1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: xây dựng Nhà máy thủy điện La Trọng
    TT - UBND tỉnh vừa đồng ý cho Công ty xây dựng tổng hợp Trường Thịnh (Đồng Hới) xây dựng Nhà máy thủy điện La Trọng tại xã Trọng Hóa.
    Theo đề án, công ty sẽ đầu tư trên 350 tỉ đồng để xây dựng nhà máy có công suất thiết kế 20MW trên sông Rào Nậy. Nguồn điện sẽ cung cấp chủ yếu cho khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo, Nhà máy ximăng Sông Gianh và các xã vùng lân cận thiếu điện như Dân Hóa, Trọng Hóa.
  2. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Vùng ven biển Quảng Bình với 20 xã có 13.000 ha đất cát, có nhiều bãi cát bằng phẳng; có vịnh nước sâu Hòn La; ven bờ có 5 đảo nhỏ; vùng đặc quyền kinh tế có trên 20.000 km2, trữ lượng ước tính từ 50 - 60 ngàn tấn/năm; ngoài cá, tôm còn nhiều loài hải sản phong phú có giá trị kinh tế cao.
    I- KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO CỦA TỈNH.
    1- Quán triệt Nghị quyết 03-CV/TW và Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển đảo:
    Thường vụ Tỉnh ủy khóa XI, khóa XII đã có kế hoạch chỉ đạo các địa phương, ngành, các đơn vị trong tỉnh thực hiện có hiệu quả kinh tế biển đảo; có nhiều chương trình, dự án khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an ninh, quốc phòng hoạt động tốt có hiệu quả. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (2001- 2005), xác định phát triển kinh tế biển đảo là thế mạnh kinh tế của tỉnh trong thời kỳ mới. Việc phát triển kinh tế biển đảo nằm trong 4 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh nhiệm kỳ 2001- 2005.
    Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII chỉ rõ đưa thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những khâu đột phá tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với thủy sản phải coi trọng cả ba lĩnh vực: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến:
    - Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong đánh bắt, chú trọng sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ chế biến xuất khẩu, củng cố phát triển đánh bắt xa bờ.
    - Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, chú trọng nuôi tôm bán thâm canh và phát triển nuôi tôm công nghiệp.
    - Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
    Chương trình phát triển du lịch của tỉnh đã chú trọng đến việc khai thác, đầu tư xây dựng, nâng cấp các khu du lịch ven biển như Nhật Lệ, Bảo Ninh.
    Quảng Bình, với kế hoạch phát triển thủy sản toàn diện cả khai thác, nuôi trồng và chế biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để tăng năng suất sản lượng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đạt giá trị kinh tế cao.
    - Về khai thác: tiếp tục củng cố các dự án khai thác hải sản xa bờ, sản xuất có hiệu quả, trả được nợ cho Nhà nước. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấukhai thác theo hướng vươn khơi, sắp xếp hợp lý và hạn chế đánh bắt gần bờ, chú trọng khai thác hải sản xuất khẩu, kết hợp khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thu hút lao động, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống ngư dân, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền vùng biển của quê hương, Tổ quốc.
    - Về nuôi trồng: mở rộng diện tích tăng vốn đầu tư cho các dự án nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm trên cát.
    - Về chế biến: nâng cao năng lực và phát huy các nhà máy chế biến thủy sản (Sông Gianh, Đông lạnh Đồng Hới) mở rộng thị trường xuất khẩu, kết hợp đồng bộ công tác chế biến và tiêu thụ hàng thủy sản nội địa.
    2- Một số giải pháp.
    - Tiếp tục đầu tư, chỉ đạo để nâng cao hiệu quả của đội tàu khai thác hải sản xa bờ; đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện kỹ thuật, quản lý cho cán bộ và ngư dân; cải tiến các nghề sản xuất ven bờ; kết hợp sản xuất với bảo vệ nguồn lợi thủy sản; bảo vệ an ninh chủ quyền lãnh hải.
    - Sử dụng có hiệu quả cảng cá Sông Gianh và Nhật Lệ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu dịch vụ hậu cần và neo đậu trú bão cho tàu thuyền nghề cá
    Hòn La.
    - Đầu tư xây dựng hồ nuôi tôm trên cát; hoàn thiện nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu Phú Hải sớm đưa vào sản xuất.
    - Chú trọng hơn nữa công tác đầu tư xây dựng cơ bản, về cải cách hành chính, công tác phòng chống lụt bão, hạn chế tổn thất do thiên tai, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất trên biển.
    - Đến nay chương trình đánh bắt của tỉnh đã đầu tư được 34.067 triệu đồng; đóng mới 39 chiếc công suất 105 - 320 CV.
    - Xây dựng và đưa vào sử dụng 2 cảng cá sông Gianh và Nhật Lê; nâng cấp Nhà máy Đông lạnh sông Gianh, xí nghiệp đông lạnh Đồng Hới, hoàn thiện Nhà máy chế biến nông thủy sản xuất khẩu Phú Hải. Dự án nuôi tôm trên cát đã đưa 17 ha vào nuôi, tiếp tục xây dựng đưa diện tích nuôi tôm trên cát ở Bảo Ninh lên 120 ha.
    - Tiếp tục xây dựng khu dịch vụ hậu cần và neo đậu tránh bão cho tàu thuyền nghề cá Hòn La; khai thác khu du lịch ven biển Nhật Lệ, triển khai xây dựng khu du lịch Bảo Ninh.
    3- Kết quả phát triển kinh tế biển đảo năm 2001, 2002 và 3 tháng đầu năm 2003.
    a- Kết quả năm 2001:
    Tổng sản lượng thủy sản: 21.000 tấn, bằng 105% kế hoạch.
    - Sản lượng khai thác đạt 18.782 tấn, bằng 104,3% kế hoạch, tăng 9,4% so với năm 2000.
    - Sản lượng thủy sản nuôi: 2.218 tấn, trong đó sản lượng nuôi của vùng ven biển là 1.721 tấn.
    Tổng kim ngạch xuất khẩu 8,5 triệu USD, tăng 4,3% so với năm 2000. Thu hút thêm 1.150 lao động, đưa tổng lao động toàn ngành là 5.450 người.
    b- Kết quả thực hiện năm 2002:
    - Giá trị thủy sản toàn ngành: 185 tỷ đồng.
    - Tổng sản lượng là 24.900 tấn, bằng 113% kế hoạch.
    + Sản lượng khai thác hải sản: 22.115 tấn.
    + Sản lượng nuôi ven biển là 2.240 tấn.
    - Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 triệu USD, tăng 17%.
    - Thu hút thêm 500 lao động, đưa lao động toàn ngành lên 25.950 người.
    c- Kết quả 3 tháng đầu năm 2003:
    - Tổng sản lượng: 4.350 tấn, bằng 17% kế hoạch.
    + Sản lượng khai thác biển là 3.850 tấn.
    + Sản lượng nuôi ven biển là 400 tấn.
    - Chế biến xuất khẩu: 427 tấn.
    - Kim ngạch xuất khẩu: 1.741.720 USD.
  3. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình ưu đãi tối đa các nhà đầu tư
    Quảng Bình vừa ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất. Việc này được xem là một động thái mạnh mẽ của khu vực miền Trung với khát vọng vươn lên về kinh tế.
    [​IMG]

