1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Bài của KienGiangriver viết lúc 00:04 ngày 18/08/2005
    Mắt của trời
    Nguyễn Quang Vinh
    Những bước chân của người đàn ông mù loà bước như chao trên mặt đất. Đột nhiên, anh rẽ ngoặt, dò dẫm một chút rồi tự tin bước thêm hai bước nữa, đưa tay vào cánh cửa xe ôtô khách, giật mạnh cánh cửa. Anh tra chìa khoá vào ổ, nổ máy. Đoạn, anh giật luôn nắp máy xe, ghé tai nghe tiếng máy, gật gật đầu rồi gọi: "Cháu à, lên đường thôi".
    Người cháu ngồi vào vị trí tài xế, yên tâm vì chú của mình đã khẳng định máy nổ tốt. Hai chú cháu lên đường. Chiếc xe khách cũ 17 chỗ ngồi bắt đầu lăn bánh trên con đường núi cao chon von, khởi đầu một chuyến xe khách, như thường ngày: Lâm Hoá - Tân Ấp.

    Gãy mắt tuổi 17
    Đinh Văn Lại gọi đôi mắt bị mù loà của mình là bị gãy. "Tui bị gãy mắt lúc 17 tuổi. Hôm đó, tui ở trong đội thuỷ lợi của xã. Tui nhận việc nổ mìn phá đá để bà con đào kênh mương. Nhưng hôm đó không may. Mìn nổ trên tay. Ba ngón tay cụt. Đôi mắt từ đó mù loà. Cực ơi là cực.
    Anh biết không. Ngày nớ, hai người anh trai của tui mới hy sinh. Mạ tui đang khóc hết nước mắt, thì tui lại bị mù loà, rứa thì còn chi để nói nữa. Tui ra viện, lò mò về nhà, đi bên trái vấp cột nhà bên trái, đi bên phải vấp cột nhà bên phải. Tui ôm lấy mạ tui, khóc rồi nói, e con chết. Mạ tui nói, hai anh trai con hy sinh rồi, con chết nữa thì mạ sống mần chi. Nhưng sống chi khổ rứa mà sống được. Bây chừ khi mô trước mắt tui cũng đêm tối. Cảnh gia đình đã nghèo khổ, mạ tui cũng đã già yếu, tui mù loà, lại sống ở vùng quê xa tít trên non cao này, anh tính, người mắt sáng còn đói nhăn ra nữa huống hồ cảnh ngộ tui như ri. Thỉnh thoảng mạ tui thở dài "Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu, rứa mà con gãy mắt".
    Nhưng gãy mắt, mù loà thì tui vẫn là tuổi 17. Tui khoẻ mạnh. Ngủ khoẻ, ăn khoẻ, cái chi trong người cũng khoẻ, chỉ có đôi mắt mù. Khoẻ rứa không lẽ để mạ tui nuôi báo cô. Mà lấy chi để nuôi? Tui ngồi ngoài sân nhiều ngày liền, rồi quyết định đi buôn. Mạ tui hét lên: Thằng ni điên, mù loà lại còn đi buôn. Tui tính rồi. Tui không điên. Tui gọi thằng cháu 12 tuổi đến. Tui mượn bà con ít vốn liếng, rồi hai chú cháu lên đường. Tui cần đến chợ mô, thằng cháu dắt tay đến chợ đó.
    Đi bộ cả ngày. Chợ này mua cá khô, kim chỉ, giấy bút, bột canh, mắm ruốc, sang bán cho chợ xa hơn, lấy công làm lãi. Không ai hiểu được chuyện buôn bán của tui. Nhưng tui đã quyết rồi. Đã buôn thì phải có lãi. Công việc quen dần. Tui quen với công việc, quen với việc cầm những đồng tiền, quen với cả nhu cầu thị trường. Hàng năm trời hai chú cháu như hai kẻ hành khất, gồng gánh, mang vác hàng hoá, len lỏi vô đến tận từng nhà người ta bán. Ai mua chi cũng bán, mua một cái kim cũng bán, mua một tờ giấy cũng bán, một điếu thuốc lẻ cũng bán, bán hết. Buôn một lúc rồi có kinh nghiệm, rồi có vốn, rồi quen. Rứa mà sau mấy năm, tui đã tích cóp được chút vốn... Rứa là bắt đầu tự sống được...
    Trung tâm sản xuất xe đạp... lắp ráp
    "Tui phát hiện ra rằng, bà con mấy xã vùng núi của tui rất cần có cái xe đạp đi lại, nhưng giá xe đạp trên thị trường còn rất cao. Trên ni, bà con nghèo, kiếm được ngàn bạc cháy cả lưng áo, nên ai bán chi rẻ vài đồng là mua, mà đắt lên một đồng cũng thôi mua. Tui tính. Nếu mua phụ tùng xe đạp về, lắp ráp thành xe đạp, bán, rẻ hơn giá xe đạp nguyên chiếc cả trăm ngàn, chắc là bà con mua. Rứa thì mần thôi. Tui mua khung xe, mua đầy đủ phụ tùng rồi bắt đầu thực tập việc lắp ráp xe. Ui chao nói rứa mà khó cực kỳ. Mắt sáng mà người ta còn chưa lắp được, mình mù, e không mần nổi. Tui lắp chiếc thứ nhất. Thằng cháu đi thử. Được nửa vòng quanh làng nó về bảo, chú ơi, xe đạp chú lắp cứ bị rơi ra một số thứ, không biết là thứ chi. Tui cay đắng cười. Lắp ngu thì một số thứ phụ từng nó rơi ra, chớ gì nữa.
    Tui mần lại. Mần đi mần lại. Mần cả đêm cả ngày. Rồi cuối cùng tui cũng xuất xưởng được chiếc đầu tiên. Bán rẻ. Có người mua ngay. Tui rút kinh nghiệm, họp với thằng cháu một buổi rút kinh nghiệm, lắp tiếp. Lắp đến đâu tui bán đến đó, bán chạy như tôm tươi. Ơ vùng quê tui, nơi khỉ ho cò gáy này, có ai lắp ráp xe đạp đâu, mà lại rẻ, rứa là bán chạy, lãi lắm, mỗi tháng kiếm bạc triệu như chơi. Người ta đến đặt hàng, mần không kịp. Họ đến, vừa ngó tui lắp xe như ngó tiết mục làm xiếc. Họ khen tui mù loà mà giỏi.
