1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    THỜI SỰ : Gạo đến vùng dân đói
    SGGP:: Cập nhật ngày 13/10/2006 lúc 01:33''(GMT+7)
    Trong đợt lũ của cơn bão số 6 vừa qua, huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình bị ảnh hưởng nặng nề. Thông tin về các nhóm người Rục, Mã Liềng, Khùa, Mày bị thiếu cơm, đói gạo trong lũ được phóng viên Báo SGGP phản ánh kịp thời. Lãnh đạo huyện Minh Hóa đã sửa sai bằng cách cho chuyển hàng tấn gạo đến người Khùa, Mày của xã Trọng Hóa, Dân Hóa khi lũ đã rút.
    [​IMG]
    Bà con bản Ra Mai và một số bản khác của xã Trọng Hóa đã nhận được gạo cứu đói.

    Hôm qua, chúng tôi lại tiếp tục công việc nhẫn nại của người đưa tin là đến với những nơi ở xa nhất, khó khăn nhất trong lũ lụt vừa qua để tìm hiểu cuộc sống của đồng bào. Con đường đèo dốc vun vút như lên trời, quốc lộ 12A trườn dài giống con trăn khổng lồ.
    Con đường cứ hun hút sâu dẫn lên xã Trọng Hóa nơi có người Khùa, Mày sinh sống. Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa Đinh Xuân Miện cho biết: ?oXã có 521 hộ với 3.119 khẩu, đói nghèo chiếm 93,7%. Chuyện đói cơm, đứt gạo diễn ra thường xuyên, đặc biệt trong lũ bão số 6 lại càng ngặt nghèo hơn?.
    Khi chúng tôi chạm chân vào đất Trọng Hóa đã hay tin huyện Minh Hóa đang gấp rút điều chuyển lên vùng cao bản Ra Mai, bản Lòm 8 tạ gạo, 1 tạ muối. Con đường vào Ra Mai, Lòm lên cao hun hút giữa lưng chừng trời. Để thực hiện vận chuyển gạo cho dân, huyện đã cử Phó Chủ tịch Trần Hữu Diện làm chỉ huy cứu đói, cuộc cứu đói gạo lên Khùa, Mày được huy động từ bộ đội biên phòng đồn 589, các giáo viên tiểu học của xã và những nhân viên trồng rừng phòng hộ. Tất cả các cán bộ huy động 29 chiếc xe gắn máy đưa gạo lên vùng dân đói. Đường vào Ra Mai vượt rất nhiều đèo dốc, những thầy giáo dạy tiểu học ở xuôi lên vàng mắt vì sốt rét vẫn tận tình chuyển gạo cứu đói.
    Ngoài việc huy động đa số xe máy trên địa bàn, huyện Minh Hóa còn kịp thời chỉ đạo xã cho 2 dân quân cắt rừng lội suối đi ngay từ trong đêm với 31km đường đi bộ đến từng nhà gọi bà con dậy từ gà gáy canh nhất lên đường ra lấy gạo. Những hộ ở xa, nhà không đủ sức đi được huyện cho người đưa đến, những hộ có sức được mời ra đầu bản nhận gạo.
    Điểm nhận gạo bố trí gần cầu treo Trọng Hóa. Hộ nhà Hồ Pao - nhận 15kg gạo - xúc động: ?oCả nhà miềng sống trong lũ chẳng có gạo đâu, đói cơm đứt gạo lắm. Chừ được huyện quan tâm thế này cũng đỡ lo cái bụng rồi?. Hồ Lào ở bản Tà Rà, xã Dân Hóa, phấn khởi khoe: ?oMình biết lũ to nước sâu cán bộ không đến được là lo lắm đấy.
    Chừ lũ hết, nước xuống cán bộ lên cho gạo thì thật biết lòng cán bộ??. Nhận gạo xong Hồ Lào lại đùa: ?oKhi nào biết bà con bị lũ che kín thì cán bộ nhớ dân miềng nghe, như vừa rồi là phê bình đấy, mình cứ hay ra gần mép nước lũ bên bờ A Ky để ngóng cán bộ mấy ngày nhưng chẳng thấy ai mô. Chừ nước rút, thấy mặt cán bộ, thấy được gạo thơm muối mặn thì tốt lắm, cái bụng bà con chắc vui thôi?.
    Chúng tôi theo chân những người chuyển gạo lên cho bà con cũng vui lây. Cả đợt quần quật băng lũ, xuyên mưa đến với dân thấm mệt đến nhoài người nhưng hôm thấy gạo lên với vùng dân đói thì ai cũng mừng. Riêng với người dân bản Ra Mai mừng nhất vì họ được cấp cứu gạo đói do lũ lụt, cái mừng nữa, vừa rồi họ được ************* ***************** (nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM) lên thăm, tặng tiền xây nhà cho dân bản.
    Gạo đến vùng dân đói đối với huyện Minh Hóa vào những ngày qua là muộn so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, huyện đã hành động tích cực để giải quyết được cái đói cơm, đói gạo cho dân, giảm được căng thẳng cuộc sống. Ngày hôm nay, 13-10, huyện Minh Hóa tiếp tục đưa thêm 2,5 tấn gạo, 1,5 tấn muối lên vùng đất Trọng Hóa, Dân Hóa.
