1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình gồng mình chống chọi với hạn hán​
    Quảng Bình (TTXVN 17/8/03) - Đã hơn 4 tháng ròng rã, hơn 80 vạn dân Quảng Bình phải gồng mình chống chọi với nắng hạn, đợt nắng hạn được cho là gay gắt nhất từ trước tới nay.
    Nắng nóng đã làm khô kiệt tất cả các hồ chứa nước trong tỉnh. Đến giữa tháng 8, Quảng Bình đã có trên 5.000 ha cây trồng bị hạn nặng, trong đó có 1.765 ha diện tích lúa hè thu và gần 1.000 ha hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày đã chết khô vì thiếu nước.
    Ngay cả nước cho sinh hoạt cũng đang trở thành vấn đề rất căng thẳng. Ở xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh người dân phải vượt hơn 5km đường để lấy nước về sinh hoạt. Thôn Vinh Quang, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy có trên 620 nhân khẩu đang khát nước sinh hoạt và khát nước cho sản xuất. Hằng ngày, trẻ nhỏ đi sang làng khác để lấy nước về dùng, người lớn thì tận dụng nước ở các vũng, hồ, kênh rạch để cứu từng khóm lúa. Hơn 2.500 người dân ở thị trấn Quy Đạt cũng phải đi mua nước về sinh hoạt, với giá từ 2.000-3.000 đồng/thùng 20 lít.
    Ngay tại thị xã Đồng Hới, người dân cũng đang phải đối đầu với hạn hán. Nguồn nước hồ Bàu Tró, nơi nhiều năm nay vẫn đủ cung cấp nước cho người dân ở đây, đã tụt xuống âm 1,5m so với mặt nước biển, độ nhiễm mặn đã lên đến 240mg muối/lít. Tỉnh Quảng Trị đã phải quyết định tạm dừng lấy nguồn nước này và đầu trên 300 triệu đồng xây dựng hệ thống bơm dã chiến, lấy nước từ lòng hồ Phú Vinh về cung cấp nước sinh hoạt cho dân.
    Các huyện, thị xã trong tỉnh đã huy động cán bộ công nhân viên chức, cùng hàng ngàn người dân nạo vét kênh mương, tát nước cứu lúa và hoa màu. Tại huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh nhiều địa phương đã đào đắp kênh mương lấy nước từ trong cát đưa ra đồng ruộng để cứu lúa.
    Xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh đã đầu tư hơn 27 triệu đồng, khoan 45 giếng để lấy nước cứu trên 80 ha lúa hè thu. Từ kinh nghiệm của xã Duy Ninh, tỉnh Quảng Bình đã phát động phong trào khoan giếng lấy nước tập trung cứu lúa và hoa màu.
    Tính từ đầu mùa hạn đến nay, tỉnh Quảng Bình đã phải trích kinh phí gần 10 tỷ đồng để đầu tư cho công tác chống hạn cứu lúa, lấy nước phục vụ sinh hoạt cho dân./.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  2. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Đừng tự ái...đọc cho tốt con tốt cháu, tốt làng tốt xóm....
    "Điểm nóng" Quảng Bình​
    Quang Vinh - Hương Giang
    Trong 6 tháng đầu năm 2003, Quảng Bình là nơi xảy ra nhiều vụ ném đất đá lên tàu nhất. Cả nước có 126 vụ thì riêng ở Quảng Bình đã chiếm tới 32 vụ (hơn 25%).
    [​IMG]
    Quảng Bình liên tục ký kết thi đua bảo vệ đường sắt, nhưng hành vi ném đá lên tàu vẫn tiếp diễn ngày càng nghiêm trọng.​
    Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua Quảng Bình dài 58,5 km từ km 521 + 500 đến km 580 + 000. Trên đó có 7 ga, 16 cầu thép, 51 cầu bêtông, 71 cống, 30 đường ngang hợp pháp và 54 đường ngang không hợp pháp.
    Xí nghiệp quản lý đường sắt Bình Trị Thiên, đơn vị quản lý tuyến đường cho biết: Đơn vị này đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến những quy định về ATGT đường sắt, phối hợp với các xã có tuyến đường sắt đi qua tiến hành phong tỏa các nút đường ngang không hợp pháp; làm mới và bêtông hóa 7 đường ngang; lắp 11 thiết bị cảnh báo tự động ở các tuyến đường ngang chính; tổ chức lực lượng giải tỏa lều quán trên sân ga, phát cây thông tuyến; xây kè ngăn chặn việc đổ rác thải trên đường sắt gây nguy hại đến sự ổn định nền đường sắt... Kết quả đã giải tỏa 12m2 nhà tạm, 30m hàng rào, chuyển vị trí đường dây 220kV ở vị trí qua cầu đường sắt.