    Bến thuyền du lịch Phong Nha.

    ''''Các nhà đầu tư hãy đến Quảng Bình ngay ngày mai để chúng tôi được tiếp đón các bạn''''. Ông Phan Lâm Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã nói trong Hội nghị thu hút đầu tư vào Quảng Bình sáng nay (29/9) tại Hà Nội.
    Dự án đầu tư nào cũng có thể được ưu đãi
    Ông Phương cho biết: ''''Đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế Cửa khẩu (KKTCK), UBND tỉnh sẽ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và đường giao thông đến chân hàng rào. Các dự án ngoài KCN, KKTCK, các dự án có trong danh mục dự án khuyến khích đầu tư do UBND tỉnh phê duyệt sẽ được hỗ trợ một phần đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu như điện, cấp thoát nước, đường giao thông đến chân hàng rào công trình''''.
    Đối với dự án đầu tư có thuê đất, tùy theo quy mô và tính chất dự án, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ một phần tiền đền bù, giải phóng mặt bằng. Các dự án đầu tư có mức vốn nhỏ hơn 50 tỷ đồng, UBND tỉnh hỗ trợ tối đa 30% chi phí san lấp mặt bằng (theo dự toán được duyệt), nhưng không quá 1 tỷ đồng cho một dự án. Các dự án đầu tư có mức vốn trên 50 tỷ đồng, UBND tỉnh hỗ trợ tối đa 50% chi phí san lấp mặt bằng (theo dự toán được duyệt), nhưng không quá 2 tỷ đồng cho một dự án.
    Các dự án đầu tư sử dụng từ 100 lao động ở địa phương trở lên được hỗ trợ 500.000 đồng/người. Dự án đầu tư sử dụng công nghệ, kỹ thuật cao được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người. Các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN được giảm 50% chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.
    Các dự án thuộc danh mục khuyến khích kêu gọi đầu tư do UBND tỉnh phê duyệt được thưởng một phần ngàn vốn đầu tư, nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng cho một dự án.
    UBND tỉnh Quảng Bình cũng chỉ đạo các ngành, các địa phương tập trung một đầu mối, bảo đảm thủ tục đầu tư nhanh chóng, đơn giản, gọn nhẹ, thuận lợi. Ngoài ra, Quảng Bình cam kết sẽ đảm bảo các điều kiện về an ninh chính trị, trật tự và cơ hội cho các nhà đầu tư.
    UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển nuôi và chế biến thủy sản xuất khẩu; chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển xuất khẩu; phát triển du lịch giai đoạn 2001-2005.
    Đánh thức di sản
    Hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Bình đạt bình quân trên 8%/năm, nhưng do điều kiện tự nhiên khó khăn, điểm xuất phát thấp, nên thu nhập bình quân đầu người của tỉnh thấp hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước.
    Vì vậy, việc tăng cường huy động tối đa mọi nguồn lực để thúc đẩy kinh tế Quảng Bình là mục tiêu lớn của tỉnh này. Đặc biệt, đó là khát vọng đánh thức di sản và dùng di sản để vực dậy đời sống cho nông dân các xã nghèo quanh khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. ''''Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng rất đẹp, với những bãi biển dài và sạch, nhiều kỳ quan hang động, suối nước khoáng, được xem là tiềm năng vàng cho các cơ hội du lịch'''', ông Phương nói.
    Quảng Bình có nhiều cảnh quan thiên nhiên với bờ biển dài, bãi tắm đẹp, sạch. Nơi đây còn có các di chỉ văn hóa như Bàu Tró, Đông Sơn và nhiều di tích lịch sử như Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, thành quách thời Trịnh - Nguyễn, cùng nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
    Các thắng cảnh đẹp đèo Ngang, đèo Lý Hòa, cửa biển Nhật Lệ, đặc biệt là Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cùng con đường Hồ Chí Minh huyền thoại là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ nhiều loại hình du lịch, cải thiện diện mạo kinh tế miền Trung và Quảng Bình.

