1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KienGiangriver

    KienGiangriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0

    ?oỞ trọ? nơi quê nhà...
    [​IMG]
    Chú bé Nguyễn Văn Niên phải đi cày thuê từ tuổi 13
    TT - Những cánh đồng bạt ngàn trước mặt đều là của ?ongười ta?, đến trưởng thôn, bí thư... cũng phải đi cày thuê, cuốc mướn cho thiên hạ. Kêu mãi mới được chia đất thì mỗi người chỉ được phần đất vừa chỗ trâu nằm! Đó là thân phận của 450 nông dân ở ngay trên vựa lúa lớn nhất của tỉnh Quảng Bình...
    Làng ?ohai lon?
    Tìm mãi mới ra nhà ông Minh - trưởng thôn, vì cả làng đều vắng bóng người không biết hỏi ai. Hỏi chuyện làng, trưởng thôn Nguyễn Công Minh cười một cách chua chát: ?oLàng Thống Nhất này trước đây đông đúc bậc nhất xã, bây giờ không có ruộng nên nhiều người đã phải bỏ làng mà đi. Tụi trẻ mới lớn cũng lũ lượt kéo nhau vào Nam kiếm sống, mỗi tháng dành dụm vài trăm ngàn đồng gửi về.
    Từ năm 1998 cả thôn họp lại và quyết gửi tờ trình lên đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh để xin đất cho làng. Tờ trình được chuyển qua UBND tỉnh để giải quyết. Dân làng Thống Nhất hồi hộp chờ đợi cái ngày được vác cày ra ruộng.
    Nhưng rồi tờ trình đi một chặng đường dài từ tỉnh chuyển về huyện, huyện đưa về xã và mãi đến năm 1999 sau bao nhiêu cuộc họp, xã ra quyết định cấp cho làng Thống Nhất 3 ha đất ở ba nơi khác nhau, cách làng 3-4km.
    Chờ đợi bao nhiêu lâu để được chừng đó đất chia cho gần 450 nhân khẩu thì mỗi người chỉ được một miếng đất trâu đi còn không lọt chứ nói gì đến chuyện cày cấy... Lại nữa, đất ở nơi khác, xa làng nên nước thủy lợi cũng phải mua từ làng khác với giá gần gấp đôi. Có mà cũng cầm bằng không!

