1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Chuyện lạ Quảng Bình: Cụ già luôn khát nước
    [​IMG]
    Sở thích của ông Nguyên là dùng ca to để uống nước
    Đến xã Văn Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) hỏi ông Nguyên "uống nước" không ai mà không biết. Vì cụ uống rất nhiều nước, nhiều đến nỗi chưa ai có "đủ" nước cùng lúc để mời cụ uống cho đã... thèm.
    Có điều, cụ chỉ uống nước chè hay trà ngon, pha một đến hai lượt. Không có thì cụ dùng tạm nước chưng từ nước mưa chứ chưa bao giờ uống nước đun sôi để nguội. Một lần bị ốm, lên cơn co giật khi còn nhỏ đã khiến cụ Nguyên (nay đã 68 tuổi) bị quéo bàn tay phải, chân thì đi cà nhắc.
    Sau khi bố mẹ qua đời, cụ được vợ chồng người anh trai nuôi đến nay. Hằng ngày, anh chị đi làm, cụ cứ đi nhà này qua nhà khác chơi cho đỡ buồn và để được uống... nước. Ông Trần Văn - anh trai cụ nói: "Tui không hề tô màu phóng đại mô. Có một lần nhờ 6 anh em đi giúp việc nhà ở ngoài đồng, trời rất nắng, tui ở nhà lo chuẩn bị nấu nước để mọi người đi về có mà uống. Tui nấu một xoong 40 lít nước chè rồi pha thêm nước sôi cho loãng. Nó đi chơi về hỏi nước uống, tui chỉ vô bếp và dặn uống ít thôi, để dành cho nhiều người nữa. Nó dạ đàng hoàng chứ, rứa mà đánh hết sạch. Ai về cũng lắc đầu ngán ngẩm".
    Xong chuyện trên, ông Văn vào nhà lấy ra một cái thùng pháo sáng (loại thùng có từ thời chiến tranh chống Mỹ, cao khoảng 40cm, đường kính khoảng 25cm được người dân dùng đựng nước) đưa ra bảo: "Anh xem, tất thảy 14 người đi làm lưới chài mang theo một thùng nước chè to như thế này. Chú nhà tui xin, họ cho, khổ cái là chú uống hết. Họ bực bội tưởng chú lừa phỉnh mình đổ nước đi đâu chứ không biết chú nghiện nước chè. Không ít người dở khóc dở cười vì chú ấy"...
    Cách đây khoảng 2 năm, bà Dược ở xóm trên nhận nấu nước phục vụ đám tang trong làng. 2 thùng đã đưa đi theo đám tang đến địa điểm chôn cất, 1 thùng để ở nhà dùng khi xong xuôi công việc. Ông cụ đến xin bà Dược ca nước, bà đồng ý cho một ca nhưng ông lặng lẽ tu một hơi hết sạch thùng. Bà Dược không hề hay biết. Chỉ đến khi đoàn đưa tang trở về, bà sờ đến thùng nước chè thì hỡi ôi...
    Bây giờ, trong làng xã ai cũng biết nên hễ thấy ông đến chơi là lấy nước ngon mời. Mệ (bà) Khệ vui vẻ nhận xét: "Ban đầu có người hơi khó chịu vì ông uống nhiều nước của mình quá. Sau hiểu ra rồi, những bạn già như chúng tôi, có ông đến chơi nói chuyện cũng khuây khỏa, vui nhà vui cửa". Mỗi khi có đám cưới, ông lại được bà con chiêu đãi... nước chè vô tư. Ông bảo: "Lúc nào tui cũng thấy khát trong cổ, cứ muốn uống nước mãi".
    Kiếng Giang (thanh nien)
  2. queenofthesun

    queenofthesun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Thực hư chuyện vua Hàm Nghi giấu vàng
    [​IMG]
    Ông Lê Ổn, người tự cho rằng biết chỗ giấu vàng
    Sau khi có thông tin rằng ở Quảng Bình có 3 giếng giấu vàng của vua Hàm Nghi ở Lệ Thủy, dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề nhạy cảm này. Thực hư ra sao?
    >> Vua Hàm Nghi giấu vàng ở Quảng Bình?