    Được khen lại mần ra được tiền, cái mũi tui khi mô cũng phổng lên, sướng. Tui làm lại nhà cho mạ, lại còn bán gạo, cá mắm, hàng xén trong nhà phục vụ cho cả xã. Mần ăn phát đạt lắm. Có hôm tui uống rượu say, tui ca cải lương, tui cười nói, tui ba hoa: Ai ở xã ni nhiều tiền bằng thằng mù tui? Ai? Không ai cả. Mạ tui sướng lắm, tự hào về con trai của mình, nhưng cả ngày nhắc: Cưới vợ đi con ạ. Tui nói, con mù loà, ma nó lấy. Mạ tui im lặng.
    Cưới vợ
    Vợ chồng anh Lại ngồi trước mặt tôi, tủm tỉm cười, rủ rỉ kể chuyện họ đã thành vợ chồng như thế nào. Chị Duyên vợ anh Lại rất đẹp. Anh Lại không những cưới được vợ, mà còn cưới được vợ đẹp. Chị Duyên kể: "Mới đầu anh Lại lân la đến chơi, em sợ. Con gái như em, được coi là đẹp nhất xã, ai đời lại có con trai mù loà đến cưa kéo thì ngượng chết. Thanh niên mắt sáng không biết răng vì nể anh Lại, hay thương anh Lại mà khi biết anh Lại đến tán tỉnh em, các anh ấy lùi xa hết". Anh Lại cười: "Tui có biết o Duyên đẹp xấu như răng. Lần đầu tiên đến nhà o Duyên, tui dắt thằng cháu theo để nó quan sát hộ xem o Duyên như răng. Ra về tui hỏi cháu tui: O Duyên như răng? Thằng cháu nói đẹp. Tui cáu, tao không cần đẹp, tao cần o Duyên như răng, có mạnh khoẻ không? Có. Mông có nở không? Có. Mũi có cao không? Cao. Mắt có sáng không? Sáng. Chân có dài không? Dài.
    Mạ tui cáu: Mi hỏi chọn vợ như chọn trâu giống. Nghe cháu tui tả rứa là yên tâm. Tui lân la đến nhà o Duyên. Lân la nói chuyện, o Duyên thuận cho nói chuyện. Lân la cầm tay, o Duyên thuận cho cầm tay. Một hôm, tui liều kéo o Duyên lại, hôn vào má, o Duyên cũng cho. Rứa là ưng nhau. Nhưng đến khi nhà tui mang thủ lợn, cau trầu đến xin cưới thì nhà o Duyên cương quyết từ chối, lấy ai thì lấy chứ không thể lấy cái thằng mù. Anh tính như rứa cực không?". Chị Duyên mỉm cười: "Hôm nớ nhìn anh Lại dữ tợn lắm. Anh ấy thuyết mãi, nhưng gia đình em không cho cưới. Rứa là anh nớ lấy cái dao ra, gí vào cổ và hét: "Duyên. Nếu nhà em không cho anh cưới em thì em lại đây mà coi anh đâm chết anh đây nì. Một. Hai. Ba... Khiếp quá. Em chạy đến giật con dao ra. Gia đình em sợ quá, cuối cùng cho cưới.
    Sau khi thành vợ chồng, em hỏi anh ấy, có thật là nếu gia đình không cho anh cưới em, anh đâm dao vào cổ chết à? Anh Lại phồng má lên cãi: "Chết răng được. Không cưới được o ni thì thôi chớ, răng mà chết? Tức không? Điêu không?". Hai vợ chồng cười to trước mặt tôi. Cả thằng con trai 10 tuổi của họ cũng tít mắt cười, khi nghe chuyện của bố mẹ.
    Hơn cả triệu phú
    Tích cóp được vốn liếng, anh Lại quyết định mua ôtô khách. Anh Lại lý luận: "Nhu cầu đi lại của bà con tuyến đường từ xã tui lên ga Tân Ấp rất lớn, nhưng không có xe. Đoạn đường chỉ vài ba chục cây số đường rừng thôi nhưng nếu không có ôtô khách thì việc đi lại, giao thương hàng hoá cực lắm. Tui bảo vợ tui đưa cái bồ đựng tiền ra, đổ cả bồ tiền ra giữa nhà đếm, được gần trăm triệu, số tiền tui làm ăn được nhờ buôn bán, nhờ lắp ráp xe. Tui gọi đứa cháu đến, đưa tiền cho nó đi học lái xe.
    Sau 6 tháng học, nó về, tui và nó đi mua xe. Tìm kiếm mãi rồi cũng mua được một chiếc xe cứu thương cũ, lắp thêm ghế, chở khách được. Bây chừ, vào mỗi buổi sáng, cháu tui lái, tui phụ xe, thu tiền. Răng lại không thu tiền được. Tui đố ai đưa nhầm tiền cho tui. Tiền to, tiền nhỏ, tui cầm, vuốt một cái biết ngay. Chạy xe khách kiếm tiền hay lắm. Tui lại mò mẫm xem máy xe. Có chi khó. Tui mò mẫm cả mấy ngày, rồi hỏi thêm cháu, tự nghe tiếng máy, tự sửa chữa những thứ vụn vặt, tập vá lốp, lắp lốp, làm mãi thì quen. Chạy xe buổi sáng, buổi chiều tui lắp ráp xe đạp. Cứ rứa, tháng mô tui cũng kiếm được bạc triệu.
    Trong xã có việc chi cần tui giúp đỡ kinh phí, tui giúp liền. Bà con ai túng thiếu cũng chạy đến tui. Có người nói: "Ngượng thiệt. Ai người sáng lại đến nhờ vả người mù". Nhưng quan trọng chi chuyện đó. Mình làm ra được tiền, bà con khó khăn phải giúp thôi. Họ nói tui là triệu phú. Đáng chi chuyện đó. Trong nhà tui khi mô cũng có năm ba chục triệu. Trên này mà nói đến tiền triệu như ở thành phố nói đến tiền tỉ. Rứa mà tui giàu lên được. Vui lắm. E cũng nhờ trời giúp nữa. Trời cướp đi mắt tui thì trời cho tui lại mắt khác, cũng rứa thôi.
    Bà con nói, mắt tui là mắt trời mới mần được nhiều việc. Trời đất chi. Nghiến răng lại mà mần, đừng thối chí là được thôi, phải không anh?".
    Đó là những câu chuyện kể của người thanh niên mù Đinh Văn Lại, xã Lâm Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Để lên được nơi này nghe anh kể những câu chuyện thần kỳ ấy, tôi phải vượt gần hai trăm cây số đường rừng. Và khi trở về, nhiều lần tôi đưa tay lên đôi mắt sáng của mình và thấy ngượng, mắt sáng như thế mà tôi sống thêm đời nữa, e cũng không có được nhiều tiền như anh Lại...
    Nguồn: http://www.laodong.com.vn/
  2. hoaquynhft