  4. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình - Tiềm năng vàng trên ''''Con đường di sản''''
    Ông Phan Lâm Phương đã thể hiện thái độ mời gọi nhiệt thành các nhà đầu tư vào Quảng Bình. Ông cho rằng Quảng Bình có nhiều lợi thế riêng mà nếu được khai thác hiệu quả sẽ kéo kinh tế lên. Địa phương này có nhiều loại khoáng sản kim loại quý với trữ lượng lớn, rất thuận lợi cho công nghiệp khai khoáng, công nghiệp xi măng. Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới và Khu công nghiệp Cảng Hòn La là những địa điểm đầu tư thuận lợi góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
    Các chính sách thu hút đầu tư của Quảng Bình hiện đã gọi được 4 dự án ĐTNN đang hoạt động với số vốn đăng ký 32,3 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Trong đó đã có 3 dự án đi vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho gần 600 lao động trực tiếp tại địa phương.
    Trên địa bàn cũng đã có 324 DN thuộc các thành phần kinh tế được thành lập với tổng vốn đăng ký 331,58 tỷ đồng: 145 DN tư nhân, 70 công ty trách nhiệm hữu hạn và 9 công ty cổ phần.
    Các lĩnh vực ưu tiên phát triển đến năm 2010 của Quảng Bình:
    Sản xuất xi măng các loại, gốm sứ cao cấp các loại, thủy tinh, gạch chịu lửa, gạch thủy tinh...; Chế biến nông lâm thủy sản, chế biến các sản phẩm sau colophan và tinh dầu thông, cao su, các sản phẩm chế biến từ gỗ, tre, nứa, chế biến thủy sản, súc sản, dầu thực vật, dược liệu...; Sản xuất lắp ráp ô tô các loại, hàng điện tử, công nghiệp sử dụng công nghệ cao, dệt may, da giày...
    Đầu tư xây dựng các công viên, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, các khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại ở các vùng, các khu đô thị mới của tỉnh; Đầu tư phát triển các khu du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch sử dọc đường Hồ Chí Minh, các cơ sở dịch vụ, nhà hàng khách sạn ở thành phố Đồng Hới, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo...
    Đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, khu kinh tế cửa khẩu và các lĩnh vực hạ tầng khác...; Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu.


    Quảng Bình có bờ biển dài 116km, điều kiện thổ nhưỡng rất thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi cũng như nuôi trồng và chế biến thủy sản; hệ động, thực rất đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gien quý hiếm.
    Vùng lãnh hải rộng trên 2 vạn m2 tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng, trữ lượng hải sản lớn với nhiều loại đặc sản quý hiếm. Có khoảng 1.500ha diện tích mặt nước và 13.000ha đất cát ven biển có điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản cả hai mùa, sản lượng thủy sản khai thác hàng năm khoảng 30.000 tấn.
    Tỉnh còn có nhiều suối nước khoáng, là cơ sở để phát triển công nghiệp nước uống, điều dưỡng, chữa bệnh và phát triển một quần thể du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng.
    [​IMG]

    Một góc Thành phố Đồng Hới (Quảng Bình).