    Thế nhưng trên tuyến đường sắt đi qua Quảng Bình vẫn liên tục xảy ra các vụ vi phạm ATGT, nhất là nạn ném đất đá lên các đoàn tàu gây thiệt hại lớn. Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh thì các vụ ném đất đá lên tàu đã làm vỡ 23 cửa kính toa xe và đầu máy, tập trung chủ yếu vào các đoàn tàu có chất lượng cao như E1, E2, S1, S2. Không những thiệt hại về kinh tế mà hành khách đi trên các đoàn tàu còn bị đe dọa tính mạng khi tàu qua các tuyến Ngân Sơn - Minh Lệ (Quảng Trạch), Đồng Hới - Phúc Tự (Bố Trạch), Ngọc Lâm - Kim Lũ (Tuyên Hóa) thì những "vật thể lạ" từ đường "bay" vào hàng loạt. Năm 2002 đã có hành khách bị thương do những "vật thể lạ" này... tìm tới. Có thể nói, nạn ném đất đá lên tàu trên tuyến đường sắt đi qua Quảng Bình xảy ra từ nhiều năm nay. Chính quyền địa phương chưa có biện pháp mạnh để ngăn chặn, thậm chí coi đó là chuyện của ngành đường sắt. Nhân dân ở hai bên đường sắt dù đã được ký cam kết giữ gìn và bảo vệ trật tự ATGT đường sắt, học sinh nhiều trường dù đã tổ chức khá rầm rộ phong trào "Em yêu đường sắt quê em" nhưng nạn ném đất đá lên tàu ở Quảng Bình không giảm mà lại tăng cao nhất trong toàn quốc.
    Không những đạt "kỷ lục" về số vụ ném đất đá lên tàu, Quảng Bình còn là địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp về an ninh trật tự đường sắt. Số vụ phạm pháp liên quan đến đường sắt có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây, ngoài ra còn có 11 vụ phá hoại tín hiệu cảnh báo tự động đường ngang. Tình trạng lấy cắp vật tư phụ kiện xảy ra 24 vụ từ năm 2002 đến nay, trong đó có những vụ rất nghiêm trọng. Vào ngày 14.4.2002, tại km 00 + 250 đường bào mỏ đá Lèn Bạc (Quảng Ninh) mất 6 lập lách, 19 đinh nối mối ray; đêm 6.10.2002 mất 6 thanh tà vẹt ghi mới tại cung đường Mỹ Đức. Việc mất vật tư, phụ kiện trên cầu, trên đường sắt xảy ra nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  3. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Đừng tự ái...đọc cho tốt con tốt cháu, tốt làng tốt xóm....
    "Điểm nóng" Quảng Bình​
    Quang Vinh - Hương Giang
    Trong 6 tháng đầu năm 2003, Quảng Bình là nơi xảy ra nhiều vụ ném đất đá lên tàu nhất. Cả nước có 126 vụ thì riêng ở Quảng Bình đã chiếm tới 32 vụ (hơn 25%).
    [​IMG]
    Quảng Bình liên tục ký kết thi đua bảo vệ đường sắt, nhưng hành vi ném đá lên tàu vẫn tiếp diễn ngày càng nghiêm trọng.​
    Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua Quảng Bình dài 58,5 km từ km 521 + 500 đến km 580 + 000. Trên đó có 7 ga, 16 cầu thép, 51 cầu bêtông, 71 cống, 30 đường ngang hợp pháp và 54 đường ngang không hợp pháp.
    Xí nghiệp quản lý đường sắt Bình Trị Thiên, đơn vị quản lý tuyến đường cho biết: Đơn vị này đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến những quy định về ATGT đường sắt, phối hợp với các xã có tuyến đường sắt đi qua tiến hành phong tỏa các nút đường ngang không hợp pháp; làm mới và bêtông hóa 7 đường ngang; lắp 11 thiết bị cảnh báo tự động ở các tuyến đường ngang chính; tổ chức lực lượng giải tỏa lều quán trên sân ga, phát cây thông tuyến; xây kè ngăn chặn việc đổ rác thải trên đường sắt gây nguy hại đến sự ổn định nền đường sắt... Kết quả đã giải tỏa 12m2 nhà tạm, 30m hàng rào, chuyển vị trí đường dây 220kV ở vị trí qua cầu đường sắt.
