1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    LẠI THÊM MỘT CÁNH RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN BỊ "SÁT HẠI"

    Sau vụ triệt hạ rừng cây mẹ Nghèng (Quảng Phú, Đồng Hới) thì hiện trạng mà chúng tôi chứng kiến ở Quảng Phú có phần bi thảm hơn.Vành đai rừng phòng hộ ở Quảng Phú(Quảng Trạch) tôt ngút ngàn và chạy thẳng ra đến chân sóng.Những thân cây với đường kính 20-30cm, cao từ 4-6m ken đặc bấy lâu nay chắn gió, chắn cát bảo vệ cho ruộng đồng Quảng Phú vốn đã ít ỏi, có được chút sản lượng lương thực cầm cự qua "tháng tám ngày ba".Vậy mà, giờ cánh rừng kia bị chặt hạ sát gốc, và đang có xu hướng lấn dần ra sát biển.AI ĐÃ CHẶT VÀ HỌ CHẶT ĐỂ LÀM GÌ?

    Giữa trưa, trên mảng rừng vừa mới bị chặt hạ kia, những gốc phi lao được một bàn tay có "kinh nghiệm phá rừng"nào đó, ủ lá phi lao khô châm lửa đốt phi tang tận gốc.Lửa và khói bốc lên mù mịt cả một khoảng rừng xanh ngun ngút.Trên hiện trường còn sót lại những cành, những lá tươi nguyên, khó bắt lửa.Vài ba nông phu đang ''hôi" cành, gốc, ngọn.Hỏi chuyện một người có tên là Đặng, tuổi chừng 60, hỏi quê thì bảo ở gần đó, trả lời dè dặt rằng:Họ chặt.Ai có rừng trồng ở đây thì chặt để giải phóng mặt bằng và bán lại mặt bằng đó cho họ khai thác ti tan!Thế đây là rừng trồng của dân?Ừ, dân trồng mươi năm nay, giờ thấy bán có lãi thì họ chặt để bán đất cho việc khai thác ti tan!Vậy có chủ trương cho chặt rừng phòng hộ ven biển để bán đất?Không biết, tôi là dân làm sao biết chuyện đó!
    Ngay sát cánh rừng vừa bị đốn hạ có 3 dây chuyền đang khai thác ti tan.Hai công nhân đang dầm mình dưới nước sâu vận hành một"vòi rồng" hút cát.Họ không muốn nói danh tính, nhưng bảo rằng việc khai thác ti tan ở đây đã được cấp phép và hé lộ rằng có việc Công ty mua thêm đất rừng của dân.Nghe đâu trữ lượng ti tan trên đất có rừng phòng hộ ấy cao hơn rất nhiều so với trên diện tích được cấp.Bao quát cả khu vực, giờ đang là công trường khai thác ti tan, cát trắng đến loá mắt.Cát được phun lên thành gò, thành đống."Vòi rồng" sục sâu xuống hơn 2m tạo thành những hồ nước lớn.Địa tầng, địa mạo đang bị phá vỡ không biết đến bao giờ mới được hoàn nguyên.Ngay sát mép biển,nước mặn đang từng ngày,từng ngày xâm thực vào đất liền và đí theo đó là những cánh rừng phòng hộ không còn đất sống.Ông Dũng -người quản lý công việc khai thác ti tan ở đây xác nhận việc chặt rừng phòng hộ là do dân "tự nguyện" chặt để bán mặt bằng lại cho Công ty Thương mại miền núi QB khai thác ti tan.Những người dân xung quanh nói rằng, mảnh rừng vừa bị chặt hạ ấy là rừng của ông Ái(dân địa phương) và họ(công ty) mua mỗi ha từ 70 đến 80 triệu đồng...
    Nghĩ lại, công ty TMMN tiếp tục tung tiền mua mặt bằng, dân tiêp tục chặt hạ rừng phòng hộ "của mình" thì cả cánh rừng hàng chục ha chắn gió, chắn cát kia chỉ còn cát trắng.Và lúc đó,người dân Quảng Phú sẽ phải đối mặt với triều cường, với nạn cát chảy, cát bay,cát nhảy.Rồi lại ngân sách, rồi lại chủ trương, vận động"phủ xanh đất trống, đồi trọc".Một vòng luẩn quẩn tốn nhiều thời gian nhưng hậu quả nhãn tiền trong mùa mưa bão năm nay thì đã thấy rõ.
