1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Dự án điểm đầu tư 3 tỷ đồng vẫn chỉ là "số không"
    [​IMG]
    Dự án điểm làng nghề Cảnh Dương, xã Cảnh Dương (Quảng Trạch - Quảng Bình) quy mô 10ha do Sở Công nghiệp Quảng Bình làm chủ đầu tư với tổng vốn 3 tỷ đồng, được bàn giao cho địa phương quản lý sử dụng từ tháng 12-2004. Tuy nhiên, 3 năm đã trôi qua, hiệu quả đầu tư của dự án này vẫn nằm ở con ?osố không?, làng nghề chỉ là bãi đất hoang...
    Theo đề án thì làng nghề Cảnh Dương có các cụm ngành nghề: sản xuất lưới, dịch vụ nghề cá, kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất mây tre đan xuất khẩu, thu gom chế biến hải sản, sản xuất mộc mỹ nghệ, sản xuất hương... Tháng 12/2004, chủ đầu tư là Sở Công nghiệp bàn giao cơ sở hạ tầng làng nghề cho xã Cảnh Dương quản lý. Tháng 6/2006, xã tiến hành xét duyệt đợt đầu các dự án xin đầu tư phát triển sản xuất tại làng nghề. Đến thời điểm này xã nhận được 60 hồ sơ dự án, đã xét duyệt cấp phép cho 32 dự án; 3 hộ xây dựng xong cơ sở sản xuất, một số đang tiến hành xây dựng. Mặc dù đã xây dựng xong nhà xưởng nhưng 3 hộ này chưa thể tiến hành sản xuất vì chưa có... điện! Hệ thống điện của làng nghề được xây dựng cách đây 3 năm, song không được đưa vào sử dụng, nay muốn đóng điện, theo quy định phải có tờ trình gửi Chi nhánh điện huyện Quảng Trạch để đơn vị này tiến hành kiểm tra lại hệ thống điện và nếu vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật thì mới được đóng điện.
    Nếu không được hai ông Đồng Thanh Đắng và Nguyễn Thanh Hiên, thành viên ban quản lý dự án làng nghề Cảnh Dương dẫn đi giới thiệu các khu vực của làng nghề, không riêng gì chúng tôi, chắc chắn ai có mặt tại đây đều không hình dung được đây là khu làng nghề tiểu thủ công nghiệp! Ngoài hệ thống đường điện và đường giao thông thì chỉ có 3 ngôi nhà được xây dựng, nhưng nhìn mãi cũng không thấy dáng dấp nhà xưởng. Nhìn toàn cảnh khu làng nghề chỉ là bãi đất bỏ hoan!
    Khi được hỏi đến bao giờ khu làng nghề này mới có cơ sở sản xuất hoạt động, ông Đắng cho hay, trước mắt nếu có điện thì sẽ có 3 cơ sở tiến hành sản xuất, nhưng việc này cũng không biết chắc chắn đến lúc nào (?).Theo ông Đắng, để phủ kín diện tích làng nghề mà dự án đã quy hoạch phân bổ cho từng loại ngành nghề thì phải có trên 200 dự án của dân đầu tư vào phát triển sản xuất tại đây; trong lúc nhu cầu đầu tư vào làng nghề rất ít và nhiều hộ muốn đầu tư vào đây nhưng lại thiếu vốn hoặc không đáp ứng được yêu cầu quy định của dự án. Thực trạng hiện tại không biết bao giờ làng nghề mới có thể bắt đầu khởi động dù là chỉ một vài cơ sở sản xuất và càng khó nói hơn đến lúc nào thì khai thác có hiệu quả khu làng nghề này.
    Từ thực trạng trên thấy hiệu quả đầu tư 3 tỷ đồng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho cụm làng nghề Cảnh Dương 3 năm qua là con ?osố không?, một sự lãng phí tiền tỷ không đáng có. Đáng nói hơn, hiện Quảng Bình đang đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, trong khi cụm làng nghề Cảnh Dương là dự án điểm của tỉnh mà hiệu quả đầu tư như vậy thì làm sao có thể nhân rộng được?