    Thế nhưng trên tuyến đường sắt đi qua Quảng Bình vẫn liên tục xảy ra các vụ vi phạm ATGT, nhất là nạn ném đất đá lên các đoàn tàu gây thiệt hại lớn. Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh thì các vụ ném đất đá lên tàu đã làm vỡ 23 cửa kính toa xe và đầu máy, tập trung chủ yếu vào các đoàn tàu có chất lượng cao như E1, E2, S1, S2. Không những thiệt hại về kinh tế mà hành khách đi trên các đoàn tàu còn bị đe dọa tính mạng khi tàu qua các tuyến Ngân Sơn - Minh Lệ (Quảng Trạch), Đồng Hới - Phúc Tự (Bố Trạch), Ngọc Lâm - Kim Lũ (Tuyên Hóa) thì những "vật thể lạ" từ đường "bay" vào hàng loạt. Năm 2002 đã có hành khách bị thương do những "vật thể lạ" này... tìm tới. Có thể nói, nạn ném đất đá lên tàu trên tuyến đường sắt đi qua Quảng Bình xảy ra từ nhiều năm nay. Chính quyền địa phương chưa có biện pháp mạnh để ngăn chặn, thậm chí coi đó là chuyện của ngành đường sắt. Nhân dân ở hai bên đường sắt dù đã được ký cam kết giữ gìn và bảo vệ trật tự ATGT đường sắt, học sinh nhiều trường dù đã tổ chức khá rầm rộ phong trào "Em yêu đường sắt quê em" nhưng nạn ném đất đá lên tàu ở Quảng Bình không giảm mà lại tăng cao nhất trong toàn quốc.
    Không những đạt "kỷ lục" về số vụ ném đất đá lên tàu, Quảng Bình còn là địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp về an ninh trật tự đường sắt. Số vụ phạm pháp liên quan đến đường sắt có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây, ngoài ra còn có 11 vụ phá hoại tín hiệu cảnh báo tự động đường ngang. Tình trạng lấy cắp vật tư phụ kiện xảy ra 24 vụ từ năm 2002 đến nay, trong đó có những vụ rất nghiêm trọng. Vào ngày 14.4.2002, tại km 00 + 250 đường bào mỏ đá Lèn Bạc (Quảng Ninh) mất 6 lập lách, 19 đinh nối mối ray; đêm 6.10.2002 mất 6 thanh tà vẹt ghi mới tại cung đường Mỹ Đức. Việc mất vật tư, phụ kiện trên cầu, trên đường sắt xảy ra nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  4. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Bãi tắm đẹp, nhưng độ an toàn thấp​
    Với 116 km bờ biển, cát trắng, môi trường trong sạch và hoang sơ, Quảng Bình có lợi thế để phát triển mạnh các bãi tắm phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, công tác giữ an toàn cho du khách lại chưa được địa phương quan tâm. Nhiều người đã thiệt mạng khi tắm biển.
    Tại biển Nhật Lệ, ngoài một vài biển báo cắm trên bờ, khuất tầm nhìn và những lá cờ chỉ dẫn, không có ai nhắc nhở hoặc theo dõi du khách. Bến tắm đầu tiên do ở gần cửa sông nước xoáy nên rất nguy hiểm. Gần 4 km bãi tắm Nhật Lệ, kéo dài từ cửa sông Nhật Lệ ra đến xã Nhân Trạch, nhưng hằng ngày chỉ có lực lượng cứu hộ do phường Hải Thành quản lý. Hoạt động của lực lượng này chỉ là hình thức: thuyền cứu hộ luôn vùi trong cát, chòi quan sát thì không có người.
    Các bãi Đá Nhảy, Quảng Thọ, Quảng Đông, Ngư Hoà, Quảng Phú cũng trong tình trạng như vậy. Lực lượng cứu hộ kiêm luôn giữ xe cho khách nên không mang tính chuyên nghiệp. Khách xuống tắm biển không có bảo hiểm nhân thọ. Nhiều du khách cho rằng, những địa phương được giao quyền quản lý bãi biển chủ yếu tập trung thu tiền ở các hàng quán, chứ chưa có biện pháp bảo vệ an toàn cho khách.