    Người già, phụ nữ không đi xa được thì chạy khắp quanh vùng làm thuê làm mướn, người thì đi xây mộ thuê, người thì đi cày thuê, người lại đi gặt thuê. Không có ai thuê thì vào rừng đốn củi về bán? Dân các làng khác thường gọi dân làng này là... ?olàng hai lon? vì việc gì cũng nhận làm, miễn là mỗi ngày có hai lon gạo sống qua ngày đoạn tháng là được!?.
    Linh, một thanh niên trong làng đi làm thuê ở tận Đà Nẵng đã năm năm mới dành dụm đủ tiền về thăm nhà trong dịp tết, nói với chúng tôi: ?oDân làng cháu mặc cảm lắm, cũng vì nghèo, không đất đai, ruộng vườn, mà nông dân không có ruộng thì nhục lắm. Không tìm đường đi khỏi cái làng này thì chắc cũng không thể lấy vợ, lấy chồng.
    Con gái các làng khác khi nghe nhắc đến thanh niên làng Thống Nhất thì đều thè lưỡi cười cợt: lấy trai làng Thống Nhất về mà đi củi à...!?. Người hàng xóm của Linh, gia đình anh Hùng được xem là kha khá ở làng về khoản đất đai. Cả nhà mười miệng ăn mà chỉ có mảnh vườn hơn 400m2 làm vốn.
    Không ruộng, không nghề, vợ chồng anh Hùng, chị Hiền đã phải làm đủ thứ nghề để nuôi đàn con khôn lớn, nay thì năm đứa lớn đã dìu dắt nhau vào Đồng Nai làm thuê làm mướn để phụ cha mẹ nuôi ba đứa em nhỏ ở nhà. ?oTụi nó cứ viết thư về động viên vợ chồng tui phải cố cho ba đứa em ăn học đến nơi đến chốn chứ đừng để tha hương như anh chị nó. Đọc những lời con viết mà rơi nước mắt?? - anh Hùng kể về gia cảnh của người nông dân không ruộng như thế.
    ?oGià yếu như tui thì phải qua làng bên mướn ruộng làm thuê. Mà không riêng gì tôi, cả bốn đời bí thư chi bộ thôn Thống Nhất này đều đi làm thuê làm mướn cả đấy? - ghé thăm nhà ông Hòa, cựu bí thư thôn, nghe ông nói mà không khỏi chạnh lòng. Người trẻ lần lượt tha hương, ở làng chỉ còn người già và lũ trẻ.
    Ông Đề, một lão nông đã ngoài 70 tuổi, cho biết hằng ngày ông vẫn cùng với vài chục người già trong làng vượt cả chục cây số vào rừng đốn củi. ?oNhững hôm mưa gió, lũ lụt không về được thì coi như nhịn giữa rừng? - ông Đề than thở.
    [​IMG]
    Chị Liên, người dân Thống Nhất, nhìn những thửa ruộng xanh mơn mởn của làng bên một cách khao khát!
    Sống ở trọ, chết cũng ở trọ!
    Làng Thống Nhất thuộc xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. ?oLệ Thủy là vựa lúa của cả tỉnh, vậy mà dân làng tui lại không có lấy một thửa ruộng để cày, quanh năm ăn gạo chợ, quanh năm đi cày thuê, hỏi có đau xót không, ngày trước ai cũng có ruộng, có đất, vậy mà?? - ông Tạ Đình Hòa, cựu bí thư chi bộ thôn, nói với giọng trầm buồn.
    Hồi đó cả nước dấy lên phong trào thành lập hợp tác xã (HTX) rầm rộ, mỗi làng lập ra một HTX theo thế mạnh mà địa phương phân công. Làng Thống Nhất được chỉ định lập HTX sản xuất gạch ngói (nhiều người đến bây giờ vẫn quen gọi Thống Nhất là làng Ngói). Do làm ngói nên đất đai, ruộng vườn làng này phải chuyển cho dân làng khác được phân công làm nông nghiệp.
    Ngày trước, có một thời làng Ngói lúc nào cũng vui như trẩy hội vì ngói làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. ?oThời đó, Thống Nhất là làng đầu tiên có điện về đấy? - ông Hòa đăm chiêu nhớ về quá khứ của làng. Mọi chuyện bắt đầu từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, gạch ngói do làng Thống Nhất làm thủ công không thể cạnh tranh lại với gạch ngói do các công ty sản xuất bằng dây chuyền hiện đại. Thống Nhất đổ nợ, HTX giải tán, dân cả làng quờ quạng trong cảnh thất nghiệp, tất cả ruộng đất đều đã thuộc ba làng khác. Người nông dân Thống Nhất trắng tay!
    Cái cơ cực không đất của người nông dân Thống Nhất đến hết đời vẫn chưa dứt khi sống không có đất cày đã đành, chết rồi người dân Thống Nhất vẫn phải làm ma ở trọ trên đất làng khác.
    ?oChú coi, trong lý lịch người làng ai cũng ghi nghề nghiệp là làm ruộng nhưng hầu như không ai có ruộng. Họ biết cày, biết cấy, biết gặt... nhưng chưa bao giờ được cày, được cấy trên chính thửa ruộng của mình. Đời nông dân đã khổ, nay phải đi làm thuê cho chính nông dân nữa, có cái khốn khổ nào hơn nữa không!? - anh Nguyễn Công Minh, trưởng thôn, nói như thế trước khi dẫn tôi đi một vòng quanh làng Thống Nhất.
    Người làng Thống Nhất lại thêm một năm tha hương tứ xứ cày thuê cuốc mướn để nuôi một niềm hi vọng: tiếp tục làm tờ trình xin đất, xin ruộng để sống một cuộc sống bình thường của người nông dân...
    THẾ ANH
    Source: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=122715&ChannelID=89
    Không biết bài viết này có chính xác không nhỉ? Nếu thực sự đúng thì UBND huyện Lệ Thuỷ nên vào cuộc sớm để giúp nhân dân có đất sản xuất. Các Quan Huyện cũng nên vi hành xuống địa phương để xem xét đời sống nhân dân huyện nhà thế nào? Dưới sự "lãnh đạo" của các Quan trong nhiệm kỳ vừa qua, tình hình kinh tế có thay đổi gì so với trước không? Nếu không thay đổi bao nhiêu thì các Quan cũng nên tự động rút lui, để người khác có tâm, có trách nhiệm, có thực tài lên thay. Không nên ôm mãi cái ghế cho bản thân mình trong lúc cuộc sống đang có quá nhiều bức xúc cần phải giải quyết. Lệ Thuỷ bao năm nay vẫn chưa thay đổi nhiều, có chăng chỉ là 1 con đường mới mở, 1 cây cầu mới xây...nhưng tiền để xây dựng nó thì vẫn phải ì ạch chạy đi xin từng ngày. Dòng Kiến Giang lâu nay vẫn nổi tiếng là xanh trong nhưng ôi thôi, người và gia cầm vẫn dùng chung nguồn nước bẩn, môi trường ngày càng ô nhiễm, dòng sông ngày một thu hẹp lại bởi sự lấn chiếm có sự làm ngơ của các cán bộ địa phương, trong lúc đó chính quyền các xã vẫn cứ tiếp tục đấu giá đất để thu tiền??? (có thật sự là cần thiết không?). Tiền đấu giá đất thu được nộp cho ai? Để làm gì? Dân có được hưởng lợi gián tiếp từ số tiền mà chính quyền thu lại không? Một câu trả lời còn bỏ ngỏ. Bán đất để làm gì khi trong xã không có 1 sân chơi, 1 công viên, 1 nơi để dân làng tụ họp cho nên hồn???
    HTX Thống Nhất trước đây cũng là một xã khá nổi tiếng ở Lệ thuỷ (thời kỳ còn bao cấp) , giờ đây với thực trạng như bài báo vừa nêu: nhân dân phải bỏ làng đi làm thuê nơi khác, dân nông nghiệp mà không có đất để sản xuất thì hỏi trách nhiệm này thuộc về ai? 450 con người mà sản xuất chỉ trên 3 hecta thì thử hỏi lấy gì mà ăn. Nếu được, dân làng Thống Nhất nên mời ông QUAN nào ra quyết định cấp đất về sống và sản xuất cùng với bà con thử xem sao. Có lẽ 3 hecta đất mà ông đã cấp cùng với các chi phi mua nước ở làng khác để tưới tiêu, phân bón, giống.... cuối vụ chắc thu được 10 tấn sản phẩm/1 hecta đấy !
    Các Quan nên sống gần dân hơn, đừng hô khẩu hiệu mãi. Nhân dân không muốn các Quan hô nhiều đâu. Các Quan nên thể hiện các khẩu hiệu muốn hô bằng các công việc cụ thể, có ích cho nhân dân. Mong rằng sắp tới , làng Thống Nhất sẽ có những gì mà mỗi người dân có quyền được có.
  2. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    ÔI ĐAU QUÁ BỌ MẠ ƠI . KHÔNG BIẾT CÓ ÔNG QUAN NÀO RẢNH RỔI KHÔNG NHỈ .............? LO GIÚP DÂN MẤY VỤ NÀY COI
    _____________________________________________
  3. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Không biết phòng tư liệu chạy đi đâu nữa. Thôi cho vào đây: QB trong mắt người nước ngoài:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhìn lại mới thấy QB mình đẹp không ngờ luôn. Còn nhiều ở đây nữa:
    http://www.trekearth.com/gallery/Asia/Vietnam/North_Central/Quang_Binh/
  4. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Mở tuyến vận tải hành khách quốc tế Đồng Hới (Q


