1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0

    Quảng Bình: 6 tháng đầu năm thu hút gần 19 vạn khách du lịch

    6 tháng đầu năm, du lịch Quảng Bình đã có những bước chuyển biến tích cực, hệ thống khách sạn, nhà hàng được mở rộng..., các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng cao so với cùng kỳ.
    Theo báo cáo của UBND tỉnh, 6 tháng đầu năm nay, lượng khách du lịch đến Quảng Bình đạt 187,1 nghìn lượt người, tăng 0,5% so với cùng kỳ, trong đó lượng khách quốc tế lên tới 12,317 lượt người, tăng 72%, doanh thu du lịch đạt hơn 223 tỷ đồng, tăng 12,9% so với 6 tháng đầu năm 2006. Như vậy, có thể khẳng định, trong 6 tháng đầu năm nay, du lịch Quảng Bình đã có những chyển biến tích cực về lượng, các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng cao so với cùng kỳ.

    Theo lãnh đạo UBND tỉnh, ngành du lịch sẽ tiếp tục được triển khai tích cực theo mục tiêu ưu tiên để trở thành ngành kinh tế có tính đột phá của tỉnh, cơ sở hạ tầng cũng sẽ tiếp tục được chú trọng đầu tư, đặc biệt là các khu du lịch trọng điểm. Hiện nay, các thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh đang có nhiều dự án đầu tư phát triển vào các khu du lịch.

    Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2007, tỉnh đã xác định rõ phải phát triển mạnh du lịch, thương mại, dịch vụ bằng nhiều loại hình như du lịch sinh thái, du lịch lữ hành, nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan các di tích lịch sử, danh thắng. Đầu tư các cơ sở giải trí, các Khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại có chất lượng cao để phục vụ khách du lịch và người tiêu dùng. Tập trung đầu tư, khai thác, phát huy có hiệu quả các khu du lịch trọng điểm khác của tỉnh. Gắn du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng với con đường Di sản khu vực Miền Trung.
    Nguồn Tổng Cục Du Lịch
  2. hidetoshi

    hidetoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    3.585
    Đã được thích:
    0
    Chuyện lạ ở Quảng Bình:30 năm phải nhận tiền tuất từ hồ sơ giả
    Lao Động số 169 Ngày 24/07/2007 Cập nhật: 9:24 PM, 23/07/2007



    [​IMG]

    Cụ bà Nguyễn Thị Mỉnh (vợ liệt sĩ Đậu Diễn) cùng con gái cả là chị Đậu Thị Miền.
    (LĐ) - Người viết phóng sự này, sau quá trình thu thập tài liệu, gặp những người trong cuộc, xác định vụ việc là chính xác, thế mà vẫn bàng hoàng không tin được vì sao lại có thể xảy ra câu chuyện đau đớn này.