    Tất cả sự quan tâm của dư luận bắt đầu từ việc phóng viên dẫn theo lời kể của ông Lê Ổn - Đại tá, nguyên là Thị đội trưởng đã nghỉ hưu... Ông Lê Ổn năm nay bước sang tuổi 80 và hiện đang trú tại phường Bắc Nghĩa (Thành phố Đồng Hới).
    Thông tin mà ông Ổn cung cấp dựa vào trí nhớ khá mơ hồ. Ông kể: Ngày tôi còn nhỏ, chừng 13-14 tuổi, có một người trong làng đào giếng, đào được chừng 7 m thì gặp phải một tảng đá. Bọn trẻ chúng tôi lúc đó gồm 3 người đang chơi quanh quẩn gần đó nên người hàng xóm nhờ xuống dưới giếng cùng giúp sức để khuân tảng đá lên. Chúng tôi cùng xuống và thấy một tảng đá to và đen nhánh không thể đào và khuân lên được. Đem chuyện này hỏi ông nội tôi thì được ông cho hay rằng đó là tảng đá thiêng của làng. Khi xưa, Vua đến đây nói chuyện với cả tổng, chỉ đứng trên tảng đá này mà tiếng của Vua vọng xa cả cây số.
    Chỉ thế thôi nhưng ông Ổn cả quyết: Rất có thể đó là một tảng... đồng đen. Tiếp đó ông Ổn thông tin (cũng chỉ qua lời ông nội) rằng: Khi Vua Hàm Nghi đi lánh nạn qua Thành Nhà Ngo, lộ trình định đi theo đường thiên lý Bắc Nam, nhưng bị quân Pháp chặn, nên Vua sai chôn vàng lại đây một ít và tìm đường đi lên An Mã ra Hóa Sơn- Tuyên Hóa.
    Ở ngay trên đất làng Quy Hậu (Liên Thủy, Lệ Thủy) Vua bí mật sai người đào 3 cái giếng và chôn vàng bạc châu báu vào đó. Ông Ổn nói rằng, ở làng Quy Hậu chỉ có mình ông biết vị trí của 3 giếng giấu vàng đó.
    Phóng viên hỏi: Làm sao ông có thể khẳng định có 3 giếng chôn vàng của Vua Hàm Nghi? Ông Ổn nói: Ông nội tôi nói. Có một sự thực là, cách đây chừng 8 năm, có một tốp người từ Huế ra bí mật đào một trong ba chiếc giếng ấy trong đêm. Sáng, bị phát hiện, họ chạy mất. Khi tôi thường xuyên lên quê, đêm xuống, nhìn ra vị trí của các chiếc giếng đó, nó thường có một thứ ánh sáng vàng lóa như lân tinh. Dân trong vùng họ gọi là ma trơi, chẳng ai dám đến gần. Còn tôi tin ở dưới đó có vàng nên mới có thứ ánh sáng đó (!?).
    Phóng viên lại hỏi: Khi ông còn đương chức, tại sao ông lại không tiết lộ cho chính quyền các cấp thông tin này. Và nữa, lúc cả huyện và tỉnh đang rất khó khăn, nếu ông khẳng định là giếng đó giấu vàng, sao không tiết lộ để đỡ đần tỉnh và huyện qua cơn khốn khó? Liệu ông có định giữ bí mật này (nếu có) làm của riêng cho mình không?
    Ông Ổn ngập ngừng: Hồi đó tôi bận nhiều chuyện nên không nghĩ đến. Mới đây có mấy đứa em trên làng về hỏi chuyện giếng vàng. Tôi lại vừa qua một trận đau nặng nên tôi nghĩ phải công khai ngay thông tin này, không nên mang nó theo mình được. Nhỡ đâu... Lại nữa, nếu không công khai mà có kẻ xấu dựa theo gia phả hay bản đồ có được lại ra đào trộm thì tôi có lỗi...
    ?oMột tháng nữa thôi là dân Quy Hậu gặt xong. Lúc đó vị trí của các giếng vàng sẽ lộ rõ và có muốn khai quật cũng bớt đi sự đền bù thiệt hại. Tôi sẽ cùng các cấp chính quyền đến tận nơi và nếu có thể sẽ tiến hành khai quật. Bây giờ phương tiện hiện đại rồi, muốn kiểm chứng xem dưới giếng có vàng không và có bao nhiêu, tôi nghĩ không phải là quá khó? - Ông Ổn nói.
