1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tienlong29

    tienlong29 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Quê miềng đó, vui thiệt, quê miềng thiệt nhiều thần đồng
  2. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Đồng Hới: trạm than giữa phố
    [​IMG]
    Trạm than của Xí nghiệp than Quảng Bình - Ảnh: L.Giang
    TT - Đã hơn 10 năm, nhiều hộ dân ở phường Đồng Mỹ, TP Đồng Hới phải hít bụi than vào phổi mỗi ngày, vì Xí nghiệp than Quảng Bình thuộc Công ty cổ phần Than miền Trung đã lập trạm sản xuất than ngay giữa khu dân cư.
    Bà Nguyễn Thị Thủy, nhà ở cách trạm than khoảng chục mét, than thở: ?oKhông tài nào chịu nổi bụi than. Hằng ngày bụi cứ xả vô nhà liên tục, quét được vài chục phút thì đã thấy bụi đen bám đầy nền nhà. Phơi phóng quần áo ngoài trời được một hai tiếng đồng hồ là bụi bám vô đen thui?. Cổng trạm than liên tục có xe vào ra mua than, vì thế bụi than từ xe chở than cũng theo gió bay khắp nơi. Còn ở nhà nghỉ Tuấn Anh trên đường Lê Quí Đôn, khách đến xem nhà để nghỉ lại, thấy trạm than hoạt động nhộn nhịp với bụi, tiếng ồn bèn quay lui.
    Mỗi khi xe lớn chở than về nhập trạm, tiếng xe rú máy đổ than ầm ĩ, bụi than bị gió cuốn từ xe xuống, từ đống than bốc lên bay mù mịt vào các khu dân cư xung quanh. Ngay sau trạm đóng than là trạm xá của công an tỉnh, nơi cần không khí trong lành, cảnh quan sạch sẽ nhất. Khu tập thể công an trong khuôn viên trạm xá do nằm sát cạnh đống than bột lớn nên người nào cũng phải rên vì bụi. Có người chịu không thấu đành mua ván về đóng trần nhà cho đỡ bụi, còn hầu hết thì đóng kín cửa cả ngày. Mùa hè, mong cơn gió nồm cho mát cũng không dám: có gió nồm thổi bụi càng bay vào nhà nhiều hơn.
    Trong nhiều năm qua, nhiều kỳ họp HĐND TP, tỉnh nhắc đến trạm than này sau rất nhiều lần người dân có đơn kiến nghị yêu cầu trạm than di dời. Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh cũng đã thừa nhận trạm than làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường dân cư xung quanh. Thế nhưng không biết đến bao giờ trạm than này mới di dời khỏi trung tâm TP Đồng Hới?
    L.GIANG(tuổi trẻ)
  3. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Cái trạm than này gần nhà mình, bà già thằng bạn làm ở đây.
  4. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Lâm tặc dùng mìn khai thác gỗ huê
    (LĐ) - Ngày 27.6, CA và Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết, sau khi khai thác thân, cành, ngọn, lâm tặc đã tận thu cây huê bằng cách dùng thuốc nổ đánh bật gốc.
    Các chuyên gia bảo vệ rừng cho biết, dùng mìn đánh bật một gốc gỗ huê tận thu khoảng 1m3 gỗ sẽ phá hoại môi trường sinh thái hơn 200m2, ngoài ra tiếng động của mìn đã xua đuổi cuộc sống yên bình của các loài động vật trong bán kính hơn 5km.
    N.Q.Vinh (lao dong)
  5. tienlong29

    tienlong29 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    TTO-Đến ngày 29-6, Hội liên hiệp thanh niên tỉnh đã tìm được 250 chỗ trọ giá rẻ ở TP Đồng Hới cho thí sinh dự thi vào Trường đại học Quảng Bình, phần lớn là cho các thí sinh nghèo về từ các huyện xa trong tỉnh và một số huyện lân cận của tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị. Số chỗ trọ sẽ càng tăng lên trước ngày 3-7 khi đợt thi thứ nhất bắt đầu.
