1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dungle55

    dungle55 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tin này lấy trên NLDO: http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/162804.asp
    Làng SOS Đồng Hới được chính thức khánh thành vào ngày 7-9. Khởi công vào đầu năm 2004
    TT - Hội Giúp đỡ trẻ em VN, Hiệp hội quốc tế các làng trẻ em SOS, Hội các làng trẻ em SOS Pháp và UBND tỉnh Quảng Bình vừa khánh thành Làng trẻ em SOS Đồng Hới.
    Đây là ngôi làng trẻ em SOS thứ 11 ở VN; được xây dựng trên diện tích 2,4ha, với tổng vốn đầu tư 22,2 tỉ đồng (từ Hiệp hội quốc tế các làng trẻ em SOS 20,2 tỉ đồng và vốn đối ứng VN 2 tỉ đồng) . Ngôi làng là kết quả hợp tác, kêu gọi của Hội Giúp đỡ trẻ em VN và vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân, Lê Thị Kim Ngọc.
    Đặc biệt đây là làng trẻ em SOS duy nhất trên thế giới được các nhà bác học trong cộng đồng khoa học quốc tế (trong đó có ba nhà vật lý đoạt giải thưởng Nobel là N. Ramsey, J. Friedman và J. Cronin) nhận làm người bảo trợ danh dự cho làng.
    Làng trẻ em SOS Đồng Hới có qui mô 12 nhà gia đình (10 cháu và một bà mẹ/nhà), có khả năng nuôi 120 cháu mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa... Ngoài ra, còn một nhà mẫu giáo 6 lớp nuôi dạy 180 trẻ trong làng và trong cộng đồng, cùng nhà làm việc, xưởng dạy nghề, thư viện... Hiện làng đã đón vào nuôi dưỡng 48 trẻ tỉnh Quảng Bình, Nghệ An.
    Tin này lấy trên QBO: http://www.quangbinhonline.com
    *Sáng 7/9, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức khánh thành làng trẻ em SOS Đồng Hới do Tổ chức làng SOS Quốc tế, Tổ chức "Gặp gỡ Việt Nam" và Hội giúp đỡ trẻ em Việt Nam tại Pháp tài trợ. Đây là làng trẻ em SOS thứ 11 được xây dựng tại Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư gần 18,4 tỷ đồng, làng trẻ em Đồng Hới có 12 căn nhà, đảm bảo nuôi dạy thường xuyên khoảng 120 trẻ. Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh xã hội Đàm Hữu Đắc đã trao tặng Huy chương vì sự nghiệp lao động-thương binh xã hội cho Giáo sư Trần Thanh Vân - Chủ tịch tổ chức "Gặp gỡ Việt Nam"./.
    Quê ta nói chỉ có 18.4 tỷ, người ngoài nói hơn 22.2 tỷ. Cho hỏi gần 4 tỷ đi đâu rồi? Biết tin ai bây giờ?
    Được dungle55 sửa chữa / chuyển vào 23:15 ngày 14/09/2006
  2. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    ==> Gần 4 tỷ đi đâu à? Ít quá, phải gần chục tỷ đi đâu thì mới xứng
    Xây một láng SOS hết hơn 20 tỷ, nhân đạo gì mà cũng tốn tiền quá ha
  3. lovelymummy

    lovelymummy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
  4. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Nhà "Quảng Bình học" Nguyễn Tú đã ra đi
    Lúc 4g ngày 7-9-2006, ?ongười viết sử làng? của đất Quảng Bình (Tuổi Trẻ, 1-1-2005) Nguyễn Tú đã lặng lẽ ra đi ở tuổi 86.
    Những dự định viết sử về làng quê mình, đất nước mình của cụ đã dừng lại nửa chừng nơi chiếc máy vi tính mà cụ chỉ mới tập sử dụng trong ba tháng qua.
    Rất may, trước khi cụ ra đi, ngày 30-8-2006, cuốn sách mà cụ đã bỏ khá nhiều công sức để hoàn thành đã được cấp giấy phép xuất bản: cuốn Những nét đẹp về văn hóa cổ truyền Quảng Bình, bốn tập với gần 1.000 trang in.
    Bắt đầu viết sách (cuốn Địa chí Bảo Ninh, xuất bản 1986) lúc tuổi đã lục tuần, đến nay niềm đam mê ?ogợi lại được gì đó về lịch sử cho quê hương? vẫn thôi thúc không ngừng trong tâm can của cụ. Trong một lần hầu chuyện cụ tại căn nhà nhỏ bên hồ sen thuộc phường Đồng Sơn (TP Đồng Hới), cụ tâm sự: ?oCó khi tui nghĩ tui như bị cái nghiệp chướng vận vô đời mình anh ạ. Lắm lúc tui ngẫm sự đời, nhìn thế sự vần xoay, nghĩ: thôi, e bỏ, dưỡng tuổi già cho xong, vậy mà không bỏ được...?. Vì vậy mà khi đã mang bệnh trong mình, phải luôn đeo bọc bài tiết lủng lẳng bên hông, cụ vẫn say mê viết, viết bằng cả niềm tin và mong ước của mình. Với cụ, viết sách chỉ vì ?otham vọng sách mình viết ra cho con cháu đọc để biết về lịch sử quê cha đất tổ mà thôi?.Cụ cũng bộc bạch: ?oBiết là có cái mình chưa viết hết, thậm chí viết không hay vì tuổi mình già, đi không nổi, nhưng cứ viết ra đã. Rồi sau ni con cháu nó viết tiếp?. Cụ đã bao lần lận tiền túi, khăn gói vào tận TP.HCM, ra Hà Nội, đến các tỉnh khác để tìm tư liệu và chỉ viết sách bằng tay.