    (Theo Lao Động)
    Đúng là như thế thật, mình ở gần biển Quảng Thọ và đã tắm ở các biển Đá Nhảy, Nhật Lệ, Quảng Đông...đúng là lực lượng cứu hộ chưa có tính chuyên nghiệp và bảo vệ an toàn cao cho khách. Ở biển Quảng Thọ thì lực lượng cứu hộ kiêm giữ xe cho khách!!!! Năm nào về cũng nghe có nhiều người chết ở các biển này. Có khi hai ba tháng 1 mạng . Hè vừa rồi mình về quê một tuần cũng có một người chết, cứu người người thì sống còn mình thì chết...sau đó có mấy tiếng tụi mình xuống đó (Biển Quảng Thọ) ngồi chơi, 14 thằng mà 4 thằng...dám tắm , còn mấy ngồi trong quán ăn chứ ko dám xuống cho dù được "dụ dỗ" hết cỡ.... Các bạn biết không, tụi mình vừa đi xuống bãi biển thì thấy ba bốn người đang cụm lại thắp hương cầu hồn cho người hồi nãy.......hehe...chỉ còn 3 thằng dám tắm, một thằng "tự nguyện" đứng trên bờ...canh gác......xem có ai chít mà kêu chứ đội giữ xe đứng cách đó xa lém!
    Đây là sự thực 100%, Quảng Bình đang đứng trước những thách thức, có cơ hội rồi đó nhưng chưa nắm bắt tốt được, chưa tận dụng hết những gì mình có. Làm như thế ai mà dám tắm chứ. Chúng ta phải nhìn nhận thẵng thắn vấn đề thì hy vọng mới có sự thay đổi, sự đổi mới. Một điều mà tôi thấy là như thế này: Nói về giá cả ở các Thị Xã và Thị Trấn ở QB (Như Đồng Hới, Ba Đồn) cao hơn Huế nhiều, thế nhưng dịch vụ lại rất kém, chưa coi trọng và chú ý đến "mấy chổ nhột" của khách hàng, mấy chổ "khải mà sướng" nò...
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  5. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Bãi tắm đẹp, nhưng độ an toàn thấp​
    Với 116 km bờ biển, cát trắng, môi trường trong sạch và hoang sơ, Quảng Bình có lợi thế để phát triển mạnh các bãi tắm phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, công tác giữ an toàn cho du khách lại chưa được địa phương quan tâm. Nhiều người đã thiệt mạng khi tắm biển.
    Tại biển Nhật Lệ, ngoài một vài biển báo cắm trên bờ, khuất tầm nhìn và những lá cờ chỉ dẫn, không có ai nhắc nhở hoặc theo dõi du khách. Bến tắm đầu tiên do ở gần cửa sông nước xoáy nên rất nguy hiểm. Gần 4 km bãi tắm Nhật Lệ, kéo dài từ cửa sông Nhật Lệ ra đến xã Nhân Trạch, nhưng hằng ngày chỉ có lực lượng cứu hộ do phường Hải Thành quản lý. Hoạt động của lực lượng này chỉ là hình thức: thuyền cứu hộ luôn vùi trong cát, chòi quan sát thì không có người.
    Các bãi Đá Nhảy, Quảng Thọ, Quảng Đông, Ngư Hoà, Quảng Phú cũng trong tình trạng như vậy. Lực lượng cứu hộ kiêm luôn giữ xe cho khách nên không mang tính chuyên nghiệp. Khách xuống tắm biển không có bảo hiểm nhân thọ. Nhiều du khách cho rằng, những địa phương được giao quyền quản lý bãi biển chủ yếu tập trung thu tiền ở các hàng quán, chứ chưa có biện pháp bảo vệ an toàn cho khách.
    (Theo Lao Động)
    Đúng là như thế thật, mình ở gần biển Quảng Thọ và đã tắm ở các biển Đá Nhảy, Nhật Lệ, Quảng Đông...đúng là lực lượng cứu hộ chưa có tính chuyên nghiệp và bảo vệ an toàn cao cho khách. Ở biển Quảng Thọ thì lực lượng cứu hộ kiêm giữ xe cho khách!!!! Năm nào về cũng nghe có nhiều người chết ở các biển này. Có khi hai ba tháng 1 mạng . Hè vừa rồi mình về quê một tuần cũng có một người chết, cứu người người thì sống còn mình thì chết...sau đó có mấy tiếng tụi mình xuống đó (Biển Quảng Thọ) ngồi chơi, 14 thằng mà 4 thằng...dám tắm , còn mấy ngồi trong quán ăn chứ ko dám xuống cho dù được "dụ dỗ" hết cỡ.... Các bạn biết không, tụi mình vừa đi xuống bãi biển thì thấy ba bốn người đang cụm lại thắp hương cầu hồn cho người hồi nãy.......hehe...chỉ còn 3 thằng dám tắm, một thằng "tự nguyện" đứng trên bờ...canh gác......xem có ai chít mà kêu chứ đội giữ xe đứng cách đó xa lém!
