1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Nhiều người phải cấp cứu do nắng nóng
    Thứ tư, 09/04/2008

    2 ngày qua, tại Quảng Bình, nhiệt độ thường lên đến 38 độ đã gây đảo lộn sinh hoạt đối với người dân. Số người già, trẻ em nhập viện tăng đột biến.
    Trưa ngày 8/4/2008, tại đầu đường Lê Quý Đôn, phường Đồng Mỹ, TP Đồng Hới (Quảng Bình) chị Phan Thị Mì (55 tuổi) đang đi bộ thì bị ngất xỉu do trời quá nắng.
    Được người dân xung quanh kịp thời cấp cứu, nên sau hơn một giờ chị Mì đã tỉnh táo trở lại.
    Trước đó vài tiếng đồng hồ, tại huyện miền núi Minh Hóa cũng đã có một số người dân ngất xỉu khi đi làm đồng do trời nắng.
    Tại một số trung tâm y tế tuyến huyện, xã nhiều bệnh nhân là người già, trẻ em nhập viện tăng đột biến, nguyên nhân được xác định nguồn gốc gây bệnh là do nhiệt độ bất ngờ tăng đột biến.
    Hai ngày qua, tại Quảng Bình nhiệt độ thường lên đến 38 độ đã gây đảo lộn sinh hoạt đối với người dân.
    Theo Công An Nhân Dân
  2. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Một giáo viên tự ý viết thêm vào bài làm văn của thí sinh
    Thứ ba, 17/06/2008, 02:49 (GMT+7)
    Ngày 16-6, ông Trương Vĩnh Diên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình thông báo, tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT Trường Đào Duy Từ (TP Đồng Hới), giáo viên chấm thi môn văn Doãn Thị Hương - Trường THPT số 2 Bố Trạch được điều động vào Trường Đào Duy Từ chấm thi đã có hành vi viết thêm vào một bài làm văn của thí sinh cho trùng với đáp án.
    Theo ông Diên, việc chấm thi môn văn tại hội đồng chấm Đào Duy Từ có 3 giám khảo, giám khảo 1 do giáo viên Đoàn Thị Thanh Huyền (giáo viên văn của Trường THPT Đồng Hới) chấm lần 1 bài của thí sinh Ngô Thanh Hiền (SBD 210139) với số điểm 4,75. Giáo viên Trần Thị Khường (dạy văn tại Trường THPT số 3 Bố Trạch) chấm lần 2 với mức điểm 6,25.
    Khi biết có sự chênh lệch lớn giữa 2 giám khảo chấm thi, cô Huyền đã báo cáo lại sự việc với thanh tra chấm thi làm rõ sự việc về chênh lệch điểm giữa hai người chấm. Sau khi thanh tra làm việc, rút lại bài dự thi, giao cho một giám khảo thứ ba chấm lại, vị giám khảo này trong quá trình chấm bài làm văn trên đã phát hiện có nét bút cùng màu mực tím nhưng khác lạ với nét bút của thí sinh nên đã báo cáo hội đồng chấm thi, bài thi được thẩm định lại và được phát hiện rõ là có sự thêm vào cho đúng với ba-rem điểm đáp án.
    Hội đồng chấm thi liền triệu tập giám khảo Đoàn Thị Thanh Huyền và Trần Thị Khường viết tường trình. Trong quá trình làm việc, một điểm đáng chú ý của các giáo viên này xác định, giữa lúc cô Khường chấm thi có giám khảo Doãn Thị Hương từ phòng chấm bên cạnh sang mượn xem tập bài chấm của giáo viên Khường, cô Khường đã đưa cho cô Hương xem, trong lúc lợi dụng sự không để ý của cô Khường, giám khảo Doãn Thị Hương đã dùng bút mực màu tím (cất sẵn trong túi), viết thêm gần 4 dòng vào đáp án môn văn của thí sinh.
    Làm việc với hội đồng chấm thi, cô Hương đã thừa nhận hành vi trên của mình. Theo quy chế thi đua, khen thưởng, kỷ luật thì Hội đồng chấm thi không có quyền ra quyết định kỷ luật trong sự việc này nhưng có ý kiến đề nghị về cơ sở nơi người vi phạm đang công tác ra quyết định kỷ luật.