    Trong máy vi tính của cụ, cuốn Địa danh Quảng Bình đang được viết dở dang, với kỳ vọng ?onhư là một cuốn từ điển về Quảng Bình, cho mọi người biết địa lý, sản vật, con người... Quảng Bình là như răng. Cũng muốn cho các ông lãnh đạo tỉnh họ đọc để họ biết mà nói với khách về quê hương mình, cho khách biết quê mình có cái chi, ở đâu, ra răng, rứa là đủ?. Cuốn sách ấy sẽ mãi không bao giờ được hoàn thành bởi ?ongười viết sử làng? Nguyễn Tú đã ra đi. Cụ để lại cho đời một di sản khá đồ sộ: 10 cuốn sách viết một mình với hàng chục ngàn trang in (như Quảng Bình qua thơ Hán Nôm, Hoàng Kế Viêm, Đào Duy Từ với Lũy Thầy, Quảng Bình - nước non và lịch sử, Địa chí Bảo Ninh...) và sáu cuốn sách viết chung với các tác giả khác (như Danh nhân Quảng Bình, Địa chí huyện Hương Thủy - Huế, Địa chí văn hóa miền biển...). Trong đó nhiều tác phẩm được tặng thưởng của Hội Văn hóa dân gian VN, giải Lưu Trọng Lư (giải văn học nghệ thuật của tỉnh).
    Để lại nhiều nhưng điều cụ muốn nhất lại là
    Sống mộng yên thân, đi mộng lặng - Trống kèn đâu dám chuyện thày lay...
    (bài viết của LAM GIANG-báo Tuổi Trẻ ngày 10/9)
    Người khơi dậy hồn đất Quảng Bình
    Bắt đầu hành trình đến với những trang viết về vùng đất quê nhà khi đã ngoài 60 tuổi, 21 năm cầm bút với hàng chục đầu sách đã và chưa in, người đầu tiên viết ?oxã chí? ở miền Bắc là một cụ già ốm yếu, nhỏ con, lại chỉ còn một lá phổi để thở...
    Cụ Nguyễn Tú sinh năm 1920 tại xã Bảo Ninh, thị xã Đồng Hới, Quảng Bình trong một gia đình nho học. Ảnh hưởng tư tưởng chống Pháp của cha, cụ Tú sớm tham gia cách mạng từ tuổi 20.
    Tháng 6-1945 chi bộ Đảng Cộng sản VN đầu tiên tại thị xã Đồng Hới được thành lập, cụ Nguyễn Tú là một trong sáu đảng viên của chi bộ đó.
    Cách mạng Tháng Tám thành công, cụ trở thành chính trị viên tỉnh đội Quảng Bình. Năm 1964 cụ bị bệnh lao, phải cắt bỏ một lá phổi và được chuyển qua bộ phận nghiên cứu, viết lịch sử Đảng tỉnh Quảng Bình.
    Trong những tháng ngày sưu tập tài liệu ở Viện Bảo tàng lịch sử, Thư viện quốc gia, Cục Lưu trữ trung ương Đảng tại Hà Nội, tìm hiểu những địa danh, nhân vật trên đất Quảng Bình đã khơi dậy trong lòng cụ những mơ ước được làm một điều gì đó thật có ích cho quê hương.
    Năm 1981 sau khi hoàn tất việc sưu tập và chỉnh lý tài liệu lịch sử Đảng bộ Quảng Bình, cụ Nguyễn Tú có điều kiện đi sâu hơn các mặt của vùng đất đã có từ gần 2.000 năm trước. Trong tập tài liệu dày cộm về Quảng Bình từ thời Lâm Ấp cho đến thời hiện đại, cụ chọn một điểm để viết cho hết ngọn nguồn: Bảo Ninh.
    Tuy là quê hương của mình nhưng bắt tay vào viết ?oxã chí? lại là chuyện chẳng đơn giản. Thế là phải mất hàng năm hỏi chuyện các bậc lão làng về những truyền thuyết, những chuyện cũ tích xưa của Bảo Ninh; gặp các nghệ nhân phường chèo cạn, hội đua thuyền, hò khoan để biết các cách chơi; gần gũi các bạn chài vào khơi ra lộng; các chị bán mắm, người làm bún, các bà nấu ăn giỏi để biết hương vị ngon của món ăn quê nhà làm bằng con tôm con cá vớt lên từ biển khơi?
    Đối chiếu, tái hiện, tìm dấu vết cũ, có khi đến chục lần, để viết cho đúng nơi xuất xứ. Một sắc phong của làng có đôi nét chữ mờ phai do thời gian chiến tranh tàn phá buộc cụ Tú lặn lội vào cố đô Huế, đến thư viện cổ truy tìm hay hỏi han những gia đình quan lại triều Nguyễn có liên quan.
    Nghe nói một sử liệu về quê nhà giờ chỉ còn có hai bản chữ Hán, chữ Pháp cụ cũng cất công tìm đến, để chính mắt mình được đọc hai văn bản ấy mới đặt bút. Sáu năm ròng rã thực hiện, dựa trên đề cương của Viện Sử học do giáo sư Nguyễn Đổng Chi khởi xướng từ năm 1964, cuốn Địa chí Bảo Ninh của tác giả Nguyễn Tú mới ra đời. Địa chí Bảo Ninh được đón nhận trân trọng, được nhận giải A Giải thưởng cố đô Huế lần thứ nhất. Và tác giả trở thành người đầu tiên viết xã chí ở miền Bắc.
    Từ đó đến nay, 16 năm qua cụ Nguyễn Tú đã cho xuất bản chín tập sách địa chí, danh nhân, lịch sử, non nước Quảng Bình; năm tập danh nhân Bình Trị Thiên, và Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản tỉnh Quảng Bình soạn chung với các tác giả khác. Năm 1998 cụ được Hội Văn học dân gian VN tặng giải ba cho tập Quảng Bình non nước quê hương. Địa chí huyện Hương Thủy (in chung) cũng được tặng giải nhì năm đó. Địa chí Đồng Hới được tặng giải A Hội Văn nghệ dân gian VN năm 1999... cùng nhiều giải thưởng khác.
