1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoinguon

    nguoinguon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Thủ tướng chỉ đạo: Tạm cho thôi chức thiếu tướng Cao Ngọc Oánh
    Ngày 5/7, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an không để ông Cao Ngọc Oánh giữ chức Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng cơ quan điều tra. Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Lâm - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã có đơn xin từ chức.
    Thông tin này được ông Nguyễn Kinh Quốc, người phát ngôn của Thủ tướng cho biết.

    Việc ông Lâm nhận 2.250.000 đồng từ các tỉnh Phú Yên, Bình Định và Ban quản lý thủy điện Sêsan 3A? đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ. Văn phòng Chính phủ đã báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh phân công công tác với ông Lâm.

    Ngày 5/7, Thủ tướng Chính phủ *************** đã có buổi làm việc với Bộ trưởng và Ban lãnh đạo Văn phòng Chính phủ về việc nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng.

    Thủ tướng đánh giá việc nhận tiền của ông Lâm vi phạm quy định của Chính phủ, ảnh hưởng uy tín của Văn phòng Chính phủ, cá nhân ông Nguyễn Văn Lâm và đã chấp nhận đơn xin từ chức của ông Lâm trình trước đó.

    Trong một văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Đoàn Mạnh Giao cho biết, ông Nguyễn Văn Lâm đề nghị nộp số tiền trên vào quĩ Công đoàn VPCP, dùng để giúp đỡ, ủng hộ đồng bào nghèo gặp thiên tai, hoạn nạn; giúp quĩ khuyến học của huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Tuy nhiên, Thủ tướng *************** đã đề nghị ông Lâm trả số tiền đã nhận cho các đơn vị.

    Được biết, trước đó, ông Lâm được phân công trực tiếp phụ trách Vụ Nội chính, Vụ I, Vụ II và Ban xây dựng pháp luật.

    Cùng ngày 5/7, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an không để ông Cao Ngọc Oánh giữ chức vụ Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng cơ quan điều tra cho đến khi có kết luận điều tra về vụ án tại PMU 18.

    Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an khởi tố điều tra làm rõ việc Bùi Tiến Dũng khai đã đưa 20.000 USD cho trung tá Đỗ Huy Kim, phòng 5, C15, Tổng cục Cảnh sát để nhờ chạy án, cũng như việc trung tá Kim đứng tên đăng ký hộ một chiếc xe ôtô 5 chỗ cho gia đình Bùi Tiến Dũng.

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an báo cáo kết quả trước 20/7.

  2. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0

    ?oNhà Đài? sai thế nói ai?
    TP - Đó là những sai phạm nghiêm trọng tại Đài TP - TH Quảng Bình. Hàng loạt dự án sai phạm trong đấu thầu. Nhiều tivi mua cho vùng sâu, xa thì giữ lại cho cơ quan? Ai phải chịu trách nhiệm?
    Đấu thầu: Rờ đâu sai đấy
    Xin được bắt đầu từ gói thầu mua máy phát hình dự phòng 1KW THOMCAST-Pháp năm 2003 - 2004. Tổng mức đầu tư là 1,2 tỷ đồng. Tổng dự toán được duyệt là 1,15 tỷ đồng.
    Có 3 nhà thầu đã tham gia đấu thầu gói thầu này: Nhà thầu thứ nhất là Cty Ứng dụng phát triển phát thanh - truyền hình BDC (Đài Tiếng nói Việt Nam ) đã bỏ thầu với giá 1.155.381.644 đồng; Cty Phát triển công nghệ truyền hình VTC bỏ thầu với giá 1.145.250.000 đồng. Cty Điện tử Nha Trang TQT bỏ thầu với giá 1.045.421.840 đồng.
    Về lý, Cty TQT phải là đơn vị trúng thầu vì không phạm luật và có giá bỏ thầu thấp nhất. Trong khi đó Cty BDC, hồ sơ dự thầu có một số thiết bị tăng thêm ngoài danh mục hồ sơ mời thầu, lại có giá bỏ thầu cao hơn cả giá gọi thầu.
    Về lý thì hồ sơ này không hợp lệ và phải loại bỏ. Nhưng chẳng hiểu vì sao, sau khi có công văn trao đổi thì Cty này cam kết sẽ giảm giá gói thầu xuống chỉ còn 1.044.000.000 đồng. Nghĩa là thấp hơn 1.421.840 đồng so với Cty TQT. Và bỗng dưng Cty này hạ ?onốc ao? hai Cty kia và trúng thầu.
    Ai đã làm lộ thông tin trong mở xét thầu để Cty BDC có cú lội ngược dòng ngoạn mục đến như vậy?
    Chỉ có tổ thẩm định xét thầu mới trả lời được câu hỏi đó. Ở gói thầu mua thiết bị sản xuất truyền hình năm 2004. Tổng mức đầu tư cho gói thầu này là 2.437.000.000 đồng.
    Giá trị gói thầu được duyệt là 2.363.320.000 đồng và đơn vị trúng thầu là Cty Xuất nhập khẩu điện ảnh- truyền hình VINEMATIM (Bộ Văn hóa Thông tin) có giá bỏ thầu là 2.361.700.000 đồng.
    Trong quyết định giá gói thầu của UBND tỉnh Quảng Bình hạng mục: Cáp các loại Nhật là 15 sợi, với tổng giá là 41.400.000 đồng, nhưng trong hồ sơ mời thầu do Đài PT-TH Quảng Bình lập chỉ mời thầu cáp các loại nhật là 10 sợi.
    Thêm nữa, trong 23 loại thiết bị thì có đến 5 loại thiết bị có xuất xứ không đúng với quyết định đã được phê duyệt. Như: DVC VTR DSR-1600P Sony. ĐVC VTR DSR-1800 Sony; Bộ xạc ắc quy BC M150 Sony, Quyết định duyệt giá là của Sony sản xuất tại Nhật Bản nhưng chủ đầu tư lại im lặng để cho nhà thầu trang bị bằng sản phẩm Sony sản xuất tại Trung Quốc.
    Hoặc như bộ dựng số NLE TARGA3000, quyết định duyệt giá là của Mỹ, nhưng thực tế là ?ođầu ngô, mình sở? khi màn hình là của Sony Trung Quốc, CPU lắp ráp tại Việt Nam, Card Targa là của Pinnache- Mỹ.
    Khi có người chất vấn chuyện lạ trên, ?onhà? Đài biện minh rằng: Đã là Sony thì dù sản xuất ở đâu nó vẫn là... đẳng cấp Sony. Khi cơ quan chức năng có ý kiến về những khuất tất trong trình tự xét thầu thì chủ đầu tư lại mời những người đã xét thầu làm ?ogiám khảo? phúc tra lại kết quả mà họ đã xét thầu trước đó...
    Chỉ qua một vài gói thầu điển hình trên có thể thấy rằng lãnh đạo Đài PT-TH Quảng Bình do ông Phạm Thanh Hùng làm Giám đốc đã vi phạm quy chế đấu thầu, gây những thiệt hại và lãng phí lớn.
    Khi ông Giám đốc ?oưng chi mần nấy?
    Chương trình mục tiêu (CTMT) về phát thanh và truyền hình là một chương trình lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc miền núi.
    Thế nhưng, chương trình đó về Đài PT-TH Quảng Bình nó đã bị lãnh đạo Đài ?othích thì làm, không thích thì thôi?. Trong CTMT về PT-TH năm 2003 có cấp cho Phân đội Đảo Hòn La 01 máy thu hình màu 21? Panason GT-821F VTC-VN, nhưng đến nay sau gần 4 năm, với khoảng cách từ Đài ra Đảo chỉ 40km đường chim bay, các chiến sỹ Đảo vẫn chờ tivi Nhà nước.
    18 chiếc tivi Samsung 15? cho các huyện và các xã miền núi đặc biệt khó khăn ở Lệ Thủy, Quảng Ninh, Minh Hóa, Tuyên Hóa cũng đã 3 năm nay người dân vẫn chưa được nhận. Thay vì phát cho dân nó lại được chia cho các phòng ban của Đài.
    4 trạm phát lại truyền hình công suất 10W cho vùng sâu vùng xa vẫn ?ođắp chiếu? nằm đó. Họ đưa ra lý do vì chưa có điện. Thật lạ, trong chương trình truyền hình địa phương đưa tin đóng điện lưới Quốc gia cho các vùng trên đã 2 năm nay rồi.
    Người dân vùng đất này khi gặp chuyện lạ chẳng biết hỏi ai, họ thường bảo: Hỏi Đài! Những chuyện lạ của Đài, họ biết hỏi ai bây giờ?...
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=52692&ChannelID=2
  3. portalvn2000

