1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    ĐUA NHAU XÂY CÔNG SỞ HOÀNH TRÁNG!
    [​IMG]
    Con đường công sở (đường nối từ Hữu Nghị tới Trần Quang Khải) ở phường Nam Lý - Ảnh: Lam Giang
    TT - Trong khi nhiều địa phương đang ?ogom? các cơ quan hành chính vào một nơi tập trung nhằm tiết kiệm tiền thuế và tiện lợi cho người dân thì tại Quảng Bình công sở lại đang tranh nhau mọc lên.
    Ai cũng thích... ở riêng
    Năm 2002, một số cơ quan chức năng tỉnh đề xuất nên qui hoạch và xây dựng khu hành chính tập trung của tỉnh và TP Đồng Hới ở ngã tư đường Hữu Nghị bằng các tòa nhà cao tầng. Nhưng đề xuất này không được tỉnh quan tâm nên dần bị lãng quên. Một cán bộ quản lý về qui hoạch xây dựng của tỉnh nói: ?oChung qui cũng chỉ vì tâm lý... thích ở riêng của lãnh đạo các cơ quan. Ai cũng muốn ở riêng nên chạy để có vốn, có đất xây dựng trụ sở riêng hoành tráng?.
    Phần lớn các công sở mới ở TP Đồng Hới hiện đều trong tình trạng người ít, công sở rộng. Nhiều cơ quan chỉ có 10-15 người nhưng công sở có hội trường thênh thang. Mỗi năm chỉ hội họp một, hai lần rồi bỏ trống.
    Ông Phan Văn Mậu, một người dân ở phường Nam Lý, đứng nhìn những tòa công sở nối nhau dài dằng dặc ở đường Hữu Nghị và ngã ba đường nối Hữu Nghị với Trần Quang Khải, thốt lên: ?oĐi chỗ mô cũng chộ (thấy) công sở là công sở! Không biết họ xây mần chi mà nhiều rứa, chỉ tốn đất, tốn tiền đóng thuế của dân!?.
    Cạnh khu vực sân vận động Đồng Hới, cách đây vài năm có ba cơ quan là Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân và MTTQ tỉnh ?oở chung? một nhà. Sau đó cơ quan Mặt trận... ra ở riêng. Nay Hội Liên hiệp phụ nữ cũng sắp ra đi. Bà Phí Thị Minh Châu, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, giải thích: ?oMặt trận đi trước rồi thì hội phụ nữ cũng phải xây dựng riêng. Hiện nay cả tỉnh cơ quan nào cũng ở độc lập, hội phụ nữ muốn ở chung cũng không ở được với ai. Vả lại ở độc lập vẫn có cái hay của nó?. Công sở mới của hội phụ nữ được xây tại đường Trần Quang Khải, đang lên tầng ba khá đồ sộ, trong khi biên chế hội chưa tới 20 người.
    Ông Nguyễn Đảng, giám đốc Sở Tài chính tỉnh, nhận xét: ?oNgoài tâm lý muốn ở riêng còn có sự phân bì nhau giữa các cơ quan! Cũng là cơ quan nhà nước như nhau, tại sao anh xây được mà tôi thì không??. Ông Đảng cũng cho biết mới nhất có Sở Lao động - thương binh và xã hội, Sở Giáo dục - đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh... vừa xây xong hoặc đang xây trụ sở riêng. Tuy nhiên, đó chỉ là các trụ sở được ngân sách tỉnh cấp vốn. Nhiều công trình đang xây dựng, nguồn vốn đầu tư do các ngành ở trung ương cấp như trụ sở của Tòa án nhân dân tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh...
    Đường Nguyễn Hữu Cảnh ở phường Hải Đình là điển hình về ?ođường công sở?. Hàng chục công sở nằm liền nhau trên suốt chiều dài hàng kilômet: MTTQ tỉnh, Ban Dân tộc miền núi - tôn giáo, Trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề (Hội Nông dân), Thanh tra, Bảo hiểm xã hội, Thi hành án dân sự, Tòa án Đồng Hới, Liên minh hợp tác xã... Đường Hữu Nghị thì nhan nhản các công sở: Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em, Thành đoàn Đồng Hới, Sở Giáo dục - đào tạo, Sở Tư pháp... Đường nối Hữu Nghị với Trần Quang Khải có trụ sở Hội Nhà báo, Thi hành án dân sự Đồng Hới, Thanh tra giao thông...
    Riêng số công sở của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước xây mới và cải tạo lớn hoàn thành năm 2003 có chín công trình, năm 2004 có tám công trình, năm 2005 đến nay cũng gần 10 công trình. ?oNỗi khát khao? có trụ sở riêng vẫn âm ỉ cháy trong nhiều cơ quan khác!
    Nhưng đó chỉ mới là các cơ quan thuộc cấp tỉnh, còn TP Đồng Hới cũng có các cơ quan tương tự như vậy và mỗi cơ quan của TP cũng mọc lên một trụ sở riêng.
    Tốn tiền, tốn đất, làm xấu đô thị
    Riêng tòa nhà làm việc của Sở Lao động - thương binh & xã hội được xây với kinh phí 2,3 tỉ đồng, trên khu đất rộng 3.800m2. Trụ sở Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh (ảnh) được xây với kinh phí 2,014 tỉ đồng, trên diện tích đất gần 2.000m2.
    Các nhà quản lý, nhà chuyên môn về xây dựng ở tỉnh cho rằng việc xây dựng quá nhiều công sở như hiện nay làm lãng phí tiền thuế của dân và làm xấu bộ mặt đô thị trẻ này. Ông Nguyễn Đảng khẳng định: ?oNếu các cơ quan nhà nước có liên quan với nhau trong công việc mà được qui vào một mối thì tốt biết mấy. Qua đó sẽ tiết kiệm được rất nhiều ngân sách xây dựng công sở, tiết kiệm được đất đai?.
    Bởi mỗi công sở có qui mô hai ba tầng, rộng vài trăm mét vuông thôi, trung bình đã tốn cả tỉ đồng. Tính riêng từ năm 2001-2006 tổng mức đầu tư xây dựng công sở cho các cơ quan quản lý nhà nước lên đến 64,2 tỉ đồng. Hàng chục công sở nữa nếu tiếp tục được xây lên sẽ tốn biết bao tiền của của dân? Đó sẽ là một con số khổng lồ! Để có đất xây dựng công sở và phát triển cơ sở hạ tầng ở TP Đồng Hới, tỉnh đã lấy hơn 50ha đất sản xuất của nông dân Đồng Phú, Nam Lý.