    hoaquynhft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Bác KienGiangriver này, bác toàn cọp pi bài người ta ko hà, tuy hay nhưng dài dòng quá, em đọc mà chỉ muốn cận thêm thôi. Em biết bác cũng hay vô đây chơi, ngó qua ngó lại, bác siêng viết bài chút coi, góp dzui ấy mà
    À mà ngày mấy bác về VN vậy.
    @mvc: Em mới viết xong, gửi đi thì thấy bác đã lock cai topic này lại rùi, bác mới log in thôi mà nhanh tay nhanh mắt thiệt, làm em mất công chạy qua đây viết tiếp
  3. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Thứ Ba, 23/08/2005, 19:38 (GMT+7)
    Bảo tồn đa dạng sinh học vườn Phong Nha-Kẻ Bàng
    Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Di sản thiên nhiên Thế giới, được giới khoa học đánh giá là điểm đa dạng sinh học bậc nhất ở Việt Nam.
    Theo Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Nguyễn Tấn Hiệp, bước đầu xác định tại đây có 2.394 loài thực vật bậc cao, trong đó nhiều loài đặc biệt quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như Nghiến, Chò đãi, Chò nước, Sao, Trai, Hoàng đàn giả, Mun sọc, Huê sọc, Sao Bắc Bộ, các loài Lan Hài.
    Về động vật, đã phát hiện được 1.072 loài, trong đó có 140 loài thú lớn, 36 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và 23 loài được liệt kê trong danh mục bảo vệ toàn cầu của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN); 356 loài chim; 162 loài cá; 97 loài bò sát; 47 loài lưỡng cư, trong đó có 18 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 6 loài được liệt kê trong danh mục IUCN; 270 loài **** và 50 loài động vật thủy sinh.
    Đặc biệt, ở đây còn có 10 loài thuộc bộ linh trưởng, chiếm trên 50% tổng số loài linh trưởng ở Việt Nam, trong đó có 7 loài được ghi tên trong Sách Đỏ.
    Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện nhiều loài sinh vật mới mang tính đặc hữu, chỉ có ở Phong Nha-Kẻ Bàng như rắn lục Trường Sơn, rắn lục sừng, tắc kè Phong Nha, quần thể Bách Xanh và 3 loài lan Hài từng bị coi là tuyệt chủng ở Việt Nam và thế giới.
    Trong những năm qua, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã chủ động đề ra nhiều biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học của khu vườn, đồng thời phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng lập 10 trạm kiểm lâm tại các vị trí xung yếu để tăng cường công tác bảo vệ rừng.
    Cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn gắn việc tuyên truyền công tác quản lý, bảo tồn Di sản với việc hướng dẫn bà con nhân dân địa phương phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập để hạn chế tình trạng người dân vào rừng khai thác tài nguyên. Nhờ đó, việc săn bắt thú rừng, chặt cây lấy gỗ không còn xảy ra.
    Đặc biệt, hơn 4.7000 người dân vùng đệm Vườn quốc gia đã ký cam kết bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã và hàng ngàn người tham gia nhận giao khoán bảo vệ rừng Phong Nha-Kẻ Bàng.
    Theo TTXVN
  4. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Khám phá động Thiên Đường
    TT - Một hang mới ở giữa rừng Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) vừa được phát hiện. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hang này còn đẹp và tráng lệ hơn cả động Phong Nha, Tiên Sơn, vì vậy mới được tạm đặt tên là Thiên Đường.
    Ngày 7-8-2005, PV Tuổi Trẻ đã theo chân đoàn khảo sát vào sâu trong hang mới này...
    Xuống động như xuống... cõi âm
    - Xem video clip về Động Thiên Đường
    Từ đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) đoạn km 16 vào đến động mới dài khoảng 7km. Hơn 6km là đường khá bằng phẳng đi trên nền đất mịn, dưới tán rừng rợp lá với những ngọn gió thổi mát rượi.
    Cách động chừng 300m là đoạn phải trèo qua những triền đá tai mèo lỗ chỗ, sắc cạnh. Hang nằm trong phân khu rừng phục hồi sinh thái, thuộc vùng lõi núi đá vôi của di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
    Sau gần hai giờ, chúng tôi tới cửa động. Khi nhóm kiểm lâm của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng hạ balô xuống, một người hô to: ?oĐến rồi!?. Ngó nhìn quanh quất tôi chẳng thấy cửa động nằm đâu cả.
    Trong hình dung trên đường đi, tôi cứ nghĩ ít nhất cửa động cũng to như cửa động Tiên Sơn. Một anh kiểm lâm chỉ tay vào mấy mảng đá um tùm cây leo bảo: ?oCửa đó!?.

    Một khối nhũ trên nền động có màu vàng như một khối vàng ròng
    Hóa ra cửa động chỉ là một hầm nhỏ độ 3m2, nằm ngay dưới chân một ngọn núi đá vôi dựng đứng, cao gần 100m. Đứng trên cửa nhìn xuống, ánh sáng trời rọi vào động được hơn chục mét, lờ mờ những dọc đất, đá choãi xuống lòng động với độ dốc rất lớn.
    Xuống động. Hai đường dây chão lớn được cột vào một tảng đá và ròng xuống động. Mọi người phải hai tay bám chặt dây, chòi chân vào từng vách đá và đu dần xuống. Qua 15m như vậy mới đến được khoảng đất thoai thoải hơn một tí và không cần dùng dây nữa.
    Khoảng này dài hơn 30m, lổn nhổn đá vỡ. Tôi là người thứ ba tụt xuống trong tốp người xuống trước tiên. Những bước chân lần mò trong tranh tối tranh sáng, phía dưới thì tối thui thui, cứ tưởng như đang bước xuống một cõi âm nào vậy.
    Đến đoạn bằng phẳng, nhìn lên, cửa động như một hình tam giác sáng trắng nằm trong một màn đen của các vách đá vôi trông rất ấn tượng. Ông Nguyễn Tấn Hiệp, giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hô to: ?oKhông được đi tới nữa, phải chờ đèn đã?. Tôi nhìn vào trong chỉ thấy một màu đen kịt.
    Một thiên đường dưới lòng đất
    Đoạn đầu của động là một vòm hang cao vài chục mét, bề rộng khoảng 100m. Dù được chiếu sáng bằng những chiếc đèn pha công suất 1.000W từ máy nổ nhưng xem ra chẳng nhìn bao quát được là bao vì động quá rộng.
    Hang động Thiên Đường khác rất nhiều so với động Phong Nha và Tiên Sơn. Động rất ẩm ướt. Nền động đầy đất pha cát dẻo quẹo, cứ như đã từng có nước chảy mang phù sa vào vậy.
    Mà chắc chắn là có nước chảy vì quan sát kỹ thấy nhiều mảng nền có đất và cát dợn sóng như bị nước lùa sau cơn mưa. Đoạn đầu của động đã có nhiều thạch nhũ. Ấn tượng nhất là một khoảng nhũ trải trên nền động trông chẳng khác gì một cái sa bàn của các nhà quân sự bày ra để luận chiến sự.
    Đến đoạn thứ hai, vòm hang đột ngột hất lên cao đến gần trăm mét. Đèn được tập trung chiếu lên vòm và thành động trông thật hoành tráng với nhiều thạch nhũ khối, cột. Cả một bãi với hàng chục ụ thạch nhũ cao 30-60cm nằm ngay trên nền động trông rất giống các tượng Phật.

