1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    CHÀO MỪNG NGÀY BÁO CHÍ VIỆT NAM
  2. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Từ phản ánh của Báo SGGP về ?oHàng trăm con vịt đột ngột chết ở xã Hạ Trạch?
    UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo quyết liệt
    Ngày 20-6, sau khi Báo SGGP đăng bài: ?oHàng trăm con vịt đột ngột chết ở xã Hạ Trạch?, ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo trực tiếp Sở NN-PTNT, Chi cục Thú y Quảng Bình quyết liệt vào cuộc.
    Ông Phạm Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Bình khẳng định, sự việc vịt chết nhiều và kéo dài trong một thời gian nhất định là có thật. Chi cục đã lấy 90 mẫu bệnh phẩm gửi đi Hà Nội xét nghiệm.
    UBND tỉnh Quảng Bình cũng chỉ đạo quyết liệt cảnh giác với dịch cúm gia cầm, địa phương hoặc hộ gia đình nào có gia cầm bị chết phải tiến hành báo cáo ngay cho thú y cơ sở, nơi nào không thực hiện nghiêm chỉnh sẽ bị phạt nặng.
    M. PH.(SGGP)
  3. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Sai phạm không nhỏ

    Phải ghi nhận rằng, không ít dự án, công trình được đầu tư xây dựng trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, góp phần làm thay đổi bộ mặt của tỉnh.
    [​IMG]
    Lãng phí và tiêu cực tại nhiều dự án đầu tư ở Quảng Bình
    Thế nhưng, hiện tượng sai phạm, thất thoát, lãng phí từ một số dự án, công trình được đầu tư tại Quảng Bình mà các cơ quan chức năng phát hiện cũng không nhỏ.
    Đầu tư phân tán, dàn trải... và lãng phí
    Trong thời gian qua, công tác bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của Quảng Bình còn tồn tại một số vấn đề. Chẳng hạn như hàng chục công trình chưa đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định vẫn bố trí kế hoạch vốn đầu tư trước khi hoặc cùng năm với quyết định phê duyệt dự án (ví dụ như Dự án làng nghề Cảnh Dương, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề Đức Trạch, đường vào khu sinh thái Nghĩa Ninh...). Việc bố trí vốn còn nhỏ giọt. Cụ thể các dự án nuôi tôm Quảng Thuận - Quảng Phúc, cảng Hòn La, đường nối Mũi Ông - Hòn Cỏ, trụ sở UBND tỉnh... (thuộc dự án nhóm B) được bố trí vốn kéo dài hơn 4 năm; hàng chục công trình nhóm C được bố trí vốn kéo dài trên 2 năm. Mặc dù tỉnh Quảng Bình còn nghèo, vốn đầu tư có hạn, nhưng còn xảy ra tình trạng bố trí vốn kế hoạch cuối năm thừa, không có nhu cầu thanh toán, gây lãng phí (2 năm 2004-2005 bố trí vốn kế hoạch cuối năm thừa tới 149.084 triệu đồng); trong khi đó một số dự án có khối lượng hoàn thành, nhưng không bố trí đủ vốn, kéo dài, dẫn đến nợ khối lượng lớn.