    Tại thị xã Thà Khẹc, tỉnh Khăm Muộn (Lào), lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải hai tỉnh (Quảng Bình và Khăm Muộn) đã ký biên bản thỏa thuận mở tuyến vận tải hành khách quốc tế Đồng Hới - Thà Khẹc và ngược lại.
    Ngày 20/12/2005, Sở Giao thông - Vận tải Quảng Bình đã chủ trì hội nghị với các ngành Biên phòng, Công an, Hải quan, Bảo Việt, Thương mại, Du lịch và 2 hợp tác xã vận tải để triển khai mở tuyến vận tải nói trên. Theo đó ngày 01/01/2006 sẽ khai trương tuyến vận tải hành khách quốc tế xuất phát từ bến xe Đồng Hới và bến xe Thà Khẹc, lịch trình 3 ngày có một chuyến (cùng xuất phát một giờ ở Đồng Hới và Thà Khẹc). Quãng đường của tuyến vận tải này dài 300 km, điểm đầu ở Đồng Hới, điểm cuối ở Thà Khẹc và ngược lại. Giá vé cho mỗi hành khách 150 ngàn đồng/lượt (tương ứng 100 ngàn Kíp), trẻ em dưới 12 tuổi được giảm ½ giá vé, học sinh, sinh viên (có thẻ học sinh, sinh viên) được giảm 10% giá vé.
    Hai đơn vị được cấp giấy phép vận tải hành khách tuyến Đồng Hới - Thà Khẹc là: Hợp tác xã vận tải ô tô Huy Hoàng và Hợp tác xã vận tải ô tô Lý Hòa.
    Hành khách qua lại biên giới bằng tuyến vận tải này phải có giấy thông hành hoặc hộ chiếu do Công an tỉnh cấp, trường hợp cần thiết được làm thủ tục cấp tại Cửa khẩu quốc tế Cha Lo.
    Việc mở tuyến vận tải hành khách này góp phần phát triển quan hệ hợp tác về thương mại, du lịch, văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Lào, nhất là trong dịp Tết sắp tới.
    Nguồn tin: Theo Quảng Bình

