1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Thêm 150 tỉ đồng cho cảng Hòn La
    TT - Theo tin từ UBND tỉnh Quảng Bình, Chính phủ vừa quyết định bổ sung cho tỉnh số tiền 150 tỉ đồng để tiếp tục xây dựng cảng biển Hòn La, đến cuối tháng 10-2007 sẽ cơ bản hoàn thành các hạng mục và đưa vào hoạt động.
    Công trình này được khởi công từ năm 2003 nhưng do tỉnh thiếu vốn nên đã ngừng trong một thời gian dài. Cảng Hòn La nằm ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), cách cảng Vũng Áng của Hà Tĩnh khoảng 20km.
    L.GIANG(tuoi tre)
  2. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tư nhân làm thuỷ điện

    Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Trường Thịnh vừa quyết định đầu tư vào 3 dự án nhà máy thuỷ điện tại Quảng Bình là La Trọng, Kim Hoá, Khe Rôn với tổng mức đầu tư lên đến 730 tỷ đồng. Việc một công ty TNHH đầu tư vào xây dựng nhà máy thuỷ điện có vẻ như đã tạo được bước ?ođột phá?ù trong việc khai thông nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
    Vấn đề đặt ra là, tại sao Trường Thịnh lại mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này và những khó khăn nào đã khiến các nhà đầu tư khác chưa có được quyết định tương tự?
    Khó khăn đầu tiên đối với các nhà đầu tư là lo đầu ra cho sản phẩm, tức là phải nhận được sự chấp thuận về giá bán điện để được hoà với mạng lưới điện quốc gia. Ông Võ Minh Hoài, Tổng giám đốc Công ty TNHH Trường Thịnh cho biết, UBND tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận cho lập dự án đầu tư và sau đó được Bộ Công nghiệp chấp thuận đưa vào quy hoạch hệ thống điện quốc gia. Hai yếu tố quan trọng này đã tạo ra sự thành công bước đầu của dự án. Tiếp theo đó, cho dù chưa có đường dẫn 110 kV nối nhà máy với mạng điện, nhưng khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chấp thuận sẽ mua điện từ 3 nhà máy này, Trường Thịnh đã chủ động bỏ ra 100 tỷ đồng để xây dựng đường truyền tải 110 kV. Riêng hạng mục này sẽ được hoàn trả tiền vốn đầu tư sau khi quy hoạch phát triển công nghiệp điện trên địa bàn Quảng Bình được phê duyệt.
    Vậy là với những vận động tự thân, Trường Thịnh đã vượt qua được ?ocửa ải? gian nan thứ nhất.
    Khó khăn thứ hai đối với các doanh nghiệp (DN) tư nhân khi đầu tư vào các nhà máy thuỷ điện xuất phát từ thực tế trình độ, năng lực của DN tư nhân nhìn chung còn yếu, hơn nữa ngoài sự phức tạp trong thiết kế, thi công các hạng mục của công trình thuỷ công, vốn đầu tư cho các dự án thuỷ điện thường rất lớn. Đó là chưa kể đến việc đạt được thoả thuận bán điện cho EVN và tính toán thật kỹ mức lợi nhuận của sản xuất điện sau này. Chính vì vậy, không dễ gì mà các DN tư nhân có đủ khả năng bỏ ra cỡ vài trăm tỷ dồng đầu tư ban đầu. Thế nhưng, khó khăn này được Trường Thịnh giải quyết tương đối ổn thoả và đúng bài bản.
    Để lập dự án và thiết kế công trình, Trường Thịnh đã mời một số đơn vị tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế các công trình thuỷ điện là Công ty Tư vấn xây dựng điện 1 (thuộc EVN); Nhóm chuyên gia chuyên ngành Quảng Tây (Trung Quốc). Bên cạnh đó, với năng lực tham gia thi công các công trình hạ tầng giao thông và xây dựng dân dụng trong hơn 10 năm qua, Công ty Tư vấn thiết kế và xây dựng công trình giao thông Trường Thịnh (một đơn vị thành viên của Trường Thịnh) cũng có những đóng góp đáng kể trong quá trình xây dựng dự án. Theo đánh giá của các chuyên gia và cơ quan ngành điện, quá trình thực hiện dự án ?ođược tiến hành một cách rất khoa học, đúng trình tự và có nghiên cứu kỹ về tính khả thi?.
    Ngoài ra, với tiềm năng tài chính có sẵn như hàng loạt bất động sản và khu Sun Spa Resort trị giá hàng ngàn tỷ đồng, Công ty Trường Thịnh có đủ tiềm lực để đầu tư vào 3 dự án này. Được thành lập vào năm 1994, Công ty Trường Thịnh hoạt động trong nhiều ngành, nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau. Công ty Trường Thịnh có 10 đơn vị thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó 7 đơn vị xây lắp sẽ là các nhà thầu thi công hầu hết các hạng mục chính của Dự án Thuỷ điện La Trọng. Lợi thế này đã khiến khả năng tiết kiệm chi phí cho dự án là hoàn toàn thực tế và đây có thể là sự khác biệt lớn so với các nhà đầu tư khác. Chính dựa vào những thế mạnh trên, mà Tổng giám đốc Võ Minh Hoài đã khẳng định tỷ suất lợi nhuận nội hoàn của dự án sẽ là 11,84% (trong khi chỉ số này ở các dự án thuỷ điện khác thường thấp hơn 10%).