    Cụ bà Nguyễn Thị Mỉnh - vợ liệt sĩ Đậu Diễn - quê xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - đã ngoài 80 tuổi, già yếu, khắc khổ, chỉ với một ao ước cuối đời là làm sao để bà có thể nhận tiền tuất từ chính hồ sơ liệt sĩ mang đúng tên chồng bà, chính xác là chồng của bà. Thế thôi. Nhưng hơn 30 năm nay, điều mơ ước giản đơn và tưởng như hiển nhiên ấy đã không được thực hiện...Xã Cảnh Dương khẳng định: Ông Đậu Diễn là liệt sĩĐiều khẳng định này là rất quan trọng. Tấm gương chiến đấu và hy sinh vì quê hương của du kích Đậu Diễn đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ghi nhận. Ngày 27.4.1953, giặc Pháp mở trận càn quét lớn vào làng chiến đấu Cảnh Dương. Ông Đậu Diễn lúc đó khoảng ngoài 30 tuổi, là Tiểu đội trưởng du kích của xã. Khi Pháp càn, người già, con nít, đàn bà già yếu đều xuống hầm. Sau khi đưa vợ mình (bà Nguyễn Thị Mỉnh) cùng hai đứa con bé dại (đứa con út mới được ngoài tháng tuổi) xuống hầm, ông Đậu Diễn cùng anh em du kích toàn xã nhanh chóng dàn trận đánh Pháp, bảo vệ làng. Cụ bà Nguyễn Thị Mỉnh kể: "Gần trưa, tui đang cho con bú trong hầm thì ông ấy chạy về, tay xách nải chuối nhỏ, nói là cho mấy đứa nhỏ ăn khỏi đói. Ông ấy lại lôi trong túi quần ra mấy đồng bạc bảo tui cất đi. Rồi ông ấy xách súng, lựu đạn lao ra ngoài trận địa. Chiều, khoảng 4 giờ, tui chết ngất khi nghe tin ông ấy hy sinh. Trận ni, toàn xã hy sinh mấy chục du kích. Sau khi Pháp rút, xã làm lễ truy điệu rất to. Ngày hoà bình, tui nhận được bằng "Tổ quốc ghi công" chồng tui, bằng "Gia đình vẻ vang" và một Huân chương Kháng Chiến hạng Nhất của ông ấy". Chị Đậu Thị Miền - con gái lớn của cụ Mỉnh tiếp lời mẹ: "Tui còn nhớ như in, những năm 1963-1964, khi đó tui học cấp 3, tui có nói với mẹ là ***g kính treo bằng "Tổ quốc ghi công", bằng "Gia đình vẻ vang" và Huân chương Kháng Chiến hạng Nhất của cha lên nhà. Mẹ chưa kịp làm thì chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ xảy ra (từ năm 1965 - TG). Nhà tui cháy 3 lần. Cuối cùng, bằng "Tổ quốc ghi công", bằng "Gia đình vẻ vang" và Huân chương Kháng Chiến cháy cả". Theo hướng dẫn của chị Miền, tôi ra nghĩa trang liệt sĩ của xã Cảnh Dương, mộ chí của liệt sĩ Đậu Diễn ở hàng mộ thứ nhất bên phải, với tấm bia mộ ghi rất rõ ràng: "Liệt sĩ Đậu Diễn".Sổ gốc: Không có tên liệt sĩ Đậu DiễnTại Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình, tôi được đọc cuốn vở chép tay gốc ghi danh sách liệt sĩ chống Pháp tỉnh Quảng Bình, trong đó có danh sách liệt sĩ chống Pháp xã Cảnh Dương từ năm 1960 vẫn nguyên vẹn do Bộ LĐTBXH chuyển giao cho Quảng Bình. Chúng tôi đã không tìm thấy tên liệt sĩ Đậu Diễn. Thay vào đó, danh sách liệt sĩ chống Pháp của xã Cảnh Dương ở số thứ tự 67 ghi: Liệt sĩ Đầu Miềng, tên vợ Nguyễn Thị Mỉnh (đúng tên vợ của liệt sĩ Đậu Diễn-TG). Giám đốc Trần Đình Vân nói: "Nếu căn cứ vào hồ sơ gốc này thì xã Cảnh Dương không có liệt sĩ nào mang tên Đậu Diễn". Cũng tại danh sách này, ở số thứ tự 58, có ghi tên liệt sĩ Nguyễn Huyến, tên vợ là Ngô Thị Mỉnh. Vấn đề đặt ra: Nếu thực sự không có liệt sĩ Đậu Diễn, tại sao suốt hơn 30 năm qua, cụ bà Nguyễn Thị Mỉnh vẫn được nhận tiền tuất?". Hoá ra, danh sách chi tiền tuất hàng tháng từ Sở LĐTBXH chỉ có tên vợ liệt sĩ là bà Ngô Thị Mỉnh, chứ không có tên Nguyễn Thị Mỉnh. Và bà Ngô Thị Mỉnh thì đã chết từ trong chiến tranh, nhưng tên vẫn còn trong danh sách nhận tiền tuất và tiền tuất lại được giao cho bà Nguyễn Thị Mỉnh. Tại sao có chuyện rối rắm, sai lệch như vậy tồn tại hơn 30 năm? Bất ngờ hơn, sự rối rắm hành chính của vụ việc đã vượt xa sức tưởng tượng của nhà báo!Ai đã làm giả mạo?
    [​IMG]

    Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ của cụ bà Nguyễn Thị Mỉnh bị tẩy xoá, thêm bớt lộ liễu.Điều đáng ngạc nhiên và cũng thật đau buồn là suốt hơn 30 năm qua, cụ bà Nguyễn Thị Mỉnh - vợ liệt sĩ Đậu Diễn chưa một lần nhận tiền tuất từ hồ sơ mang tên chồng mình. Hơn 10 năm đầu tiên, bà Mỉnh nhận tiền từ hồ sơ liệt sĩ mang tên Nguyễn Huyến. Hơn 20 năm qua, bà Mỉnh lại nhận tiền tuất từ hồ sơ liệt sĩ mang tên Đậu Lũi với tư cách là mẹ của liệt sĩ này. Điều đáng nói là: Giấy chứng nhận liệt sĩ lần sau này đã được sửa chữa nhem nhuốc. Tên liệt sĩ Đậu Lũi được chữa thành Đậu Diễn. Tên mẹ liệt sĩ Đậu Lũi là bà Lê Thị Diệu đã được sửa thành Nguyễn Thị Mỉnh. Tại giấy chứng nhận này, mục ghi quan hệ với liệt sĩ, chữ "mẹ" đã được tẩy xoá lộ liễu chữa thành chữ "vợ". Mặt trước giấy chứng nhận ghi rõ: Liệt sĩ có 1 người thân được hưởng chế độ, nhưng mặt sau ghi danh sách người thân lại tới 3 người. Nghĩa là, chi tiết 1 người thân là đối với liệt sĩ Đậu Lũi, còn 3 người thân là với liệt sĩ Đậu Diễn. Như vậy, sau khi được tẩy xoá, sửa chữa nhem nhuốc, thì giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ mà cụ bà Nguyễn Thị Mỉnh đang giữ trong tay thực chất được coi là một giấy chứng nhận giả mạo. Giả mạo vì nó có nhiều sai sót, bị tẩy xoá, thêm bớt lộ liễu. Chính vì thế, vào khoảng năm 1993, trong đợt kiểm tra toàn tỉnh, phát hiện giấy chứng nhận giả mạo này, đoàn kiểm tra của tỉnh Quảng Bình đã thu hồi từ tay bà Nguyễn Thị Mỉnh. Trong thời gian mấy tháng liền giấy chứng nhận bị đoàn kiểm tra thu hồi, bà Mỉnh chỉ được tạm ứng tiền tuất. Nhưng lạ lùng hơn nữa, sau mấy tháng thu hồi giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ giả mạo này, Phòng TBXH huyện Quảng Trạch lại trả lại cho bà Nguyễn Thị Mỉnh, thế là từ năm 1993 đến nay, mặc nhiên bà Nguyễn Thị Mỉnh lại nhận tiền tuất trên căn cứ giấy tờ giả mạo này!Còn một điều lạ nữa, cũng từ năm 1993 đến nay, tháng nào bà Nguyễn Thị Mỉnh cũng nhận đủ tiền tuất của chồng mình, nhưng lại bằng tên người khác (Ngô Thị Mỉnh), trong khi bà này đã mất khá lâu rồi và bà Ngô Thị Mỉnh lại là vợ liệt sĩ Nguyễn Huyến! Năm 2005, xã Cảnh Dương làm công văn gửi Sở LĐTBXH đề nghị điều chỉnh họ cho bà Mỉnh từ họ Ngô trong danh sách nhận tiền sang họ Nguyễn cho đúng tên. Tuy nhiên, Sở LĐTBXH không giải quyết vì như Giám đốc Trần Đình Vân nói: "Do công văn đề nghị sửa tên của xã ghi nơi nhận là phòng hồ sơ lao động, sai chức danh phòng nên sở không giải quyết (!). Do đó, bà Nguyễn Thị Mỉnh tiếp tục nhận tiền bằng tên người đã mất: Ngô Thị Mỉnh. Vậy, ai đã làm giả mạo giấy chứng nhận, ai đã tẩy xoá bừa bãi trên một giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ Đậu Lũi thành gia đình liệt sĩ Đậu Diễn? Từ xã, huyện đến tỉnh đã không ai cho chúng tôi câu trả lời này. Ông Nguyễn Hữu Bảo - cán bộ chính sách xã Cảnh Dương những năm 90 của thế kỷ trước - xác nhận: Ông đã nhận giấy chứng nhận tẩy xoá này từ Phòng LĐTBXH huyện Quảng Trạch (thời đó bà Trà làm trưởng phòng). Ông Trương Hoa Hường - cán bộ chính sách xã Cảnh Dương kế cận ông Bảo - cho biết: "Tôi đã 3 lần vào Sở LĐTBXH tỉnh, nhiều lần vào Phòng LĐTBXH huyện Quảng Trạch để cố gắng phục hồi hồ sơ thật sự cho liệt sĩ Đậu Diễn, nhưng đều không nhận được sự hợp tác, với lý do các cấp đưa ra: Không tìm thấy hồ sơ liệt sĩ Đậu Diễn. Lại hỏi: Thế thì ai đã làm thành tích cho liệt sĩ Đậu Diễn để có Huân chương Kháng Chiến hạng Nhất, có bằng "Gia đình vẻ vang", bằng "Tổ quốc ghi công" mang tên Đậu Diễn khi mà danh sách ở Bộ LĐTBXH chuyển giao cho Quảng Bình đã không có tên liệt sĩ này? Một cán bộ có kinh nghiệm đưa ra "giả thuyết": Có thể xã nắm chắc ông Đậu Diễn là liệt sĩ thực sự của địa phương mình nên đã đề nghị lên cấp trên công nhận và khen thưởng, nhưng hệ thống làm huân chương, bằng liệt sĩ, bằng gia đình vẻ vang có thể không song trùng với hệ thống hành chính làm về tiền chính sách.Nhưng đáng suy nghĩ nhất là quan niệm: Thôi, đằng nào bà Nguyễn Thị Mỉnh cũng hưởng đầy đủ tiền chính sách của Nhà nước, dựa vào tên ai mà chẳng được! Quan niệm như vậy nên hàng chục năm, mặc dù gia đình và địa phương nhiều lần đề nghị xác nhận lại hồ sơ liệt sĩ của ông Đậu Diễn, nhưng chẳng mấy ai quan tâm. Cao hơn cả sự tắc trách, thiếu trách nhiệm còn là sự vô cảm. Cụ bà Nguyễn Thị Mỉnh mếu máo nói với phóng viên Lao Động: "Con cái tui nuôi tui sống đến cuối đời, tui cần là cần được nhận tiền từ chính hồ sơ tên chồng tui. Răng không ai giúp mệ hết hả con?".Câu hỏi của cụ bà Nguyễn Thị Mỉnh, tôi muốn nhường lại cho những người có trách nhiệm ở Quảng Bình.