    Ngoài ra tỉnh hội cũng thành lập 22 đội thanh niên tình nguyện (gấp đôi so với năm trước) với 205 đội viên hoạt động thường xuyên tại các bến xe, bến thuyền, ga tàu nhằm hướng dẫn thí sinh đến nhà trọ, điểm thi. Trong các ngày thi sẽ có 12 đội túc trực tại các điểm thi để hỗ trợ thí sinh khi có trắc trở, cần đi lại trên địa bàn TP.
    Năm 2007 là năm đầu tiên Trường ĐH Quảng Bình tuyển sinh, cũng là năm có số lượng thí sinh dự thi cao với trên 7.000 thí sinh.
    L.GIANG
  6. tienlong29

    tienlong29 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    TT - Đường rộng 36m, dài hơn 2km, bắt đầu từ chợ Nam Lý qua phường Đức Ninh Đông và nối với đường Lê Lợi, dự tính được hoàn thành vào năm 2004. Thế nhưng từ đó đến nay, các đơn vị thi công mới làm được vài đoạn ngắn rồi bỏ đó. Vì vậy người dân phải chịu khổ mỗi khi qua lại đường này.
    [​IMG]
    Nhiều đoạn chỉ có một lối đi nhỏ cho xe cộ trên con đường rộng đến 36m
    Cách trụ sở UBND phường Đức Ninh Đông gần 100m một đoạn đã trải nhựa xong, nhưng đoạn kế tiếp lại là đường đất thấp hơn đột ngột đến 50cm. Chẳng hề có biển báo thi công và cảnh báo nguy hiểm nên không ít xe cộ khi tới đây đã phải phanh gấp và ngã chỏng gọng. Những khối đất, đá lớn nằm chình ình trên mặt đường ở đoạn giáp giữa các đơn vị thi công, cùng với ổ trâu, ổ voi xung quanh khiến nhiều người đi xe máy ban đêm tránh vội và lao thẳng xuống ruộng... Ông Hoàng Mạnh Châm, cán bộ UBND phường, bức xúc nói: ?oĐường làm như vậy thì chỉ có khổ dân mà thôi?.
    Theo UBND phường Đức Ninh Đông, sở dĩ đường chưa hoàn thành là do tỉnh chưa cấp đủ vốn cho các đơn vị thi công. Còn phía Sở Giao thông - vận tải tỉnh Quảng Bình - đơn vị chủ đầu tư - thì khẳng định do hiện vẫn còn một số nhà dân chưa giải tỏa được nên không thể thi công.
    L.GIANG
  7. tienlong29

    tienlong29 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    QDND -
    [​IMG]
    ?oEm bé Bảo Ninh? năm xưa, ông Trương Ngọc Hương hôm nay và cháu ngoại
    Một ngày hè tháng 6-2007, tôi đến thăm nhà thơ Nguyễn Văn Dinh, ông nguyên là Phó tổng biên tập báo Quảng Bình, hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Khi tôi đang say sưa xem tập thơ của ông vừa được in gồm 115 bài mừng sinh nhật lần thứ 116 của Bác Hồ thì có một vị khách tuổi ngoại lục tuần cũng vừa đến. Nhà thơ giới thiệu:
    - Đây là Trương Ngọc Hương, thường gọi ?oEm bé Bảo Ninh?, là nguyên mẫu trong bài thơ của tôi và bài hát cùng tên của nhạc sĩ Trần Hữu Pháp. Cái tên đẹp như con gái nhưng gan dạ anh dũng lắm đấy!
    Thoáng một chút bất ngờ, tôi ngỡ ngàng bắt tay ông. Quả thật, các bài hát viết cho thiếu nhi ca ngợi anh Kim Đồng, Nguyễn Bá Ngọc, Trương Ngọc Hương v.v.. hồi ấy ai cũng thuộc, nhưng nguyên mẫu em bé tiếp đạn năm nào thì bây giờ tôi mới được gặp. Ông Hương người tầm thước, chắc khỏe da ngăm như bao người vùng biển khác. Với nụ cười rất hiền, ông bồi hồi nhớ lại kỷ niệm cách đây hơn 42 năm.