    Được biết, tổng vốn đầu tư của Dự án Nhà máy thuỷ điện số 1 (La Trọng) là 308 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của Công ty cổ phần Thuỷ điện Trường Thịnh (đơn vị thành viên của Trường Thịnh) chỉ là 76 tỷ đồng, nhưng những thông tin chính thức từ Trường Thịnh cho biết, các phương án huy động vốn đầu tư cho dự án vẫn được bỏ ngỏ. Trong trường hợp với định mức vay của các ngân hàng ấn định hiện nay, vốn tự có của nhà đầu tư phải đảm bảo 30% tổng mức đầu tư, như vậy ngay cả khi các ngân hàng cho vay ở mức tối đa, dự án này vẫn còn thiếu khoảng 70 tỷ đồng. Với những phân tích trên có thể thấy, kênh phát hành cổ phiếu của Công ty dường như là một lựa chọn được ưu tiên và vì thế, quá trình xây dựng Nhà máy thuỷ điện La Trọng kéo dài trong 2 năm tới sẽ khiến các nhà đầu tư tài chính sẽ có thêm cơ hội đầu tư.
    Vậy là, ngoài việc giải quyết khó khăn thiếu điện cho nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực, khai thông nguồn vốn đầu tư vào các dự án thuỷ điện, việc Trường Thịnh đầu tư 3 dự án thuỷ điện trên còn tạo ra thêm một mặt hàng có tính thanh khoản cao trên thị trường chứng khoán trong thời gian không xa.
    Huyền Thi (dau tu)
  3. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Sai nhỏ: đập, sai lớn: tha!
    [​IMG]
    Công trình nhà kinh doanh sản phẩm bia của Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình - Ảnh: L.Giang
    TT - Có hai việc gây sự bàn tán của dư luận ở TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chuyện thứ nhất, công trình xây dựng rộng hơn 3m2 (gồm sân, mương dẫn nước...) của ông Thảo ở phường Đồng Sơn, nằm cách trung tâm TP Đồng Hới 7km, do vi phạm trong xây dựng và quản lý đô thị nên đã bị chính quyền địa phương cưỡng chế. Toàn bộ công trình của ông Thảo bị buộc phá bỏ.
    Chuyện thứ hai, trong khi đó tại phường Bắc Lý, nằm ngay giữa trung tâm TP Đồng Hới, có công trình xây dựng nhà hàng dịch vụ, giới thiệu sản phẩm bia của Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Quảng Bình, gồm một khối nhà hai tầng, tổng diện tích sàn 1.550m2, diện tích chiếm đất 2.298m2, khởi công từ tháng 12-2006. Công trình này đã xây dựng không phép, lại vi phạm qui hoạch đất đai đã được UBND TP Đồng Hới phê duyệt trước đó. Khi phát hiện công trình xây dựng không phép, đầu tháng 3-2007, Sở Xây dựng ra quyết định đình chỉ thi công công trình (khi mới xây xong phần móng), xử phạt 12 triệu đồng.
    Cuối tháng ba, UBND TP Đồng Hới tiếp tục thống nhất nội dung: yêu cầu công ty bia tạm thời đình chỉ thi công (khi công trình đã xây xong tầng trệt). Vậy nhưng từ đó đến nay công ty này vẫn cho thi công bình thường, và hiện nay công trình đã hoàn thành phần xây thô, đang hoàn thiện tầng trệt và ghép sàn đổ nốt bêtông tầng hai.
    Cùng lúc đó, UBND TP Đồng Hới có văn bản đề nghị chủ công trình vi phạm làm tờ trình gửi UBND tỉnh xin điều chỉnh qui hoạch khu vực nhà kinh doanh sản phẩm. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh cho phép công ty lập qui hoạch điều chỉnh khu vực mở rộng của nhà máy bia, trong đó cho phép (công ty bia) chuyển một phần diện tích của hồ xử lý (nước thải) sang xây dựng nhà hàng kinh doanh sản phẩm (mà trước đó đã được xây dựng không phép).
    Như vậy là công trình to làm sai thì không sao (lại còn được hướng dẫn để hợp thức hóa), công trình nhỏ làm sai thì bị cưỡng chế phá bỏ ngay?
    L.GIANG
  4. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    TP Đồng Hới: hoàn thành dự án chỉnh trang đô thị
    [​IMG]
    Công viên tượng đài Mẹ Suốt bên sông Nhật Lệ mới chỉnh trang - Ảnh: L.Giang
    TT (Quảng Bình) - Dự án chỉnh trang đô thị TP Đồng Hới (đợt 1) được UBND TP đầu tư gần 1 tỉ đồng, thực hiện từ cuối năm ngoái đến nay đã cơ bản hoàn thành.