    ?oVề mặt kiến trúc, bộ mặt đô thị Đồng Hới hiện đại trong tương lai đã bị xé nát vì những công sở lẻ tẻ mọc lên khắp nơi? - một nhà chuyên môn cảnh báo. Tòa nhà bốn tầng tọa lạc trên đám đất ruộng gần 1.500m2 ở đường Hai Bà Trưng, trụ sở mới của Sở Lao động - thương binh và xã hội, được xem là điển hình của sự làm xấu cảnh quan đô thị từ các công sở. Tòa nhà này được thiết kế là một hình khối lép kẹp. Đã vậy những khu vực tập trung nhà cao tầng ở các nơi đẹp, dễ tạo ấn tượng cho đô thị bị chiếm dụng bằng các công sở chỉ cao một, hai tầng.
    KTS Đặng Đức Dục - giám đốc Sở Xây dựng Quảng Bình - nói: ?oViệc tập trung công sở trong các tòa nhà cao tầng như khối kế hoạch - thống kê - khoa học công nghệ, khối đoàn thể như nông dân - mặt trận - phụ nữ... là có lợi. Sở từng đề nghị như vậy nhưng không được thực hiện. Các công sở đua nhau làm mới gây ra hiện tượng chiếm đất, làm nát vụn đô thị. Tỉnh nên rà soát lại các công sở, từ đó tập trung lại trong ba hoặc bốn tòa nhà cao tầng để tiết kiệm, hơn nữa tạo cho đô thị có chiều cao về kiến trúc. Nếu hôm nay chúng ta không làm tốt, làm đúng việc xây dựng thì mai sau con cháu sẽ trách cứ chúng ta?.
    LAM GIANG (THEO TUOI TRE)
  2. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Rừng phòng hộ ở Quảng Bình bị chặt phá
    Chính quyền vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn

    SGGP:: Cập nhật ngày 23/03/2007 lúc 14:59''(GMT+7)
    Báo SGGP 12Giờ ngày 9-3-2007 đã có bài viết ?oPhá rừng để? trồng rừng? phản ánh hàng ngàn hécta rừng bị chặt trắng ở Quảng Trị. Mới đây, lại thêm một vụ phá rừng phòng hộ nghiêm trọng xảy ra tại Tiểu khu 167: cả trăm hécta rừng ở hai xã Quảng Lưu và Quảng Châu (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) tiếp tục bị tàn phá. Đáng nói, khi phát hiện vụ việc, chính quyền và ngành chức năng huyện Quảng Trạch vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn.
    [​IMG]
    Một góc rừng dẻ Tiểu khu 167 bị phá tan hoang
    Sau khi nhận thông tin của người dân về cả trăm hécta rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Vực Tròn tại địa bàn hai xã Quảng Lưu và Quảng Châu (Quảng Trạch) lại bị chặt phá tan hoang, ngày 10-3-2007, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường. Tại Tiểu khu 167, khu vực khe Do và Sũng Nây, 3 ngọn đồi với diện tích ước tính cả trăm hécta đã bị chặt trắng.
    Những cánh rừng dẻ, cây cao trên 3m, đường kính hơn 30cm vừa bị đốn hạ nằm ngổn ngang, thân cây còn ứa nhựa tươi. Hàng chục người dân đang vô tư đốn hạ cây một cách không thương tiếc, tiếng rìu, tiếng búa vang vọng cả cánh rừng.
    Bên cạnh những khoảnh rừng dẻ vừa mới bị hạ, có khá nhiều khoảnh rừng sau khi đốn hạ, người dân còn đốt luôn. Điều khó hiểu là chính quyền hai xã Quảng Lưu và Quảng Châu và Hạt Kiểm lâm Quảng Trạch đã biết việc phá rừng, nhưng chúng tôi tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một cán bộ nào.
    Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, việc chặt phá rừng ở đây diễn ra từ sau Tết Nguyên đán, mỗi ngày có trên dưới 40 người dân vào rừng chặt phá. Và khởi nguồn của việc này là ?ongười dân nghe tin xã?có tờ trình lên huyện xin phê duyệt chuyển một phần diện tích rừng phòng hộ tại Tiểu khu 167 sang rừng sản xuất. Theo đó, rừng sẽ được giao cho địa phương quản lý, địa phương sẽ giao lại cho dân?... Vì vậy, người dân đã đua nhau phá rừng để ?oxí phần? đất trước, đặt chính quyền địa phương vào thế việc đã rồi, như đã từng diễn ra tại các xã: sau khi phá rừng, chính quyền lại giao chính diện tích đó để người dân? trồng rừng !?
    Theo ghi nhận của chúng tôi, không riêng Tiểu khu 167, rừng tại các xã Quảng Thạch, Quảng Châu, Quảng Lưu cũng bị đốn hạ vô tư để sau đó? trồng lại rừng (chủ yếu là bạch đàn và keo lai).
    *
    Rừng mất, trách nhiệm là ở chủ rừng !?
    Chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Phan Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, người được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Thế nhưng rất bất ngờ khi chính ông Khoa cũng chưa có thông tin cụ thể về vụ này, dù rằng trước đó, ngày 8-3-2007, đã có đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đi kiểm tra hiện trường.
    Sau khi gọi ông Nguyễn Thuận Nhơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện đến, ông Khoa mới có được kết quả của đoàn kiểm tra liên ngành (gồm Hạt Kiểm lâm, Huyện đội, UBND xã Quảng Lưu) và bản báo cáo của xã Quảng Lưu về việc rừng tại địa bàn xã bị chặt phá đề ngày 9-3-2007.
    Theo biên bản của đoàn kiểm tra liên ngành, ngày 8-3-2007, tại vùng rừng khe Do, xã Quảng Lưu có 10ha rừng dẻ bị chặt, xã Quảng Châu có 40ha rừng bị chặt trắng. Đoàn kiểm tra đã có kiến nghị các cấp thẩm quyền có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời, nhưng không hiểu sao, bản kiến nghị vẫn chưa đến? bàn ông Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực này để xử lý vụ việc. Điều này đã lý giải phần nào việc có kiểm tra nhưng không có động thái ngăn chặn, xử lý. Nếu như không có buổi làm việc với phóng viên, không biết đến bao giờ bản báo cáo của đoàn kiểm tra mới đến được tay ông Phan Văn Khoa (?! )
    Điều đáng nói là đến thời điểm trên, địa phương có diện tích rừng bị chặt phá khá lớn là xã Quảng Châu vẫn chưa hề báo cáo với huyện và cuộc kiểm tra của đoàn liên ngành cũng không có mặt chính quyền xã Quảng Châu?! Điều khiến dư luận bức xúc là, BQL rừng phòng hộ Quảng Trạch đã ?obiến? đi đâu trong khi người dân ào ạt phá rừng ?