    DƯƠNG MINH PHONG

  2. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0

    CÁ VOI TRẮNG NẶNG 10 TẤN DẠT VÀO BỜ BIỂN QUẢNG BÌNH
    [​IMG]
    TT (Quảng Bình) - Người dân thôn Liên Nam và Nam Tiến thuộc xã Ngư Thủy Nam (Lệ Thủy) đã phát hiện xác một con cá voi trắng dạt vào bờ biển Ngư Thủy Nam (ảnh) vào tối 20-1.
    Dù đã bị mất một phần đầu và nửa đuôi trên nhưng con cá voi này vẫn còn dài hơn 15m, nặng khoảng trên 10 tấn. Trên thân cá còn in đậm nhiều vết dây buộc làm trầy xước da.
    Theo Sở Thủy sản tỉnh, đây là loài cá voi trắng thuộc loại quí hiếm, có khả năng đã bị săn bắt trên vùng biển Thái Bình Dương.
    Hiện các cơ quan liên quan ở tỉnh đang bảo vệ và giữ nguyên xác cá; đồng thời có công văn gửi Viện Hải dương học VN để nghiên cứu.
    Theo nguồn Tuổi Trẻ Online

  3. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Hai năm trước, người dân TP Đồng Hới và một số huyện của tỉnh Quảng Bình liên tục khiếu nại về tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ các nhà máy. Đến nay, tình trạng này vẫn như cũ.
    Công ty TNHH Chế biến bột cá nông sản Quảng Bình nằm trong khuôn viên cảng cá Nhật Lệ (phường Phú Hải, Đồng Hới) gây ô nhiễm môi trường nặng nề từ nhiều năm qua. Trong quá trình sản xuất, nhà máy này làm phát sinh mùi hôi ảnh hưởng đến cư dân xung quanh. Ông Nguyễn Văn Tài, người dân ở ven quốc lộ 1A trước cảng cá, cho hay: ?oMùa đông còn đỡ, vào mùa hè là không khí ngày nào cũng đặc mùi hôi cá không làm sao chịu thấu?.
    Sau nhiều lần người dân kiến nghị lên HĐND tỉnh, TP Đồng Hới, Sở Tài nguyên - môi trường đã buộc nhà máy khắc phục mùi hôi. Một hệ thống lọc khí thải qua nước đã được nhà máy xây dựng, nhưng qua kiểm tra mới đây của Sở Tài nguyên - môi trường, mùi hôi vẫn còn. Mỗi khi nhà máy sản xuất mùi hôi thối nồng nặc lại bốc lên, lan tỏa vào các khu dân cư xung quanh. Ông Lê Bá Lâm, phó giám đốc công ty, thừa nhận mặc dù đã đầu tư các thiết bị chống ô nhiễm mùi hôi nhưng không thể khắc phục triệt để được.
    Từ nhiều năm qua, Nhà máy sản xuất thanh nhôm định hình Asia - Vina Taiwan ở phường Bắc Lý gây ô nhiễm môi trường nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Vùng xung quanh nhà máy vẫn còn bị ô nhiễm do nước và bùn nhôm thải ra. Một lượng bùn nhôm lớn đã tràn ra ruộng lúa làm chết cây cối, nhiều khoảnh đất không còn canh tác được, ảnh hưởng đến đời sống nông dân. Tại các kỳ họp của HĐND tỉnh trong năm 2005, người dân Bắc Lý đã kiến nghị, nhưng tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa 15 (tháng 12-2006) người dân lại tiếp tục kiến nghị vì tình trạng gây ô nhiễm từ nhà máy vẫn chưa được giải quyết.
    Tại huyện Quảng Trạch, Nhà máy ximăng Thanh Trường đóng trên địa bàn xã Quảng Trường cũng gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Tuy nhiên, theo Sở Tài nguyên - môi trường, hiện nhà máy này vẫn tiếp tục gây ô nhiễm bụi, khói nặng nề cho các khu dân cư xung quanh. Nhiều người mở nhà hàng, quán xá kinh doanh dọc quốc lộ 12A đành bỏ vì quá bụi bặm. Cây cối, nhà cửa của dân nằm trong bán kính 1km bị bụi ximăng phủ trắng xóa một lớp dày. Nhiều người dân cho biết không thể thở nổi mỗi khi nhà máy hoạt động nhiều.
    L.GIANG
  4. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Chiếm đoạt hàng tỷ đồng của học sinh
    Cập nhật lúc: 19-01-2007 16:01 PM
    Công an tỉnh Quảng Bình vừa khởi tố vụ án hình sự về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại trường trung học Y tế Quảng Bình. Lợi dụng chủ trương liên kết đào tạo, một nhóm người đã cấu kết để trục lợi cá nhân, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của học sinh.
    Ngày 16-1, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam, khám xét nơi ở và làm việc của Nguyễn Sỹ Thiết (28 tuổi, cán bộ Trung tâm Đào tạo nâng cao miền trung), và Lê Văn Huân (35 tuổi, cán bộ trường cao đẳng Y tế Hà Tĩnh).
    Cơ quan chức năng xác định, vụ tiêu cực diễn ra từ năm 2004 khi trường tiến hành liên kết với Trung tâm dịch vụ việc làm Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) và Trung tâm Đào tạo nâng cao miền trung (trụ sở tại thành phố Vinh, Nghệ An).