    Các hạng mục chủ yếu gồm: nâng cấp công viên bờ sông Nhật Lệ bằng thảm cỏ mới, trồng thêm cây bóng mát, cây hoa cảnh; cải tạo khuôn viên, dải phân cách và trồng cây cảnh, hoa trên đường Trần Hưng Đạo, Quách Xuân Kỳ, Hữu Nghị, Nguyễn Du, quảng trường trung tâm TP...
    Đoạn công viên Nhật Lệ trước khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình vừa được đơn vị này đầu tư hàng chục triệu đồng cải tạo thành điểm nghỉ chân, đón khách đẹp mắt. Trung tâm công viên cây xanh cũng trồng hơn 800 cây xanh. Vỉa hè ở đường Lý Thường Kiệt, Hương Giang, Quang Trung, Hùng Vương, Dương Văn An... đã được lát mới bằng gạch màu với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỉ đồng (trong đó người dân đóng góp 60%).
  5. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng cảng Hòn La

    Tin từ Sở GTVT Quảng Bình, Chính phủ vừa quyết định cấp 100 tỷ đồng hỗ trợ cho tỉnh Quảng Bình xây dựng cảng Hòn La. Cảng Hòn La được khởi công từ năm 2003 với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng.
    Sau đó, để giảm bớt khó khăn về nguồn vốn, Chính phủ đã quyết định chuyển sang hình thức đầu tư BOT, nhưng đơn vị nhận BOT không đáp ứng được yêu cầu về vốn và điều kiện khai thác.
    Mới đây Chính phủ đã có quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng cảng Hòn La lên 150 tỷ đồng, trong đó 100 tỷ đồng là nguồn vốn Trung ương cấp, phần còn lại 50 tỷ đồng do tỉnh Quảng Bình tự cân đối. Trong lần điều chỉnh này cảng Hòn La sẽ được xây dựng liền bờ (trước đây phải qua cầu dẫn). Cảng Hòn La nằm ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), cách cảng Vũng áng (Hà Tĩnh) 20km.
    T.T(GTVT)
  6. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: 5 xã miền núi biên giới bầu cử sớm
    (VietNamNet) - Được sự cho phép của Hội đồng bầu cử Trung ương, 5 xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc hai huyên Lệ Thủy và Quảng Ninh (đơn vị bầu cử số 2), tỉnh Quảng Bình đã tổ chức bầu bầu cử Quốc hội khóa XII sớm hơn 4 ngày.
    5 xã được tổ chức bầu cử vào ngày 16/5/2007 là xã Trường Xuân (có 8 tổ bầu cử, 1440 cử tri), Trường Sơn (10 tổ bầu cử, 2237 cử tri) thuộc huyên Quảng Ninh; xã Kim Thủy (8 tổ bầu cử, 1698 cử tri), Ngân Thủy (6 tổ bầu cử, 904 cử tri), Lâm Thủy (6 tổ bầu cử, 777 cử tri).
    Các cử tri được các thành viên tổ bầu cử hướng dẫn trình tự bỏ phiếu
    Số lượng cử tri của 5 xã này không đông nhưng đây là khu vực rất quan trọng đối với chính sách đại đoàn kết dân tộc. Cử tri khu vực này bao gồm các dân tộc Kinh, Vân kiều, Pa Cô?
    Từ rất sớm, trên các ngả đường thôn xã, cử tri kéo nhau về các khu vực bỏ phiếu để tham gia bầu cử. 7 giờ sáng, lễ khai mạc bầu cử Quốc hội khóa XII đồng thời diễn ra trên hầu hết các tổ bầu cử.
    Cử tri được các thành viên trong tổ bầu cử hướng dẫn các bước cơ bản để tiến hành bỏ phiếu. Với lá phiều trên tay, các cử tri có thể gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình lên Quốc hội qua các ứng cử viên mà họ tín nhiệm và đang bầu chọn.
    Không khí bầu cử tại các khu vực bỏ phiếu diễn ra rất nghiêm túc và trang trọng. Đối với đồng bào các dân tộc thiếu số thì ngày bầu cử Quốc hội thật sự là một ngày hội lớn của họ.
    Cầm lá phiếu trên tay, cử tri Trần Thị Ái Tình (khu vực bỏ phiếu số 3, xã Trường Xuân) hồ hởi nói: "Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia bầu cử QH, tôi cảm thấy rất vui vì mình có thể góp phần chọn ra những người xứng đáng nói thay tiếng nói của mình lên QH. Tôi hy vọng những người tôi bầu hôm nay sẽ làm tốt những gì họ đã vạch ra trong kế hoạch hành động của họ!"
    3.jpg
    Có rất nhiều điều mà các cử tri muốn gửi gắm qua những lá phiếu. Cụ Nguyễn Văn Viên (khu vực bỏ phiếu số 2, xã Kim Thủy), một trong những cử tri cao tuổi cho biết:
    "Tôi muốn được tự mình bầu ra những người tốt làm cán bộ nhà nước để họ chăm lo cho nhân dân dược tốt hơn. Tôi đã bầu những người mà mình tin tưởng".