    Cũng theo ông Ổn, ra Tết, ông đã báo cáo thông tin này cho Văn phòng UBND tỉnh và có gọi điện thoại cho Chủ tịch UBND tỉnh. Chuyên viên văn phòng đã thông báo thông tin trên cho Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy. Sau đó 1 tuần có 6 chuyên viên Văn phòng lên nhà ông làm việc theo thông tin mà ông cung cấp.
    Qua kiểm tra, ông Nguyễn Thanh Xuân - Chánh Văn phòng UBND tỉnh - khẳng định ông chưa có bất cứ thông tin nào về chuyện giếng vàng của Vua Hàm Nghi ở Lệ Thủy. Và cũng không có chuyện 6 chuyên viên Văn phòng UBND lên gặp và làm việc với ông Ổn về thông tin này.
    Còn ông Võ Khắc Hòa, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, thì lại thừa nhận có nghe Văn phòng UBND tỉnh thông tin về giếng vàng trên !?
    Nhưng ông Hòa cũng khẳng định rằng qua các lần kiểm tra xác minh, người dân trong vùng không hề biết chuyện đào trộm giếng vàng như ông Ổn nói.
    Có hay không 3 giếng vàng của Vua Hàm Nghi cất giấu ở Quy Hậu (Lệ Thủy)? Câu trả lời này các cơ quan chức năng cần phải sớm trả lời để vừa ổn định tình hình vừa chặn ngay một làn sóng ngầm của ?onhững kẻ săn vàng? đang âm thầm tìm về vùng quê yên bình này.
    Theo Tiền Phong
  3. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0

    Giả danh công an, bị bắt
    (NLĐ) ?" Đó là Võ Quốc Toàn (SN 1971, trú tại tiểu khu 5, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, Quảng Bình). Biết bà Hoàng Thị Trìa (trú tại phường Bắc Lý - Đồng Hới) đang có tranh chấp đất đai với hàng xóm, Toàn đến xưng danh là cán bộ công an tỉnh đang thụ lý vụ việc và ra giá 15 triệu đồng để giúp bà Trìa thắng kiện.
    Ngày 15-4, Toàn nhận của bà Trìa 5 triệu đồng tại đường Trần Hưng Đạo (Đồng Hới) và ngày 18-4, trong lúc Toàn đang nhận tiếp 5 triệu đồng thì bị Công an Quảng Bình bắt quả tang.
    H.Hà(nguoi lao dong)
  4. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Hàng trăm hộ dân kêu cứu vì... nước thải bia thối
    (VietNamNet) - Qua hồ chứa nước thải của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình (sát QL.1A, ở tiểu khu 13, phường Bắc Lý, TP.Đồng Hới), ai cũng phải bịt mũi, chạy thật nhanh.
    [​IMG]
    Nước ô nhiễm có khi chảy tràn qua đê bao vào nhà dân. (Ảnh: Quang Cường)
    Nước ô nhiễm có khi chảy tràn qua đê bao vào nhà dân. (Ảnh: Quang Cường)
    Công ty Cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình (Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội) trước đây là Công ty bia rượu Quảng Bình đi vào sản xuất từ năm 1992, được xây dựng trên địa bàn tiểu khu 13, phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích là 22.000m2.
    Lưu lượng nước thải của nhà máy là 6.300m3/tháng được xả vào hồ chứa ngay trước mặt công ty, bên đường quốc lộ 1A. Vì trong nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao nên bốc mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của hàng chục hộ dân thuộc xã Lộc Ninh và tiểu khu 13, tiểu khu 14 phường Bắc Lý, TP.Đồng Hới xung quanh khu vực nhà máy bia.
    Ông Nguyễn Dinh Dưỡng, thôn Lộc Đại, xã Lộc Ninh, TP.Đồng Hới (bên cạnh nhà máy bia) cho biết: ?oTình trạng ô nhiễm này đã kéo dài nhiều năm, mùi hôi từ hồ chứa nước thải của nhà máy bia bốc lên thật kinh khủng. Chúng tôi chịu lâu thành quen còn người qua đường thì bịt mũi và chạy thật nhanh. Trước đây có khi nước thải tràn hồ chảy cả vào nhiều nhà dân bên cạnh. Khi trời mưa, mùi hôi bốc lên cả vùng không chịu nổi?.
