1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    http://vtv.vn/vi-vn/ytuong/2006/1/77191.vtv
    Được no_cry sửa chữa / chuyển vào 09:09 ngày 04/01/2006
  2. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0

    Quảng Bình: Trồng hoa trên... cát
    10:45, 02/01/2006
    Phú Thạnh
    --------------------------------------------------------------------------------
    [​IMG]
    Những năm trước đây, người dân ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình luôn tiêu thu các loài hoa ở nơi khác nhập vào. Tuy nhiên, năm nay, nguồn tiêu thụ đó giảm nhiều bởi các hộ dân nơi đây đã ươm trồng được nhiều loài hoa trên vùng đất cát, chua phèn bằng kỹ thuật trồng, chăm bón mới.
    Người đi đầu trong mô hình trồng hoa trên cát là ông Lê Thanh Dúng ở thôn Văn La, xã Lương Ninh. Năm 2004, từ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Quảng Ninh, gia đình ông Dúng đã tiến hành đầu tư, cải tạo 200 m2 đất cát ươm trồng các giống hoa Cúc, Đồng tiền và hoa Hồng. Nhờ học hỏi, nắm bắt được kỹ thuật ươm trồng, chăm sóc, chọn được giống cây trồng phù hợp nên ngay trong vụ đầu, gia đình ông Lê Thanh Dúng đã thu lãi được hơn 25 triệu đồng. Hiện tại, gia đình ông đang ươm trồng hơn 5.000 gốc Cúc trên diện tích 1.000m2 nhằm phục vụ cung ứng nguồn hoa trong dịp tết Nguyên Đán. Ông Dúng cho biết: "Việc trồng hoa thu lời rất nhiều lần so với trồng lúa, nguồn đầu tư ít hơn rất nhiều. Chúng tôi rất phấn khởi đầu tư phát triển mô hình này".

    Do điều kiện thổ nhưỡng khắt nghiệt nên việc áp dụng đúng các phương thức kỹ thuật chăm bón là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây hoa phát triển tốt. Ông Dúng cho biết thêm: "Khâu quan trọng nhất là phải đảm bảo nguồn nước trong mùa hè nhưng vào mùa mưa phải chống úng kịp thời thì hoa mới phát triển tốt".

    Từ hiệu quả trên, huyện Quảng Ninh đang tiến hành nhân rộng mô hình này này trên địa bàn, nhiều hộ dân đã tiến hành cai tạo đất, trồng hoa chuyên canh. Ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch xã Lương Ninh nói: "Từ việc trồng hoa của gia đình ông Dúng, chúng tôi đã tiến hành hướng dẫn nhiều hộ dân học hỏi, tiến hành ươm trồng".

    Cây hoa phát triển tốt là một thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất chua phèn, tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con nông dân vùng cát Quảng Bình.

  3. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Trong một cuộc họp bàn về phát triển và đào tạo nguồn cán bộ trẻ của một ngành nọ, Sau khi thống nhất mọi quan điểm về tiêu chuẩn cán bộ nguồn đào tạo cho tương lai. Đồng chí phụ trách tổ chức đã đưa ra ý kiến : Tre già măng mọc ! để có nguồn cán bộ thay thế sau này, chúng ta phải tranh thủ phát triển và đào tạo thế hệ trẻ !
    Sau khi đại hội kết thúc, đồng chí trưởng phòng tổ chức đã đệ trình lên giám đốc phương án đào tạo cán bộ trẻ theo phương châm Tre già măng mọc. .... Sau khi ký biên bản phê duyệt việc đào tạo cán bộ, đồng chí giám đốc đã nói với ông trưởng phòng tổ chức rằng : " Ông bảo chúng nó muốn mọc đâu thì mọc chứ đừng mọc trước mặt anh. Thằng nào mọc trước mặt anh là anh bẻ gảy ngang hết đó nghe.. " !
    => cái chuyện ông Dung còn tồn tại là việc nhỏ như con thỏ
    _________________________________________________
    HEHEHE VUI QUÁ TRỜI LUÔN .
  4. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Bản đồ du lịch Quảng Bình quá cẩu thả