    Ngày: 28/12/2005

  5. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Núi này miềng chưa đi:
    Núi Thần Ðinh - Quảng Bình
    Nguồn Báo Nhân Dân
    Ngày 19/10/2005, 08:48
    Gửi tin này
    In tin này

    Núi Thần Ðinh, Quảng Bình là dãy núi ở miền tây Quảng Bình. Nơi đây có vẻ đẹp hùng vĩ của một bức tranh sơn thủy. Du khách đến thăm Quảng Bình có thể ghé thăm núi Thần Ðinh, nơi vốn nổi tiếng "lắm tiên nhiều Phật", "núi Thần Ðinh chót vót, khí thế nuốt phăng phăng bốn trăm châu" (Ô châu cận lục).

    Từ bao đời nay, Thần Ðinh trường tồn sừng sững như chiếc bình phong khổng lồ chở che bao bọc cho những con người lao động cần cù chịu khó ở miền tây Quảng Bình.

    Từ thành phố Ðồng Hới, theo hướng tây nam, khoảng 30 km, đến bến phà Long Ðại (huyện Quảng Ninh), có thể ngược dòng bằng thuyền để cảm nhận hết vẻ đẹp hùng vĩ của quần thể di tích núi Thần Ðinh. Giữa bập bềnh mênh mông sóng nước, những cảnh đẹp của núi Thần Ðinh dần hiện ra trước mắt như một bức tranh sơn thủy...

    Quần thể di tích núi Thần Ðinh, không chỉ có ý nghĩa nhiều mặt tâm linh, địa lý, lịch sử. Chiến lũy Trường Dục của Ðào Duy Từ đã dựa vào thế hiểm yếu và được bắt đầu từ chân núi Thần Ðinh.

    Người dân nơi đây kể lại, núi Thần Ðinh còn có tên là núi Chùa Non, vì ngày trước trên núi có một ngôi chùa mang tên chùa Non, gắn liền với tín ngưỡng dân gian của các dân tộc Kinh, Vân Kiều anh em quen sống với nghề đi rừng và trồng trọt.