    21 năm cầm bút, bắt đầu sự nghiệp chữ nghĩa khi đã ngoài 60 tuổi, với ngần ấy tác phẩm là cả một tình yêu sâu nặng quê hương, một nghị lực phi thường. Ở đất Quảng Bình ai cũng biết và kính trọng ông cụ nhỏ con ốm yếu, chưa đến tuổi 50 đã thở bằng một lá phổi; bao nhiêu năm sống với đồng lương hưu không quá 400.000 đồng lại phải lo thuốc men, bữa ăn hằng ngày cho người vợ mù.
    Sống trong cảnh gieo neo như vậy, người ta không hiểu nổi ông cụ làm sao còn bớt được miếng ăn quá ít ỏi của mình để mua sách. Sách nghiên cứu, lịch sử, từ điển là những vật có giá trị trong ngôi nhà hai gian không quá 12m2 lợp lá bên kia sông Nhật Lệ. Khi người vợ mất, cụ giao nhà đất cho xã để xã cấp cho người thiếu chỗ ở.
    Rồi đi đây đó để nhận diện thực địa, lấy tư liệu từ Hà Nội đến tận TP.HCM. Cụ không ở một nơi cố định, khi thì tá túc trong một phòng nhỏ của câu lạc bộ hưu trí hay một cơ quan nào đó; khi thì ngủ nhờ nhà bạn bè dăm ba hôm để viết rồi lại ra đi.
    Để những mẩu chuyện trên trang sách được chính xác, cụ theo thuyền lên thượng nguồn sông Long Đại để tận mắt thấy, tận tai nghe những người chèo thuyền vượt qua 16 cái thác hiểm trở, hung dữ bằng kinh nghiệm của người xưa truyền lại qua một bài vè cổ.
    Cụ lên núi Đại Phúc khảo sát nơi sinh ra Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh - người mở cõi phương Nam. Lên núi Chóp Chài Trung Thuần cụ vẽ bản đồ thế trận nghĩa quân Lê Trực phò vua Hàm Nghi.
    75 tuổi, chân đã run cụ vẫn lên đèo Ngang vạch lau lách, cây rừng xác định dấu vết thành Lâm Âp gần 2.000 năm trước. Thực tế điền dã của cụ hầu như chẳng dân văn nghệ Quảng Bình nào sánh kịp.
    Theo cụ, sai lệch địa danh, thiếu chuẩn xác quá khứ làm tổn thương danh dự, xúc phạm tâm linh, gây bất hòa giữa cộng đồng cư dân mà hậu quả không lường hết. Lương tâm và trách nhiệm không cho phép những sai lệch. Dẫu quĩ thời gian còn quá ngắn cuối đời người làm sách, cụ Nguyễn Tú vẫn trung thành tuyệt đối với nguyên tắc mình tự đặt ra.
    Xuyên suốt các tác phẩm của cụ Nguyễn Tú là một lý giải khách quan: không có tình người thì không có làng xóm, không có phong tục, truyền thống, và như vậy con người không thể tồn tại, vươn lên trên mảnh đất nghèo khó khắc nghiệt nắng mưa.
    Tuổi 80, không còn đi đâu xa bởi sức đã yếu lại còn mang bên hông chiếc túi bài tiết, cụ Nguyễn Tú hiện sống trong một ngôi nhà cấp 4 với sự hỗ trợ của Thị ủy Đồng Hới. Tuy thế, hằng ngày ba buổi cụ vẫn ngồi vào bàn viết không dưới tám tiếng. Hình như ông già gầy gò có đôi mắt sáng ấy không biết mệt.
    Cụ phải chạy đua với thời gian, chỉnh lý lần cuối các tài liệu mà cụ đã dày công sưu tầm trong 15 năm qua để xuất bản cuốn Địa chí Quảng Bình trên 500 trang khổ lớn nói về lịch sử, địa lý, văn hóa, con người, các làng nghề truyền thống... trên mảnh đất giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt - Champa từ thế kỷ thứ hai cho đến bây giờ.
    TRẦN THÚC HÀ (báo Tuổi Trẻ ngày 4/7/2004)
  5. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Người ghi bão và "đóng gói" nước giếng
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=60956&ChannelID=13
    TP - Nhà anh Lê Văn Thưa, nằm ở thôn Tiền, xã Võ Ninh (Quảng Ninh- Quảng Bình) - Một thôn nhỏ thanh bình nằm nép mình bên con đường huyết mạch Bắc- Nam, chỉ cách cầu Quán Hàu chừng 2 cây số.
    Ngôi nhà cấp 4, nhỏ và khiêm nhường. Vật dụng đáng giá nhất trong ngôi nhà này có lẽ là dàn máy vi tính đời cũ. Sinh năm 1952, cao gầy, đen chắc và ?osở hữu? một đôi mắt thật sáng.
    Lê Văn Thưa nhập ngũ năm 1971 vào lực lượng Hải quân. Hơn 10 năm lăn lộn bên Campuchia, sau đó ở vùng biển đảo Phú Quốc với vị trí là một sỹ quan của phòng tác chiến vùng 5 Hải quân. Anh nghỉ hưu với cấp bậc thiếu tá và trở về thôn Tiền để được... làm nông dân - Anh bảo thế.
    [​IMG]
    Anh Lê Văn Thưa
    Từ bản đồ theo dõi bão thông dụng...
    Trong cơn mưa dầm dề, báo hiệu mùa mưa bão sắp đến, câu chuyện của chúng tôi cứ thế mặn dần... Rời quân ngũ, anh trở về giúp vợ - một cô giáo trường làng, chăm 2 đứa con đang tuổi ăn học. Chị Nguyễn Thị Tình, bảo: ?oAnh ấy vụng lắm, đến trồng rau má, rau còn chả sống. Chỉ giỏi mày mò, ghi ghi, chép chép?.
    Năm 2005, khi cơn bão số 7 đổ bộ vào nước ta gây thiệt hại rất nặng nề về cả người và của, anh Thưa cứ trằn trọc, nghĩ ngợi, làm sao cho mỗi người dân có thể theo dõi được đường đi của bão để chuẩn bị cho mình một tâm thế chủ động phòng tránh nó từ xa?