    Hương Trà (KINH TE NONG THON)
  2. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Bắt giữ kẻ vận chuyển, buôn bán 80Kg thuốc nổ
    Được tin có đối tượng đang chuẩn bị vận chuyển vật liệu nổ từ xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) xuống các xã vùng biển trên địa bàn Quảng Bình để tiêu thụ, Ban chỉ huy phòng PC14 Công an tỉnh Quảng Bình lập kế hoạch truy bắt. Vào lúc 16 giờ ngày 8-5-2007, các trinh sát phát hiện và bắt giữ Phạm Thị Hoa (SN 1960, quê xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch) đang đi xe máy chở 80kg thuốc nổ. Theo lời khai của đối tượng là đã mua thuốc bom của người dân xã Xuân Trạch, nay mang về bán cho ngư dân đánh bắt cá. Hành vi của Hoa chưa thực hiện được thì bị quần chúng phát giác và kịp thời báo cho cơ quan công an.
    T.V.B (CATP)
  3. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Ở nơi 40 độ C
    Những ngày qua được đánh giá là đợt nắng nóng kỷ lục nhất từ đầu năm 2007 đến nay tại khu vực Bắc Trung bộ. Các con đường từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị vào tầm giờ trưa như bị rang trong chảo lửa, người dân không dám ra đường. Các khu đô thị đã phải gánh chịu thêm hiệu ứng bê tông nên có nơi nóng trên 40 độ C.
    [​IMG]
    Biển Nhật Lệ, mới 3 giờ chiều đã có hàng ngàn người ra tắm thoát nắng.
    Nắng nóng ở Nghệ An đang khiến 650 hồ chứa nước lớn nhỏ của địa phương này sắp cạn kiệt. Con sông Lam đã bắt đầu hạ thấp mực nước. Với một tuần nhiệt độ bất thường từ 38-40,8 độ C hầu hết giếng thơi của 10 huyện miền núi dọc hai bên quốc lộ 7 và đường 48 ở Nghệ An cũng bị sức nóng mặt trời hút cạn nguồn nước.
    Thị xã Đông Hà (Quảng Trị) nằm trên trục đường 9 lên Lao Bảo, cách biển Cửa Tùng, Cửa Việt trên 30km nên là một bất lợi vì không được hơi biển điều hòa. Cái nóng ở đây cứ rừng rực nhảy tót lên 40 độ C đã làm cho ngành du lịch Quảng Trị mất mát lớn, vì dưới ?olưới? trời rực lửa, việc đi du lịch là cực hình, vậy nên các khách sạn vắng tanh du khách.
    Trời nắng đổ lửa, các mặt hàng máy lạnh, tủ lạnh được bày bán tràn ra cả vỉa hè ở các đô thị như Đông Hà (Quảng Trị), Đồng Hới (Quảng Bình), thành phố Hà Tĩnh, thành phố Vinh. Người mua cũng đông, người bán cũng nhiều, tất cả phục vụ cho công việc thoát nắng. Các cửa hàng bán quạt cơ lại thất nghiệp vì dưới cảnh trời nóng lên đến 39-40 độ C mà ngồi quạt thì hơi nóng cứ lại ùa đến nên thiên hạ không thèm quan tâm.
    Mấy ngày nắng thiêu này, tuy chưa hết giờ làm nhưng khoảng tầm 3 giờ chiều các bãi biển đã đông kín người trốn nắng. Các thành phố khác như Hà Tĩnh, Đông Hà, Huế, Vinh phải chịu thiệt thòi vì xa biển hàng chục cây số.
    Rất may đợt nắng nóng kỷ lục này, theo bác sĩ Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã không có những ca nhập viện đột biến của các em nhỏ. Theo ông, người miền Trung có sức chịu đựng lớn nên trẻ em cũng chịu được qua mùa nắng. Riêng tại Quảng Bình, khoa nhi Bệnh viện Việt Nam-Cuba (Đồng Hới) đã có 40 bệnh nhi nhập viện do nắng nóng với các triệu chứng liên quan đến hô hấp, phổi.
    Hiện tại, không riêng gì Quảng Bình mà toàn khu vực Bắc Trung bộ, điện lực các địa phương lại cứ ra rả thông báo: ?oDo nguồn điện quốc gia thiếu hụt nghiêm trọng. Điện lực (địa phương-NV) bắt buộc phải tiết giảm nhu cầu sử dụng điện trên toàn tỉnh?.
    MINH PHONG (sggp)
  4. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Công trình cấp nước nông thôn: Làm 10, hỏng 7, còn 3
    [​IMG]
    Hàng chục công trình cấp nước ở nông thôn Quảng Bình- hiệu quả đầu tư rất thấp, nhiều công trình vừa xây dựng xong đã hỏng rồi bị bỏ hoang?