    Ghé thuyền vào Bến Chùa, đi thêm khoảng vài trăm mét về phía tây là đến chân núi Thần Ðinh. Ngước mắt lên ta thấy núi chót vót... Theo những bậc đá lên cao hai bên sườn núi, ta bắt gặp ngôi chùa Hang thiên tạo bằng đá. Trước cửa hang có hai hang nhỏ mang tên hang Chuông và hang Trống. Khi gõ nhẹ vào vách đá, có những âm thanh trong trẻo như tiếng trống đánh, chuông ngân. Nhìn kỹ và tưởng tượng, ta sẽ thấy những nhũ đá thật giống với những chiếc chuông, chiếc trống...

    Ði vào chùa Hang, du khách có thể khám phá vẻ đẹp thiên nhiên. Trần động có nhiều nhũ đá rủ xuống hình chiếc lộng vàng, hình voi chầu, ngựa phục.

    Rời chùa Hang, du khách tiếp tục bước theo các bậc đá và lên núi Thần Ðinh. Dấu tích của chùa Kim Phong linh thiêng như vẫn còn đâu đây. Theo thư tịch cổ, vào đời Hậu Lê, chùa có tám gian. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), sư Trần Gia Hội (chùa Thiên Mụ - Huế) đã dựng tạm một ngôi chùa tranh tre để tu hành. Bốn năm sau, hưu quan Lê Văn Trúc đã cho xây dựng bậc đá lên chùa và lợp thêm ngói, sửa sang lại chùa. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Kim Phong Tự nay chỉ còn là dấu tích, nhưng hằng năm, vào những ngày lễ, Tết, cư dân và du khách vẫn thường xuyên ra thắp hương cầu cho cuộc sống an lành, no ấm...

    Bước lên đỉnh núi Thần Ðinh khi trời đã về chiều, du khách tha hồ phóng tầm mắt ra xa để ngắm nhìn bản làng của các dân tộc Kinh, Vân Kiều. Rời núi Thần Ðinh có thể ghé thăm hang Rào Trù - một nơi đóng quân trong những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

    Sau một ngày tham quan, buổi tối du khách có dịp ghé thăm những gia đình người Vân Kiều, người Kinh mến khách. Bên bếp lửa hồng ta được thưởng thức đậu phộng rang Trường Xuân, bắp nướng Rào Ðá, nhấp chén rượu Võ Xá, thưởng thức thịt dê núi, thịt bò núi Thần Ðinh.
    © Copyright 2004 Trung tâm Tin học - Tổng cục Du lịch (TITC)
  6. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Hì vọng nghề trồng hoa QB vẫn chưa chết:
    Quảng Bình: Trồng hoa trên... cát
    10:45, 02/01/2006
    Phú Thạnh
    --------------------------------------------------------------------------------






    Những năm trước đây, người dân ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình luôn tiêu thu các loài hoa ở nơi khác nhập vào. Tuy nhiên, năm nay, nguồn tiêu thụ đó giảm nhiều bởi các hộ dân nơi đây đã ươm trồng được nhiều loài hoa trên vùng đất cát, chua phèn bằng kỹ thuật trồng, chăm bón mới.
    Người đi đầu trong mô hình trồng hoa trên cát là ông Lê Thanh Dúng ở thôn Văn La, xã Lương Ninh. Năm 2004, từ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Quảng Ninh, gia đình ông Dúng đã tiến hành đầu tư, cải tạo 200 m2 đất cát ươm trồng các giống hoa Cúc, Đồng tiền và hoa Hồng. Nhờ học hỏi, nắm bắt được kỹ thuật ươm trồng, chăm sóc, chọn được giống cây trồng phù hợp nên ngay trong vụ đầu, gia đình ông Lê Thanh Dúng đã thu lãi được hơn 25 triệu đồng. Hiện tại, gia đình ông đang ươm trồng hơn 5.000 gốc Cúc trên diện tích 1.000m2 nhằm phục vụ cung ứng nguồn hoa trong dịp tết Nguyên Đán. Ông Dúng cho biết: "Việc trồng hoa thu lời rất nhiều lần so với trồng lúa, nguồn đầu tư ít hơn rất nhiều. Chúng tôi rất phấn khởi đầu tư phát triển mô hình này".