    Biện pháp nào ngăn chặn tình trạng phá rừng ở Tiểu khu 167, ông Nguyễn Thuận Nhơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện trả lời: ?oTrách nhiệm này thuộc về BQL rừng phòng hộ Quảng Trạch, còn Hạt Kiểm lâm chỉ có trách nhiệm báo cáo sự việc?. Chúng tôi thắc mắc vì sao đoàn liên ngành của huyện đi kiểm tra lại không có mặt chủ rừng, ông Khoa cho rằng: ?oDo không biết địa chỉ và số điện thoại của BQL rừng phòng hộ Quảng Trạch, nên huyện không thể liên lạc được? (!?).
    Trong khi rừng tiếp tục bị tàn sát, ông Nhơn kiến nghị với ông Khoa nên tổ chức lực lượng kiểm tra lại và làm việc với chủ rừng cũng như chính quyền địa phương các xã. Còn ông Khoa thì hứa sẽ lập ngay đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tình hình phá rừng tại Tiểu khu 167, đồng thời yêu cầu chủ rừng lập biên bản, làm căn cứ cho cơ quan công an điều tra làm rõ việc phá rừng, từ đó có biện pháp xử lý hình sự hoặc hành chính đối với những người dân có hành vi phá rừng...
    Vậy là đã rõ, chính quyền địa phương, đặc biệt là BQL rừng phòng hộ Quảng Trạch đã quá thờ ơ và buông lỏng quản lý, dẫn đến cả trăm hécta rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Vực Tròn (Tiểu khu 167) bị chặt trắng không thương tiếc. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến vụ phá rừng này để thông tin đến bạn đọc.
    MINH PHONG - TRƯỜNG SƠN (theo Sai Gon giai phong)
  3. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    "GIẢI MẴ" MỘT BỨC ẢNH
    [​IMG]
    Y tá Nguyễn Thị Luẫn băng bó vết thương cho đại úy phi công Gráp bị bắt sống tại Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình ngày 26-1-1966. Ảnh tư liệu
    Tháng 2-2004, nhân một lần đến khai thác tư liệu ảnh tại nhà văn hóa thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), đồng chí trưởng phòng có cho tôi xem bức ảnh ghi lại một cô dân quân đang băng bó vết thương cho một phi công Mỹ. Lâu ngày, bị thất lạc, bức ảnh không có lời thuyết minh. Cô gái trong bức ảnh là ai? Câu hỏi đó thôi thúc tôi suốt hai năm trời. Đầu tháng 10-2006, nhân chuyến ra Hà Nội công tác, tôi đã tìm đến Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam. Chị Hằng, cán bộ của Bảo tàng bấm máy tính, cung cấp cho tôi tư liệu mà bảo tàng hiện có về bức ảnh. Đó là viên đại úy phi công, lái máy bay RF-101, có tên là Gráp (GRUPP WILMCR NEWLIN) bị quân và dân Quảng Bình bắn rơi ngày 26-1-1966 tại xã Sơn Trạch miền tây huyện Bố Trạch, Quảng Bình.
    Tôi tìm về Sơn Trạch. Đồng chí Hòa-Chủ tịch UBND xã-liền cho người lên xe cùng tôi về thôn 2-Phong Nha.
    Bà Nguyễn Thị Luẫn năm nay 64 tuổi, nước mắt trào ra khi nhìn lại mình trong bức ảnh cách đây 40 năm, lúc đang băng bó vết thương cho phi công Gráp. Bà kể: Vào giữa trưa mồng 6 tết Bính Ngọ, tức ngày 26-1-1966, một tốp máy bay đến đánh phá phà Xuân Sơn trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Pháo phòng không nổ dậy trời. Một máy bay bốc cháy, đâm sầm xuống phía tây núi đá Phong Nha và một cánh dù đỏ từ từ rơi xuống giữa trập trùng dãy núi đá vôi Lèn Hạ.
    Hơn một giờ sau, phi công Gráp được dân quân du kịch vây bắt, giải về. Vì xuống núi đá không quen, Gráp vấp ngã, toạc cả quần. Máu bầm tím đầu gối, mọi người đổ xô ra hò hét: "Giết nó đi! Giết nó đi!". Trước đó một ngày, một đại đội pháo phòng không của bộ đội gồm 3 khẩu đội vừa chuyển từ ngoài Bắc vào, mới triển khai đội hình thì máy bay Mỹ lao đến ném bom. Nhiều chiến sĩ hy sinh ngay tại trận. Nhân dân đã đi mai táng các liệt sĩ trong nỗi xúc động nghẹn ngào và sự căm thù vô hạn. Thế nhưng, giờ đây tù binh Gráp lại được bảo vệ cẩn mật. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Sơn Trạch cùng anh em dân quân đứng ra làm hàng rào ngăn cản để không ai được lao vào hành hung Gráp. Bà Nguyễn Thị Luẫn, y tá dân quân được điều đến. Bàn tay dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam nhẹ nhàng lau từng vết máu cho Gráp, sát trùng vết thương bằng cồn, xoa bóp bằng dầu và băng bó vết thương kỹ càng cho hắn. Chị không quên tiêm một ống thuốc giảm đau và một ống thuốc trợ sức trước khi cho Gráp xuống thuyền, theo sông Son để dẫn về huyện đội Bố Trạch.
    - Thế ai là người trực tiếp bắt sống Gráp?-Tôi hỏi.
    Bà Nguyễn Thị Luẫn tươi cười:
    - Ông nhà tôi đó!
    Ông Hồ Văn Khuyên có lẽ bản tính ít nói nên trước yêu cầu của tôi, chỉ thuật lại đôi lời vắn tắt:
    - Lúc đó tôi là đại đội phó tham gia trực chiến với trung đội dân quân ở trận địa Phong Nha, bảo vệ bến phà Xuân Sơn. Thấy máy bay rơi và phi công nhảy dù, cả trung đội trèo lên núi đá vôi Lèn Hạ để vây bắt. Mọi người sục từng gốc cây, hang đá. Mũi của tôi gồm 2 người. Tôi và Nguyễn Văn Quỳnh đến gần một cái hang trên núi, thấy Gráp đang ngồi trên phiến đá, tay lăm lăm súng lục. Tôi ra hiệu Nguyễn Văn Quỳnh dừng lại, còn mình bò ra phía sau, bất thần xông đến, đánh mạnh vào tay Gráp làm súng văng ra. Quỳnh cũng kịp lao đến, thế là Gráp bị bắt sống. Có lẽ chưa quen xuống núi đá vôi nên Gráp luôn bị ngã. Tôi và Quỳnh phải dìu hắn, mãi hơn một giờ sau mới xuống được?