    portalvn2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2004
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Nỗi niềm của cô bé tật nguyền
    TP - Một cô bé tật nguyền đã vượt lên số phận nghiệt ngã của mình để thi đỗ vào đại học, tốt nghiệp đại học. Thi đỗ đầu vào công chức, nhưng, những người tuyển dụng không hiểu vì sao lại cố tình đẩy cô ra bên lề cuộc sống.
    Chuyện của Phạm Thị Minh không phải là cá biệt...
    Vượt lên số phận
    Một gương mặt dễ mến với cặp mắt sáng thông minh luôn nhìn thẳng đầy nghị lực, Phạm Thị Minh tiếp chuyện chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ, khiêm nhường nằm nép giữa xóm 4 Trung Trạch (Bố Trạch-Quảng Bình).
    Minh bảo: Chuyện của Minh chẳng có gì để nói. Có hàng vạn người tàn tật đang vượt lên hoàn cảnh để tồn tại đó thôi. Minh cũng thế. Mình phải tự cứu mình trước đã.
    Nhìn ra ngoài chái bếp không lấy gì làm kín đáo kia, người anh trai đầu của Minh là Phạm Đình Tuấn đang đánh trần, mồ hôi nhễ nhại, phập phù bên ngọn lửa giữa trưa nắng oi bức lo bữa cơm trưa.
    Một thoáng thôi ánh mắt Minh liếc nhìn anh ra chiều ái ngại lắm. Lê đôi chân tật nguyền của mình về phía kệ đựng nước để rót nước mời khách, Minh lại cười: Em thật vô tích sự. Chẳng giúp gì được cho ai. May có anh trai nghỉ hè thế là mọi việc anh ấy lo cho cả...
    Minh bị bại liệt khi còn rất nhỏ sau một trận sốt. Cả nhà buồn lắm. Lớn lên một chút, cả nhà ai cũng thương và cho em đi học. Hết anh cả đến bố em thay phiên nhau đưa em đến trường.
    Qua tiểu học, đến trung học cơ sở em đã có cô bạn thân cùng xóm thường xuyên đến đưa đi. Bạn ấy vừa mất. Giọng của Minh chùng xuống, đôi mắt to sáng ngân ngấn nước...
    Rồi em tốt nghiệp phổ thông. Em và gia đình đắn đo. Thi đại học hay kiếm một nghề gì đó phù hợp để tồn tại và đỡ đần gánh nặng cho gia đình?
    Ba em đã nghỉ hưu. Mẹ em thì nghỉ chế độ. Anh cả đang theo học Đại học ở Huế. Đứa em út cũng đang học THPT. Phải nói hoàn cảnh gia đình em lúc đó khó khăn vô cùng.
    Em quyết định thử sức mình ở giảng đường đại học. Thi trượt. Một năm ở nhà tha thẩn vào ra chỉ từ nhà ra cổng. Buồn quá đưa sách cũ ra đọc. Cứ đọc đi đọc lại hoài đến nát cả sách.
    Lại mùa thi. Em xin bố mẹ cho em thử sức lần nữa. Và lần này em đỗ Đại học KHXH-NV Huế, khoa Ngữ văn. Em như sống trên mây. Em nhớ như in cảm giác đó. Em quên mình là cô bé tật nguyền. Mọi thứ đang mở ra trước mắt em lung linh. Em đâu có đủ khôn ngoan và tỉnh táo để lường hết những khó khăn đang chờ mình ở phía trước.
    Bốn năm đại học xa nhà. Em được trường ưu tiên cho ở ký túc xá. Gần giảng đường, nhưng với em quả là một thử thách. Mỗi ngày là một thử thách. Chỉ cần một chút thỏa hiệp, buông xuôi thôi thì em khó cầm cự nổi 4 năm trời như vậy.
    Rồi cũng đến ngày thi ra trường. Em tốt nghiệp loại khá và khấp khởi về quê với những dự định tốt lành. Nhiều người đến chúc mừng. Lúc này, anh cả đã tốt nghiệp đại học đang làm hợp đồng ở huyện miền núi Minh Hóa. Cậu em út đang học ĐH Bách khoa tại Đà Nẵng.
    Bố mẹ em suốt ngày ngoài chợ lo chuyện bán buôn. Em lại tha thẩn vào ra ở nhà. 6 tháng nằm nhà nghĩ mãi không biết mình sẽ làm gì với tấm bằng Ngữ văn và chứng chỉ kỹ thuật viên tin học. Vận may cũng lại đến với em.
    Cần được đối xử bình đẳng
    Tháng 3/2005, có một đợt thi tuyển công chức. Những tiêu chí mà họ đưa ra đều phù hợp với những gì mà em được trang bị. Thế là em làm hồ sơ dự thi. Em đạt kết quả cao nhất.
    Minh cười buồn: Giá như đừng đỗ có khi lại tốt hơn. Sao vậy? Vì khi em lên làm thủ tục tuyển dụng họ nhìn em như nhìn người ngoài hành tinh và buông một câu lạnh lùng: Không nhận...
    Minh đi khó nhọc đến lục tìm trong đống sách vở bừa bộn đưa cho tôi tờ giấy báo trúng tuyển công chức hành chính. Giấy số 430 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình, ngày 16/5/2005.
    Minh lại bảo: Em muốn quên tờ giấy báo này đi, coi như chưa có nó để em còn hy vọng. Tật nguyền như bọn em đâu có lỗi. Không lẽ cứ bị tật nguyền là bọn em bị xếp bên lề cuộc sống.
    Những vị trí tuyển dụng công chức ở Bố Trạch theo như em biết, với tật nguyền như em không hề ảnh hưởng đến công việc...Và sau đó lại nản chí cho đến bây giờ?
    Không, em không cho phép mình được nản. Em lại làm thủ tục thi công chức cấp xã. Khi em đến phòng để nộp hồ sơ, họ lại nhìn em với ánh mắt ấy, và lần này để khỏi rắc rối ngay từ đầu, họ thẳng thừng: Hồ sơ này tôi không nhận...
    Bây giờ thì Minh nản thật rồi chứ? Minh nhìn chúng tôi với đôi mắt mở to hết cỡ: Không hề. Em tin rồi bọn em sẽ được đối xử bình đẳng...
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=52823&ChannelID=4
  4. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    TH Y tế Quảng Bình?"Hiệu trưởng lại vi phạm quy chếTại kỳ thi tốt nghiệp lớp điều dưỡng trung học không chính quy khóa 4 của trường Trung học Y tế Quảng Bình ngày 10/7, hai thí sinh Trần Thị Thu Hiền và Phan Thị Thủy bị tố cáo là gian lận hồ sơ, vi phạm quy chế tuyển sinh vẫn được ông hiệu trưởng quyết định cho dự thi bất chấp sự phản đối của một số giáo viên trong hội đồng thi trường.
    Hai thí sinh này, một là con dâu của ông hiệu trưởng Phạm Đình Trung và cháu bà Giám đốc Sở Giáo dục&Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa; một là con của ông Phan Văn Lý, giáo viên của trường.
    Lớp điều dưỡng khóa 4 của trường là khóa học được đài thọ bằng ngân sách địa phương. Trong thông báo tuyển sinh của nhà trường nêu rõ đối tượng tuyển sinh không phải cán bộ đang công tác tại trạm y tế xã, phường, hoặc đơn vị y tế trong tỉnh có thời gian công tác trên một năm và được đơn vị đồng ý cử đi học.
    Tuy nhiên, Trần Thị Thu Hiền, Phan Thị Thủy mới chỉ vừa tốt nghiệp lớp sơ cấp, chưa một ngày hành nghề nhưng vẫn được dự thi và trúng tuyển.
    Trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên trong trường phát hiện hai trường hợp sai phạm này và báo cáo lên Ban Giám hiệu nhưng vẫn không được ông hiệu trưởng giải quyết.
    Không đồng tình với việc làm sai trái, thấy giáo Hà Duy Nghĩa viết đơn tố cáo gửi đến Sở GD&ĐT, Sở Y tế Quảng Bình đề nghị làm rõ những hành vi gian lận của hai em học sinh này.
    Thanh tra liên ngành Sở GD&ĐT và Sở Y tế tiến hành xác minh làm rõ và công nhận đơn tố cáo của thầy giáo Nghĩa là đúng. Tuy kết quả thanh tra là vậy nhưng hai học sinh này vẫn được dự thi tốt nghiệp.
    Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Nghĩa, Tỉnh Ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình và ông Trương Xuân Mâu, Phó Chánh Thanh tra của Sở GD&ĐT Quảng Bình đều khẳng định việc gian lận trong tuyển sinh của Trần Thị Thu Hiền và Phan Thị Thủy trách nhiệm thuộc về Hội đồng Tuyển sinh của trường và Sở Y tế, còn các em không có tội tình gì.
    Chúng tôi đặt câu hỏi: ?oViệc ông Phạm Đình Trung là Chủ tịch Hội đồng Thi, Hiệu trưởng nhà trường và ông Phan Văn Lý, giáo viên của trường biết con gian lận hồ sơ vẫn cố tình bỏ qua và đến khi phát hiện, tố cáo lại trực tiếp đến Trạm Y tế xã Nam Hóa (huyện Tuyên Hóa), Trạm Y tế xã Lộc Ninh (TP Đồng Hới) để xin xác nhận nhằm hợp thức hóa hồ sơ để đánh lừa dư luận và đoàn kiểm tra thì có chịu trách nhiệm gì không?.
    Cả ông Phó chánh Thanh tra và bà Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Bình đều không có câu trả lời.
    Đối với việc gian lận của hai em học sinh nêu trên, ông Trương Xuân Mâu cho rằng, từ trước tới nay, Bộ GD&ĐT chưa có văn bản quy định nào nói về công tác tuyển sinh tại chức ở trường trung học chuyên nghiệp. Vả lại, theo Luật Khiếu nại Tố cáo, việc giải quyết đơn thư tố cáo còn hơn một tháng nữa.
    Bà Nguyễn Thị Nghĩa cho biết thêm, hiện Sở chưa có cách giải quyết hai trường hợp này và còn phải xin ý kiến của Bộ GD&ĐT.
    Thực ra, hàng chục năm nay, Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế có nhiều văn bản quy định, hướng dẫn rõ việc tuyển sinh của các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
    Và ngay trong thông báo của trường Trung học Y tế Quảng Bình cũng quy định rõ đối tượng cụ thể để tuyển chọn tham gia dự thi vào lớp điều dưỡng trung học không chính quy khóa 4 (2004 - 2007).
    Với trách nhiệm là những người trực tiếp tham mưu cho tỉnh về công tác tuyển sinh mà đến bay giờ cả ông Phó Thanh tra và bà Giám đốc Sở GD&ĐT còn nói như vậy, thử hỏi công tác tuyển sinh ở tỉnh này làm sao không xảy ra sai phạm.
    Theo Tin Tức
    http://home.netnam.vn/live/FrontPage06/Giao-duc/News-page?contentId=7869
    Được math0 sửa chữa / chuyển vào 05:22 ngày 21/07/2006
  5. KienGiangriver

    KienGiangriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2005
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Chuyện về người thân sinh ra Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Cụ Võ Quang Nghiêm, thân sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cố Thứ trưởng Bộ Giáo dục Võ Thuần Nho quê làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, lúc sinh thời là nhà nho yêu nước, ở nhà dạy chữ Hán và làm thêm nghề thuốc Bắc. Trước Cách mạng Tháng 8 (thời kỳ 1930-1931) nhà cụ là nơi lui tới của nhóm học sinh tiến bộ ở làng An Xá như Đào Viết Doản, Võ Hoàng, Võ Chương Hiến, Hoàng Hựu...

    Trong lúc hoạt động của tổ chức Đảng trên đà phát triển và ảnh hưởng lan rộng trong quần chúng thì bọn mật thám đánh hơi được và kẻ địch ráo riết truy lùng. Chúng bắt giam một số đồng chí chủ chốt như Nguyễn Hữu Chuyên, Đào Viết Doản... Cụ Võ Quang Nghiêm tuy không đứng trong tổ chức Đảng, nhưng đồng tình và hết lòng ủng hộ. Là người có tuổi, từng trải, cụ luôn theo dõi hoạt động của kẻ địch để bảo vệ cho các đồng chí hoạt động. Có lần các đồng chí đang in truyền đơn tại chùa An Xá, phát hiện có người lạ mặt đến, cụ Nghiêm đã làm tín hiệu để các đồng chí kịp thời cất giấu tài liệu và sơ tán.
    Tháng 3-1947, giặc Pháp tấn công chiếm đóng Quảng Bình. Sau 2 tháng bọn lính từ Đồng Hới và các đồn Mỹ Trung, Thượng Phong, kéo đến bao vây làng An Xá, bắt cụ tại nhà, trói hai tay, dùng báng súng đánh rất dã man, đổ xăng đốt sạch nhà cửa và đưa cụ về giam tại Đồng Hới. Tại nhà lao Đồng Hới chúng tiếp tục đánh đập tra tấn dã man, nhưng với tinh thần bất khuất, trung kiên cụ vẫn một lòng giữ trọn khí tiết của một nhà nho yêu nước. Địch tra hỏi: "Ông Giáp, ông Nho đi đâu, làm gì?". Cụ trả lời: "Con tôi đi làm cách mạng chống lại các ông, các ông tìm nó mà bắt, tôi không biết nó ở đâu". Không khuất phục được bằng tra tấn, sau 3 ngày hành hạ chúng bí mật đưa cụ đi giam giữ ở một nơi khác. Đồng bào Quảng Bình luôn ghi nhớ hành động anh hùng của cụ...
    Bọn Pháp đã đưa cụ vào giam tại nhà lao Thừa Phủ ở thành phố Huế. Tại đây chúng lại tiếp tục tra tấn cụ rất dã man. Có lần trong lúc tra tấn, tên mật thám Pháp đã mắng cụ: "Không biết dạy con, để con dám chống lại quân đội Pháp hùng mạnh". Cụ cười ngạo, vuốt râu mà nói: "Tôi đẻ con ra chưa kịp dạy thì con đã bỏ nhà ra đi làm cách mạng. Vậy tôi nhờ quân đội Pháp hùng mạnh đi bắt giúp con tôi về đây để tôi dạy thử coi con tôi có chịu nghe không?". Câu "chửi chữ" của một nhà nho thâm thúy và bất khuất, chửi ngay giữa lúc cái sống và cái chết của cụ còn nằm trong tay kẻ thù, làm nó tức giận tát cụ gãy răng và nhốt cụ vào "Casô âm phủ". Đồng bào ta nghe chuyện thì rất khoái, càng tự hào, tin tưởng vào cách mạng và căm thù giặc.
    Sau đủ mọi mưu mô tra tấn, thuyết phục không thành, năm 1949, bọn thực dân đã hèn hạ bí mật thủ tiêu cụ và đưa về nhà xác Bệnh viện Huế như những người không gia cư. Mưu đồ đen tối của kẻ thù không qua được mắt của nhân dân. Các cụ trong Ban từ thiện Bệnh viện Huế đã bí mật đánh dấu và chôn cất cụ với lời dặn tâm huyết của cụ Chiếu-Trưởng ban: "Để sau này bàn giao cho Cách mạng".

    Năm 1976, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tôi về nhận công tác Chính ủy - Bộ CHQS tỉnh Bình Trị Thiên. Được thông tin từ bà Lài (em của Đại tướng Võ Nguyên Giáp), Bộ CHQS tỉnh Bình Trị Thiên đã tìm gặp các cụ cùng bị giam ở nhà lao Thừa Phủ.
    Qua các cụ phụ trách nhà xác của Bệnh viện Huế, chúng tôi may mắn gặp được các cụ trong ban từ thiện Bệnh viện Huế đã tham gia cất giấu thi hài cụ Nghiêm ở nghĩa trang thuộc xã Thủy Trường, thành phố Huế.
    Bộ CHQS tỉnh Bình Trị Thiên đã thành lập Hội đồng khai quật, xác minh mộ cụ Võ Quang Nghiêm.
    Tập thể Hội đồng và những người có mặt vô cùng xúc động và vui mừng khi tìm thấy hài cốt cụ Võ Quang Nghiêm, đúng như lời kể của các cụ đã chôn cất với di vật của cụ Nghiêm.
    Tin xác minh tìm được mộ cụ Võ Quang Nghiêm báo về gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đảng bộ, chính quyền xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình tạo nên niềm phấn khởi trong nhân dân, gia đình và bà con thôn xóm. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và đề nghị của địa phương, UBND tỉnh Bình Trị Thiên đã đề nghị công nhận cụ Võ Quang Nghiêm là liệt sĩ và Nhà nước đã truy tặng cụ bằng Tổ quốc ghi công.
    Gia đình, bà con quê hương đã cùng lãnh đạo tỉnh Bình Trị Thiên, Văn phòng Trung ương Đảng đưa hài cốt cụ trên chiếc "Đò kết" ấm cúng tình thương, lướt nhẹ trên dòng sông Kiến Giang thân yêu đưa cụ về quê nhà ở thôn An Xá, nơi cụ đã sinh thành, nuôi dưỡng những người con kiệt xuất cho cách mạng Việt Nam; nơi cụ đã nêu cao tinh thần yêu nước kiên cường bất khuất, mãi mãi làm gương cho con cháu noi theo. Hài cốt của cụ được đặt tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy, Quảng Bình để gia đình, bà con nhân dân địa phương đến thắp hương tưởng niệm, tỏ lòng cảm phục và biết ơn cụ trong cõi vĩnh hằng.