    Do điều kiện thổ nhưỡng khắt nghiệt nên việc áp dụng đúng các phương thức kỹ thuật chăm bón là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây hoa phát triển tốt. Ông Dúng cho biết thêm: "Khâu quan trọng nhất là phải đảm bảo nguồn nước trong mùa hè nhưng vào mùa mưa phải chống úng kịp thời thì hoa mới phát triển tốt".

    Từ hiệu quả trên, huyện Quảng Ninh đang tiến hành nhân rộng mô hình này này trên địa bàn, nhiều hộ dân đã tiến hành cai tạo đất, trồng hoa chuyên canh. Ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch xã Lương Ninh nói: "Từ việc trồng hoa của gia đình ông Dúng, chúng tôi đã tiến hành hướng dẫn nhiều hộ dân học hỏi, tiến hành ươm trồng".

    Cây hoa phát triển tốt là một thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất chua phèn, tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con nông dân vùng cát Quảng Bình.

  7. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: cơ quan nhà nước sẽ làm việc thông tầm
    Thứ bảy 1/4/2006, 9:15 (GMT + 7)
    TT - Công chức và viên chức các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan thuộc quân đội, công an tại TP Đồng Hới sẽ thực hiện giờ làm việc hằng ngày từ 8g -16g30, trong đó có nghỉ trưa một tiếng (12g - 13g).
    Làm việc thông tầm để các cơ quan nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu giao dịch của nhân dân, đặc biệt là giảm thời gian chờ đợi buổi trưa cho nhân dân các huyện khi về làm việc ở TP Đồng Hới.
    Đề án trên do Sở Lao động - thương binh và xã hội đưa ra. Ngày 31-3, UBND tỉnh Quảng Bình đã họp lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành liên quan trong tỉnh và đa số đồng ý.


    L. GIANG
  8. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    chuyện giờ mới biết:
    Miễn nhiệm hay cách chức Bộ trưởng Đào Đình Bình?
    13:35'' 05/04/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Quốc hội miễn nhiệm bộ trưởng có thể vì lý do sức khoẻ, điều chuyển công tác, về cơ bản không có khuyết điểm nặng. Nhưng cách chức là một hình thức kỷ luật, khuyết điểm nặng đến mức phải cách chức. Ông Vũ Mão, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết như vậy khi trao đổi với VietNamNet sáng 5/4.