    (VOV)_ Những năm qua, từ nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương, UBND tỉnh Quảng Bình giao cho Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Quảng Bình làm chủ đầu tư xây dựng hàng chục công trình cấp nước. Thế nhưng, hiệu quả đầu tư rất thấp, nhiều công trình vừa xây dựng xong đã hỏng rồi bị bỏ hoang.

    Công trình cung cấp nước? đục
    Xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch có 9 thôn. Ba thôn ở phía chân núi nhà nào cũng đào giếng nên đủ nước sinh hoạt quanh năm. Còn lại 6 thôn nằm dọc bờ sông Gianh, đây là vùng nước lợ, mà đất thì bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, mùa mưa thì đỡ lo, vào mùa nắng nóng người dân khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt.
    [​IMG]
    Bể chứa thấm nước, rò rỉ
    Năm 2002, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Quảng Bình làm chủ đầu tư xây dựng một công trình cung cấp nước sạch tại xã Hạ Trạch để cấp nước cho 700 hộ dân của 6 thôn bên bờ sông Gianh. Công trình có nguồn vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng, bao gồm bể chứa, bể áp lực và hệ thống đường ống dẫn nước dài 2,5 km. Có công trình nước sạch, người dân hồ hởi, mỗi gia đình vui vẻ đóng góp từ 1- 2 triệu đồng, lắp đường ống từ mạch chính về nhà. Được mấy ngày đầu, nước chảy ào ào, mát cả làng. Rồi dần dà, nước chảy yếu đi mãi, qua vài tháng thì dừng hẳn. Ông Nguyễn Đình Hải, người thôn 7, than phiền: ?oNhà tôi ở gần khu vực trung tâm công trình nước nên mấy tháng sau khi công trình khánh thành, nước chảy yếu, tôi đặt máy bơm rồi bơm thẳng từ bể chứa trung tâm về nhà dùng tạm. Nhưng sau đó gỉ sắt trong đường ống đục ngầu nên bơm về giặt giũ còn không được đành thôi. Muốn có nước sinh hoạt chỉ còn cách chở từng can hoặc thuê xe công nông mua nước về dùng?.
    Lần theo đường ống dẫn nước từ hồ chứa Phước Sanh về bể bơm áp lực thấy vô số đoạn đường ống vỡ, nước chảy xối xả ra ngoài. Vì sao đường ống dẫn nước mới lắp đặt mà đã hư hỏng nặng như vậy? Qua tìm hiểu, thấy có nhiều khuất tất trong quá trình thi công công trình nước sạch Hạ Trạch. Theo thiết kế, đường ống phải mua mới, nhưng đơn vị thi công thu nhặt đường ống cũ nơi khác bỏ đi, đem về lắp đặt. Vì vậy, khi đưa vào vận hành, đường ống rò rỉ, nước lợn cợn gỉ sắt đen ngòm. Khu vực trung tâm công trình cấp nước, cỏ mọc um tùm, bể lắng, bể lọc rệu rã, vỡ rời từng mảng xi măng, hệ thống van hoen gỉ. Máy bơm nước cũng là loại tận dụng, đã hư hỏng xếp thành đống sắt vụn từ lâu. Ông Nguyễn Đình Phúc, Chủ nhiệm Hợp tác xã Điện nước Hạ Trạch cho biết: ?oCông trình làm xong nhưng nước đầu nguồn không có, bể bơm cũng không có để phục vụ dân, máy bơm, van bơm cũng tận dụng, bể cũng tận dụng của Công ty cầu Thăng Long thi công cầu Gianh bỏ lại nên không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Đường ống về các thôn cũng hư hỏng nên công trình bỏ hoang?.

    Lạy trời mưa xuống?
    Xã An Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ ở vùng chiêm trũng bên dòng Kiến Giang, giếng khoan nhiễm phèn nên nguồn nước sinh hoạt chỉ trông cậy vào trời mưa. Từ nguồn vốn Chương trình Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, năm 2002, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình cho thi công công trình nước sạch An Thuỷ. Công trình gồm các hạng mục: 2 giếng khoan, 2 máy bơm điện và 10 bể chứa tại 5 thôn, vốn đầu tư 500 triệu đồng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng, rồi cũng chỉ vài tháng sau là không vận hành được. Hơn 10 ngàn dân xã An Thuỷ lại quay về cảnh thiếu nước như ngày xưa, chỉ còn biết ?oLạy trời mưa xuống? để có nước ăn.