    Ông Trương Vĩnh Diên cho biết, Hội đồng chấm thi đã kiến nghị khiển trách với trường hợp cô Huyền, cảnh cáo đối với cô Khường, riêng cô Hương là đề nghị hạ
    M.Phõng
  3. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Kế hoạch 200 ngày tuyên truyền, quảng bá và tham gia bình chọn cho Phong Nha - Kẻ Bàng là kỳ quan thiên nhiên thế giới

    - Để Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có cơ hội được đề cử trong cuộc bình chọn 07 kỳ quan thiên nhiên của thế giới do Tổ chức NewOpenWord tổ chức qua mạng Internet, ngày 17-6-2008, Ban vận động bình chọn Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình đã có Kế hoạch 200 ngày tuyên truyền, quảng bá và tham gia bình chọn cho Phong Nha - Kẻ Bàng là kỳ quan thiên nhiên thế giới.
    Mục đích của Kế hoạch là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá những giá trị đặc sắc về địa chất địa mạo, đa dạng sinh học và vẻ đẹp nguyên sơ của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với nhân dân trong nước và toàn thế giới, để vận động bình chọn Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới gắn với Lễ kỷ niệm 5 năm Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, nhằm quảng bá hình ảnh quê hương và con người Quảng Bình đến với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế góp phần thúc đẩy việc tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch, xúc tiến đầu tư, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị Di sản. Mặt khác, vận động tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể xã hội, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh cùng với các cơ quan thông tin tuyên truyền trong nước và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, khách du lịch tham gia tuyên truyền, quảng bá, bình chọn cho Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là kỳ quan thiên nhiên của thế giới.
    Theo Kế hoạch, đối tượng vận động là tập trung vào lực lượng học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, khách du lịch và các nhà đầu tư trong, ngoài nước; khai thác sự hỗ trợ của đông đảo cư dân trên mạng, phát huy vai trò của các đại lý Internet; chọn cơ hội và thời điểm thích hợp để vận động các nhà lãnh đạo, các nhân vật có danh tiếng, thông qua họ để quảng bá, bình chọn cho Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Thời gian phát động cuộc vận động tuyên truyền bình chọn cho Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bắt đầu từ ngày 15/6 đến ngày 31/12/2008.
    Ban vận động bình chọn Phong Nha - Kẻ Bàng cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch. Theo đó, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng làm các thủ tục đăng ký danh sách ứng cử bình chọn và chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá về Phong Nha - Kẻ Bàng; mở chuyên mục với chủ đề "Hãy bình chọn cho Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng là kỳ quan thiên nhiên thế giới" để giới thiệu, quảng bá về Phong Nha - Kẻ Bàng; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đăng tải liên tục chuyên mục hướng dẫn cách bình chọn Phong Nha - Kẻ Bàng là kỳ quan thiên nhiên của thế giới để đông đảo nhân dân, khách du lịch trong và ngoài nước biết cùng tham gia... Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức một số điểm tuyên truyền cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh; nâng cao chất lượng phục vụ tại các khách sạn, trung tâm du lịch... Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo và vận động, hướng dẫn các đại lý Internet trên địa bàn tham gia vào cuộc bình chọn; cung cấp panô, áp phích, tờ rơi và có cơ chế khuyến khích khách hàng tại các đại lý Internet...

    (Website Quảng Bình)
  4. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Kỷ niệm 5 năm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận di sản thiên nhiên thế giới và ?oTuần văn hoá Đồng Hới? lần thứ II ?" 2008.


    Thiết thực chào mừng kỷ niệm 5 năm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận di sản thiên nhiên thế giới, ngày 23/4/2007, UBND thành phố Đồng Hới đã xây dựng và triển khai Kế hoạch số 30/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 5 năm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới gắn với ?oTuần văn hoá Đồng Hới? lần thứ II - năm 2008.
    Thời gian tổ chức các hoạt động tập trung trong 7 ngày, bắt đầu từ ngày 21/7 đến ngày 27/7/2008, với các hoạt động chủ yếu, như: Liên hoan văn nghệ Giai điệu thành phố Hoa Hồng, chương trình ?oLàng Việt?, Lễ hội Múa bông chèo cạn, giải vô địch bóng chuyền nữ truyền thống lần thứ 4, lễ hội cầu ngư, Lễ phát động phong trào ?oToàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại?, giải việt dã, lễ hội cướp cù truyền thống, hoạt động ?oVề nguồn?, giải cờ bỏi, giải bơi thuyền thúng mở rộng năm 2008... Đêm khai mạc Tuần văn hoá lần này sẽ được tổ chức vào đêm 25/7/2008 tại bãi biển Nhật Lệ với kịch bản dàn dựng quy mô, hoành tráng. Trước đó, thành phố cũng đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao tại một số nơi trên địa bàn thành phố, nhằm tạo không khí sôi nổi trong các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, hướng tới chào mừng 2 sự kiện văn hoá nói trên.