    Chúng tôi tìm đến Chi cục kiểm lâm QB và được biết ông Bùi Ngọc Tú -chi cục phó và ông Phùng Văn Bằng- chuyên viên kỹ thuật đã có mặt ở đó vài giờ trước.Quan điểm của Chi cục kiểm lâm là tạm thời đình chỉ việc khai thác ti tan để báo cáo với UBND tỉnh, đồng thời giao cho Hạt kiểm lâm Quảng Trạch kiểm tra thực tế, lập biên bản vi phạm.Trên 2 Quyết định 307/QĐUB(2/2/2003) và 735/QĐUB(4/4/2003) cấp 38ha cho công ty TMMN khai thác ti tan được ghi là "tận thu" ti tan (sao gọi là tận thu trong khi hoàn toàn khai thác mới) thì những văn bản kèm theo như đánh giá tác động môi trường, hiện trạng đất và tài sản trên đất, cũng như quyết định thu hồi rừng và đất... xem ra còn nhiều chuyện phải bàn.Khi được chúng tôi thông báo tình trạng chặt phá rừng trên, lãnh đạo tỉnh QB trả lời:Sẽ cho kiểm tả và nếu có dấu hiệu vi phạm thì sẽ đình chỉ và có thể thu hồi giấy phép khai thác.
    Vụ việc diễn ra hôm trước thì hôm sau UBND tỉnh có một hội nghị triển khai Chỉ thị 12/2003 của Thủ tướng về "tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng".Đương nhiên các báo TƯ thường trú không được mời trong Hội nghị này.Khi sự thật những cánh rừng đang bị xâm hại,đang bị triệt hạ thì thực tế đó ở QB có là câu hỏi cần đặt ra cho hội nghị quan trọng trên?
    Đề nghị các bác cho ý kiến về vấn đề trên!
    EM BIẾT TỪ LÂU QUÊ ANH NƠI ĐÓ. EM ƯỚC MƠ HOÀI MÀ CHƯA ĐƯỢC ĐI QUA.... NGHỆ AN - QUẢNG BÌNH
  2. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong bài của thanhhang thấy buồn quá đi mất.Hoá ra mình vẫn là khách của boxThực ra mình cũng rảnh mà lại hay đọc báo nên post bài lên cho mọi người thôi.
    Hôm nay đáng nhẽ post bài về bà giám đốc nớ nhưng đang viết thì mạng chập mạch nên mất sạch, mệt quá nên mai gõ lại sau nhé.À mà mình nhầm thật.Bà nớ làm giám đốc Sở KHĐT, xin lỗi.
    Thôi giờ post một tin vui vậy
    TUỔI TRẺ QB ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHẤT
    Trong 5 năm qua (1998-2000) tuổi trẻ QB mà nòng cốt là tổ chức Đoàn TNCSHCM đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành trên mọi lĩnh vực.Các phong trào, các hoạt động đã đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực.Đánh giá và ghi nhận những kết quả vượt bậc đó, ************* đã có Quyết định số 146-QĐCTN(26/3/2003) trao tặng Huân chương lao động hạng nhất cho Đoàn TNCSHCM tỉnh QB vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.Phần thưởng cao quí này là vinh dự và trách nhiệm lớn lao đối với thế hệ trẻ quê hương "hai giỏi".
    TB:bài kỳ sau "An Mã- Bảo Ninh chuyện rừng, chuyện biển"
    Cảm ơn đã theo dõi
    EM BIẾT TỪ LÂU QUÊ ANH NƠI ĐÓ. EM ƯỚC MƠ HOÀI MÀ CHƯA ĐƯỢC ĐI QUA... NGHỆ AN - QUẢNG BÌNH
  3. saoanhkhongyeuem

    saoanhkhongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    452
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong bài của thanhhang thấy buồn quá đi mất.Hoá ra mình vẫn là khách của boxThực ra mình cũng rảnh mà lại hay đọc báo nên post bài lên cho mọi người thôi.
    Hôm nay đáng nhẽ post bài về bà giám đốc nớ nhưng đang viết thì mạng chập mạch nên mất sạch, mệt quá nên mai gõ lại sau nhé.À mà mình nhầm thật.Bà nớ làm giám đốc Sở KHĐT, xin lỗi.
    Thôi giờ post một tin vui vậy
    TUỔI TRẺ QB ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHẤT
    Trong 5 năm qua (1998-2000) tuổi trẻ QB mà nòng cốt là tổ chức Đoàn TNCSHCM đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành trên mọi lĩnh vực.Các phong trào, các hoạt động đã đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực.Đánh giá và ghi nhận những kết quả vượt bậc đó, ************* đã có Quyết định số 146-QĐCTN(26/3/2003) trao tặng Huân chương lao động hạng nhất cho Đoàn TNCSHCM tỉnh QB vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.Phần thưởng cao quí này là vinh dự và trách nhiệm lớn lao đối với thế hệ trẻ quê hương "hai giỏi".
    TB:bài kỳ sau "An Mã- Bảo Ninh chuyện rừng, chuyện biển"
    Cảm ơn đã theo dõi
    EM BIẾT TỪ LÂU QUÊ ANH NƠI ĐÓ. EM ƯỚC MƠ HOÀI MÀ CHƯA ĐƯỢC ĐI QUA... NGHỆ AN - QUẢNG BÌNH
  4. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam thiếu những đội tàu đánh bắt xa bờ
    (VietNamNet) - Để vực dậy đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ, phần lớn đang làm ăn thua lỗ hiện nay, rất cần sự miễn giảm thuế hợp lý, gắn với ưu đãi đầu tư và phải nhanh chóng tổ chức lại quản lý ngành, nâng cao năng lực đánh bắt .

    Dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đáp ứng tốt cho đánh bắt xa bờ.
    Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọcđã cho biêt như vậy khi trao đổi với VietNamNet.
    Theo Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, một trong những nguyên nhân khiến việc đánh bắt hải sản xa bờ kém hiệu quả là do giá xăng dầu, chi phí đầu tư cao, tỷ lệ giữa chi phí đi lại và chi phí sản xuất lớn. Cùng với đó là sự bấp bênh của thị trường, sự xấu đi của giá trị mẻ lưới và thất thoát sau thu hoạch. Để khắc phục tình trạng này, cần có một chính sách đa dạng, nhưng phải nhắm đến hai vấn đề chính: giảm thuế, phí một cách hợp lý và ưu đãi đầu tư.
    Đặc trưng của nghề đánh bắt xa bờ là thời gian đi biển dài, song, khi ra đến ngư trường lại không thể tổ chức đánh bắt liên tục. Bộ trưởng Ngọc cho biết, chúng ta đang thiếu mô hình đánh bắt có tổ chức, gắn liền với dịch vụ chế biến, hậu cần trên biển. Mô hình xã Lập Lễ (Hải Phòng) là một ví dụ điển hình cho sự thành công trong đánh bắt xa bờ. Một đội tàu cùng ra khơi, trong đó có tàu làm nhiệm vụ đánh bắt, tàu con thoi chở nguyên vật liệu, tàu chở cá vào bờ...
    Từ 1997 đến 6/2003, ngành thủy sản đã đóng mới được 1.362 tàu khai thác hải sản xa bờ từ nguồn vốn vay ưu đãi 1.338,6 tỷ đồng. Ngoài ra, ngư dân tự bỏ vốn hoặc vay từ các nguồn vốn khác đóng hơn 4.000 chiếc, đưa tổng số tàu khai thác xa bờ công suất từ 90 CV trở lên 6.236 chiếc. Song, hiện chỉ thu hồi được 15% tổng số nợ.
    ''''...Chúng ta cần tập trung
    khai thác một số đối tượng
    có hiệu quả, như cá ngừ đại dương, cá bò, động vật chân
    đầu (mực, bạch tuộc), hệ cá nổi nhỏ (cá bạc má, cá nục, cá trích)... Theo ông, tính kỷ luật trong tổ chức sản xuất của tàu thuyền Việt Nam rất kém, dẫn tới chi phí cao''''.
    -----------------
    Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc

    "Trước đây, sau khoảng 5 ngày, tàu khai thác xa bờ tìm được ngư trường, giờ phải mất đến 15 ngày. Khi tìm được ngư trường rồi, hàng loạt tàu khác lại kéo đến, không thể nào mà tổ chức đồng bộ được". Bộ trưởng Ngọc kiến nghị, cần phân tuyến cho các tàu, ví như tàu xa bờ thì không được đánh bắt ở gần bờ. Ngoài ra, đẩy mạnh hiện đại hóa tàu thuyền, đặc biệt là hệ thống thông tin. Tăng cường công tác điều tra nguồn lợi, khả năng dự báo nguồn lợi.
    Hiệu quả chương trình đánh bắt xa bờ hiện rất thấp phần lớn bắt nguồn từ những hạn chế trên. Số vốn mà các HTX vay để đóng mới, cải hoán tàu được trả ì ạch. Ví dụ như, Nghệ An hiện có tổng số 67 tàu đánh bắt xa bờ, với số tiền vay 62,8 tỷ đồng. Ông Trần Cao Mưu giám đốc Sở Thuỷ sản Nghệ An cho biết, đến thời điểm này, tỉnh mới thu được hơn 2 tỷ đồng, tức còn khoảng 60 tỷ đồng nợ gốc và 20 tỷ nợ lãi. Số tàu làm ăn có lãi chỉ gần 50%, còn lại là không hiệu quả và thua lỗ. Ví dụ khác, tại Quảng Bình, 9/25 HTX đánh cá xa bờ đã phá sản. Sau 7 năm thực hiện chương trình, đến nay, các đơn vị đã vay vốn để đóng mới, cải hoán tàu đều thua lỗ nghiêm trọng. Trong 34 tỷ đồng vay để đóng 38 tàu mới, đến nay, đơn vị cho vay mới thu được 596 triệu đồng nợ gốc và 174 triệu đồng tiền lãi. Trong tổng số dư nợ, hiện có 12 tỷ đồng quá hạn.

    Life is a comedy
  5. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam thiếu những đội tàu đánh bắt xa bờ
    (VietNamNet) - Để vực dậy đội tàu thuyền đánh bắt xa bờ, phần lớn đang làm ăn thua lỗ hiện nay, rất cần sự miễn giảm thuế hợp lý, gắn với ưu đãi đầu tư và phải nhanh chóng tổ chức lại quản lý ngành, nâng cao năng lực đánh bắt .

    Dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đáp ứng tốt cho đánh bắt xa bờ.
    Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọcđã cho biêt như vậy khi trao đổi với VietNamNet.
    Theo Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc, một trong những nguyên nhân khiến việc đánh bắt hải sản xa bờ kém hiệu quả là do giá xăng dầu, chi phí đầu tư cao, tỷ lệ giữa chi phí đi lại và chi phí sản xuất lớn. Cùng với đó là sự bấp bênh của thị trường, sự xấu đi của giá trị mẻ lưới và thất thoát sau thu hoạch. Để khắc phục tình trạng này, cần có một chính sách đa dạng, nhưng phải nhắm đến hai vấn đề chính: giảm thuế, phí một cách hợp lý và ưu đãi đầu tư.
    Đặc trưng của nghề đánh bắt xa bờ là thời gian đi biển dài, song, khi ra đến ngư trường lại không thể tổ chức đánh bắt liên tục. Bộ trưởng Ngọc cho biết, chúng ta đang thiếu mô hình đánh bắt có tổ chức, gắn liền với dịch vụ chế biến, hậu cần trên biển. Mô hình xã Lập Lễ (Hải Phòng) là một ví dụ điển hình cho sự thành công trong đánh bắt xa bờ. Một đội tàu cùng ra khơi, trong đó có tàu làm nhiệm vụ đánh bắt, tàu con thoi chở nguyên vật liệu, tàu chở cá vào bờ...
    Từ 1997 đến 6/2003, ngành thủy sản đã đóng mới được 1.362 tàu khai thác hải sản xa bờ từ nguồn vốn vay ưu đãi 1.338,6 tỷ đồng. Ngoài ra, ngư dân tự bỏ vốn hoặc vay từ các nguồn vốn khác đóng hơn 4.000 chiếc, đưa tổng số tàu khai thác xa bờ công suất từ 90 CV trở lên 6.236 chiếc. Song, hiện chỉ thu hồi được 15% tổng số nợ.
    ''''...Chúng ta cần tập trung
    khai thác một số đối tượng
    có hiệu quả, như cá ngừ đại dương, cá bò, động vật chân
    đầu (mực, bạch tuộc), hệ cá nổi nhỏ (cá bạc má, cá nục, cá trích)... Theo ông, tính kỷ luật trong tổ chức sản xuất của tàu thuyền Việt Nam rất kém, dẫn tới chi phí cao''''.
    -----------------
    Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc

    "Trước đây, sau khoảng 5 ngày, tàu khai thác xa bờ tìm được ngư trường, giờ phải mất đến 15 ngày. Khi tìm được ngư trường rồi, hàng loạt tàu khác lại kéo đến, không thể nào mà tổ chức đồng bộ được". Bộ trưởng Ngọc kiến nghị, cần phân tuyến cho các tàu, ví như tàu xa bờ thì không được đánh bắt ở gần bờ. Ngoài ra, đẩy mạnh hiện đại hóa tàu thuyền, đặc biệt là hệ thống thông tin. Tăng cường công tác điều tra nguồn lợi, khả năng dự báo nguồn lợi.
    Hiệu quả chương trình đánh bắt xa bờ hiện rất thấp phần lớn bắt nguồn từ những hạn chế trên. Số vốn mà các HTX vay để đóng mới, cải hoán tàu được trả ì ạch. Ví dụ như, Nghệ An hiện có tổng số 67 tàu đánh bắt xa bờ, với số tiền vay 62,8 tỷ đồng. Ông Trần Cao Mưu giám đốc Sở Thuỷ sản Nghệ An cho biết, đến thời điểm này, tỉnh mới thu được hơn 2 tỷ đồng, tức còn khoảng 60 tỷ đồng nợ gốc và 20 tỷ nợ lãi. Số tàu làm ăn có lãi chỉ gần 50%, còn lại là không hiệu quả và thua lỗ. Ví dụ khác, tại Quảng Bình, 9/25 HTX đánh cá xa bờ đã phá sản. Sau 7 năm thực hiện chương trình, đến nay, các đơn vị đã vay vốn để đóng mới, cải hoán tàu đều thua lỗ nghiêm trọng. Trong 34 tỷ đồng vay để đóng 38 tàu mới, đến nay, đơn vị cho vay mới thu được 596 triệu đồng nợ gốc và 174 triệu đồng tiền lãi. Trong tổng số dư nợ, hiện có 12 tỷ đồng quá hạn.

    Life is a comedy
  6. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Trên 1.000 tỷ đồng sẽ được "bơm" vào Hà Tĩnh
    09:37'' 26/11/2003 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Gần 1.040 tỷ đồng sẽ được "bơm" vào Hà Tĩnh thông qua các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh này. Đó là cam kết mà các đầu tư trong và nước ngoài đã ký kết với chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Đàn ngày 25/11 tại TP.HCM.

    Mười lăm dự án của 12 doanh nghiệp đang làm ăn tại Việt Nam (trong đó có cả doanh nghiệp Việt kiều) sẽ tạo nên một giá trị kinh tế và công ăn việc làm cho người lao động của Hà Tĩnh, vùng đất nghèo nàn về kinh tế và kém phát triển về hạ tầng cơ sở.
    Công ty Vedan Việt Nam đầu tư dự án trồng và chế biến sắn với số vốn lớn 160 tỷ đồng. Dự án thương mại và dịch vụ của nhóm Việt kiều Quốc tế có trụ sở ở TP.HCM với vốn đầu tư 300 tỷ đồng, là dự án lớn nhất trong số 15 dự án sẽ đầu tư vào Hà Tĩnh. Công ty xây lắp điện III (Đà Nẵng) xây dựng khu du lịch sinh thái văn hóa Hoành Sơn với 130 tỷ đồng vốn đầu tư.
    Công ty Công nghệ Việt Mỹ (do doanh nhân Việt Kiều đầu tư) đầu tư 110 tỷ cho ba dự án: trại tôm giống, chế biến thức ăn cho tôm và chế biến thủy hải sản. Công ty này đang thực hiện một số dự án tại Hà Tĩnh và đây là những dự án tiếp theo.

    Thủy sản, ngành được khuyến khích đầu tư vào Hà Tĩnh.