    - Hiện nay với việc chấp nhận đơn từ chức, Thủ tướng có quyền tạm định chỉ công tác đối với Bộ trưởng Đào Đình Bình?
    - Theo tôi hiểu, Thủ tướng có quyền tạm đình chỉ Bộ trưởng trong trường hợp bức thiết. Bây giờ rất thuận là Bộ trưởng Đào Đình Bình xin từ chức, Thủ tướng cũng đã chấp nhận. Về bản chất vấn đề, ông Đào Đình Bình không điều hành công việc Bộ Giao thông Vận tải nữa.
    - Tiếp sau đó, việc xử lý đối với Bộ trưởng Đào Đình Bình sẽ như thế nào?
    - Theo quy trình, Thủ tướng sẽ trình việc thôi chức vụ Bộ trưởng Đào Đình Bình ra tại kỳ họp Quốc hội. Điểm 7, Điều 84 Hiến pháp quy định rõ quyền của Quốc hội ''''phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ''''.
    Miễn nhiệm được hiểu là cho từ chức, thôi chức, đây không phải là hình thức kỷ luật. Trong miễn nhiệm có lý do về sức khoẻ, lý do điều chuyển công tác... theo nghĩa ở đây là không vì tội lỗi, không vì khuyết điểm. Còn cách chức là một hình thức kỷ luật, có khuyết điểm nặng đến mức phải cách chức. Theo tôi tới đây Thủ tướng sẽ trình ra Quốc hội một trong hai hình thức: miễn nhiệm hoặc cách chức. Còn đồng ý miễn nhiệm hay cách chức là quyền của Quốc hội.
    - Bộ trưởng Đào Đình Bình EDt nhất đã 3 lần bị Thủ tướng kiểm điểm (vụ sai phạm gần 20 tỷ đồng đầu tư nâng cấp 9 cầu đường sắt khi ông còn là Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt VN, vụ đổ tàu E1 ngày 12/3/2005, gần đây là vụ ở PMU18), theo ông, nên miễn nhiệm hay cách chức?
    - Cái đó tuỳ thuộc ý chí của Quốc hội, căn cứ vào kết luận cụ thể vi phạm cái gì. Còn cá nhân tôi chưa thể nói ngay được! Nói phải có bằng chứng! Trong pháp luật có nguyên tắc suy đoán vô tội. Khi chưa có bản án, quyết định của toà án, mình không thể nói người đó có tội. Cũng như câu chuyện: Tôi ghét anh nhưng tôi không thể quy kết cho anh quá nặng nề vì phải có bằng chứng, căn cứ. Con người ta đối xử với nhau phải đàng hoàng, khách quan, minh bạch!
    - Hiện nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được văn bản của Thủ tướng đề nghị xem xét trách nhiệm Bộ trưởng Đào Đình Bình?
    - Thủ tướng mới chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Đào Đình Bình 1-2 ngày gần đây thì chưa thể có ngay đề nghị. Nhưng rồi đến phiên họp sau của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước khi họp Quốc hội chắc là sẽ có chuyện đó. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét đưa vào chương trình của kỳ họp Quốc hội dự kiến khai mạc vào 16/5 tới.
    - Bộ trưởng Đào Đình Bình còn là đại biểu Quốc hội của tỉnh Quảng Bình có đặt ra vấn đề xem xét tư cách đại biểu?
    - Điều 32 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội nêu rõ: Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của UBTW MTTQ VN, UB MTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu Quốc hội đó.
    Trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự, có đề nghị của VKSNDTC, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét tạm đình chỉ tư cách đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội coi như quyền bất khả xâm phạm nên việc tạm đình chỉ sẽ tạo điều kiện cho cơ quan tố tụng tiến hành điều tra, khám xét.
    Ông Đào Đình Bình là đại biểu Quốc hội do Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ VN giới thiệu. Đặt ra vấn đề miễn nhiệm hay bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội phải có ý kiến của Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ VN gửi sang Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, kèm theo hồ sơ theo quy định của pháp luật.
    - Có ý kiến cho rằng, chỉ căn cứ vào dư luận cũng đủ cơ sở để UBTW MTTQ VN đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu của Bộ trưởng Đào Đình Bình?
    - Vấn đề này không đơn thuần dựa vào dư luận được! Dư luận là quan trọng và để nghiên cứu, tham khảo còn chính yếu là phải có căn cứ pháp lý. Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ VN sẽ căn cứ vào các sự việc đã xẩy ra bằng các văn bản của cơ quan có trách nhiệm để xem xét, đề nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
    Ông Đào Đình Bình là đại biểu Quốc hội nhưng nhiệm vụ chính là Bộ trưởng. Đại biểu Quốc hội có một số tiêu chuẩn: Phải hoàn thành nhiệm vụ của mình, gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước... Giả sử anh không hoàn thành nhiệm vụ, không gương mẫu thì ''''đụng'''' vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội.
    - Xin cảm ơn ông!
    Văn Tiến thực hiện

  9. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0

    Tin này ngộ ghê ha:
    Thứ tư, 12/4/2006, 13:00 GMT+7

    Xâm nhập trái phép VN bắt 4 người đòi tiền chuộc
    Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình, đồn 597 vừa giải cứu thành công 4 người bị bắt giữ tại vùng rừng biên giới Hà Thúi, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình
    Từ tin báo của quần chúng, tổ tuần tra đồn biên phòng 597 phát hiện một nhóm có vũ khí đang bắt trói và khống chế 4 người VN (trú ở xã Hưng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình).
    Hai người bị bắt là Hồ Sức và Hồ Phao, thu được một số vũ khí. Theo lời khai, nhóm bắt cóc có 4 người. Họ xâm nhập từ Lào vào Việt Nam, bắt người đòi tiền chuộc.
    (Theo Tuổi Trẻ)

  10. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Phát biểu của Đại tướng VỎ NGUYÊN GIÁP trước thềm Đại hội Đảng X
    (Tớ không quan tâm đến chính trị, nhưng cái gì có bác Giáp là tớ thích à )

Chia sẻ trang này