    THÁI BÁ NHIỆM (Nguyên Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình)
    Nguồn: http://www.quandoinhandan.org.vn/news.php?id_new=64458&subject=2
  6. hoaquynhft

    hoaquynhft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Khu du lịch Phong Nha (Quảng Bình):
    Trái bầu khô, cây cột đá, và...
    Vẻ đẹp trời cho của hệ thống hang Phong Nha đã giúp cho Quảng Bình làm nên một thương hiệu du lịch. Hơn thế, sau khi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành di sản thế giới, thương hiệu du lịch Quảng Bình càng có đà phát triển. Nhưng như thế chưa đủ...
    Ba năm, một cây cột đá
    Tôi nhớ, vào giữa năm 2004, Công ty phát triển văn minh đô thị (Cividec) - chủ dự án Khu nghỉ mát và giải trí sinh thái Phong Nha-Kẻ Bàng làm lễ khởi công. Tại lễ khởi công này, Công ty Cividec đã hùng hồn trình bày với quan khách quan điểm làm du lịch của mình và cả khu du lịch sinh thái sẽ xây dựng ngay tại đây. Đó là một khu nghỉ mát kết hợp nhiều yếu tố gồm khu nghỉ mát núi, khu nghỉ mát danh lam thắng cảnh, khu nghỉ mát sông và khu nghỉ mát rừng.
    Phần giải trí tái tạo dựa chủ yếu vào thế mạnh của tự nhiên, phát huy tối đa lợi thế của địa hình địa mạo. Với nhiều hạng mục độc đáo như khu rừng mưa nhiệt đới, khu mê cung, công viên đá do kiến trúc sư người Pháp và nhà tư vấn Úc thực hiện. Với vốn đầu tư trên 300 tỉ đồng, một phần của dự án sẽ được đưa vào khai thác cuối năm 2004. Năm 2005 có thể đón khách được cả hai tiểu khu...
    Thế nhưng đến hôm nay, tôi vẫn chỉ nhìn thấy một cái cột đá mang trên thân mình sự tích trầu cau. Còn tất cả mọi kế hoạch về tiến độ xây dựng đã bị phá sản. Công ty đổ lỗi cho tỉnh giải phóng mặt bằng chậm, tỉnh đổ lỗi cho công ty không triển khai thực hiện dự án. Đây có lẽ là dự án điển hình về sự chậm trễ, tắc trách nhất ở Quảng Bình.
    Xa xa, có trái bầu khô...
    Cũng cách đây 3 năm, Tổng cục Du lịch Việt Nam đầu tư cho khu du lịch Phong Nha một nhà máy nước sạch, phục vụ cho khách du lịch, các cơ quan trên địa bàn và cư dân. Với tổng mức đầu tư trên 5 tỉ đồng, trung tâm cấp nước và xử lý nước nhanh chóng được thi công. Những tưởng như thế thì chẳng mấy tháng, khu du lịch Phong Nha sẽ có nước máy.
    Nhưng hỡi ôi, khi công trình xây dựng cơ bản xong thì tỉnh yêu cầu ngưng lại vì có thay đổi quy hoạch. Thế là kéo dài gần 3 năm nhà máy nước vẫn trơ ra đấy mà quy hoạch thì làm mãi không xong.
    Tôi lên nhà máy, hàng rào đã bị trẻ con đập phá, một số thiết bị ống han gỉ, cỏ dại mọc um tùm bốn phía như một cơ sở bỏ hoang, nhà thầu mất hút đã đành mà chủ đầu tư cũng không có mặt để bảo vệ hoặc nhắc nhở nhà thầu bảo vệ công trình đang thi công dở dang chờ quy hoạch.
    Có điều lạ nữa là, tại khu Phong Nha, hình như càng xiết chặt quy hoạch, càng ngăn chặn việc xây dựng công trình lổn nhổn làm mất mỹ quan đường vào Phong Nha thì tình hình lại có vẻ như xấu hơn. Người dân, trong đó có cả khách du lịch và các cơ quan làm việc ở đây đang khao khát có nước sạch.
    Nhưng chiều chiều, khi những đám mây trắng vần vụ trên dãy núi đá vôi Kẻ Bàng, hình bóng tháp nước in lên trời ***g lộng, nhưng bây giờ nó không còn là tháp nước mà chỉ như một trái bầu khô, nhức nhói, bực bõ và khó chịu. Ai đó ngân nga: Phong Nha có trái bầu khô. Có khu du lịch trơ trơ cột đà (cột đá).
    Đẽo cày giữa đường....
    Chưa có nơi nào ở Quảng Bình, việc quy hoạch lại trở nên khó khăn và lúng túng như ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (thuộc Khu trung tâm du lịch Phong Nha). Mấy năm qua, lúc nào tỉnh cũng bàn đến quy hoạch, lúc nào cũng đang trong tình trạng quy hoạch và năm nào cũng thấy có hội nghị thông qua quy hoạch, rồi phê duyệt, rồi bổ sung, rồi quy hoạch lại, bổ sung... cho đến bây giờ vẫn chưa thành quy hoạch.
    Vì sao thế? Có người khen: Thế là thận trọng. Có người đánh giá: Thế là khiêm tốn, biết phủ nhận mình để nghe ý kiến người. Có người nhận định: Tốn thời gian cho một lần quy hoạch ổn định. Nhưng có người thẳng thắn hơn: Đó là năng lực. Năng lực kém thì mất tự tin, đã không tự tin thì nghe ai góp ý cũng theo, cuối cùng, lại như câu chuyện đẽo cày giữa đường.
    Còn chúng tôi, chỉ khiêm tốn góp ý thế này: Vì sao không mạnh dạn di dời toàn bộ khu dân cư vùng trung tâm hiện nay ra xa hơn, tạo cho họ một khu vực bên ngoài lối rẽ từ đường Hồ Chí Minh vào để xây khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, còn trong khu trung tâm là nơi dành cho khu dịch vụ cao cấp, thu hút khách thập phương, vì sao lại phải loay hoay với cái thẻo đất nhỏ bé ấy để cuối cùng... suốt nhiều năm rồi, cứ đẽo cày giữa đường mãi vẫn không xong quy hoạch.