    Nguyễn Quang Vinh
  3. hidetoshi

    hidetoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    3.585
    Đã được thích:
    0
    Trích từ  http://www.laodong.com.vn/Home/phongsu/2007/7/47162.laodong
    Hic, Quảng Bình mình chán chả buồn nói.
    PS : cụ bà trong bài báo kia là mệ ngoại tớ .
  4. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Chắc sẽ sớm giải quyết!
    Muộn còn hơn ko!
    Nếu có Goals ở đây, chắc sẽ tư vấn thêm cho trường hợp này!
  5. iamhidetoshi

    iamhidetoshi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn đã reply .
    Vấn đề là muộn quá mức rồi .
    Đang chờ tin bạn Goals . Mình còn 20 ngày nữa cũng về Việt Nam . Rất vui khi có bạn nào giúp để mình liên hệ
  6. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Báo chí cũng đã lên tiếng rồi, thế nên việc này chắc sẽ sớm được giải quyết thôi. Gia đình mình cũng nên nhân lần này mà có ý kiến lên xã lên huyện để biết đường mà đề nghị người ta làm cho nhanh. Mong mọi việc sớm giải quyết xong, cho người đã nằm xuống và cho cả người đang sống.
  7. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Kỷ luật 3 giáo viên đánh học sinh vì nghi lấy trộm điện thoại di động
    Ngày 1.8, Phó phòng Tổ chức cán bộ của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình, ông Trương Tấn Bốn cho biết: Hội đồng thi đua khen thưởng của Sở đã thống nhất mức kỷ luật 3 giáo viên (GV) ở huyện Quảng Trạch vì đánh học sinh.
    Theo đó, sa thải Nguyễn Thái Sơn (GV thỉnh giảng của trường THPT bán công Nam Quảng Trạch); chuyển công tác có mức lương thấp hơn trong thời hạn 6 tháng đối với GV Trần Giang Nam của trường THPT bán công Nam Quảng Trạch; cảnh cáo GV Nguyễn Thanh Trung (GV biên chế trường THPT số 2 Quảng Trạch đang hợp đồng dạy thỉnh giảng môn tiếng Anh tại trường bán công).
    Sự việc diễn ra như sau: Cuối năm học 2006-2007, khi đang đến trường thì xe của em Trần Ngọc Tuấn (ở xã Quảng Sơn, Quảng Trạch) học lớp 11A9, trường THPT bán công Nam Quảng Trạch bị hỏng. Tuấn xin đi nhờ xe GV Nguyễn Thanh Trung, nhiều đoạn đường quá xóc nên Tuấn có ôm vào người thầy. Vì thế thầy Trung nghi ngờ Tuấn định móc điện thoại trong túi quần của mình. Đến cổng trường, Tuấn vừa xuống xe thì bất ngờ bị GV Trung tát mạnh vào mặt rồi bảo: "Đồ ăn trộm". Sau đó, trong giờ học môn Vật lý, GV Trung vào lớp kéo Tuấn ra và dẫn lên phòng giám thị giao cho GV Nguyễn Thái Sơn. Thầy Sơn yêu cầu Tuấn khai nhưng Tuấn nói: "Em không lấy nên không biết gì để khai hết". Thầy Sơn quát nạt rồi ép Tuấn để hai bàn tay lên bàn và dùng thước nhôm đập mạnh vào tay. Tuấn sợ quá nên viết bản tường trình nhưng vẫn không thừa nhận việc mình lấy trộm. Thầy Trung xem xong liền xé đi bảo Tuấn viết lại, nhưng lần này em nhất quyết không viết. Lúc đó, GV Trần Giang Nam đi vào phòng tát mạnh vào mặt Tuấn, bắt em phải viết lại bản tường trình. Sự việc kéo dài gần suốt buổi học nhưng cả 3 GV trên không hề báo cáo lên Ban giám hiệu nhà trường. Mãi đến khi lãnh đạo nhà trường phát hiện ra thì Tuấn mới được tha trở về lớp.
    Theo Hội đồng kỷ luật, chưa có cơ sở để kết luận Tuấn có hành vi lấy điện thoại của thầy Trung. Chỉ vì nghi ngờ học sinh mà các GV hành động như thế là vi phạm nặng đạo đức nghề nghiệp và vi phạm pháp luật.
    Kiến Giang
    Theo Báo Thanh Niên Online
  8. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Ra đường sợ nhất... xe công nông !