    Với mục đích thông qua các hoạt động nhằm quảng bá và giới thiệu cho đông đảo cán bộ, nhân dân trong, ngoài tỉnh, khách du lịch trong nước và nước ngoài về Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và nét văn hoá truyền thống của thành phố, các hoạt động trong khuôn khổ kỷ niệm 5 năm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận di sản thiên nhiên thế giới và ?oTuần văn hoá? Đồng Hới lần thứ II - năm 2008 lần này sẽ góp phần tạo bước chuyển biến tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, xây dựng thành phố xứng đáng với vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỷ thuật của tỉnh Quảng Bình.
    (Xem chi tiết thời gian tổ chức các hoạt động Tuần văn hóa Đồng Hới)

  5. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Phía sau những tấm huy chương.
    Về Quảng Bình những ngày oi bức đầu tháng 4 mới biết được không khí bơi lội đầy nhiệt huyết của người dân nơi đây. Ghé qua bể bơi Quảng Bình (vừa mới khai trương năm 2007) đông nghẹt người, gặp đồng chí Hồ Minh Tùng (Phó giám đốc Sở thể dục thể thao Quảng Bình) chợt thấy hứng khởi bởi câu nói của ông: ?oDân chúng tôi chỉ có quen với nước, với trời thôi. Là người Quảng Bình mà không biết bơi là phải xem lại đấy?.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Người Quảng Bình sống bình yên bên những con sông hiền hòa, êm đềm trôi theo ngày tháng (Sông Kiến Giang ở Lệ Thủy, sông Son ở Bố Trạch, sông Nhật Lệ ở Bảo Ninh?). Các dòng sông đó đã vun đắp nên những người con đất Quảng yêu sông nước và gắn bó với nghiệp chài lưới. Những đứa trẻ sống ven sông lớn dần lên theo tiếng gọi của làn nước trong xanh: chăn trâu, cắt cỏ, gieo mạ, gặt lúa, bắn bi, đánh trận giả? đều gắn liền với hình ảnh con sông quê hương. Người dân đất Quảng lại có tình yêu quê hương sâu sắc, họ luôn muốn đóng góp hết sức mình vào sự phát triển của tỉnh nhà. Có thể nói, sức mạnh tiềm tàng của bơi lội Quảng Bình đều bắt nguồn từ đây.
    Quảng Bình nức tiếng khắp cả nước với nhiều kình ngư bơi lội: Trần Xuân Hiền (Huy chương bạc SEA Games 21 và là huy chương bơi lội quốc tế đầu tiên của Việt Nam sau 28 năm), Nguyễn Văn Tý (tham dự SEA Games 24), Phạm Thị Huệ (tham dự ASIAN Indoor Games 2 )? Có được những thành tích đó không chỉ là sự nỗ lực hết mình của các vận động viên mà còn là sự cố gắng của những người làm thể thao nơi đây. Có thế mới biết, để đào tạo được một vận động viên giỏi phải tốn không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và tiền của. Ông Hồ Minh Tùng kể cho chúng tôi nghe những ngày đầu đi tuyển chọn vận động viên bơi lội cho tỉnh nhà: ?oBa nơi chính để tuyển chọn VĐV là Đồng Hới, Lệ Thủy, Bố Trạch, toàn là những vùng có tiếng về bơi lội. Chúng tôi đến từng trường tiểu học, chọn các em học sinh cỡ 9 đến 13 tuổi. Các em được xếp để chọn trước hết theo chiều cao. Sau đó, các em phải qua một cuộc kiểm tra gắt gao về các chỉ số sức khỏe, sức nổi trong nước? Nếu em nào vượt qua được vòng này sẽ được đào tạo trong một tháng. Sau một tháng, các em lại được tuyển chọn thêm một lần nữa và được học tiếp 2-3 tháng. Cuối cùng, để chốt lại, chúng tôi sẽ tuyển chọn vòng cuối. Chính vì vậy, các em được chọn thường phải rất nổi bật và có năng khiếu thực sự. Các đợt tuyển chọn diễn ra trong hè để không làm gián đoạn việc học của các em?. Mỗi năm, Sở Thể dục-thể thao Quảng Bình lại chọn lựa khoảng từ 30 đến 35 em để tham gia huấn luyện thành VĐV chuyên nghiệp. Các em không chỉ được tập trong tỉnh mà còn thường xuyên được tạo điều kiện đi đến các trung tâm bơi lội của đất nước và có thể đi nước ngoài (Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a?).