    Ông Hồ Văn Khuyên và bà Nguyễn Thị Luẫn sau đó được huyện Bố Trạch cấp giấy khen và tình yêu giữa họ nảy nở. Năm 1972, ông Khuyên được điều vào chiến trường B, chiến đấu ở mặt trận Đường 9-Khe Sanh-Quảng Trị. Năm 1975, ông ra quân và xây dựng gia đình với bà Nguyễn Thị Luẫn. Lúc đó ông 38, còn bà 31 tuổi. Hiện nay họ có 6 người con, 4 trai, 2 gái. Các con trai, con gái lớn đều có gia đình, nay chỉ còn 2 cậu con trai út đang sống với ông bà. Với 3 sào ruộng khoán và chăn nuôi gà, lợn trong nhà, cuộc sống vật chất của gia đình ông Khuyên và bà Luẫn quả thật là khó khăn. Theo UBND xã Sơn Trạch cho biết, ông Khuyên và bà Luẫn là những công dân tốt, họ sống thật thà, ngay thẳng được dân làng yêu quý. Họ đều tham gia Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi? và đóng góp nhiều công sức để xây dựng làng xóm quê hương.
    - Thế ai là người chụp bức ảnh này?-Tôi hỏi.
    Bà Nguyễn Thị Luẫn lắc đầu:
    - Lúc đó lúi húi băng bó cho thằng Mỹ, nào tôi có biết ai chụp ảnh. Bây giờ nhìn thấy ảnh tôi mới biết rõ công việc của mình lúc đó.
    Tác giả bức ảnh là ai, nay đang ở đâu? Chúng tôi còn tìm thấy một bức ảnh thế này nữa nhưng có thêm hình ảnh ông Hồ Văn Khuyên cầm súng đứng đằng sau cảnh giới cho bà Luẫn đang băng bó vết thương Gráp ở trang web http://z.about.com/d/history1900s/1/0/h/O/viet78.jpg. Tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam còn có thêm bức ảnh hai người cầm súng cảnh giới đứng đằng sau bà Luẫn và Gráp là ông Hồ Văn Khuyên và Nguyễn Văn Quỳnh. Theo tôi nghĩ, nó xứng đáng là những bức ảnh sinh động về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

    HỒ NGỌC DIỆP

    Quân Đội Nhân Dân
    Được buisuoi sửa chữa / chuyển vào 07:24 ngày 25/03/2007
  4. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: đã khống chế được bệnh lở mồm long móng
    TT (Quảng Bình) - Ngày 25-3, theo tin từ Chi cục Thú y tỉnh, dịch bệnh lở mồm long móng ở đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh đã được khống chế. 396/445 con trâu, bò bị bệnh đã được chữa trị khỏi triệu chứng lâm sàng.
    Từ ngày 6-3, sau khi phát sinh điểm dịch tại thôn 2, xã Lộc Ninh (TP Đồng Hới), đến nay trên địa bàn tỉnh không còn xuất hiện thêm các ổ dịch bệnh mới. Toàn tỉnh đã tiêm gần 800 liều văcxin cho đàn trâu, bò tại các ổ dịch và 7.990 liều văcxin ở vùng đệm quanh ổ dịch.
    Tuy vậy, theo ông Phạm Hồng Sơn, chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, công tác phòng chống dịch lở mồm long móng vẫn được đặt lên hàng đầu ở các địa phương. Chi cục vẫn duy trì việc giám sát, kiểm tra giết mổ và vận chuyển gia súc vào ra tại các vùng dịch.
    L.GIANG(theo tuổi trẻ)
    _____________________________________________________
    Quảng Bình không còn "cai thầu" điện nông thôn
    [​IMG]
    Công nhân Điện lực Quảng Bình
    cải tạo lưới điện Tây Đồng Hới.
    ND- Với sự chỉ đạo của Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN), trực tiếp là Công ty Ðiện lực 3 (PC3), trong những năm qua, Ðiện lực Quảng Bình đã có bước phát triển trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa, nhất là hệ thống đường dây truyền tải điện và trạm biến áp.
    Nhờ đó, đến nay, Ðiện lực Quảng Bình liên tục bảo đảm tiếp nhận an toàn nguồn điện quốc gia, cơ bản cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, du lịch, dịch vụ và đời sống trên địa bàn với mức tăng hơn 20%/năm.
    Năm 2007, Ðiện lực Quảng Bình có kế hoạch cung ứng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong toàn tỉnh 316 triệu kW giờ điện thương phẩm, tăng 46 triệu kW giờ so năm 2006; phấn đấu tiết kiệm ba triệu kW giờ điện và giảm tỷ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối xuống còn dưới 5,7%.
    Nét nổi bật là, Ðiện lực Quảng Bình đã hoàn chỉnh và đưa vào vận hành Dự án cải tạo nâng cấp lưới điện TP Ðồng Hới bằng nguồn vốn của ADB và hoàn thành hai Dự án điện nông thôn cấp điện cho hai xã vùng sâu, vùng xa là Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy và Trường Sơn, huyện Quảng Ninh với tổng số vốn đầu tư hơn 18 tỷ đồng. Ðây là hai xã cuối cùng của Quảng Bình có điện quốc gia, đưa số hộ nông thôn trong toàn tỉnh có điện lưới điện quốc gia lên hơn 98%, vào loại cao nhất của cả nước. Ðầu xuân 2007, hàng nghìn hộ dân nông thôn vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số lần đầu có điện thắp sáng, chạy máy thu hình, thu thanh đón xuân hết sức vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc.
    Ngành đã hoàn tất việc tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn và nông, lâm trường; đồng thời đã khẩn trương triển khai công tác sửa chữa lớn lưới điện trung áp này và tích cực tham mưu cho các hợp tác xã dịch vụ điện về kỹ thuật và công tác quản lý. Ngoài việc trực tiếp bán điện cho hộ sử dụng và người dân, ở Quảng Bình hiện chỉ còn hợp tác xã dịch vụ điện, chấm dứt mọi hình thức "cai thầu điện nông thôn". Nhìn tổng thể, giá điện do hợp tác xã quản lý bán cho hộ nông dân trong phạm vi toàn tỉnh đều đạt dưới giá trần 700 đồng/kW giờ do Chính phủ quy định. Nhiều hợp tác xã quản lý giỏi đã có lãi, bước đầu có tích lũy để tái đầu tư nâng cấp lưới điện. Tổng số khách hàng đã ký hợp đồng bán điện trong năm qua là 62.832 hộ, tăng 3.499 hộ so với năm trước. Ðiện lực Quảng Bình đang chỉ đạo các chi nhánh ký lại hợp đồng mua bán điện theo Luật Ðiện lực và đến nay đã ký được gần 40.000 hợp đồng, đạt 64,87% tổng số hợp đồng cần phải ký lại theo đúng luật định.