    Ông Lê Đức, thôn Thạch Bàn, xã An Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ nói: ?oRiêng ở thôn Thạch Bàn được xây 2 bể nhưng thực chất thời gian có nước chỉ được 6 tháng thôi. Sau đó không có nước, nhà tôi phải xây bể chứa nước mưa mà dùng. Bây giờ sông rạch quá ô nhiễm nên dân mong muốn nhà nước đầu tư xây dựng công trình nước sạch khác. Nhưng phải có sự giám sát của dân để công trình khỏi lãng phí như trước?.
    [​IMG]
    Bể chứa, công trình An Thủy
    dây leo, cỏ dại um tùm
    Công trình nước sạch An Thuỷ xây dựng theo phương thức chìa khoá trao tay. Người dân An Thuỷ phản ánh, chẳng thấy ai giám sát khi thi công, việc lắp đặt máy móc, chôn lấp ống dẫn nước cách làm vội vàng, mờ ám. Bể chứa thiếu xi măng, chưa hoàn thành đã thấm nước, qua một mùa mưa giống như một phế tích, dây leo cỏ mọc um tùm. Tiếng là có công trình nước sạch nhưng người nào có tiền thì xây bể chứa nước mưa, còn không thì phải mua từng can nước hoặc đành dùng nước đục ngầu dưới dòng Kiến Giang. Ông Trần Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND xã An Thuỷ nói: ?oTrong quá trình thi công, đơn vị thi công, giám sát không đủ năng lực. Công trình xây dựng trên nền đất quá yếu,lỏng. Nước bơm từ giếng khoan đẩy đi xa nên không đảm bảo. Công trình nước cộng đồng không ai quản lý nên công trình nhanh chóng hư hỏng không sử dụng được?
    [​IMG]
    Công trình bị bỏ hoang
    Ông Nguyễn Văn Được, Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình thừa nhận, hiện tại Quảng Bình có rất nhiều công trình nước sạch hư hỏng. Song thanh minh rằng: ?oMột số công trình đang còn lãng phí do mô hình không phù hợp?. Một số công trình chậm tiến độ như Quảng Trung chẳng hạn, công trình vừa làm xong lại làm đường giao thông lên đó nên đường ống bị đào bới. Công trình Cự Nẫm, phần nhà nước đầu tư thì đã làm xong nhưng phần của nhân dân đóng góp thì chưa có nên công trình không đưa vào sử dụng được.

    Hỏng nhiều, sai phạm lớn, giải quyết? hững hờ
    Đầu năm 2006, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình đã thành lập Đoàn giám sát về tình hình quản lý và sử dụng vốn xây dựng cơ bản trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kiểm tra, Đoàn giám sát phát hiện trong tổng số 23 công trình do Trung tâm nước sạch sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn làm chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn 15,615 tỷ đồng, sau khi đưa vào sử dụng thì 7 công trình hiệu quả thấp, rất thấp và 7 công trình không hoạt động, bị bỏ hoang. Tài liệu thống kê cho thấy, tại thời điểm kiểm tra, 20.000 người được sử dụng nước từ các công trình cấp nước, trong khi đó nhiệm vụ thiết kế là 70.000 người, như vậy chỉ đạt 28% tổng công suất thiết kế. Tại 23 công trình cấp nước trên địa bàn các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư đã mắc nhiều sai phạm, gây thất thoát, lãng phí nhiều tỷ đồng.
    Ngày 5 tháng 7 năm 2006, Thường trực Hội đồng nhân dân Quảng Bình có văn bản số 71BC-TTHĐ báo cáo Thường trực tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Bình, nêu rõ: ?oĐối với các công trình, dự án cấp nước sinh hoạt do Trung tâm nước sạch sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư, qua kết quả kiểm tra của các đoàn kiểm tra liên ngành xét thấy sai phạm lớn, hiệu quả đầu tư quá thấp, đề nghị UBND tỉnh tổ chức thanh tra toàn diện để xử lý các sai phạm một cách nghiêm túc?... Thế nhưng, ?ođề nghị? của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình chẳng cơ quan nào trả lời, mà cũng không có việc thành lập đoàn thanh tra, những sai phạm lớn rơi vào quên lãng và người sai phạm không một ai bị xử lý. Trái lại, Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Bình lại được ?otăng cường? sự quan tâm, cấp bổ sung 20 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước nông thôn vừa xây xong đã hỏng (?!).