    Nhiều người dân ở xung quanh khu vực nhà máy bia đều có chung ý kiến như ông Dưỡng.
    Ông Mai Hoàng ở tiểu khu 14, phường Bắc Lý, Đồng Hới nói: ?oCả vùng này ai cũng kêu. Vào thời điểm tháng 6 hằng năm, trời nắng nóng, mùi hôi bốc lên, mọi nhà đều phải đóng cửa lại. Sắp bước vào mùa hè mà nhà máy chưa có hệ thống xử lý mới thì không biết chịu thế nào nữa?.
    Mới đây, Nhà máy Bia đã nâng công suất từ 5 triệu lít/năm lên 20 triệu lít/năm, vì vậy hồ chứa nước thải đã quá tải. Biện pháp xử lý mùi hôi của nhà máy trước kia là thả bèo tây phủ kín mặt hồ chứa nhưng không còn công hiệu nữa bởi bèo cũng chết vì quá ô nhiễm.
    Tháng 10/2006 người dân phường Bắc Lý đã gửi đơn ?okêu cứu? lên UBND tỉnh Quảng Bình với nội dung đề nghị cơ quan chức năng có sự kiểm tra, chỉ đạo xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải của nhà máy bia gây ra.
    Xin trích đăng một đoạn đơn: ?oCả một vùng nồng nặc làm ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, mùa đông theo gió lan tỏa xuống tận Trường Cao đẳng sư phạm, mùa hè thì thấm đượm nỗi kinh hoàng của bà con quanh vùng, ai đi qua nhà máy đều phải cố sức chạy cho nhanh, còn người dân thì quanh năm suốt tháng bị tra tấn dã man bằng mùi hôi thối!?.
    Ông Nguyễn Bá Linh, Phó chủ tịch UBND phường Bắc Lý cho biết: ?oCách đây 1 tháng, chính quyền phường, Sở TNMT và Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) đã trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc Công ty Bia, yêu cầu họ có biện pháp xử lý. Không biết họ xử lý như thế nào chứ khi trở trời thì vẫn hôi lắm?.
    Phạt rồi... cho tồn tại (?)
    Ngày 07/11/2006, Sở TN-MT Quảng Bình đã có Quyết định số 07 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (không thực hiện việc giám sát môi trường theo quy định) đối với Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình. Mức phạt là 9 triệu đồng và công ty đã thực hiện nộp phạt.
    Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu Công ty này bị phạt. Ông Trần Văn Cháu, phòng Quản lý môi trường, Sở TN-MT cho biết Công ty này đã bị sở xử phạt hai lần về vấn đề trên, nhưng lần trước họ không nộp phạt.
    Ngày 20/11/2006, Sở TN-MT có công văn số 727/TNMT-MT gửi UBND tỉnh, Ban pháp chế - HĐND tỉnh Quảng Bình về việc giải quyết đơn kiến nghị của công dân. Công văn có đoạn viết: ?oHiện nay mùi hôi đang phát tán rất nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng trăm hộ dân xung quanh, ý kiến của cử tri phường Bắc Lý phản ánh ô nhiễm do mùi hôi là ?otra tấn dã man?; nhân dân cầu cứu các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý mùi hôi và ô nhiễm môi trường do nhà máy bia gây nên?.
    Phiếu xét nghiệm của Trung tâm quan trắc môi trường Quảng Bình. (Ảnh: Quang Cường)
    Sau khi gửi công văn này, HĐND tỉnh, Sở TN-MT và chính quyền phường Bắc Lý đã trực tiếp làm việc với Ban giám đốc Công ty bia về vấn đề này.
    Tuy nhiên, kết quả phân tích mẫu nước lấy từ hồ chứa nước thải của công ty bia ngày 08/3/2007 do Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Quảng Bình thực hiện cho thấy: vẫn có nhiều chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể: COD vượt 3,1 lần; BOD5 vượt 3,14 lần; photpho vượt 3 lần; amoniac vượt 1,4 lần?
    Được biết Ban giám đốc Công ty Bia đã hứa trước cơ quan chức năng là sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước quý 3 năm 2007.