    Bà Lê Thị Bình Dị (Trưởng phòng Nội vụ - Lao động thương binh xã hội huyện Quảng Ninh, Thư kí Ban bầu cử số 2) cho biết:
    "Đến 11 giờ trưa nay, các khu vực bỏ phiếu thuộc 5 xã nói trên đã có 85% số cử tri đi bỏ phiếu. Nguyên nhân là do đồng bào sống rải rác trên khắp các thôn xã, cách điểm bỏ phiếu xa nên không thể đến sớm được, một phần các cử tri làm việc lưu động chưa về kịp".
    Bà Dị cũng cho biết dự kiến trong buổi chiều ngày hôm nay sẽ hoàn tất công tác bầu cử ở 5 xã nói trên.
    *
    Quang Cường(vietnamnet)
  7. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Lá phiếu bầu của người A Rem
    [​IMG]
    Bà con A Rem tập trung ở tổ bầu cử.
    (LĐ) - Ngày 18.5, những khu dân cư vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc ở miền tây Quảng Bình được đi bỏ phiếu sớm. Đây là những địa phương có các bản đồng bào dân tộc Khùa, Mày, Sách, Mã Liềng, Ra Mai, A Rem, Vân Kiều, Rục...
    5 giờ sáng, tôi lên đường ngược theo đường 20, vượt qua muôn trùng đèo dốc, đi thẳng về hướng cửa khẩu Cà Roòng, đến tận điểm bầu cử sớm thuộc xã Tân Trạch, Thượng Trạch của huyện Bố Trạch- đây là hai địa phương ở khu vực khó khăn bậc nhất của tỉnh Quảng Bình. Tôi mượn chiếc xe Uoát của Hạt Kiểm lâm Phong Nha - "con xe" thuộc loại cũ nát nhất nước Nam để lên đường.
    "Xin Đảng cho người A Rem cái đường, ánh điện"
    Ông Đinh Đu - Chủ tịch xã Tân Trạch - hồ hởi: "Tui nói với bà con, bầu đại biểu Quốc hội, bà con A Rem mình ưng Đảng giúp chi, cứ nói. Bà con đồng thanh: Đảng thương người A Rem nhiều lắm rồi. Cho người A Rem nhà cửa, cho gạo ăn, cho cái đất trồng lúa, ngô, bà con không phải sống trong hang đá, rứa sướng hơn trước nhiều. Nhưng người A Rem còn ưng Đảng cho người A Rem cái đường dưới xuôi lên thật êm thuận, kéo cái điện về nữa... Tui nói, có 5 cán bộ ứng cử đó, bà con nghe cho rõ tui đọc lý lịch từng người, tui kể chuyện về từng người, bà con thấy ưng ai thì bầu cho cán bộ đó". Rồi ông Đinh Đu quay sang anh Văn - Phó Chủ tịch huyện: "Có cán bộ Văn làm chứng, bà con đi bầu tự nguyện hết, gạch tên ai, ủng hộ ai tự bà con thôi".
    [​IMG]
    Từng người dân A Rem trực tiếp bỏ lá phiếu bầu của mình.
    Ai đó lên với người A Rem một lần, đi trên đường 20 lở lói và đứt gãy, chênh vênh bên những vách núi dựng đứng, thót tim trên những đoạn đèo dốc trơn trượt, khi ấy mới hiểu thấu ruột gan niềm khao khát có một tuyến đường êm thuận lên với người A Rem. Ao ước được Nhà nước đầu tư sửa chữa, nâng cấp con đường này không chỉ là ao ước của bà con A Rem, đó còn là khát khao của cả huyện Bố Trạch. Bởi vì nếu con đường 20 được nâng cấp, chắc chắn đời sống mọi mặt của cả ngàn con người trên hai xã rẻo cao Tân Trạch, Thượng Trạch sẽ nhanh chóng được đổi đời.
    Anh Phạm Văn Bình - Bí thư Đảng uỷ xã Tân Trạch - cán bộ điều động của huyện Bố Trạch lên tăng cường - nói với tôi: "Nguyện vọng có đường, có điện bà con đặt hết vào lá phiếu bầu, mong muốn những ứng cử viên được bà con bầu vào Quốc hội sẽ cố gắng giúp bà con thoả mãn nguyện vọng chính đáng này". Ông Đinh Đu kể: "Năm 2004, cán bộ Triết (đồng chí *****************, *************, ngày đó là Bí Thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh) lên thăm bà con, hứa giúp người A Rem nhà ở, hứa là có liền. Nhờ rứa, tất cả bà con A Rem bây chừ mới có thôn bản đẹp như rứa, nhà đẹp như rứa, cuộc sống ổn định như rứa. Ai hứa cũng làm ngay như cán bộ Triết, bà con ưng lắm, bỏ phiếu bầu liền".