    [​IMG]
    Bản đồ tổng thể du lịch Quảng Bình. (Tiền Phong)
    Tấm bản đồ du lịch trình bày rối rắm. Vị trí danh lam, di tích được chuyển chỗ lung tung. Nhiều lỗi chính tả, văn phong nghiêm trọng. Ấn phẩm này được thực hiện không theo Luật Xuất bản mà vẫn được lưu hành từ tháng 4/2005.
    Bản đồ du lịch Quảng Bình đầu tiên được in với khổ khá lớn (64cmx84cm) và trên giấy láng trắng đẹp. Song tấm bản đồ này có quá nhiều sai sót. Bố cục của nó được sắp xếp như một ?otrận đồ bát quái?. Xung quanh là một hệ thống quảng cáo bao phủ. Từ quảng cáo thuốc xịt muỗi Remos, rượu cần Tây Nguyên đến Công ty Đam San tận mãi Buôn Ma Thuột rồi Nhà sách Hương Giang ở Huế... Một vài nhà hàng, khách sạn ở Quảng Bình xuất hiện trong một bố cục rối rắm.
    Câu chữ và chú dẫn sai nghiêm trọng. Lời tựa cho tấm bản đồ được viết: ?oChào mừng quý khách đến với Đồng Hới - Quảng Bình, một địa danh thật quyến rũ, nơi Bắc và Nam giao hòa, nơi những di sản văn hóa dân tộc và di sản văn hóa nhân loại hòa quyện vào nhau...?
    Các địa chỉ danh thắng được sắp xếp một cách tùy hứng, không theo quy luật nào, với một loạt các sai sót thể hiện sự cẩu thả. Đơn cử: Khi chỉ dẫn cho du khách địa chỉ chùa An Xá và Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bản đồ ghi: ?oChùa An Xá - Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Văn Giáp?. Chưa hết, tượng đài Mẹ Suốt rành rành ở Hải Đình (gần sát chợ Đồng Hới) lại bị ?odi dời? sang mãi Bảo Ninh.
    Sân bay Khe Gát và sân bay Đồng Hới bị viết ?ongọng? thành "sây bay". Làng Mô ghi thành Làng Mồ. Cầu Mụ Kề lại ghi thành Mụ Kè. Đường Quách Xuân Kỳ biến thành Quách Xuân Ký. Lâm Úy thành Lâm Ũy. Diêm Hải thành Diên Hải.
    Trụ sở UBND tỉnh được chuyển sang ?olàm việc? bên Tỉnh ủy. 16 xã, phường của Đồng Hới được ?obiên tập? lại còn... 13. Tất cả các ảnh minh họa đều ?oquên? mất tên tác giả.
    Một ấn phẩm kém chất lượng như thế nhưng đã vuột khỏi tầm kiểm soát của cơ quan chức năng từ tháng 4/2005 đến nay. Ông Lê Hùng Phi, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin thẳng thắn: "Chúng tôi đã cấp phép cho Cty Du lịch (nay là Cty cổ phần Du lịch Quảng Bình) in ấn phẩm này (Giấy phép số 16/XB ngày 6/4/2005), nhưng họ đã không tuân thủ những quy định hiện hành. Khi hoàn thành ấn phẩm họ đã không nộp lưu chiểu cho Cục Xuất bản, cho Sở VH-TT. Số lượng ghi trong giấy phép chỉ 2.000 bản nhưng họ in nhiều hơn gấp 10 lần".
    Vì họ không nộp lưu chiểu nên những sai sót trên chậm được phát hiện và chậm có biện pháp xử lý. Riêng 2 sai phạm đó thôi, theo Luật Xuất bản và Nghị định 31/CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực VH-TT thì đã đủ cơ sở để xử phạt.
    Khi dư luận rộ lên về ấn phẩm Bản đồ du lịch Quảng Bình quá kém chất lượng, ngày 10/1/2006, Thanh tra Sở Văn hóa - Thông tin đã tiến hành lập biên bản, niêm phong số ấn phẩm còn lại. Điều đáng nói là, số lượng còn lại chưa đầy 2.000 tờ. Nghĩa là đã có 18.000 tờ ấn phẩm chất lượng kém ?okịp? đến tay du khách.
    Ấn phẩm này do Công ty Du lịch Quảng Bình và Công ty quảng cáo Nguyễn (14 Nguyễn Thiệp, quận 1, thành phố HCM), thực hiện.
    (Theo Tiền Phong)
  5. CuuVan