    Sáng 13/4, phóng viên VietNamNet trực tiếp đến đăng ký làm việc với Ban giám đốc Công ty bia để tìm hiểu sự việc, nhân viên bảo vệ công ty cho biết: ?oGiám đốc đi vắng, báo chí muốn gặp giám đốc thì phải lên phòng hành chính đăng ký, sau đó phòng hành chính mới báo cáo lên giám đốc, nhưng hiện tại trưởng phòng hành chính cũng đi vắng?. Vừa lúc đó, giám đốc đi ngang qua. Chờ cho ông này đi khuất vào sau dãy nhà của công ty, anh bảo vệ mới nói: ?oGiám đốc đấy, nhưng bây giờ không gặp được?.
    Loay hoay tìm cách mãi, nhưng chúng tôi đành bỏ về. Một người dân nói với theo: ?oDoanh nghiệp này cậy nộp được nhiều ngân sách cho tỉnh nên chẳng sợ gì đâu. Chính quyền thành phố hay cấp phường trước nay họ cũng chẳng coi vào đâu??.
    Thế là, mùa hè này người dân phường Bắc Lý lại phải tiếp tục ?osống chung" với uế khí.
    *
    Chi Mai - Quang Cường(vietnamnet)
  5. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Tuyển ?olậu? hơn 1.000 cán bộ, giáo viên
    TP - Khi lục lại hồ sơ của các giáo viên, nhân viên tại Quảng Bình, người ta mới tá hoả, khi có đến 266 giáo viên, nhân viên vào ngành GD... lậu.
    [​IMG]
    Bà Hà Thị Thanh Nam, Ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh đang chất vấn trước HĐND về số phận của các giáo viên tự tuyển
    Vào dịp cuối năm học, chúng tôi liên tục nhận được đơn kiến nghị và kể cả đơn kêu cứu của rất nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục Quảng Bình.
    Nội dung chủ yếu là họ chẳng biết sẽ đi về đâu và tương lai của họ sẽ như thế nào. Không biết sau kỳ nghỉ hè, họ có còn được đứng trong ngành giáo dục. Hơn 1.000 cán bộ, giáo viên đang trong tâm trạng như thế. Vì sao có chuyện lạ này?
    Tùy tiện hay cố tình vi phạm?
    Từ tháng 1/1992-11/1998, theo quy định, Ban Tổ chức chính quyền (TCCQ), nay là Sở Nội vụ, là cơ quan giúp UBND tỉnh quản lý đội ngũ công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của tỉnh. Đây cũng là cơ quan quyết định (QĐ) việc tuyển dụng, bố trí, điều động, xếp lương, nâng lương... cán bộ.
    Tuy nhiên, ở Quảng Bình, Sở GD và các trưởng phòng GD cấp huyện lại tự mình ra QĐ tuyển dụng 873 người, trong đó giáo viên 800 người và nhân viên 73 người. Họ bỏ qua các QĐ của UBND tỉnh và đương nhiên bỏ qua luôn vai trò của Ban TCCQ.
    Những QĐ tuyển dụng này phần lớn là những QĐ hợp đồng có thời hạn, nhưng lãnh đạo của ngành GD lại chưa hề có bất cứ một QĐ chấm dứt hợp đồng hay gia hạn lao động nào sau mỗi đợt tuyển dụng.
    Từ 1992-1995, ông Nguyễn Chất, lúc đó là Giám đốc Sở GD (nay đã nghỉ hưu) đã ký tuyển dụng 167 trường hợp. Kế nhiệm từ năm 1996-1999, ông Lương Ngọc Bính, GĐ Sở, mạnh tay hơn, ký tuyển dụng 206 trường hợp.
    Ngoài ra, đến bây giờ, khi lục lại hồ sơ của các giáo viên, nhân viên thời kỳ đó, người ta mới tá hoả, khi có đến 266 giáo viên, nhân viên vào ngành GD... lậu. Nghĩa là họ chẳng có QĐ tuyển dụng cũng như chẳng có hợp đồng lao động.
    Và cũng thật lạ lùng và trớ trêu, trong số 873 người được ngành GD tuyển dụng trong thời kỳ này có đến 184 người khi tuyển đã quá tuổi và không đạt chuẩn, nhưng các vị chức sắc vẫn cứ tuyển dụng. Dư luận đặt câu hỏi, phía sau sự tuyển dụng ẩu này là gì? Và chất lượng GD yếu kém có phải khởi phát từ nguyên nhân này?