    Những kiến thức được trang bị trong Hải quân về theo dõi bão đã gợi ý anh làm một tấm bản đồ theo dõi bão thông dụng để tất cả mọi người đều sử dụng được. Từ đó họ biết được hướng di chuyển của bão, dự đoán và chuẩn bị cho riêng mình một phương án phòng tránh hữu hiệu.
    Mấy tháng trời, anh mày mò tìm tư liệu, đo, kẻ vẽ, tính toán từng chi tiết. Rồi tham khảo bản đồ theo dõi bão của Hải quân năm 1982, cả những bản đồ trong sách địa lý của con.
    Anh Thưa lùng sục vào các hiệu sách và thư viện của thành phố Đồng Hới hy vọng may ra có tư liệu nào đó hướng dẫn cách xây dựng một tấm bản đồ. Chịu! Có chiếc máy vi tính của con, anh nghĩ ngay đến việc vào mạng để tìm tư liệu.
    Thế là bao nhiêu sách tự học vi tính, anh khuân về tự học. Sử dụng được vi tính, người cựu chiến binh ra quán Internet của làng nhờ bọn trẻ bày cho cách vào mạng tìm tư liệu. Cả thôn Tiền bảo anh điên. Già rồi còn suốt ngày ra quán chát chít... Anh kệ.
    Cả một thời gian ?oquần thảo? trên mạng, có tháng phải trả cho quán đến 500 ngàn đồng, nhưng vẫn chưa tìm được điều mong muốn. Anh lại khăn gói về Đồng Hới, vào các cửa hàng lớn tìm mua phần mềm vẽ bản đồ. Chẳng cửa hàng nào có.
    Không nản, anh trở về với chiếc máy tính cũ của mình và tự tạo ra bản đồ trên chương trình photoshop. Hài lòng với tấm bản đồ tạo được mà theo anh, đảm bảo tính chính xác cao, rất thuận lợi cho bất cứ ai khi theo dõi bão. Khổ của tấm bản đồ có thể thu nhỏ, phóng to cỡ 23cm x26cm hoặc 46 x52cm. Có tấm bản đồ này, bất cứ ai, chỉ cần qua radio là có thể biết được bão đang ở đâu, cách nơi họ ở bao xa và khả năng ảnh hưởng của nó như thế nào.
    Theo anh Thưa, tấm bản đồ này sẽ rất cần thiết cho ngư dân trên biển, khi họ chỉ có một kênh thông tin là radio. Họ tự vẽ được hướng đi của cơn bão và biết cần phải làm gì.
    Đến ?ođóng gói nước giếng? và khai thác nước ven đồi cát
    Quảng Bình, bão lụt triền miên. Ngay thôn Tiền cũng nằm trong tình trạng chung đó. Có năm nước lũ vào nhà ngập đến đầu người. Nước lụt rút đi, để lại bao hậu quả. Điều anh đau đáu nhất là nguồn nước sinh hoạt - chủ yếu là nước giếng - sau lũ bị nhiễm bẩn kéo theo bao dịch bệnh cho người và vật nuôi.
    Cứ sau mỗi trận lụt, bao gia đình dùng nước giếng phải tốn nhiều công sức để thau, vét trong lúc mực nước đang rất cao, vừa tốn công vừa có nguy cơ vỡ thành giếng. Hoặc họ phải chạy đôn, chạy đáo tìm mua hoá chất xử lý nguồn nước.
    Vậy làm sao bảo vệ được nguồn nước này trong mùa lũ lụt? Ý tưởng đó cứ nung nấu trong anh suốt cả 3 tháng trời để rồi bắt tay vào thực hiện. Anh Thưa cho biết: Ý tưởng giữ sạch nước giếng trong mùa lũ lụt của tôi rất đơn giản. Đó là ?ođóng gói giếng nước? một cách an toàn thả giữa biển nước mênh mông theo nguyên lý bình thông nhau trong Vật lý.
    Anh đưa ?ocông trình? của mình cho chúng tôi xem, chỉ gồm 3 trang giấy A4, có cả thuyết minh, cách làm và hình ảnh minh họa tự vẽ trên chương trình photoshop. Nó đơn giản đến mức, có thể gói gọn trong một câu rằng: Khi nước lụt sắp tràn qua miệng giếng, thì chủ nhân của nó hãy lấy một vật liệu không thấm nước bịt chặt miệng giếng lại, ?ođóng gói? nước sạch gửi giữa biển nước bẩn, khi nước bẩn rút cạn, thì mở nước sạch ra mà dùng.
    Chỉ đơn giản thế thôi mà ý tưởng này đã đoạt được giải 3 trong cuộc thi ?oPhát hiện sáng kiến bảo vệ môi trường? do Đài TNVN và Bộ TNMT phát động năm 2005-2006. Sáng kiến này đã khiến một phóng viên chú ý, điện thoại từ Mỹ về trao đổi với anh đến hơn 20 phút. Phóng viên nước ngoài này cho rằng, ý tưởng này không chỉ hữu ích cho riêng người dân Việt Nam...
    Anh Thưa lại mở tủ, lấy ra cũng chỉ 3 trang giấy, khoe: ?oĐây là ?ocông trình? tôi mất gần 6 tháng trời đo, vẽ, xây dựng và thực nghiệm thành công việc khai thác nước sinh hoạt cho cư dân vùng cát.
    Dân vùng cát thích lắm vì nó đơn giản, dễ làm và rất kinh tế. Hàng triệu dân sống dọc theo vùng cát ven biển xưa nay lấy nguồn nước tự nhiên từ trong cát theo các con lạch nhỏ chảy ra để sinh hoạt.
    Họ đã quen rồi, nhưng như thế vừa mất công vừa không đảm bảo vệ sinh. Sáng kiến của tôi chỉ là dùng một hệ thống gồm nhiều ống nhựa lọc nước trên các đồi cát, sau đó nước được dẫn về một ống gom nước. Từ ống gom này, nước theo nhiều nhánh rẽ về từng hộ gia đình. Vừa tiện, vừa đảm bảo vệ sinh. Cứ một cụm như vậy có thể dùng cho hơn 10 gia đình...?.