    Bên cạnh đó, quá trình lập kế hoạch đầu tư vẫn chưa có sự tham gia tích cực của các ngành, địa phương liên quan nên dẫn đến một số công trình đầu tư không hoặc chưa thật sự cần thiết, gây lãng phí hàng tỷ đồng. Chẳng hạn, công trình cấp nước Phong Thuỷ (Lệ Thuỷ) do Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đầu tư trên 1 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa một lần vận hành sử dụng. Công trình chợ Đồng Sơn (Đồng Hới) đầu tư xây dựng 1.064 triệu đồng từ năm 2002, đến nay vẫn chưa được nghiệm thu, coi như bỏ hoang, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Công trình cấp nước Phong Nha tại xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch) do Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình làm chủ đầu tư có vốn đầu tư gần 4 tỷ đồng, khởi công xây dựng vào cuối năm 2003 và hoàn thành vào đầu năm 2005, nhưng từ khi hoàn thành đến nay, công trình này đã bị bỏ rơi và đang dần hoang phế...
    Dự án điểm làng nghề Cảnh Dương do Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư có diện tích 10 ha, với tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng được đưa vào sử dụng từ tháng 12/2004, nhưng sau gần 3 năm qua đây vẫn chỉ là... bãi đất hoang.
    Ngoài ra, có một số dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc đã được đầu tư, nhưng bị bỏ dở giữa chừng, như công trình nhà khách Tỉnh uỷ... Hoặc thi công xong mới lập dự toán, cụ thể (như tại Dự án tỉnh lộ 20), khối lượng trong thiết kế dự toán được duyệt chủ yếu nhằm hợp pháp hoá khối lượng đã thi công, vì thi công xong mới lập... hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán.
    Công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi của một số dự án chưa bảo đảm chất lượng, nên buộc phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư, ví dụ như Dự án giải phóng mặt bằng cầu Kiến Giang phải điều chỉnh 2 lần...
    Thêm vào đó, công tác tư vấn thiết kế cũng còn sai sót, sửa đi, sửa lại nhiều lần. Đó là công trình đường Mỹ Hưng - Dương Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ), đường ra khu du lịch đảo Yến, làng nghề Cảnh Dương... Chất lượng đồ án thiết kế không bảo đảm, thiếu một số mặt cắt ngang, bổ sung sửa đổi nhiều lần, thậm chí khi thi công xong không sử dụng được do gãy các kết cấu chịu lực... như công trình Sân vận động tỉnh.
    Chỉ ưu tiên ... chỉ định thầu
    Mục tiêu của đấu thầu nhằm tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh để lựa chọn nhà thầu phù hợp, có đủ năng lực để bảo đảm công trình có chất lượng và hiệu quả cao, nhưng một số công trình, dự án không đáp ứng được mục tiêu này do chủ đầu tư đã vi phạm quy chế về đấu thầu. Theo quy định, nhiều công trình được quy định đấu thầu thì chủ đầu tư lại thích hay ưu tiên chỉ định thầu, hay đấu thầu hạn chế. Điển hình là công trình đường du lịch từ bãi biển Nhật Lệ đến Quang Phú do Sở Thương mại và Du lịch tỉnh làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng, theo quy định phải đấu thầu rộng rãi, song lại được tổ chức đấu thầu hạn chế với các nhà thầu ngoại tỉnh rất yếu năng lực, và giá trúng thầu chỉ giảm 17 triệu đồng so với giá phê duyệt. Dự án cấp nước sinh hoạt tự chảy xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch) có vốn đầu tư trên 4 tỷ đồng vẫn được chỉ định thầu. Dự án tỉnh lộ 20 được chia nhỏ thành 13 gói thầu để thực hiện... chỉ định thầu...