    Và rồi, khi các cấp chính quyền mãi mê theo quy hoạch, thì tại chỗ, nhà dân mọc lên các công trình lô nhô, chen vai hích cánh nhau, như cái chợ, chèn ép, bóp méo cảnh quan khu vực này, nhìn vào, như một cuộc cạnh tranh giành giật đầy sự chụp giật, phá vỡ cảnh quan. Một thẻo đất nhỏ và dài bị kẹp chặt phía này là dòng sông Son, phía kia là núi, cảnh quan hết sức nên thơ chỉ sau vài năm bị mọi thứ kiến trúc gia đình làm méo mó đến khó chịu. Và bây giờ thì bó tay rồi, không một ý đồ quy hoạch nào có thể giải phóng được thực tế.
    Không phải là miếng bánh
    Trước tiên là doanh thu du lịch hang động. Mỗi năm, bình quân doanh thu du lịch tại đây khoảng từ 6 tỉ đến 8 tỉ đồng. Năm nay có thể hơn. Trong khoản doanh thu này, tỉnh dành 1% cho Công ty Tràng An lo chi phí để bảo đảm vệ sinh môi trường du lịch. Năm 2005, 1% này tương ứng với 68 triệu đồng.
    Trong khi đó, Công ty Tràng An thành lập một xí nghiệp chuyên trách về môi trường du lịch Phong Nha, trên 30 công nhân, có thiết bị thu gom rác, và không thể phủ nhận công sức của công ty đã làm cho khu vực du lịch Phong Nha vốn rất phức tạp trở nên thoáng đãng và sạch sẽ.
    Nhưng có điều rất lạ là, không biết ai đã căn cứ vào đâu để chỉ trích 1% cho công ty, trong khi năm nào công ty này cũng phải bù lỗ thêm 300 triệu đồng, gấp 5 lần số tiền được cấp. Năm nào cũng bù lỗ và năm nào cũng phấp phỏng chờ đợi sự giải quyết thoả đáng của tỉnh, nhưng rốt cuộc năm nào cũng...1%. Nếu thực sự khi Công ty Tràng An chịu không nổi sự phi lý này mà giải tán xí nghiệp môi trường, e rằng, khu du lịch sẽ không còn người thu dọn và sớm thành bãi rác.
    Trong khi Công ty Tràng An phải bù lỗ hàng trăm triệu đồng để làm tốt công tác vệ sinh môi trường khu du lịch, thì cũng tại đây, xã Sơn Trạch được trích từ doanh thu du lịch hang động 1,5% để có kinh phí lo ổn định an ninh trật tự, cùng chung tay gánh vác trách nhiệm đối với khách du lịch đến Phong Nha.
    Nhưng mấy năm nay, khách tham quan bắt đầu ta thán về chuyện, khi xe các đoàn tham quan vừa đừng lại, hàng chục người dân đã ùa đến, chèo kéo, mồi chài việc ăn ở, bán hàng, tranh giành khách, gây những cảnh khó chịu và phiền nhiễu không đáng có ở một trung tâm du lịch. Xã gần như không làm gì.
    Thậm chí khi xảy ra có xô xát, đánh lộn cũng được giải quyết chiếu lệ, không đủ sức răn đe. Xe chúng tôi đến, mấy thanh niên phóng xe máy vèo vèo kẹp sát hông xe, tay chìa địa chỉ nhà hàng khách sạn, miệng ấm ớ: "Đến ở nhà nghỉ của cháu đi chú, buổi tối, còn có... ấy... ấy".
    Con đường dẫn vào thôn Xuân Tiến, xã Sơn Trạch (khu trung tâm) luôn trong tình trạng mịt mù bụi đất, bởi hàng chục xe tải, xe công nông nối đuôi nhau chở vật liệu xây dựng đổ vào ngôi làng. Dọc hai bên con đường này vừa mọc lên những ngôi nhà, lều quán, tường rào thấp lè tè xen lẫn những ngôi nhà cao tầng... tất cả tạo nên một khung cảnh nham nhở. Và cũng không thể hiểu được vì sao người ta lại cho tập kết rác thải vào khu vực chỉ cách nghĩa trang liệt sĩ xã Sơn Trạch vài bước chân...
    Đối diện với nghĩa trang liệt sĩ xã là bến đò Xuân Sơn, ở đó cũng tồn tại vô khối rác thải nằm rải rác bên bờ sông, bốc mùi hôi thối không kém... Xung quanh khu vực này cũng nham nhở các công trình đang xây dựng, nhà dân mọc lên vô tội vạ và vô vàn thứ xú uế...
    Và khi Công ty Trường Thịnh đang thi công nâng cấp 4km đường (thuộc quốc lộ 15) từ thôn Xuân Tiến đến thôn Hà Lời của xã Sơn Trạch - một con đường to rộng đi qua trung tâm du lịch Phong Nha, thì ngay lập tức, hàng trăm hộ dân đã cơi nới và xây mới nhà ở, lều quán, tường rào... nhằm mục đích hưởng tiền đền bù.
    Hậu quả, "mặt tiền" của Khu du lịch bị xáo trộn, tạo nên một bức tranh phản cảm. Chính quyền địa phương cùng với Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình đã lập biên bản, xử phạt hành chính 180 trường hợp, buộc bà con phải tháo dỡ, trả lại nguyên trạng nhưng đến nay... khi chúng tôi có mặt, hiện trạng vẫn nguyên xi.
    Thế là người ta đã đối xử với du lịch Phong Nha như ăn bánh, ai cũng muốn có phần, ai cũng muốn được chia phần, còn việc lo cho khu du lịch ngày thêm cuốn hút khách, hài lòng khách thì trách nhiệm của địa phương và các cơ quan quản lý hình như chỉ thích tính đếm đầu khách, tính đếm doanh thu mà quên rằng, tạo một môi trường và cơ sở hạ tầng du lịch lúc này để hưởng lợi cho mai sau còn quan trọng hơn nhiều lần những đồng tiền còm thu vội từ du khách.
    Nguồn: NGUYỄN QUANG VINH - Lao động
  7. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Người đàn bà nghèo viết văn dưới chân đèo Ngang
    22:13:00, 30/08/2006