    Lợi dụng chủ trương liên kết đào tạo, một nhóm người đã cấu kết để trục lợi cá nhân, chiếm đoạt tiền của học sinh. Những cá nhân nói trên đã tổ chức thu tiền bất chính của học sinh lên đến hàng tỷ đồng, với mức thu 12-15 triệu đồng/em. Trong 3 tháng qua, hàng trăm học sinh và gia đình học sinh đã trực tiếp tố giác với cơ quan Công an tỉnh Quảng Bình về hành vi thu tiền bất chính của đường dây liên kết giữa Trung tâm Đào tạo nâng cao miền trung, Trung tâm dịch vụ việc làm Cửa Lò và một số cá nhân Trường trung học Y tế Quảng Bình.
    Vụ án đang được tiếp tục mở rộng điều tra.
    Theo TTXVN
    ____________________________________________________
    Quảng Bình: Nhiều doanh nghiệp vi phạm luật Lao động
    Toàn tỉnh Quảng Bình chỉ có một doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định của luật Lao động là công ty cổ phần Vật liệu - Xây dựng 1-5.
    Qua kiểm tra tình hình thực hiện luật lao động tại 43 doanh nghiệp trên địa bàn, Đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Quảng Bình phát hiện chỉ có 1/43 doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định của luật Lao động.
    Doanh nghiệp duy nhất thực hiện đầy đủ luật Lao động là công ty cổ phần Vật liệu - Xây dựng 1-5.
    Trong đợt thanh tra lần này, Đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Quảng Bình đã quyết định xử phạt các doanh nghiệp có nhiều vi phạm luật Lao động là Công ty TNHH Trường An, Công ty TNHH Sơn Thành, Công ty TNHH Phước Linh, Công ty TNHH Hoàng Văn Minh với tổng số tiền 72 triệu đồng
    (Theo CAND)
    Được DEATHTOOLS sửa chữa / chuyển vào 02:02 ngày 26/01/2007
  5. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Trung tâm Công viên cây xanh Đồng Hới đang gấp rút làm đẹp bộ mặt phố phường vùng nội thành Đồng Hới (Quảng Bình) để đón Tết Đinh Hợi. Trong đó, tập trung nâng cấp công viên ven bờ sông Nhật Lệ như trồng cây xanh, cây cảnh, lát lại vỉa hè...; các đảo giao thông ở đường Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt... cũng được trồng lại cây xanh, cây hoa cảnh. Hàng ngàn chậu hoa cảnh cũng được xếp hình, xếp chữ trên nhiều tuyến đường.
    (Theo Tuổi Trẻ)
    Dạo này Đồng Hới quê mình cũng hoành tráng hè... lên Thành phố có khác..
  6. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Để "lọt"chục tấn ắcquy cấm nhập khẩu, đổ lỗi... khách quan?
    15:11'' 06/03/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Cục Hải quan Quảng Bình vừa có Công văn báo cáo toàn bộ sự việc lô hàng ắc quy cấm nhập khẩu bị Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An phát hiện ngày 17/01/2006.
    Tuy nhiên, thay vì thẳng thắn thừa nhận trách nhiệm, công văn này vẫn khẳng định: Các công đoạn kiểm định, giám sát lô hàng nói trên là không có gì sai nguyên tắc. Và trong vấn đề này, lỗi chính vẫn là do yếu tố khách quan?!
    Ông Hoàng Văn Hiển khi trả lời VietNamNet nói rằng, việc kiểm tra, kiểm soát tại Cửa khẩu Cha Lo "không có vấn đề gì"... (Ảnh: Vương Tuấn)
    Báo cáo giải trình của ông Hoàng Văn Hiển - Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Bình gửi Tổng cục Hải quan ngày 23/2/2007 khẳng định:
    "Qua kiểm tra, xác minh, về mặt thủ tục hồ sơ của Công ty sản xuất Thương mại Việt - Mỹ khi đăng ký làm thủ tục nhập khẩu phế liệu từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu Cha Lo (tờ khai số 13/NK/KD/CL) là đầy đủ, hợp lệ".
    Riêng đối với thông tin do báo VietNamNet phản ánh, Cục Hải quan Quảng Bình thừa nhận: "Sự việc báo VietNamNet nêu là có thật".
    Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Hải quan lấy lý do khách quan: "Do thông tin tại thời điểm mở tờ khai không có thêm ngoài thông tin khai báo của doanh nghiệp trên tờ khai và thông tin trên GTT22 do Cục cung cấp nên lô hàng của Công ty đủ điều kiện nhập khẩu, không bị cưỡng chế, không vi phạm nhiều lần, không ưu tiên, không ân hạn. Lãnh đạo Cục quyết định phân luồng vào luồng đỏ, mức (3b) với tỷ lệ kiểm tra thực tế là 10%.
    Trong vấn đề kiểm tra, Cục Hải quan đã làm rất chặt chẽ và thực hiện đúng quy định về thực tế kiểm tra hàng hoá. Ngoài mặt hàng Doanh nghiệp đã khai báo thì không phát hiện có loại hàng hoá khác (cụ thể là ắc quy phế thải) nên đã quyết định dừng ở tỷ lệ 10% mà lãnh đạo Chi cục đã quyết định. Hàng hoá được thông quan sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ mọi thủ tục Hải quan, nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí.
    Như vậy, việc triển khai, tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ đối với lô hàng hoá XNK, lãnh đạo Chi cục và cán bộ thừa hành đã làm đúng chức trách, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ Hải quan, không có biểu hiện tiêu cực nhận hối lộ, móc ngoặc với đối tượng vận chuyển hàng nhập lậu".