    Đây là sự thực 100%, Quảng Bình đang đứng trước những thách thức, có cơ hội rồi đó nhưng chưa nắm bắt tốt được, chưa tận dụng hết những gì mình có. Làm như thế ai mà dám tắm chứ. Chúng ta phải nhìn nhận thẵng thắn vấn đề thì hy vọng mới có sự thay đổi, sự đổi mới. Một điều mà tôi thấy là như thế này: Nói về giá cả ở các Thị Xã và Thị Trấn ở QB (Như Đồng Hới, Ba Đồn) cao hơn Huế nhiều, thế nhưng dịch vụ lại rất kém, chưa coi trọng và chú ý đến "mấy chổ nhột" của khách hàng, mấy chổ "khải mà sướng" nò...
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.
  6. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Hôm ni, ngồi xem thời sự thấy có thông báo ở QB có mưa lớn. Sót ruột kô chịu được. Có thông báo lũ khẩn cấp rồi bà con ơi. Chán quá. Lúc thì tìm ko ra một giọt nước, lúc thì thừa đến nỗi ngập cả cánh đồng. Thương mọi người chi lạ.
    Đi qua đường Nguyễn Chí Thanh thấy hoa sữa nở thơm phức lại nghĩ đến QB, lụt ra ri thì hoa nào nở cho nổi.
    Thương quá QB ơi...
    EM BIẾT TỪ LÂU QUÊ ANH NƠI ĐÓ. EM ƯỚC MƠ HOÀI MÀ CHƯA ĐƯỢC ĐI QUA... NGHỆ AN- QUẢNG BÌNH
  7. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Hôm ni, ngồi xem thời sự thấy có thông báo ở QB có mưa lớn. Sót ruột kô chịu được. Có thông báo lũ khẩn cấp rồi bà con ơi. Chán quá. Lúc thì tìm ko ra một giọt nước, lúc thì thừa đến nỗi ngập cả cánh đồng. Thương mọi người chi lạ.
    Đi qua đường Nguyễn Chí Thanh thấy hoa sữa nở thơm phức lại nghĩ đến QB, lụt ra ri thì hoa nào nở cho nổi.
    Thương quá QB ơi...
    EM BIẾT TỪ LÂU QUÊ ANH NƠI ĐÓ. EM ƯỚC MƠ HOÀI MÀ CHƯA ĐƯỢC ĐI QUA... NGHỆ AN- QUẢNG BÌNH
  8. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    QUẢNG BÌNH - NƯỚC LŨ ĐANG LÊN NHANH
    (Theo báo Lao Động)
    Từ ngày 4-6/10, mưa dữ dội trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình, đặc biệt tại huyện Tuyên Hoá lượng mưa đo được là 467,5mm. Trên sông Gianh, lũ đã xuất hiện lớn, xấp xỉ báo động 3...
    Trưa ngày 6/10, dù đã rất cố gắng nhưng chúng tôi cũng kô thể đến được trị trấn Đồng Lê của huyện Tuyên Hoá. Xe và người đã kẹt ngay tại rốn lũ tại xã Phong Hoá, trên quốc lộ 12A. Từ Đồng Hới ra, khi đi qua cầu Gianh, chúng tôi đã chứng kiến cảnh nước lũ từ thượng nguồn sông Gianh đổ về cuồn cuộn, đục ngầu, cuốn theo cả những cây gỗ lớn. Dọc theo quốc lộ 12A từ Ba Đồn lên Đồng Lê, nước ở sông Gianh đã làm tràn ngập nhiều xóm làng. Các xã Phù Hoá, Cảnh Hoá, Châu Hoá, Phong Hoá, Đức Hoá phần lớn đã chìm trong nước. Hàng chục trường học đã dừng học từ ngày hôm trước do nước đã ngập. Hàng chục đường liên thôn, liên xã hoàn toàn bị lũ nhấn chìm. Đặc biệt con đường thuộc dự án giao thông nông thôn 2 đi từ xã Quảng Liên sang xã Phù Hoá, Cảnh Hoá bị nhấn chìm trong lũ, nước chảy qua đường cuồn cuộn như ngọn thác. Trên quốc lộ 12A, tất cả những khúc đường chưa kịp nâng cao trình chống lũ đều bị ngập nhiều đoạn, cá biệt có những đoạn ngập sâu hơn 1m.Chỉ bằng vài ngày mưa to, quốc lộ 12A huyết mạch chạy từ của khẩu quốc tế Cha Lo về quốc lộ 1 đã bị chia cắt, tắc đường hoàn toàn. Nhiều xe hàng và xe công tác qua lại nước bạn Lào đã không thể đi được. Cũng trên quốc lộ 12A, tại km 79 và 109, mái taluy đường bị sụp đổ do lũ làm tắc đường. Trên đường Hồ Chí Minh, đoạn cầu Đá Bò, cầu Bùng và ở km 36 đi qua xã Đức Hoá đoạn đường bị ngập sâu dài hàng trăm mét. Đường nhánh tỉnh lộ từ Đồng Lê lên Tân Ấp nối với đường Hồ Chí Minh cũng bị tắc. Đường quốc lộ 15 tại km 476 cũng bị ngập sâu 1m. Trên sông Son, hệ thống thuyền đưa đón khách tham quan động Phong Nha đã dừng hoạt động, hàng trăm khách tham quan phải quay lại thị xã Đồng Hới. Hai trạm biến thế ở huyện Bố Trạch bị nổ do sét và mưa lớn.