    CuuVan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Hờ, trong số 18.000 ấn phẩm đến tay người sử dụng, tui có một tờ. Con số 18.000 bán ra trong nửa năm không phải là nhỏ (đấy là con số chính thức được đơn vị XB công bố, thực tế còn lớn hơn nhiều <-- chuyện nhà in), điều đó cho thấy có rất nhiều người quan tâm đến QB nói chung và du lịch QB nói riêng (cái này là so sánh với số lượng của các ấn bản mà nhà XB thường cung cấp, 1000 bản, 2000 bản).
    Cách đây 3 tháng, chính xác là ngày 26/10/2005, khi phát hiện bản đồ QB có quá nhiều lỗi, thấy khó chịu nhưng không biết trút bầu "tâm sự" vào đâu, tui đã mail cho báo Quảng Bình, hôm sau nhận được reply mail có nội dung vỏn vẹn 1 dòng "Chúng tôi đã nhận được mail của đọc giả". À, họ có Ps thêm "Mong đọc giả cho biết danh tính". Chẳng hiểu danh tính để làm gì, vì vấn đề là đọc giả phản ánh về việc Bản đồ QB có nhiều lỗi, nếu báo QB có thể "làm được gì đó" thì lấy 1 tờ bản đồ ra kiểm tra chứ kiểm tra danh tính làm gì nhỉ???
    Đúng là như bài báo trên nhận xét, cảm giác đầu tiên khi tui cầm tờ bản đồ là hoa cả mắt vì quảng cáo và quảng cáo (nếu được quảng bá thì còn đỡ). Thế mà cũng đến 10K/tờ chứ không rẽ tẹo nào.
  6. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Đọc bài này trên báo Tiền Phong Online mà giật mình - Phải chăng đây là một thực trạng chung cho những công ty ở QB - Điều hành thì luôn luôn lỗ, còn tiền nhà nước thì bị các cụ đục khoét, tham nhũng hết rồi? Than ôi!

    Quảng Bình: Những ?ođại bàng? đang... rã cánh

    TP- Hơn 2 năm trước, khi nghe danh Cty Sông Gianh, Cty Kinh doanh Tổng hợp và Cty Công nghiệp Thương mại Quảng Bình thì giới sản xuất, kinh doanh ?ocó máu mặt? đều phải ?okính nhi viễn chi?...