    Có gạo, có chữ sẽ có hết
    Sau hơn 5 năm, tôi bất ngờ gặp lại Y Da và Đinh Hàn. "Ui trời là vui. Bọn em nhìn thấy cán bộ Vinh nhớ liền. Chính cán bộ chụp ảnh bọn em chớ ai nữa, nhưng mà nỏ thấy ảnh chi cả, e máy hư à?". Tôi cười xuề xoà. Ngày đó, Y Da và Đinh Hàn là hai trong những thanh niên A Rem được huyện Bố Trạch chọn về học văn hoá tại huyện. Tôi đến vào giờ nghỉ trưa của các em. Lớp vắng. Lại nghe thấy tiếng nói cười rúc rích trên trần nhà. Hoá ra, các cô cậu người A Rem quen leo trèo, chỉ chờ nghỉ học là leo tót lên xà nhà, nằm ngồi vắt vẻo như những chú vượn con. Thầy giáo Thông giải thích: "Các em chưa quen cuộc sống ở xuôi. Ngoài giờ học, thời gian còn lại, các em leo hết lên xà nhà, học và chơi đều vắt vẻo như thế". Cô bé Y Da ngày nào bây giờ đã là Phó Chủ tịch HĐND xã, còn cậu Đinh Hàn là cán bộ công chức xã phụ trách văn hoá xã hội.
    [​IMG]
    Trong ngày bầu cử, tổ công tác của Trung tâm Y tế huyện lên tận bản khám bệnh cho nhân dân.
    Y Da khoe: "Lần thứ hai em được đi bầu cử Quốc hội. Em nói với bà con, đi bầu cho đông đủ, mình ưng ai thì mình bầu thôi. Bầu cán bộ vô Quốc hội để cán bộ giúp người A Rem nhanh thoát nghèo. Danh sách 5 ứng cử viên, ai em cũng ưng hết nhưng quy định chỉ bầu 3 người thôi mà. Em cầm bút gạch tên 2 người mà trong cái bụng thấy buồn hung. Nếu mà cứ bầu cả 5 cán bộ vô thì thiệt vui nhưng cán bộ trên huyện quy định rứa rồi, Luật Bầu cử quy định rứa rồi....". Anh Đinh Hàn cười: "Mấy ngày ni tụi em bận lắm. Cán bộ coi, xã em trang hoàng rứa đẹp không? Có khẩu hiệu này, có tranh cổ động này, có ảnh Bác Hồ này, rồi cờ đỏ sao vàng treo hết trước cửa nhà sàn. Bọn thanh niên còn tổ chức thi bóng chuyền, lũ con gái còn hát múa nữa, vui như ngày Tết vậy đó".
    Ông Đinh Đu kéo tôi về sân lớn, nơi bà con đang đến tập trung để chuẩn bị bầu cử. Mọi nghi thức bầu cử đều được thực hiện đầy đủ và trang trọng. Con trai con gái làng mặc những bộ áo quần đẹp nhất đi bỏ phiếu. Mấy cô gái trẻ có con nhỏ cũng địu con theo cùng. Ai biết chữ thì tự mình cầm bút gạch tên, ai không biết chữ thì hỏi cán bộ tổ bầu cử: "Bác ni làm cái chi trên tỉnh? O ni làm việc chi, có tốt không?". Rồi lại đề nghị: "Cho tui bỏ người số 2, cho tui gạch người số 5". Sau những việc như thế, tự mỗi người cầm lá phiếu bỏ vào thùng phiếu. Chủ tịch Đinh Đu phấn khởi: "Mấy năm nay người A Rem sống khá hơn nhiều, không đói nữa, không đứt bữa nữa. Có ruộng làm lúa, có rẫy trồng ngô, sắn, có gạo từ dự án bảo vệ rừng, có trường học, có trạm y tế. Lần bầu cử này, huyện lại mang gạo lên cho bà con ăn, không phải đi rẫy, ở nhà bầu cử. Huyện còn cử cán bộ y tế lên khám bệnh, phát thuốc cho người ốm, đặt vòng tránh thai cho phụ nữ. Trẻ con A Rem đã được đi học, đã biết chữ, đã biết đọc báo rồi, khôn cái đầu rồi, biết trồng cây, nuôi bò, nuôi lợn theo kỹ thuật rồi. Cán bộ Thanh (ông Nguyễn Hồng Thanh - Bí thư Huyện uỷ) từng nói với bà con: Nhà nước cùng bà con cố gắng thật nhiều, bà con có đủ gạo ăn, có chữ học là thoát nghèo thoát khổ thôi. Bây chừ nghĩ lại, thấy cán bộ Thanh nói đúng".
    [​IMG]
    Những cử tri tương lai của đồng bào A Rem.
    Uống rượu mừng được rồi
    Địa bàn của hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch của huyện Bố Trạch hết sức phức tạp. Riêng xã Thượng Trạch có tới 18 bản, có bản cách trung tâm xã cả ngày đường đi bộ, lại phải cách trở sông suối, đèo dốc. Huyện tổ chức ở Thượng Trạch 7 tổ bầu cử. Huyện thành lập một tổ công tác đặc biệt do Phó Chủ tịch huyện làm tổ trưởng, lên trước mấy ngày, cắm bản, cùng cán bộ địa phương tổ chức học tập, tuyên truyền nhiều lần cho bà con về Luật Bầu cử, về các ứng cử viên. Huyện coi đây là cơ hội tốt để bà con dân tộc hiểu hơn về Đảng, về chính quyền, về Quốc hội.