    Theo số liệu thiệt hại bước đầu, cháu Đức (15tuổi) ở xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá bị lũ cuốn trôi và đã tìm được xác. Bà Lượng (45tuổi) ở xã Châu Hoá, huyện Tuyên Hoá bị lũ cuôn mất tích.Thiệt hai về trâu bò, lợn gà bị lũ cuốn chưa tính được. Thiệt hại về nhà cửa cũng chưa có số liệu báo cáo. Hệ thống đập thuỷ lợi, kenh mương nội đồng chắc chắn thiệt hại lớn, nhưng ngành nông nghiệp vẫn chưa có được báo cáo.Nước lũ đang lên rất nhanh. Tình hình lũ lụt đang diễn biến phức tạp. Mưa vẫn tiếp tục đổ sập xuống trên thượng nguồn sông Gianh. Chủ tịch UBND tỉnh và các cán bộ lãnh đạo các ngành đã có mặt ở hầu hết các điểm ngập lụt để trực tiếp chỉ đạo chống lũ, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân. Phải gần 4 năm nay, Quảng Bình mới xảy ra lũ lớn.....
    Biết mần răng bây chừ. Chán quá....
    EM BIẾT TỪ LÂU QUÊ ANH NƠI ĐÓ. EM ƯỚC MƠ HOÀI MÀ CHƯA ĐƯỢC ĐI QUA... NGHỆ AN - QUẢNG BÌNH
  9. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    QUẢNG BÌNH - NƯỚC LŨ ĐANG LÊN NHANH
    (Theo báo Lao Động)
    Từ ngày 4-6/10, mưa dữ dội trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình, đặc biệt tại huyện Tuyên Hoá lượng mưa đo được là 467,5mm. Trên sông Gianh, lũ đã xuất hiện lớn, xấp xỉ báo động 3...
    Trưa ngày 6/10, dù đã rất cố gắng nhưng chúng tôi cũng kô thể đến được trị trấn Đồng Lê của huyện Tuyên Hoá. Xe và người đã kẹt ngay tại rốn lũ tại xã Phong Hoá, trên quốc lộ 12A. Từ Đồng Hới ra, khi đi qua cầu Gianh, chúng tôi đã chứng kiến cảnh nước lũ từ thượng nguồn sông Gianh đổ về cuồn cuộn, đục ngầu, cuốn theo cả những cây gỗ lớn. Dọc theo quốc lộ 12A từ Ba Đồn lên Đồng Lê, nước ở sông Gianh đã làm tràn ngập nhiều xóm làng. Các xã Phù Hoá, Cảnh Hoá, Châu Hoá, Phong Hoá, Đức Hoá phần lớn đã chìm trong nước. Hàng chục trường học đã dừng học từ ngày hôm trước do nước đã ngập. Hàng chục đường liên thôn, liên xã hoàn toàn bị lũ nhấn chìm. Đặc biệt con đường thuộc dự án giao thông nông thôn 2 đi từ xã Quảng Liên sang xã Phù Hoá, Cảnh Hoá bị nhấn chìm trong lũ, nước chảy qua đường cuồn cuộn như ngọn thác. Trên quốc lộ 12A, tất cả những khúc đường chưa kịp nâng cao trình chống lũ đều bị ngập nhiều đoạn, cá biệt có những đoạn ngập sâu hơn 1m.Chỉ bằng vài ngày mưa to, quốc lộ 12A huyết mạch chạy từ của khẩu quốc tế Cha Lo về quốc lộ 1 đã bị chia cắt, tắc đường hoàn toàn. Nhiều xe hàng và xe công tác qua lại nước bạn Lào đã không thể đi được. Cũng trên quốc lộ 12A, tại km 79 và 109, mái taluy đường bị sụp đổ do lũ làm tắc đường. Trên đường Hồ Chí Minh, đoạn cầu Đá Bò, cầu Bùng và ở km 36 đi qua xã Đức Hoá đoạn đường bị ngập sâu dài hàng trăm mét. Đường nhánh tỉnh lộ từ Đồng Lê lên Tân Ấp nối với đường Hồ Chí Minh cũng bị tắc. Đường quốc lộ 15 tại km 476 cũng bị ngập sâu 1m. Trên sông Son, hệ thống thuyền đưa đón khách tham quan động Phong Nha đã dừng hoạt động, hàng trăm khách tham quan phải quay lại thị xã Đồng Hới. Hai trạm biến thế ở huyện Bố Trạch bị nổ do sét và mưa lớn.