    Dạo ấy là tháng 2-1965, xã Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình) ra cồn cát hưởng ứng Tết trồng cây của Bác Hồ. Mờ sáng mồng 7-2, hàng đàn máy bay Mỹ từ Hạm đội 7 ào ạt vào ném bom thị xã Đồng Hới và các vùng phụ cận. Trong khói lửa mịt mùng, các trận địa phòng không của bộ đội và dân quân ngoan cường nhả đạn, bắn rơi máy bay Mỹ ngay từ loạt đạn đầu. Tuy vậy, cuộc chiến đấu ?ođất đối không? càng về trưa càng quyết liệt. Lượng đạn tại chỗ vơi dần, đạn dự trữ cách trận địa chưa đầy cây số nhưng thiếu người tiếp tế vì hầu hết người lớn còn ở ngoài rừng dương. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, Ngọc Hương cùng các bạn lớp 5 đang ngồi trú bom dưới đường hào giao thông, nghe tiếng đại liên thưa dần, biết các chú dân quân đã gần hết đạn. Lũ quạ Mỹ hình như cũng đã thấy rõ đối thủ đang khó khăn, chúng quây vào oanh tạc dữ dội. Phút giây suy nghĩ rất nhanh, chưa dứt tiếng bom nổ, Hương đã lao đến hầm đạn gần đó, vác cả thùng sắt nặng, lao qua cồn cát đang khét lẹt khói bom đến trận địa khẩu đại liên Mác-xim. Các bạn bắt chước làm theo, mỗi người một thùng tỏa đi các trận địa 12,7mm của dân quân. Súng các anh dân quân lại nổ giòn giã trong lưới lửa hiệp đồng cùng các đơn vị pháo phòng không bộ đội. Bọn giặc trời 5 chiếc rồi 7 chiếc bốc cháy lao xuống biển Đông trong ngày mồng 7 và 11-2-1965?
    Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Dinh đã ?ochộp được? hình ảnh dũng cảm của Trương Ngọc Hương và các em thiếu nhi xã Bảo Ninh. Chỉ hai ngày sau trận đánh, bài thơ ?oEm tôi? đã được đăng trên báo Quảng Bình (sau này lấy tựa đề ?oEm bé Bảo Ninh?). Cũng chỉ vài ngày sau đó, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp trong đoàn của Hội Nhạc sĩ Việt Nam đi thực tế sáng tác ở tuyến lửa Quảng Bình-Vĩnh Linh đã may mắn được nhà thơ Nguyễn Văn Dinh trao cho bài ?oEm tôi? và ông đã phổ nhạc ngay hôm đó. Như có sức lan tỏa kỳ diệu, năm ngày sau bài hát đã ngân vang trên làn sóng đài Tiếng nói Việt Nam. Giọng nữ cao của nghệ sĩ Bích Liên trong trẻo cất lên trên ra-đi-ô cũng như hệ thống loa truyền thanh của các địa phương ở miền Bắc XHCN. Sau này trong Liên hoan thiếu nhi thế giới, bài hát còn được các bạn nhỏ ở Đông Đức, Liên Xô (trước đây), Trung Quốc, Cu-ba, v.v.. chép học, nhiều bạn nhỏ còn viết thư, gửi ảnh, kết bạn với Ngọc Hương.
    Bài thơ Nguyễn Văn Dinh làm theo thể 4 chữ, như những lời kể, lời tâm tình mộc mạc nhưng đã trở thành ca từ trong sáng của bài hát. Nốt nhạc nâng cánh cho vần thơ, những tiết tấu ngắn làm ta liên tưởng đến bước chân nhỏ nhưng nhanh thoăn thoắt của các em bé quàng khăn đỏ băng mình trên cồn cát tải đạn. Mở đầu bài hát ở cung rê trưởng, tác giả ca ngợi:
    ?oEm bé Bảo Ninh. Bên bờ Nhật Lệ. Dưới trời lửa khói. Em như cánh tên. Bay trên cồn cát. Rẽ gió xông lên. Cởi khăn quàng đỏ. Bọc đạn chuyền đi. Trận địa bom nổ. Gót son sá gì??.