    Còn trong thực tế, hàng chục tấn ắc quy đã qua sử dụng (thuộc diện cấm nhập khẩu) vẫn "ung dung" đi qua cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), bị bắt tại Nghệ An lúc 1h sáng ngày 18/2/, là do... lỗi khách quan???.(Ảnh: Ngọc Bình)
    Về phương pháp kiểm điểm, xử lý những cán bộ Hải quan để lô hàng ắc quy cấm nhập khẩu ung dung "lọt" qua Trạm kiểm soát Cha Lo một cách dễ dàng. Ngày 12/2/2007, lãnh đạo Cục Hải quan đã báo cáo vụ việc trước cuộc họp Đảng uỷ và thống nhất các nội dung:
    "Sự việc (hàng ắc quy cấm nhập khẩu-PV) là ngoài mong muốn, có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến sót lọt hàng cấm nhập qua Cửa khẩu Cha Lo.
    Qua xem xét một cách tổng thể vụ việc, thấy lỗi khách quan là chủ yếu và từ lãnh đạo đến CBCC có liên quan đã kiểm điểm một cách nghiêm túc, không phát hiện thấy tiêu cực hay sai quy trình nghiệp vụ. Do vậy, không thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét và giao cho Văn phòng tham mưu Cục trưởng tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan xin ý kiến chỉ đạo".
    Từ sự việc này, Cục Hải quan Quảng Bình cũng đã chỉ đạo nhân viên của mình rút kinh nghiệm sâu sắc. Tuy nhiên, với kiểu đổ lỗi cho các nguyên nhân khách quan như trên, không biết Hải quan Cha Lo sẽ rút ra được bài học gì?
    *
    Chi Mai - Ngọc Bình
    Theo http://www.vietnamnet.vn/common/v3/images/logo.jpg
  7. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Trắng đêm với hội đập trống
    Giữa đại ngàn Trường Sơn phía Tây tỉnh Quảng Bình (giáp với nước Lào), tộc người nhỏ bé Ma Coong có một gia tài văn hóa phong phú với những lễ hội ngất trời, làn điệu dân ca mượt mà và những điệu khèn đắm lòng? Trong đó, nổi bật một di sản đặc trưng: Hội đập trống diễn ra vào ngày 16 tháng giêng Âm lịch hàng năm-lễ hội của những đôi trai gái đến tuổi bỏ của, lễ hội của những người đàn ông, đàn bà? mỗi năm được phép một đêm... ngoại tình.
    Chân dung một lễ hội
    [​IMG]
    Căng mặt trống, chuẩn bị cho lễ hội
    Người Ma Coong hiện có 287 hộ với 1.552 khẩu, cư trú tại 18 bản làng rải rác dọc biên giới Việt-Lào đến giáp xã Tân Trạch. Lễ hội đập trống của họ được tổ chức hàng năm vào đầu mùa xuân tại bản Cà Roòng (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), mảnh đất linh thiêng của người Ma Coong.
    Theo tục lệ hàng năm, vào ngày 16 tháng giêng, người Ma Coong cả già lẫn trẻ, ở khắp các bản gần xa, từ bản 61-nằm sát biên giới Việt-Lào đến bản Cồn Roàng, Cờ Đỏ, A Ky, Chăm Pu, Cu Tồn diện áo quần đẹp nhất về dự hội... Trừ những người ốm đau, già yếu không thể đi được, hầu như còn lại đều đi hội.
    Không chỉ có người Ma Coong, các tộc người lân cận như Trì, Ca Rai, A Rem cũng háo hức đến chung vui. Đồng bào Ma Coong ở tận nước bạn Lào cũng về Cà Roòng tham gia lễ hội.
    Chuẩn bị cho hội đập trống, vào đêm 15, rạng sáng 16, dù trời có rét cắt da cắt thịt thì Đinh Xòn, trưởng bản Cà Roòng vẫn phải thả lưới ở suối Cấm, bắt đủ 32 con cá thần của suối đem dâng lên già làng để làm lễ cúng cho buổi tối 16.
    Trời bắt đầu sáng, già làng Đinh Năng, chủ tế Đinh Kời làm lễ động rừng tại sân bản. Đinh Kời cho gọi 5 thanh niên lực lưỡng vào rừng Bụt chặt đủ 5 cây tre đực, 15 cây mây già về bắt đầu công việc quan trọng nhất: làm trống. Theo phong tục, người Ma Coong lấy cây Chi Cúp cổ thụ làm tang trống. Tang trống cho đêm hội năm 2007 đã tròn một trăm năm. Mặt trống mỗi năm được thay một lần mùa lễ hội.
    Vào hội đâm trâu, người Ma Coong chọn tấm da đẹp nhất đưa đi xông khói để làm mặt trống. Người Ma Coong không dùng búa, đục để nọc mặt trống mà dùng mây rừng, xâu chéo với nhau, lấy nêm tre đực nêm chặt lại, kéo căng mặt trống để hứng lấy muôn vàn uy lực từ con dân của Giàng giáng xuống những hồi trống thâu đêm suốt sáng.
    Trống làm xong được treo lên giữa sân làng. Cả ngàn người Ma Coong sụp lạy khấn vái rồi đồng thanh hô to ?oGiàng ơi!?, rồi già làng Đinh Năng, chủ tế Đinh Kời bắt đầu cúng. Năm nay được mùa, dân bản góp mỗi hộ 3 lon gạo, 18 bản góp 18 con gà sống, rượu hiêng và nhiều thứ khác.