    Người vợ cho biết: Lương hưu Thiếu tá của anh chỉ vừa đủ tiền vào mạng và mua giấy viết, vẽ bản thảo. Có khi bản thảo phải vứt bỏ đến cả mươi cân giấy. Ngay chuyện đọc bản thảo thôi, chị đã gần như thuộc làu các ?ocông trình? của anh...
    Chị nhìn chồng, rồi nguýt yêu: ?oCứ ?ovác tù và hàng tổng? kiểu ấy, có khi vợ con chết đói...?. Anh Thưa thật hạnh phúc. Hai đứa con anh đều ngoan và học giỏi. Con trai đầu là Lê Tiến Mười, hai năm liền đoạt giải 2 và 3 Tin học toàn quốc.
    Giờ đang là sinh viên năm thứ 2 trường ĐH Công nghệ HN. Cô gái út là Lê Thùy Dương, đang học lớp 12 chuyên Hóa ở trường chuyên Quảng Bình đã từng đoạt huy chương đồng môn Hóa, Olympic truyền thống 30-4 tại Đà Nẵng.
    Anh Thưa tâm sự: ?oTôi chỉ ao ước sao những ý tưởng nhỏ của tôi, qua một kênh nào đó, hoặc có một nhà tài trợ nào đó nhân rộng để nó trở thành đại trà và đến được với mọi người cần đến nó...?.
    u?c mvc s?a vo 17:39 ngy 25/09/2006
  6. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Quảng Bình: Phá đường dây làm giả hồ sơ thương binh
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=61218&ChannelID=2
    TP - Trong một thời gian ngắn, từ tháng 2 đến tháng 5/2006, lượng hồ sơ đề nghị thẩm định, phúc quyết lại thương tật xét công nhận hưởng chế độ chính sách thương binh trên địa bàn Quảng Bình bỗng tăng đột biến.
    Theo nhận định ban đầu của các chuyên viên phụ trách công tác này thì việc tăng bất thường kia có thể được bắt đầu từ Thông tư liên bộ LĐTBXH- YT số 20/2000 hướng dẫn những người có tham gia trong 2 cuộc kháng chiến bị thương với tỷ lệ thương tật từ 5-20% được giám định lại thương tật khi có vết thương tái phát để được công nhận chế độ thương binh.
    Lượng hồ sơ tăng nhiều cũng là lẽ đương nhiên, nhưng vấn đề mà lãnh đạo Sở LĐTB-XH Quảng Bình đặt câu hỏi là cả mấy trăm bộ hồ sơ yêu cầu thẩm định có quá nhiều nét tương đồng và sự hoàn chỉnh của nó gần như tuyệt đối.
    Có những giấy tờ được yêu cầu cách đây đã mấy chục năm, đã được các đối tượng đem trình đầy đủ, kịp thời và tươm tất. 179 bộ hồ sơ trong hàng trăm bộ hồ sơ có nhiều dấu hiệu nghi vấn nhất được chọn ra và Sở có công văn gửi về các đơn vị cũ để xác minh.
    Và thật bất ngờ, thông tin bước đầu từ các đơn vị cũ đã cho thấy có 10 bộ hồ sơ của các đối tượng Võ Cảnh, Phạm Văn Thuất, Đinh Duy Lộc, Nguyễn Biện, Võ Hữu Lộc, Nguyễn Chí Tình, Nguyễn Hồng Thảo, Phạm Thanh Sơn, Lê Quang Hàn và Hoàng Kim Phi là hồ sơ giả mạo cả con dấu, chữ ký, và các đối tượng này chưa hề có một ngày nào tham gia quân đội.
    Dư luận liên tục có những phản ứng bất bình trước các hiện tượng tiêu cực trên.
    Có nhiều đối tượng đã ?ochạy? trót lọt chế độ này để vừa được hưởng chế độ chính sách thương binh, vừa cho con hưởng tiếp những chế độ ưu đãi cho những người là thương binh như được cử đi học, cộng điểm trong các kỳ thi ĐH-CĐ.
    Và cả được cộng điểm ở các kỳ thi, xét tuyển công chức. Dư luận trên địa bàn ngày càng nóng lên. Sở LĐTB-XH có văn bản chính thức trình UBND tỉnh và đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc.
    Chỉ sau một thời gian ngắn, cơ quan CA tỉnh vào cuộc đã phanh phui ra đường dây làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức.
    Và tối 21/9/2006, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Quảng Bình đã bắt tạm giam và khám xét nhà riêng Nguyễn Nam Thắng, nguyên là Trưởng phòng Chính sách, người có công của Sở LĐTB-XH, hiện là Giám đốc Trung tâm Giáo dục xã hội, can tội nhận hối lộ và làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức.
    Đồng thời với việc bắt tạm giam Nguyễn Nam Thắng, Cơ quan CSĐT CA QB tiến hành bắt 2 đối tượng trong đường dây này là Ngô Văn Nam, sinh năm 1958, trú quán ở Hồng Thuỷ (Lệ Thuỷ- QB) và Phan Anh Phú, sinh năm 1958, tại Hải Trạch (Bố Trạch- QB).
    Tài liệu thu thập được chứng minh, từ tháng 2 đến tháng 5/2006, Nam và Phú đã làm 78 bộ hồ sơ thương binh giả, thu lợi 399 triệu đồng. Trong đó, Nam làm 62 bộ thu 260 triệu đồng.
    Phú làm 16 bộ, thu 139 triệu đồng. Hiện các bộ hồ sơ này đã hoàn tất các thủ tục phê duyệt chỉ chờ ngày cấp thẻ thương binh. Lời khai ban đầu cho thấy, Nam và Phú chỉ là chân ?orết? của đường dây này.
    Các chân ?orết? này, sau khi hoàn thành những hồ sơ, thủ tục cần thiết thì mang xuống Sở, móc nối với Thắng tiếp nhận, thẩm định và trình lên Hội đồng xét duyệt công nhận chế độ thương binh.