    Dư luận cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình đồng tình với đề nghị của Thường trực hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình: UBND tỉnh Quảng Bình thành lập đoàn thanh tra liên ngành, thanh tra làm rõ những vụ việc tiêu cực xảy ra tại Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh trong quá trình đầu tư, thực hiện dự án cấp nước khu vực nông thôn làm 10, hỏng 7, còn 3. Xử lý nghiêm một số người mắc sai phạm nghiêm trọng gây thất thoát hàng tỷ đồng. Đồng thời nhanh chóng khắc phục tình trạng hư hỏng của các công trình cấp nước để bà con nông dân giảm bớt gánh nặng thiếu nước sinh hoạt, ổn định đời sống cho yên lòng dân./.
    Thanh Hà(VOV)
  5. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    6 cụ già cứu hộ ở biển tử thần
    Từ lâu bãi biển Nhật Lệ nổi tiếng là đẹp. Mùa hè hàng năm, khách du lịch, học sinh nghỉ hè nườm nượp đổ về tắm biển, làm cho lượng người tăng đột biến từng ngày. Ngoài bãi biển Nhật Lệ, Quảng Bình còn sở hữu nhiều bãi tắm đẹp như Quang Phú, Hải Ninh, Đá Nhảy, Quảng Đông? Tuy nhiên tất cả đều có mẫu số chung, năm nào cũng có người chết, nhưng không có cứu hộ, trừ biển Nhật Lệ. Tuy nhiên, cứu hộ ở biển Nhật Lệ lại được đảm đương bởi những cụ già tuổi từ 50 đến 63.
    Nhiều người chết vì tắm biển
    [​IMG]
    Đội cứu hộ biển duy nhất ở Quảng Bình, đảm đương sự an toàn cho hàng trăm ngàn du khách tắm biển là những người cao tuổi.
    Một thống kê cho thấy từ năm 1997 đến năm 2000, mỗi năm bãi biển Nhật Lệ đã cướp đi 3 - 5 sinh mạng.
    Đội cứu hộ biển Nhật Lệ thống kê cho thấy: ?oNăm 2000 biển cướp đi 1 sinh mạng; năm 2001 cũng tại biển Nhật Lệ có 4 người chết; rồi năm 2003 một đôi nam nữ tắm biển cũng bị chết; năm 2004, 3 học sinh tắm buổi chiều đã bị biển nhấn chìm; năm 2005, năm 2006 nạn nhân cứ thế tăng thêm. Bây chừ mới gần giữa năm 2007 đã có một người chết vì tắm biển. Tóm lại, từ năm 2000 đến nay đã có 15 người chết tại bờ biển này?. Ông Trương Quang Tâm - Đội trưởng Đội cứu hộ biển Nhật Lệ nhẩm tính, rồi buông lời: ?oĐau quá?! Nguyên nhân gây ra nhiều cái chết là do bãi biển ở đây gần cửa sông Nhật Lệ nên dòng chảy của sông mạnh làm cho nền bãi thay đổi liên tục.
    Chỉ cần ra quá giới hạn cho phép tắm là gặp ngay các mép hụt sâu của biển làm người tắm trượt chân bị trôi ra xa hơn, không cứu kịp. Chính vì năm nào cũng có người chết, nên biển Nhật Lệ bị ví von là biển tử thần.
    Tuy bị liệt vào danh sách nguy hiểm nhưng biển Nhật Lệ là biển đẹp nên lượng khách đến tắm vào mùa hè rất đông. Trên bản đồ du lịch, biển Nhật Lệ được xếp hạng bãi biển đáng đến trong các tour du lịch của các hãng lữ hành.
    Thành phố Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình cũng xem biển Nhật Lệ là trọng điểm thu hút khách du lịch, trong các văn bản của ngành du lịch Quảng Bình, biển Nhật Lệ là thắng cảnh đẹp. Thế nhưng, về việc đảm bảo an toàn cho du khách tắm biển thì ngành du lịch Quảng Bình lại đứng ngoài cuộc.
    Cho đến nay, ngành du lịch địa phương vẫn chưa có động thái nào để đảm bảo an toàn tính mạng du khách ngoài những lời khuyến cáo an toàn được một tổ cứu hộ do 6 cụ già đảm trách.