    Từ tháng 12/1998 đến nay, khi nghị định 95/1998 có hiệu lực, mà một trong những nội dung quan trọng của NĐ này là: ?oViệc tuyển dụng công chức phải thông qua kỳ thi theo quy chế thi tuyển. Người không thông qua thi tuyển công chức không được tuyển dụng vào trong biên chế cơ quan...?.
    NĐ quy định là vậy, nhưng trước khi rời ghế Giám đốc Sở GD để đến một cơ quan khác quan trọng hơn, ông Lương Ngọc Bính cũng kịp ký tuyển dụng 22 người và người kế nhiệm ông Bính là bà Nguyễn Thị Nghĩa đã ký 87 trường hợp mà chẳng cần phải qua thi tuyển công chức...
    Như một phản ứng đôminô, những QĐ tuyển dụng sai phạm trên đã kéo theo hệ quả khá nghiêm trọng, đó là các cơ quan chức năng của ngành GD làm quy hoạch, tạo nguồn và bổ nhiệm đến 44 hiệu trưởng và hiệu phó của các cấp học, trong khi họ chưa có QĐ tuyển dụng. Đó là điều hiếm gặp xưa nay ở ngành GD Quảng Bình.
    Ai chịu trách nhiệm?
    Hơn 1.000 cán bộ, giáo viên đang là nạn nhân của những QĐ tự tuyển của ngành GD. Mỗi lần nâng lương, nâng bậc, đề bạt họ lại bị các cơ quan chức năng đưa ra khỏi danh sách bởi không có QĐ tuyển dụng theo đúng các quy định của Nhà nước.
    Cả ngàn người thấp thỏm âu lo bởi có thể ngày mai khi ngủ dậy họ phải nhận một QĐ chấm dứt hợp đồng vì chủ yếu họ chỉ được lãnh đạo ngành ký hợp đồng lao động. Những người làm công tác quản lý ở các trường cũng đang đau đầu về hậu quả này.
    Để họ lại trong ngành thì vi phạm các quy định Nhà nước. Chấm dứt hợp đồng với họ thì không nỡ, vì người nhiều thì đã 14 năm, người ít thì cũng đã 3 năm cống hiến cho ngành. Họ là các đối tượng nhạy cảm nhất và dễ tổn thương nhất so với các đồng nghiệp có quyết định ?ochính thống? mỗi khi thuyên chuyển hay điều động.
    Hàng trăm lá đơn thỉnh cầu và kêu cứu của họ gửi các cơ quan chức năng cho họ một cơ hội ?ochính danh? là người Nhà nước, nhưng đến giờ đây vẫn chưa có hồi âm và một cách giải quyết phù hợp. Điều chúng tôi muốn đề cập là, trong 3 thế hệ làm Giám đốc Sở GD-ĐT, ông Nguyễn Chất giờ đã nghỉ hưu. Bà Nguyễn Thị Nghĩa đương chức.
    Ông Lương Ngọc Bính hiện đang giữ trọng trách là Chủ tịch HĐND tỉnh. Bao kỳ họp HĐND, nhiều đại biểu đã ?okêu giùm? cho hơn 1.000 cán bộ, giáo viên về nỗi khổ mà họ đang vướng phải.
    Ông Chủ tịch HĐND đã hứa sẽ yêu cầu cơ quan chức năng trả lời. Nhưng đến nay vẫn chưa có một câu trả lời thỏa đáng nào.
    Dư luận bức xúc rằng, chính ông Lương Ngọc Bính, Chủ tịch HĐND, nguyên là Giám đốc Sở GD-ĐT, người đã đặt bút ký tự tuyển 228 người, là người rõ hơn ai hết về vấn đề này. Khi giữ trọng trách Chủ tịch HĐND tỉnh, hơn ai hết ông Bính có đủ quyền năng chỉ đạo khẩn trương việc sửa sai và khắc phục hậu quả. Đòi hỏi đó của dư luận không phải là không có cơ sở.
    Tổ PV GD-ĐT(tien phong)
  6. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Rất cần những hũ gạo tình thương
    Làng Hướng Phương có 561 hộ với trên 2.700 nhân khẩu. Người khá giả có của ăn của để trong làng đếm trên đầu ngón tay. Còn người nghèo tính theo tiêu chuẩn mới thì chiếm trên 30% hộ gia đình của làng. Trong cảnh khó khăn, mọi người đã sống trọn nghĩa đồng bào ?olá lành đùm lá rách?, giúp nhau vượt qua những ngày giáp hạt.