    Mỗi bộ hồ sơ, qua lời khai của các đối tượng, Thắng nhận được từ 1-2 triệu đồng. Khám xét nhà riêng của Nguyễn Nam Thắng (phường Đồng Mỹ- Đồng Hới-QB), cơ quan CA đã thu giữ được nhiều tài liệu liên quan đến vụ án.
    Hiện Cơ quan CA đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án nghiêm trọng này. Dư luận nhân dân đang kỳ vọng vụ án này sẽ làm thanh sạch đội ngũ những người làm công tác chính sách- xã hội. Một lĩnh vực nhạy cảm và gây nhiều nhức nhối trong suốt nhiều năm qua.
  7. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    QUẢNG BÌNH PHỤC DỰNG LẼ HỘI ĐỀN NGHE
    Tiến tới thực hiện lễ hội Phong Nha lần thứ nhất tổ chức vào năm 2007, vừa qua UBND tỉnh Quảng Bình cùng với Viện Văn Hóa Thông tin đã phục dựng lại lễ hội đền Nghe.
    Tương truyền lễ hội này có cách đây hàng trăm năm của cư dân sông nước vùng Phong Nha - Kẻ Bàng.
    Lễ hội này theo tín ngưỡng cầu nước gắn với ngôi đền Hang (còn gọi là đền Nghe), phần lễ là nghi thức lấy nước giữa động Phong Nha lên tế trên đền Nghe (bao gồm các lễ: Mộc dục, lễ Cáo yết, lễ Hiến sinh và lễ Rước nước), còn phần hội là các hoạt động vui chơi của cư dân vùng sông nước: bơi chải, đánh đu, hát tuồng...
    Lễ hội đền Nghe sẽ là tâm điểm của lễ hội Phong Nha dự kiến năm 2007 Quảng Bình tổ chức lần thứ nhất.
    (web Bộ VHTT 20/9)
  8. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Quảng Bình : 600 người dân kiệt lả vì đói http://www.laodong.com.vn/Home/xahoi/2006/10/6198.laodong
    Đã ba tháng qua, nhân dân các thôn Mò o ồ ồ, Ón và Yên Hợp thuộc xã Thượng Hoá không còn lấy một hạt gạo. Tất cả sống nhờ vào củ mài, củ nhút đào trên núi. Từ ngày 2/10 họ lại bị vây chặt trong nước lũ. Việc đi lấy củ mài, củ nhút cũng không được nữa.
    [​IMG]
    Mẹ con chị Cao Liên đang nấu nòng nọc để ăn. Ảnh: Lao động
    Nhiều hộ gia đình lả đi trong cơn đói. Điều đáng nói là hiện chưa thấy cấp chính quyền nào quan tâm đến sự kiện thương tâm này.
    Lũ sâu, dân đói!
    Nước mênh mông lại chảy ngược, con đường vào các thôn rẻo cao Thượng Hoá ngập chìm trong nước lũ sâu 5 đến 7 mét, có nơi sâu 10 mét, bằng chứng là cột điện dọc đường gần chìm trong lũ.
    Hơn 4 giờ bơi trong nước lũ, chúng tôi nhoài được vào bờ, nằm vật ra thở nhưng còn phải bơi qua một khe sâu nữa mới vào đến thôn Ón. Nhiều người dân nhìn nhóm phóng viên chúng tôi ngạc nhiên, không hiểu vì sao chúng tôi lại vượt qua được lũ để vào đây.
    Sĩ quan biên phòng Trần Ngọc Lĩnh - người được giao nhiệm vụ công tác tại thôn - mừng quýnh. Anh Lĩnh đau buồn: "Bà con đang đói, đứt bữa hết rồi, đói cả vùng rồi...".
    Cao Xuân Tư - Phó thôn - líu ríu kể: "Thôn em có 55 hộ, 237 người, ba tháng nay không nhà nào còn gạo. Ba tháng nay, bà con phải bám vào rừng đào củ mài, củ nhút ăn trừ bữa. Nhiều người trong thôn bị cảm hàn, kiết lỵ nhưng trạm xá cũng hết thuốc rồi. Mấy ngày lũ, quá nửa trong thôn bị ngập sâu, nhiều bà con không ra khỏi nhà được, không đi lấy củ mài, củ nhút được, đành nằm đói...".
    Anh Trần Ngọc Lĩnh thêm: "Thấy bà con quá đói, lại đau yếu, Trạm biên phòng chúng tôi chốt quân ở đây quyết định lấy 50kg gạo dự trữ cuối cùng phát cho bà con. Nhà nào có người ốm yếu thì được một lon, nhà có người đi lại kiếm sống được thì được nửa lon, nấu cháo cầm hơi...".
    Trưởng thôn Cao Xuân Tình - nguyên là sĩ quan quân đội - nói chậm: "Nếu kéo dài thêm nữa, không chết vì đói, bà con cũng chết vì bệnh tật. Sao không có cán bộ nào vào với bà con chúng tôi?".
    Anh Cao Xuân Tư và sĩ quan biên phòng Trần Ngọc Lĩnh đưa chúng tôi vào một số nhà dân. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cảnh bi đát đến như vậy. Chị Cao Liên ôm đứa con gầy thóp, bên cạnh chị là một mớ con ốc nóc mới xúc được (ốc nóc sau khi lớn thêm chút nữa, rụng đuôi thành con nhái).
    Nhà anh Cao Xuân Hiếu 7 người đang ngồi - nằm trên nền đất. Anh Hiếu đang bị sốt rét, vẫn cố lết vào rừng kiếm củ cho cả nhà. Trông người anh không còn ra người, tiếng nói cũng chỉ thì thào trong cổ họng.
    Một cái đói vò chặt cả ba thôn Mò o ồ ồ, Ón, Yên Hợp. Vây chặt ba thôn là dãy núi Ka Rung, Hung Pơ Nung, Hung Sạt, Hung Trâu, và trắng xoá nước lũ.