    Theo số liệu thiệt hại bước đầu, cháu Đức (15tuổi) ở xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá bị lũ cuốn trôi và đã tìm được xác. Bà Lượng (45tuổi) ở xã Châu Hoá, huyện Tuyên Hoá bị lũ cuôn mất tích.Thiệt hai về trâu bò, lợn gà bị lũ cuốn chưa tính được. Thiệt hại về nhà cửa cũng chưa có số liệu báo cáo. Hệ thống đập thuỷ lợi, kenh mương nội đồng chắc chắn thiệt hại lớn, nhưng ngành nông nghiệp vẫn chưa có được báo cáo.Nước lũ đang lên rất nhanh. Tình hình lũ lụt đang diễn biến phức tạp. Mưa vẫn tiếp tục đổ sập xuống trên thượng nguồn sông Gianh. Chủ tịch UBND tỉnh và các cán bộ lãnh đạo các ngành đã có mặt ở hầu hết các điểm ngập lụt để trực tiếp chỉ đạo chống lũ, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân. Phải gần 4 năm nay, Quảng Bình mới xảy ra lũ lớn.....
    Biết mần răng bây chừ. Chán quá....
    EM BIẾT TỪ LÂU QUÊ ANH NƠI ĐÓ. EM ƯỚC MƠ HOÀI MÀ CHƯA ĐƯỢC ĐI QUA... NGHỆ AN - QUẢNG BÌNH
  10. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    LẠI THÊM MỘT CÁNH RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN BỊ "SÁT HẠI"

    Sau vụ triệt hạ rừng cây mẹ Nghèng (Quảng Phú, Đồng Hới) thì hiện trạng mà chúng tôi chứng kiến ở Quảng Phú có phần bi thảm hơn.Vành đai rừng phòng hộ ở Quảng Phú(Quảng Trạch) tôt ngút ngàn và chạy thẳng ra đến chân sóng.Những thân cây với đường kính 20-30cm, cao từ 4-6m ken đặc bấy lâu nay chắn gió, chắn cát bảo vệ cho ruộng đồng Quảng Phú vốn đã ít ỏi, có được chút sản lượng lương thực cầm cự qua "tháng tám ngày ba".Vậy mà, giờ cánh rừng kia bị chặt hạ sát gốc, và đang có xu hướng lấn dần ra sát biển.AI ĐÃ CHẶT VÀ HỌ CHẶT ĐỂ LÀM GÌ?

    Giữa trưa, trên mảng rừng vừa mới bị chặt hạ kia, những gốc phi lao được một bàn tay có "kinh nghiệm phá rừng"nào đó, ủ lá phi lao khô châm lửa đốt phi tang tận gốc.Lửa và khói bốc lên mù mịt cả một khoảng rừng xanh ngun ngút.Trên hiện trường còn sót lại những cành, những lá tươi nguyên, khó bắt lửa.Vài ba nông phu đang ''hôi" cành, gốc, ngọn.Hỏi chuyện một người có tên là Đặng, tuổi chừng 60, hỏi quê thì bảo ở gần đó, trả lời dè dặt rằng:Họ chặt.Ai có rừng trồng ở đây thì chặt để giải phóng mặt bằng và bán lại mặt bằng đó cho họ khai thác ti tan!Thế đây là rừng trồng của dân?Ừ, dân trồng mươi năm nay, giờ thấy bán có lãi thì họ chặt để bán đất cho việc khai thác ti tan!Vậy có chủ trương cho chặt rừng phòng hộ ven biển để bán đất?Không biết, tôi là dân làm sao biết chuyện đó!