    Ông Nguyễn Hồng Thanh - Bí thư Huyện uỷ - khẳng định: "Lo cho bà con ăn no, mặc ấm đã khó rồi, nhưng lo cho nhận thức bà con hiểu sâu sắc về Nhà nước, về pháp luật, để tuyệt đối chấp hành mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước còn khó hơn nhiều". Ngày 18.5, bầu cử sớm, đột ngột chiều và tối ngày 17 mưa lớn khắp vùng, khe suối nước dâng nập. Anh Văn - Phó Chủ tịch huyện - nhìn trời: "Nhưng vẫn may. Vì sáng hôm nay trời tạnh ráo. Các đồng chí biên phòng đã cùng bà con vượt qua được nhiều con suối ở bản A Ki, bản Trơi, bản Tuột đến bầu cử đông đủ. Thắng lợi của ngày bầu cử hôm nay, công lao các đồng chí bộ đội biên phòng rất to lớn". Dù địa hình rừng núi hiểm trở và thời tiết bất thường nhưng đến 9 giờ sáng ngày 18.5, tất cả các tổ bầu cử sớm của hai xã rẻo cao Tân Trạch, Thượng Trạch đều có 100% số cử tri đi bỏ phiếu.

    Ông Đinh Đu - Chủ tịch xã Tân Trạch - hân hoan cầm ly rượu: "Bây chừ uống rượu mừng được rồi. Thành công rồi. Mấy ngày vừa qua, nghe theo chỉ thị của huyện không được uống rượu để tỉnh táo làm việc, nay xong việc, thèm rượu rồi. Mời các cán bộ uống với bầy tui một ly đi". Tổ bầu cử xúm đến cầm lấy chén rượu. Ngoài kia, nắng ửng lên chói chang. Suốt dọc con đường vào xã Tân Trạch, bà con vẫn náo nức tụ tập trên đường chưa muốn về nhà. Có vẻ như không khí của ngày bầu cử Quốc hội vẫn đang làm mọi người rạo rực vui. Tôi chợt nhớ lời bà Y Bo - cử tri lớn tuổi nhất xã Tân Trạch: "Mình vẫn nhớ, cứ 5 mùa rẫy là đến ngày bầu cử Quốc hội. Người A Rem mình không quên ơn Đảng mô. Không có Đảng, người A Rem vẫn còn sống trong hang đá. Bây chừ, cán bộ đưa người A Rem về đây, làm nhà cho ở, cấp đất cho làm lúa, lại giao rừng cho người A Rem giữ để có gạo ăn. So với nhiều mùa rẫy trước, năm nay bắt đầu thấy sướng rồi. Nếu còn sống, 5 mùa rẫy nữa, Y Bo lại đi bầu cử thôi. Bầu cử vui như rứa răng không ưng được".
    Nguyễn Quang Vinh(lao động)
  8. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Hơn 5.000 người đã được khám chữa bệnh miễn phí tại Quảng Bình
    (HNM) - Kết thúc tuần khám chữa bệnh miễn phí và tặng quà tại 7 xã nghèo thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình (từ 13 đến 18-5), đoàn công tác từ thiện gồm hơn 80 người, trong đó có 20 bác sĩ, do bác sĩ Ra-phi Kốt, giám đốc Phòng khám gia đình, làm trưởng đoàn đã khám, chữa bệnh miễn phí cho hơn 5.000 người, chủ yếu là bà con các dân tộc như Sách, Mày, Khùa, Chứt.

    Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 59 của I-xra-en, do Đại sứ quán I-xra-en tại Hà Nội và Phòng khám gia đình, một Cty I-xra-en tại Việt Nam phối hợp với TƯ MTTQ Việt Nam tổ chức.

    Trung Hiếu( hà nội mới)
  9. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0

    Phóng sự điều tra
    Quảng Bình: Suối nước nóng 105 độ C đang cần ?ođánh thức?
    (NS) Giữa bạt ngàn Trường Sơn hùng vĩ, suối nước nóng Bang chạy len lỏi giữa những cánh rừng, nhiều đoạn sôi sùng sục và bốc khói mù mịt. Có lẽ ở Việt Nam và cả trên thế giới, có rất ít những suối nước nóng mà quanh năm suốt tháng có thể sôi đến 105oC (các suối nước nóng khác phần lớn chỉ đạt 70 - 80oC). Hai bên bờ suối, mùi lưu huỳnh từ mặt nước bốc lên ngột ngạt. Đặc biệt là cây cối chung quanh suối vẫn xanh tươi một cách kỳ lạ.