    Hàng chục chiếc xe công nông đậu, đỗ ở khu vực cấm; hàng trăm lượt xe qua lại mỗi ngày trên cung đường chi chít biển cấm; tài xế không có bằng lái, xe không có đăng kiểm, không đèn sáng, còi báo... Đó là thực trạng đáng báo động tại Quảng Bình.
    Đi trên các trục đường chính ở TP Đồng Hới, đập vào mắt khách bộ hành là rất nhiều biển báo cấm xe công nông lưu thông. Thế nhưng, điều ngạc nhiên là hàng trăm chiếc "xe cấm" lại thoải mái đậu, đỗ, chở hàng cồng kềnh lượn qua lượn lại ngay dưới biển cấm mà tuyệt nhiên không thấy lực lượng chức năng nhắc nhở, xử lý. Theo ghi nhận của chúng tôi, có đến 6 đơn vị có hoạt động thanh, kiểm tra giao thông trên địa bàn TP Đồng Hới, gồm: Ban An toàn giao thông, Cảnh sát giao thông (CSGT) cấp tỉnh và cấp TP, Cảnh sát trật tự (CSTT) của TP, Thanh tra giao thông, Đội Quản lý trật tự đô thị (QLTTĐT). Thỉnh thoảng vẫn thấy CSTT, Đội QLTTĐT đi kiểm tra dọc các tuyến đường nhưng không hiểu sao lại không xử lý xe công nông.
    Xe công nông hoạt động rầm rộ nhất ở đường Lý Thường Kiệt (đoạn QL1A đi qua địa bàn TP Đồng Hới), khu vực này tập trung nhiều nhà dân, hàng quán, lưu lượng người và xe rất đông. Một người dân ngán ngẩm nói: "Chú coi, biển cấm nhan nhản đó mà có ai dòm ngó chi mô, công nông vẫn chạy rầm rập cả ngày, chở hàng hóa thì như ngáng đường người ta, bao nhiêu vụ tai nạn đã xảy ra. Nguy hiểm lắm. Lưu thông đoạn này chủ yếu là xe càng, loại chỉ được dùng vào việc cày, bừa dưới ruộng chứ không được dùng chở hàng hóa trên đường. Thế mà nó lại quậy tưng bừng đường thành phố mới lạ chứ!".
    [​IMG]
    Chiếc xe này đã làm chết 2 người ở huyện Lệ Thủy
    Thượng tá Trần Minh Thùy, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình cung cấp số liệu giật mình: "Toàn bộ 2.147 xe công nông được cấp biển số từ năm 2002 đến nay (xe được cấp biển số chiếm khoảng 70-80% số xe có thực trên địa bàn) đều chưa được kiểm định hết hạn, chỉ kiểm định ban đầu khi đăng ký. Vì xe thì có khắp toàn tỉnh mà trung tâm đăng kiểm chỉ có một ở TP Đồng Hới nên rất khó thực hiện. Từ đó việc cấp bằng cho tài xế cũng không thực hiện được. Tài xế không có giấy phép lái xe, không có các phương tiện an toàn như đèn sáng, còi. Điều này rất nguy hiểm vì hệ thống đường ở nông thôn thì không có đèn. Thời gian này trùng với lộ trình xóa công nông (31.12.2007) nên sự quan tâm của các cấp các ngành chưa được đề cao. Lực lượng CSGT chưa được quán triệt, nếu xử lý thì phải tạm giữ phương tiện mà điều kiện kho bãi lại hạn hẹp, nhất là hoàn cảnh người dân còn khó khăn. Và không đủ lực lượng để xử lý, chủ yếu là trách nhiệm quản lý trên địa bàn".
    Về vùng nông thôn càng thấy sợ loại xe này. Người dân thôn Mỹ Hà, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy vẫn còn bị ám ảnh bởi vụ tai nạn xảy ra gần đây. Lúc 20 giờ, hai thanh niên ở cùng xã Mỹ Thủy chở nhau trên một xe máy tông vào một chiếc công nông chở gỗ không đèn, làm cả hai chết tại chỗ. Cũng cần nói thêm, công nông là thủ phạm số một phá đường giao thông nông thôn.
    Một lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình thừa nhận, lâu nay việc quản lý phương tiện xe công nông còn yếu kém, hệ thống biển báo không có hiệu lực. Trong thời gian tới, ngành sẽ đề nghị với UBND tỉnh có biện pháp hỗ trợ người dân mua sắm loại xe vận tải khác, chuyển đổi nghề nghiệp với một số tài xế để thực hiện lộ trình xóa bỏ hoàn toàn xe công nông vào cuối năm nay. Xe công nông thản nhiên chạy bất chấp biển cấm
    Kiến Giang
    Theo Thanh Niên Online
  9. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Người dân nhặt được tiền cổ bằng vàng