    Đám hạt nhũ
    Vùng động nằm trong cùng (chỉ là nơi đoàn khám phá có thể tới được) có một đám thạch nhũ rất lạ lùng, chưa từng thấy ở động Tiên Sơn và Phong Nha. Đó là những hạt thạch nhũ màu trắng bạc, tròn và to cỡ đồng tiền xu, xếp nằm cạnh nhau ngay ngắn trên một triền đá nhũ rộng, có thể nhặt lên từng hạt rời nhau.

    Có cả những cột nhũ lớn đường kính 1-2m không khác gì tượng Phật Bà Quan Âm. Do thiếu ánh sáng nên không thể thấy rõ hết các khối thạch nhũ, nhưng ở những khối, cột đến gần được đều có thể nhận ra hình thù của các loài vật như hổ, voi, cá...
    Phần lớn nền động là đất dẻo, khá bằng phẳng nên rất dễ cho mọi người đi lại tham quan. Nhiệt độ trong động luôn ở 20-210C. Chỉ ngồi trước cửa động cũng cảm nhận được từng luồng hơi mát lạnh từ dưới động thổi ngược lên, phả vào da thịt trong cái nắng 36-370C ngoài trời.
    Ông Phan Lâm Phương, chủ tịch UBND tỉnh, thấy nền động rộng rãi, hào hứng nói: ?oSẽ làm được các điểm dừng nghỉ chân ngay trong động để khách có thời gian ngắm nhìn lâu hơn?.
    Chưa hết điều lạ, còn có các dãy thạch nhũ cao khoảng 60cm nằm vuông góc với nhau bên một mái đá tạo thành những chiếc bể đựng nước như có ai xây bằng ximăng trắng giữa nền động.
    Bên trong bể còn chứa cả nước trong vắt, cứ như ai đó đã chuẩn bị sẵn cho các nàng tiên đến tắm vậy. Thỉnh thoảng máy điện lại tắt để kéo dây vào sâu hơn. Cả động im lìm không một tiếng động, dù chỉ là một hơi thở trong màn đêm đặc quánh tưởng như cắt lát ra được.
    Trong tôi mông lung cảm giác đang ở vào thuở hồng hoang, bởi cái bóng đêm hoang dại và những khối thạch nhũ ướt rượt, tí tách nhỏ nước xuống như đang trong thời đất trời sinh tạo...
    Ngay giữa đoạn động này là lòng của một con sông đang còn chảy mỗi khi có mưa. Những dấu vết hằn rõ nước chảy: đất cát ẩm ướt bị dồn vào từng bãi rộng dưới nền động mà không hề có thạch nhũ như ở những chỗ nền cao khác.
    Trong đó, kể từ đoạn động thứ hai vào đến đoạn cuối cùng, một con mương lớn chạy suốt qua lòng động đã làm sập nhiều khối thạch nhũ xuống nền động và còn tạo ra nhiều điểm nứt gãy lớn cho nền động cùng những hố hút nước xuống sâu hoắm.
    Và có khả năng động Thiên Đường thông với một dòng sông ngầm, nhưng chỉ khi có mưa lớn hoặc vào mùa mưa lũ mới có nước tràn vào lòng động. Đến đoạn động bị nứt gãy này, đoàn khám phá của tỉnh không thể đi tiếp vào nữa.
    Như vậy từ cửa động vào đến đây chỉ mới trên 500m chiều dài mà thôi. Còn biết bao đoạn với bao điều kỳ thú khác nữa chưa thể đến để khám phá.
    LAM GIANG
    Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92820&ChannelID=89
  5. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Quảng Bình: Phát hiện loài thỏ vằn Trường Sơn
    Các chuyên gia khoa học của Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) vừa phát hiện một loài động vật có vú mới sinh sống tại khu vực này và đặt tên là thỏ vằn Trường Sơn.
    Theo báo Sài Gòn giải phóng, đây là lần đầu tiên loài thỏ này được phát hiện tại khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng thuộc vùng sinh thái Bắc Trường Sơn, với các đặc điểm: có lớp lông pha điểm những vết vằn, trọng lượng một con trưởng thành khoảng 5kg, sinh sống chủ yếu ở vùng núi.
    Theo điều tra ban đầu, thỏ vằn Trường Sơn có mặt ở khắp dãy Trường Sơn, trong đó vùng núi Quảng Bình là nơi có nhiều thỏ vằn sinh sống
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92576&ChannelID=17
  6. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Xây dựng trạm nghiên cứu tài nguyên-môi trường miền Trung
    Viện Khoa học-Công nghệ VN vừa khởi công xây dựng Trạm nghiên cứu tổng hợp tài nguyên-môi trường miền Trung, đặt tại xã Quang Phú, thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ đồng.
    Trạm nghiên cứu này nằm trong hệ thống lưới trạm quốc gia, có chức năng quan trắc một cách có hệ thống, liên tục các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường của tỉnh Quảng Bình và các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.
    Trạm còn có nhiệm vụ theo dõi, giám sát các tai biến tự nhiên như xói lở, bồi lấp bờ biển, cửa sông, hoang mạc hóa, cát bay, cát chảy, nước dâng, sóng thần và các thiên tai khác nằm trong vành đai đông Thái Bình Dương.
    Công trình dự kiến được đưa vào sử dụng từ tháng 8-2006 sẽ cung cấp thường xuyên các số liệu chính xác để làm luận cứ khoa học phục vụ công tác dự báo, cảnh báo các tai biến tự nhiên và môi trường, góp phần hướng dẫn nhân dân phòng tránh để giảm nhẹ tác hại của thiên tai, đồng thời làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực bền vững.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=92090&ChannelID=17
  7. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Lâm tặc hạ sơn
    22:51:00, 26/08/2005