    Quảng Bình tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và khu vực như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ l2a qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo nối liền với CHDCND Lào và Đông Bắc Thái Lan, một số con đường chạy từ Đông sang Tây tiếp giáp với CHDCND Lào; cảng hàng không Đồng Hới đang được đầu tư xây dựng là cơ hội để rút ngắn hơn khoảng cách, thời gian đi lại giữa các tỉnh và các quốc gia. Cảng biển Hòn La có diện tích mặt nước 4km2 với độ sâu tiêu chuẩn tạo điều kiện cho phát triển giao thông đường biển. Mạng lưới bưu điện, điện, nước, ngân hàng rộng lớn.
    Dân số Quảng Bình là 823.000 người - một nguồn lao động dồi dào. Giá nhân công Quảng Bình thấp là một trong những yếu tố giảm chi phí trong đầu tư, sản xuất và kinh doanh...
    Tại Hội nghị, các nhà đầu tư đã làm việc tại địa phương này cũng thừa nhận, đây là địa phương ưu đãi rất tốt với các nhà đầu tư.
  5. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác! cùng các chị em nhà miềng.
    Thú thầt lang thang trên mạng một lúc mà tìm kiếm thông tin về Quảng Bọ miềng nhiều vô kể, chứng tỏ QB mình đang được rất nhiều sự quan tâm Thêm một địa chỉ net về QB không biết các bác đã truy cập chưa? em post lên tham khảo vậy
    http://www.vnn.vn/province/quangbinh
    Em cũng không biết đây có phải là giao diện mới của http://quangbinh.gov.vn không nữa vì chưa vào xem lại được.
    Trên website này đa số là thông tin cứng nhưng cũng đủ để giới thiệu cơ bản( trình độ A về QB ).
    Được nguoinguon sửa chữa / chuyển vào 12:46 ngày 04/06/2006
  6. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Vùng miền núi Quảng Bình chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của tỉnh, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống: Dân tộc kinh, Bru ?" Vân kiều, Chứt, Tày Nùng, Mường, Thổ... Đây là vùng đất hàm chứa nhiều lâm thổ sản, khoáng sản có giá trị, giàu tiềm năng để phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi gia súc, phát triển du lịch, có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Chalo... tiềm năng đó nếu được phát huy triệt để, sẽ trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững hơn.
    Hiện cơ sở hạ tầng ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Bình từng bước được đầu tư đồng bộ, đã có 59/64 xã, thị trấn vùng miền núi có đường ô tô đến trung tâm xã; 94 % số xã có điện sinh hoạt; 100% số xã có có trường học và trạm y tế, phần lớn được xây dựng kiên cố; hàng chục trạm phát thanh truyền hình được xây dựng.... Đời sống của đại bộ phận đồng bào miền núi ?" dân tộc thiểu số được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2000 là trên 50% đến nay còn khoảng 25% theo tiêu chí mới.
    Trong thời gian qua, Quảng Bình đã triển khai nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước,thúc đẩy sự phát triển kinh tế ?" xã hội vùng miền núi, vùng dân tộc, tạo ra diện mạo mới và niềm tin trong đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Nhân dịp đón xuân mới, ông Phan Lâm Phương ?" Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử ĐCSVN xung quanh vẫn đề này.
    PV: Thời gian qua, việc triển khai thực hiện chủ trương chính sách đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Bình đã đạt những kết quả tích cực, song cũng còn những hạn chế, khó khăn. Ông có ý kiến gì về vấn dề này?
    Ông Phan Lâm Phương: Chúng tôi rất phấn khởi vì trong những năm gần đây, việc triển khai chủ trương này của các cấp uỷ, chính quyền khá tích cực, đáng mừng là trách nhiệm và nhận thức ở các cấp, các ngành về công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã có nhiều chuyển biến tích cực và đầy đủ hơn. Đặc biệt được sự quan tâm lớn của Chính phủ về đầu tư, hỗ trợ kinh phí thông qua chương trình 135,134 chính sách trợ giá, trợ cước v.v? hỗ trợ có mục tiêu để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, giúp đồng bào ổn định sản xuất, đời sống, thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nghèo đói...Tuy vậy, điểm xuất phát nền kinh tế, xã hội của tỉnh nói chung và vùng dân tộc ?" miền núi tỉnh Quảng Bình so với mặt bằng cả nước còn ở mức thấp; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng đã có nhiều cố gắng song vẫn chậm, tập quán canh tác lạc hậu; bên cạnh đó cơ sở hạ tầng phần lớn chỉ mới đầu tư đến khu vực trung tâm xã, các thôn bản vùng sâu biên giới còn gặp nhiều thiếu khó về giao thông, thuỷ lợi. điện, trường học..., tỷ lệ đói nghèo ở các vùng này còn cao gấp từ 2 đến 3 lần so với tỷ lệ chung của tỉnh (9% tiêu chí cũ), nguy cơ tái nghèo cao tập trung ở các xã khu vực III. Công tác giáo dục, y tế, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở những địa bàn trên còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ... Nhìn chung, những khó khăn tồn tại là cơ bản, cần có thời gian để khắc phục yếu kém.
    PV: Quảng Bình đã có những giải pháp để khắc phục khó khăn trên như thế nào, thưa ông?
    Ông Phan Lâm Phương: Chúng tôi chia thành 4 nhóm giải pháp chính. Một là, chú trọng thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ngành, đoàn thể về mục đích yêu cầu của công tác dân tộc trong tình hình hiện nay. Hai là, Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ như: tổ chức lại sản xuất trên cơ sở chương trình định canh, định cư, phát triển sản xuất nông ?" lâm nghiệp gắn với quy hoạch lại dân cư, trong đó coi trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác từng tiềm năng lợi thế của từng vùng để đầu tư... Ba là, tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng khó khăn, thôn bản vùng sâu, biên giới. Gắn đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế với các chính sách văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Bốn là, chăm lo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời phát triển và nâng cao hệ thống giáo dục, y tế, văn hoá, bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc... Đặc biệt vấn đề giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, lựa chọn những cán bộ có phẩm chất, năng lực, sức khoẻ để đảm nhiệm công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc từ cấp tỉnh tới thôn, bản...
    PV: Xin ông cho biết, trong năm 2006 và những năm tiếp theo, Quảng Bình đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu gì để thu hẹp dần khoảng cách về mức sống và tiến bộ xã hội giữa miền núi với miền xuôi?
    Ông Phan Lâm Phương: Quảng Bình đã tiến hành tổng kết đánh giá sát tình hình thực hiện chương trình 135 ở tỉnh giai đoạn I (2001 ?" 2005), trên cơ sở đó xây dựng chương trình phát triển kinh tế ?" xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn II (2006 ?" 2010). Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện 4 đề án ở vùng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung từ nay đến 2010: Đề án chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế ?" xã hội vùng đông bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình, trên cơ sở quy hoạch phát triển theo dọc hành lang hai nhánh Tây, Đông đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12A đã được tỉnh thông qua; Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là con em các dân tộc thiểu số; đề án định canh, định cư đồng bào dân tộc thiểu số; đề án phát triển kinh tế ?" xã hội dân tộc Chứt giai đoạn 2006 ?" 2010. Đồng thời cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các chương trình dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..., tạo bước đột phá về phát triển kinh tế ?" xã hội vùng dân tộc miền núi của tỉnh. Trong đó xác định khâu " đột phá" có tính quyết định là vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ. Nếu trình độ cán bộ yếu kếm thì sẽ hạn chế rất nhiều đến hiệu quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Nếu dân trí của đồng bào không ngừng được nâng cao để tiếp nhận và thực hiện đường lối đổi mới thì e rằng vấn đề phát triển kinh tế xã hội sẽ gặp những cản trở nhất định. Bởi vậy, chú trọng phát triển, bồi dưỡng nguồn cán bộ phải đáp ứng ngang tầm yêu cầu trong giai đoạn mới, việc nâng cao nhận thức cho đồng bào không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà mang tính chiến lược lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững.
    Bằng niềm tin và phát huy khai thác tốt các nguồn lực, chúng tôi tin tưởng Quảng Bình nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 vừa đề ra.