    Ðể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho các ngành kinh tế và triệt để sử dụng điện tiết kiệm, PC3 đã giao kế hoạch sản lượng điện mua từng tháng theo giờ bình thường, giờ cao điểm, giờ thấp điểm và thực hiện giá bán điện nội bộ theo giá cao đối với phần sản lượng điện vượt kế hoạch giao đối với giờ cao điểm và giờ bình thường. Việc giao thực hiện kế hoạch sản lượng điện theo các giờ này đặt ra cho các trưởng đơn vị, các trưởng phòng, ban, đơn vị trong Ðiện lực Quảng Bình phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp kỹ thuật đồng bộ, hợp lý, khoa học từ phương thức cấp điện, sa thải phụ tải theo thứ tự ưu tiên hợp lý, cân đối công suất các trạm biến áp nguồn, thực hiện tiết giảm công suất và sản lượng điện theo yêu cầu điều độ của A3. Việc thực hiện đăng ký cắt điện để sửa chữa, bảo dưỡng đường dây, trạm biến áp, theo dõi sản lượng điện một số cơ quan công sở, các phụ tải lớn để trao đổi, bàn bạc giữa nhà cung cấp điện và người mua điện được gắn bó chặt chẽ, từ đó có phương án tiết kiệm điện tối ưu một cách hợp lý, đưa lại lợi ích thiết thực cho cả nhà kinh doanh điện và hộ sử dụng điện.
    Ngành đã hoàn thành kế hoạch sửa chữa lớn 12 công trình và hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ bản 17 công trình với tổng số vốn đầu tư 18,134 tỷ đồng, tăng thêm một bước năng lực tiếp nhận và cung ứng điện an toàn liên tục với sản lượng tăng cao hơn trước; đồng thời triển khai đợt đầu các dự án viễn thông điện lực (EVN Telecom), phát triển gần 5.000 thuê bao các loại, trong đó E.com chiếm gần 4.100 thuê bao, chủ yếu là vùng ven biển phục vụ đánh bắt thủy, hải sản và vận tải thủy. Ðáng chú ý là hơn 10 tỷ đồng đã được đầu tư vào địa bàn huyện Quảng Trạch để cải tạo lưới điện nâng cấp lên 22 kV khu vực thị trấn Ba Ðồn và các xã phụ cận; sửa chữa lớn tuyến trục chính 35 kV Ba Ðồn - Minh Cầm và Ba Ðồn - Ròn; sửa chữa lớn lưới điện 10 kV khu vực Ròn và khu vực phía nam huyện Quảng Trạch; sửa chữa và bảo dưỡng 100 trạm biến áp, nâng cao độ tin cậy của hệ thống lưới điện. Nhờ đó, đã giảm lượng điện dùng để truyền tải và phân phối, bảo đảm chất lượng điện áp tại ranh giới mua, bán điện giữa ngành điện và khách hàng, giảm hẳn suất sự cố lưới điện. Các đơn vị đã căn chỉnh được 14.772 đồng hồ đo điện các loại, thí nghiệm đóng điện 48 công trình, thí nghiệm định kỳ 68 trạm biến áp, thí nghiệm 166 thiết bị điện các loại; xây dựng được 13 trạm biến áp "an toàn - sáng - xanh - sạch - đẹp", góp phần bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục cho sản xuất và đời sống của xã hội. Ngành cũng đang khẩn trương triển khai xây dựng 11 công trình điện với tổng số vốn đầu tư hơn 41.726 tỷ đồng để nâng cao năng lực và chất lượng truyền tải, phân phối điện. Ðồng thời, khẩn trương hoàn thành dự án Viễn thông điện lực giai đoạn 4, hoàn thành lắp dựng 18 trạm BTS, đủ khả năng phủ sóng trên phạm vi toàn tỉnh để phát triển thuê bao mới.
    Hồng Phương
  5. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0

    Quảng Bình: đã khống chế được bệnh lở mồm long móng
    TT (Quảng Bình) - Ngày 25-3, theo tin từ Chi cục Thú y tỉnh, dịch bệnh lở mồm long móng ở đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh đã được khống chế. 396/445 con trâu, bò bị bệnh đã được chữa trị khỏi triệu chứng lâm sàng.
    Từ ngày 6-3, sau khi phát sinh điểm dịch tại thôn 2, xã Lộc Ninh (TP Đồng Hới), đến nay trên địa bàn tỉnh không còn xuất hiện thêm các ổ dịch bệnh mới. Toàn tỉnh đã tiêm gần 800 liều văcxin cho đàn trâu, bò tại các ổ dịch và 7.990 liều văcxin ở vùng đệm quanh ổ dịch.
    Tuy vậy, theo ông Phạm Hồng Sơn, chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, công tác phòng chống dịch lở mồm long móng vẫn được đặt lên hàng đầu ở các địa phương. Chi cục vẫn duy trì việc giám sát, kiểm tra giết mổ và vận chuyển gia súc vào ra tại các vùng dịch.
    L.GIANG(theo tuổi trẻ)
    _____________________________________________________
    Quảng Bình không còn "cai thầu" điện nông thôn
    [​IMG]
    Công nhân Điện lực Quảng Bình
    cải tạo lưới điện Tây Đồng Hới.
    ND- Với sự chỉ đạo của Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN), trực tiếp là Công ty Ðiện lực 3 (PC3), trong những năm qua, Ðiện lực Quảng Bình đã có bước phát triển trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa, nhất là hệ thống đường dây truyền tải điện và trạm biến áp.
    Nhờ đó, đến nay, Ðiện lực Quảng Bình liên tục bảo đảm tiếp nhận an toàn nguồn điện quốc gia, cơ bản cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, du lịch, dịch vụ và đời sống trên địa bàn với mức tăng hơn 20%/năm.
    Năm 2007, Ðiện lực Quảng Bình có kế hoạch cung ứng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong toàn tỉnh 316 triệu kW giờ điện thương phẩm, tăng 46 triệu kW giờ so năm 2006; phấn đấu tiết kiệm ba triệu kW giờ điện và giảm tỷ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối xuống còn dưới 5,7%.