    Tại xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, mấy ngày nay bên cạnh việc vất vả khắc phục hậu quả sau cơn lũ kinh hoàng nhiều người dân nơi đây đang xôn xao chuyện người dân nhặt được những đồng tiền cổ bằng vàng.

    Những đồng tiền vàng người dân xã Sơn Hóa nhặt được
    Tại nhà bà Nguyễn Thị Liên, thôn Tân Sơn xã Sơn Hóa, PV được chứng kiến ba đồng tiền bằng kim loại màu vàng.
    Hai đồng tiền có đường kính 2,8cm, đồng tiền còn lại có đường kính 2,4cm. Đồng tiền có họa tiết hình mặt trời, một mặt có in 4 chữ hán ( theo một cụ già đó là bốn chữ ?oHàm Nghi Thông Bảo?), mặt bên kia in hai chữ hán không đọc rõ.
    Chị Lê Thị Cường (con dâu bà Liên) cho biết, khoảng tầm trưa ngày 8/8, chị Cường đi chăn bò như thường ngày, lúc đi qua khe nước Trọt Su (cách nhà khoảng 200m), chị phát hiện những vật trên nằm cạnh dòng nước, chị Cường nhặt về và đưa cho người trong xóm cùng xem. Nhiều người nhận định những vật này được làm bằng vàng.
    Nhà bà Liên đã đưa những đồng tiền vừa nhặt được đi thử tại hiệu kim hoàn thì được biết những đồng tiền đó bằng vằng thật, có hàm lượng 999,9%, mỗi đồng vàng nặng 5 chỉ. Hiện những đồng tiền này đã được Công an huyện Tuyên Hóa thu giữ niêm phong chờ cơ quan chức năng xử lý.
    Được biết, trên vùng đất huyện Tuyên Hóa đã nhiều lần phát hiện cổ vật. Cụ thể bốn năm về trước tại xã Đồng Hóa tiếp giáp xã Sơn Hóa cũng phát lộ nhiều hũ, ghè đựng tiền đồng và cổ vật.
    Năm 2004, cũng tại xã Sơn Hóa người dân cũng đã đào được một kho tiền cổ có số lượng tiền đồng ước hàng tấn và nhiều cổ vật khác (báo Tiền phong số 214 năm 2004 đã đưa tin).
    Rất đáng tiếc số cổ vật này phần lớn bị những kẻ buôn đồ cổ tẩu tán, phần còn lại chính quyền thu giữ được hơn 700 kg tiền cổ bằng đồng.
    Trường Sơn
    Theo Tiền Phong Online
    Được buisuoi sửa chữa / chuyển vào 13:24 ngày 14/08/2007
  10. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0