    PV: Xin cảm ơn ông!

    Phương Minh (thực hiện)
    Được nguoinguon sửa chữa / chuyển vào 13:06 ngày 04/06/2006
  7. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0

    Viện trợ không hoàn lại quy mô nhỏ giành cho
    các địa phương năm tài chính 2005 - Lễ khánh thành
    "Dự án nâng cấp trang thiết bị y tế
    cho trung tâm bảo trợ sức khỏe sinh sản cộng đồng"

    (10:00~ Thứ năm ngày 6 tháng 10 tại Tỉnh Quảng Bình)

    1. Ngày 6 tháng 10 (thứ năm), tại Tỉnh Quảng Bình đã diễn ra lễ khánh thành "Dự án nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm bảo trợ sức khỏe sinh sản cộng đồng".
    (1) Số tiền viện trợ: 81.405 USD
    (2) Cơ quan xin viện trợ: Hội nữ hộ sinh Việt Nam
    (3) Nội dung dự án:
    Với dự án này, Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ cho Hội nữ hộ sinh Việt Nam sẽ nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm bảo trợ sức khoẻ sinh sản cộng đồng của Thị xã Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình, thành lập một đội khám và điều trị lưu động thường xuyên được điều động đi 4 huyện của Tỉnh Quảng Bình là huyện Tuyên Hoá, huyện Minh Hoá, huyên Quảng Trạch, huyện Quảng Ninh.
    Tỉnh Quảng Bình nằm ở miền bắc Việt Nam, là vùng đất bị tàn phá nặng nề nhất trong chiến tranh, đất đai lại khô cằn. Với những người dân thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp mà diện tích đất quá hẹp nên thu nhập của người dân rất khó được cải thiện.
    Trong số 820 nghìn dân của Tỉnh Quảng Bình thì có đến 122490 người là nữ từ 15 tuổi đến 49 tuổi nhưng do thu nhập thấp nên nhiều người bị suy dinh dưỡng, xảy ra nhiều sự cố khi sinh con, tỷ lệ phụ nữ bị chết khi sinh con của Tỉnh Quảng Bình hiện đang ở mức rất cao.
    Hội nữ hộ sinh Việt Nam được thành lập tháng 6 năm 1995, từ tháng 12 năm 1995 hội đã được quyết định thành một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam. HIện nay, ngoài trụ sở chính tại thành phố Huế, hội còn có 12 chi hội tại các tỉnh thành phố khác. Các hoạt động chính của hội là: tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho các nữ hộ sinh, trao đổi thông tin giữa các nữ hộ sinh, điều hành phòng khám bệnh tại trụ sở chính của hội, phối hợp với sở y tế của các tỉnh định kỳ khám chữa bệnh tại các trạm y tế và các sở y tế.
    2. Lễ khánh thành được tiến hành trọng thể với sự tham dự của các bên liên quan như Ông YOSHIDA, Bí thư Đại sứ quán Nhật Bản, Bà Phạm Thị Hạnh, Chủ tịch Hội nữ hộ sinh Việt Nam.
    3. Phát biểu tại buổi lễ, Ông YOSHIDA nêu rõ: "Như một câu nói nổi tiếng của Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Lương y như từ mẫu", tôi mong rằng hỗ trợ này sẽ giúp cho lĩnh vực chăm sóc y tế của Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện. Hơn nữa thông bằng việc hỗ trợ này, tôi mong rằng tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước ngày càng thêm sâu đậm."
    Theo Website Đại sứ quán Nhật Bản
  8. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Thủ tục xem xét tư cách ĐBQH ông Đào Đình Bình​
    Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phạm Thế Duyệt, nói, những thủ tục đề nghị xem xét tư cách đại biểu quốc hội (ĐBQH) của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với ông ông Đào Đình Bình, chúng tôi chưa làm.
    Chủ tịch cũng nói rõ, chỉ khi nào có những kết luận của cơ quan quản lý có trách nhiệm như Ban Bí thư, cơ quan điều tra hay Chính phủ có kết luận cụ thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới tỏ chính kiến nên xem xét về vấn đề tư cách đại biểu như thế nào.
    PV:Thưa ông, hiện có hai luồng ý kiến về ông Đào Đình Bình. Có người nói như vậy là quá nặng, có người lại cho quá nhẹ. Vậy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xử lý như thế nào?
    CT PTD:Bây giờ chúng tôi chưa có đầy đủ những văn bản pháp lý cần thiết nhằm xác định trách nhiệm, khuyết điểm. Vấn đề là không nóng vội, phải căn cứ trên cơ sở pháp lý.
    Chúng tôi có quan điểm, chính kiến riêng chứ. Giả dụ như bên Chính phủ bảo nhẹ nhưng chúng tôi không đồng ý. Nếu chúng tôi có cơ sở xem xét không giống thế.