    Không làm vẫn được... thanh quyết toán !
    Quyết toán khống, có hạng mục công trình không làm vẫn được thanh quyết toán, quyết toán sai chủng loại vật tư, thiết bị so với thực tế thi công... là sai phạm phổ biến nhất được các cơ quan chức năng phát hiện. Ở một số công trình, có hạng mục thực tế không được thi công hoặc thi công không đúng với thiết kế kỹ thuật hay thiếu khối lượng, song vẫn được đơn vị thi công, tư vấn giám sát và chủ đầu tư nghiệm thu đưa vào quyết toán đầy đủ, còn các cơ quan thẩm định quyết toán vẫn... cho qua, dẫn đến thất thoát không nhỏ. Cụ thể, Dự án đường ngập lụt quốc lộ 12A thi công thiếu khối lượng (đá hộc xây mái taluy) với số tiền tính khống là 1.188,4 triệu đồng. Công trình Trung tâm y tế Lệ Thuỷ thi công không đúng thiết kế, thiết bị không đúng chủng loại, thiếu khối lượng, dự toán và nghiệm thu trùng khối lượng làm thất thoát 41,8 triệu đồng. Trung tâm y tế Đồng Hới thi công không đúng thiết kế, thiếu khối lượng, song vẫn được tính khống 59, 9 triệu đồng...
    Bên cạnh đó, có công trình, dự án khi lập dự toán cơ quan lập thiết kế không trừ phần trùng nhau, tính thừa khối lượng cần làm, do đó làm tăng giá trị dự toán công trình, dẫn đến khi khi quyết toán có lợi cho nhà thầu, thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Cụ thể: công trình đường Hoá Lương - Đặng Hoá (Dự án giao thông nông thôn 2) thiết kế, dự toán không trừ ngầm tràn liên hợp cũ có sẵn chiếm chỗ nền, mặt đường chiều dài 62,5m, trị giá 12.299.000 đồng. Công trình đường ra cảng của dự án đường ngập lụt quốc lộ 12 A tính sai khối lượng ván cốp pha 3.812 m2, trị giá 117.785.000 đồng...
    Nguyên nhân sai phạm, thất thoát, lãng phí của một số công trình, dự án nói trên đã được các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình làm rõ. Tuy nhiên, việc xử lý sai phạm vẫn còn thiếu cương quyết, triệt để.
    Cao Trường Sơn(dau tu)
  4. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Cty đường Quảng Ngãi mua lại Nhà máy đường Quảng Bình
    Nguồn tin từ Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi cho biết công ty đã trúng thầu mua lại Nhà máy đường Quảng Bình với số tiền 69 tỉ 55 triệu đồng.
    Công ty sẽ chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất của Nhà máy đường này lên lắp đặt tại An Khê, tỉnh Gia Lai để nâng công suất ép của Nhà máy đường An Khê lên 4000 tấn mía cây/ ngày.
    Tuổi trẻ.
  5. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Dự án ?otreo?, ?otreo? luôn mồ mả
    [​IMG]
    Những mồ mả "treo
    (Dân trí) - Trong khi dự án làng nghề của UBND xã Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) vẫn nằm bất động sau 3 năm triển khai, chính quyền địa phương lại tiếp tục thực hiện một dự án mới. Dự án này vướng mắc dự án kia, nơi yên nghỉ của người đã khuất cũng phải ?otreo? cùng dự án.
    Quy hoạch dự án kiểu ?ođem con bỏ chợ?