    Ngay sát cánh rừng vừa bị đốn hạ có 3 dây chuyền đang khai thác ti tan.Hai công nhân đang dầm mình dưới nước sâu vận hành một"vòi rồng" hút cát.Họ không muốn nói danh tính, nhưng bảo rằng việc khai thác ti tan ở đây đã được cấp phép và hé lộ rằng có việc Công ty mua thêm đất rừng của dân.Nghe đâu trữ lượng ti tan trên đất có rừng phòng hộ ấy cao hơn rất nhiều so với trên diện tích được cấp.Bao quát cả khu vực, giờ đang là công trường khai thác ti tan, cát trắng đến loá mắt.Cát được phun lên thành gò, thành đống."Vòi rồng" sục sâu xuống hơn 2m tạo thành những hồ nước lớn.Địa tầng, địa mạo đang bị phá vỡ không biết đến bao giờ mới được hoàn nguyên.Ngay sát mép biển,nước mặn đang từng ngày,từng ngày xâm thực vào đất liền và đí theo đó là những cánh rừng phòng hộ không còn đất sống.Ông Dũng -người quản lý công việc khai thác ti tan ở đây xác nhận việc chặt rừng phòng hộ là do dân "tự nguyện" chặt để bán mặt bằng lại cho Công ty Thương mại miền núi QB khai thác ti tan.Những người dân xung quanh nói rằng, mảnh rừng vừa bị chặt hạ ấy là rừng của ông Ái(dân địa phương) và họ(công ty) mua mỗi ha từ 70 đến 80 triệu đồng...
    Nghĩ lại, công ty TMMN tiếp tục tung tiền mua mặt bằng, dân tiêp tục chặt hạ rừng phòng hộ "của mình" thì cả cánh rừng hàng chục ha chắn gió, chắn cát kia chỉ còn cát trắng.Và lúc đó,người dân Quảng Phú sẽ phải đối mặt với triều cường, với nạn cát chảy, cát bay,cát nhảy.Rồi lại ngân sách, rồi lại chủ trương, vận động"phủ xanh đất trống, đồi trọc".Một vòng luẩn quẩn tốn nhiều thời gian nhưng hậu quả nhãn tiền trong mùa mưa bão năm nay thì đã thấy rõ.
    Chúng tôi tìm đến Chi cục kiểm lâm QB và được biết ông Bùi Ngọc Tú -chi cục phó và ông Phùng Văn Bằng- chuyên viên kỹ thuật đã có mặt ở đó vài giờ trước.Quan điểm của Chi cục kiểm lâm là tạm thời đình chỉ việc khai thác ti tan để báo cáo với UBND tỉnh, đồng thời giao cho Hạt kiểm lâm Quảng Trạch kiểm tra thực tế, lập biên bản vi phạm.Trên 2 Quyết định 307/QĐUB(2/2/2003) và 735/QĐUB(4/4/2003) cấp 38ha cho công ty TMMN khai thác ti tan được ghi là "tận thu" ti tan (sao gọi là tận thu trong khi hoàn toàn khai thác mới) thì những văn bản kèm theo như đánh giá tác động môi trường, hiện trạng đất và tài sản trên đất, cũng như quyết định thu hồi rừng và đất... xem ra còn nhiều chuyện phải bàn.Khi được chúng tôi thông báo tình trạng chặt phá rừng trên, lãnh đạo tỉnh QB trả lời:Sẽ cho kiểm tả và nếu có dấu hiệu vi phạm thì sẽ đình chỉ và có thể thu hồi giấy phép khai thác.
    Vụ việc diễn ra hôm trước thì hôm sau UBND tỉnh có một hội nghị triển khai Chỉ thị 12/2003 của Thủ tướng về "tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng".Đương nhiên các báo TƯ thường trú không được mời trong Hội nghị này.Khi sự thật những cánh rừng đang bị xâm hại,đang bị triệt hạ thì thực tế đó ở QB có là câu hỏi cần đặt ra cho hội nghị quan trọng trên?
    Đề nghị các bác cho ý kiến về vấn đề trên!
    EM BIẾT TỪ LÂU QUÊ ANH NƠI ĐÓ. EM ƯỚC MƠ HOÀI MÀ CHƯA ĐƯỢC ĐI QUA.... NGHỆ AN - QUẢNG BÌNH

Chia sẻ trang này