    Đoạn sau là cao trào bài hát, tiết tấu lên xuống nhanh như những đợt chiến đấu liên tục trên bầu trời, réo rắt vui sướng như âm thanh reo hò khi thấy máy bay rơi:
    ? ?oCho chú dân quân. Bắn nhào phản lực. Máy bay bốc cháy. Đâm nhào biển khơi. Em vui em nhảy. Em truyền tin vui??.
    Sau trận đánh, bầu trời trong xanh, các em lại như cánh chim, như bông hoa nhỏ tung tăng bên chiến hào, tiết tấu bài hát êm ái nhẹ nhàng:
    ? ?oEm bé Bảo Ninh. Bên bờ Nhật Lệ. Như cánh hoa nhỏ. Nở bên chiến hào. Như chim đầu ngõ. Hót mừng xôn xao??.
    ?oCánh hoa nhỏ? Ngọc Hương lúc ấy mới 15 tuổi, anh vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen và tặng Huy hiệu của Người. Đến tuổi 16, Hương được kết nạp vào Đoàn và năm 17 tuổi, anh đi học cơ điện 3 năm ở Trung Quốc. Tại đây, Hương gặp cô Đỗ Thị Tuyết Lan cùng quê, họ yêu nhau và cưới nhau năm 1971. Sau một thời gian công tác ở Ty thủy lợi Quảng Bình, chuyển qua Sở Giao thông vận tải? đến nay Trương Ngọc Hương đã nghỉ hưu. Ông bà đã sinh hạ được ?o5 em bé Bảo Ninh?, rồi lên chức nội ngoại với ?o5 cháu bé Bảo Ninh? kháu khỉnh.
    Khách đường xa tìm về ngọn nguồn ý thơ câu hát mà nhân vật của nó từng là ?othần tượng? của không ít thanh niên, khi hỏi thăm nhà ?oEm bé Bảo Ninh?, mọi người đều vui vẻ dẫn đến ngôi nhà bình dị không xa Khu tưởng niệm Mẹ Suốt anh hùng. Anh Trương Ngọc Hương nay đang làm Hội trưởng Hội chữ thập đỏ của xã. Gia đình sống đầm ấm giữa vườn cây cảnh xanh tươi nở đầy hoa. Gió từ bờ sông Nhật Lệ thổi vào mát rượi, cành dừa lao xao như thì thầm kể lại bao trận đánh oanh liệt năm xưa. Chiến công gắn với những con người quên mình trong lửa đạn để giữ cồn cát trắng, dòng sông xanh.
    Bài, ảnh: XUÂN VUIx
    Được tienlong29 sửa chữa / chuyển vào 20:51 ngày 30/06/2007
  8. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Công trình không thi công... vẫn được nghiệm thu, thanh quyết toán
    [​IMG]
    Một góc khu tái định cư xã Quảng Phong.
    Đó là công trình xây dựng khu tái định cư cho 28 hộ dân thôn 5, xã Quảng Phong (Quảng Trạch - Quảng Bình) khi triển khai thi công đường dây 500kV mạch 2 (Hà Tĩnh - Đà Nẵng). Lạ ở chỗ, UBND huyện Quảng Trạch và chủ đầu tư (UBND xã Quảng Phong) đã nghiệm thu, thanh quyết toán dù công trình chưa thi công hoàn chỉnh. Số tiền thất thoát lên đến gần 300 triệu đồng, chiếm hơn 1/3 tổng số vốn đầu tư xây dựng.