    Khách sạn Phong Nha của Cty Kinh doanh Tổng hợp Quảng Bình đang rao bán
    Họ tâm phục khẩu phục vì lẽ, đó là 3 DNNN, mỗi khi có khách quan trọng đến thăm và làm việc, họ là món ?ođặc sản? mà lãnh đạo tỉnh thường đưa ra giới thiệu như là điển hình của sự đổi mới, năng động.
    Anh hùng cũng sa cơ
    Tổng số vốn mà 3 DN này sở hữu lớn hơn tổng thu ngân sách trên địa bàn trong 1 năm. Họ là 3 DN ?ocon cưng? của tỉnh. Đến nỗi có thời điểm lãnh đạo tỉnh đã đi vay tiền của Kho bạc Nhà nước, chịu lãi để cho các DN này mượn nhằm ?otiếp lửa? cho sự ?onăng động sáng tạo?.
    Vì là DN ?ocon cưng? nên cả 3 DN này bỏ qua ngành chủ quản, họ chỉ chịu sự điều hành trực tiếp của UBND tỉnh. Có được ?oxe, pháo, mã? trên bàn cờ kinh tế, lãnh đạo tỉnh tự hào và yên tâm lắm. Nhưng, thương trường là chiến trường. ?oXe, pháo, mã? đã phải thúc thủ sớm rời khỏi bàn cờ để lại hậu quả không nhỏ cho ván cờ kinh tế vừa mới khai cuộc.
    Bắt đầu từ Cty Sông Gianh, đơn vị Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Tiền thân của đơn vị này là Cty vi sinh Sông Gianh, chuyên sản xuất phân lân vi sinh, một thời nổi đình nổi đám.
    Các chi nhánh của Cty mọc khắp trong Nam ngoài Bắc. Rồi để thể hiện sự năng động và đa dạng trong sản xuất kinh doanh của mình, ngoài sản xuất và kinh doanh phân bón, Cty ?onhảy? vào các lĩnh vực ?othời thượng? khác như: Xây lắp và nhận thầu xây dựng; nuôi trồng và chế biến thủy hải sản xuất khẩu; sản xuất bao bì và các ngành nghề hỗ trợ khác.
    Việc Cty bỏ sở trường chạy theo sở đoản đã phải trả giá đắt.
    Vốn ngân sách cấp trên 18 tỷ đồng đến thời điểm này đã lỗ trên 7,5 tỷ. Tổng tài sản Nhà nước hiện có ở Cty trên là 113 tỷ thì nợ phải trả lên đến trên 95 tỷ. Nghĩa là, sau bao năm làm ăn từ 113 tỷ đồng, giờ vốn Nhà nước còn lại chưa đầy 18,5 tỷ đồng.
    Họ đưa ra bao nhiêu là nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ này, nhưng chắc chắn những số liệu thua lỗ tiềm ẩn này không có trong bản báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng LĐ.
    Hiện họ đang đề nghị xin được cổ phần các lĩnh vực sản xuất có lãi, còn lĩnh vực thua lỗ nặng thì... bán, khoán, cho thuê. Gần 800 lao động của Cty sẽ về đâu? Đó là câu hỏi không dễ trả lời.
    Hàng trăm tỷ đồng vốn Nhà nước mất tăm
    Với Cty Kinh doanh Tổng hợp Quảng Bình mà tiền thân của nó là Nhà khách Tỉnh ủy, dù đã qua 7 lần thay đổi giấy phép Đăng ký kinh doanh (lần 1 vào ngày 1/10/1996 và lần thứ 7 vào ngày 20/10/2004), liên tục bổ sung thêm các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới, nhưng thực trạng làm ăn của Cty này càng ngày càng ảm đạm.