    Vợ chồng Hoàng Văn Biền: "Làm du lịch sướng hơn làm lâm tặc..." (ảnh: Khánh Minh)
    Tôi tò mò đi hỏi tìm lâm tặc, anh Hoàng Văn Biền ở thôn Na, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vỗ ngực nói: "Lâm tặc là tui đây, chú tìm mô cho mệt". Và câu chuyện lâm tặc hạ sơn tại Phong Nha - Kẻ Bàng đã cuốn hút lấy tôi...
    Gác cưa làm gã chèo thuyền
    Cựu đại ca lâm tặc Hoàng Văn Biền mở đầu câu chuyện: "Cả thôn Na, thôn Xuân Tiến thuộc xã Sơn Trạch là công giáo, có 301 hộ, gần 2.000 nhân khẩu. Trước khi làm du lịch thì hơn 92% số dân, cả già, trẻ, lớn, bé... đều bỏ hoang ruộng vườn để bám vào rừng. Nói trắng ra là làm lâm tặc. Đó là một cuộc sống tạm bợ, sáng núi, tối chợ, hoàn toàn mù mịt về tương lai. Ông cha nói rồi, "ăn của rừng rưng rưng nước mắt". Làm mấy cũng không đủ để bỏ vô miệng. Giờ ngược lại làm người chèo thuyền đưa du khách tham quan Phong Nha, nơi những cánh rừng mà ngày xưa tui đã chặt phá, cảm giác sướng và lạ lắm". Tôi hỏi sao sướng, Biền trả lời: "Thì trước đây tui là đại ca của lâm tặc, nên hơn ai hết, tui thuộc rừng như lòng bàn tay. Mà thuộc rừng thì khách hỏi chi biết nấy, rứa là không chi sướng bằng. Bây chừ anh thấy đấy, cả thôn Na với thôn Xuân Tiến đã không còn lâm tặc nữa mà làm ăn lương thiện hết. Mỗi người dân đều ý thức phá rừng là tự phá nguồn lợi lâu dài của mình. Cũng nhờ "chuyển đổi ngành nghề" mà mấy năm nay không còn đổ máu, hận thù với kiểm lâm. Anh cứ suy đi, cả vùng ni trước đây tràn lâm tặc, quanh năm suốt tháng chúi đầu vô rừng chặt phá, chặt miết rồi cũng hết gỗ tốt, lại bị bắt bớ rồi đổ máu rồi huyết chiến rồi tù tội chán lắm. Nay mấy trăm lâm tặc như tui gác cưa, chèo thuyền đón khách an nhàn, chẳng lo bị rượt đuổi là thỏa mãn lắm rồi. Làng ni không những chèo thuyền mần du lịch mà còn thêm nghề khác. Nghề khác thì tui không kể cho mô, anh tự đi mà tìm hiểu lấy, tui không nói mô, nói ra mấy tay nớ nói tui lấn nghề".
    Một phần đội thuyền du lịch Phong Nha của người dân xã Sơn Trạch,
    trước đây họ là lâm tặc

    Bí quyết trong động
    Tôi cứ ấm ức vì Biền không nói cái nghề thứ hai mà những lâm tặc như anh rửa tay phá rừng dụng tới. Đang lang thang dọc bờ sông Son, chưa biết tính sao, bỗng có anh chàng cầm máy ảnh lênh khênh chạy tới đon đả mời tôi chụp ảnh. Tôi hỏi trước đây làm gì, anh chàng thẳng thắn: "Trước đây em làm... lâm tặc, nhưng mà bây giờ em chụp ảnh phục vụ du khách. Không những em chụp tốt mà đám thanh niên nam nữ trong làng cũng chụp tốt, anh biết không, tốt đến nỗi nhiều khi ngồi lại, bọn em không thể tin trước đây mình từng mần lâm tặc". Thế là rõ, nghề thứ hai ấy chính là nghề chụp ảnh.
    Lâm tặc Phong hiện là thợ chụp ảnh ?ođẳng cấp di sản? rất chuyên nghiệp

    Khi tôi đi tìm những thợ ảnh làng "đẳng cấp di sản" mới hay, trước đây họ cũng là những lâm tặc thứ thiệt. Một người tên Phong không cho tôi biết đầy đủ họ tên nhưng hồ hởi kể lại phận lâm tặc của anh. "Em là một trong những trùm gỗ khét tiếng. Kiểm lâm bắt gỗ, em xua đàn em xông vào trạm lấy gỗ. Giữa rừng chạm mặt kiểm lâm, em cho đàn em xông vào huyết chiến. Rứa mà cuối cùng em bỏ nghề phá rừng, vô Trung tâm Du lịch Phong Nha xin làm thợ ảnh vì làm du lịch sướng hơn làm lâm tặc chui rúc trong rừng". Tôi nhìn bàn tay thô ráp và bắp thịt cuồn cuộn của Phong, không giấu vẻ nghi ngại khi cái máy ảnh anh cầm lọt thỏm trong tay. Phong hiểu và "trấn an" tôi bằng cách cho xem một xấp ảnh vừa mới chụp xong. Những bức ảnh thợ làng chụp, không qua lớp đào tạo bài bản nào nhưng mọi thứ cứ sáng rọi, rõ ràng. Với Phong và gần ba trăm thợ ảnh khác ở đây, chưa một lần du khách chê ảnh xấu, thật là một điều lạ. Bí quyết có ảnh đẹp, theo Phong: "Bọn em thường chọn vị trí trước trong hang, đoàn nào vô bọn em cũng thuyết phục nơi đó đẹp và chụp. Cho nên chọn vị trí trước có cái lợi lấy khẩu độ, tốc độ sẵn, chẳng hư ảnh bao giờ. Khách chưa quen cứ chụp đại, ra rửa ảnh thấy hỏng lại bảo bọn em vào chụp lại cho bõ công đi Phong Nha". Đúng là như vậy, tôi cứ lủi vào hang chụp, chưa quen nên ảnh cũng chẳng đạt được yêu cầu, nghĩ đi nghĩ lại mới rõ những tay chụp ảnh như Phong là những lâm tặc có tài.
    "Minh chủ võ lâm"
    Phan Hồng Thái, hiện là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Phong Nha có mặt tại vùng rừng này từ ngày đầu thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) năm 1994. Ngày ấy Thái và đồng đội của anh đã chứng kiến không biết bao nhiêu trận giáp mặt với người phá rừng, những trận giáp mặt ấy có khi phải lấy cả máu ra mới bảo vệ được rừng. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng rộng hàng trăm ngàn hécta với nhiều loại gỗ quý. Rừng rộng mênh mông nhưng ngày đó chỉ có 3 trạm kiểm lâm với 20 chiến sĩ. Những lúc gỗ đắt, có khi cả thôn Na, thôn Xuân Tiến đi hết vào rừng, họ chặt phá, cưa xẻ thành từng phiến gỗ ngay trong rừng, rồi vận chuyển bằng thuyền, bằng gùi ra rừng. Anh Thái kể: "Chúng tôi bắt được nhiều vụ nhưng lâm tặc tổ chức cướp lại. Kiểm lâm ít người, họ thì đông, họ lao vào đánh, chém cả công an, cả bộ đội biên phòng, hàng chục chiến sĩ bị thương, nằm viện. Liên miên những cuộc giành giật, xô xát giữa kiểm lâm và lâm tặc. Trong tình thế đó thì có một người xuất hiện mà sau này những cựu lâm tặc gọi đùa là "minh chủ võ lâm". Đó là người đầu tiên đặt chân đến Phong Nha - Kẻ Bàng để xúc tiến cho hoạt động du lịch - Đặng Đông Hà".
    Chị Gái chèo thuyền phục vụ du khách trước đây cũng là... lâm tặc