    Trên hương án, bày sẵn 8 mâm cỗ nhỏ, mỗi mâm có 2 con gà nướng, để nguyên ngũ tạng, thể hiện cho chăn nuôi bội phát, một nong xôi thể hiện sự được mùa. Đọt măng rừng, đọt mây, đọt cây đoác thể hiện sự kính trọng của dân làng đối với núi rừng. Mỗi mâm có 4 con cá tế bốn vị thần mà người Ma Coong kính trọng: thần Núi, thần Sông, Giàng và ma xó. Trước mâm cỗ bày 3 hũ rượu hiêng, thứ rượu ủ bằng men lá rừng và nếp, được cất từ năm trước.
    Già làng Đinh Năng hô to ?oGiàng ơi mời về?, chủ tế Đinh Kời bắt đầu khấn trong trang phục váy đỏ, đeo tóc giả đính vòng bạc: ?oMời Giàng, mời con Ma Mót về ăn nắm xôi, uống rượu hiêng, cùng vui lễ hội để phù hộ người Ma Coong được cái mùa, được cái ăn, sinh sôi như cây trên rừng, dẻo dai như nước dưới suối. Mời về. Mời về?.
    Trắng đêm ở hội... ngoại tình
    Mời các thần xong, chủ tế Đinh Kời níu tay già làng Đinh Năng đánh 4 tiếng trống: ?oTùng. Tùng. Tùng. Tùng? rồi hô to: ?oRoa lữ Giàng ơi. Roa lữ. Roa lữ Giàng ơi? (Sướng quá Giàng ơi. Sướng quá. Sướng quá Giàng ơi). Cùng lúc, cả ngàn người Ma Coong đồng loạt lao vào, xé toang núi rừng yên tĩnh với tiếng hô: ?oRoa lữ Giàng ơi?. Tiếng chiêng nổi lên hòa cùng tiếng trống, tiếng hét, tiếng hát, tiếng vỗ tay theo nhịp múa dân ca.
    Mọi người đều đập trống, nhảy múa, vừa đánh trống vừa hô: ?oRoa lữ Giàng ơi?. Nam nữ, già trẻ tất thảy đều được quyền đánh trống. Người nào có sức cứ đánh liên tu bất tận, lúc nào mệt lại đến bên bình rượu hiêng tu những cần rượu mát lừng, người khác lại xông vào đánh trống, đánh cho say cả núi, chuyển cả rừng, đánh cho vang đến đất trời?
    Chiếc trống được đánh từ đầu hôm đến tầm 3g sáng thì bề mặt da căng lên rồi vỡ tung. Trống vỡ, cả ngàn người đang rừng rực nhảy múa, hát hò bỗng dừng lại, mọi thứ im phăng phắc trong 30 giây, sau đó là tiếng hét rền vang núi Cà Roòng. Bỗng nhiên, từng đôi nam nữ cầm tay, níu áo như đã quen nhau từ lâu; nam thanh nữ tú chưa có gia đình thì lôi nhau vào rừng, hoặc ra bờ suối bắt đầu tự tình. Ở đó họ bắt đầu hẹn hò, đính ước, thề non hẹn núi để tác thành chồng vợ, bắt đầu dạm hỏi để báo bố mẹ làm lễ bỏ của.
    Những người đàn ông đàn bà có gia đình cũng được Giàng cho phép gắn kết nhau, được bỏ nhà một đêm. Sau khi trống vỡ, họ được tự do ái ân đến sáng mới tìm đường về nhà. Đêm ấy không có ghen tuông, không có chửi bới, đánh lộn vì ghen tình mà chỉ có hoa thơm và trăng thanh gió mát. Đêm ngoại tình, đêm đi hoang đã được người Ma Coong nâng niu, gìn giữ từ rất lâu.
    Một tộc người nhỏ bé với đời sống kinh tế còn nghèo nàn lại có lễ hội của đêm ngoại tình quả thật hiếm có. Đêm của ngoại tình không có dị nghị, không có lời ra tiếng vào là một dũng khí và bản lĩnh của người Ma Coong. Người Ma Coong được phép ái ân một đêm trong năm với người mà họ thích, còn trong năm, ai ngoại tình sẽ bị già làng thay mặt Giàng phạt nặng.
    Tôi đã từng trắng đêm hai lần lễ hội đập trống của người Ma Coong, lần nào cũng nghe được câu dân ca trứ danh nhất: ?oXin Giàng làm cho mặt trời lên trong ngày, mặt trăng mọc trong đêm để anh được yêu em??. Câu dân ca giản dị ấy cứ theo tôi qua từng bờ suối ngọn cây. Mỗi lần nhắc đến đêm lễ hội có một không hai, lòng tôi như say chếnh choáng.

  8. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    PHÓNG SỰ - KÝ SỰ
    Những chuyện chưa biết về mẹ Suốt
    Khi được biết người con gái út của mẹ Suốt bán hàng ở chợ xép Nhật Lệ, cách tượng đài người mẹ anh hùng mấy bước chân, chúng tôi reo lên thú vị. Người chạy xe ôm đứng gần nói:

    - Mấy anh, mấy chị muốn biết mặt mẹ Suốt thời trẻ thì vô đó gặp o Huế.