    Năm 2004, hưởng ứng chủ trương phục hồi và xây dựng các khu làng nghề truyền thống của tỉnh, UBND xã Cảnh Dương đã đi tiên phong trong việc xây dựng làng nghề sản xuất tập trung trên diện tích 6ha.

    UBND xã đã thuyết phục nhân dân di dời toàn bộ mồ mả nằm trong khu đất được dự án ?ochấm?, đồng thời hứa rằng dự án này sẽ là cơ hội tạo công ăn việc làm cho bà con địa phương. Người dân xã Cảnh Dương nhiệt tình ủng hộ và chỉ sau 6 tháng, toàn bộ gần 2.400 ngôi mộ trong quy hoạch đã được di dời xuống khu nghĩa địa mới sát bờ biển, trong số đó có nhiều ngôi mộ còn chưa cải mả.

    Với kết quả giải phóng mặt bằng ?osiêu tốc?, UBND xã Cảnh Dương đã được chính quyền cấp trên tuyên dương. Tuy nhiên, sau gần 2 năm kể từ lời tuyên dương đó, dự án làng nghề xã Cảnh Duơng vẫn trong giai đoạn ?okhởi động?. Mảnh đất trống không bị cỏ dại xâm lấn, mọc ngút tầm mắt.

    Trong khi dự án làng nghề còn dang dở, xã Cảnh Dương lại ?okhai sinh? một dự án mới: tiếp tục di dời phần còn lại của khu nghĩa địa cũ xuống nơi mới để lấy mặt bằng phục vụ cho chủ trương quy hoạch mở rộng khu dân cư (lấy đất để bán đấu giá). Cũng như trước, lần này xã lại vận động bà con di dời mà không hề nhắc đến vấn đề hỗ trợ, đền bù. Do đó, một số dòng họ, trong đó có họ Phạm, không đồng ý di dời.

    Xã lập lờ ?ođánh lận con đen?

    Đã có nhiều hộ dân, cơ sở đăng ký sản xuất kinh doanh tại khu làng nghề truyền thống nhưng đến hết tháng 4/2007 vẫn chưa chịu triển khai sản xuất nên đã bị huỷ đăng ký. Mãi đến cuối tháng 5/2007 mới có 17 hộ đăng ký đợt 2 nhưng đa số ?okhông khả thi do chưa có lộ trình xây dựng nhà xưởng, tiến hành sản xuất?.

    Bên cạnh đó, tâm lý nhiều người dân cũng không muốn vào làng nghề bởi chi phí đầu vào sẽ đội lên rất cao so với sản xuất hộ gia đình. Đặc biệt sự mập mờ của xã trong việc quy định mức đóng thuế, giá thuê mặt bằng, mức ưu đãi ban đầu,... cũng khiến dân hoang mang.

    Về việc này, phía UBND xã giải thích rất đơn giản rằng: UBND xã không nắm rõ các mức chi phí thuê mặt bằng, mức thuế? vì nguồn lợi từ hoạt động của làng nghề sẽ chuyển vào ngân sách tỉnh Quảng Bình, xã không thu nên không biết.



    [​IMG]
    Làng nghề truyền thống, sau 3 năm đầu tư "siêu tốc"
    vẫn chỉ là một bãi đất trống.

    Để thêm phần thuyết phục, cán bộ xã còn khẳng định làng nghề chưa thể hoạt động vì các hộ đăng ký phải chờ Sở điện lực Quảng Bình đóng điện. Trên thực tế, điện sản xuất đã từng được đưa về tận làng nghề từ gần 2 năm trước nhưng do không triển khai sản xuất nên lại bị cắt. Nước cung cấp cho làng nghề cũng không thiếu nguồn vì làng nghề nằm ngay cạnh bể nước sinh hoạt của xã; có điều mãi vẫn chưa thấy hệ thống ống dẫn nước.

    Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Khoa - Phó Chủ tịch huyện Quảng Trạch - bức xúc: ?oXã làm chủ đầu tư, khi công trình hoàn thành cũng được giao cho xã quản lý, khai thác. Xã phải có trách nhiệm đứng ra thu thuế kinh doanh, thu tiền thuê mặt bằng,.. Vậy mà nói không nắm được các mức giá, mức thuế thì quá vô lý?. Ông giảng giải thêm: ?oNăng lực lãnh đạo xã còn hạn chế. Trình độ thì đang ?otrả nợ? nhà nước, lại chưa quen với việc xây dựng cơ bản, quản lý dự án, làm chủ đầu tư nên bất cập mới nảy sinh?.

    Mồ mả ?otreo? chờ dự án

    Trong thông báo số 142 TB-UBND của UBND xã ra ngày 28/12/2005 có nêu ?onghiêm cấm việc xây dựng lăng mộ, tu sửa, cát táng hài cốt?. Tiếp đến ngày 31/5/2006, UBND huyện đã nhóm họp và ra Thông báo kết luận số 33/TB-UBND-VP khẳng định: UBND xã Cảnh Dương không có ngân sách để hỗ trợ việc di dời. Đồng thời yêu cầu xã Cảnh Dương tiếp tục công tác vận động, đề nghị họ Phạm giữ nguyên hiện trạng, không được tu bổ, cát táng các ngôi mộ đã xuống cấp.