    [​IMG]
    Từ thành phố Đồng Hới - Quảng Bình theo đường Hồ Chí Minh xuôi về Nam độ 60km sẽ đến ngã tư Thạnh Bàng. Rẽ về hướng tây thêm 12km là vào được suối nước nóng Bang (trên địa bàn xã Kim Thủy - Lệ Thủy). Suối chạy dọc theo một thung lũng um tùm cây cối rồi đổ ra sông nhiều thác ghềnh. Sáng sớm tháng 4-2007, Quảng Bình lạnh buốt, giữa rừng già Trường Sơn càng lạnh. Thế nhưng bên bờ suối Bang, hơi nóng từ mặt nước mang theo mùi lưu huỳnh nồng nặc làm ấm hẳn không khí chung quanh. Nước suối xanh đục, nhiều chỗ thẫm đen bốc khói nghi ngút. Hai bên bờ suối, dưới những hốc đá là những vũng nước kích thước như chiếc nón lá, nước trong vắt và sôi ùng ục. Những con cua chắc nịch đem từ biển Nhật Lệ lên, thảy vào đó lập tức co quắp que, càng rồi chuyển nhanh sang màu cam. Chỉ 5 phút, con cua 0,5kg chín từ trong ra ngoài và ngon ngọt đến kỳ lạ. Dù là đầu bếp danh tiếng cũng không
    thể tạo ra được hương vị cua như thế trên bếp lửa. Suối Bang được phát hiện trong thời kỳ ?oxẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước?. Nơi đây từng là quân y viện của bộ đội Trường Sơn. Suối nước nóng đặc biệt này từng góp phần chữäa lành bao vết thương và phục hồi sức khỏe cho hàng ngàn chiến sĩ. Chiến tranh qua đi, suối Bang bị quên lãng. Mãi đến năm 1990, tỉnh Quảng Bình mới mở đường vào khai thác nước suối Bang làm nước khoáng đóng chai. Và ngày nay, loại sản phẩm này mang thương hiệu Cosevcobang với công suất khoảng 15 triệu lít/năm. Nước này được lấy lên từ độ sâu 55m dưới lòng đất. Một khu du lịch nghỉ dưỡng cũng đã được xây dựng bước đầu tại suối Bang. Song tất cả còn quá sơ sài; thiếu cả những công trình thiết yếu như hệ thống làm giảm nhiệt độ nước để khách tắm, ngâm. Tuy vậy, mỗi năm nơi đây cũng đón được gần 10 ngàn lượt khách du lịch. Riêng ngày 8-3-2007 đã có hơn 5.000 khách chọn nơi này làm điểm đến.
    [​IMG]
    Cùng với động Phong Nha nổi tiếng khắp thế giới, suối nước nóng Bang với độ sôi 105oC là món quà cực quý mà thiên nhiên đã tặng cho tỉnh Quảng Bình. Một mai khi sân bay Đồng Hới đi vào hoạt động, du lịch Quảng Bình nói chung, khu du lịch suối nước nóng Bang nói riêng có cơ hội cất cánh. Vấn đề còn lại là biết sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên tuyệt vời này.[​IMG]
  10. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Khao khát hoạt động nhân đạo tận đáy lòng
    ?oĐược khám chữa bệnh và nhận quà thích lắm?, đó là niềm vui chung của đồng bào thiểu số mà nhóm phóng viên chúng tôi ghi nhận được tại 7 xã rẻo cao thuộc huyện Minh Hóa trong Tuần
    [​IMG]
    Bác sĩ thuộc phòng khám Gia đình khám bệnh cho người dân tộc thiểu số tại xã Dân Hóa
    lễ tặng quà và khám chữa bệnh miễn phí do Đại sứ quán I-xra-en và Phòng khám Gia đình, một công ty của I-xra-en tại Việt Nam phối hợp tổ chức tại tỉnh Quảng Bình.
    Theo Đại sứ I-xra-en Ép-phi Ben Ma-ti-au, sau chuyến hoạt động nhân đạo tại tỉnh Kon Tum năm 2006, Đại sứ quán I-xra-en quyết định tiếp tục dành số tiền chiêu đãi nhân dịp Quốc khánh (gần 200 triệu đồng) để tổ chức các đoàn y tế thăm và khám chữa bệnh miễn phí tại vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam. Với sự đóng góp và giúp đỡ to lớn của Phòng khám Gia đình, hàng chục tấn thuốc men, gạo, muối, vật nuôi cùng nhiều vật phẩm cần thiết đã được chuyển đến 7 xã thuộc diện nghèo nhất của Quảng Bình trong chuyến hoạt động từ thiện năm nay. Tổng kinh phí trị giá gần 45 nghìn USD dành cho dự án tặng quà và khám, chữa bệnh miễn phí lần này còn là sự đóng góp của nhiều tổ chức và cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài đối với Phòng khám Gia đình và Đại sứ quán I-xra-en.