    Đội cứu hộ già và thành tích cứu sống gần 20 người
    Thay vì chờ đợi cấp trên, chờ đợi ngành du lịch, phường Hải Thành, tỉnh Quảng Bình nơi có biển Nhật Lệ - thành lập khẩn cấp một đội cứu hộ 6 người để cứu vớt người bị nạn khi tắm biển. Thời điểm đó đến nay đã hơn 10 năm.
    Tổ cứu hộ là những lão ngư đã gác lại nghề biển khi sức tàn lực yếu nhưng còn nhớ biển. Người lớn tuổi nhất cụ Hoàng Văn Liệu 63 tuổi, nhỏ nhất Hoàng Văn Quang cũng đã 50 tuổi.
    Biên chế cho đội được cụ Tâm diễn đạt hồn nhiên: ?oLấy nhiệt tình mần căn bản. Chủ yếu tay không bắt giặc. Phao thì ít. Xuồng chỉ được một cái nhưng đã cũ. Túi y tế nói cho oai chứ chủ yếu chỉ có bông băng và dầu gió, một cái loa, một ống nhòm, căn chòi nhỏ đang bị mối ăn, vọng gác bị tốc mái. Xăng để cứu người chết đuối được cấp rất tiện tặn. Mỗi tháng chỉ cấp 300.000 đồng mua xăng, thời làm giá để khoán thì giá xăng chỉ 5 ngàn một lít, chừ 12 ngàn một lít, trong khi đó cái xuồng cứu người 1 giờ uống hết 20 lít xăng nên anh em cũng chỉ chạy xuồng dinh dính thôi. Cứu người cũng phải tiết kiệm thì đau.
    Còn mấy tấm biển ?ocấm tắm, nguy hiểm? là do anh em tự tạo từ mấy miếng tôn vứt đi, sơn phết lên, rồi ghi ghi vẽ vẽ ?onguy hiểm, cấm tắm?. Chẳng có chi thêm hết. À quên, thù lao cho anh em mỗi người một ngày 20.000 đồng. Rứa nên chỉ mấy mạng già chúng tui cứu hộ, đám thanh niên đoàn phường chê ít, sức dài vai rộng mà từng nớ tiền chúng không mần?.
    [​IMG]
    Đội trưởng cứu hộ Tâm đứng bên vọng gác cứu hộ đã bị tốc mái. Ảnh: M.P.
    Dừng một lúc chừng đăm chiêu, rồi cụ đội trưởng Tâm nói tiếp: ?oKhông ai mần, mấy cụ bọn tui mần vì thương người tắm biển chơ vơ giữa sóng khi gặp nạn. Cực mấy cũng theo, cũng yêu nghề cứu hộ. Chú đừng tưởng sức già bọn tui không cứu được ai. Nói chú biết, bọn tui đã cứu được 14 người thoát chết từ năm 2000 đến nay đấy, còn tính cả trước năm 2000 thì lên gần hai chục người, trong số đó khách Hà Nội, Sài Gòn cũng có, công an cũng có.
    Mới đây một khách ở Bình Định ra tắm biển, sóng cuốn đi ra xa, vùng vẫy mãi không vô được, bắt đầu chìm, đuối dần. Anh em trong đội phát hiện, cho xuồng chạy ra nhưng sóng to lật xuồng. Rứa là anh em 2 người bơi ra hơn 500m với chú nớ, nhưng người chú nớ to quá, nặng gần cả tạ mà sức bọn tui thì già nên không quậy được, một người trong đội lại phải ra ứng thêm sức mới đưa được chú nớ vô bờ. May vô được bờ chứ không thì nhọc. May là chú ấy có kinh nghiệm bơi nữa chứ không thì bọn tui cũng bị đuối theo, vô được bờ, hô hấp qua, chú nớ tỉnh. Sống. Cảm ơn rối rít?.
    Cụ Hoàng Văn Liệu, già nhất đội, chậm rãi kể: ?oUi chao. Cực nhất là cứu o công an ở ngoài Hà Nội vô tắm ở đây bị nước nhấn chìm. Chiều, bọn tui chia nhau tuần dọc 2,5km bãi biển, thấy o nớ cứ vẫy vùng ngoài nước sâu, bọn tui bơi ra dìu được người o thì o cứ níu, cứ chìm, phải đến 4 anh em trong đội lao ra mới đưa được o nớ lên bờ. Khiếp. Người to nặng, lôi khỏe, anh em tui cật lực hết sức mới cứu được. Đọa.