    Ông Giám đốc của Cty dù đã bao lần xuất ngoại với tư cách VIP, theo các đoàn với nhiều đặc ân của tỉnh, nhưng cũng không kéo được Cty thoát khỏi bờ vực thẳm.
    Một quan chức của ngành tài chính khi nói về Cty này đã phải kinh ngạc thốt lên: Tôi chẳng hiểu họ làm ăn kiểu gì. Năm trước hỏi, bảo lãi 600 triệu, nhưng khi đi vào cổ phần hóa thì họ nói lỗ gần 18 tỷ đồng?!
    Phần vốn của Nhà nước đã đầu tư vào DN này trên 61 tỷ đồng và dù mở rộng sản xuất kinh doanh từ khách sạn, nhà hàng; văn phòng phẩm; kinh doanh XNK may mặc; XK hàng nông thủy sản; nhập khẩu gỗ từ Lào; sản xuất nuôi trồng thủy sản... nhưng, càng mở rộng chừng nào lỗ tăng thêm chừng đó.
    Đến thời điểm này, tổng các khoản nợ phải trả lên đến trên 65 tỷ đồng. Nghĩa là giá trị phần vốn của Nhà nước tại DN đã âm (-) trên 3,5 tỷ đồng. Nguy cơ Cty phải tuyên bố phá sản đang là hiện thực, 350 lao động đang nín thở chờ kết cục buồn của một DN ?odanh tiếng?.
    Từ khổng lồ biến thành tí hon
    Tiền thân của Cty Công nghiệp Thương mại Quảng Bình (CN-TM ) là Cty TM tổng hợp. Khi mở rộng sang các lĩnh vực như lắp ráp xe máy, sản xuất thanh nhôm định hình... Cty như một điểm sáng của sự táo bạo và năng động.
    Với tổng giá trị tài sản Nhà nước lên đến trên 278 tỷ đồng, một thời Cty làm mưa, làm gió trên thương trường. ở Quảng Bình, Cty không có đối thủ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đã có lúc, lãnh đạo tỉnh đã ?omạnh tay? đi vay Kho bạc để ném vào đây hàng chục tỷ đồng cho các thương vụ làm ăn.
    Sự hà hơi tiếp sức đó cũng không cứu được Cty thoát khỏi bờ vực phá sản. Đến lúc này số nợ phải trả lên đến trên 272 tỷ đồng. Phần vốn của Nhà nước thực tế còn lại ở Cty chỉ hơn 6 tỷ đồng. Hàng trăm lao động đang ngơ ngác trước sự thực này và tự hỏi: Không biết tại sao từ ?okhổng lồ?, Cty bỗng chốc trở thành ?otý hon?. Có một phép mầu nào chăng?
    Thế là 3 ?oĐại bàng kiêu hãnh? của nền kinh tế Quảng Bình đang rã cánh. Sẽ là chuyện bình thường với các DN khác khi phải đối đầu với sự khốc liệt của thương trường.
    Nhưng với 3 DNNN này dư luận cứ gờn gợn một điều gì đó không bình thường. 3 DNNN luôn ở ?ochiếu trên?, nhận nhiều đặc ân của tỉnh, sau một thời gian rất ngắn, hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước bỗng chốc ?obay hơi? với những khoản phải trả khổng lồ chưa được đối chiếu, kiểm chứng.
    Có vị giám đốc đã nhanh chân xin được nghỉ hưu trước tuổi. Một cú hạ cánh an toàn chăng? Một vị quan chức của tỉnh đã phải cảm thán rằng: ?oTiêu và phá tiền Nhà nước dễ thế, ai làm giám đốc mà chả được!...?.
  7. hoaquynhft