    Tiếp đó, UNBD huyện Quảng Trạch lại nhóm họp và ra thông báo kết luận do quyền Chủ tịch UBND huyện Đậu Minh Ngọc ký, với nội dung y hệt thông báo 33, chỉ sửa phần ?oUBND xã không có ngân sách đền bù? thành ?olúc nào có điều kiện UBND xã sẽ có phương án đền bù?.

    UBND xã Cảnh Dương tiếp tục viện lý do để thuyết phục họ Phạm di dời mồ mả. Ông Nguyễn Duy Dũng, Chủ tịch xã, cho rằng nghĩa địa họ Phạm và một số dòng họ khác cần được di dời khẩn trương để đảm bảo vệ sinh cho nguồn nước sinh hoạt trong xã (!?).

    Một lý do khác được đưa ra là nghĩa địa họ Phạm nằm trong khu vực đã có chủ trương lập dự án mở rộng khu dân cư. Trên thực tế, chủ trương này mới chỉ được ?othống nhất miệng? chứ chưa hề xuất hiện trên giấy tờ.

    Một số gia đình nại lý do không có kinh phí để di dời, xã trả lời đại ý: không có tiền di dời thì cứ để đó, không được quyền tu bổ, cát táng hay nâng cấp. Ông Dũng thừa nhận: ?oViệc vận động di dời khu lăng mộ của dòng họ Phạm là một trường hợp đặc thù vì đây là khu đất nghĩa địa duy nhất trong xã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng nếu đền bù cho họ Phạm thì công bằng xã hội sẽ đến đâu? Vì xưa nay không giải quyết đền bù, hỗ trợ cho dòng họ nào cả?.

    Trong khi đó, phía huyện mà đại diện là ông Phó Chủ tịch Phan Văn Khoa, cũng rất ?okiên trì?: ?oXã Cảnh Dương là một xã anh hùng cách mạng nên khi xã đã quyết tâm thì phải làm cho bằng được. Xã kiên quyết vận động, đến khi nào mồ mả di dời đi hết thì mới bắt đầu quy hoạch khu dân cư?.

    Vậy là mồ mả tổ tông cứ phải ?olửng lơ? theo dự án.