    Quảng Bình không chỉ đào tạo các VĐV bơi lội chuyên nghiệp mà còn chú trọng vào việc đào tạo văn hóa cho các VĐV. Là người hơn 40 năm tâm huyết với bơi lội tỉnh nhà, ông Hồ Minh Tùng khẳng định với chúng tôi, Sở luôn dành sự quan tâm lớn đến việc học văn hóa của các VĐV, thay vì các em được học riêng thì Sở cho các em học chung với các bạn ở các trường tiểu học, cơ sở và trung học, để em nào không theo nghiệp thể thao vẫn có thể vững chắc trên đường đời với các tri thức đã có.
    Mỗi năm, tỉnh Quảng Bình chỉ cấp ngân sách khoảng 2 tỷ đồng cho thể thao, trong đó bơi lội chiếm khoảng từ 300 đến 400 triệu đồng, đó là một con số quá nhỏ so với nhiều địa phương khác. Ông Lê Văn Xuân (Giám đốc Sở du lịch và thể thao Quảng Bình) cho biết: ?oChính vì sự thiếu thốn về kinh phí mà trong những năm gần đây Quảng Bình đang dần mất đi nhiều VĐV giỏi. Các tỉnh bạn như Đà Nẵng, Kon Tum? đến tận các địa phương, thương lượng với các gia đình để đưa các em đi huấn luyện ngay từ đầu với những hứa hẹn hấp dẫn. Người trong nghề vẫn gọi đây là hiện tượng: ?ochảy máu tài năng?, mà theo ông Tùng thì: ?oNếu không có những biện pháp hữu hiệu thì Quảng Bình sẽ khó còn giữ được vị trí cao trong làng bơi lội nước nhà?.
    Một trong những giải pháp mà thể thao Quảng Bình nói chung và bơi lội nói riêng đang tích cực theo đuổi đó chính là xã hội hóa trong thể thao, tuy mới mẻ ở tỉnh nhà nhưng cũng đã quen thuộc với nhiều địa phương khác. Năm 2007, nhân dân toàn tỉnh đã đóng góp hơn 1 tỷ đồng cho hơn 653 giải thi đấu cơ sở và hàng trăm triệu đồng cũng được thu về từ tài trợ của nhiều công ty, doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh. Sắp tới, Hội thể thao dưới nước Quảng Bình sẽ được thành lập mà mục tiêu chính là vừa quyên góp đầu tư từ các doanh nghiệp vừa phối hợp cùng với các ngành các cấp trong tỉnh chăm lo cho thể thao. Đây sẽ là những tín hiệu vui cho thể thao và bơi lội Quảng Binh
    MỸ NHÂN
  6. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Hai bờ sông Nhật Lệ thành chuỗi công viên
    [​IMG]
    Một góc công viên bên sông Nhật Lệ
    hiện nay (trước khách sạn Sài Gòn
    Quảng Bình).
    UBND tỉnh Quảng Bình đã thông qua qui hoạch chi tiết hai bờ sông Nhật Lệ, TP Đồng Hới do Công ty TNHH Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị và cộng sự thực hiện.
    Theo qui hoạch, hai bờ sông Nhật Lệ (có quy mô 194,4ha, thuộc các xã, phường: Quang Phú, Hải Thành, Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú Hải và Bảo Ninh) được chia thành bốn khu chức năng.
    Bốn khu này bao gồm khu công viên tự nhiên (trên địa phận Quang Phú, Hải Thành), gồm các vùng rừng phi lao ven biển, dịch vụ ẩm thực, đảo vui chơi giải trí, công viên biển Nhật Lệ 1 và 2; khu công viên lịch sử (Đồng Mỹ, Hải Đình) gồm các di tích văn hóa, lịch sử như thành cổ Đồng Hới, lũy Đào Duy Từ, tượng đài Mẹ Suốt và chợ nổi Đồng Hới; khu đô thị nước (Phú Hải) là trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở cao cấp; công viên cát biển Bảo Ninh (Bảo Ninh) gồm các công trình trên cát biển, làng biển và đồi cát.