    PVThưa ông có thông tin cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có văn bản yêu cầu Mặt trận Tổ quốc Tỉnh Quảng Bình, nơi ông Đào Đình Bình là đại biểu quốc hội, xem xét tư cách đại biểu của ông Bình?
    CT PTD:Không phải. Tôi là Chủ tịch mà chưa bao giờ có ý kiến như vậy cả. Nếu như vậy là cần thiết tôi không cần đợi Mặt trận Tổ quốc Tỉnh Quảng Bình. Vì anh Bình là đại biểu trung ương do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương, giới thiệu.
    Thông tin ấy là không chuẩn thành ra hiểu sai. Qua đây, chúng tôi rất mong sớm có những kết luận đúng, tránh để dân băn khoăn. Muốn tỏ chính kiến chính xác cần phải có cơ sở pháp lý.
    PV:Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng cung cấp những thông tin cần thiết về những khuyết điểm của Bộ trưởng Bình chưa, thưa ông?
    CT PTD:Mặt trận không có yêu cầu, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải báo cáo về những vấn đề này được. Nhưng chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng sớm cho những thông tin chuẩn xác, chính thức để chúng tôi cho dân biết .
    Tôi xin khẳng định lại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi đã biết là không thể chậm trễ.
    PV:Thưa ông, Bộ trưởng Đào Đình Bình có thư xin lỗi cử tri tỉnh Quảng Bình và cán bộ công nhân viên trong ngành giao thông vận tải về những khuyết điểm của mình vừa qua. Vậy đây có thể là cơ sở để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỏ chính kiến của mình không?
    CT PTD: Vậy mới bảo là anh Bình có khuyết điểm. Còn khuyết điểm thế nào phải có kết luận chính thức. Vì anh Bình là đại biểu trung ương nhưng sinh hoạt với đoàn Quảng Bình, việc anh ấy báo cáo, xin lỗi là điều bình thường.
    Tuy nhiên, xin lỗi là một việc. Còn lỗi ấy đến mức nào, cơ quan quản lý người ta xác định.
    PV: Thưa ông, một tờ báo đưa tin ngày 16/5, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Tỉnh Quảng Bình có báo cáo với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc trong thời gian qua các tầng lớp nhân dân trong tỉnh rất bức xúc trước những sai phạm của ông Bình và một số cán bộ ngành giao thông vận tải. Ông nhận được thông tin này chưa?
    CT PTD: Đến bây giờ tôi chưa nhận được báo cáo đó hoặc nó có thể được gửi cho đồng chí nào trên này nhưng chưa trình. Nên tôi chưa biết.
    Đúng như tôi nói, bao giờ cũng có hai luồng dư luận về cùng một vấn đề, con người. Có người nói đồng chí như vậy là có lỗi, nghe báo chí nói như vậy rất sốt ruột. Cũng có người nói mức độ báo chí nói chưa đúng.
    Bản thân tôi cũng tiếp nhận những luồng thông tin như vậy. Vì thế, việc đánh giá cán bộ phải hết sức thận trọng, không vội vàng.
    Báo chí cũng có thể giúp đỡ trong việc lựa chọn nhân sự tốt. Ví dụ, khi tôi không làm mặt trận nữa, ai làm sẽ tốt, thuận lợi hơn. Tất nhiên, nêu hẳn tên tuổi không tiện nhưng có thể nói nguồn nên lấy ở đâu.
    Điều này sẽ có sức mạnh tốt cho công tác cán bộ. Vừa loại bỏ những phần tử xấu, vừa góp phần xây dựng đội ngũ của mình tốt hơn. Nếu sơ xuất trong vấn đề này rất nguy hiểm.
    Tôi là người ít nhiều cũng có quá trình làm việc lâu năm nên tôi hiểu phê phán, loại bỏ một cán bộ đã khó nhưng xây dựng đào tạo một cán bộ đúng với lòng mong mỏi của dân không đơn giản chút nào.
    Theo Gia Đình&Xã Hội
    Được nguoinguon sửa chữa / chuyển vào 13:29 ngày 04/06/2006
  9. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Xét tư cách ĐB Đào Đình Bình sau khi miễn nhiệm
    Ngày 3/5, Chính phủ có văn bản gửi Quốc hội đề nghị miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải của ông Đào đình Bình. Vấn đề miễn nhiệm chức vụ của ông Bình sẽ nằm trong phần nội dung xem xét, quyết định nhân sự của kỳ họp Quốc hội lần này (24-30/6).
    [​IMG]
    Chủ tịch MTTQVN Phạm Thế Duyệt trả lời báo chí
    Trả lời báo giới sáng nay, 23/5, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Phạm Thế Duyệt nói: ?oNếu kỳ họp này, Quốc hội bãi hoặc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ngay sau đó, chúng tôi xem xét tư cách đại biểu (ĐB) của ông Bình".
    Trong báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri, Mặt trận Tổ quốc đề nghị làm rõ trách nhiệm của ông Đào Đình Bình.