    Tôi mang theo được một bao bánh quy mua ở thị trấn Quy Đạt. Tôi nói với cô giáo Đinh Thị Thu Hà: "Cô gọi các cháu đến lớp học, tổ chức phát bánh kẹo cho các cháu". Tôi nhìn các cháu mà không cầm nổi nước mắt. Cháu nào cũng xanh xao, gầy yếu vì đói.
    Cô Hà nói: "Năm nay vì lũ lớn, nhà trường không thể tổ chức cho các cháu đón Trung thu được. May có các anh, các cháu có được chút bánh kẹo thế này là bọn em vui lắm".
    Lãnh đạo các cấp ở đâu?
    Sau lũ một tuần, gần một vạn dân ở huyện Tuyên Hoá (trong đó có 500 người dân tộc Mã Liềng) đang có nguy cơ đói vẫn chưa được cứu trợ. Kế hoạch cứu trợ đã có, nhưng đến hôm nay (8/10) vẫn nằm trên giấy.
    Còn 600 người dân ba thôn rẻo cao của xã Thượng Hoá như chúng tôi phản ánh ở trên đang đói lả, cho đến ngày 8/10, vẫn chưa có một cấp chính quyền nào đếm xỉa.
    Lãnh đạo xã Thượng Hoá ở cách ba thôn nói trên chưa tới 4 cây số, cũng chưa có ai vào với bà con để nắm tình hình. Nếu không có bộ đội biên phòng tại chỗ cứu giúp, chắc chắn tình hình còn khốn đốn hơn.
    Dân đang đói, dân đang khốn khổ trong lũ, nhưng một bộ phận lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã rời địa bàn đi công tác, những cấp phó ở nhà thì chỉ biết nắm tình hình, báo cáo, làm tờ trình mà vẫn không giải quyết được việc gì.
    12h trưa ngày 8/10, từ vùng lũ trở về, chúng tôi đã thông tin và đề nghị mạnh mẽ việc phải cứu dân ba thôn xã Thượng Hoá. Chủ tịch UBND huyện Minh Hoá Đinh Minh Chất hứa: Không chờ được cứu trợ của tỉnh, huyện sẽ điều thuyền chở khẩn cấp 1 tấn gạo và mì tôm lên cứu dân.
    Theo Nguyễn Quang Vinh
    Lao động

    u?c mvc s?a vo 12:55 ngy 09/10/2006
  9. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Sẽ không để Hoàng bị lỡ khóa học
    http://www2.dantri.com.vn/Sukien/2006/10/146039.vip

    (Dân trí) - Chiều 10/10, bà Nguyễn Trung Hà, Giám đốc chi nhánh công ty IDP Education Australia đồng thời cũng là đại diện của Swinbvrne tại Việt Nam khẳng định trung tâm sẽ làm hết sức để Lê Vũ Hoàng kịp tham dự khóa học tại học viện Swinbvrne Uviversity of Technology vào tháng 2 năm tới.
    Swinbvrne Uviversity of Technology là học viện đã nhận và chính thức miễn học phí cho Hoàng.
    Bà Hà cho biết, trước đó IDP đã giúp đỡ 3 học sinh đoạt giải trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đi du học thành công tại Úc và hiện đang xin thư mời cho Hoàng.
    Về việc Hoàng đang gặp khó khăn trong việc chứng minh về tài chính, bà Hà nói: ?oViệc chứng minh tài chính là qui định của luật pháp Úc nên ai cũng phải đáp ứng yêu cầu này. Mỗi du học sinh phải chứng minh tài chính với mức 12.000 đô la Úc/năm, đây là mức sống chuẩn của người dân Úc. Nếu Hoàng chọn khóa học 3 năm thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, do Hoàng chọn khóa học 4 năm nên về tài chính còn thiếu một chút?.
    Tuy nhiên, bà Hà cũng bày tỏ sự lạc quan về trường hợp của em vì ?othực tế, Swinbvrne rất quan tâm đến Hoàng và có gửi gắm chúng tôi. Nếu Hoàng đủ điểm tiếng Anh theo yêu cầu thì việc đi học vào tháng 2 này không vấn đề gì. Khoản tiền phải chứng minh cũng không lớn lắm (3000 đô la Úc). Chúng tôi sẽ bàn với Hoàng các phương án giải quyết và có thể kêu gọi hỗ trợ từ trường Swinbvrne".
    Cũng trong chiều 10/10, đại diện nhà tài trợ LG Electronic khẳng định đang gấp rút xúc tiến việc tạm ứng số tiền học tiếng Anh cho Hoàng. Cũng theo thông tin từ đại diện nhà tài trợ LG, nếu Hoàng không đi du học mà học đại học tại Việt Nam, tuy không nhận được toàn bộ số tiền 35.000 USD, em vẫn được hỗ trợ 5.000 USD để học tập.
    Ngay sau khi thông tin Lê Vũ Hoàng gặp khó khăn trong việc chứng minh tài chính nên có thể ?ovuột? mất cơ hội đi du học, rất nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã gửi thư, gọi điện hỏi thăm, đề nghị giúp đỡ Hoàng. BBT báo Dân trí xin chân thành cảm ơn tấm lòng của các quý độc giả. Chắc chắn, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, giấc mơ được tiếp cận và làm chủ tri thức của Lê Vũ Hoàng sẽ sớm trở thành hiện thực.


    Đọc thêm bài Nguy cơ ?ovuột? mất giải thưởng 35.000 USD vì... nghèo: http://dantri.com.vn/Sukien/2006/10/145869.vip
  10. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    THỜI SỰ : Thêm một sự đau lòng ở thung lũng Rục
    http://www.sggp.org.vn/thoisu/2006/10/65335/
    Lãnh đạo xã ép dân nói dối
    SGGP:: Cập nhật ngày 11/10/2006 lúc 01:13''(GMT+7)
    Ngày 9-10, Báo SGGP đăng bài về thông tin người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình đói cơm, thiếu gạo ròng rã trong lũ. Sau khi báo đăng, nhiều bạn đọc yêu cầu thông tin thêm vấn đề này, ngày 10-10 chúng tôi lại ngược rừng lên lại với đồng bào. Lúc này nước đã rút bớt, hành trang mang theo có gạo cho người Rục. Một lần nữa chúng tôi lại chứng kiến một sự thật đau lòng.