    Kỳ 1: Viết văn vì khổ quá!
    Người phụ nữ học chưa qua lớp 4, có số phận đầy cay đắng này đang trở thành "hiện tượng" trong làng văn với việc cho ra đời hàng loạt cuốn tiểu thuyết, kịch bản phim. Đánh dấu cho thành công ban đầu của chị là kịch bản phim truyền hình 18 tập Miền quê thức tỉnh, vừa được công chiếu trên VTV1. Chị là Đậu Nữ Vệ, một nông dân nghèo ở chân đèo Ngang thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
    Cô bé đen nhẻm tên Vệ ở làng Cảnh Dương (xã Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình) phải bỏ học lớp 4 giữa chừng vì trường phải sơ tán lên núi khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang hồi ác liệt. Năm 1965, Mỹ bắn phá dữ dội vào lạch Roòn, mới 10 tuổi, nhưng Vệ vẫn xin theo cha làm giao liên chở bộ đội và vũ khí qua cửa sông Loan sau làng. 7 năm làm giao liên, 2 lần cha con Vệ được làm lễ truy điệu sống để thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm phục vụ chiến đấu, nhưng may mắn, cả hai lần, hai cha con đều thoát chết.
    Năm 1973, khi quân Mỹ rút khỏi lạch Roòn, Vệ đi học y tá và xin vào làm việc tại Bệnh viện Hà Lan (Quảng Trị). Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, năm 1980 chị lấy chồng, được 9 năm thì chồng mất. Một nách 2 con nhỏ với đồng lương y tá ít ỏi, chị buộc phải bỏ nghề ra chợ buôn cá. 2 năm buôn cá, người phụ nữ này chưa bao giờ được ăn một miếng thịt cá mà chỉ có món ruột cá ngừ xin về kho mặn vì phải dành tiền nuôi con. Bươn chải cơ cực nhưng chị vẫn chìm trong cái nghèo.
    Không biết chia sẻ với ai nỗi khổ này, chị mua cây bút và cuốn sổ. Ban ngày bám chợ, đêm về chị ngồi viết. Chị viết tất cả những gì dồn nén trong lòng mình. Đó là thời điểm năm 1992.
    Chị Vệ và căn nhà dưới chân đèo Ngang
    [​IMG]