    PV:
    Khi xem xét tư cách đại biểu Quốc hội, phải có kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ). Tại kỳ họp lần này, Uỷ ban Trung ương MTTQ xem xét tư cách đại biểu của ông Đào Đình Bình?
    TL: MTTQ là một kênh để làm thủ tục xem xét tư cách đại biểu Quốc hội. Nhưng khi MTTQ muốn xem xét tư cách, cơ quan quản lý cán bộ phải có kết luận rõ.
    MTTQ không thể tự kết luận hay chỉ căn cứ vào dư luận để xử lý. Ai cũng biết là ông Đào Đình Bình có trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc tại PMU 18, tuy nhiên phải chờ có kết luận chính thức.

    PV:
    Nhưng Thủ tướng có văn bản gửi Quốc hội đề nghị miễn nhiệm Bộ trưởng Đào Đình Bình. Tại sao lại nói là chưa có căn cứ để xem xét tư cách đại biểu của ông Bình?

    TL:
    Chúng ta biết chắc chắn trong vụ việc này ông Đào Đình Bình có khuyết điểm nên mới xin từ chức. Trách nhiệm người đứng đầu đã rõ, nhưng trách nhiệm đến đâu, đến mức nào thì phải có kết luận.
    Nếu cứ có trách nhiệm liên quan, chưa rõ mức độ, mà vội vàng xử lý ngay thì không ổn. Chúng ta kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực nhưng quy trình phải chặt chẽ.
    Đúng là Thủ tướng có gửi văn bản cho Quốc hội đề nghị miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải của Đào Đình Bình.
    Tuy nhiên, Quốc hội phải bàn thảo xem việc miễn nhiệm (thôi chức) đã thỏa đáng chưa, hay cần phải bãi nhiệm (cách chức). Khi có kết luận rõ ràng, Trung ương MTTQ sẽ có chính kiến.

    PV:
    Đại biểu Quốc hội là đại diện của dân, nếu người dân không còn tín nhiệm thì làm sao có thể tiếp tục công việc?
    TL:Những vấn đề cử tri bức xúc, chắc chắn phải xem xét nhưng không nên đơn giản coi đó là cơ sở để tỏ thái độ ngay.
    Hiện nay, tôi chưa nhận được báo cáo tập hợp kiến nghị cử tri của Quảng Bình (nơi ông Đào Đình Bình được giới thiệu về ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XI).
    Với những cán bộ trung ương như ông Đào Đình Bình khi vào Quốc hội, Truong ương MTTQ phải chịu trách nhiệm. Nếu có vấn đề phải xem xét tư cách đại biểu thì Trung ương MTTQ phải tiến hành.

    PV:
    Tại kỳ họp này, nếu Quốc hội miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, vấn đề xem xét tư cách đại biểu của ông Bình sẽ được tính đến thế nào?
    TL:Nếu Quốc hội có kết luận rõ ràng khuyết điểm, và bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Giao thông Vận tải, MTTQ sẽ xem xét tư cách đại biểu ngay.
    Quan điểm của tôi là phải kiên quyết chống tiêu cực, nhưng phải có đủ chứng, lý để có sức thuyết phục.