    hoaquynhft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Chương trình "Hỗ trợ 3.000 vé xe cho SV về quê đón tết"
    ?oĐã được về với mẹ...?

    [​IMG]


    Các SV ĐH Kiến trúc TP.HCM không giấu được niềm vui khi được tặng vé xe miễn phí trưa 19-1-2006 - Ảnh: T.Huỳnh
    TT - Đã bảy năm ở TP.HCM, Trần Quốc Toản (SV ĐHDL Văn Lang) chưa một lần về thăm gia đình ở Quảng Bình. Lý do: tấm vé xe mấy trăm ngàn đồng với Toản lâu nay đã là một cái gì đó xa xỉ.
    Chiều 17-1, cầm trên tay tấm vé xe, người SV quê nghèo Lệ Thủy này nói như nghẹn: ?oVậy là đã được về với mẹ, với quê rồi...?.
    Từ phút nhói lòng tết xa quê?
    Toản ngượng nghịu giải thích về bộ quần áo lấm lem khi nhận vé ở Trung tâm Hỗ trợ SV TP.HCM: đang làm thêm với công việc trang trí nội thất, nghe nói hôm nay phát vé xe, mừng quá chạy đến đây luôn... Đó là một bạn trẻ đã bảy năm nay học ĐH rồi nghỉ ngang vì cuộc mưu sinh với đủ nghề (thợ hồ, phụ quán ăn?), rồi lại thi ĐH để còn được đến giảng đường...
    Tết năm ngoái, Toản được bạn cho mượn xe máy để chạy xe ôm ?okiếm thêm ít tiền và đỡ nhớ nhà?, nhưng chở khách như kẻ không hồn vì nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ em đến nỗi một người khách đã phải la hoảng: ?oChạy xe mà đầu óc để đâu đâu vậy cha nội??... Người bạn trẻ này nói như một lời hối lỗi: ?oBố mất sớm, một mình mẹ nuôi ba em nhỏ ăn học. Mình là anh cả trong nhà nhưng ngay ngày tết vẫn không về phụ mẹ lau chùi bàn thờ, thắp cho bố nén nhang, nhói lòng lắm??.
    Cô SV nhỏ thó quê tận Vũ Thư (Thái Bình) Nguyễn Thúy Nga (CĐ Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 2) cũng thế, bốn năm nay chỉ trò chuyện được với gia đình qua những cánh thư. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở đất Sài Gòn, mắt Nga rơm rớm: ?oNgày tết trong này nắng nóng, bạn bè ở quê đâu biết nên gửi áo lạnh vào cho mình. Mình bị sốc và cô đơn, chỉ biết nằm co ro khóc...?.
    Năm ngoái, trong chương trình ?oSV đón tết xa nhà? (Hội SV TP.HCM tổ chức) chúng tôi đã thấy người bạn gái này rơm rớm nước mắt, không nói được lời nào khi được mời lên sân khấu nói lời chúc tết gia đình. Chúc cho mình, cho bạn bè nghe rồi lặng lẽ về ký túc xá khóc òa cùng nỗi nhớ?
    Bạn Khuất Thị Hằng (Yên Bái), SV ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, thì không giấu được xúc động: ?oĐể có tấm vé xe về quê, mọi năm vào dịp giáp tết, dù bận thi học kỳ mình vẫn phải túi bụi, xoay xở lúc học, lúc làm thêm để có chút tiền về quê. Năm nay năm cuối, tập trung thi cử không đi làm thêm được, càng gần tết càng lo bấn lên??.
    ...Đến trước phút lên đường
    ?oCó vé rồi, vậy là năm nay chắc chắn mình sẽ được về nhà rồi - Cầm tấm vé xe miễn phí trên đôi bàn tay đã chai sần, Toản nói về những công việc cần làm ngay - Vậy là mình đã có thêm niềm vui khi làm thêm giờ: kiếm ít tiền mua áo quần mới cho em, quà cho mẹ??.
    Còn Thúy Nga thú thật là trước đó đã âm thầm làm đơn vì? chưa tin lắm, còn bây giờ thông tin ?oNga được về quê thăm bố mẹ rồi? đã tíu tít lan khắp phòng ký túc xá. Những người bạn cùng phòng thì kể: Mấy bữa nay, khi biết có tên trong danh sách nhận vé, đứa nào cũng thấy nhỏ Nga ôn thi vui vẻ và bước vào phòng thi tươi tỉnh lắm?
    Riêng Thanh Nhàn, cô SV quê ở Hà Tĩnh đang học lớp FT4-02 Trường ĐH Ngoại ngữ Thanh Xuân Hà Nội, những ngày chờ lên tàu này đang tíu tít với bạn bè đồng hương không chỉ là cuộc họp mặt đoàn viên gia đình, bạn bè cũ mà còn cả những trò chơi, văn nghệ trên chuyến xe trở về quê nhà đón tết?
    Ngay cậu SV có vẻ ít nói và hiền lành Nguyễn Đức Lâm (Nghệ An), SV ĐH Xây dựng Hà Nội, cũng đã ?ovui không thể tả? tâm sự vội với chúng tôi khi cầm trên tay chiếc vé ước mơ: ?oNăm ngoái bố mẹ gửi tiền để mua vé về quê. Về đến nơi mới hay đó là số tiền bố mẹ vay mượn nên ăn tết ở quê mà lòng cứ xót xót, không vui nổi.
    Còn tết này đang đắn đo không biết có nên về không, nghe tin có chương trình tặng vé xe miễn phí, mình liền nộp đơn và giờ thì đã có vé rồi?!?.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=119544&ChannelID=7
  8. KienGiangriver

    KienGiangriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Không biết các QUAN TỈNH nhà ta qui hoạch thế nào mà để dân chịu khổ mãi thế này??? Tầm nhìn hẹp? Qui hoạch theo phong trào? Hay là cứ để dân ở đấy, họ có chết đâu? .......
    ?oNgười trong hang đá? có lại vào hang?
    [​IMG]
    Họ đi cõng từng chai nước,
    ống nước vượt núi cao.

    Từ khi rời khỏi hang về định cư ở bản 39 vào năm 1993 đến nay, tộc người Arem ở xã miền núi Tân Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại, nhưng ước mơ phát triển bền vững để hòa nhập thì vẫn còn khá xa vời.
    Năm 2003, sau khi được TP Hồ Chí Minh hỗ trợ cho tộc người Arem một khoản tiền xây dựng nhà ở gần 1 tỷ đồng, người Arem đã có cái nhà để ở. Còn vấn đề nguồn nước? Tỉnh Quảng Bình đã bỏ vốn ngân sách gần 5 tỷ đồng cho khảo sát thiết kế và xây dựng một hệ thống đường ống dẫn nước ?otầm cỡ? dài 12km. Và như thế, "vấn đề Arem" coi như ổn? Nhưng không, mọi chuyện nó lại bắt đầu từ đây.
    Khi có khoản tiền hỗ trợ của TP Hồ Chí Minh giúp đồng bào Arem, người ta nghĩ ngay đến việc xóa bản Arem cũ để khảo sát quy hoạch một bản mới. Bản mới cũng chẳng ở đâu xa, nó chỉ cách bản cũ chừng 500m. Lạ ở chỗ, vùng đất để định cư bản mới hẹp và dốc hơn bản cũ. Những ngôi nhà sàn bằng bê-tông cốt sắt gần như liền kề nhau.
    Người Arem sẽ làm gì để sống nếu không có vườn? Những người quy hoạch thiết kế lý giải rằng, bản mới gần đường 20, dễ cho người Arem đi lại và... hòa nhập. Thêm nữa, gần đường 20 thuận lợi hơn cho việc đầu tư, tìm nguồn nước. Và người ta đã xây dựng một hệ thống dẫn nước thật.
    Công trình hoàn thành vào giữa năm 2004, và người Arem ngửa cổ chờ... mưa. Nước đâu chả thấy, các bể nước gia đình và bể nước chung trở thành nơi ngủ của gà và lợn. Người Arem tìm những ao tù, nước đọng đầy bùn gần đấy, chắt lấy những giọt nước hiếm hoi để dùng.
    Những vòi nước khô cong. Những phuy đựng nước nằm chỏng chơ. Người ta ngao ngán nhìn công trình tiền tỷ đang dần trở thành phế tích.
    [​IMG]
    Phố bản Arem.
    Ông Đinh Đu, Chủ tịch xã Tân Trạch (xã Tân Trạch chỉ có một bản Arem, là xã có dân số chưa đến 170 người, ít nhất toàn quốc) bức xúc nói: ?oHọ hứa cung cấp đủ nước sạch. Dân bản tin. Nhưng đã nhiều tháng nay, đường ống vỡ, không có ai sửa cả. Bể nước khô, không có ai ngó ngàng. Nước không có, người già trẻ em không có nước sạch để dùng. Muốn có nước sạch, thanh niên phải lội rừng tìm suối nửa ngày đường đi mới mang được nước về".
    Kỹ sư thủy lợi Đặng Văn Đệ, Trưởng ban Miền núi, nói thẳng thắn: Việc dời ra bản mới đã có nhiều ý kiến phản đối, nhưng người ta vẫn quyết làm. Khi khảo sát và xây dựng đường ống dẫn nước cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau nhưng người ta vẫn cứ chọn phương án này.
    Theo ông Đệ, nguyên nhân nước không về được đến bản trước hết là do lỗi thiết kế (ở đây chưa bàn đến chất lượng thi công). Từ thác Đà Lạt ở km 51 dẫn nước về km 39 (12 km). Với một độ dốc lớn như vậy trong khi hệ thống ống gang nặng chích "bị" treo lơ lửng thế kia thì làm sao trụ được để không bị đứt, gãy. Thêm nữa, gần 1/3 tuyến ống được nhà thiết kế cho chôn nông, sát ngay mép đường hẹp luôn có xe vận tải qua lại (nhiều xe chở gỗ siêu trọng) thì làm sao ống gang chịu nổi.
    Sao không bố trí những bể nước trung chuyển nhằm giảm độ dốc và chủ động được nguồn nước. Và có một câu hỏi sao không quyết liệt hơn: Đằng nào cũng dời bản, sao không dời đến nơi gần nguồn nước khe suối, quỹ đất rộng, bằng phẳng và màu mỡ hơn. Nguồn nước cho người Arem không phải bây giờ mới được đề cập, mà nó đã được đặt ra cấp thiết ngay từ khi thành lập bản 39.
    Khi hay thông tin hệ thống cấp nước cho người Arem không hoạt động mấy tháng nay, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình lại có một giải pháp tình thế, cấp tiếp 300 triệu đồng để sửa chữa. Lại một quy trình đầu tư phải kéo dài thêm vài tháng trời nữa. Người Arem lại tiếp tục thiếu nước trong dịp Tết.
    Khép lại bài viết này, chúng tôi xin được dẫn lại lời của Tiến sĩ Trần Trí Dõi, người đã hơn 10 năm nghiên cứu về tộc người này: "Có thể nói một cách khái quát nguyên nhân của sự thất bại là việc chọn nơi định canh, định cư hoàn toàn không dựa vào một cơ sở khoa học nào về tự nhiên - xã hội và nhân văn mà chỉ dựa vào ý định chủ quan của một vài người. Người ta không hề trao đổi và bỏ qua những nghiên cứu hàng chục năm trời về nhóm người này. Thật là một sự lãng phí...
    Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=130&article=52971