    Hơn 6 tháng sau, một buổi sáng trước khi đến chợ, chị cầm tập bản thảo viết tay dày cộm mà chị đã dồn hết nỗi cực khổ vào đó rồi đạp xe đến Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Trị. Dựng chiếc xe đạp cà khổ bên tường, tay cầm nón, kẹp tập bản thảo vào nách, thấy một người đàn ông (sau này chị mới biết là ông Nguyễn Hữu Cử - Tạp chí Cửa Việt) vừa bước vào sân, chị chạy lại chặn đường, thưa: "Anh ơi, em có một tác phẩm muốn được thẩm định thì đưa cho ai". Ông Cử nhìn lướt qua người đàn bà mặc cái quần rách lai, đi chân đất, đội nón rách bốc mùi tanh cá, liếc nhìn chiếc xe đạp bám đầy ruồi, lắc đầu hỏi: "Chị là ai, làm gì, ở đâu?". "Dạ, em làm y tá ở trên bệnh viện tỉnh". "Y tá chi mà đi cái xe đạp ruồi bâu đầy như rứa ? Rứa chị học trường viết văn nào ?", ông Cử hỏi. "Dạ em không học". "Rứa chị viết cái chi đó, đưa tui coi thử". "Dạ, em muốn viết tiểu thuyết. Đời em khổ quá anh ạ. Tất cả những nỗi đau khổ mà em đã trải qua em viết hết trong ni rồi, chỉ cần anh đọc qua cho em một lần là được".
    Ông Cử miễn cưỡng chấp nhận, hẹn chị 10 ngày sau quay lại. Chị mừng như bán được mớ cá đắt. Lúc này, có 4-5 người khác làm trong sở cũng đến vây quanh, nhìn "người đàn bà gàn dở" đòi viết văn.
    Đúng 10 ngày sau chị quay lại, ông Cử vồn vã mời chị vào phòng. Tập bản thảo được đánh giá là có nội dung hay, viết chắc tuy còn lộn xộn. Chị phấn khởi như bắt được vàng, khai trình độ văn hóa chưa hết lớp 4 và chưa bao giờ đọc tiểu thuyết vì không có sách. Ông Cử trố mắt ngạc nhiên. Tác phẩm được chị đặt tên là Thuyền tình ngược bến với câu chuyện tình đẹp, thánh thiện giữa cô giao liên tên Cẩm Vân và một anh bộ đội cũng tên Vân. Mối tình giữa họ liên tục gặp sóng gió và cuối cùng họ không đến được với nhau. Cô gái đã đến với một người đàn ông khác sau khi người này đã hãm hại đời cô, rồi bỏ cô lạc lõng, đơn độc giữa cuộc chiến với những người bên nhà chồng ích kỷ và tàn nhẫn. Cuộc đời Cẩm Vân chính là những gì chị đã trải qua, một cuộc đời khốn khổ gần như đến tận cùng, còn hạnh phúc luôn vuột khỏi tầm tay.
    "Đứa con đầu lòng" được viết với tất cả khát vọng nung nấu và những ước mơ ẩn kín đằng sau mỗi con chữ. Thế nhưng, Thuyền tình ngược bến cũng giống số phận của chị, long đong và quá nhiều trắc trở...