    Quy hoạch nhằm tạo cảnh quan mới, phù hợp với văn hóa, lịch sử của địa phương, phát triển không gian vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, công viên cây xanh cho TP; kết nối không gian cảnh quan ven sông thành chuỗi công viên với nhiều loại hình khác nhau, phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng; hướng đến phát triển khu đô thị mới hiện đại, đặc trưng cho TP Đồng Hới là có biển, sông, rừng núi...

    Theo Địa Ốc TTÕ
  7. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Số phận "Em bé Bảo Ninh"
    Hình ảnh một bé trai, độ chừng 13-14 tuổi, băng qua động cát, ôm bọc đạn, gói bằng chiếc áo của mình, tiếp đạn cho các cô, các chú đang nhả đạn vào máy bay giặc. Giữa giao thông hào, sặc mùi thuốc súng, bài thơ ?oEm bé Bảo Ninh? của nhà thơ Nguyễn Văn Dinh đã ra đời
    Tháng 2/1965, đế quốc Mỹ ồ ạt mở rộng chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc. Đồng Hới, thị xã của Quảng Bình là nơi bị đánh phá đầu tiên và ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh đó. Bảo Ninh, bán đảo cát bên kia sông Nhật Lệ - Đồng Hới là một mảnh đất nóng bỏng chiến sự của những ngày lịch sử ấy.
    Từ những giây phút đầu tiên xẩy ra chiến sự, nhân dân Đồng Hới đã giáng trả những đòn sấm sét vào lũ giặc cướp nước. Nhiều máy bay, tàu chiến Mỹ bị bắn rơi, bắn hỏng. Nhiều tên giặc lái hoặc bị tiêu diệt, hoặc bị bắt sống. Trong không khí sục sôi chiến đấu ấy, biết bao hoa chiến công nở rộ trong vườn hoa Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam.
    ?oVăn nghệ phải bám sát thực tiễn cách mạng?. Theo chủ trương ấy của Đảng và Nhà nước ta, biết bao đoàn văn nghệ sĩ đã tìm ?oĐường vào? tuyến lửa khu 4 sống và sáng tác. Họ đã có mặt tại Bảo Ninh, Đồng Hới ngay từ những ngày đầu bom đạn sục sôi này. Đó là Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Sanh, Nhật Lai, Phạm Tuyên, Nguyễn Thụ, Trần Hữu Pháp, Hoàng Vân ...
    Trong một cuộc đánh trả máy bay Mỹ đang diễn ra ác liệt của những ngày tháng 2/1965 ấy, may mắn thay, nhà báo, nhà thơ quê Quảng Bình Nguyễn Văn Dinh đã có mặt trong công sự tiểu đội súng 12,7 ly của dân quân tự vệ ở thôn Sa Động, xã Bảo Ninh, tại một điểm cao trên động cát cuối làng. Trong khói lửa của đạn bom, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Văn Dinh đã chứng kiến bao tấm gương gan góc, kiên cường trong chiến đấu của nam nữ dân quân đang xả đạn vào đầu thù.
    Song có một hình ảnh thật sinh động, đập vào mắt anh, đó là một bé trai, độ chừng 13-14 tuổi, mặc quần cụt, mình trần, nhễ nhại mồ hội, băng qua động cát, ôm bọc đạn, gói bằng chiếc áo của mình, tiếp đạn cho các cô, các chú đang nhả đạn vào máy bay giặc. Giữa giao thông hào, sặc mùi thuốc súng, bài thơ ?oEm bé Bảo Ninh? của nhà thơ Nguyễn Văn Dinh đã ra đời.
    Với thể thơ bốn chữ, có tiết tấu khoẻ, rắn rỏi, bài thơ đã diễn tả được tính cách nhanh nhẹn, tháo vát, lanh lợi của em bé Bảo Ninh trong khi tiếp đạn cho dân quân bắn máy bay thù:
    Dưới trời lửa khói
    Em như cánh tên
    Bay trên cồn cát
    Rẽ gió xông lên
    Cởi khăn quàng đỏ
    Bọc đạn chuyền đi
    Trận địa bom nổ
    Gót son sá gì
    Tiếp đạn ! Tiếp đạn!