    Đang là giáo viên trung học môn Lịch sử, mê du lịch, Hà xin chuyển ngành, sau đó được điều lên Phong Nha, mình Hà vừa bảo vệ, vừa phụ trách du lịch, vừa hướng dẫn viên. Cái hồi hoang vu đó, mỗi ngày thi thoảng vài ba đoàn khách lên tham quan động. Đêm, anh ngủ trong căn phòng trống hoác, buồn đến khóc. Mỗi khi có khách lên tham quan động, để thuê được một con thuyền của dân chở khách thật gian nan. Người ta dùng thuyền chở cát sạn, đánh cá, chở gỗ lậu để chở khách du lịch vào động; chẳng có bằng cấp, bảo hiểm, phao an toàn, miễn là đưa được khách vào động. Nhớ lại, Hà kể: "Gian nan mãi rồi thì bộ phận đón tiếp khách tham quan động Phong Nha cũng được thành lập. Nhưng phải có thuyền chuyên dụng. Kêu gọi dân, dân không nghe, vẫn vào rừng lấy gỗ. Trung tâm tự đóng một thuyền làm mẫu, xin tỉnh giá chở khách, rồi dần dà thuyết phục bà con. Người này nhìn người kia, cuối cùng, một số hộ dân bắt đầu dùng thuyền nhà mình chở khách theo giá quy định. Rồi nhiều hộ dân thấy thu nhập ổn định, không lén lút, chui rúc trong rừng, không đánh nhau với kiểm lâm nên tự động thôi phá rừng xoay ra làm du lịch, đưa đón khách chuyên nghiệp đến khó tưởng tượng được".
    Hồi kết
    Từ mấy năm nay, dao rựa, cưa, đục, gùi người dân ở đây đã cất hết, những người dân một thời là lâm tặc đã trở thành những chủ thuyền du lịch, thợ chụp ảnh...; rồi học nói, học cười, học cách làm vui lòng khách. Trung tâm Du lịch sinh thái và văn hóa Phong Nha do Hà phụ trách đã thành công khi lôi cuốn cả làng lâm tặc vào làm du lịch, thay đổi sâu sắc cuộc sống của họ. Nghĩ lại trước đó không biết bao nhiêu cuộc họp, giải pháp, thậm chí dùng đến cả luật pháp để trấn áp những kẻ phá rừng nhưng rừng vẫn chảy máu, người vẫn chảy máu, còn đến hôm nay ở bến thuyền Phong Nha đã có một đội thuyền hơn 300 chiếc, bà con đều qua khóa đào tạo thuyền trưởng, các thuyền thay phiên nhau đưa đón khách vào động, giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 500 người với thu nhập bình quân khoảng 100 ngàn đồng/thuyền/ngày. Kéo theo đó là hàng loạt những dịch vụ khác như kinh doanh cơm nước, hàng quán cũng nhộn nhịp mọc lên. Tất cả mọc lên có trật tự, chỉn chu hơn nhiều điểm du lịch tiếng tăm khác. Không một lời chèo kéo làm du khách khó chịu, và không có du khách nào than phiền thái độ phục vụ khi tham quan Phong Nha.
    Trước khi chia tay, Biền nói: "Bây giờ làm sao lo phục vụ khách du lịch tốt hơn nữa. Mấy bác lãnh đạo đã có công tổ chức bà con từ lâm tặc trở thành người phục vụ du lịch là lớn lắm rồi, phải ra sức không phụ công mấy bác lãnh đạo chú ạ!". Và một tin vui do Đinh Huy Trí, Giám đốc Trung tâm Khoa học Phong Nha - Kẻ Bàng dành cho những ai quan tâm, là sau mấy năm di sản không còn lâm tặc, hổ đã tái xuất hiện trong vùng đệm của di sản. Một tin làm nức lòng những người như Biền và dân làng của Biền.
    Khánh Minh

    http://web.thanhnien.com.vn/Doisong/2005/8/27/120376.tno
  8. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Chia sẻ nỗi đau với gia đình có 5 người con bị nhiễm kim loại nặng:
    Bạn đọc chung tay giúp gia đình chị Nương thắp lên niềm hy vọng
    22:00:12, 26/08/2005


    Các con chị Nương tại bệnh viện
    Sau bài viết Nỗi đau của một gia đình đăng trên Thanh Niên, liên tục những ngày qua, bạn đọc từ khắp nơi đã đến tòa soạn cũng như các cơ quan đại diện của Báo Thanh Niên ở các nơi để chia sẻ nỗi đau của gia đình chị Nương và anh Thuận. Ngay lập tức, chúng tôi mang số tiền bạn đọc giúp đỡ ra Bệnh viện Huế, nơi chị Nương đang hằng ngày làm đủ mọi thứ công việc, kể cả đi lượm ve chai để kiếm từng đồng tiền ít ỏi nuôi 5 người con bị bệnh trong một nỗ lực gần như tuyệt vọng...
    Sáng ngày 24/8, chúng tôi đã đến Bệnh viện Trung ương Huế mang theo tấm lòng của bạn đọc như một thứ ánh sáng nhen lên niềm hy vọng cho gia đình chị Nương...
    Sau khi bài báo Nỗi đau của một gia đình đến tay bạn đọc, ngay chiều hôm ấy chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại. Phía bên kia đầu dây giọng một người đàn ông vẫn còn nghẹn ngào: "Tôi là Lại Đình Thanh (75 tuổi) là một cán bộ về hưu, bạn đọc của báo Thanh Niên, sau khi đọc bài báo Nỗi đau của một gia đình nêu hoàn cảnh quá thương tâm của gia đình anh Lưu Văn Thuận và chị Trần Thị Nương (ở thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) với 5 người con bệnh tật hiểm nghèo do uống phải nước giếng nhiễm chất độc của bom đạn chiến tranh sót lại, tôi đã khóc suốt cả ngày. Xin các anh cho tôi gặp được chị Nương, anh Thuận để tôi giúp cho họ một ít tiền". Sáng hôm sau, người cán bộ hưu trí ấy ghé qua văn phòng chúng tôi, khóe mắt ông vẫn còn đỏ hoe: "Dù biết rằng số tiền của mình không thấm vào đâu, nhưng mỗi người một ít sẽ tích thiểu thành đa...".
    Khi chúng tôi đến khoa Nhi, hai chị em Thúy và Vũ đang cùng các bệnh nhi khác ở bên hành lang. Cả hai chị em, gương mặt sáng, nhưng nước da thì nhợt vàng, mặt sưng phù, tóc rụng gần hết, trơ vầng trán hói lơ thơ. Bé Thúy lục trong chiếc gối ra khoe với tôi tấm ảnh cháu chụp những ngày còn cắp sách đến trường. Gương mặt trong ảnh sáng rỡ, xinh xắn. Bé nói với tôi: "Chú thấy cháu bây giờ có còn giống trong tấm ảnh ni không?". Nhìn tấm ảnh, tôi bắt đầu nghèn nghẹn, nén lại cảm xúc của mình, tôi an ủi cháu: "Làm sao mà khác được, bây giờ cháu đang bệnh nên hơi khác một chút, ít bữa lành bệnh cháu lại đẹp như trước thôi". Thúy lắc đầu: "Tóc rụng gần hết ri biết khi mô mới mọc dài lại. Cháu thích để tóc dài lắm". Cô y tá trực xoa đầu Thúy bảo em đã bắt đầu có dấu hiệu âm tính, còn bé Vũ thì... Ngưng một chút để tránh cái cụm từ khó nói nhất trước ánh mắt đứa trẻ hồn nhiên, cô y tá nói nhỏ với chúng tôi, em Vũ hiện đã kháng thuốc, ít bữa nếu thận tiếp tục hư cũng phải chạy thận nhân tạo thôi. Có lẽ... Chỉ nghe đến đó, ông Thanh đã không kìm được xúc động, ông ôm chầm lấy cháu Vũ vào lòng mà khóc òa. Nước mắt của cụ già 75 tuổi đã làm cho cả phòng bệnh oà khóc theo. Tiếp nhận số tiền nửa tháng lương hưu của cụ già 75 tuổi, chị Nương bật khóc. Chị quỳ sụp xuống dưới chân ông lão mà không nói được một câu. Cả bệnh viện đã lặng đi trong nước mắt.
    Sáng 24/8, PV Báo Thanh Niên đã đến thăm và trực tiếp trao số tiền 40 triệu đồng của bạn đọc hỗ trợ bước đầu cho vợ chồng chị Nương để chữa bệnh cho các cháu (ảnh). Cầm số tiền chị Nương đã nghẹn ngào không nói nên lời. Nhưng trong ánh mắt thẫn thờ qua nhiều đêm mất ngủ của chị ánh lên một niềm hy vọng. "Chị ơi! Chị đừng gục ngã, hàng triệu bạn đọc đang ở bên chị, đang cùng chị thắp lên niềm hy vọng" - chúng tôi nói với chị mà dòng nước mắt cứ trào ra...