    Nét nổi bật là, Ðiện lực Quảng Bình đã hoàn chỉnh và đưa vào vận hành Dự án cải tạo nâng cấp lưới điện TP Ðồng Hới bằng nguồn vốn của ADB và hoàn thành hai Dự án điện nông thôn cấp điện cho hai xã vùng sâu, vùng xa là Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy và Trường Sơn, huyện Quảng Ninh với tổng số vốn đầu tư hơn 18 tỷ đồng. Ðây là hai xã cuối cùng của Quảng Bình có điện quốc gia, đưa số hộ nông thôn trong toàn tỉnh có điện lưới điện quốc gia lên hơn 98%, vào loại cao nhất của cả nước. Ðầu xuân 2007, hàng nghìn hộ dân nông thôn vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số lần đầu có điện thắp sáng, chạy máy thu hình, thu thanh đón xuân hết sức vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc.
    Ngành đã hoàn tất việc tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn và nông, lâm trường; đồng thời đã khẩn trương triển khai công tác sửa chữa lớn lưới điện trung áp này và tích cực tham mưu cho các hợp tác xã dịch vụ điện về kỹ thuật và công tác quản lý. Ngoài việc trực tiếp bán điện cho hộ sử dụng và người dân, ở Quảng Bình hiện chỉ còn hợp tác xã dịch vụ điện, chấm dứt mọi hình thức "cai thầu điện nông thôn". Nhìn tổng thể, giá điện do hợp tác xã quản lý bán cho hộ nông dân trong phạm vi toàn tỉnh đều đạt dưới giá trần 700 đồng/kW giờ do Chính phủ quy định. Nhiều hợp tác xã quản lý giỏi đã có lãi, bước đầu có tích lũy để tái đầu tư nâng cấp lưới điện. Tổng số khách hàng đã ký hợp đồng bán điện trong năm qua là 62.832 hộ, tăng 3.499 hộ so với năm trước. Ðiện lực Quảng Bình đang chỉ đạo các chi nhánh ký lại hợp đồng mua bán điện theo Luật Ðiện lực và đến nay đã ký được gần 40.000 hợp đồng, đạt 64,87% tổng số hợp đồng cần phải ký lại theo đúng luật định.
    Ðể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho các ngành kinh tế và triệt để sử dụng điện tiết kiệm, PC3 đã giao kế hoạch sản lượng điện mua từng tháng theo giờ bình thường, giờ cao điểm, giờ thấp điểm và thực hiện giá bán điện nội bộ theo giá cao đối với phần sản lượng điện vượt kế hoạch giao đối với giờ cao điểm và giờ bình thường. Việc giao thực hiện kế hoạch sản lượng điện theo các giờ này đặt ra cho các trưởng đơn vị, các trưởng phòng, ban, đơn vị trong Ðiện lực Quảng Bình phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp kỹ thuật đồng bộ, hợp lý, khoa học từ phương thức cấp điện, sa thải phụ tải theo thứ tự ưu tiên hợp lý, cân đối công suất các trạm biến áp nguồn, thực hiện tiết giảm công suất và sản lượng điện theo yêu cầu điều độ của A3. Việc thực hiện đăng ký cắt điện để sửa chữa, bảo dưỡng đường dây, trạm biến áp, theo dõi sản lượng điện một số cơ quan công sở, các phụ tải lớn để trao đổi, bàn bạc giữa nhà cung cấp điện và người mua điện được gắn bó chặt chẽ, từ đó có phương án tiết kiệm điện tối ưu một cách hợp lý, đưa lại lợi ích thiết thực cho cả nhà kinh doanh điện và hộ sử dụng điện.
    Ngành đã hoàn thành kế hoạch sửa chữa lớn 12 công trình và hoàn thành kế hoạch xây dựng cơ bản 17 công trình với tổng số vốn đầu tư 18,134 tỷ đồng, tăng thêm một bước năng lực tiếp nhận và cung ứng điện an toàn liên tục với sản lượng tăng cao hơn trước; đồng thời triển khai đợt đầu các dự án viễn thông điện lực (EVN Telecom), phát triển gần 5.000 thuê bao các loại, trong đó E.com chiếm gần 4.100 thuê bao, chủ yếu là vùng ven biển phục vụ đánh bắt thủy, hải sản và vận tải thủy. Ðáng chú ý là hơn 10 tỷ đồng đã được đầu tư vào địa bàn huyện Quảng Trạch để cải tạo lưới điện nâng cấp lên 22 kV khu vực thị trấn Ba Ðồn và các xã phụ cận; sửa chữa lớn tuyến trục chính 35 kV Ba Ðồn - Minh Cầm và Ba Ðồn - Ròn; sửa chữa lớn lưới điện 10 kV khu vực Ròn và khu vực phía nam huyện Quảng Trạch; sửa chữa và bảo dưỡng 100 trạm biến áp, nâng cao độ tin cậy của hệ thống lưới điện. Nhờ đó, đã giảm lượng điện dùng để truyền tải và phân phối, bảo đảm chất lượng điện áp tại ranh giới mua, bán điện giữa ngành điện và khách hàng, giảm hẳn suất sự cố lưới điện. Các đơn vị đã căn chỉnh được 14.772 đồng hồ đo điện các loại, thí nghiệm đóng điện 48 công trình, thí nghiệm định kỳ 68 trạm biến áp, thí nghiệm 166 thiết bị điện các loại; xây dựng được 13 trạm biến áp "an toàn - sáng - xanh - sạch - đẹp", góp phần bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục cho sản xuất và đời sống của xã hội. Ngành cũng đang khẩn trương triển khai xây dựng 11 công trình điện với tổng số vốn đầu tư hơn 41.726 tỷ đồng để nâng cao năng lực và chất lượng truyền tải, phân phối điện. Ðồng thời, khẩn trương hoàn thành dự án Viễn thông điện lực giai đoạn 4, hoàn thành lắp dựng 18 trạm BTS, đủ khả năng phủ sóng trên phạm vi toàn tỉnh để phát triển thuê bao mới.
    Hồng Phương (nhan dan)
  6. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: xử lý việc ?ođua nhau xây công sở hoành tráng?
    TT - Ngày 23-3, báo Tuổi Trẻ đăng bài ?oĐua nhau xây công sở hoành tráng?, phản ánh tình trạng xây dựng nhiều công sở các cơ quan hành chính, đoàn thể... của tỉnh trên địa bàn TP Đồng Hới làm lãng phí tiền của và đất đai, làm xấu đô thị...
    Ngày 24-3, Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình đã có công văn gửi UBND tỉnh, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Hà Hùng Cường, bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý việc báo nêu.