    Chuyền tay chiến hào
    Cho chú dân quân
    Bắn nhào phản lực
    Máy bay bốc cháy
    Đâm nhào biển khơi
    Em reo em nhảy
    Em chuyền tin vui
    Như cánh hoa nhỏ
    Nở trên chiến hào
    Như chim đầu ngõ
    Hót mừng xôn xao
    Em bé Bảo Ninh
    Bên bờ Nhật Lệ
    Quay đẹp cuốn phim
    Làng ta đánh Mỹ
    Hình tượng ?oEm bé Bảo Ninh? của nhà thơ Nguyễn Văn Dinh làm cho mọi người liên tưởng đến hình ảnh chú bé Ga-vơ-rốt trong ?oNhững người khốn khổ? của văn hào Víc-to Huy-gô, chú Luỹ liên lạc trong tiểu thuyết ?oXung kích? của Nguyễn Đình Thi, bé Lượm trong bài thơ ?oLượm? của Tố Hữu. Những hình tượng văn học ấy thực sự có tầm khái quát về tấm gương hy sinh vì cách mạng của lứa tuổi măng non.
    Song, Ga-vơ-rốt, chú Luỹ liên lạc, bé Lượm, đều đã hy sinh trong chiến đấu giữa trang sách, còn ?oEm bé Bảo Ninh? thì vẫn còn sống mãi với bài thơ và trong đời thật đến hôm nay.
    Nhà thơ Nguyễn Văn Dinh cho tôi biết, bài thơ này, hôm sau, khi đọc ở trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình, theo lời góp ý của anh em, tác giả chỉ chữa lại ba từ:
    Cởi chiếc áo nhỏ
    Bọc đạn chuyền đi
    Thành:
    Cởi khăn quàng đỏ
    Bọc đạn chuyền đi
    Nhờ thế, bài thơ sống động hơn, khái quát hơn, có sức hấp dẫn hơn. Bài thơ được báo Quảng Bình đăng tải vào ngày hôm sau.
    May mắn thay, trong chuyến đi công tác thực tế ở Quảng Bình lúc đó, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đã ?ochộp? được thần ý của bài thơ. Thế là tác giả đã phổ nhạc ngay trên đất lửa Quảng Bình trong những ngày sục sôi bom đạn. Sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đưa vào chưng trình ?oDạy hát? hàng tuần cho lứa tuổi măng non. Các đoàn văn nghệ địa phương ở Quảng Bình cũng xây dựng tiết mục để đưa vào chương trình biểu diễn phục vụ công chúng. Bài hát của Trần Hữu Pháp đã chắp thêm cánh cho bài thơ ?oEm bé Bảo Ninh? bay xa.
    Đã 43 năm, bài thơ cũng như bài hát ?oEm bé Bảo Ninh? vẫn là những tác phẩm được quần chúng địa phương và trong ngoài nước yêu mến được in trong nhiều tuyển tập thơ và nhạc thời kỳ chống Mỹ của nhiều nhà Xuất bản. Nhà thơ Nguyễn Văn Dinh đã nghỉ hưu hơn 10 năm nay. Còn ?oEm bé Bảo Ninh?, được chính quyền địa phương cho đi học ngành hàng hải ở Trung Quốc, sau đó về làm việc tại Công ty đường sông Quảng Bình. Tên thật của anh là Trương Văn Hương. Hiện anh đã nghỉ hưu tại thôn Động Dương, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Anh đang đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ của xã. Nhà thơ Nguyễn Văn Dinh và anh Trương Văn Hương vẫn thường gặp nhau luôn, khi chiếc cầu 13 nhịp, nối liền đôi bờ Nhật Lệ giữa thành phố Đồng Hới xinh đẹp. Những kỷ niệm khó quên trong những ngày đánh Mỹ thường được họ kể lại cho nhau nghe với bao tình cảm mặn mà, tươi thắm./.

    Ghi chép của Hồ Ngọc Diệp
    Theo VOV
  8. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Tử vong vì bơm lốp xe ôtô
    Khi đang bơm lốp xe ôtô, bất ngờ lốp nổ tung hất anh Trần Mạnh Hùng văng ra xa. Vụ tai nạn hy hữu xảy ra tại thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).
    Nạn nhân là anh Hùng, 31 tuổi, ở địa chỉ trên. Anh Hùng bị thương nặng, sau đó đã chết trên đường đi cấp cứu.
    Nguyên nhân nổ do lốp xe quá cũ.