    Phan Tùng - Hồng Kỹ (DAN TRI)
  6. TTVN80

    TTVN80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    0
    có ai biết quả sân bay LỘC ĐẠI khi mô xong ko rứa ? Hay mấy bác Lãnh đạo bụp hết tiền mần đường Băng rồi, chừ băt máy bay dùng đường Cát thay thay BÊ TÔNG rứa ?
  7. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Xa mù khơi bác ơi...
  8. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tắm biển... phải ?ovệ sinh? xuống biển
    [​IMG]
    Hàng quán lộn xộn như thế này trải dài hết bãi biển Nhật Lệ - Ảnh: LAM GIANG
    TT (Quảng Bình) - Mùa hè nắng nóng, hằng ngày bãi tắm Nhật Lệ (Quảng Bình) đón trung bình 5.000 - 7.000 lượt du khách và người dân địa phương đến tắm mát và vui chơi. Thế nhưng, hiện nay bãi tắm này quá lộn xộn.
    Do không có bãi đỗ ôtô nên hầu hết xe của các đoàn khách đến tắm biển phải đỗ ngay trên lòng đường Trương Pháp, gây cản trở giao thông. Suốt dọc bãi tắm và khu vực bán hàng ăn uống có rất ít nhà vệ sinh công cộng, vì vậy hầu hết mọi người đều phải... vệ sinh xuống biển hoặc đi vào rừng phi lao.
    Mặc dù UBND TP đã sắp xếp lại khu vực xây dựng nhà hàng ăn uống, chuyển 11 nhà hàng từ bãi tắm Nhật Lệ 1 ra bãi tắm Nhật Lệ 2 để trả lại mặt tiền thoáng, đẹp cho bãi biển. Thế nhưng hiện nay trên chiều dài bãi biển gần 2km vẫn có hàng trăm người dân đặt quầy, bàn bán hàng ăn uống lộn xộn, chiếm hết toàn bộ vỉa hè đường đến sát bãi cát. Du khách có nhu cầu ghé chân, nghỉ lại ngắm biển một lát cũng không còn biết ngồi vào đâu, đỗ xe vào đâu.
    L.GIANG (tuổi trẻ)
  9. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Một nông dân biến rác thành... tiền
    (VietNamNet) - Các vùng quê, ngõ hẻm, các trục đường giao thông huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vừa hết cảnh ngập ngụa túi nilon phế thải, hoặc những đống lửa khét lẹt mùi nhựa, sau khi một nông dân đưa công nghệ chế biến loại rác này về...
    [​IMG]
    Ông Lợi bên cỗ máy chế biến rác...
    Giữa tháng 6/2007, PV VietNamNet dễ dàng tìm đến nhà ông Lê Văn Lợi (62 tuổi ở thôn Tả Phan, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), bởi không người dân nào trong thôn không biết ông.
    Nhà ông nông dân "rác" cũng dễ tìm, bởi ở thôn hẻo lánh này, chỉ có duy nhất một ngôi nhà chất đầy bao nilon và nhựa phế thải ở sân trước nhà. Sau nhà ông, một khuôn viên cũng rộng chừng 10m2 được dành riêng cho việc tẩy rửa nguyên liệu, để giàn máy cũ kỹ (nhưng rất hoàng tráng, trong mắt người nông dân xa phố thị nơi đây).
    Dẫn PV VietNamNet tham quan xưởng chế biến nhựa của mình, ông Lợi giải thích: ?oNguyên liệu rác thu mua về được rửa sạch rồi đem phơi khô, sau đó đưa vào máy xay. Tiếp đó là khâu phân loại rác...sau đó đưa vào máy nhiệt độ kéo thành sợi nhựa...?.
    Như một xưởng sản xuất chuyên nghiệp, cơ sở nhựa của ông Lợi treo một tấm bảng ghi lịch làm việc, với những dòng vắn tắt: 10/5: nghỉ gặt mùa; 20/5: nghỉ bỏ phiếu; 25/5: nghỉ đi mua lúa giống...
    Sở dĩ có những ngày nghỉ đặc biệt này, theo ông Lợi, là bởi hơn 30 người chuyên thu gom rác cho xưởng là nông dân, nên việc trong xưởng cũng phải sắp xếp để họ chăm lo được đồng áng.
    Hiện tại, cơ sở của ông Lợi có 10 lao động, làm việc thường xuyên, với mức thu nhập bình quân trên 600.000đồng/người/tháng.
    Sự ra đời của cơ sở thu gom, chế biến nhựa phế liệu của ông Lợi, tuy không gây chú ý ở nhiều tỉnh, nhưng lại là một sự kiện đặc biệt ở vùng quê hẻo lánh và lam lũ như xã Duy Ninh.
    Ông Lợi bảo, quê ông bây giờ ai cũng dùng bao nilon để bới cơm ra đồng; ở chợ dân cũng đã đựng thực phẩm hoàn toàn bằng túi nilon. Xong rồi thì tiện đâu vứt đó. Vì vậy đi đâu cũng thấy tràn ngập loại rác khó tiêu huỷ này. Trong các đợt thu gom rác thải cùng bà con chòm xóm, ông Lợi thường xuyên phải đốt các vỏ nhựa, bao nilon, rất hôi hám và độc hại.
    Vậy mà, cơ duyên lại gắn bó ông với loại rác thải đáng ghét này, từ một chuyến vào TP.Biên Hoà (Đồng Nai) thăm người em ruột. Ông tình cờ thấy một xưởng chế biến rác thải thành những viên nhựa. Thích quá, ông năn nỉ xin học nghề. Nhà chủ đồng ý ngay, còn hẹn, nếu ông về nhà mở cơ sở để làm thì sẽ giúp ông bao tiêu 100% sản phẩm.