    Rời khoa Nhi, chúng tôi đến khoa Nội tiết niệu, nơi cô chị Lưu Thị Huyền, nữ sinh lớp 12 hiện đang nằm điều trị, cứ hai ngày em phải chạy thận một lần. Huyền giống như một nụ hoa thiếu nước. Buổi sáng, mới chạy thận xong, gương mặt Huyền có tươi lên một chút. Nhưng các bệnh nhân cùng phòng bảo: "Nó tươi lên một chút đến chiều là héo xuống lại". Chị Nương bảo: "Trước đây con bé còn xinh hơn cả bé Thúy, ảnh nó để ở nhà, nếu có tui đưa chú coi, chú sẽ không tin là nó với trong ảnh là một đứa mô...".
    Sau khi người con trai đầu là Lưu Quang Thùy qua đời, cháu Huyền phải chạy thận nhân tạo. Hai cháu kế tiếp là Thủy và Vũ thì bác sĩ cho biết hiện hai cầu thận đã hư, bệnh tình đang rất nguy kịch, muốn cứu sống phải ghép thận. Chị Nương tính toán: "Hai vợ chồng tui sẽ cho con hai quả thận, nhưng mỗi ca ghép thận tốn từ bốn đến năm trăm triệu, chưa kể các khoản điều trị tiếp theo... tiền ấy biết lấy mô ra. Với lại, cả 5 đứa con đều bị bệnh, biết cho đứa mô đây?".
    Trong số 6 người con bị nhiễm bệnh (cháu đầu đã mất) do uống nguồn nước có chứa hàm lượng kim loại từ bom na-pan quá nặng, hiện chỉ có hai cháu sau cùng là có cơ hội cứu chữa. Nhưng mỗi tháng các cháu cũng phải vào viện một lần để kiểm tra sức khỏe và nhận thuốc về điều trị. Anh Thuận và chị Nương, mỗi người phải gánh một nhiệm vụ. Hiện đang vào mùa gặt, anh phải để ba đứa bị bệnh nặng lại cho chị để về quê đi gặt thuê kiếm tiền nuôi hai cháu út nhiễm bệnh nhẹ hơn tiếp tục đến trường. Mỗi sáng chị thức dậy lúc 3 giờ để nhặt nhạnh ve chai đem ra hàng phế liệu bán lấy tiền thuốc thang, cơm nước cho các cháu. Số tiền kiếm được, mỗi ngày khoảng chục ngàn. Số tiền ấy bốn mẹ con vừa cơm rau đạm bạc qua bữa, vừa còn phải tiện tặn để có tiền thuốc thang, muốn bồi bổ thêm cho các cháu có chút dinh dưỡng cũng đành bó tay. Cả tháng hai vợ chồng họ mới gặp nhau một lần và lần nào gặp rồi cũng nuốt nước mắt vào lòng, cố nén nỗi đau không cho các cháu biết ba mẹ khóc. Họ quyết không quỵ ngã để giành lấy sự sống của các con. Tuy vậy, dường như ý chí của họ giờ đây mỗi ngày lại thêm vơi cạn, bởi trong tay đã sạch hết tiền của và sức khỏe cũng tiều tụy hơn vì suốt mấy tháng trời chiến đấu với tử thần để giành lại mạng sống của từng đứa con... Đứng trước mặt chị Nương, nhìn những đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên vô tội... đang phải héo dần vì căn bệnh quái ác, tôi thầm mong trên đời có một phép mầu, vợ chồng chị Nương cũng đang cầu mong như vậy. Phép mầu ấy chỉ có thể có được từ tấm lòng bạn đọc khắp nơi.
    Mọi sự giúp đỡ cho gia đình chị Nương, anh Thuận xin gửi về báo Thanh Niên ở các địa chỉ sau: Phía Bắc: Tòa soạn báo Thanh Niên tại Hà Nội, số 218 Tây Sơn, quận Đống Đa, TP Hà Nội; Phía Nam: Tòa soạn báo Thanh Niên, số 248 Cống Quỳnh, quận 1, Tp Hồ Chí Minh; Miền Trung: Văn phòng đại diện báo Thanh Niên tại Đà Nẵng, số 144 Bạch Đằng, TP Đà Nẵng. Tại Huế: Văn phòng liên lạc Báo Thanh Niên tại Thừa Thiên - Huế, 26 Lê Lợi - TP Huế.
    http://www.thanhnien.com.vn/Toasoan-Bandoc/2005/8/15/120382.tno
    Được mvc sửa chữa / chuyển vào 20:42 ngày 27/08/2005
  9. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình - Quảng Trị gió mạnh đến cấp 6



    (Dân trí) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực phía nam Vịnh Bắc Bộ và phía bắc vùng biển ngoài khơi Quảng Bình - Quảng Trị gió sẽ mạnh dần lên cấp 6. Biển động. Các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, bắc và trung Trung Bộ đêm nay và ngày mai (30/8) có mưa, có nơi mưa vừa đến mưa to.
    Hồi 13 giờ chiều nay (29/8), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trong khoảng 17,3 đến 18,3 độ vĩ bắc; 110,0 đến 111,0 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 100 km về phía đông nam.
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Trung ương, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật trên cấp 7.
    Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km.