    (Theo Công An Nhân Dân)
  9. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Thứ Sáu, 20/06/2008, 11:00 (GMT+7)
    Quảng Bình: Nhiều hộ thu cả trăm triệu đồng từ vụ lúa ĐX
    [​IMG]

    Ông Lê Huấn, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) hồ hởi: ?oVụ ĐX này toàn huyện gieo cấy gần 4.800 ha lúa với các giống chủ lực X21, P6, IR 35366, lúa lai Nhị ưu? năng suất bình quân đạt trên 58 tạ/ha, cao nhất toàn tỉnh. Nhiều địa phương đạt từ 70-77 tạ/ha, sản lượng lúa tăng hơn 2.000 tấn so với năm trước??.

    Vào đầu vụ, do rét nên gần 400 ha lúa bị chết phải gieo lại và gần 4.300 ha lúa phải dặm. Thêm nữa, vào thời kỳ lúa trổ, sâu bệnh, chuột nổi lên làm nông dân ?otá hỏa?, tưởng phen này thì bát cơm đi đứt. Một số địa phương tỏ ra dè dặt với diện tích phải gieo cấy lại vì cho là chậm lịch nông vụ. Ở Quảng Ninh, lãnh đạo huyện hạ quyết tâm phải gieo cấy lại cho bằng hết diện tích bị ảnh hưởng; chủ động nước tưới, động viên bà con tích cực phòng chống sâu bệnh, diệt chuột? Những ngày đó, ông Chủ tịch UBND huyện luôn có mặt tại hầu hết "điểm nóng? để bà con nông dân thấy đó làm niềm tin. Bây giờ lúa vàng rực đồng, bông trĩu nặng, bà con nông dân cười tươi trong mùa lúa mới.
    Về xã An Ninh, vựa lúa của huyện, Chủ tịch xã Hồ Văn Miến nhất định phải dẫn chúng tôi ra thăm đồng. Vừa đi, anh vừa nói: "Hồi đầu vụ, tại quê nhà có vụ chìm đò của mấy người đi làm thuê, chết 6 người, thật là đau xót. Rồi rét đậm, lúa má, trâu bò chết? Xem ra ai cũng tưởng vận rủi đè xuống. Nhưng rồi cấp ủy Đảng, chính quyền có chương trình hành động, sát bên bà con, động viên kịp thời nên giờ lúa nặng hạt khắp đồng mới biết trong cái rủi có cái may??. Tuy nhiên chúng tôi hiểu cái may mà anh nói ở đây là sự quyết tâm, mạnh dạn trong việc chỉ đạo bà con nông dân thực hiện vụ đông xuân. An Ninh gieo cấy 858 ha, năng suất lúa bình quân đạt 67 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay, là đơn vị có năng suất cao nhất trong toàn huyện.
    Ở An Ninh, đồng lúa của HTX dịch vụ NN Thống Nhất được quy hoạch ?othẳng cánh cò bay?. Hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng được thiết kế theo ô bàn cờ, rất thuận lợi cho việc vận chuyển và tưới tiêu cho lúa. Anh Nguyễn Duy Viên, Chủ nhiệm HTX cho biết: ?oQua những đợt lũ lụt hàng năm, HTX đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để tu sửa hệ thống giao thông thủy lợi, vụ đông- xuân năm nay, HTX đầu tư trên 25 triệu đồng để rải sỏi tu bổ đường giao thông nội đồng kịp thời phục vụ thu hoạch lúa đông- xuân và sản xuất hè thu?. Dọc đường, chúng tôi bắt gặp từng đoàn xe vận chuyển lúa về, trên nét mặt ai cũng biểu lộ sự vui tươi, phấn khởi.
    Chúng tôi đến thăm gia đình nông dân Nguyễn Phong Hiền, một điển hình trong sản xuất ở Thống Nhất. Trên diện tích 3 ha ruộng lúa, anh Hiển đã biết sản xuất kết hợp mô hình lúa-cá-vịt? Năng suất lúa vụ ĐX năm nay của anh đạt 75 tạ/ha, trừ chi phí gia đình anh Hiển thu trên 14 tấn thóc, tương đương trên 100 triệu đồng chưa kể thu hoạch từ cá và vịt. Không chỉ riêng gia đình anh Hiển mà ở Thống Nhất hầu hết các gia đình nông dân khác đều được mùa lớn, điển hình là gia đình các anh: Nguyễn Phong Bình, Nguyễn Đại Ơn thu hoạch trên 15 tấn lúa.