    PV:
    Trong báo cáo tập hợp kiến nghị cử tri tại Quốc hội kỳ này, Ủy ban Trung ương MTTQ có đưa vấn đề của ông Đào Đình Bình?
    TL:Vấn đề trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cử tri cả nước có ý kiến.
    Trong báo cáo kiến nghị cử tri của Uỷ ban Trung ương MTTQ gửi Quốc hội tới đây, chắc chắn có đề nghị làm rõ trách nhiệm của ông Đào Đình Bình.
    Theo VnExpress
    Được nguoinguon sửa chữa / chuyển vào 13:33 ngày 04/06/2006
  10. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Xem xét miễn nhiệm ông Đào Đình Bình
    Trong cuộc họp báo tổ chức vào chiều 12/5, ông Bùi Ngọc Thanh, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho biết một trong những nội dung quan trọng trong việc quyết định vấn đề nhân sự cấp cao của nhà nước tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội XI là xem xét miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đào Đình Bình.
    Ông Bùi Ngọc Thanh cho biết: ?oĐến thời điểm này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) mới quyết định hai vấn đề về công tác nhân sự để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 9, là việc bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước do kỳ họp thứ 8 để lại (khi đó, cả hai ứng cử viên cho chức vụ này là ông Trần Văn Tá, Thứ trưởng Bộ Tài chính và ông Vương Đình Huệ, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước đều không đạt được số phiếu quá bán.
    Quốc hội phải ra nghị quyết để ông Đỗ Bình Dương tiếp tục đảm nhận chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước cho đến khi bầu được người giữ chức vụ Tổng Kiểm toán- PV).
    Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã trình Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải của ông Đào Đình Bình?.
    ?oQuốc hội vẫn đang chờ Thủ tướng Chính phủ trình những phương án nhân sự khác trong thời gian tới?- ông Thanh nói thêm.
    Tiếp đó, ông Bùi Ngọc Thanh trả lời nhiều câu hỏi của báo giới.
    TTVN: Tại kỳ họp này, Quốc hội có xem xét tư cách đại biểu Quốc hội (ĐBQH) của ông Đào Đình Bình?
    Việc xem xét tư cách ĐBQH của ĐBQH do địa phương giới thiệu phải dựa trên đề nghị của Mặt trận Tổ quốc cấp địa phương. Ông Đào Đình Bình là ĐBQH do trung ương giới thiệu nên phải có ý kiến đề nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBTVQH mới xem xét và trình Quốc hội.
    TTVN: Khi Quốc hội bầu các chức danh cao cấp của nhà nước có đưa ra từ hai ứng cử viên trở lên để các ĐBQH lựa chọn hay vẫn giới thiệu một để bầu một?
    Việc làm nhân sự ở Quốc hội tuân theo trình tự phải miễn nhiệm người đang giữ một chức vụ nào đó rồi mới giới thiệu nhân sự mới thay thế để Quốc hội xem xét, quyết định và những người khác có quyền ứng cử.
    TTVN: Trường hợp ông Cù Huy Hà Vũ tự ứng cử vào chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin có được Quốc hội xem xét tại kỳ họp này?
    UBTVQH đã chuyển đơn tự ứng cử chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin của ông Cù Huy Hà Vũ sang Thủ tướng Chính phủ theo đúng luật định. Nếu sau khi xem xét, Thủ tướng quyết định trình ra Quốc hội rằng ông Cù Huy Hà Vũ là ứng cử viên chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Quốc hội sẽ xét.
    Lao Động: Nhiều ủy viên thường vụ quốc hội nói rằng nên để những người được dự kiến nhân sự cấp cao kỳ này trình bày chương trình hành động của mình trước Quốc hội, vậy việc này có được thực hiện tại kỳ họp thứ 9?
    Trong chương trình kỳ họp, chúng tôi sắp xếp thời gian, khoảng 10-15 phút mỗi người, để các ứng cử viên vào một số chức vụ trình bày với các đại biểu Quốc hội về chương trình làm việc của mình để ĐBQH biết được dự kiến công việc cũng như khả năng của người đó.
    Nhưng hiện nay chưa biết số ứng cử viên vào các chức danh nhiều hay ít. Trường hợp có hai ứng cử viên vào một chức vụ thì cả hai người đều được trình bày về dự kiến chương trình công tác của mình và các ĐBQH có thể tranh luận, góp ý về chương trình hành động của bất kỳ người nào là ứng cử viên.
    Tuổi Trẻ TP HCM: Việc xem xét trách nhiệm của các bộ liên quan trong vụ án PMU 18 ở Bộ Giao thông Vận tải có được đưa ra xem xét tại kỳ họp Quốc hội lần này?
    UBTVQH vừa giao cho tôi làm việc với Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đoàn Mạnh Giao về việc này. Ông Đoàn Mạnh Giao cho biết khi đi tiếp xúc với cử tri, nhiều thành viên Chính phủ đã nghe cử tri phản ánh việc này và Chính phủ có cùng cái nhìn với UBTVQH.
    Vì thế, tại kỳ họp thứ 9 này, bên cạnh báo cáo chung của Bộ Kế hoạch&Đầu tư về việc quản lý, phân bổ các khoản vốn đầu tư lớn sẽ có các báo cáo thành phần như kết luận điều tra bước đầu về vụ PMU 18; báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải về PMU 18 và cá nhân ông Nguyễn Việt Tiến; báo cáo của Bộ Tài chính về quản lý vốn đầu tư và trách nhiệm của bộ này.
    Bên cạnh đó, còn các báo cáo khác như vụ Nguyễn Lâm Thái lừa đảo; vụ việc cầu Văn Thánh 2 và hầm đường bộ; vụ tiêu cực trong ngành dầu khí ở công trình cảng Thị Vải; báo cáo về việc một quan chức cấp Thứ trưởng để quên chiếc cặp tại sân bay trong đó có nhiều phong bì tiền; báo cáo về những tiêu cực tại Thanh tra Chính phủ.
    Được nguoinguon sửa chữa / chuyển vào 13:53 ngày 04/06/2006

Chia sẻ trang này