    Ngay từ khi nhận được thông tin về đợt áp thấp nhiệt đới này, Văn phòng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã có Công điện gửi tới các tỉnh, thành phố ven biển và các Bộ, ngành liên quan để có các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Đặc biệt là những phương tiện hoạt động gần khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới như: vùng biển Quảng Bình - Quảng Trị cần chủ động tránh và di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của áp thấp.

    Nguyễn Hiền

  10. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện chấn động tại Phong Nha - Kẻ Bàng


    Một rừng bách xanh quý hiếm ở độ cao 800m, lan hài - một giống hoa tưởng như đã tuyệt chủng bỗng được tìm thấy... Người ta kỳ vọng với những phát hiện mới, Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ trở thành ngôi nhà chung lưu giữ những gì mà nhân loại ngỡ là đã biến mất.
    Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Cứu hộ động vật hoang dã (TTNC) của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PN-KB) cho biết: Trong một thời gian rất ngắn ở đây liên tiếp phát hiện ra những bí mật của thế giới động, thực vật, gây sốc cho giới nghiên cứu.

    Rừng bách xanh núi đá ở độ cao 800m

    Ông Nguyễn Tấn Hiệp - Giám đốc Vườn PN-KB - cho hay, ông đã có hơn 2 tháng trời cùng các cán bộ của TTNC và GS.TS V. Averyanov Leonis - Chuyên gia hàng đầu về thực vật của Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga - rong ruổi khắp các cánh rừng.

    Điều ông coi là phát hiện có ý nghĩa nhất là việc tìm ra quần thể bách xanh núi đá lớn chưa từng thấy này. Ông cho rằng đó là một phát hiện có ý nghĩa toàn cầu. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 loài bách xanh đã được nhận diện. Việt Nam hiện có một vài cá thể bách xanh núi đất rải rác ở một số tỉnh phía Bắc, nhưng chưa nơi nào có quần thể bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) rộng lớn như thế này. Đây là loài thứ 4, đặc hữu, chỉ có ở PN-KB (?)

    Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, bách xanh được phân bổ trên đỉnh núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng, kéo dài từ Km27 - Km40 của đường 20, ước diện tích có khoảng trên 5.000 ha. Xét về mặt đông đặc, thì có khoảng 2500 ha với mật độ 600 cây/ha. Các cây bách xanh ở đây có tuổi từ 500 - 600 năm.

    Cũng theo ông Leonis, việc bảo tồn cấp thiết, có hiệu quả quần thể này có thể coi là mục tiêu có tính ưu tiên cao nhất trong chiến lược bảo tồn của VN. Loài bách xanh núi đá độc đáo này cần được đưa vào sách đỏ của VN, bởi đây là loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt trên phạm vi toàn cầu.

    Lan hài tái xuất

    Lan hài là một phân loài đặc biệt của họ lan. Khi nở, hoa có một cánh ở giữa, hình như chiếc hài công chúa, đẹp lộng lẫy và quý phái. Đã từ lâu, lan hài được coi như một thứ ?oquốc bảo?.

    Lan hài không những có giá trị lớn về khoa học, thẩm mỹ mà còn có giá trị kinh tế cao. Mỗi khi địa chỉ của lan hài bị phát hiện, lập tức chúng bị các thương lái săn lùng ráo riết và khai thác triệt để cho đến khi không còn mầm mống.


    Ông Cao Xuân Chính - Phó GĐ Vườn PN- KB - cho biết: Lần đầu tiên, năm 1922, ở VN, lan hài được phát hiện ở vùng rừng gần Nha Trang. Nó lập tức được mang về Pháp trồng thử. Một cuộc săn lùng ráo riết diễn ra ở Khánh Hòa và bỗng dưng lan hài biến mất. Dân chơi lan cho rằng nó đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Họ chỉ còn biết nuối tiếc và lưu giữ hình bóng lan hài trong ký ức mà thôi?

    Không hiểu sao, năm 1992, nghĩa là 70 năm sau, dân chơi lan hài bỗng thấy nó xuất hiện trên thị trường nhiều nước ở cả châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Vậy ngoài tự nhiên lan hài đã mất hẳn? Nhiều người tin như vậy, nhưng ông Leonis thì không cho là như thế. Ông và các cộng sự của mình lại rong ruổi trên những cánh rừng VN và năm 1996 ông đã phát hiện thấy lan hài đang ?ongụ? cheo leo trên vách đá Hòn Giao, cách Nha Trang chừng 50 km.

    Sau đó ít lâu người ta lại phát hiện lan hài có mặt ở vùng núi Cao Bằng. Những nhà nghiên cứu đã bảo vệ nó bằng cách không công bố địa điểm phân bổ, nhưng chỉ một thời gian rất ngắn sau đó giới buôn lan chuyên nghiệp đã dò tìm ra địa điểm và lan hài lại một lần nữa biến mất khỏi Cao Bằng?

    Cũng 10 năm nay không thấy lan hài xuất hiện trên thị trường. IUCN (Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới) năm 1996, đã xếp lan hài là loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong rất cao (tuyệt chủng trong tương lai gần).

    Ông Leonis và các cộng sự đã tìm thấy lan hài ở giữa rừng PN-KB. Không chỉ một loài lan hài chung chung mà có đến 3 loài: lan hài xanh (Paphiopedilum malipoense), lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum), lan hài đốm (Paphiopedilum concolor)?

    Ông Nguyễn Tấn Hiệp coi việc phát hiện ra loài lan hài ở khu Vườn Quốc gia nơi ông làm Giám đốc là niềm kiêu hãnh của Di sản TNTG với toàn cầu.

    Ông Leonis gợi ý, nên đẩy nhanh việc nghiên cứu, thử nghiệm từ hạt, chồi, gen để nhân giống loài lan này với số lượng lớn để bán ra thị trường. Khi làm được điều đó thì việc lén lút khai thác trái phép loài lan này trong tự nhiên sẽ chẳng còn mấy ý nghĩa.

    Dự án nhân giống lan hài đã cho những tín hiệu khả quan. Trung tâm đã tách 11 mẫu con từ 9 mẫu gốc hài xanh; 1 mẫu con từ 1 mẫu gốc hài xoăn; 10 mẫu con từ 6 mẫu gốc hài đốm. Đến thời điểm này các mẫu con đang sinh trưởng và phát triển bình thường?

    Theo Minh Toản
    Tiền phong
    Lan hài ở Phong Nha -Kẻ Bàng
    [​IMG]
    Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Lâm Phương bên cây bách xanh 500 tuổi.
    [​IMG]
    http://dantri.com.vn/Sukien/2005/9/75225.vip

Chia sẻ trang này