    Đồng thời UBND tỉnh có công văn gửi ban biên tập báo Tuổi Trẻ nói rõ tình hình và trả lời cho báo theo Luật báo chí.
    L.GIANG(theo tuoi tre)
    _____________________________________________________
    Thức cùng người 27 năm không ngủ
    [​IMG]
    Kiến Giang
    Anh Kha thay bóng đèn xe máy giữa đêm khuya
    Ở đội Xung Kích, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có người đàn ông độc thân không hề chợp mắt ngủ 27 năm qua. Anh là Nguyễn Văn Kha. Một đêm thức cùng anh, chúng tôi hiểu thêm phần nào tình cảm và tâm tư của người đàn ông đặc biệt này...
    Đêm cũng như ngày
    Vượt 30 cây số, đến nhà anh khi trời đã nhá nhem tối. Một người đàn ông bước ra từ trong căn nhà nhỏ lạnh lẽo, tôi hỏi sao anh không bật đèn lên, anh cười bí ẩn. Ngôi nhà do anh và em trai dựng bằng gỗ rất chắc chắn, các khớp kèo được nối tỉ mỉ, chạm trổ hoa văn. Anh bảo: "Từ khi bố mẹ chuyển sang ở với em trai, mình thu bớt một gian, còn hai gian ở cho đỡ trống trải". Quê ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, bố của anh đi bộ đội rồi ở lại làm kinh tế tại Nông trường Việt Trung sau đó đưa mẹ con anh vào luôn. Lúc đó anh mới hơn 2 tuổi. Vào Quảng Bình, mẹ anh sinh thêm 5 người con nữa.
    Biết tôi ở lại, anh hồ hởi, nhưng: "Gạo hết rồi, chiều định đưa lúa đi xay mà muộn quá nên thôi. Đành mì tôm vậy!". Đêm ấy, chúng tôi tâm sự với nhau như hai người bạn tri kỷ lâu ngày gặp lại, anh kể hết chuyện này sang chuyện khác, như người anh truyền đạt chuyện thế sự nhân gian cho người em.
    Anh là lính pháo binh sư đoàn 304 từ năm 1977-1981, đóng quân ở nhiều nơi khác nhau. "Nếu đôi mắt không thâm quầng và lõm sâu thì nhiều người sẽ không tin tôi bị chứng không ngủ đâu. Nó bị thâm 10 năm trở lại đây. Cuối năm 1979, bắt đầu có triệu chứng khó ngủ. Đêm nằm mắt cứ cay xè, trằn trọc không ngủ được. Nhưng không báo cáo với đơn vị, mình nghĩ báo cáo sẽ phải đi khám này nọ phiền phức cho mọi người, mà nếu bệnh thật e ra quân sớm. Vài năm sau thì mất ngủ hẳn cho đến nay. Bây giờ chăm 2 sào lúa, 5 sào sắn, ngô và nuôi mấy con gà, đến mùa thì đi làm thợ mộc. Nói chung cũng đủ sống qua ngày " - anh tâm sự.
    Ngồi nói chuyện, thỉnh thoảng anh lấy tay quẹt vào mắt. Anh nói làm như thế cho đỡ cay mắt, có khi cũng thành thói quen. Anh không hề ngáp do ngái ngủ, lúc nào làm việc mệt quá thì thấy cay mắt thôi. Buổi tối, xem ti vi đến khoảng 21 giờ là anh tắt đèn nằm nghỉ. Nếu cố nhắm mắt thì cũng chỉ được một thời gian rất ngắn lại thấy cấn khó chịu, phải mở mắt ra. Đến 4 giờ dậy nấu cơm nước, chuẩn bị cho một ngày mới. Anh đã đi chữa bệnh nhiều nơi, uống thuốc của nhiều người bán. Ai chỉ bày gì anh làm theo đó nhưng bệnh thì chẳng lành. Chỉ có điều anh hoàn toàn khỏe mạnh, không đau ốm gì.
    22 giờ, xóm làng im ắng, anh nhất định đi tìm bóng đèn đã cất đâu đó để thay cho cái bóng đèn xe của tôi bị hỏng lúc đi lên. Tìm mãi không ra, anh tháo bóng ở chiếc xe của anh ra thay với lý do: "Thì cứ thử xem phải bị cháy bóng không, thay mai còn về Đồng Hới nữa chứ". Oái oăm thay, để lắp được bóng bình thường vào xe tôi thì phải "chế". Thế là hai anh em lạy cạy lục cục mở lắp.
    Kim đồng hồ tích tắc từng giây. Thức đêm mới biết đêm dài, câu này quá quen thuộc với những ai hy hữu được thức đêm. Với anh, đêm cũng như ban ngày. Anh không có thói quen đếm thời gian trong ngày.
    Chuyện kể kẻ si tình
    Anh khá trẻ so với độ tuổi 49, gương mặt sáng với vầng trán cao, mái tóc dài giống như nghệ sĩ. Tôi khen, thời trẻ anh đẹp trai và phong độ lắm nhỉ. Anh chống chế "đẹp trai không bằng chai mặt". Vậy mà ít nhất có 5 cô gái các miền thích anh. Không chỉ vì anh đẹp trai mà còn đa tài, việc gì anh cũng biết và siêng năng. Nào là cô Hồng ở Đà Nẵng, 2 chị em làm nghề thợ may ở huyện Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế), cô Vinh ở tỉnh Hà Bắc cũ. "Quyết liệt" nhất là cô L. ở Hà Bắc.
    Tôi hồi hộp nghe anh kể: ?oLàng đó tên Việt Hương, gồm những người từ Thái Lan trở về và một số người Hoa sinh sống. Đơn vị đóng quân ở đấy, ngày nghỉ mình thường ra giúp người dân làm việc, biết gì làm đó. Được một thời gian, cô L. tỏ ý thích mình, mình làm gì cô ấy cứ đứng một bên hay kiếm việc khác cùng làm để nói chuyện. Cô ấy hỏi quê mình có nhiều việc để làm không, con gái có xinh không... Mẹ cô bảo đi chỗ này chỗ kia thì cô nói chờ con tí, cuối cùng có đi đâu. Mà cô ấy đẹp, dáng người cao, đầy đặn. Mình làm bảo vệ nhà kho, mẹ của cô thường sai đứa em út mang đồ ăn cho, khi vài quả ngô, lúc nải chuối. Đứa em đứng bên kia tường rào gọi "anh ơi, mẹ bảo mang cái này cho anh" là mình biết có bồi dưỡng. Bà ấy có nói "cậu thích, nhà sẽ gả con gái cho cậu". Mình nghĩ, làm người lính, trước hết phải hoàn thành nghĩa vụ đã rồi mới tính chuyện bản thân nên thôi. Bây giờ, chắc cô ấy có cháu rồi ấy chứ?.