    Ngày 20/3/2005, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung có biên bản thoả thuận với UBND huyện Quảng Trạch về việc xây dựng khu tái định cư cho 28 hộ dân nói trên. Ngày 15/4/2005, UBND huyện Quảng Trạch có Quyết định số 3324/QĐ-UB phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình xây dựng khu tái định cư thôn 5, xã Quảng Phong; chủ đầu tư là UBND xã Quảng Phong; tổng vốn đầu tư 910 triệu đồng từ ngân sách Nhà nước; hình thức thi công là chỉ định thầu. Ngày 22/4/2005, chủ đầu tư ký hợp đồng với Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp số 3 Quảng Trạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư, bao gồm các hạng mục: đường giao thông, cầu bản, cống tiêu, rãnh thoát nước và điện sinh hoạt; giá xây lắp theo quyết định chỉ định thầu là 830, 4 triệu đồng; thời gian khởi công công trình 25/4/2005, hoàn thành 31/7/2005. Ngày 3/8/2005, ông Phan Xuân Khánh, Phó chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng (HĐGPMB) huyện Quảng Trạch; ông Nguyễn Văn Thường, Chủ tịch UBND xã Quảng Phong, đại diện chủ đầu tư, đã ký biên bản nghiệm thu kỹ thuật với đơn vị thi công, thống nhất công trình khu tái định cư đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Ngày 12/8/2005, Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 đã chuyển trả toàn bộ số tiền xây dựng khu tái định cư cho chủ đầu tư và đơn vị thi công là 806, 5 triệu đồng (theo tổng dự toán được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt tại Quyết định 1824/QĐ-UB ngày 8/7/2005). Ngày 29/6/2006, UBND huyện Quảng Trạch ra Quyết định số 2097/QĐ-UBND phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành công trình khu tái định cư xã Quảng Phong, bao gồm các hạng mục trên với tổng số vốn được quyết toán là 761, 3 triệu đồng.
    Thế nhưng, trên thực tế công trình xây dựng khu tái định cư vẫn chưa hoàn thành theo thiết kế và dự toán được phê duyệt. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Phong Châu, Bí thư Đảng uỷ xã Quảng Phong cho biết, qua kiểm tra ngày 6/11/2006 của Ban chấp hành Đảng uỷ Quảng Phong, một số hạng mục chính của công trình khu tái định cư cho 28 hộ dân chưa được nhà thầu thi công, cụ thể: 3 kênh tiêu bằng bê tông (A, B và C) nhưng chỉ thi công tuyến kênh A dài 90m; 4 tuyến giao thông chỉ thi công 3 tuyến dài 300m, còn tuyến 4 từ đường làng nối Quốc lộ 12A dài 990m thì không thi công... Tuy nhiên, không hiểu lý do gì vẫn được UBND huyện Quảng Trạch, chủ đầu tư nghiệm thu, thanh quyết toán khống một số hạng mục công trình với khối lượng xây lắp lớn như vậy?! Theo báo cáo của đoàn kiểm toán Nhà nước, đường dây 500kV tại buổi làm việc với UBND huyện Quảng Trạch ngày 6/6/2007 thì sai phạm trong nghiệm thu thanh quyết toán khống các hạng mục nói trên và áp đền bù sai quy định... đã làm thất thoát ngân sách Nhà nước... gần 300 triệu đồng.
    Trách nhiệm chính trong việc thất thoát số tiền nói trên là HĐGPMB huyện Quảng Trạch, UBND xã Quảng Phong, trong đó có trách nhiệm của ông Phan Xuân Khánh, Phó chủ tịch UBND huyện (nay là Bí thư Đảng uỷ thị trấn Ba Đồn) và ông Nguyễn Văn Thường, Chủ tịch UBND xã Quảng Phong. Sai phạm và thất thoát thì đã rõ, nhưng đến nay các tổ chức và cá nhân này vẫn chưa được cấp có thẩm quyền của tỉnh Quảng Bình xử lý nghiêm.
    Hương Trà(Kinh Tế Nông Thôn)
  9. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Chương trình "Nguồn sáng cho đời" đợt 29 của Báo Thanh Niên: "Mắt tui đã sáng lại rồi !"