  9. TTVN80

    TTVN80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại là Bước sang năm 2006 QB quê choa phân đấu đưa được một số "bác" lão làng ra bộ " C14" cho oai hùng. Hình như nhân tài QB cho C14 thì quá nhiều mà chưa được nhà nước quan tâm. Hi vọng Bính Tuất năm nay sẽ có những thay đổi .... C
    HAPPY NEW YEAR
  10. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Phát hiện 2 loài bò sát mới
    09:39'' 09/02/2006 (GMT+7)
    Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, 2 loài bò sát mới gồm thằn lằn tai và rắn mai gầm vừa được phát hiện tại vùng núi Karst của vườn quốc gia.
    Tin từ Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, 2 loài bò sát mới gồm thằn lằn tai và rắn mai gầm đã được nhà khoa học Thomas Zegler (Đức) phát hiện tại vùng núi Karst của vườn quốc gia.
    Theo ông Thomas Zegler, loài thằn lằn tai mới này được đặt tên khoa học là Tripidophrus noggei, sống tại các vách núi gần các con suối.
    Đây là lần đầu tiên trên thế giới phát hiện hai lòai động vật nói trên.
    Loài Tripidophrus noggei là loài thứ 26 của thằn lằn tai được phát hiện tại Việt Nam.
    Về rắn mai gầm có tên khoa học Calamaria.
    Theo mô tả ban đầu của Thomas Zegler, nó có thân màu nâu đen, lấp lánh với bốn dải viền zích zắc màu vàng nhạt, lưng và phần cuối đuôi màu sáng, thường sống tại khu vực động đá vôi nguyên sinh.
    Theo SGGP
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này