    Cho đến nay, Hà tĩnh mới có 13 dự án trong nước và nước ngoài đầu tư vào tỉnh với kinh phí khoảng 115 triệu USD. UBND tỉnh đang kêu gọi đầu tư với những chính sách ưu đãi về thuế và đất đai. Tỉnh đưa ra 100 dự án kêu gọi đầu tư; đặc biệt các dự án luyện kim và cán thép được chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm vì tỉnh chủ trương phát triển Hà Tĩnh thành Khu công nghiệp luyện kim và cán thép của khu vực. Một số ngành nghề khác cũng đang được khuyến khích là công nghiệp chế biến, cơ điện - điện tử, hóa chất, cao su - nhựa, cơ khí, dệt - may, giày - da, nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ du lịch.
    Hà Tĩnh nằm ở Bắc Trung bộ Việt Nam, tiếp giáp với Lào. Đây là nơi giao thương chính giữa Việt Nam và Lào; có thể phát triển sang vùng Đông Bắc Thái Lan

    -------------------------------
    Răng nhà miềng ko học tập Hà Tĩnh mấy bác hè?
    Life is a comedy
  7. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Trên 1.000 tỷ đồng sẽ được "bơm" vào Hà Tĩnh
    09:37'' 26/11/2003 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Gần 1.040 tỷ đồng sẽ được "bơm" vào Hà Tĩnh thông qua các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh này. Đó là cam kết mà các đầu tư trong và nước ngoài đã ký kết với chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Đàn ngày 25/11 tại TP.HCM.

    Mười lăm dự án của 12 doanh nghiệp đang làm ăn tại Việt Nam (trong đó có cả doanh nghiệp Việt kiều) sẽ tạo nên một giá trị kinh tế và công ăn việc làm cho người lao động của Hà Tĩnh, vùng đất nghèo nàn về kinh tế và kém phát triển về hạ tầng cơ sở.
    Công ty Vedan Việt Nam đầu tư dự án trồng và chế biến sắn với số vốn lớn 160 tỷ đồng. Dự án thương mại và dịch vụ của nhóm Việt kiều Quốc tế có trụ sở ở TP.HCM với vốn đầu tư 300 tỷ đồng, là dự án lớn nhất trong số 15 dự án sẽ đầu tư vào Hà Tĩnh. Công ty xây lắp điện III (Đà Nẵng) xây dựng khu du lịch sinh thái văn hóa Hoành Sơn với 130 tỷ đồng vốn đầu tư.
    Công ty Công nghệ Việt Mỹ (do doanh nhân Việt Kiều đầu tư) đầu tư 110 tỷ cho ba dự án: trại tôm giống, chế biến thức ăn cho tôm và chế biến thủy hải sản. Công ty này đang thực hiện một số dự án tại Hà Tĩnh và đây là những dự án tiếp theo.

    Thủy sản, ngành được khuyến khích đầu tư vào Hà Tĩnh.

    Cho đến nay, Hà tĩnh mới có 13 dự án trong nước và nước ngoài đầu tư vào tỉnh với kinh phí khoảng 115 triệu USD. UBND tỉnh đang kêu gọi đầu tư với những chính sách ưu đãi về thuế và đất đai. Tỉnh đưa ra 100 dự án kêu gọi đầu tư; đặc biệt các dự án luyện kim và cán thép được chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm vì tỉnh chủ trương phát triển Hà Tĩnh thành Khu công nghiệp luyện kim và cán thép của khu vực. Một số ngành nghề khác cũng đang được khuyến khích là công nghiệp chế biến, cơ điện - điện tử, hóa chất, cao su - nhựa, cơ khí, dệt - may, giày - da, nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ du lịch.
    Hà Tĩnh nằm ở Bắc Trung bộ Việt Nam, tiếp giáp với Lào. Đây là nơi giao thương chính giữa Việt Nam và Lào; có thể phát triển sang vùng Đông Bắc Thái Lan