    Chúng tôi len qua những quầy hàng, mẹt hàng để vào sạp bán mắm muối, dưa cà và nhận ra ngay o Huế, nhờ gương mặt o giống mẹ Suốt như tạc. Tôi sững người, một người con gái hàng ngày bán hàng ở cái chợ kế tượng đài mẹ mình, có lẽ đây là chuyện rất hiếm thấy. Các món hàng o Huế bán rất bình dân, đó là dưa, nhút muối và mắm tôm.
    Dưa đựng trong chiếc chậu nhựa lớn, mắm tôm đựng trong các lu sành, mỗi thứ một ít. Mà sức mua ở cái chợ xép Nhật Lệ này cũng chỉ vậy thôi, nhiều người bán cũng chỉ mang mấy bó rau muống, rau cải, thậm chí vài kẹp húng ngò đựng trong mẹt. Một người cho biết, mắm tôm o Huế làm nổi tiếng ở Bảo Ninh.
    Một chị bạn hàng với o Huế nói:
    - Hồi trước tết, o Huế bị ngã què chân, gia cảnh khó khăn lắm.
    Hình như mắc cỡ khi nghe câu nói đó, mặt o đỏ chín. Tôi hỏi o về việc bán hàng, o cho biết mỗi ngày ngồi bám chợ từ sáng sớm đến tối kiếm được chừng vài chục ngàn. Và khi nghe tôi hỏi về mẹ Suốt, o đáp:
    - Mời các anh tới nhà chơi, anh trai sẽ nói chuyện về mạ tui cho mấy anh, mấy chị nghe. O nói vậy.
    Chúng tôi đến bến đò mẹ Suốt từng chở bộ đội qua sông thời đánh Mỹ. Ngày đó, bom đạn Mỹ biến nhà cửa ở thị xã Đồng Hới thành xà bần, cả một vùng rộng lớn thuộc xã Bảo Ninh bên kia bị băm nát bởi bom dội, đại bác tàu chiến địch từ biển nã vào. Vậy mà vẫn có một người mẹ chở bộ đội qua sông suốt ngày đêm. Mẹ đã nối huyết mạch giao thông bờ Bắc sang bờ Nam bằng chiếc thuyền gỗ. Bến đò và con đò mẹ Suốt trở thành trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ, chúng đã trút xuống đây không biết cơ man nào bom đạn, nhưng không thể nào diệt được chiếc thuyền gỗ của một người mẹ Việt Nam. Bây giờ, chúng tôi đứng trên bến đò năm nào để tưởng tượng về một bà mẹ sáu mươi tuổi quật mái chèo, đưa con thuyền chở bộ đội băng qua dòng sông rộng, trên đầu máy bay Mỹ gầm rú, pháo từ biển câu vào liên tục, tự nhiên mắt mình đã cay nồng.
    Lửa chiến tranh đã tắt hơn ba chục năm, đất này đã đổi thay nhiều, thị xã Đồng Hới nối với bờ bên kia bằng cầu Nhật Lệ sừng sững, nhưng dân Bảo Ninh qua chợ vẫn đi bằng đò ngang, tiếng địa phương gọi là nôôc, vì vòng qua cầu phải đi bằng xe gắn máy tốn tiền xăng, nhiều người, trong đó có o Huế tự chở hàng bằng mủng của nhà. Ở đây, kiếm được đồng tiền rất cực nên người ta phải tính toán rất chi li, tiết kiệm được một vài trăm, vài ngàn là mừng lắm.
    Người lái đò hiện nay vẫn là người thuộc xã Bảo Ninh, cùng họ Trần với chồng mẹ Suốt. Bây giờ con đò lớn hơn, được gắn máy mười lăm sức ngựa, có thể vượt, đè lên sóng cấp ba, cấp bốn. Còn con đò mẹ Suốt (người lái đò là cháu của mẹ Suốt, nhưng như những người ở đây, ông gọi bà là mẹ Suốt, một cách gọi trìu mến và kính trọng) ngày nào là ba ván, đóng bằng gỗ, chèo bằng tay, và chỉ một mái chèo, mỗi lần chở được mười lăm đến hai mươi người. Vừa cầm lái, ông vừa kể vậy.
    Rồi ông kể về chuyện mẹ Suốt chèo đò, ngày đó, đò thuộc về hợp tác xã quản lý, mẹ Suốt đảm nhiệm đưa khách qua sông vào những năm sáu mươi, nghĩa là trước khi giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc bốn năm, mỗi ngày được tính một công, theo cách tính của hợp tác xã hồi đó, và cứ sáu tháng được quy ra thóc, người lái đò nhận bằng thóc, cũng chỉ được vài tạ là cao vì thóc ngày đó quý lắm. Cũng có khi mùa màng thất bát, mẹ phải nhận khoai lang, khoai sắn. Khi Mỹ lao máy bay ra đánh bom, bắn rocket, các bến đò trở thành trọng điểm, nhiều người chở đò ở bến sông khác vội vã xin đổi nghề hay tự động bỏ bến để bảo toàn tính mạng, mẹ Suốt vẫn kiên cường bám trụ. Lúc này, con đò trở thành huyết mạch giao thông Bắc - Nam để chở bộ đội qua lại. Thông thường là đưa bộ đội vào Nam và đưa thương binh ra Bắc.