    Tôi thắc mắc vì sao khi về quê anh không lập gia đình? Thoáng chút buồn, anh nói: "Mình mắc bệnh thế này nên không muốn làm khổ người khác, sinh con đẻ cái lại khổ chúng nó. Nhiều người khuyên có người vui buồn sớm hôm tốt hơn chứ, mấy lúc gia đình vui vầy, bố cũng bảo thế. Nhưng...". Anh bỏ lửng câu.
    Một ngày không ngủ nữa trôi qua. Ra về, lại gặp ông Nghĩa -người hôm qua tôi hỏi đường vào. Ông kể thêm: "Anh ấy bị bệnh không ngủ được, tội lắm, trong làng có việc gì, anh là người kiêm nhiều vai trò nhất. Nào là giữ cái này, bảo vệ cái kia. Ai xây nhà, anh nhiệt tình giúp không lấy tiền công". Cầu mong cho anh mạnh khỏe, ngôi nhà và bếp lửa của anh ấm cúng hơn khi có bàn tay người đàn bà...
    Kiến Giang(thanh nien)
  7. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Tử hình kẻ giết công an
    (VietNamNet) - Hôm nay TAND tỉnh Quảng Bình mở phiên toà sơ thẩm hình sự xét xử Nguyễn Văn Chiến (sinh năm 1987, trú tại Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình) về tội "giết người".
    18h ngày 3/11/2006, anh Nguyễn Thanh Xuân (sinh năm 1961, công an viên thôn Tân Mỹ, xã Quảng Phúc) đến nhà Chiến (đối tượng thuộc diện quản lý tại địa phương) để đưa giấy triệu tập lên trụ sở UBND xã nghe tuyên truyền giáo dục.
    Trước đó, anh Xuân đã đến nhà Chiến 2 lần trong ngày; y đều xé giấy triệu tập và bỏ trốn.
    Lần thứ 3 này, anh Xuân cũng không gặp Chiến, chỉ thấy ông Nguyễn Văn Thời (bố đẻ Chiến). Ông Thời hứa 8h sáng hôm sau sẽ đưa Chiến lên trình diện theo giấy triệu tập.
    Khi anh Xuân đi từ nhà Chiến ra khoảng 150m thì gặp Chiến và nhóm bạn đang đứng nói chuyện giữa đường. Chiến và nhóm bạn có lời lẽ đe doạ và xúc phạm anh Xuân. Anh Xuân vẫn xuống xe và yêu cầu Chiến có mặt theo giấy triệu tập.
    Hai bên đang đôi co thì Chiến rút dao trong người đâm anh Xuân trọng thương. Mọi người đưa anh đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng, nên chiến sĩ công an này đã qua đời tại bệnh viện.
    Sau khi gây án, tên Chiến bỏ trốn và bị bắt ngay ngày hôm sau.
    Hội đồng xét xử đã tuyên mức án tử hình đối với Nguyễn Văn Chiến.

    * Bảo Hạn(THEO VIETNAMNET)
  8. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tổng LĐLĐVN công bố thành lập Trường Trung cấp Nghề số 9
    Lao Động số 71 Ngày 29/03/2007 Cập nhật: 8:22 AM, 29/03/2007
    (LĐ) - Việc công bố được tổ chức vào sáng 26.3 tại Quảng Bình, nơi có cơ sở Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc LĐLĐ Quảng Bình, đã được Tổng LĐ nâng cấp trở thành Trường Trung học Nghề số 9 trực thuộc TLĐ.
    Tiến sĩ Vũ Khang - Uỷ viên đoàn Chủ tịch TLĐ và lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, LĐLĐ Quảng Bình và các LĐLĐ các tỉnh trong khu vực đã tới dự.
    Chỉ tính riêng khoảng 3 năm qua, Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc LĐLĐ Quảng Bình (tiền thân Trường Dạy nghề số 9 hiện nay) đã đào tạo, liên kết đào tạo được hàng chục ngàn LĐ có tay nghề, bổ sung cho lực lượng LĐ ở các KCX, KCN trong vùng và đi lao động ở nước ngoài.
    N.Q.V(THEO BAO LAO DONG)
  9. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    XÃ HỘI
    Năm 2006: Phát hành gần 300 triệu bản sách
    SGGP:: Cập nhật ngày 31/03/2007 lúc 01:42''(GMT+7)
    Sáng 30-3, tại TP Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác phát hành năm 2006 và triển khai công tác năm 2007. Trong năm 2006, toàn ngành xuất bản đã phát hành gần 300 triệu bản sách các loại với tổng doanh thu gần 1.300 tỷ đồng. Năm 2007, các đơn vị phát hành tập trung vào các biện pháp chống sách lậu và ổn định hoạt động sau cổ phần hóa.
    T.V.(theo SGGP)
    ____________________________________________________
    Quảng Bình: phát hiện thêm hang động mới
    TT (Quảng Bình) - Tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh và Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát hang động đợt thứ 17 trên địa bàn tỉnh trong năm 2006.
    Qua đợt này đã phát hiện thêm các hang động mới như hang Chà Đạo ở huyện Quảng Ninh; hang 30, hang Nước Chảy ở Bố Trạch và một số hang khác thuộc vùng biên giới Việt - Lào ở huyện Minh Hóa... Hầu hết các hang đều được đánh giá là khá đẹp và hấp dẫn.
    Đợt khảo sát này cũng thiết lập được bản đồ hai hệ thống hang động chính trong khu vực núi đá vôi là Phong Nha và Vòm thuộc huyện Bố Trạch.
    L.GIANG(tuoi tre)
  10. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0

    Quảng Bình: phát hiện thêm hang động mới
    TT (Quảng Bình) - Tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh và Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát hang động đợt thứ 17 trên địa bàn tỉnh trong năm 2006.
    Qua đợt này đã phát hiện thêm các hang động mới như hang Chà Đạo ở huyện Quảng Ninh; hang 30, hang Nước Chảy ở Bố Trạch và một số hang khác thuộc vùng biên giới Việt - Lào ở huyện Minh Hóa... Hầu hết các hang đều được đánh giá là khá đẹp và hấp dẫn.
    Đợt khảo sát này cũng thiết lập được bản đồ hai hệ thống hang động chính trong khu vực núi đá vôi là Phong Nha và Vòm thuộc huyện Bố Trạch.
    L.GIANG(tuoi tre)

Chia sẻ trang này