    Suốt gần 1 tháng ròng rã, ông Lợi ở lại Biên Hoà học nghề. Trở về nhà, ông vận động anh em, bà con góp vốn để mở xưởng chế biến rác thải. Ban đầu, chẳng mấy ai tin lời ông. Ông Lợi phải rủ 4 anh em vào tận Biên Hoà đểt tận mắt chứng kiến, học tập cách thức làm...
    Chưa hết, ông bỏ tiền mời người về thôn để giảng dạy cách chế biến rác thành nhựa, rồi lặn lội đi huy động góp vốn đầu tư.
    Thế rồi, một cơ sở thu mua, chế biến rác thải như vỏ nhựa, bao ni lon... thành những viên nhựa có giá trị ra đời, nhờ khoản tiền đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống máy móc lên đến gần 100 triệu đồng. Ngoài ra, tiền thu mua rác cho công việc cũng cần tới vốn lưu động xấp xỉ 60 triệu đồng.
    Nhiều người trong thôn thấy ông Lợi đầu tư vào rác cả trăm triệu đồng tưởng ông bị khùng!
    Sản phẩm rác thu gom không đủ phục vụ cho cơ sở chế biến sản xuất, ông Lợi tiếp tục huy động 10 anh em trong tổ đi Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Đồng Hới...thu gom rác về để có nguyên liệu làm. Bên cạnh đó, ông còn hợp đồng với một số bệnh viện, trường học tại địa phương thu mua rác bao nilon, chai nhựa...Do không có đủ vốn mua rác số lượng lớn, nên ông chưa dám hợp đồng nhiều với các đơn vị, cơ quan, trường học...
    Tại thời điểm sản xuất, bình quân mỗi ngày ông thu mua chừng 1 tấn rác với giá từ 2-6 ngàn đồng/kg tùy loại. Đôi lúc, cơ sở của ông Lợi không có đủ tiền để trả cho người bán rác, ông dùng ?ophương thức? xin mua trước, trả sau.
    Thấy ông ?okinh doanh? rác làm sạch đồng ruộng, thôn xóm, ai cũng vui vẻ cho mắc nợ.
    Nghe ông Lợi trình bày quy trình chế biến rác, cứ tưởng công việc xưởng của ông suôn sẻ. Nhưng thực ra, ông đã thất bại nhiều, nhất là khi bắt tay vào sản xuất. Ông cho biết: một đợt sản xuất mất chừng 15 ngày. Hai đợt sản xuất đầu tiên, do phân loại rác không kỹ, cơ sở thua lỗ cả chục triệu đồng. Nhờ rút kinh nghiệm, 3 đợt sau mới có lãi.
    Có thất bại, có thành công; cũng đến ngày những người nông dân "mạo hiểm" cùng ông Lợi được cầm trên tay những đồng tiền lãi; và thực sự tin là mình đã có thể kiếm tiền, thậm chí làm giàu từ rác...

    Ông Lợi thì mơ xa hơn, rằng đến một ngày, xưởng của ông tích luỹ đủ vốn, mở rộng quy mô sản xuất, có thể chế biến hạt nhựa thành những sản phẩm hoàn thiện như: dép, thau giặt, ly uống nước... để bán giá rẻ cho bà con nghèo nơi đây...
    *
    Bảo Hạnh (viet nam net)
  10. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Nhân bác TTVN80 nói chuyện sân bay em cũng xin nói về cái evend 50 Bác về thăn QB... Đến là khổ, công ty thằng bạn ở Đà Nẵng ra làm chương trình evend cho tỉnh, không được tỉnh hổ trợ lại cỏn bị quần từa lưa. Cụ thể là ông giám đốc sở văn hóa thông tin, giám đốc trung tâm văn hóa và quản lý sân vận đông tỉnh. Những người này đả thể hiện quyền lực của mình dưới nhiều góc độ không thể chấp nhận được. Sẻ có hình ảnh cụ thể up lên cho cả nha cùng xem.

Chia sẻ trang này