    Nhiều lần, máy bay Mỹ thả bom xuống hai đầu bến sông, bắn rocket hòng tiêu diệt huyết mạch giao thông này, con đò của mẹ bị mảnh bom cày bong thủng nhiều chỗ. Lắm lúc đò ra đến giữa sông thì máy bay ập đến, mẹ hô bộ đội hãy ngồi thấp xuống và vừa ngước mắt theo dõi máy bay, vừa lái con đò chạy thật nhanh. Hình ảnh đó đã được thể hiện qua tượng đài, trên bệ tượng có mấy câu thơ của Tố Hữu:
    Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
    Gió lay như sóng biển tung trắng bờ
    Gan chi gan rứa mẹ nờ
    Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai.
    Đò cập cái bến cũ, và khách thấy nhà bia ghi công mẹ Suốt dựng cạnh đó. Dựng bia tạc công lao người mẹ anh hùng là điều cần thiết nhưng để ở một góc khuất, vệt đường chạy qua trước cổng bia đã bị sóng đánh hư, nơi không người qua lại, trở nên hoang vắng, lá cây rụng đầy bên tấm bia xám.
    * * * * *
    Nhà người cháu nội của mẹ Suốt ở ngay trên bến đò. Ông tên là Trần Thanh Mai, năm nay ngoài sáu mươi nhưng trông vẫn còn khỏe mạnh. Tôi buột miệng hỏi:
    - Thoáng nhìn o Huế là nhận ngay ra con mẹ Suốt, còn chú không giống mẹ Suốt lắm.
    - Đúng vậy, ông nội tui phải qua hai lần đò, mẹ Suốt là mẹ kế của cha tui, nói theo tục của dân Quảng Bình, tui gọi mẹ Suốt là dì.
    Hóa ra, trước khi bén duyên với mẹ Suốt, người đàn ông ấy đã có một đời vợ. Tục huyền với cô Suốt, ông vẫn làm nghề đánh bắt cá, cô Suốt chống đò ngang. Và cứ hai năm cô sinh hạ cho anh một đứa con. Thời đó cuộc chiến đang hồi cao điểm, cơ sở y tế hầu như không có, mỗi lần vượt cạn, phải cậy nhờ một bà mụ trong làng. Tám lần đẻ mà chỉ nuôi được năm đứa con. Đến gần ngày vợ ở cữ, anh chồng lại ngược lên rừng ở thượng nguồn sông Nhật Lệ đốt than. Và cứ mỗi lần nằm ổ - theo cách gọi của dân vùng này - cô Suốt hong bằng than, tắm nước đun với đá cục, do chồng nhặt ở khe suối. Cô Suốt là người mẹ cưng con, mát tay, con trai đứa nào cũng lớn nhanh, da đen ngăm, tuổi thiếu niên đã bơi lội giỏi, chiều chiều chúng rủ nhau ra bến đò bơi cặp theo con thuyền mẹ chèo. Năm tháng đi qua, con cô trở thành những chàng trai tuấn tú, giặc Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam, con cô lần lượt nhập ngũ. Anh Trần Thanh Bình vào Nam chiến đấu và hy sinh, anh Trần Văn Hà hy sinh khi đang bắn máy bay Mỹ oanh tạc thị xã Đồng Hới. Đã mấy chục năm nay, gia đình mẹ Suốt mải miết tìm mộ liệt sĩ Trần Thanh Bình nhưng vẫn chưa thấy.
    Trong khi con đang chiến đấu ở miền Nam, mẹ Suốt lúc ấy đã bước vào tuổi sáu mươi, đảm nhiệm công việc đưa bộ đội qua sông dưới mưa bom, bão đạn của giặc Mỹ chỉ bằng chiếc thuyền gỗ ba ván.
    Danh tiếng bà mẹ chở đò vang vọng khắp nước. Mẹ được phong tặng danh hiệu anh hùng. Rồi mẹ được đi dự Đại hội anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc ở thủ đô.
    - Mẹ hy sinh trong trường hợp nào?
    Ông Hùng cho biết, hôm đó là ngày 21-8-1968, trên đường từ Hà Nội về, đến Quảng Bình, tỉnh đội cho xe đưa mẹ về đến bến đò Nhật Lệ, mẹ xách tay nải xuống đò. Hôm ấy, máy bay Mỹ ngừng hoạt động, tàu chiến của chúng từ biển cũng không bắn vào, các đơn vị bộ đội được lệnh nhanh chóng vượt sông sang bờ Nam. Xuống đò, mẹ Suốt giành lấy chèo từ tay cô con gái:
    - Bữa ni mi chống nhiều, để mẹ!
    Các chiến sĩ trên đò nhao lên hỏi mẹ về đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua, về chuyện mẹ được gặp Bác Hồ, mà họ được nghe qua đài, báo. Mẹ Suốt trả lời, tay vẫn quật mạnh mái chèo. Sang đến bến Bảo Ninh, mẹ nói với con gái:
    - Mẹ về làng để biếu mấy bà, mấy ông trong xóm khăn mùi xoa, cho mấy cháu nhỏ vở, bút mực, rồi ra chống đò thay mi.

