêm ngặt nên đàn bò tót xuất hiện nhiều hơn trước đây.
    [​IMG]
    Link: http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/KhoaHoc/2005/2/28/43491/
  7. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Bò tót xuất hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng
    Ngày 27/2, Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - di sản thiên nhiên thế giới cho biết, có nhiều bò tót xuất hiện trong phân khu bảo vệ của di sản Phong Nha - Kẻ Bàng.
    Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam đàn bò tót xuất hiện với số lượng nhiều càng khẳng định sự đa dạng sinh học về loài ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Phong Nha - Kẻ Bàng sau khi được công nhận di sản thiên nhiên thế giới đã được các cơ quan chức năng bảo vệ nghiêm ngặt nên đàn bò tót xuất hiện nhiều hơn trước đây.
    [​IMG]
    Link: http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/KhoaHoc/2005/2/28/43491/
  8. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Phát hiện dấu tích người nguyên thủy
    02/03/2005 12:04:00 AM GMT +7(NLĐ)- Đó là những phát hiện ban đầu của đoàn công tác gồm Cục Di sản văn hóa, Sở VH-TT Quảng Bình, Ban Quản lý di tích thắng cảnh Quảng Bình trong khi đi kiểm tra cụm hang động tại xã Hóa Tiến, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
    Cụm hang này gồm có 3 hang phân bố dọc theo các triền núi đá vôi, có độ cao ở lưng chừng núi. Qua khảo sát, đoàn đã nhặt được 5 mảnh gốm cổ gồm 1 mảnh đáy vuông, 2 mảnh thân, 2 mảnh miệng. Bước đầu cho thấy, đây là mảnh vỡ của loại đồ đựng, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của cư dân nguyên thủy. Dấu vết cư trú của cư dân nguyên thủy thời đại văn hóa Hòa Bình cách đây 7.000 đến 1 vạn năm, là nền văn hóa khá phổ biến được phân bố dọc dãy Trường Sơn.
    T. Phùng
  9. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Phát hiện dấu tích người nguyên thủy
    02/03/2005 12:04:00 AM GMT +7(NLĐ)- Đó là những phát hiện ban đầu của đoàn công tác gồm Cục Di sản văn hóa, Sở VH-TT Quảng Bình, Ban Quản lý di tích thắng cảnh Quảng Bình trong khi đi kiểm tra cụm hang động tại xã Hóa Tiến, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
    Cụm hang này gồm có 3 hang phân bố dọc theo các triền núi đá vôi, có độ cao ở lưng chừng núi. Qua khảo sát, đoàn đã nhặt được 5 mảnh gốm cổ gồm 1 mảnh đáy vuông, 2 mảnh thân, 2 mảnh miệng. Bước đầu cho thấy, đây là mảnh vỡ của loại đồ đựng, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của cư dân nguyên thủy. Dấu vết cư trú của cư dân nguyên thủy thời đại văn hóa Hòa Bình cách đây 7.000 đến 1 vạn năm, là nền văn hóa khá phổ biến được phân bố dọc dãy Trường Sơn.
    T. Phùng
  10. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Những người lính biên phòng ươm mầm văn hoá nơi vùng sâu
    Ngày 3/3/2005. Cập nhật lúc 20h 59''
    Những ngày đầu xuân này, chúng tôi có dịp đến các vùng cao miền Tây Quảng Bình ở Cha Lo-Cổng Trời, Làng Ho, Làng Mô được chứng kiến những việc làm thầm lặng của những người lính quân hàm xanh (Bộ đội Biên phòng Quảng Bình) ngày đêm bám trụ ươm mầm văn hoá , chăm lo cuộc sống cho đồng bào dân tộc A Rem, Rục, Mày, khùa, Ma Coong...
    Vừa làm nhiệm vụ ở cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, cán bộ, chiến sỹ đồn Biên phòng vừa phân công nhau về từng bản rẻo cao của xã Dân Hoá, Trọng Hoá thực hiện "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" tuyên truyền vận động đồng bào nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đội văn nghệ của các đồn tbiên phòng tổ chức các buổi giao lưu múa hát phục vụ bà con dân tộc. Các chiến sỹ làm thầy giáo đứng lớp dạy học xoá mù chữ cho đồng bào. Riêng năm 2004, các đồn biên phòng trong tỉnh tổ chức 68 buổi dạ hội văn nghệ, 130 buổi chiếu phim video với hơn 6500 lượt người xem; tổ chức 9 lớp xoá mù chữ cho 311 học sinh. Phối hợp với ngành văn hoá-thông tin của tỉnh, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã đưa văn hoá về cơ sở vùng sâu, vùng xa, cung cấp hơn 50 triệu đồng mua đàn, sáo cho các đồn biên phòng.
    Thư viện tỉnh hỗ trợ hơn 4,5 triệu đồng mua sách báo cho các đồn biên phòng. Gặp chúng tôi, anh Đinh Đu(dân tộc A Rem ở xã Tân Hoá-Bố Trạch) phấn khởi cho biết: " Nhờ bộ đội biên phòng, người A Rem được đổi đời, biết làm ruộng gieo trồng lúa nước, biết thâm canh cây sắn, cây khoai. Các anh còn dạy chữ, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho bà con dân tộc".Còn ông Đinh Xơi, năm nay đã 70 tuổi, là già làng của bản Cu Tồn(xã Thượng Hoá) không ngớt lời ngợi khen các anh bộ đội biên phòng đồn 593 đã dành cả vô tuyến,, đầu video, máy nổ phục vụ đồng bào Ma Coong...
    Không chỉ ở đồn biên phòng cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, đồn 593 , các đồn biên phòng ở vùng biên giới Cà Xèng, Làng Ho, Làng Mô đều có những việc tốt đẹp giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số; mỗi đơn vị đã trở thành điểm sáng văn hoá vùng biên giới. Những người lính quân hàm xanh không quản khó khăn, vất vả , ngày đêm bám trụ nơi biên cương của Tổ quốc "Thức cho dân ngủ, gác cho dân vui, lấy hạnh phúc của dân làm lẽ sống".

Chia sẻ trang này