    Chủ nhiệm Viên nói: ?oNăng suất bình quân ở thống Nhất đạt 73tạ/ha. Nhiều hộ gia đình đạt năng suất từ 70-77tạ/ha. Với diện tích gieo cấy 225 ha nhưng HTX Thống nhất đã có sản lượng khoảng 1.642 tấn lúa. Tại Thống Nhất có khoảng 20 hộ gia đình thu hoạch trên 10 tấn lúa??. Năm nay một số địa phương lân cận có diện tích lúa khá lớn phải gieo lại do đợt rét đậm kéo dài ngay từ đầu vụ. Còn đối với HTX Thống Nhất đã có sự bàn bạc thống nhất giữa cấp ủy, Ban quản trị HTX đã lách lịch gieo sau một thời gian để tránh tiết đại hàn, nên không phải gieo lại mà chỉ dặm lại, hơn nữa HTX đã bố trí bộ giống lúa hợp lý với các giống chủ lực như: Nhị ưu 838, Khang dân 18, VN20, P6, HT1? nhờ vậy mà năng suất và sản lượng vẫn đạt cao, là năm được mùa nhất từ trước đến nay.
    Biết chúng tôi sắp đi về thôn khác, anh Viên ngỏ ý: ?oCác anh về thôn Hoành Vinh, ở đó có các đại gia trăm triệu..?.
    Gia đình nông dân Võ Doãn Chúc ở đầu thôn. Trong nhà lúa má chất đầy. Ông Chúc xòa bàn tay to bè bốc một nắm thóc lên. Những hạt thóc mẩy căng, vàng chín như ngời thêm. Gia đình ông vụ này thu về khoảng 30 tấn lúa. Ông không giấu diếm: ?oNếu tính giá lúa bình quân 6 triệu đồng/tấn thì số thu của các gia đình này đạt 180 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí phân, giống, bảo vệ thực vật thì lợi nhuận thu được khoảng 120 triệu đồng??.
    Đó là những con số thu nhập thật ấn tượng. Cũng thu nhập cả trăm triệu từ vụ lúa đông xuân như nhà ông Chúc, trong thôn còn có gia đình anh Võ Khắc Hội và khoảng chục hộ nông dân khác nữa?


    TÂM PHÙNG (Báo Nông nghiệp Việt Nam)
  10. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Bán đấu giá tranh gáo dừa lớn nhất VN để làm từ thiện
    [​IMG]
    Lao Động số 147 Ngày 30/06/2008 Cập nhật: 9:48 PM, 29/06/2008
    Trích đoạn tranh "Bài ca kết đoàn".
    (LĐ) - Đó là bức tranh "Bài ca kết đoàn" của tác giả Võ Quý Quốc (1983, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai).
    Tranh có kích thước 3,2x3,2m; được làm từ 2.000 vỏ gáo dừa, khối lượng 200kg, tác giả và 3 người thực hiện trong 7 tháng (từ 7.2007-1.2008). Tranh thể hiện hình ảnh 54 dân tộc Việt đang múa hát xung quanh Bác Hồ.
    Từ ngày 27-29.6, tranh được trưng bày tại Nhà triển lãm TPHCM (92 Lê Thánh Tôn, Q.I). Từ ngày 26.7-2.8, tranh sẽ được trưng bày tại Hội chợ triển lãm thương mại-từ thiện "Những tấm lòng nhân ái" tại nhà tập luyện thể dục-thể thao Phú Thọ. Ngày 2.8, tranh sẽ được đấu giá với giá khởi điểm là 500 triệu đồng; số tiền thu được từ việc bán tranh - sau khi trừ chi phí tổ chức - sẽ được ủng hộ Quỹ Nhân đạo-Hội Chữ thập Đỏ VN. Ngày 26.7, Hiệp hội Guinness VN sẽ công nhận kỷ lục bức tranh.
    Hội chợ do Hội Cựu thanh niên xung phong quận 6-TPHCM phối hợp cùng Cty hội chợ-triển lãm-quảng cáo HBH TPHCM tổ chức, nhằm kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27.7 và gây quỹ từ thiện.
    Â.T
    __________________________________________________
    Giới thiệu với anh em đây là anh Hợi ( Heo ) Đồng Hới nhà miềng......
    Được tuannhaid sửa chữa / chuyển vào 22:58 ngày 29/06/2008

Chia sẻ trang này