    Bà mẹ mang chiếc nải cói đi trên vệt đường giữa hai trảng cát. Nắng chiều đang cô lại, cát vàng rực, dáng mẹ bước rất nhanh, bóng mẹ đổ dài trên triền cát. Chợt có tiếng máy bay, hai chiếc phản lực từ biển lao đến thả hai trái bom cực lớn. Bom bi. Trái bom lớn nổ bung, vô số những trái bom con bắn xuống tới tấp, tiếng nổ lụp bụp dội lên. Khi mọi người chạy đến, mẹ Suốt đã hy sinh, thân thể đẫm máu, máu mẹ loang nhanh, thấm xuống đất phù sa lẫn cát.
    Đám tang mẹ được tổ chức trong đêm, không có hoa mà chỉ có những vòng người, dân làng, thương binh đang náu ở bệnh xá, bộ đội pháo phòng không bảo vệ bến đò và các chiến sĩ vừa được mẹ đưa qua đò... Nỗi đau lớn và lòng căm thù giặc khiến ai cũng căm phẫn. Mấy hôm sau, bộ đội pháo cao xạ đã bắn cháy hai máy bay, dân quân vùng Quảng Bình bắn chìm một tàu chiến Mỹ để trả thù cho mẹ.
    Ông Mai nói tiếp:
    - Các anh biết đấy, quê hương mẹ Suốt đã thay đổi nhiều, nhà cửa được xây dựng khang trang, đời sống nhân dân được nâng cao. Đây là thời đầu tư cho con cháu học hành đến nơi đến chốn. Cháu chắt mẹ Suốt đã có đứa vào đại học, có người là vận động viên thể thao như cô Trần Thị Kiều, vận động viên bơi lội, từng đoạt nhiều giải quốc gia, là chắt mẹ Suốt đấy.
    Chiều đã xuống tự lúc nào. Ngoài kia, sông Nhật Lệ đã sâm sẫm tối, sương hay khói bếp phả mờ trên rặng cây trước nhà. Từ bến sông, o Huế quảy gánh đi lên, giọng o thân mật đón khách như người nhà:
    - Mời mấy cô, mấy chú sang nhà tôi uống nước.
    Nhà o ở cạnh nhà ông Mai. Khi chúng tôi sang nhà đã thấy o Huế dọn sẵn mâm cơm trên bàn. Giọng o thân mật:
    - Đến bữa rồi, mời các chú, các o dùng cơm. Cơm gia đình, mấy o, chú đừng ngại.
    Bữa cơm làng quê, gạo Lệ Thủy thổi bằng nồi đất cơm xốp rất dẻo, cá bóng kho tiêu và các loại nhút mít, nhút ngọn đỗ, nhút bèn môn chấm với ruốc tôm do chính o Huế chế biến. Phải, tôi cũng được ăn nhiều loại ruốc nhưng chưa bao giờ thấy ruốc nào ngon đến thế.
    O Huế đứng cạnh mâm xới cơm, tiếp thức ăn cho chúng tôi. Giọng o ân cần, làm chúng tôi nhớ về mẹ Suốt. Người mẹ đã sinh ra những đứa con ưu tú cho Tổ quốc và sống mãi trong lòng đất nước bằng lòng quả cảm của mình.
    Đồng Hới, Tết Đinh Hợi 2007
    NGUYỄN QUỐC TRUNG

  9. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Lại tử vong vì ăn cá nóc
    TP - 20 giờ ngày 11/3, Bệnh viện huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tiếp nhận 2 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn. Nạn nhân là anh Trương Đình Hạc (36 tuổi, trú tại thôn Xuân Hải, Hải Ninh, Quảng Ninh) và con trai là Trương Văn Hòe (11 tuổi).
    Chỉ sau ít phút, vì do ngộ độc quá nặng, ông Hạc đã tử vong. Còn cháu Hòe, tình trạng nguy kịch phải chuyển lên Bệnh viện Việt Nam- Cu Ba.
    Nguyên nhân của vụ ngộ độc này được xác định là do vợ anh Hạc đã dùng gan cá nóc chế biến thức ăn.
    Sau khi ăn chỉ sau chừng 15 phút, anh Hạc và con trai rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Việc ăn cá nóc đã được các phương tiện thông tin đại chúng cảnh báo nhiều lần, nhưng một số người dân vùng biển Hải Ninh vẫn xem thường và chủ quan.
    (Theo Tiền Phong online)
    Được buisuoi sửa chữa / chuyển vào 17:05 ngày 14/03/2007
  10. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình:
    Mổ lấy thai nhi đôi dính ngực
    14-03-2007 16:17:16 GMT +7
    (NLĐO)- Sáng nay (14-3), các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba (Đồng Hới -Quảng Bình) đã thực hiện ca mổ lấy thai nhi đôi 26 tuần tuổi bị dính hoàn toàn phần ngực.
    Sản phụ ở huyện Quảng Trạch, qua thăm khám thai, BV đã thông báo tình trạng thai nhi và động viên gia đình đồng ý mổ lấy thai nhi để bảo đẩm sức khoẻ của bà mẹ. Sau khi mổ, cặp thai nhi (là nữ) sống được hơn 30 phút.
    Theo bác sỹ Phan Xuân Khôi, Trưởng khoa Sản phụ của BV cho biết, năm 1988, BV cũng đã phẫu thuật một trường hợp thai đôi dính ngực tương tự. Sau khi chuyển vào BV Chợ Rẫy để tách đôi thì tử vong. Riêng trường hợp này phát hiện sớm nên mổ khi thai còn non tháng.
    H.Hà(theo NGƯỜI LAO ĐỘNG)

Chia sẻ trang này