    -------------------------------
    Răng nhà miềng ko học tập Hà Tĩnh mấy bác hè?
    Life is a comedy
  8. lovelymummy

    lovelymummy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    tui nghe bạn tui nói , tình hình la ĐH của tụi mềng được nâng cấp lên đô thị loại 3 hả ? răng nỏ chộ ai nói chi cả rứa ? thông tin cho bà con với nà
    if you 're stone be boadstone,if you 're plant, be sensitive, if you're man , be loved
  9. lovelymummy

    lovelymummy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    tui nghe bạn tui nói , tình hình la ĐH của tụi mềng được nâng cấp lên đô thị loại 3 hả ? răng nỏ chộ ai nói chi cả rứa ? thông tin cho bà con với nà
    if you 're stone be boadstone,if you 're plant, be sensitive, if you're man , be loved
  10. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Thống kê theo Sở GD Quảng Bình
    các thí sinh dự thi trong ĐH Huế ​
    Đơn vị - Trường PT Số hồ sơ Số dự thi Trúng tuyển Tỷ lệ Bị kỷ luật
    00 . Sở GD Quảng Bình 96 69 10 14.5% 0
    01 . Phg GD TX Đồng Hới 677 532 47 8.8% 2
    02 . THPT Đào Duy Từ 307 242 23 9.5% 0
    03 . THPT Đồng Hới 163 139 4 2.9% 0
    04 . THPT NK Tỉnh QB 113 83 21 25.3% 0
    05 . THPT BC Quảng Bình 243 210 1 0.5% 2
    06 . THPT DT Nội Trú 4 3 1 33.3% 0
    07 . TT GDTX ĐồngHới 69 68 0 0% 2
    08 . Phg GD H Tuyên Hóa 100 81 20 24.7% 0
    09 . THPT Tuyên Hóa 75 66 2 3% 0
    10 . THPT Lê Trực 132 103 3 2.9% 0
    11 . Cấp 2-3 Phan B Châu 107 84 7 8.3% 0
    12 . TT GDTX Tuyên Hóa 25 17 0 0% 0
    13 . Phòng GD Minh Hóa 19 15 0 0% 1
    14 . THPT Minh Hóa 52 35 6 17.1% 0
    15 . Cấp 2-3 Hóa Tiến 78 65 1 1.5% 0
    16 . TT GDTX Minh Hóa 7 7 0 0% 0
    17 . Phg GD Quảng Trạch 2 2 0 0% 0
    18 . THPT Số 1 Qg Trạch 452 353 44 12.5% 5
    19 . THPT Số 2 Qg Trạch 225 202 17 8.4% 3
    20 . THPT số 3 QG Trạch 210 176 8 4.5% 8
    21 . TT GDTX QTrạch 84 70 2 2.9% 0
    22 . Phòng GD Bố Trạch 145 103 0 0% 0
    23 . THPT số 1 Bố Trạch 26 20 0 0% 1
    24 . THPT số 2 Bố Trạch 364 294 50 17% 3
    25 . Cấp2-3 NT ViệtTrung 220 192 13 6.8% 3
    26 . Trg C2-3 Phúc Trạch 152 125 3 2.4% 1
    27 . Trg C2-3 Bắc Trạch 103 86 0 0% 0
    28 . TT GDTX Bố Trạch 86 77 0 0% 1
    29 . TT KTTH HNDN BốTrạch 113 101 9 8.9% 0
    30 . Phòng GD Quảng Ninh 51 43 3 7% 1
    31 . THPT Quảng Ninh 21 20 0 0% 1
    32 . THPT Ninh Châu 298 264 33 12.5% 3
    33 . TT GDTX Q Ninh 179 165 6 3.6% 1
    34 . Phòng GD Lệ Thủy 221 200 4 2% 1
    35 . THPT Lệ Thủy 4 4 0 0% 0
    36 . THPT Hoàng Hoa Thám 9 4 0 0% 0
    37 . THPT Trần Hưng Đạo 390 328 48 14.6% 1
    38 . TT GDTX Lệ Thủy 210 187 13 7% 1
    39 . TT KTTH-HNDN LệThủy 130 116 8 6.9% 0
    40 . THPT BC Lệ Thuỷ 197 170 17 10% 1
    41 . Khối CB CNV 82 72 0 0% 0
    42 . ooooooo 61 48 0 0% 1
    43 . ooooooo 15 13 0 0% 0
    D1 . Vãng Lai QuảngBình 13 10 1 10% 0
    Tổng cọng 6330 5264 425 8.1% 43
    Yêu khó hơn làm Toán không 0.

Chia sẻ trang này