    Sau khi bài báo ?oLời khẩn cầu từ thung lũng Rục? (http://www.sggp.org.vn/xahoi/2006/10/64970/) đăng trên Báo SGGP sáng 9-10, tỉnh Quảng Bình đã triệu tập cuộc họp gồm lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.
    Khi cuộc họp gần kết thúc, chúng tôi gồm những nhà báo đã từng bơi hơn 4 giờ liền trong lũ đã tiếp tục trở lại với đồng bào Rục. Lần này lên, con đường đã lộ rõ, mọi người có thể lội bộ cùng bao gạo trên vai. Vào bản Ón, trời xám xịt tối, đón đầu bản ngoài những người quen còn có lãnh đạo xã Thượng Hóa.
    Đêm ở núi rừng, trong lúc mọi người quây quần vui chuyện thì lãnh đạo xã Thượng Hóa gồm Chủ tịch UBND xã Cao Xuân Tạo cùng cán bộ Đinh Xuân Công lại đi khắp nơi, vào từng nhà quán triệt với dân: ngày mai khi lãnh đạo tỉnh lên thăm không được nói đói, không được nói đứt bữa. Quan xã đã đến nhà của những nhân vật có tên trong các bài báo rồi mở chiêu vận động, không nói chuyện đói trước mặt lãnh đạo tỉnh. Họ buộc dân ?otô hồng? cuộc sống trong lũ đã có cái ăn, không đứt bữa. Tệ hại hơn, lãnh đạo xã bắt dân phải dọn dẹp hàng trăm bãi phân trâu gần giữa bản để đón khách. Những thông tin quan xã ép dân nói đói thành đủ ăn, không có chuyện đứt bữa được tai mắt người dân đưa về cho chúng tôi. Anh em lặng người nén sự phẫn nộ nhưng nước mắt vẫn không kìm được.
    Dân không thể che giấu sự thật
    Sáng 10-10, đoàn công tác của lãnh đạo Quảng Bình gồm Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh đã có mặt tại thung lũng Rục cùng hàng cứu đói gồm gạo, mì tôm và một số vật phẩm khác. Tại đầu bản Ón diễn ra cuộc thăm hỏi báo cáo tình hình lũ lụt ở Rục.
    Ông Cao Xuân Tình, Trưởng bản Ón tường trình với Bí thư, Chủ tịch tỉnh: ?oThời gian lũ lụt, bà con đói, gạo không có. Ngô sắn có nhà có, có nhà không, phải đi xin?. Lãnh đạo hỏi tình hình bà con trước lũ thế nào, Cao Xuân Tình trả lời: ?oTrước lũ bà con cũng đói. Ba năm qua trồng ngô bị bò phá hết?. Hỏi về sự thật những hộ sống trong hang đá, Cao Xuân Tình nói: ?oCó mấy hộ không có nhà nên vào hang, họ phải ăn báng, ăn nhúc (báng, nhúc là một thứ củ rừng-NV)?.
    Lúc ông Cao Xuân Tình báo cáo tình hình những hộ dân vào hang sinh sống, cán bộ địa phương ngắt lời hỏi lại những người đó vào làm gì? Anh Cao Lành bức xúc xen vào: ?oRiêng ai nói chi thì nói, cháu rất sát thực tế, nhà ai như thế nào cháu biết, riêng ở hang gần 10 nhà ăn củ nhúc??.
    Cao Lành là người được ông Mai Xuân Thu, Trưởng ban Dân vận tỉnh xác nhận sản xuất giỏi nhất ở Rục, tuy nhiên gia cảnh của Cao Lành cũng chẳng no đủ gì do trâu bò phá nát hết mùa màng. Cái bức xúc của Cao Lành bị dồn nén từ đêm khi bị quan xã quán triệt: không được nói đói. Khẳng định điều này, Cao Lành tiếp tục: ?oNếu không tin những hộ ở trong hang đá cháu sẽ đem đi coi từng nhà, đến tận chỗ họ ở hang coi ăn củ nhúc luôn?.

    Cuộc sống của một số người Rục không giường chiếu đã không được lãnh đạo xã cho phép nói sự thật.

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cũng đến nhà ông Cao Xuân Hiếu đang ngã bệnh thương hàn. Ông bị bệnh cả hai tháng nay nhưng không được cấp thuốc, chỉ khi nghe tin lãnh đạo lên, y tế xã mới cắt cử người đến đưa thuốc cho ông uống.
    Tại đây, mọi người tận mắt chứng kiến cảnh căn nhà chẳng có giường, mọi người chỉ nằm trên mấy tấm gỗ thô sơ rồi trải đôi chiếc chiếu cũ sờn rách lên nằm. Gia tài của ông là mớ bắp nhỏ đi xin ở bản bên cạnh về ăn. Hỏi ông có gì ăn không? Ông trả lời: ?oĐói. Không có chi mô?.
    Cuộc viếng thăm của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã phần nào giải được cơn đói cho đồng bào. Huyện Minh Hóa đã cấp 1,5 tấn gạo, tỉnh cũng cấp 8 tấn gạo cho bà con. Ngoài ra cũng từ hiệu ứng dư luận, huyện Minh Hóa đã được cấp 50 tấn gạo, 20 tấn muối. Đây là lần đầu tiên sau hàng chục cái lũ người Rục được cứu trợ.
    Để người Rục thiếu đói do lũ đã là một nỗi đau. Nhưng đau lòng hơn là chuyện thờ ơ trước cái đói của dân, thậm chí ép dân nói dối. Để dân đói do lũ, các cấp chính quyền Quảng Bình đều có lỗi lớn với dân. Nhưng cụ thể là trách nhiệm của ai? Dư luận mong muốn tỉnh Quảng Bình có câu trả lời rõ ràng trước dư luận.

Chia sẻ trang này