    Nhưng đọa mấy thì đọa, cứu được ai sống là cả đội vui tít. Người sống cũng vui, cả nhà, cả đoàn du lịch tới cảm ơn, đội không có trụ sở, chỉ căn chòi nhỏ nên ngồi tràn cả ra vỉa hè ôm nhau cảm ơn, rồi tặng quà, tặng tiền. Bọn tui không nhận tiền vì cứu người là nghĩa vụ, thấy chết không cứu là không được?.
    Tôi hỏi: ?oHướng dẫn khách tắm họ có nói gì không??.
    Cụ Lại Minh Khôi cười buồn: ?oTrách nhiệm của đội là đảm bảo không để du khách tắm ra ngoài vùng an toàn. Những lúc như thế là phải thổi còi. Ai không nghe thì cưỡng chế. Có người nghe. Có người không nghe còn nói: Tui chết mô mà thổi còi. Ông này điên, tắm đâu mà chả được. Có người lại ra bẻ cả phao an toàn rồi lôi cờ hiệu vứt nữa.
    Rứa nên nhiều khi nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng có người cứ lao sát vào nạt nộ căng, nói năng xúc phạm như chửi nhau to. Những lúc như rứa thì buồn nhưng việc cứu hộ là phải cứu hộ tròn trịa chú ạ. Phải đi sớm về khuya, lúc nào trên bãi biển không còn người mới lục đục kéo về, thường như thế đã qua 12 giờ đêm rồi?.
    Chia tay đội cứu hộ, biển trời đã ngã về chiều, bóng dáng các cụ đổ dài theo cát, thân người mong manh, tóc bạc. Hình ảnh ấy làm tôi nhớ lại Quảng Bình đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng việc đầu tư bảo vệ an toàn cho du khách tắm biển vẫn chưa có gì.
    Đội cứu hộ của 6 cụ già rất cần, phải hỗ trợ cho họ những vật dụng cần thiết để phản ứng nhanh. Lâu dài, phải có đội ngũ cứu hộ thanh niên trai tráng đảm nhiệm, chứ không thể coi thường hàng trăm ngàn sinh mạng của du khách.
    MINH PHONG(SGGP)
  6. doho732004

    doho732004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Nợ xấu NHNo các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đang ở mức cao
    Lao Động số 132 Ngày 11/06/2007 Cập nhật: 9:41 PM, 10/06/2007


    (LĐ) - Theo đánh giá ở 13 chi nhánh NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo) ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên tính từ Quảng Bình đến Đắc Nông (trừ Lâm Đồng) đều có số nợ xấu thuộc các nhóm 3 - 5 tăng.
    Đáng chú ý là số nợ xấu ở nhóm có khả năng mất vốn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số nợ xấu. Hiện tỉ lệ thu hồi nợ đã xử lý rủi ro ở các chi nhánh chỉ đạt từ 5 đến 6,5% trên tổng số xử lý rủi ro.
    Đ.H

  7. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    2 cháu gái tắm suối chết đuối
    Ngày 11-6, UBND xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa cho biết, trong lúc gia đình đi làm rẫy, 2 đứa con của ông Cao Văn Nam ở thôn Cầu Lệ 1 xuống suối Khe Đá trước nhà tắm đã bị chết đuối do không biết bơi.
    Hai cháu bé là Cao Thị Thu Hoài (8 tuổi), Cao Thị Hằng (6 tuổi). Dòng suối không chảy xiết nên xác của 2 cháu được tìm thấy ngay trong ngày. Bước đầu UBND xã do điều kiện khó khăn nên đã hỗ trợ gia đình 20kg gạo và 50.000 đồng.
    M.P. (GSGP)
  8. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: ?oMùa hè tập bơi?
    [​IMG]
    Học sinh THCS ở TP Đồng Hới tập bơi tại bể bơi sâu 2m - Ảnh: L.G.
    TT - ?oMùa hè tập bơi? vừa được Sở Thể dục - thể thao tỉnh khai mạc tại bể bơi tổng hợp ở TP Đồng Hới; hướng đến đông đảo học sinh trên địa bàn tỉnh nhằm hạn chế ở mức thấp nhất những vụ chết đuối trong lứa tuổi học trò.
    Với sự khuyến khích và hướng dẫn chuyên môn từ Sở TD-TT, hằng ngày bể bơi tổng hợp Đồng Hới đón 1.000-1.200 học sinh các lứa tuổi đến tập bơi. Chỉ sau 3-5 ngày tập bơi, hầu hết các em nắm được kiến thức cơ bản về bơi lội và đã bơi được một mình trong bể bơi.