    Bằng những ?oHũ gạo tình thương?, người dân ở làng dù nghèo vẫn cưu mang, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hoạn nạn, khó khăn. Đó là câu chuyện ở làng Hướng Phương, thuộc xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đó là một ngôi làng giáo dân nghèo, nằm trong vùng đất bán sơn địa cho nên đất làm lúa ít, thu nhập chính là nghề nông vì thế mà đời sống của người dân nơi đây cứ nổi chìm theo hạt lúa củ khoai ngoài đồng. Được mùa thì no, giêng hai, giáp hạt lại đói.
    Làng Hướng Phương có 561 hộ với trên 2.700 nhân khẩu. Người khá giả có của ăn của để trong làng đếm trên đầu ngón tay. Còn người nghèo tính theo tiêu chuẩn mới thì chiếm trên 30% hộ gia đình của làng. Trong cảnh khó khăn, mọi người đã sống trọn nghĩa đồng bào ?olá lành đùm lá rách?, giúp nhau vượt qua những ngày giáp hạt. Phong trào hũ gạo tình thương ở làng Hướng Phương thật có hiệu quả. Ai cũng biết một bữa ăn bớt đi một nắm gạo thì không ai đói, cả làng mỗi người bớt một nắm sẽ giúp biết bao gia đình thoát khỏi cảnh thiếu gạo. Cứ ba tháng, làng gom gạo một lần. Ngày 25 tháng cuối quý trở thành ngày "tình thương? của cả làng. Chính quyền địa phương cùng với họ giáo lên danh sách các gia đình cần trợ cấp gạo; rõ ràng, cụ thể, công khai để người nào nhận gạo cũng đúng đối tượng. Còn gặp những người gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất như đau ốm, tai nạn rủi ro thì không đợi đến ngày 25 mà huy động ngay để giúp.
    ?oHũ gạo tình thương? của làng Hướng Phương đang là mô hình hoạt động nhân đạo điển hình của huyện. Mong rằng những vùng quê nghèo ở Quảng Trạch làng nào cũng có "Hũ gạo tình thương" như làng Hướng Phương để tôn cao truyền thống tốt đẹp ?olá lành đùm lá rách? của dân tộc Việt Nam.
    Phạm Phú Thép
    (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)(CAND)
  7. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Bắt giam kẻ giả danh công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân
    (NLĐO)- Ngày 23-4, Công an TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã quyết định khởi tố vụ án ?ogiả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân" và bắt tạm giam đối với Võ Quốc Toàn, sinh năm 1971, quê quán xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch và hiện cư trú tại tiểu khu 5, thị trấn Nông trường Việt Trung (Quảng Bình).
    Theo TTXVN, chiều 15-4-2007, Võ Quốc Toàn đến nhà bà Hoàng Thị Trìa, tự xưng là cán bộ Công an tỉnh Quảng Bình đến điều tra vụ tranh chấp đất đai giữa bà Hoàng Thị Trìa và vợ chồng anh Nguyễn Văn Thân. Biết gia đình bà Trìa chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở mảnh đất đang tranh chấp, Toàn hứa làm giúp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trước khi cơ quan chức năng giải quyết việc tranh chấp trên, với giá 5 triệu đồng.
    Chiều 16-4, Toàn gọi điện tới gia đình bà Trìa, đòi thêm tiền để hoàn tất sổ đỏ và hẹn 17 giờ cùng ngày nhận tiền tại nhà.
    Được tin báo, Phòng CSHS Quảng Bình đã bố trí một tổ trinh sát đến điểm hẹn và bắt quả tang đối tượng đang thực hiện hành vi lừa đảo.
    Bước đầu Toàn khai nhận, từ năm 2005 đến nay, hắn đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 9,3 triệu đồng.
    B.T.Tr(NLD)
  8. 06_12

    06_12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, Bộ Công an, vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đình Thản, Giám đốc Công ty Vinaconex 10, về tội nhận hối lộ. Trước đó, ông Thản bị bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng của Công ty tư vấn xây dựng Trường Sơn.