    http://www.thanhnien.com.vn/Doisong/2006/8/30/160688.tno
  8. dungle55

    dungle55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=50&article=73025
    [​IMG]
    Làng SOS Đồng Hới là một đại gia đình của các em mồ côi, nghèo khó
    Mới đây, Làng trẻ em SOS Đồng Hới nằm trên khuôn viên 25 nghìn m2 tại tỉnh Quảng Bình đã được khánh thành. Giáo sư Lê Kim Ngọc hiện sống tại Pháp, là Chủ tịch Hội Giúp đỡ trẻ em Việt Nam về dự lễ khánh thành đã dành cho phóng viên Nhân Dân Điện tử cuộc trò chuyện chung quanh dự án này.
    Xin Giáo sư cho biết ý tưởng xây Làng trẻ em SOS Đồng Hới ra đời khi nào và có khó khăn gì trong quá trình thực hiện không?
    Ý tưởng xây Làng SOS Đồng Hới ra đời từ năm 1996. Trong quá trình thực hiện có nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn rất lớn là khi chúng tôi vận động Hiệp hội quốc tế các làng trẻ em SOS, Hội các làng trẻ em SOS Pháp cùng các tổ chức từ thiện, và các nhà hảo tâm góp sức xây cất ngôi làng này thì lúc đó ở Việt Nam đã có 10 làng SOS trong khi nhiều nước khác mới chỉ đuợc thế giới giúp xây 2-3 làng. Lúc đó Giáo sư Trần Thanh Vân (chồng GS Lê Kim Ngọc ?" Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam ?" PV) đã đưa ra lý lẽ để thuyết phục họ đó là đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều năm chiến tranh chống giăc ngoại xâm, bị tàn phá nặng nề, do vậy việc xây các làng SOS có ý nghĩa lớn và rất cần được các nhà tài trợ quan tâm giúp đỡ.
    Giáo sư có thể cho biết các nguyên tắc hoạt động của Làng trẻ em SOS Đồng Hới?
    Làng SOS Đồng Hới là nơi các trẻ em mồ côi, nghèo khó tập hợp lại với nhau trong một đại gia đình. Trong mỗi ngôi nhà gia đình, có một mẹ chăm sóc các con. Các con phải được nuôi dạy tới nơi tới chốn. Làng phải có sự hòa nhập với cộng đồng xã hội (các em sẽ được theo học tại các trường ở địa phương và ngược lại nhà mẫu giáo trong Làng ngoài việc nuôi dạy các em trong Làng còn nhận chăm nom cả các em ở địa phương).
    Nhũng trẻ em có hoàn cảnh như thế nào thì được đón nhận vào nuôi dưỡng tại Làng, và những trẻ em này sẽ được hưởng những lợi ích gì, thưa bà?
    Thứ tự ưu tiên đó là những em mồ côi cả cha lẫn mẹ, rồi đến các em mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ, và cuối cùng là những em vẫn còn có cha mẹ nhưng gia đình hết sức khó khăn, không đủ điều kiện để nuôi nấng các em. Làng SOS Đồng Hới không chỉ đón nhận nuôi dưỡng các em có hoàn cảnh khó khăn, chịu thiệt thòi, ở trong tỉnh Quảng Bình mà còn cả ở những tỉnh lân cận. Giám đốc Làng sẽ trực tiếp tới các địa phương phối hợp với chính quyền tại đó để lựa chọn những em có hoàn cảnh khó khăn nhất đưa ra nuôi dưỡng tại Làng.
    Có những em khi mới vào làng SOS cứ nằng nặc khóc đòi về nhà hoặc ra khỏi làng, nhưng chính tấm lòng yêu thương con trẻ của các bà mẹ cùng với tình cảm mà các em đến trước dành cho các em này, mà sau đó 1-2 tháng, nhũng em này nói rằng sẽ sống ở Làng suốt đời. Điều đơn giản mà những em này nhận thấy đó là Làng Đồng Hới thực sự là một đại gia đình của các em.
    Làng trẻ em SOS Đồng Hới có đặt ra những tiêu chuẩn gì để lựa chọn các bà mẹ vào chăm sóc trẻ em tại đây?
    Họ phải tự nguyện làm việc tại đây, phải hứa không lấy chồng, ở vậy suốt đời, dành toàn tâm toàn ý vào công việc chăm sóc các con trong Làng.
    Xin bà cho biết, nguồn quỹ để duy trì hoạt động của Làng?
    Để duy trì hoạt động của Làng, mỗi năm cần khoảng 100 nghìn USD. Ngoài sự giúp đỡ của Hiệp hội quốc tế các làng trẻ em SOS, Hội các làng trẻ em SOS Pháp, Hội Gặp gỡ Việt Nam cùng các tổ chức từ thiện, và các nhà hảo tâm, thì các ông bố, bà mẹ đỡ đầu là người nước ngoài có vai trò quan trọng.
    Vì sao công việc làm khoa học hết sức bận rộn như vậy mà Giáo sư vẫn dành không ít thời gian cho các hoạt động xã hội vì trẻ em Việt Nam?
    Việt Nam bị tàn phá nặng nề trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, vợ chồng tôi muốn góp một phần công sức để giúp đất nước đi lên từ ?ođống tro tàn? của chiến tranh.
    Đối với làng Đồng Hới, đây mới chỉ là khởi đầu chưa phải là kết thúc, phía trước còn cả một quá trình dài chăm sóc nuôi dạy để các em trở thành những công dân có ích cho đất nước.
    Nhận định về hiệu quả xây dựng các làng trẻ em SOS tại Việt Nam
    Giáo sư Pierre Pascal, Chủ tịch Hội các làng trẻ em SOS Pháp nhận định dự án xây các làng trẻ em SOS tại Việt Nam được thực hiện rất thành công, hiệu quả mang lại tốt hơn nhiều so với nhiều dự án phát triển các làng trẻ em SOS tại châu Phi. Các bà mẹ trong các làng trẻ em SOS tại Việt Nam thật sự là những con người nhân hậu, và có trái tim tràn đầy tình thương.
    Giáo sư Odon Vallet cho rằng về cơ bản dự án phát triển các làng trẻ em SOS tại Việt Nam đang diễn ra tốt đẹp, tuy nhiên ông cũng băn khoăn vì có những em trưởng thành trong làng rất khó tìm được việc làm trong xã hội. Giáo sư Odon Vallet nói ông hiểu rằng đây là khó khăn chung của thanh niên Việt Nam, nhưng ông cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam giúp tạo điều kiện tìm việc làm cho các em đã trưởng thành trong làng SOS.
    Giáo sư Trần Thanh Vân nói rằng Hội Giúp đỡ trẻ em Việt Nam rất chú trọng tới việc dạy học, đào tạo nghề, chu cấp tài chính cho những em trong Làng có đủ khả năng theo học đại học. Ông nói: ?oHội Giúp đỡ trẻ em Việt Nam cũng giống như cha mẹ các em trong một gia đình, luôn lo lắng và tạo điều kiện tốt nhất cho các em phát triển?. Ông cho biết đến nay mới chỉ có một số ít các em sinh sống tại làng trẻ em SOS có đủ năng lực thi đỗ đại học, cao đẳng. Một trong những nguyên nhân chính là nhiều em được phát hiện và đưa vào nuôi dưỡng trong các làng SOS khi đã quá tuổi đi học nhiều, cộng với việc trình độ học vấn của các bà mẹ còn hạn chế. Do vậy, phần đông các em trưởng thành trong các làng SOS thường được hướng theo con đường học nghề, chẳng hạn như Hội đã giúp một số em theo học tại trường Hoa Sữa ở Hà Nội chuyên về nấu ăn, hay học cách làm bánh trong một xưởng sản xuất bánh mỳ, bánh ngọt kiểu Pháp tại Huế được hình thành từ một dự án do Hội khởi xướng và đã được triển khai rất bài bản. Ông nhấn mạnh, các em sống trong làng cũng giống như trong một đại gia đình, những em trưởng thành đã có nghề nghiệp ổn định trong xã hội cũng tham gia tìm việc làm cho những em lớp sau.
    Được dungle55 sửa chữa / chuyển vào 00:49 ngày 11/09/2006
  9. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Làng trẻ em SOS Đồng Hới có đặt ra những tiêu chuẩn gì để lựa chọn các bà mẹ vào chăm sóc trẻ em tại đây?
    Họ phải tự nguyện làm việc tại đây, phải hứa không lấy chồng, ở vậy suốt đời, dành toàn tâm toàn ý vào công việc chăm sóc các con trong Làng.
    ==> Làng Trẻ em SOS là một hoạt động nhân đạo, nhưng nếu như thế này thì lại phi nhân đạo quá
  10. dungle55

    dungle55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    ==>
    Được dungle55 sửa chữa / chuyển vào 23:11 ngày 14/09/2006

Chia sẻ trang này