    Đã thông tuyến đường sắt qua Quảng Bình

    0 giờ ngày 12.8, tiếng anh Trần Văn Bằng - Phó giám đốc Công ty QLCTĐS - nghẹn lại khi gọi điện thoại cho tôi thông báo: "Thông tàu rồi...".
    Bảy ngày đêm lăn lộn giữa mưa gió, ăn trên đường ray, ngủ trên đường ray, 600 công nhân của Công ty QLCTĐS và 200 công nhân từ Huế ra chi viện đã làm được một kỳ tích: Khắc phục an toàn 20 điểm hư hỏng nghiêm trọng do lũ lụt của tuyến đường sắt từ ga Tân Ấp về ga Minh Lệ, thông tàu đúng như lời cam kết: Ngày 12.8.
    Tất cả những khu vực đường sắt hư hỏng nặng đều xa dân. Gần 1.000 công nhân thiếu thốn đủ thứ: Thiếu củi nấu cơm, thiếu nước uống, thiếu chỗ nằm. Sự cố đường sắt quá nhiều và nghiêm trọng. Tôi đã đến khu vực đường sắt hư hỏng này, nhìn thấy những tuyến đường ray bị lũ bẻ cong, nhấn chìm xuống vực sâu, lại có chỗ nước lũ xói rỗng thân đường, đường ray treo lơ lửng giữa không trung.
    Nhìn cảnh tượng hư hỏng ấy, khó ai có thể biết được việc khắc phục sửa chữa lúc nào xong. Sức ép của công việc, khó khăn của việc vận chuyển vật tư, nỗi khổ cực trong việc tổ chức ăn ở giữa trời mưa cho cả gần ngàn con người, và sự mong ngóng chờ đợi cháy bỏng của hàng vạn hành khách chạy tàu đã làm cho anh chị em công nhân ăn không ngon, ngủ không yên.
    4 giờ sáng dậy, làm đến 11 giờ 30. Ăn trưa xong, tất cả nằm vật bên vệ đường, chui cả vào bụi cây ngủ lấy sức. 13 giờ báo thức, làm tiếp đến 18 giờ. 19 giờ, dây điện kéo giăng dọc tuyến, điện máy nổ sáng bừng, cả ngần ấy con người lại lao vào lao động quần quật đến gần 23 giờ đêm.
    Bảy ngày với nhịp độ lao động căng thẳng như vậy. Rau, quả phải chở từ dưới xuôi lên, lại chuyển tiếp qua sông bằng thuyền. Nước uống cũng phải theo thuyền vượt sông mới lấy được nước sạch. Đến ngày thứ năm - thứ sáu, nhiều anh chị em không nuốt nổi cơm. Đơn vị lại phải yêu cầu bếp ăn vừa nấu cơm, vừa nấu cháo.

    Anh Bằng tâm sự: Thấy anh em kiệt sức cả rồi, nhưng chỉ huy các đội vẫn cứ kêu gọi, động viên, hò hét cho khí thế, ngó lơ hết, tất cả cũng vì mục tiêu đã đặt ra trước mắt: Thông tàu ngày 12.8.
    0 giờ, đoàn tàu khách bắt đầu lăn bánh qua sau khi đã thử tải với một số tàu hàng trước đó. Gần một ngàn công nhân đường sắt cùng với hàng trăm hành khách trên tàu cùng reo hò. Trong ánh điện lập loà, gương mặt anh chị em công nhân lấm lem bùn đất, nhưng ai cũng hò hét, reo mừng vì quá sung sướng.
    Sáng 13.8, anh chị em hành quân về đơn vị. Gạo, thức ăn, nước uống còn lại chia cho từng hộ dân để giúp đỡ bà con đang quá khó khăn qua cơn lũ.
    Nguyễn Quang Vinh
    Theo Lao Động Online

Chia sẻ trang này