    Khám xét tại nơi làm việc của ông Thản, công an thu giữ 4 phong bì tổng cộng 30 triệu đồng. Tại nhà riêng, cơ quan chức năng cũng thu giữ 360 triệu đồng, 11 sổ tiết kiệm mang tên Chu Thị Thân (vợ ông Thản) trị giá 2,6 tỷ đồng và 2.000 USD.
    Ngoài ra, cơ quan điều tra còn thu được 6 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có 1 bộ mang tên vợ chồng ông Thản, 5 giấy còn lại mang tên người khác do vợ chồng ông Thản mua trong 3 năm (2004-2006) với trị giá đất trên 3 tỷ đồng.
    Theo điều tra của cơ quan công an, Công ty TNHH tư vấn Trường Sơn của ông Nguyễn Đại Lợi làm B phẩy cho Vinaconex 10 trong một số công trình và đến cuối năm 2006 hoàn thành công trình, hai bên đã ký nghiệm thu. Theo đó, Vinaconex 10 phải trả cho công ty của ông Lợi 2,3 tỷ đồng.
    Tuy nhiên, ông Thản cố tình không trả nợ nên công ty TNHH tư vấn Trường Sơn đã nhiều lần có công văn đòi nợ. Cuối cùng, ông Thản đã gợi ý chi 200 triệu đồng để ông Thản ăn Tết thì sẽ cho làm các thủ tục thanh toán. Bức xúc về việc này, ông Lợi đã có đơn tố cáo đến cơ quan điều tra.
    Mở rộng điều tra vụ án, cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ việc Công ty Sông Ba có trụ sở tại Hà Tĩnh do Nguyễn Chân Lý làm giám đốc cũng có quan hệ làm ăn với Vinaconex 10. Theo khai nhận của Nguyễn Chân Lý, từ năm 2004 đến 2006, Lý cùng Lê Hữu Thân, Đội trưởng xây dựng của Sông Ba, đã nhiều lần đưa tiền cho ông Thản, tổng cộng 565 triệu đồng. Đây là khoản hoa hồng ông Thản được hưởng khi cho Sông Ba làm B phẩy tại công trình Hạ lưu hồ chứa nước Cửa Đại (Thanh Hoá).
    Hành vi nhận hối lộ của bị can Nguyễn Đình Thản đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
    ( theo www.dantri.com.vn)
    Được 06_12 sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 24/04/2007
  9. 06_12

    06_12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Theo một nguồn tin ngày 20/4, mở rộng điều tra vụ án nhận hối lộ của GĐ Công ty Vinaconex 10 Nguyễn Đình Thản, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (Bộ CA) đã quyết định bắt tạm giam thêm 5 đối tượng gồm: Nguyễn Hữu Minh, Phạm Văn Hiền, Võ Văn Thế, Nguyễn Thành Lý và Lê Hữu Thân. Các đối tượng trên đều bị khởi tố về tội đưa hối lộ.
    Những thông mới nhất cho biết: Vinaconex 10 tham gia thực hiện nhiều công trình lớn ở khu vực miền Trung. Tại Thanh Hoá, để được ký các hợp đồng thi công một số hạng mục công trình Cửa Đạt với giá trị khoảng 24 tỉ đồng, Phạm Văn Hiền - GĐ Cty xây dựng giao thông thuỷ lợi Đông Tân đã đưa hối lộ cho Thản khoảng 100 triệu đồng.

    Võ Văn Thế - GĐ Cty xây dựng tổng hợp Thế Thịnh (Quảng Bình) phải chi cho Thản khoảng 100 triệu đồng. Trong khi đó, Đội trưởng Đội xây dựng số 17 Lê Hữu Thân và cán bộ Nguyễn Thành Lý đã chi cho Nguyễn Đình Thản là 300 triệu đồng để được giao thi công một số hạng mục công trình.

    Bước đầu, Nguyễn Đình Thản đã thừa nhận hành vi nhận hối lộ của một số nhà thầu phụ với tổng số tiền lên đến trên 1 tỉ đồng.
    ( Theo www.dantri.com.vn )
  10. HelloVINA

    HelloVINA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Ở Quảng Bình có đảo không các bạn?
    Diện tích và dân số QB bao nhiêu?

Chia sẻ trang này