    [​IMG]
    Phẫu thuật mắt cho bệnh nhân - Ảnh: K.G
    Sáng 28.6, tại Trung tâm Y tế huyện Bố Trạch (Quảng Bình), anh Nguyễn Thế Thịnh - Trưởng văn phòng đại diện Báo Thanh Niên tại miền Trung và anh Lâm Tấn Lợi - Giám đốc doanh nghiệp Võng xếp Duy Lợi đã trao 50 triệu đồng cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình.
    Đây là món quà do anh Duy Lợi ủng hộ cho chương trình "Nguồn sáng cho đời" lần thứ 29 của Báo Thanh Niên. Nhờ đó 100 người bệnh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Bố Trạch được mổ mắt miễn phí.
    [​IMG]
    Ông Lâm Tấn Lợi trao tiền cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Quảng Bình - Ảnh: K.G
    Tại khu vực chờ mổ cho thấy, người nhà và bệnh nhân rất vui mừng khi biết tin được chữa bệnh theo chương trình từ thiện của Báo Thanh Niên. Một phụ nữ tỏ vẻ hết sức bồn chồn, thỉnh thoảng chị lại nhoi chân cố rướn người lên tấm kính cửa phòng mổ, nơi các bác sĩ phẫu thuật thành công cho bệnh nhân đầu tiên là Nguyễn Thị Lài (56 tuổi, ở xã Vạn Trạch, bị đục thủy tinh thể mắt phải). Cứ sau mỗi lần nhìn, chị Hường - tên của phụ nữ ấy - lại quay mặt đi, giấu dòng nước mắt hạnh phúc lăn dài trên gò má. Chị bảo rằng: "Nhờ Báo Thanh Niên mà bao nhiêu người được chộ (thấy) lại. Chừ thì nhiều nhà yên tâm phá bỏ những hàng rào tre dùng làm dẫn đường".
    Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình Phạm Quang Lịch xúc động: "Bà con nhân dân, người bệnh và chúng tôi rất cảm ơn Báo Thanh Niên đã có một chương trình ý nghĩa, không quản ngại đường xa để đến đây, mang lại ánh sáng cho 100 bệnh nhân, đó không chỉ là niềm vui riêng cho bệnh nhân mà còn cho tất cảã mọi người. Chúng tôi đặc biệt cảm kích tấm lòng của nhà hảo tâm Lâm Tấn Lợi, vừa đi nước ngoài về TP Hồ Chí Minh, ngay lập tức ông lên máy bay đi Huế rồi từ đó thuê xe ra Quảng Bình kịp dự lễ với bà con".
    Kiếng Giang - Xuân Trường(thanh nien)
  10. DEATHTOOLS

    DEATHTOOLS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Chữa vô sinh bằng... thực phẩm chức năng
    TT (Quảng Bình) - Bà Phạm Thị H. ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) vừa đến công an và Sở Y tế tỉnh trình bày về việc vợ chồng bà bị một số người khám và bán thuốc hiệu Vision lừa dối.
    Theo bà H., bà và chồng lấy nhau đã bốn năm nhưng chưa có con. Nghe một số người mách ở Đồng Hới có người bán loại thuốc Vision rất tốt, bà cùng chồng khám và mua tám hộp với giá gần 4 triệu đồng. Người khám là ông Vinh (trú ở Hà Nội) và ông Thùy (trú ở Đồng Hới) cho biết uống xong bốn đợt thuốc (24 triệu đồng) là có con. Người nhà không tin nên bảo bà H. trả lại thuốc, nhưng ông Vinh và ông Thùy không nhận lại.
    Theo ông Nguyễn Xuân Thí, chánh thanh tra Sở Y tế Quảng Bình, Vision là một loại thực phẩm chức năng, không có công dụng và cơ chế của thuốc chữa bệnh, vì vậy không thể uống để chữa bệnh hiếm muộn được. Được biết, ông Vinh đã vào khám nhiều lần tại Đồng Hới và bán ?othuốc? cho rất nhiều người để chữa bệnh.
    L.GIANG(tuoi tre)

Chia sẻ trang này