    Tới Minh Hóa, huyện miền núi được coi là khó khăn nhất của tỉnh Quảng Bình, nhóm phóng viên chúng tôi mới thấy được hết ý nghĩa của số quà tặng và các hoạt động y tế nhân đạo của những thầy thuốc thuộc Phòng khám Gia đình I-xra-en. Tại các xã rẻo cao của huyện Minh Hóa như Dân Hóa, Trọng Hóa và Trung Hóa, đồng bào dân tộc Mày, Khùa, Sách? có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn. Phó chủ tịch UBND huyện Minh Hóa Nguyễn Văn Diện cho biết, hàng trăm hộ dân ở các xã nói trên có mức thu nhập dưới 200 nghìn đồng/người/năm và cuộc sống chủ yếu trông chờ vào hạt ngô, củ sắn. Nằm cách cửa khẩu Cha Lo vài chục km, giáp biên giới với nước bạn Lào, người dân nơi đây không chỉ phải nhọc nhằn với miếng cơm manh áo mà còn canh cánh nỗi lo thiếu thốn thuốc men mỗi khi đau yếu.
    Phần lớn các hoạt động nhân đạo của Phòng khám tại 7 xã nghèo nhất huyện Minh Hóa chỉ được gói gọn trong vòng 4 ngày, song lịch trình thăm khám, tặng quà của 80 bác sĩ của Phòng khám vẫn được tiến hành trơn tru, nhịp nhàng dưới sự điều hành của bác sĩ R.Cốt. Khoảng cách giữa các điểm khám chữa bệnh có khi lên tới hơn 100km, cộng thêm một số trở ngại phát sinh như mất sóng điện thoại di động, không ?okhớp? giờ làm việc giữa Đoàn thầy thuốc và UBND xã, bác sĩ thuộc nhóm nọ ?olạc? sang nhóm kia? Nhưng khi cùng đi mới biết, đó không phải vấn đề đối với bác sĩ R.Cốt vì ông có thể một ngày liên tục giám sát công việc tại 7 xã và thường xuyên quên bữa để tập trung làm việc.
    Với số lượng người đăng ký khám bệnh và nhận vật phẩm lên đến con số hơn 5.000 người, lực lượng 80 thầy thuốc và nhân viên của Phòng khám và Đại sứ quán trở nên quá mỏng. Nhưng đối với R.Cốt, ánh mắt của ông không hề lộ vẻ lo ngại mà luôn ánh lên nét rạng rỡ khi qua liên lạc, ông biết rằng người dân đã tập trung đầy đủ tại các điểm và háo hức mong chờ được các thầy thuốc quốc tế tới khám bệnh, tặng quà. Với vốn tiếng Việt khá tốt, bác sĩ R.Cốt trực tiếp lắng nghe người dân nói với ông về những khó khăn trong cuộc sống và xúc động vì biết họ rất vui mừng khi được nhận từng hộp thuốc, cân gạo hay chiếc áo mới.
    ?oMọi người xem ông ấy như một người Việt Nam chính gốc, một nhà từ thiện với mục đích hoạt động nhân đạo xuất phát từ tận đáy lòng và chỉ biết có công việc. Khi nhìn R.Cốt làm việc, ngọn lửa nhiệt tình và đồng cảm của ông như được truyền sang trái tim mọi người trong Đoàn?, Đại sứ Ép-phi nói. ?oÝ tưởng của chuyến đi lần này đã vượt ra khỏi khuôn khổ hoạt động từ thiện thông thường vì bác sĩ R.Cốt muốn làm một điều gì đó khác biệt ở Việt Nam?. Theo bác sĩ R.Cốt, điều khác biệt ở đây giản dị thôi khi ông có món quà là hàng trăm chú lợn con, với hy vọng người dân nghèo có thể cải thiện cuộc sống với một số ?ovốn? ban đầu nào đó, dù là nhỏ bé.
    Được khai trương vào đầu năm 1990, đến nay Phòng khám Gia đình của bác sĩ R.Cốt đã có thêm chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, với sự tham gia của các bác sĩ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau như Mỹ, Ca-na-đa, Nhật Bản, Xin-ga-po, I-xra-en, Việt Nam? Phần lớn các thầy thuốc quốc tế này đều làm việc chính thức tại Phòng khám, số khác là những bác sĩ tình nguyện. Nhưng tất cả đều có chung sự chia sẻ về khát khao được khám, chữa bệnh tại những vùng sâu và khó khăn của Việt Nam. ?oViệt Nam rất xinh đẹp nhưng cuộc sống của người dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn quá. Chúng tôi hy vọng sẽ lại có dịp hoạt động y tế tình nguyện ở những vùng sâu, vùng xa khác của Việt Nam để giúp đỡ người nghèo?, Kô-đa-ma, Na-ô-ki, hai bác sĩ tình nguyện người Nhật Bản lần đầu tiên đến Việt Nam, cho biết.
    Với R.Cốt, từ lâu ông đã xem Việt Nam là quê hương thứ hai. Tình cảm sâu đậm của R.Cốt với đất nước này đã chuyển hóa thành tình yêu với một cô gái người Việt Nam và ông hiện đang có một gia đình rất hạnh phúc.
    Bài và ảnh: Linh Ãn

Chia sẻ trang này