    L.GIANG(TUOI TRE)
  9. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    ?oÔm" bom đi bán
    [​IMG]
    Phạm Thị Hoa.
    16h ngày 8/5, trên đoạn đường liên tỉnh từ xã Sơn Trạch xuống thị trấn Hoàn Lão (huyện Bố Trạch), Quảng Bình, các trinh sát Công an tỉnh Quảng Bình đã phát hiện, bắt giữ một phụ nữ điều khiển xe máy BKS 73K6-7373 đang vận chuyển 80kg thuốc bom trên đường đem bán.
    Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Quảng Bình nắm được nguồn tin có một phụ nữ khoảng 40 tuổi đang chuẩn bị vận chuyển vật liệu nổ từ xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch) xuống các xã cùng biển Quảng Bình.
    Ban chỉ huy Phòng CSĐT tội phạm về TTXH lập tức triển khai kế hoạch đón lõng đối tượng. 16h ngày 8/5, trên đoạn đường liên tỉnh từ xã Sơn Trạch xuống thị trấn Hoàn Lão (huyện Bố Trạch), các trinh sát đã phát hiện, bắt giữ người phụ nữ điều khiển xe máy BKS 73K6-7373 đang vận chuyển 80kg thuốc bom.
    Qua xét hỏi được biết, đối tượng là Phạm Thị Hoa (41 tuổi), quê ở thôn Tân Lý, xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Hoa khai đã mua 80kg thuốc nổ của một số người dân ở xã Xuân Trạch mang về các xã vùng biển Bố Trạch bán cho ngư dân dùng đánh bắt hải sản kiếm lời.
    Hiện Phòng CSĐT tội phạm về TTXH đã bàn giao Phạm Thị Hoa và tang vật cho Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị tiếp tục mở rộng, làm rõ vụ án theo thẩm quyền luật định.
    Điều chúng tôi muốn lưu tâm là tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ, vũ khí quân dụng (còn rơi rớt sau chiến tranh ở địa bàn Quảng Bình) diễn ra âm ỉ, dai dẳng, đe dọa nghiêm trọng đến ANCT và TTATXH.
    Đã có vài trường hợp kẻ thủ ác dùng mìn để trả thù cá nhân. Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động quần chúng thu hồi vũ khí, vật liệu nổ phải được các ngành chức năng, chính quyền địa phương và nhân dân quan tâm đúng mức, có những giải pháp hữu hiệu như tích cực nắm tình hình, phát hiện kịp thời và tích cực đấu tranh, xử lý nghiêm minh các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
    Có như vậy, những tiếng nổ sau chiến tranh mới được ngăn chặn, môi sinh, môi trường mới được đảm bảo và trật tự an ninh được giữ vững trên địa bàn
    Đinh Giang Thủy(cand)
  10. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Khởi tố vụ chồng mưu sát vợ tại tòa
    Ngày 12.6, tin từ Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Cơ quan CSĐT Công an huyện vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng về tội "giết người" đối với Lê Thế Mạnh (sinh năm 1980, ở xã Vạn Trạch, Bố Trạch). Mạnh lập gia đình với chị Lê Thị Cúc (sinh năm 1986, ở cùng xã) vào năm 2004, đã có 1 đứa con gái 2 tuổi. Ngày 6.6.2007, TAND huyện Bố Trạch triệu tập hai vợ chồng đến tòa để giải quyết theo đơn xin ly hôn của chị Cúc.
    Vào khoảng 7 giờ, Mạnh đi xe máy chở mẹ đẻ đến đợi Cúc ở sân tòa, đợi một lúc thì Mạnh ra chợ Hoàn Lão mua một con dao Thái Lan mang về. Khi Mạnh và Cúc đang đứng bàn chuyện nuôi con ở sân trụ sở tòa thì bất ngờ Mạnh rút dao đâm 3 nhát vào lưng khiến Cúc ngã gục xuống sân.
    Sau đó, Mạnh tiếp tục đâm nhiều nhát vào ngực và bụng vợ. Khi mọi người chạy đến, Mạnh liền lên xe bỏ trốn. Đến 11 giờ cùng ngày, cơ quan công an bắt được Mạnh khi đang trốn tại nhà người bà con ở xã Hải Trạch. Hiện chị Cúc đã hồi tỉnh và nằm điều trị ở BV Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.
    Kiến Giang (thanh nien)

Chia sẻ trang này